Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 80

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
------------------- 
-Qui hoạch và cưỡng chế đất đai, không khéo sẽ trở thành tội ác!
-Định hướng XHCN sai rồi, định hướng lại đi! 
-Quay đầu là bờ! 
 -------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Nỗi Đau Của Núi

-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
“Chính quyền từ trung ương đến địa phương đều cùng một duộc… chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật… không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc…”
Ma Văn Pá (Dân Oan H’mông)
Báo Dân Trí, số ra ngày 20 tháng 5 năm 2015, đã vô cùng hân hoan gửi đến cho độc giả một tin vui:

Cô bé H’mông vượt cổng trời ra phố đi học... 11 tuổi, Mị vượt 50 cây số đường rừng, vượt những con dốc cao, lội qua những con suối mùa mưa nước cuồn cuộn chảy để đi học thêm cái chữ.
Học giỏi, múa hay, là liên đội trưởng xuất sắc, Mị vinh dự đại diện cho hàng nghìn bạn nhỏ H’mông được ra Hà Nội báo công với Bác nhân dịp kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Người.
Vừa qua, trong Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, bằng giọng kể trầm ấm, diễn xuất sinh động, cô học trò người H’mông Vừ Y Mị vinh dự đạt giải Nhất toàn huyện. Câu chuyện “Bác Hồ với câu hát dân ca” mà Mị kể khiến nhiều người cảm động. “Chúng em chỉ được gặp Bác qua những câu chuyện kể và biết rằng, Bác dành nhiều tình yêu mến cho những làn điệu dân ca đã nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thửa thiếu thời. Yêu Bác, em thêm yêu hơn nhưng câu ví, giặm quê mình. Người H’mông nay không còn du canh du cư nữa, trẻ em H’mông được cắp sách tới trường… Người H’mông ơn Đảng, ơn Bác Hồ nhiều”, Vừ Y Mị chia sẻ.
Ảnh: Dân Trí
Lời lẽ của cháu Mị khiến tôi nhớ đến bản nhạc (Người Mèo Ơn Đảng) của Thanh Phúc:
Bao đời nay sống nghèo lam lũ
Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi …
Người Mèo ơn Đảng suốt đời.
Đảng vốn hảo ngọt nên “nhạc sĩ” pha chế nước đường (cho uống bằng thích) là chuyện thuận lý nhưng nếu chỉ vì thế mà bắt cả một sắc tộc, hàng triệu người miền núi, phải “ơn Đảng suốt đời” thì chơi hơi bị ép . “Cuộc sống của dân Mèo” (nói nào ngay) không “sáng” gì cho lắm, nếu chưa muốn nói là ngược lại. Gia cảnh của ông Thắng A Di có thể được coi là một trong những trường hợp (tối tăm) tiêu biểu:
“Cùng với 6.500 người Hmong khác, cũng chạy nạn từ Lào sang, gia đình ông Thắng A Di bị nhà cầm quyền Thái Lan coi là những di dân bất hợp pháp. Từ ngày 4 tháng 7, họ bị xua đuổi và không còn chỗ nào khác hơn là tập trung trên hành lang dài 2 KM, dọc theo con lộ chính nơi Bản Làng Bên Dòng Sông Trắng.
Họ che những tấm vải nhựa, nhưng rõ ràng là khó vượt qua được cái nóng vẫn còn gay gắt, hoặc những trận mưa đầu mùa ở vùng đông Bắc Thái … Họ đã trải qua bốn ngày điêu đứng như người chạy loạn, không nơi che mưa nắng, không thực phẩm, không nước sạch, kể cả không có chỗ làm công việc vệ sinh cần thiết …”
Dù vậy, vẫn theo tường trình của Nam Nguyên (từ Phet Chabun - Bắc Thái) ông Thắng A Di cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần với phóng viên RFA rằng “nếu phải chết em thà chết tại đây.”
Ủa, chớ cớ sao mà cái ông Thắng A Di này lại nói năng lạng quạng (và liều mạng) dữ vậy cà? Câu trả lời có thể tìm được qua lời phát biểu của một thanh niên H’mông khác, anh Ma Văn Pá (tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng) vào hôm 9 tháng 10 năm 2013:
“Chính quyền từ trung ương đến địa phương đều cùng một duộc… chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật… không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc…”
Người H’Mông biểu tình ở Hà Nội. Ảnh: Trần Thị Cẩm Thanh
Những lời lẽ thẳng thắn và bộc trực (thượng dẫn) cũng giúp cho công luận hiểu thêm tại sao có biến động Mường Nhé– xẩy ra hồi năm 2011, ở tỉnh Điện Biên –  khiến cho hàng trăm người H’mông bị sát hại, hàng ngàn người khác bị bắt giữ, và vô số kẻ phải rời bỏ quê hương bảng làng để tìm đường lánh nạn.
Cùng với những sách nhiễu (thường xuyên) liên quan đến vấn đề tôn giáo, văn hoá và sắc tộc ..., môi trường sống của người H’mông hiện nay cũng đang bị huỷ hoại không thương tiếc. Từ Hà Nội, tác giả Đặng Hoàng Giang (qua BBC – vào hôm 4 tháng 3 năm 2015) đã bầy tỏ sự lo ngại “Rồi Tất Cả Sẽ Trở Thành Đồ Sơn” trong tương lai gần:
“Từ sau khi đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khánh thành, lượng khách tới Sapa tăng đột biến. Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, ô tô và xe khách biển số 29 và 30 chen chúc nhau nhích từng tí một trên những con phố dốc và hẹp ở trung tâm, rú ga giữ máy, bấm còi inh ỏi...
Không còn nhìn thấy núi non gì nữa vì hai bên đường đã kín hàng quán bán đồ lưu niệm. Trẻ con Hmong xếp hàng đợi được phát bánh kẹo như là khỉ trong sở thú.
Những đứa bạo dạn hơn thì đi giật lùi trước mặt khách, chúng từ chối kẹo, chỉ nhận tiền, và đồng thanh kêu như những cái máy vô hồn, tiếng Kinh không sõi ‘cô cho hai nghìn, cô cho hai nghìn.’ Một cộng đồng và một vùng thiên nhiên đã đánh mất nhân phẩm của mình vì du lịch...
Hiện nay, mỗi du khách tới Sapa sau khi bỏ ra 1 triệu đồng cho việc đi lại, khách sạn, ăn uống - tất cả chảy vào túi người Kinh, kể cả tiền cho một chai nước trắng - thì mới bỏ ra 10 nghìn mua mấy cái đồ thổ cẩm của người dân tộc. Thậm chí nhiều hướng dẫn viên du lịch còn dẫn khách tới các cửa hàng bán thổ cẩm nhập từ Trung Quốc vì họ được hoa hồng từ đây.
Và như vậy, những người Hmong, người Dao, người Tày, người Giáy, sẽ chủ yếu là đứng chầu rìa ở ngay trên quê hương họ.”
Bên lề cuộc đời. Ảnh lấy từ BBC
Thay vì được quan tâm, nâng đỡ để có thể dễ dàng hoà nhập vào dòng sống chung của cả dân tộc thì tất cả những sắc dân bản địa đều bị “chầu rìa” ráo trọi, chứ có riêng chi người H’mông. Và sau khi bị đẩy ra khỏi biên giới Việt Nam thì hầu như họ đều sống bấp bênh (“bên lề cuộc đời”) dù trôi dạt đến bất cứ nơi đâu. 
Tôi có theo dõi nhưng không tìm được tin tức gì thêm về gia đình của ông Thắng A Di, chả biết họ cầm cự được bao lâu trong điều kiện sống “không nơi che mưa nắng, không thực phẩm, không nước sạch, kể cả không có chỗ làm công việc vệ sinh cần thiết …” nơi Bản Làng Bên Dòng Sông Trắng và – chung cuộc – đã lưu lạc đến chân trời góc biển nào rồi?
Cuối tháng Năm vừa qua, ở Thái Lan, tôi có dịp ngồi uống rượu suốt buổi với một người H’mông khác. Ông không đồng ý cho tôi chụp hình, và cũng chỉ cho biết mình họ Sùng nhưng không muốn nêu tên vì sợ những chuyện phiền phức có thể xẩy ra cho bà con hay bè bạn ở quê nhà.
Ông Sùng quê ở Hà Giang, mang gia đình vào Đắc Nông làm ruộng rẫy đã lâu. Ông hơi nghễng ngãng sau khi “bị các ông cán bộ thay phiên tát tai liên tục mấy giờ đồng hồ liền vì tôi không chịu thề bỏ đạo.” Chuyện cưỡng bức đức tin, tuy thế, không phải là nguyên do chính để ông rời bỏ Việt Nam.
Đất đai canh tác bị thu hồi mới thực sự là giọt nước  tràn ly khiến ông Sùng đã dắt díu vợ con chạy băng qua Lào, rồi (cuối cùng) đến Thái.
  • Nó bảo đất mới khai thác chưa được 10 năm thì nhà nước không có đền bù đồng nào cả. Không có đất thì chúng tôi biết sống làm sao nên phải tìm chỗ để đi thôi.
“Đi đâu ?” Có lẽ chưa bao giờ là câu hỏi ông Sùng đặt ra một cách ... nghiêm trang:
  • Người ta chạy thì chúng tôi cũng chạy theo, chứ muốn ở lại cũng không được đâu. Khó sống với Nhà Nước lắm!
Kiểu lập luận giản dị của ông Sùng, tất nhiên, không được cả Cao Ủy Tị Nạn và chính quyền Thái Lan chấp nhận. May mắn là IDC (Immigration Detention Center, Nhà Giam Của Cơ Quan Di Trú) ở Thái Lan luôn ở trong tình trạng quá tải nên cả gia đình ông không ai bị truy tố và giam giữ về tội nhập cư trái phép.
Thế là cả nhà sống lêu bêu giữa thủ đô Bangkok. Tiền không có một cắc, tiếng không biết một chữ, và cũng chả quen biết bất cứ ai để có thể nhờ cậy hay tá túc.
Cuối cùng – cứ như là phép lạ – họ may mắn được “cứu sống” bởi những nhân viên của cơ quan thiện nguyện ở Thái. Hiện ông Sùng đang chen chúc với nhiều gia đình, gồm cả trăm người H’mông Việt Nam khác, trong một căn nhà thuê bốn tầng (do một hội thánh Tin Lành tài trợ ) ở ngoại ô Bangkok.
Cả ông lẫn bà đều đã ngoài sáu mươi nên ở nhà giữ mấy đứa cháu. Con trai ông Sùng đứa làm nghề phụ hồ, đứa bán kem. Hai cô con dâu đi rửa chén cho quán ăn gần đó.
  • Cũng kiếm đủ ăn đấy nhưng buồn quá ông ơi. Chúng tôi nhớ nương rẫy lắm. Ở đây chả có cây cối gì cả. Vợ tôi cứ khóc hoài. Nó đòi về nhưng làm sao mà mình về được?
Nam vô tửu như kỳ vô phong. Chúng tôi đã cưa gần hết một chai Regency Brandy Thai (một loại rượu mạnh rất rẻ tiền và bốc rất hỗn) nhưng cả hai đều vẫn ngồi xụi lơ, buồn bã. Trầm ngâm một lát, rồi ông Sùng ngại ngần tiếp:
  • Thế liệu rồi chúng tôi có được đến Mỹ không?
  • Dạ, chắc phải được chứ!
Tôi nói láo, tất nhiên. Thực tình thì tôi không “chắc” lắm. Sau đợt cưỡng bách mấy ngàn người H’mông phải quay về Lào, hồi cuối năm 2009, cả chính phủ Thái lẫn Cao Ủy Tị Nạn bị dư luận chỉ trích nặng nề. Nhờ thế, những người H’mông Việt Nam đến sau (sau biến động Mường Nhé) như gia đình ông Sùng, mới được “yên lành” cho mãi đến hôm nay.
Vô hình trung nhóm người H’mông này (bỗng) trở thành một thứ “cây cảnh về lòng nhân đạo” để trang điểm cho cả nước Thái lẫn Cao Ủy Tị Nạn. Họ không đông lắm, chỉ vài trăm người nên không phải là một ghánh nặng đáng kể. Họ lại rất thuần phác, hiền lành, chăm chỉ và chả bao giờ dám lên tiếng đòi hỏi hay làm phiền chi cả.
Sự hiện diện của họ tránh cho Thái Lan, cũng như Cao Ủy, khỏi bị điều tiếng về chuyện trục xuất người tị nạn. Chính vì vậy,  rất có thể, họ sẽ không bao giờ có cơ hội được đặt chân đến nước thứ ba.
Lý do, giản dị, ai cũng biết là nếu mấy trăm con  người khốn khổ này mà được định cư thì chỉ vài tuần sau (hay vài ngày sau) thôi sẽ có ít nhất là hàng ngàn (hay chục ngàn) người H’mông khác – từ Việt Nam và Lào – lại tiếp tục ồ ạt chạy qua biên giới Thái. Cái cột đèn mà còn phải đi thì nói chi đến người, nhất là người H’mông hay người Thượng.
Ngoài bờ biển phía Đông ra, phần biên giới còn lại của Việt Nam đều là nơi cư ngụ của những dân tộc bản địa tự ngàn xưa. Với cuộc sống đơn giản và hài hoà cùng thiên nhiên, họ đã giữ cho môi trường sinh thái được quân bằng và tạo một “vòng đai xanh” cho cả nước. 
Cũng chính họ là những kẻ đứng ở tuyến đầu, giữ gìn vòng đai an ninh cho tổ quốc. Cớ sao lại tỏ thái độ kỳ thị, khinh thị, và cương quyết tìm mọi cách đẩy người ta đến tận bước đường cùng như thế?
 “Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” (Lý Hồng Xuân. Nhận diện chân dung nhà văn. Văn Nghệ: California 2000,177).
“Bọn bành trướng Bắc Kinh” (rõ ràng) đang muốn tràn sang lần nữa, và “những chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” thì mỗi lúc lại một thêm ngu xuẩn và tệ hại hơn! 
-

-Công an tấn công đốt phá nhà tang lễ người H'mong ở Cao Bằng
-Người dân tộc H’mong tại xóm Khủy Vin, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho biết hôm nay họ bị chính quyền địa phương đến đốt phá nhà để đồ tang lễ và một số người dân phản đối biện pháp đó đã bị đánh đập và có ba người bị nặng.
Một phụ nữ địa phương kể lại với phóng viên Gia Minh, Đài Á Châu Tự do như sau:

Người dân: Đúng 7 giờ sáng nay, gồm có các lực lượng bên công an, dân quân, dân phòng đi 12 chiếc xe đến đập phá nhà tang lễ của bà con.
Gia Minh: Nhà tang lễ đó nằm ở địa phương nào?
Người dân: Đây là ở xóm Khủy Vin, Xóm Ly Bôn, huyện Cao Bằng.
Gia Minh: Họ có thông báo cho bà con không và họ đập phá ra sao?
Người dân: Họ không thông báo gì và khi lên thì đập phá luôn. Bà con khi thấy họ lên đông thì đã cất hết đồ tang lễ đi rồi, chỉ còn hai tấm fibro nhưng họ đánh đập bà con rồi đổ dầu, xăng đốt hết hai tấm fibro che đồ tang lễ đó. Họ đánh đập bà con và lôi sang chỗ khác.
Họ không thông báo gì và khi lên thì đập phá luôn. Bà con khi thấy họ lên đông thì đã cất hết đồ tang lễ đi rồi, chỉ còn hai tấm fibro nhưng họ đánh đập bà con rồi đổ dầu, xăng đốt hết hai tấm fibro che đồ tang lễ đó
Một người dân tộc H’mong
Gia Minh: Hiện trường chỗ đó còn gì không?
Người dân: Họ đổ xăng cháy hết rồi, chỉ còn gạch thôi.
Gia Minh: Ai ra và bị đánh đập như thế?
Người dân: Bà con ra và có 3 người bị thương nặng; số còn lại bị khóa và bị đánh thôi, chứ không bị nặng. Ba người bị thương nặng đang đưa đi cấp cứu; nhưng chỉ đi tìm thuốc nam chữa cho họ chứ không đưa đến bệnh viện. Ba người bị thương nặng gồm bà Lý Thị Thào bị đánh vào mặt chảy máu, hai anh Hoàng văn Trung và Dương văn Anh có một người bị đánh vào lưng.
Gia Minh: Lâu nay chính quyền nói với bà con thế nào và hôm nay mới có biện pháp?
Người dân: Họ nói nhiều điều trong đó có không cho đặt ở chỗ đó và làm như thế là sai.
Gia Minh: Người ta nói không được nhưng vì sao bà con vẫn đặt?


Ảnh người dân tộc H'mong vô vọng bảo vệ Nhà tang lễ trước lúc nhà tang bị tấn công

Người dân tộc H'mong vô vọng bảo vệ Nhà tang lễ trước lúc nhà tang bị tấn công và tàn phá năm 2013

Người dân: Đó là chỗ cũ đã qui định từ trước đến nay. Dù họ đốt cháy hết rồi nhưng khi có người chết thì làm xong tang bà con vẫn cất đồ ở chỗ đó. Đất đó là của ông Lý Văn Phòng, già làng ở đây.
Gia Minh: Lâu nay có một số người bị bắt và bị đi tù rồi, vậy nguyện vọng của bà con là gì?
Về đạo Dương Văn Mình thì cho đến nay chưa được chính phủ công nhận là một đạo theo pháp luật qui định. Chúng tôi làm tốt chính sách pháp luật, chính sách dân tộc tại địa phương không có gì trái, vi phạm pháp luật của chúng tôi cả
ông Nông Văn Phong
Người dân: Nguyện vọng của bà con là vì không sai nên quyết đấu tranh đến cùng làm thế nào để cho và con có thể sử dụng những đồ tang lễ đó.”
Xin được nhắc lại những người H’mong vừa nói thuộc nhóm thực hành tín ngưỡng do một đồng hương của họ là ông Dương Văn Mình chủ xướng cách đây hơn 20 năm. Theo nhóm này thì họ xóa bỏ những tập tục ma chay, cưới xin bị cho là lạc hậu của người H’mong.
Họ dựng nhà tang lễ để giữ những vật dụng để đưa tang người chết; tuy nhiên chính quyền địa phương trong thời gian gần đây cho triệt hạ. Một số người H’mong phản đối đã bị bắt và bị tuyên án tù.
Chúng tôi liên lạc với Ban Dân tộc, Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng, để hỏi về thông tin mà người dân địa phương cho biết, thì ông Nông Văn Phong, phó ban trả lời như sau:
Về đạo Dương Văn Mình thì cho đến nay chưa được chính phủ công nhận là một đạo theo pháp luật qui định. Chúng tôi làm tốt chính sách pháp luật, chính sách dân tộc tại địa phương không có gì trái, vi phạm pháp luật của chúng tôi cả. Tuy nhiên ở đây xuất phát từ việc phải làm từng bước, chứ không phải dân đòi hỏi thì phải làm ngay được đâu, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách pháp luật ở trong nước. Nó ảnh hưởng, nó trái với chính sách pháp luật mà chính phủ đang mong muốn là xóa đói giảm nghèo cho dân, mong muốn phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội tại địa phương. Ở đây có những vi phạm pháp luật, chúng tôi đang làm nhiệm vụ tuyên truyền chứ không phải bắt bớ đánh đập dân, đưa dân đi tù gì cả.”
Trong khi đó thông tin cho biết vào ngày mai 15 tháng 10, tại Bắc Kạn sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm ba người H’mong là Hoàng Văn Sự, Hoàng Văn Sinh, Dương Văn Thành. Ba người này bị kết án tù trong phiên sơ thẩm hồi tháng 7 vừa qua với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Đài chúng tôi sẽ theo dõi phiên phúc thẩm để gửi đến quí vị những thông tin mới nhất liên quan những người H’mong vì muốn bảo vệ thực hành tín ngưỡng của họ mà bị tù tội.



Thái Quang Tâm
HÌNH ẢNH NGƯỜI DÂN PHẢN ĐỐI CHÍNH QUYỀN.
Sự việc xảy ra vào tối ngày 29/7/2014, khi Linh Mục Trương Văn Vút chánh xứ Đá Nện, Giáo hạt Minh Cầm, Giáo Phận Vinh (Thuộc xã Thanh Thạch, Tuyên Hóa, Quảng Bình 052) 873.446).đang trên đường đi dâng lễ về thì bị một nhóm "người lạ" chặn đường đánh đập.
Người dân địa phương cho biết, người "lạ" đó là công an, an ninh của xóm mặc thường phục để đánh Linh Mục.

Người dân kể lại, khi đi làm lễ về một mình thì Cha Vút bị một nhóm người chặn xe và dùng mũ bảo hiểm đập vào kính xe. Khi thấy như vậy cha Vút đã mở cửa xe và ra ngoài. Ngay lập tức, nhóm người lạ này bao vây và vô cớ đánh đấm Ngài liên tục.
Sau sự việc này, linh mục toàn giáo hạt Minh Cầm đã họp và làm Đơn yêu cầu chính quyền các cấp làm rõ sự việc nhưng phía chính quyền và công an đã tìm cách thoái thác, bao che.
Trong mấy ngày qua, người dân nơi đây đã rất phẫn nộ trước thái độ vô trách nhiệm từ phía chính quyền. Vì thế, khi nghe tin đoàn xe của chính quyền đi ngang qua, họ đã đốt lửa để chặn đoàn xe.
Như vậy, sau bản báo cáo sơ bộ của đặc phái viên của Liên Hợp Quốc được công khai, thì riêng ở khu vực Giáo phận Vinh, đã có nhiều động thái dằn mặt từ phía chính quyền Việt Nam.
Chúng ta cùng cầu nguyện và hướng về Giáo phận Vinh, nơi mà trong suốt 5 năm qua, chính quyền đã liên tục thực hiện những cuộc đàn áp Tôn giáo đẫm máu.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhà cầm quyền Việt Nam sớm biết thức tỉnh lương tri khi còn có thể.
Nguồn: Tổng hợp từ facebook Hung Tran và người dân địa phương.



-VIỆT NAM: Liên hiệp quốc cáo buộc Việt Nam vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo
Thanh Phương

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cáo buộc Việt Nam về những « vi phạm nghiêm trọng » quyền tự do tôn giáo của người dân, mặc dù đã có vài tiến bộ về việc giảm bớt sự kiểm soát của Nhà nước.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm nay, 31/07/2014, sau khi kết thúc chuyến đi 10 ngày ở Việt Nam, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt cho biết là chuyến đi của ông đã bị gián đoạn và trong thời gian viếng thăm, ông đã bị các nhân viên an ninh và công an Việt Nam theo dõi sát và ông đã không thể nói chuyện tự do với người dân, trái với những điều kiện được đặt ra cho chuyến đi này.
Tuy nhấn mạnh là ông không thể có đánh giá toàn diện về các trường hợp cá nhân, ông Bielefeldt tuyên bố là « có những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo » ở Việt Nam. Các nhân chứng đã kể cho báo cáo viên đặc biệt của LHQ về những vụ vi phạm cụ thể, như thường xuyên mời lên công an, sách nhiễu, quản thúc tại gia, bỏ tù, phá hủy nơi thờ phượng, đánh đập.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc tuy vậy cũng ghi nhận một số tiến bộ, với việc không gian cho việc hành đạo đã được Nhà nước Việt Nam mở rộng một cách thận trọng.
Về phần phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình thì khẳng định với báo chí rằng chính phủ Việt Nam đã làm tất cả trong khả năng của mình để đáp ứng các yêu cầu của phái đoàn Liên hiệp quốc trong thời gian viếng thăm.
Nhưng ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức Human Rights Watch thì tố cáo Việt Nam vẫn ngăn không cho các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo gặp báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc, để ông không nghe được những điều khác với thông tin chính thức về tình tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam.

* Hình ảnh và video: Trương Văn Dũng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét