Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

ĐẠI CHÚNG XIN ĐĂNG LẠI TT & HĐ

ĐẠI CHÚNG XIN ĐĂNG LẠI TT & HĐ (CÓ BỔ XUNG, HIỆU CHỈNH HOẶC LOẠI BỎ ĐÔI CHỖ THẤY THẬT CẦN THIẾT).

  -"Thực Tại và Hoang Đường" là bộ bản thảo được hoạch định thành 5 phần , gồm (khoảng) 20 tập, mỗi tập trung bình là 150 trang khổ giấy A4.
   -Thể loại: không xác định được, hay cũng có thể nói là "hằm bà lằng" đủ thứ.
   -Bút pháp: hồn nhiên (được "đám học chính qui" gọi là "tự nhiên chủ nghĩa"), "vui đâu, chầu đấy", lúc xuề xòa dễ dãi, lúc lên giọng "triết học" không khác "ông cụ non", lý trí và hoang tưởng đan xen làm tiền đề "tung hứng" lẫn nhau mà hợp thành một khối chữ nghĩa "không giống ai", không biết gọi là gì, đành bắt chước cách xử lý" của  Lão Tử xưa kia gọi "đạo", tạm gọi là "Thực Tại và Hoang Đường" vậy! Nói gọn, cố hướng tới: "Pháp vô định pháp, vạn pháp qui tông" (hiểu theo nghĩa: mèo nào cũng được, miễn là bắt được chuột!!!)
   -Bút lực: Ngây ngô tầm thường, thô mộc dân dã, hơi bị...ê a, lủng củng, có vẻ điên điên!
   -Nội dung khái quát:
          +Là lời kể (lại) lan man, loạn xạ những câu chuyện "vật vã" về lịch sử loài người đã qua. Trong đó gồm cả những câu chuyện thuộc quá trình phát triển nhận thức về tự nhiên-xã hội của loài người (trên cả hai lĩnh vực triết học và khoa học tự nhiên). Thông qua đó, người viết đã đưa ra không ít nhận xét, đánh giá về nguyên nhân cũng như bản chất của những sự kiện đã từng xảy ra, theo một nhãn quan mới lạ (ít nhiều có đúng có sai, hẳn rồi, nhưng không lạ!).
          +Bên cạnh đó, thêm vài câu chuyện được "tạo dựng" hoàn toàn theo phỏng đoán và tưởng tượng thuần túy của tác giả, mà tác giả (cũng tạm) gọi là " những giả tưởng hiện đại".
          +Điều đặc biệt đáng chú ý và cũng là tâm huyết một đời của tác giả là qua bộ bản thảo, cố phác ra và cố "thực chứng" một học thuyết triết học mới, trên cơ sở đúc rút tinh hoa từ triết học phương Đông cổ đại kết hợp với một đột phá mang tính "bạt mạng" về nhận thức tự nhiên của chính tác giả. Thú vị nhất là ở chỗ (trong phần 5), dựa vào quan niệm theo triết học đó và chỉ bằng kiến thức toán-lý phổ thông (trình độ của tác giả cũng chỉ đến đó!), tác giả đã chứng minh được rằng dứt khoát thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh là sai lầm  (mà không có nhà (hay biệt thự!?) nào có thể phản bác được!!!),  cả trong nhận thức về không gian và thời gian lẫn trong nhận thức về khối lượng và năng lượng, hơn nữa, các biểu thức toán học của học thuyết ấy mà vật lý học đang dùng chỉ còn là gần đúng và sẽ bị loại trừ trong tương lai không xa. Và nếu tác giả ít nhiều có lý (nghĩa là chỉ mới có khả năng hơi tưng tửng chứ chưa bị điên hẳn!), thì quan niệm về tự nhiên của loài người sẽ phải thay đổi một cách căn bản!     
-Biết rằng xuất bản theo đường "chính thống" là vô vọng và cũng vì tính thời sự "nóng hổi" (có lẽ -lộng ngôn một chút cho sướng đời-, đối với cả xã hội loài người đương đại chứ không riêng gì xã hội Việt Nam hiện nay) của nội dung bản thảo và cũng mong có người nhận chân được giá trị của nó, tác giả sẽ sớm "chia nhỏ" và đăng tải lại "Thực Tại và Hoang Đường" lên ĐẠI CHÚNG với lời đề tặng:
      "Kính tặng Chúng Việt bất khuất
       Kính tặng Loài Người bi tráng
       Kính tặng Trái Đất đáng thương
       Kính tặng Mặt Trời sáng láng
       Kính tặng Vũ Trụ phi thường!",
dưới tiêu đề: "TT&HĐ".

                 ***

 Nói thêm: -Bộ bản thảo này chưa hề xuất hiện ở đâu, dưới bất cứ hình thức nào.  Nó là một Ghi Chép táo bạo, mạnh dạn sáng tạo trên nền tảng kế thừa, của Đại Chúng, do Đại Chúng, vì Đại Chúng và đồng thời cũng nhờ Đại Chúng đọc, thẩm định những chân lý mà nó hàm chứa, cũng như, cả mức độ nhảm nhí của nó!...
            -Người là con vật biết tìm niềm khoái lạc
              Con vật là người chấp nhận nỗi khổ đau!
              Người ơi đừng tưởng mình cao
              Chỉ là con vật có đầu "suy" thôi!
              Khôn ngoan, ai cũng rằng: "Tôi"
              Mà sao nhân loại ngàn đời còn mê?
              Biết là sống gửi chết về
              Vẫn tham tàn bạo, gầm ghè diệt nhau?

              Con vật ác đến thế đâu!?...

             -"Thực Tại và Hoang Đường" cũng sẽ góp phần trả lời "sơ phác" câu hỏi này!
                                                                                                                                  Trần Hạnh Thu
(Robert Anson Heinlein ( 7/7/1907 – 8/5/1988 ) là nhà văn khoa học viễn tưởng Mỹ, thường được coi là "nhà văn gạo cội trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng", ông là một trong những tác giả nổi tiếng nhất, có ảnh hưởng nhất, và cũng gây nhiều tranh cãi nhất trong thể loại này đã từng nói : “Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”)

 

            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét