Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 501
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hoàng tử William gặp thanh niên, lãnh đạo trẻ Việt Nam
Hoàng tử Anh William tối nay gặp
gỡ khoảng 50 bạn trẻ trong các ngành nghệ thuật, xã hội dân sự, lãnh đạo
doanh nghiệp, lắng nghe những đóng góp của họ cho xã hội.
Gần 19h, Hoàng tử William xuống sân vườn khách sạn Sofitel Legend
Metropole, Hà Nội, nơi khoảng 50 bạn trẻ đang chờ đợi trò chuyện trực
tiếp với người đứng thứ hai trong danh sách thừa kế ngai vàng nước Anh.
Ảnh chụp Hoàng tử nói chuyện với một số cựu du học sinh Anh, trong bữa
tiệc do Đại sứ quán tổ chức. Ảnh: Hoàng An
7 khách mời đứng quanh mỗi bàn, được chia theo từng lĩnh vực hoạt động.
Hoàng tử đến lần lượt 7 bàn, hỏi chuyện mỗi người về lĩnh vực của họ và
những đóng góp cho xã hội cũng như chia sẻ về vấn đề bảo tồn động vật
hoang dã, một mối quan tâm lớn của William. Các khách mời thuộc giới
nghệ thuật, doanh nghiệp và xã hội dân sự. Ảnh: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam
Các khách mời lần lượt giới thiệu bản thân trước Hoàng tử Anh. Ảnh: Hoàng An
MC Phan Anh trò chuyện với Hoàng tử William. MC Phan Anh, đạo diễn
Nguyễn Hoàng Điệp, nhà thiết kế thời trang Thủy Nguyễn nằm trong số
khách mời. Trong cuộc trò chuyện với đạo diễn Hoàng Điệp, Hoàng tử gợi ý
cô làm phim về tê giác, cho rằng cần có thêm nhiều bộ phim mang tính
giáo dục về loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này. Ảnh: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam
Nhóm thanh niên hoạt động về lĩnh vực truyền thông, nghệ thuật trao đổi
với William. Hoàng tử Anh đang có chuyến thăm đầu tiên tại Việt Nam,
với hoạt động chính là hội nghị quốc tế về phòng chống buôn bán động vật
hoang dã trái phép. Ảnh: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam
Hoàng tử chụp ảnh cùng hai nghệ sĩ Trần Tiến Dũng (áo đen) và Samuel
Murdoch, người Anh (sơ mi trắng), tác giả bức tranh về các loại động vật
hoang dã. Các nghệ sĩ cho biết họ hoàn thành bức tranh bằng sơn xịt
trong hai ngày. Cuộc trò chuyện của Hoàng tử Anh với thanh niên, lãnh
đạo trẻ Việt Nam kéo dài khoảng một giờ. Ảnh: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam
Hoạt động của Hoàng tử William chiều tối 16/11 tại Hà Nội. Video: Ukinvietnam
Trọng Giáp
Bộ trưởng Nội vụ: ‘Loại ngay cán bộ đánh dân!’
(PL)- “Đối với công chức không hoàn
thành nhiệm vụ hai năm liên tiếp, chúng ta còn đưa ra khỏi bộ máy thì
những công chức, cán bộ đánh người cần phải loại bỏ ngay lập tức” - Bộ
trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
Trước khi đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), ngày 16-11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM
rằng ông rất lo lắng vì ông mới nắm lĩnh vực nội vụ được bảy tháng và
những vấn đề như cả họ làm quan, bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ, cán bộ
đánh dân… là những vấn đề rất nóng, dư luận đang bức xúc.
Và ngay trong phần khởi động trước khi
vào chất vấn, Bộ trưởng Tân nói: “Tôi mới nhận nhiệm vụ được bảy tháng,
nếu tôi có giải thích mà các ĐB chưa hài lòng thì mong các ĐB và nhân
dân thông cảm, tiếp tục giúp đỡ Bộ Nội vụ”.
Có nơi liên tiếp bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ
Đúng như dự báo của bộ trưởng, ngay tám
câu hỏi chất vấn đầu tiên, các ĐBQH đã đặt ra hàng loạt vấn đề nóng về
các vấn đề có liên quan đến ngành nội vụ. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê
Thị Nga hỏi thẳng: “Có hay không tình trạng bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ?
Trách nhiệm của Bộ Nội vụ và bộ trưởng là gì?”.
Thẳng thắn đáp lại, Bộ trưởng Tân thừa
nhận có tình trạng bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ và Bộ Nội vụ đã có hai
báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào ngày 15-9 và 31-10 về tình hình này.
“Nhưng chúng ta cần phân tích rõ là bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm
đủ điều kiện, đúng quy định. Vấn đề này cần có thời gian, Bộ Nội vụ sẽ
thanh tra một số nơi để làm rõ vấn đề”, Bộ trưởng Tân lý giải và cho
biết: Thanh tra, kiểm tra việc đề bạt, bổ nhiệm ồ ạt sẽ là nhiệm vụ
trọng tâm trong năm 2017 để chấn chỉnh tình trạng này.
Chưa hài lòng với câu trả lời, bà Nga
giơ biển tranh luận tiếp: “Trước dư luận bức xúc của cử tri, báo chí,
những nơi là điểm nóng về việc bổ nhiệm cuối nhiệm kỳ đã có. Chúng ta
biết có những nơi có hai nhiệm kỳ liên tiếp có hiện tượng này. Bốn tháng
tôi nghĩ cũng đủ thời gian để thanh tra. Đề nghị bộ trưởng cho thanh
tra ngay”.
Sau giờ nghỉ giải lao, Bộ trưởng Lê Vĩnh
Tân hứa với ĐB Nga: “Ngày mai (tức 17-11 - PV) Bộ Nội vụ sẽ gửi báo cáo
sơ bộ về tình trạng bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ cho ĐB”.
Chặn nạn dùng “đúng quy trình” làm rèm che
Vấn đề lạm dụng “bổ nhiệm đúng quy
trình” để làm bệ đỡ cho nhiều nơi tiếp tục đặt Bộ trưởng Tân vào “tuyến
lửa”. ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn: “Bổ nhiệm cán bộ đúng
quy trình là rất tốt. Nhưng cụm từ “đúng quy trình” đang bị lợi dụng,
là “bà đỡ”, là “rèm che” cho những sai phạm trong bổ nhiệm khiến cho
tình trạng “chọn người nhà mà không chọn người tài” xảy ra, nhân dân xói
mòn niềm tin. Vậy bộ trưởng cho biết cần phải làm thế nào để chọn lựa
được người tài, cứu nguy cho đất nước?”.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời: Thủ tướng
đã giao cho Bộ Nội vụ rà soát những thông tin báo chí nêu về hiện tượng
bổ nhiệm người nhà. Bộ Nội vụ đã có báo cáo gửi Thủ tướng về tình trạng
này ở chín địa phương và đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND
chín địa phương phải thực hiện nghiêm túc việc bổ nhiệm đúng tiêu chuẩn,
điều kiện.
Về giải pháp ngăn chặn tình trạng tuyển
người nhà mà không tuyển người tài, Bộ trưởng Tân cho rằng: Công tác này
cần phải công khai, minh bạch, dân chủ. “Bộ Nội vụ cũng kiến nghị xem
xét kỷ luật những trường hợp tham mưu bổ nhiệm không đúng tiêu chuẩn,
điều kiện và quy trình, đồng thời cũng kiến nghị rút lại các quyết định
bổ nhiệm không đúng trong thời gian vừa qua” - Bộ trưởng Tân nói.
Dẫn vụ việc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương
có 44 lãnh đạo, Bộ trưởng Tân cho hay thông tin như báo chí nêu là đúng.
Bộ Nội vụ đã cử đoàn kiểm tra, thanh tra và kết quả là sở này thừa tám
phó phòng. “Có một người xin về nhiệm vụ cũ, bảy người còn lại xin không
nhận chức phó phòng. Bộ Nội vụ đã kiến nghị phải xử lý nghiêm cả những
người tham mưu, đề bạt, bổ nhiệm phó phòng vượt quá quy định tại sở này
làm dư luận bức xúc” - Bộ trưởng Tân thông tin.
Bộ trưởng Tân cũng thừa nhận “còn nhiều
khoảng hở” trong việc bổ nhiệm cán bộ, vì vậy Bộ sẽ nghiên cứu sửa đổi
quy định, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ các cấp; khắc phục tình trạng
bổ nhiệm cán bộ không đúng yêu cầu, tiêu chuẩn mà không ai chịu trách
nhiệm. “Nơi nào đủ điều kiện đổi mới tuyển chọn cán bộ thì làm công
khai, vừa làm vừa rút kinh nghiệm” - ông chia sẻ.
Công bộc của dân sao lại đánh dân?
Bộ trưởng Tân trả lời dứt khoát như vậy
khi trả lời ĐB Nguyễn Sỹ Cương về hiện tượng gần đây nhiều cán bộ, công
chức đánh dân, hành hung nhà báo. Chất vấn bộ trưởng, ông Cương hỏi:
“Một số cán bộ, công chức có còn là công bộc của dân hay không khi đánh
người dân, đánh nhà báo như vừa qua?”.
Đáp lời, Bộ trưởng Tân dứt khoát: “Đây
là kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức. Chính phủ có Nghị
quyết 07 và gần đây Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ Nghị định 26 về
quản lý cán bộ, công chức có văn hóa công chức, xây dựng văn hóa công
sở. Những trường hợp cán bộ đánh người như ĐB Cương nêu, chúng ta nên
loại ngay ra khỏi bộ máy. Họ không xứng đáng là công bộc của dân”.
Như đồng điệu với bức xúc của ĐB và nhân
trước các hành xử phi pháp này, Bộ trưởng Tân nhấn mạnh thêm đối với
công chức không hoàn thành nhiệm vụ hai năm liên tiếp, chúng ta còn đưa
ra khỏi bộ máy thì những công chức, cán bộ đánh người cần phải xử lý
nghiêm và loại bỏ ngay lập tức...
Xử lý ông Vũ Huy Hoàng: Không phải nghỉ hưu là hạ cánh an toàn
ĐB Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng, ảnh) đặt vấn đề:
“Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết luận nhiều sai phạm
về nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và đã cách chức bí thư Ban Cán sự Đảng
Bộ Công Thương đối với ông Vũ Huy Hoàng nhiệm kỳ 2011-2016. Đề nghị bộ
trưởng cho biết hình thức xử lý về mặt Nhà nước đối với ông Hoàng. Xin
lưu ý rằng ông Hoàng đã được miễn nhiệm, không còn là cán bộ, công chức
nữa”.
Bộ trưởng Tân cho biết: Đây là việc chưa có tiền lệ nên
Bộ Nội vụ đang tham mưu cho Ban Cán sự Đảng của Chính phủ, Ủy ban Thường
vụ QH… Luật Cán bộ, Công chức hiện nay chưa có quy định xử lý cán bộ
hưu trí. Bộ Nội vụ chuẩn bị tổng kết 10 năm thi hành luật này và sẽ phối
hợp với các cơ quan liên quan để sửa luật này nhằm xây dựng hành lang
pháp lý lâu dài cho việc xử lý các cán bộ có sai phạm nhưng đã về hưu.
“Đây là quyết tâm chính trị về việc xử lý các cán bộ, dù
tại chức hay về hưu cũng sẽ bị xử lý chứ không phải nghỉ hưu là “hạ cánh
an toàn”. Đây cũng là cảnh báo cho các đồng chí đang tại chức, cần làm
đúng các quy định của pháp luật” - Bộ trưởng Tân nói. Truy vấn vụ ông Trịnh Xuân Thanh ‘ra đi lặng lẽ’
ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam, ảnh) chất vấn: “Trịnh
Xuân Thanh một mình không thể làm được những việc tày đình. Xin bộ
trưởng cho biết nguyên nhân vì sao ông Thanh lại được tặng thưởng huân,
huy chương mặc dù công ty của ông Thanh làm ăn thua lỗ, rồi được bổ
nhiệm làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, để khi bị khởi tố thì ra đi
êm ả. Xin bộ trưởng cho biết có bao nhiêu trường hợp luân chuyển theo
đường “tiểu ngạch” như ông Trịnh Xuân Thanh? Giải pháp nào để hạn chế
tình trạng này trong thời gian tới. Đề nghị đồng chí bộ trưởng Bộ Công
an cũng trả lời cho ĐB và công luận biết về trách nhiệm giám sát thế nào
mà để ông Trịnh Xuân Thanh “ra đi lặng lẽ”, rồi phát lệnh truy nã như
kiểu “con voi chui lọt lỗ kim”.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Bộ trưởng Tân nói
rằng: “Tôi sẽ trả lời rõ ràng về trách nhiệm của cá nhân cũng như tập
thể Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ trong việc này vào ngày mai”. Bộ trưởng
Tân cũng cho hay: Ban Cán sự Đảng đã kiểm điểm rất nghiêm túc, tự nhận
hình thức kỷ luật, ai sai tới đâu nhận tới đó.
CHÂN LUẬN
Ngày thứ 2 người SG vật lộn với triều cường đạt đỉnh
Ngày thứ 2 triều cường đạt đỉnh, người dân TP.HCM phải vật lộn trên đường để trở về nhà.
17h, trên đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), nước ngập kéo dài khoảng
3km từ khu vực cầu Rạch Đỉa đến đường Nguyễn Bình khiến hàng ngàn người
phải dắt xe lội nước vì xe chết máy. Tại giao lộ Lê Văn Lương – Nguyễn
Bình ngập sâu nhất, nước trên đường gần tới yên xe máy. Tất cả phương
tiện lưu thông qua đây bị chết máy.
Mỗi khi có xe ô tô chạy trên đường tạo thành sóng nước văng tung tóe
hai bên đường, người dẫn bộ xe máy phải gồng mình để tránh bị ngã.
Hoạt động kinh doanh buôn bán của các hộ dân hai bên đường bị “đóng băng” vì nước vây tứ bề.
“Sáng đi làm cũng bị ngập nước phải dắt bộ cả đoạn dài. Chiều về cũng
bị ngập. Ráng hết mấy ngày triều cường, đường hết ngập tôi sẽ mang xe
đi sửa, thay nhớt luôn một lần”, anh Phan Văn Toàn ngụ huyện Nhà Bè nói.
Do nước ngập sâu và kéo dài nên nhiều người đành đứng trên vỉa hè chờ
nước rút, số khác nhờ tài xế xe ba gác máy chở cả người và xe máy qua
đoạn đường ngập nước với giá tiền 50.000đ/lượt.
“Hôm qua tôi mới thay nhớt và sửa lại xe. Giờ không dám chạy qua nước
ngập nên thuê xe ba gác chở 50.000đ/lượt cho khỏe. Nghĩ cái cảnh dẫn bộ
xe trên con đường đầy nước cả km là ám ảnh”, chị Thu Loan cho biết.
Đến 21h, triều cường đã bắt đầu rút nhưng khu vực đường Lê Văn Lương vẫn còn ngập sâu.
Cũng do ảnh hưởng của triều cường, đường Trần Xuân Soạn (quận 7) nước
từ kênh Tẻ tràn vào gây ngập nặng, giao thông hỗn loạn. Đường Bến Bình
Đông (quận 8) người dân phải bì bõm lội trong dòng nước đen ngòm để về
nhà.
Theo dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ, chiều 16.11,
triều cường sẽ đạt đỉnh cao nhất tại trạm An Phú trên sông Sài Gòn đạt
1,66m lúc 18h và 1,70m tại trạm Nhà Bè lúc 17h30. Sau đó các ngày tiếp
theo triều cường sẽ giảm dần.
Nước ngập
trên đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè kéo dài khoảng 3km, học sinh và
người lao động phải bì bõm trong nước ngập trên đường
Người dân "rẽ sóng nước” trên đường trở về nhà
Đủ kiểu di chuyển trên đường ngập nước
Mỗi khi xe ô tô chạy qua tạo thành sóng nước văng tung tóe hai bên đường.
Nước ngập tứ bề, người đàn ông chỉ biết đứng nhìn.
Người đi xe máy không dám qua khu vực bị ngập sâu phải thuê xe ba gác máy chở
Triều cường đạt đỉnh khiến nhiều phương tiện “bơi” trong nước
Thanh niên may mắn bắt được con cá trê nặng khoảng 1kg trong triều cường ngày triều cường đạt đỉnh 1,70m
Nước ngập tràn vào nhà khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.
Nhiều
người nhậu trong nước ngập. Trước đó, chiều 15.11, nhiều tuyến đường ở
TP.HCM chìm trong “biển nước” do triều cường đạt đỉnh 1,65m, người dân
phải bì bõm trở về nhà.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Bộ trưởng Nội vụ: Sẽ không có việc hạ cánh an toàn
Trúc Diễm
Thứ Tư, 16/11/2016, 18:15 (GMT+7)
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn chiều nay - Ảnh: Trúc Diễm
(TBKTSG Online) – Các đại biểu Quốc hội đã làm nóng diễn đàn bằng việc
liên tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc xử lý nguyên Bộ trưởng Bộ
Công Thương Vũ Huy Hoàng và việc bổ nhiệm ồ ạt cán bộ tại thời điểm
chuyển giao nhiệm kỳ.
Trường hợp khó và chưa có tiền lệ
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân là thành viên Chính phủ thứ 4 đăng đàn
trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Tại phiên chất vấn này, nhiều
câu hỏi đã được đưa ra xung quanh vấn đề xử lý kỷ luật đối với nguyên Bộ
trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và tình trạng “đúng quy trình” trong
quá trình bổ nhiệm.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) cho hay, hiện đã có quyết định kỷ
luật về mặt Đảng với ông Vũ Huy Hoàng bằng việc cách chức Bí thư Ban
cán sự Đảng của Bộ Công Thương trong giai đoạn 2011-2016. Ông Tùng đề
nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết quan điểm xử lý về mặt nhà nước với
ông Vũ Huy Hoàng.
Theo ông Tùng, đây là trường hợp đặc biệt vì ông Hoàng đã được Quốc hội
khóa 13 miễn nhiệm từ tháng 4-2016 và do đó, ông Hoàng không còn chịu
tác động của Luật Cán bộ công chức và các luật có liên quan. “Có cần
thiết nghiên cứu, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi bổ sung
Luật Cán bộ công chức và các luật khác có liên quan nhằm đảm bảo xử lý
nghiêm cán bộ công chức, kể cả khi người vi phạm đã nghỉ hưu?”, ông Tùng
đặt câu hỏi.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định, sẽ không để
tình trạng người có sai phạm khi nghỉ hưu sẽ được “hạ cánh an toàn”.
Đối với riêng trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân
cho biết đây là vấn đề khó, chưa có tiền lệ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với
các cơ quan chuyên môn tham mưu để Ban cán sự Đảng Chính phủ có biện
pháp xử lý.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng thừa nhận, Luật Cán bộ công chức hiện nay
chưa quy định việc xử lý cán bộ công chức đã nghỉ hưu. Bộ Nội vụ đang
tổng kết 10 năm thực hiện Luật Cán bộ công chức và sẽ sửa đổi theo hướng
thể hiện trách nhiệm cao của cán bộ công chức, kể cả đương chức cũng
như nghỉ hưu. Tuy nhiên, trước khi sửa được luật, Bộ Nội vụ sẽ có những
văn bản phù hợp với quy định để xử lý trước mắt tình hình cán bộ vi phạm
đã nghỉ hưu, trong đó có trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng.
Ngoài vấn đề trên, đại biểu Quốc hội còn một loạt những bất cập của
ngành như tình trạng bổ nhiệm tràn lan tại thời điểm chuyển giao quyền
lực và tình trạng bổ nhiệm “đúng quy trình” nhưng lại là "đúng quy
trình" bổ nhiệm người nhà chứ không phải người tài.
Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nói vấn đề bổ nhiệm tràn lan đã được
bà nêu nhiều lần ở nghị trường, thậm chí là gửi kiến nghị bằng văn bản
nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Bộ Nội vụ. Đại biểu Nguyễn
Ngọc Phương (Quảng Bình) cũng tỏ ra rất bức xúc vì cụm từ “bổ nhiệm đúng
quy trình” bị lạm dụng quá nhiều. Ông Phương đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội
vụ có giải pháp khắc phục tình trạng trên, lấy lại niềm tin cho nhân dân
và cứu nguy cho quốc gia trong việc chọn người tài, quản lý đất nước.
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết sau khi có ý kiến
của các đại biểu Quốc hội, tới thời điểm này, Bộ Nội vụ đang tổng hợp ý
kiến của các bộ, ngành địa phương, và khi có ý kiến đầy đủ sẽ báo cáo
Chính phủ và đại biểu Quốc hội.
Song, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận: “Đến giờ này, theo báo cáo sơ bộ
của chúng tôi thì hiện tượng bổ nhiệm nhiều vào cuối nhiệm kỳ là có
nhưng chúng ta cần phân tích cho rõ là bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới, bổ
nhiệm đúng tiêu chuẩn, điều kiện và có quy hoạch. Do đó cần có thời gian
để làm rõ vấn đề”.
Không trả lời trực tiếp về trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong vấn đề trên,
ông Tân chỉ cho biết, trong thời gian qua, thanh tra công vụ của bộ chỉ
tập trung vào việc tổ chức biên chế, thi tuyển công chức… mà chưa chú
trọng tới vấn đề tổ chức đề bạt, bổ nhiệm. Do đó, đây sẽ là nhiệm vụ
trọng tâm trong công tác thanh tra công vụ trong năm 2017.
Bất công trong việc trả lương công chức
Vấn đề lương, thưởng, phụ cấp… đối với cán bộ, công chức, viên chức
cũng được nhiều đại biểu nêu lên. Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình
Thuận), tiền lương và phụ cấp lương, chức vụ đang có sự bất bình đẳng
giữa các cán bộ và tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa có
biện pháp giải quyết hữu hiệu.
Hơn nữa, theo đại biểu Phúc, báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy chi
thường xuyên chiếm tới 64% trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm
nhưng thu nhập cán bộ nhà nước còn thấp, bộ máy nhà nước cồng kềnh, một
số cơ quan, đơn vị giữa khối Đảng và Nhà nước có sự chồng lấn về nhiệm
vụ và đối tượng quản lý. Đại biểu Phúc đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu
hướng giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.
Thừa nhận vấn đề trên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, trong hai năm
liên tiếp 2014-2015 tiền lương cơ sở không hề tăng. Vừa rồi, Quốc hội có
thông qua việc tăng lương cơ sở của công chức thêm 7% lên 1,3 triệu
đồng vào giữa năm 2017. Tuy nhiên, mức lương này cũng chỉ đáp ứng chưa
tới 50% mức sống tối thiểu của cán bộ công chức.
Theo mục tiêu đặt ra đến năm 2021 sẽ tinh giản biên chế 10% cán bộ công
chức, viên chức nhưng thực tế trong hai năm qua mới chỉ tinh giản được
hơn 17.000 người. Nếu thực hiện bình quân giảm 1% mỗi năm thì năm 2016
phải tinh giản biên chế công chức từ cấp huyện trở nên hơn 36.000 người.
“Do đó, biện pháp trước mắt là phải thực hiện nghiêm việc tinh giản
biên chế”, ông Tân đề nghị.
Đối với các đơn vị sự nghiệp, ngoài việc tinh giản biên chế 10% đến năm
2021, Bộ Nội vụ còn khuyến khích việc xã hội hóa và giao quyền tự chủ
cho các đơn vị này để giảm thêm 10% nữa. Như vậy, theo kế hoạch, đến năm
2021, nếu các đơn vị sự nghiệp giảm được 20% viên chức và giảm thêm 10%
công chức thì sẽ có cơ sở để thực hiện lộ trình tăng tiền lương đáp ứng
được mức sống tối thiểu.
Bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ các chính sách như tiết kiệm các
khoản chi lãng phí, từng bước nâng phí dịch vụ công; hỗ trợ cho các nhóm
đối tượng khó khăn khi sử dụng dịch vụ công. Ngoài ra, cần tách lương
công chức đang làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước ra khỏi lương của
cán bộ hưởng lương hưu từ BHXH.
Đầu tư năng lượng sạch: có cơ hội, vướng cơ chế
Trung Chánh
Thứ Tư, 16/11/2016, 17:46 (GMT+7)
Muốn phát triển năng lượng tái tạo, phải gỡ “nút thắt” cơ chế. Trong ảnh là dự án điện gió Bạc Liêu. Ảnh: Trung Chánh.
(TBKTSG Online) – Phát triển năng lượng tái tạo, thân thiện với môi
trường ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và Việt Nam nói chung
đang có nhiều cơ hội, nhưng muốn hiện thực hóa được điều này, nhất
thiết phải gỡ những “nút thắt” cản trở sự phát triển năng lượng sạch
hiện nay.
Cơ hội đã thấy
Trình bày tham luận tại hội thảo “Sáng kiến, ý tưởng và cơ hội tài
chính cho phát triển năng lượng tái tạo” được tổ chức tại Cần Thơ hôm
nay 16-11, trong khuôn khổ Chương trình Tuần lễ năng lượng tái tạo Việt
Nam năm 2016 (diễn ra từ ngày 15 đến 19-11 tại Cần Thơ và Hà Nội), ông
Rainer Brohm, chuyên gia năng lượng tái tạo của Cơ quan Hợp tác Đức
(GIZ), cho biết qua nghiên cứu tình huống đầu tư vào mái nhà quang điện
(PV) thương mại và công nghiệp ở Việt Nam, thì có khoảng 60-70% áp dụng ở
quy mô nhỏ như hệ thống năng lượng mặt trời sử dụng cho gia đình hay
các hệ thống chiếu sáng công cộng bằng năng lượng mặt trời; 30-40% hệ
thống lớn hơn là các trạm điện lưới năng lượng mặt trời của địa phương
hay các hệ thống điện lưới ở khu vực vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Theo ông Rainer Brohm, một số dự án tiêu biểu được xây dựng và sử dụng
cho nhu cầu cá nhân có thể kể ra là hệ thống mái nhà quang điện tại các
công ty Avery Dennison 100 kW; Intel Corp 220 kW, X Power 40 kWp; Big C
Bình Dương 212 kWp; DBW 165 kWp. "Nhưng, những dự án này là đầu tư tự
phát, không có quy tắc nào cả", ông nói.
Trong khi đó, các doanh nghiệp phụ trợ, cung cấp PV ở trong nước cũng
chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ hoặc gia công cho Trung Quốc và rất ít đơn
vị có chứng nhận hiệu suất năng lượng…
Tuy nhiên, theo ông Rainer Brohm, thời gian gần đây, ở Việt Nam cũng đã
hình thành được những trung tâm nghiên cứu năng lượng tái tạo ở các
trường đại học và việc nghiên cứu, ứng dụng đã được “khởi động”.
Theo ông, mức bức xạ mặt trời 1.460-2.000 kWh/m2/năm của Việt Nam là
mức khá cao so với các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Ý, Thái Lan. “Các
nước Bắc Âu, xuất hiện nắng mặt trời như là một điều kỳ diệu và người
dân tận dụng cơ hội đó để tắm nắng. Còn ở Việt Nam, các bạn không cần
tắm nắng vì nó không tốt cho da, nhưng sẽ rất tốt cho phát triển ngành
năng lượng mặt trời, nó vừa tiết kiệm được chí phí và thân thiện với môi
trường rất nhiều”, ông cho biết.
Một lý do khác được ông Rainer Brohm nêu ra để khẳng định Việt Nam có
cơ hội rất lớn trong phát triển năng lượng sạch, đó là Chính phủ đặt mục
tiêu đến năm 2020 đạt 850 MW điện sạch và 12 GW vào năm 2030.
Ngoài ra, theo ông, Luật điện lực mới (Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật điện lực hiện hành) dự kiến được thông qua vào đầu năm
2017 có nhiều ưu đãi hơn về giá bán điện năng lượng mặt trời vào lưới
điện quốc gia (giá FiT- Feed-in Tariffs) so với hiện nay (11 cents/kWh
so với hiện nay là 7,8 cents/kWh) cũng như ưu đãi về thuế là những cái
quan trọng thúc đẩy đầu tư và giúp các nhà đầu tư có “cảm giác an toàn”
khi tham gia đầu tư vào năng lượng điện mặt trời.
Trong khi đó, ông Antoine Vander Elst, cán bộ hợp tác của phái đoàn
Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, cho biết Chương trình định hướng hỗ
trợ đa niên của EU tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 (MIP) có tổng kinh
phí tài trợ là 400 triệu euro, trong đó, riêng kinh phí tài trợ phát
triển năng lượng bền vững là 346 triệu euro, chiếm 86% trên tổng viện
trợ cho Việt Nam.
Theo ông Antoine Vander Elst, mục tiêu chung của chương trình là đóng
góp cho phát triển năng lượng bền vững hơn bằng việc mang lại năng lượng
tái tạo, sạch và hiệu quả đến tất cả mọi người.
Theo đánh giá của một số nhà chuyên môn tại hội thảo, với nguồn kinh
phí tài trợ này cùng với Luật điện lực mới cũng như những tiềm năng sẵn
có ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là những cơ hội để phát triển
năng lượng sạch. “Đây cũng là cách để sản phẩm của doanh nghiệp (sản
xuất bằng nguồn điện sạch) có thể bán được nhiều hơn với giá tốt hơn,
bởi gần đây có không ít quốc gia, tổ chức thực hiện chính sách ưu tiên
mua sản phẩm của đơn vị sản xuất có trách nhiệm xã hội”, ông Rainer
Brohm cho biết.
Gỡ “nút thắt” cơ chế
Ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, cho
rằng năng lượng tái tạo có tiềm năng phát triển ở ĐBSCL là điều đã rõ và
được các chuyên gia phân tích rất nhiều. “Nhưng, để phát triển, nhất
định phải giải quyết được những rào cản, nút thắt về chính sách”, ông
cho biết.
Theo ông Hiệp, có hai vấn đề chính cần phải tháo gỡ.
Thứ nhất, Bộ Công Thương đã ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển, trong
đó, có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo bằng
việc áp dụng hỗ trợ các loại thuế, phí bảo vệ môi trường cũng như đã áp
dụng mua giá điện cao hơn. Chẳng hạn, nếu bình thường giá bán điện gió
chỉ 7,8 cents/kWh, nhưng đối với dự án điện gió Bạc Liêu đã nâng lên mức
9,8 cents/kWh. “Tuy nhiên, những cơ chế hỗ trợ này phần nào còn có tính
chất đối phó, chứ chưa phải đồng bộ, nên điều đó cần phải tác động, vận
động chính sách để thay đổi và cần sự nỗ lực của nhiều bên liên quan”,
ông cho biết.
Thứ hai, đó là cơ chế hòa lưới điện quốc gia cho các dự án năng lượng
tái tạo. “Cơ chế, hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất điện
và người sử dụng là có, nhưng nó còn "vướng". Năng lượng tái tạo áp
dụng phổ cập ở các hộ gia đình và ban ngày sản xuất nhiều điện, ban đêm
ít điện, nhưng khi dư thừa điện (ban ngày), hòa vào lưới điện quốc gia
thì không được tính trả tiền. Rõ ràng, cơ chế này là chưa sòng phẳng vì
người tiêu dùng phải trả tiền mua điện từ EVN, nhưng khi người ta cấp
điện ngược trở lại, thì không được trả tiền”, ông nêu vấn đề.
Theo ông Hiệp, những vấn đề như vậy không thể ở hội thảo này là có thể
giải quyết được, mà muốn thay đổi cơ chế, chính sách cần phải vận động
các bên để thay đổi.
Trước đó, ông Rainer Brohm cũng đã băn khoăn với cơ chế mua bán điện
độc quyền của EVN hiện nay thì rất khó tạo ra thị trường điện cạnh tranh
và đó cũng là lực cản khiến nhà đầu tư ngại đầu tư phát triển năng
lượng mặt trời ở Việt Nam.
Nhà báo Nga gợi ý về “thỏa thuận ngầm” giữa Nga và Mỹ thời ông Trump
Thứ Tư, 16/11/2016 18:27
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể sẽ
tìm cách thỏa hiệp với nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin.
Nhưng thỏa thuận đó là gì?
Điều gì sẽ diễn ra giữa ông
Vladimir Putin và Donald Trump? Câu hỏi đó đã bao trùm suốt cuộc bầu cử
Mỹ. Hiện giờ, khi ông Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà
Trắng, câu hỏi về mối quan hệ của ông với nhà lãnh đạo Nga vẫn có vai
trò quan trọng và thu hút sự chú ý trên toàn cầu.
Dưới thời ông Trump, Nga và Mỹ có thể sẽ hợp tác chống IS ở Syria. Ảnh: TASS
Theo
nhà báo Gideon Rachman phụ trách mục bình luận về các vấn đề đối ngoại
trên tờ Thời báo Tài chính, những tuyên bố của ông Donald Trump thường
mập mờ và mẫu thuẫn. Nhưng về Nga, ông đã rất nhất quán và rõ ràng. Ông
nhìn Tổng thống Nga Vladimir Putin như là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đáng
khâm phục và muốn thấy một sự cải thiện mạnh mẽ trong quan hệ Nga-Mỹ.
Nước
Mỹ dưới thời ông Trump có thể sẽ tìm cách thỏa hiệp với chính quyền
Putin. Nhưng thỏa thuận đó là gì? Ông Rachman đưa ra một số gợi ý sau:
Mỹ
sẽ chấm dứt phản đối việc Nga sáp nhập Crimea. Mặc dù Mỹ có thể sẽ
không chính thức đồng ý về mặt pháp lý sự sáp nhập này, nhưng Washington
sẽ chấp nhận nó như là việc đã rồi. Tiếp theo, Mỹ sẽ dỡ bở các lệnh
trừng phạt kinh tế. Washington cũng sẽ không lưu tâm đến bất kỳ lời đề
nghị rằng Ukraine hay Gruzia sẽ gia nhập NATO. Việc tăng cường binh sĩ
NATO ở các nước Baltic cũng sẽ bị chậm hoặc dừng lại.
Đáp lại sự
nhượng bộ này, Nga dự kiến sẽ hạn chế “sự gây hấn” ở khu vực miền Đông
Ukraine. Áp lực của Nga nhằm vào các nước Baltic như Estonia, Latvia và
Lithuania sẽ giảm. Căng thẳng quân sự trên giới tuyến giữa Nga và NATO
sẽ dịu xuống. Khi sự cạnh tranh của họ ở Đông Âu giảm xuống, Mỹ và Nga
sẽ có mục tiêu chung ở Trung Đông. Mỹ sẽ không lưu ý đến cam kết của
mình nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria và sẽ phối hợp với
Nga tấn công tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Một thỏa
thuận như vậy từ quan điểm của ông Trump là rõ ràng. Nếu trở thành hiện
thực, nó sẽ làm dịu một cuộc đối đầu nguy hiểm ngày càng tăng giữa Nga
và Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã cáo buộc bà
Clinton, đối thủ của ông trong cuộc đua vào Nhà Trắng, gây nguy cơ về
cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 – ám chỉ đến cam kết của bà Clinton nhằm
tuyên bố “một vùng cấm bay” ở Syria, vốn có thể dấn đến cuộc đối đầu
giữa các lực lượng không quân của Nga và Mỹ.
Việc từ bỏ mục tiêu
của chính quyền Obama nhằm lật đổ ông Assad có thể sẽ quyết định chính
sách Syria không nhất quán kéo dài của Mỹ, điều đôi khi dường như đặt Mỹ
đứng về cả hai bên trong cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này.
Làm
giảm căng thẳng ở Đông Âu cũng sẽ là một kết quả quan trọng trong bối
cảnh Nga vừa triển khai các vũ khí hạt nhân tới khu vực Kaliningrad -
nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Cuối cùng, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt
và nối lại hoạt động thương mại bình thường dường như là quan điểm mà
ông Trump ủng hộ.
Tuy nhiên, những nội dung trên sẽ phụ thuộc rất
nhiều vào cách mà ông Trump và nhóm cố vấn của ông đánh giá về những
động cơ của Nga. Bất kỳ sự nhượng bộ nào của Mỹ cũng có thể bị coi là
yếu đuối và khuyến khích sự quyết đoán của Nga.
Công Thuận(F.T)
Đang chấp hành án phạt tù, đại ca giang hồ vẫn điều đàn em đi "chém mướn"
Tuy
đang chấp hành án rất nghiêm trọng (hơn 10 năm tù) nhưng đại ca giang
hồ người Nam Định vẫn dùng điện thoại, facebook; bảo kê làm ăn, kinh
doanh ở quê nhà.
Theo đơn thư và trình bày của các nạn nhân, nhóm côn đồ này do tên Phạm Văn Bảo (hay còn gọi là “Bảo Bội” – PV) cầm đầu.
PV đã tìm đến Công an xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu (Nam Định) - nơi được cho là có hộ khẩu thường trú của "Bảo Bội".
Tại
đây, ông Nguyễn Văn Lịch, Phó Công an xã cho biết: “Bảo Bội” tên đầy đủ
là Phạm Văn Bảo (SN 1989), ở đội 7, xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu. Bảo là
đối tượng đang phải thi hành án về tội Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản và
tội Cướp tài sản, với mức án là 10 năm 6 tháng, từ năm 2009. Hiện, Phạm
Văn Bảo đang cải tạo thi hành án tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh).
Theo
đơn tố cáo, khoảng 3 năm trở lại đây, ngày một nhiều những nạn nhân do
không nghe lời "Bảo Bội” đã bị đánh nhập viện. Nhẹ thì bầm tím, nặng thì
liệt tay, vỡ đầu.
Sau cuộc gọi của số điện thoại “tam hoa” 666,
xưng danh “Bảo Bội”, nếu ai dám cãi lời của hắn thì về sau sẽ là những
ngày “ăn không ngon, ngủ không yên”.
Anh Nguyễn T.A. (SN 1977),
trú tại TP Nam Định cho biết, anh có 2 chiếc xe xuất bến từ thị trấn
Thịnh Long, huyện Hải Hậu đi Mỹ Đình và từng xích mích về giờ xuất bến
với nhà xe Thanh Khâm.
Một ngày tháng 5/2015, anh T.A. nhận được
cuộc gọi từ số điện thoại ...8952666 của người tự xưng là "Bảo Bội".
Sáng hôm sau, một nhóm côn đồ hơn 10 tên đã chặn xe khách của anh T.A.
Nhóm này cầm tuýp nước, chai bia nhảy lên xe, đánh liên tiếp lái xe và
phụ xe, gây thương tích nặng.
Các nạn nhân tố cáo bị đối tượng xã hội đen đe dọa, hành hung, gây thương tích nặng.
Đơn tố cáo cho hay, cũng vì tranh
chấp giờ xuất bến với nhà xe “Cu Tý”, anh Nguyễn T.Đ., trú tại xã Hải
Nam, huyện Hải Hậu đã bị kẻ xưng "Bảo Bội" đe dọa, không được tiếp tục
chạy xe, nếu không sẽ điều nhóm côn đồ Đức “công”, Tùng “ghẻ” chém.
Sau
đó, nhóm côn đồ này đã ném các chai xăng thủy tinh vào nhà anh Đ., gây
cháy lớn. Không những vậy, chúng còn mang bát hương nghi ngút khói, đặt
trước cửa nhà anh này để uy hiếp tinh thần.
Cũng sau cuộc gọi
của đại ca giang hồ có tên "Bảo Bội" có tiếng, để được yên ổn kinh
doanh, anh Phạm Q. (SN 1976), trú tại xã Hải Quang, huyện Hải Hậu (Nam
Định) - chủ một doanh nghiệp tại địa phương đã chủ động đưa cho nhóm đối
tượng có tên Tùng "Tuân", Đức "Công", Tùng "Ghẻ" (đệ tử của Bảo – PV)
số tiền lớn.
Mặc dù đang thụ án rất nghiêm trọng nhưng Bảo vẫn tiếp cận gặp gỡ các đàn em và post hình lên facebook.
Vì
kinh hãi "tiếng tăm" của "Bảo Bội" mà rất nhiều nhà xe và lái phụ xe
không dám đứng ra tố cáo hành vi thu tiền bảo kê của chúng.
Tiếp
cận đơn thư và tài liệu, PV đã nhanh chóng tiến hành tìm hiểu và được
biết, Bảo tuy đang thụ án với 2 tội danh nghiêm trọng nhưng lại được
Trại giam Xuân Hà ưu ái, cho ra sinh hoạt ở các xí nghiệp gạch Đức Thọ,
Kỳ Giang... (Hà Tĩnh).
Đáng nói, trong quá trình cải tạo, Bảo gần
như không phải tham gia lao động. Thậm chí, tên này còn được thoải mái
sử dụng điện thoại để liên lạc, lướt facebook...
Để xác minh
thông tin, PV đã trực tiếp đến những xí nghiệp gạch gặp Bảo. Y không
ngần ngại "khoe" dù đang thụ án, vẫn có thể điều hành mọi hoạt động làm
ăn ở bên ngoài vì hắn có tài sản, xe cộ làm ăn ở Nam Định; em út có số
má, người thân ngoài xã hội...
"Bảo Bội" cũng thừa nhận, hắn đã
dùng chính số điện thoại có đuôi 666 để uy hiếp nhiều người, trong đó có
những nạn nhân tố cáo được nhắc đến trong bài viết... (Còn nữa) NHÓM PVĐT
Đại biểu chất vấn vì
sao ông Trịnh Xuân Thanh 'ra đi êm ả'
16/11/2016, 19:39 (GMT+7)
Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân chiều 16/11, đại biểu Ngô Văn Minh
truy trách nhiệm việc ông Trịnh Xuân Thanh có nhiều vi phạm nhưng "lặng
lẽ ra đi" mà không bị ngăn chặn.
Chia sẻ
Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme
Tin bài khác
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Hiệu trưởng Đại học Waikato
Việt Nam quyết tâm cao trong việc phòng chống buôn bán trái phép
động vật hoang dã
Bộ trưởng Nhạ trả lời chất vấn vụ điều giáo viên đi tiếp khách Icon
Video
Bộ trưởng Giáo dục: Đề án ngoại ngữ hơn 9.000 tỷ không đạt mục tiêu
Icon Video
Chủ tịch nước và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Cuba
Xem thêm
http://sittovietnam.com/trung-tam-kien-thuc/2078/sitto-nitro-thai-giai-phap.html
http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html
dai-bieu-chat-van-vi-sao-ong-trinh-xuan-thanh-ra-di-em-a
Đại biểu Ngô Văn Minh chất vấn Bộ Nội vụ về trường hợp ông Trịnh Xuân
Thanh.
Gọi vụ việc liên quan ông Trịnh Xuân Thanh là "tày trời", Uỷ viên thường
trực Uỷ ban pháp luật Ngô Văn Minh đặt hàng loạt câu hỏi với Bộ trưởng
Lê Vĩnh Tân.
Theo ông Minh, trong vụ việc này một mình ông Trịnh Xuân Thanh không thể
làm được nhiều vi phạm như vậy. "Nguyên nhân cốt lõi, trách nhiệm chính
yếu trong công tác quản lý cán bộ thế nào để ông này tuy bị khởi tố
nhưng lại “ra đi êm ả”, đủ chấn động dư luận?", ông Minh hỏi.
Hiện nay có bao nhiêu trường hợp “chuyển theo đường tiểu ngạch, không
chính hiệu” kiểu như ông Trịnh Xuân Thanh? Có văn bản nào quy định kiểu
luân chuyển này (từ Bộ Công thương về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu
Giang - PV)? Giải pháp ra sao?
Đại biểu Minh cũng đề nghị Bộ trưởng Công an trả lời, làm rõ trách nhiệm
của Bộ trong theo dõi, giám sát quản lý để ông Trịnh Xuân Thanh lặng lẽ
ra đi, rồi phải phát lệnh truy nã kiểu “con voi chui lọt lỗ kim” gây
bất bình trong dư luận.
Những câu hỏi trên có thể được Bộ trưởng Nội vụ trả lời vào phiên chất
vấn sáng 17/11.
Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh, để
điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam thời gian ông Thanh làm lãnh đạo tại đây.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng hồi tháng 10, Thường trực Ban Bí
thư Đinh Thế Huynh cho biết, ông Trịnh Xuân Thanh đã vượt biên trốn ra
nước ngoài rồi bay sang châu Âu.
Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme
Hoàng Phương - Hoài Thu
VnExpress... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/dai-bieu-chat-van-vi-sao-ong-trinh-xuan-thanh-ra-di-em-a-post180598.html | NongNghiep.vn
Đại biểu chất vấn vì
sao ông Trịnh Xuân Thanh 'ra đi êm ả'
16/11/2016, 19:39 (GMT+7)
Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân chiều 16/11, đại biểu Ngô Văn Minh
truy trách nhiệm việc ông Trịnh Xuân Thanh có nhiều vi phạm nhưng "lặng
lẽ ra đi" mà không bị ngăn chặn.
Chia sẻ
Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme
Tin bài khác
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Hiệu trưởng Đại học Waikato
Việt Nam quyết tâm cao trong việc phòng chống buôn bán trái phép
động vật hoang dã
Bộ trưởng Nhạ trả lời chất vấn vụ điều giáo viên đi tiếp khách Icon
Video
Bộ trưởng Giáo dục: Đề án ngoại ngữ hơn 9.000 tỷ không đạt mục tiêu
Icon Video
Chủ tịch nước và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Cuba
Xem thêm
http://sittovietnam.com/trung-tam-kien-thuc/2078/sitto-nitro-thai-giai-phap.html
http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html
dai-bieu-chat-van-vi-sao-ong-trinh-xuan-thanh-ra-di-em-a
Đại biểu Ngô Văn Minh chất vấn Bộ Nội vụ về trường hợp ông Trịnh Xuân
Thanh.
Gọi vụ việc liên quan ông Trịnh Xuân Thanh là "tày trời", Uỷ viên thường
trực Uỷ ban pháp luật Ngô Văn Minh đặt hàng loạt câu hỏi với Bộ trưởng
Lê Vĩnh Tân.
Theo ông Minh, trong vụ việc này một mình ông Trịnh Xuân Thanh không thể
làm được nhiều vi phạm như vậy. "Nguyên nhân cốt lõi, trách nhiệm chính
yếu trong công tác quản lý cán bộ thế nào để ông này tuy bị khởi tố
nhưng lại “ra đi êm ả”, đủ chấn động dư luận?", ông Minh hỏi.
Hiện nay có bao nhiêu trường hợp “chuyển theo đường tiểu ngạch, không
chính hiệu” kiểu như ông Trịnh Xuân Thanh? Có văn bản nào quy định kiểu
luân chuyển này (từ Bộ Công thương về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu
Giang - PV)? Giải pháp ra sao?
Đại biểu Minh cũng đề nghị Bộ trưởng Công an trả lời, làm rõ trách nhiệm
của Bộ trong theo dõi, giám sát quản lý để ông Trịnh Xuân Thanh lặng lẽ
ra đi, rồi phải phát lệnh truy nã kiểu “con voi chui lọt lỗ kim” gây
bất bình trong dư luận.
Những câu hỏi trên có thể được Bộ trưởng Nội vụ trả lời vào phiên chất
vấn sáng 17/11.
Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh, để
điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam thời gian ông Thanh làm lãnh đạo tại đây.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng hồi tháng 10, Thường trực Ban Bí
thư Đinh Thế Huynh cho biết, ông Trịnh Xuân Thanh đã vượt biên trốn ra
nước ngoài rồi bay sang châu Âu.
Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme
Hoàng Phương - Hoài Thu
VnExpress... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/dai-bieu-chat-van-vi-sao-ong-trinh-xuan-thanh-ra-di-em-a-post180598.html | NongNghiep.vn
Một cầu thủ MU tiết lộ Jose Mourinho khiến một số học trò bối rối khi không giải thích vì sao họ không được ra sân.
MU: Mourinho lấp lửng khiến học trò bất bình
Hậu vệ Matteo Darmian trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ
Manchester Evening News đã nói rằng sự im lặng, không giải thích các
quyết định nhân sự của Jose Mourinho khiến các cầu thủ MU tỏ ra bối rối
và đôi lúc không bằng lòng.
Jose Mourinho
“Trong trường hợp của tôi, tôi không được ra sân mà không biết lý
do”, Darmian nói. “Tất nhiên đó là quyết định của HLV trưởng và tôi phải
chấp nhận, nhưng tôi tập luyện chăm chỉ và luôn cố gắng khi được điều
dụng”.
“HLV trưởng không bao giờ giải thích các quyết định của ông ấy trước
mỗi trận đấu, nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là ra sân và đá để thắng, không
gì khác. Tôi biết chúng tôi không có quyền buộc HLV phải nói, nhưng sẽ
tốt hơn nếu ông ấy giải thích rõ ràng những gì mình muốn”. MU: Pogba ăn mừng được đưa vào đề thi Toán
Paul Pogba là tiền vệ cực kỳ nổi tiếng trên thế giới, anh chuyển đến
“Quỷ đỏ” vào Hè năm nay với mức giá 89,3 triệu bảng. Kể từ đó Pogba là
cái tên chưa bao giờ hết Hot đối với rất nhiều fan hâm mộ trên toàn thế
giới.
Màn ăn mừng của Pogba gây sốt cộng động mạng
Gần đây, sức lan tỏa của Pogba đã vào tới cả môi trường sư phạm, nơi
các giáo viên cũng phát cuồng vì tài năng và các màn ăn mừng độc đáo của
tiền vệ người Pháp.
Hẳn không có ai lạ lẫm gì với điệu ăn mừng bàn thắng mang tên “DAB” của Paul Pogba,
từ thời cầu thủ này còn chơi bóng tại Juventus. Nhưng sẽ không ít người
ngạc nhiên khi trên Twitter ngày hôm qua, một người đã nhờ cộng đồng
mạng giải một bài toán có liên quan đến kiểu ăn mừng khá dị của tiền vệ
thuộc biên chế Manchester United
Mới đây một giáo viên đã lấy hình ảnh ăn mừng của Pogba để làm câu hỏi cho 1 bài toán:
“Lần đầu xuất hiện tại giải bóng bầu dục Mỹ vào năm 2015 ở giải bóng
bầu dục Mỹ NFL, kiểu ăn mừng "DAB" nhanh chóng trở thành trào lưu trên
toàn thế giới.
Các bạn hãy chứng minh việc Pogba là người có động tác ăn mừng hoàn
hảo nhất (dựa trên biểu đồ với hai hình tam giác vuông).” Ngoài hình vẽ
trên, tác giả cũng đưa ra thêm những con số để biến Pogba trở nên sinh
động hơn trong đề bài.
Bức ảnh bài toán của giáo viên trên nhận được khá nhiều phản hồi tích
cực và được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Ngay cả Pogba cũng
khá ngạc nhiên vì hiệu ứng này. “Điệu nhảy DAB thật sự có ích, tôi phải
công nhận điều này.”
Điệu nhảy ăn mừng mang tên "DAB"
Lúc này, tiền vệ của Manchester United mới chỉ ghi được 4 bàn kể từ
đầu mùa. Phong độ thất thường của Pogba vẫn đang khiến Mourinho đau đầu,
bởi so với mức giá gần 90 triệu bảng mà "Quỷ đỏ" đã bỏ ra thì tiền vệ
người Pháp vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Cuối tuần này, MU sẽ chạm trán với Arsenal tại khuôn khổ vòng 12 Ngoại hạng Anh.
Tất cả sẽ lại trông chờ Pogba tỏa sáng giống như cách đây không lâu khi
anh lập công giúp thầy trò Deschamps lội ngược dòng trước đội tuyển
Thụy Điển và chiếm lấy ngôi đầu bảng A, vòng loại World Cup 2018 khu vực
châu Âu.
Chiến lược hợp tác quân sự Mỹ - Philippines sẽ không thay đổi
Các binh sĩ Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chungAFP
Hợp tác quân sự Mỹ - Philippines
sẽ không thay đổi dù Tổng thống Rodrigo Duterte từng nói muốn chấm dứt
quan hệ đồng minh với Washington, theo chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình
Dương của Mỹ.
"Bất kể ông (Duterte) nói gì thi cũng chẳng có thay đổi nào đối với
Philippines", đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương
của Mỹ cho biết trong một sự kiện do trang tin Defense One tổ chức ở thủ đô Washington ngày 15.11, theo AFP.
Ông Harris cho biết lực lượng đặc nhiệm Mỹ vẫn tiếp tục tư vấn cho
Philippines trong việc đối phó với khủng bố ở miền nam Philippines. Bên
cạnh đó, máy bay trinh sát của Mỹ vẫn tiếp tục triển khai luân phiên tại
căn cứ không quân Clark trên đảo Luzon của Philippines.
Ông Harris cũng cho biết kế hoạch hợp tác và tăng cường quốc phòng
mà chính quyền tiền nhiệm Philippines đã đồng ý với Mỹ vẫn còn giá trị.
"Có năm căn cứ của Philippines được hai bên thống nhất cho Mỹ sử
dụng. Điều đó không thay đổi cho đến nay và tôi không có lý do gì để tin
rằng sẽ có sự thay đổi", AP dẫn lời ông Harris nói với các phóng viên.
Tuần tới, ông Harris sẽ gặp các quan chức cấp cao của Philippines
để thảo luận về kế hoạch cho các cuộc tập trận quân sự trong hai năm
tới. Phái đoàn Philippines sẽ do tướng Ricardo Visaya, Tổng tham mưu
trưởng quân đội Philippines dẫn đầu.
Chiến lược quân sự giữa hai nước cũng sẽ được làm rõ trong cuộc họp
vào tuần tới, dự kiến vào thứ ba 22.11. Theo ông Harris, hai nước sẽ có
những cuộc tập trận chung với quy mô lớn hơn trong năm 2017.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 16.11 đội đặc nhiệm của Mỹ và
Philippines bắt đầu đợt huấn luyện chung kéo dài trong một tháng với
mục tiêu trọng tâm là chống khủng bố, theo Manila Times.
"Đây là sự kiện huấn luyện quân sự tổ chức hàng năm nhằm kiểm tra
kỹ năng chiến đấu cơ bản của binh lính và cải thiện mối quan hệ quân sự
giữa Mỹ và Philippines. Lần này, chúng tôi tổ chức ở thành phố Palawan
(Philippines) với sự tham gia của lực lượng đặc nhiệm hai nước”, Đại tá
Benjamin Hao, người phát ngôn của quân đội Philippines cho hay.
Cuộc huấn luyện quân sự này tập trung vào nhiệm vụ cứu thương, huấn
luyện chiến thuật trong môi trường ven bờ, chiến đấu dưới nước và hoạch
định nhiệm vụ tác chiến trên không.
Kể từ khi nhậm chức hồi cuối tháng 6.2016, Tổng thống Duterte nhiều
lần tuyên bố Philippines sẽ chấm dứt tập trận chung, không làm đồng
minh quân sự với Mỹ.
Minh Quang
'Giáo sư tiên tri' dự đoán Trump sẽ bị phế truất
18:33 16/11/2016
"Giáo sư tiên tri" Allan Lichtman, người từng dự đoán chính xác tỷ phú
Trump trở thành ông chủ mới của Nhà Trắng, khẳng định tân tổng thống sẽ
bị luận tội và phế truất.
Chỉ vài ngày sau khi ứng cử viên đảng Cộng hoà đắc cử, "giáo sư tiên
tri" Allan Lichtman đưa ra dự báo không mấy khả quan: "Nhiều khả năng
ông Trump sẽ bị luận tội". Washington Post dẫn lời ông Lichtman dự đoán rằng tỷ phú
Trump sẽ bị Quốc hội luận tội và phế truất, do đảng Cộng hoà muốn "phó
tướng" Mike Pence làm tổng thống hơn.
"Tôi sẽ có một dự báo khác. Họ (đảng Cộng hoà) không muốn ông Trump
làm tổng thống, bởi họ không thể kiểm soát được ông ấy. Cũng rất khó
đoán xem ông Trump sẽ làm gì", ông Lichtman cho hay.
Hơn nữa, "giáo sư tiên tri" còn khẳng định đảng Cộng hoà muốn ông
Pence lên nắm quyền vì ông là người theo phe bảo thủ và dễ 'giật dây'.
"Tôi dự đoán rằng tân tổng thống Trump sẽ bị luận tội do làm điều gì đó
phương hại đến an ninh quốc gia hoặc lạm dụng chức quyền để làm giàu túi
tiền của mình", ông Lichtman nói.
"Giáo sư tiên tri" Allan Lichtman là người từng dự đoán ông Trump đắc cử tổng thống. Ảnh: Hollywood Reporter
Lichtman là nhà nghiên cứu sử học chính trị thuộc Đại học American
(Washington). Ông đưa ra dự đoán chính xác các kỳ bầu cử tổng thống Mỹ
trong hơn 30 năm nay.
Bên cạnh đó, giáo sư Lichtman không phải là người duy nhất dự báo tỷ
phú Trump sẽ bị phế truất. Cây bút David Brooks của New York Times cũng
cho rằng ông Trump có thể bị luận tội hoặc từ chức vào năm 2017.
Theo nhà nghiên cứu kinh tế, nhà báo Paul Craig Roberts, thứ trưởng
Tài chính thời Tổng thống Ronald Reagan, cho biết nếu thành công trong
kiềm chế quyền lực và ngân sách của tổ hợp an ninh quân sự Mỹ, tổng
thống tân cử Donald Trump có thể sẽ bị ám sát.
Dân trí Chiều 15/11 theo giờ Cuba (sáng 16/11 theo giờ
Hà Nội), ngay sau khi đến Thủ đô La Habana, Chủ tịch nước Trần Đại Quang
và Phu nhân cùng một số thành viên của Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà
nước Việt Nam đã đến chào Lãnh tụ Cách mạng Cuba Fidel Castro.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng chuyển đến
ông Fidel Castro lời chào đồng chí anh em thân thiết và lời chúc sức
khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các lãnh đạo và nguyên lãnh đạo
cấp cao của Đảng và Nhà nước ta; khẳng định Lãnh đạo và nhân dân Việt
Nam luôn ghi nhớ và đánh giá cao công lao, đóng góp to lớn của ông Fidel
Castro vào việc thiết lập, vun đắp và phát triển mối quan hệ đoàn kết
anh em và hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước
Việt Nam - Cuba suốt hơn nửa thế kỷ qua; nhấn mạnh Việt Nam kiên định
ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba anh em và coi
trọng tiếp tục tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc ông Fidel Castro
luôn mạnh khỏe để tiếp tục dẫn dắt sự nghiệp cách mạng Cuba và góp phần
thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết gắn bó keo sơn Cuba - Việt Nam.
Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro hoan nghênh Chủ tịch nước Trần
Đại Quang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam
thăm chính thức Cuba, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ anh em
truyền thống đặc biệt giữa hai nước; nhắc lại những ấn tượng sâu sắc
trong các chuyến thăm Việt Nam, đặc biệt là chuyến thăm vùng mới được
giải phóng ở Quảng Trị (9/1973); chúc mừng thành công Đại hội lần thứ
XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của nhân dân
Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.
Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại
Quang chúc mừng Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba đã tổ chức thành công
Đại hội Đảng lần thứ VII vào tháng 4 năm nay, cũng như những thành tựu
to lớn đạt được trong quá trình “Cập nhật hóa mô hình kinh tế” và những
thắng lợi vẻ vang trên mặt trận đối ngoại thời gian qua, tạo tiền đề
quan trong cho công cuộc phát triển đất nước của nhân dân Cuba trong
tình hình mới, đồng thời không ngừng nâng cao vai trò và vị thế của Cuba
ở khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thông báo cho ông Fidel Castro về
tình hình Việt Nam gần đây, kết quả Đại hội Đảng lần thứ XII và nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chủ tịch
nước Trần Đại Quang và ông Fidel Castro cũng ôn lại những dấu mốc lịch
sử nổi bật trong quan hệ hai nước hơn 50 năm qua và cùng trao đổi về một
số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đến sân bay Quốc tế Jose Marti. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Trước đó, vào lúc 13 giờ 00 ngày 15/11 theo giờ địa phương (01 giờ 00
ngày 16/11 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang
đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Jose Marti ở thủ đô La Habana. Ra đón
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Salvador Vandes Mesa, đại diện lãnh đạo
Bộ Ngoại giao Cuba. Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Cuba Dương
Minh và Phu nhân, cùng các cán bộ Đại sứ quán, các cơ quan của Việt Nam
tại Cuba, cùng đông đảo sinh viên và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba.
Ngay khi xuống sân bay Jose Marti, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã
trả lời phỏng vấn báo chí Cuba và các phóng viên Việt Nam tháp tùng
đoàn. Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng dẫn đầu Đoàn đại biểu
cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam sang thăm đất nước Cuba tự do,
tươi đẹp, anh hùng và mến khách - mảnh đất quê hương của Jose Marti,
Fidel Castro và nhiều người con ưu tú khác; cảm ơn sự đón tiếp trọng
thị, thân tình mà lãnh đạo và nhân dân Cuba dành cho Đoàn ngay khi đặt
chân đến đất nước Cuba, thể hiện mối quan hệ thắm tình đồng chí, anh em
vốn luôn gắn kết hai dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử gần 6 thập kỷ
qua.
Ông Salvador Valdes, Uỷ viên Bộ
Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba (người mặc áo trắng) đón
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tại sân bay Quốc tế Jose
Marti. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Cán bộ nhân viên Đại sứ quán,
lưu học sinh Việt Nam tại Cuba đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu
nhân tại sân bay Quốc tế Jose Marti. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, chuyến thăm lần này mang theo
tình đoàn kết anh em và sự ủng hộ kiên định trước sau như một của Đảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng chính nghĩa
của nhân dân Cuba anh em, cũng như niềm tự hào về mối quan hệ mẫu mực
Việt Nam - Cuba. Chuyến thăm cũng là dịp để Chủ tịch nước và Đoàn được
tận mắt chứng kiến và chúc mừng lãnh đạo, nhân dân Cuba anh em về những
thành tựu kinh tế-xã hội to lớn và những thắng lợi ngoại giao quan trọng
của Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba trong thời gian qua, tạo thế và lực
mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước, không ngừng nâng
cao vị thế và uy tín của Cuba ở khu vực và trên trường quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, lãnh đạo hai nước Việt Nam và
Cuba nhân dịp này cũng sẽ tập trung trao đổi về các biện pháp nhằm tiếp
tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba trên tất cả
các lĩnh vực, coi trọng tăng cường quan hệ chính trị tin cậy, đẩy mạnh
và từng bước đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song
phương lên ngang tầm quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Việt Nam và Cuba
cũng tiếp tục sát cánh, ủng hộ lẫn nhau tại các tồ chức quốc tế và diễn
đàn đa phương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mỗi
nước; đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở
hai khu vực và trên thế giới.
TTXVN
Cú đấm quyết định đã tung ra: Nga dốc toàn lực, ném vũ khí hiện đại nhất vào Syria!
Nguyễn Bình |
31
Tiêm kích Su-30SM của Lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga.
Liên quân do Mỹ dẫn đầu giành được những chiến thắng tại Mosul, Iraq
và lấn sân sang Aleppo, Syria, khiến Nga như ngồi trên đống lửa. TT
Putin đã ra lệnh: Dốc toàn lực, đập nát IS.
Chỉ
trong ít ngày qua, Quân đội Nga đã điều động một lực lượng cực lớn binh
sĩ cùng những vũ khí, khí tài hiện đại nhất tới chiến trường Syria nhằm
thực hiện cú đấm quyết định, giáng những đòn sấm sét đập nát lực lượng
IS đang cố thủ ở thành phố Aleppo và các thành phố khác.
Đích
thân Tổng thống Nga Putin đã giành sự quan tâm đặc biệt tới tình hình ở
đây và yêu cầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergei Shoigu báo cáo về nhiệm
vụ đảm bảo thực hiện chiến dịch không kích hiệu quả, yểm trợ hỏa lực hữu
hiệu cho các lực lượng Nga ở Syria.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.
"Tôi yêu cầu ông và Bộ Tổng tham mưu phải tiến hành ngay lập tức các biện pháp đảm bảo an toàn cho các căn cứ ở Tartus và Hmeimin trước các mối đe dọa từ trên không và trên biển. Những hành động nào đã được thực hiện?", TT Putin hỏi ông Shoigu.
Người
đứng đầu Quân đội báo cáo rằng các lực lượng vũ trang Nga đã triển khai
và hoàn tất một loạt các hành động cụ thể để tổ chức một "hệ thống
phòng thủ nhiều lớp". Ông Shoigu đề cập tới các tổ hợp tên lửa phòng
không S-400, S-300 và tên lửa bờ Bastion.
"Thưa
Tổng thống, như ngài đã biết, chúng tôi triển khai một hệ thống tên lửa
phòng không S-400 ở đó từ khá lâu. Sau đó, thêm một tổ hợp S-300 nữa đã
được bổ sung tới đây làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời. Cùng với đó là các
tổ hợp tên lửa bờ Bastion cũng được triển khai để đảm bảo an toàn tuyệt
đối trên hướng biển.
Nhờ
những tổ hợp vũ khí hiện đại này, chúng tôi có thể phòng thủ hữu hiệu
trước những mối đe dọa từ những mục tiêu trên biển và trên bộ", Bộ
trưởng Shoigu nói và giải thích thêm rằng những tổ hợp vũ khí này tạo
thành những ô phòng thủ có bán kính 350km trên biển và 450km trên bộ.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf triển khai ở Syria và được bảo vệ bởi Pantsir-S1.
"Nhóm tác chiến tàu sân bay trên biển liệu có an toàn trong ô hỏa lực của các tổ hợp tên lửa bờ Bastion?",
TT Putin hỏi tiếp nhằm tìm câu trả lời thỏa đáng. Bộ trưởng Quốc phòng
báo cáo thêm rằng, các tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir cũng được
triển khai dày đặc để sẵn sàng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp.
Theo
ông Shoigu, 4 tháng trước, các tổ hợp tên lửa phòng không S-200 của
Syria đã được hồi phục sức chiến đấu. Hiện nay chúng đang được triển
khai bảo vệ nội địa Syria và hiệp đồng với những lực lượng Nga có mặt
tại đây bảo vệ an toàn các căn cứ.
Như
vậy, có thể thấy, Nga đã lần lượt đưa tới chiến trường Syria những vũ
khí trang bị hiện đại nhất của mình, kể cả những loại mới ra lò, chưa
từng thực chiến như tiêm kích đa năng Su-30SM, Su-34, Su-35, trực thăng
Mi-28, Ka-52 và gần đây nhất là át chủ bài - tiêm kích đánh chặn MiG-31
nhằm che đầu cho quân nhà trước các mối đe dọa từ trên không.
Hải
quân Nga cũng đã tung gần như toàn bộ 2 hạm đội Biển Bắc và Biển Đen
với tàu sân bay Kuznetsov (kèm tiêm kích Su-33, MiG-29K, trực thăng
Ka-52K), các tàu tên lửa cỡ lớn, tàu ngầm tấn công,...
Biên đội tác chiến tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang hoạt động ở ngoài khơi Syria.
Cú đấm quyết định đã tung ra
Lệnh tổng tấn công đã được phát ra chiều qua theo giờ Việt Nam: "Hôm
nay lúc 10h30 và 11h (giờ Moscow), lực lượng không quân của Hải quân
Nga bắt đầu chiến dịch quy mô lớn tấn công lực lượng khủng bố IS và
Al-Nusra (Al Qaeda Syria) tại các tỉnh Idlib và Homs" - Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu tuyên bố.
Các
tên lửa hành trình Kalibr liên tiếp được phóng đi, tên lửa bờ Bastion
cũng khai hỏa kết hợp cùng Không quân, Không quân Hải quân Nga gồm cả
những máy bay ném bom chiến lược Tu-160, Tu-95 và Không quân Syria, cùng
lúc tấn công vào các vị trí của lực lượng hồi giáo cực đoan.
Như
vậy, chiến dịch giải phóng Aleppo đã chính thức được liên quân Nga -
Syria tiến hành bằng những đòn hỏa lực sấm sét. Đây là điều đã được dự
báo từ trước, khi Nga dồn dập triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay cùng
nhiều tàu chiến, tàu ngầm tới ngoài khơi Syria.
Liên
quân do Mỹ dẫn đầu giành được những chiến thắng tại Mosul (Iraq) và lấn
sân sang Aleppo (Syria) khiến Nga như đang ngồi trên đống lửa. TT Putin
đã ra lệnh: Dốc toàn lực, đập nát IS và các nhóm khủng bố.
Hãy
chờ xem những diễn biến mới trên chiến trường khốc liệt ở Syria, xem
liên quân Nga - Syria với binh hùng, tướng mạnh cùng nhiều vũ khí hiện
đại bậc nhất có dứt điểm nhanh được Aleppo và các thành phố khác hay
không!
theo Trí Thức Trẻ
Tiếp nhận tiêm kích Su-35: Phi công sang tận nhà máy KnAAPO (Nga) để chuyển về đơn vị
Tuấn Sơn |
4
Tiêm kích Su-35S
Vừa được bàn giao cho một trung đoàn không quân của Quân khu Tây
chúng tôi, lô tiêm kích Su-35 đã sẵn sàng làm nhiệm vụ trực chiến, sĩ
quan phụ trách dịch vụ báo chí tuyên bố.
"Nhóm phi công và thợ kỹ thuật
của một trung đoàn không quân thuộc Quân khu Tây (Nga) đã hoàn thành các
thủ tục tiếp nhận những chiếc máy bay này tại nhà máy sản xuất ở Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO).
Các phi công đang hoàn tất những bước chuẩn bị cuối cùng để chuyển sân các máy bay tiêm kích Su-35 đầu tiên về căn cứ đóng tại Nước Cộng hòa Karelia.
Cùng lúc đó, các nhóm kỹ sư, thợ kỹ thuật đang tiếp tục làm thủ tục để chuẩn bị tiếp nhận lô Su-35 thứ hai", sĩ quan phụ trách dịch vụ báo chí Quân khu Tây cho biết thêm.
Su-35
là dòng tiêm kích phản lực đa năng siêu cơ động thế hệ 4++ của Nga.
Chúng được trang bị động cơ điều chỉnh hướng lực đẩy véc-tơ cực mạnh,
cho phép thực hiện các động tác thao diễn siêu hạng và đạt tốc độ tối đa
2.500km/h.
Tiêm kích Su-35 trong xưởng. Ảnh minh họa.
Nhờ
lượng dự trữ nhiên liệu lớn, tiêm kích Su-35 có thể bay liên tục
3.400km mà không cần phải tiếp dầu hoặc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu
trong bán kính tới 1.600km.
Chúng
được trang bị pháo hàng không 30mm cùng 12 giá treo để mang được nhiều
loại tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa diệt hạm và bom có
điều khiển chính xác cũng như các loại bom "ngu".
Về
tính năng tuyệt hảo của tiêm kích đa năng Su-35 thì không chỉ chuyên
gia hàng không quân sự Nga khen ngợi và hết sức tự hào, mà hầu hết các
chuyên gia Mỹ và phương Tây cũng hết sức khâm phục và lưu tâm đặc biệt
tới dòng máy bay này.
Bởi
lẽ, theo họ Su-35 xếp vào thế hệ 4++, có sự thay đổi đáng kể về chất so
với các máy bay chiến đấu thế hệ 4, nhất là khi nó được trang bị nhiều
vũ khí, khí tài đã và đang được ứng dụng trên các máy bay tàng hình thế
hệ 5 Sukhoi T-50 Pak-FA của Nga.
Đã
có nhiều chuyên gia đánh giá sức mạnh của Su-35 không thua kém bao
nhiêu so với các máy bay tiêm kích hiện đại nhất hiện nay như F-22, F-35
của Mỹ. Thậm chí trong một số trường hợp các loại máy bay tàng hình kia
còn bị nó bắn hạ một cách dễ dàng.
theo Trí Thức Trẻ
Tiến sỹ Úc nhận định về sức mạnh Hải quân - Không quân Việt Nam và khu vực Châu Á - TBD
Nguyễn Bình |
12
Hải quân Việt Nam.
Theo Viện Nghiên cứu Chính sách chiến lược Australia (ASPI), hơn một
thập kỷ qua, các quốc gia trong khu vực Châu Á-TBD tăng chi tiêu quốc
phòng và gấp rút hiện đại hóa hải quân.
Đó là nhận xét chung trong Báo cáo
đặc biệt mang tên "Crowded waters: Naval competition in the Asia–Pacific
- Vùng biển nhộn nhịp: Cạnh tranh hải quân ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" của Tiến sĩ Sheryn Lee - thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách chiến lược Australia (ASPI).
Bài
viết cho rằng, quyết định mua sắm vũ khí trong khu vực bị chi phối bởi
nhiều yếu tố như quan hệ chiến lược cả đối ngoại cũng như đối nội. Sự
bành trướng liên tục trên biển của Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới
những chương trình hiện đại hóa quân đội của các bên liên quan.
Theo
đó, các quốc gia trong khu vực chú trọng tăng cường mua sắm khí tài
trinh sát biển tầm xa và các hệ thống tình báo tín hiệu hiện đại, tàu
chiến mặt nước có thời gian hành trình lâu hơn, được trang bị hệ thống
tên lửa diệt hạm, cũng như mua sắm tàu ngầm và máy bay chiến đấu, trinh
sát tầm xa.
Tàu hải quân Trung Quốc.
Có
thể nói rằng, sức mạnh không quân và hải quân được các quốc gia chú
trọng phát triển minh chứng rõ nét cho tình huống chiến lược ở khu vực,
mặc dù trong một số trường hợp lục quân vẫn đóng vai trò quyết định, như
ở Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.
Trong
bối cảnh đó, báo cáo của tiến sỹ Lee đưa ra một số đánh giá cụ thể về
xu hướng mua sắm vũ khí của một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương. Ở Đông Bắc Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan. Ở Đông Nam Á, báo cáo đề cập tới Indonesia, Singapore, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Thái Lan.
Các
phân tích được sử để đánh giá những tác động tiềm tàng tới vị trí chiến
lược của Australia trong khu vực và tới Lực lượng vũ trang Australia.
Chi tiêu quốc phòng Đông Bắc Á tăng
Thống kê chi tiêu quốc phòng trong khu vực cho thấy có sự khác biệt giữa các quốc gia Đông Bắc Á với các nước ở Đông Nam Á.
Cụ
thể, ở Đông Bắc Á, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm tới 51% tổng chi tiêu
quốc phòng của khu vực trong năm 2013 khi chi tới 153 tỷ USD.
Bắc
Kinh đã mạnh tay tăng chi cho quân đội kể từ sau cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008 và chi tiêu của họ tăng đột biến, vượt trội hơn
so với phần còn lại gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, những nước và vùng
lãnh thổ vốn chỉ có sự tăng nhẹ trong những năm gần đây.
Chi tiêu quốc phòng ở Đông Nam Á tăng, nhưng còn khiêm tốn
Ở
Đông Nam Á, chi tiêu quốc phòng khiêm tốn hơn nhiều so với Đông Bắc Á,
nhưng xu hướng chung vẫn tăng. Tuy nhiên, bức tranh ở khu vực này lại
phức tạp hơn nhiều. Có thể thấy rằng, Biển Đông là yếu tố mang tính
chiến lược chi phối xu hướng mua sắm vũ khí của các quốc gia tại đây,
đặc biệt là tàu ngầm.
Về số chi tiêu
quốc phòng tuyệt đối (quy đổi ra USD) của các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á vẫn rất khiêm tốn so với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần lưu ý là sau cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu (đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia Đông Nam Á,
trừ Singapore và Indonesia), chi tiêu quốc phòng ở khu vực vẫn tiếp tục tăng.
Singapore
vẫn đứng đầu với chi tiêu quốc phòng năm 2013 ước 12,3 tỷ USD, tương
đương khoảng 5% GDP và chiếm chừng 23% tổng chi tiêu quốc phòng cả khu
vực.
Trong khi
đó, Malaysia và Thái Lan cũng tăng đáng kể ngân sách quốc phòng nhưng so
với GDP thì vẫn ở mức thấp, chiếm chưa tới 1%, tương tự như
Philippines.
So sánh chi tiêu quốc phòng và các chương trình mua sắm ở khu vực Đông Nam Á cho thấy có sự tăng liên tục cho tới năm 2011.
Tuy
nhiên, từ năm 2012 trở đi, số lượng vũ khí mua sắm có giảm, trong khi
tổng chi ngân sách quốc phòng vẫn tăng, cho thấy các quốc gia ở đây đầu
tư ít hơn về số lượng, nhưng lại tập trung vào những loại hiện đại, uy
lực mạnh hơn.
Mặc
dù vậy, dù nỗ lực để hiện đại hóa quân đội, nhưng dường như các quốc
gia Đông Nam Á (ngoại trừ Singapore) vẫn chưa phát triển được năng lực
tự chủ sản xuất. Việc vận hành và bảo đảm khả năng hoạt động của những
vũ khí tối tân cũng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện dần dần.
Các quốc gia chi tiêu quốc phòng, mua sắm vũ khí như thế nào?
Trung Quốc
Định
hướng chính của chương trình hiện đại hóa quốc đội là tăng sức mạnh
chiến đấu để đối phó với sự can thiệp của Hải quân và Không quân Mỹ vào
khu vực, đặc biệt là ở eo biển Đài Loan.
Bất
chấp sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân
sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn giữ được mức tăng 2 con số gần như
liên tục kể từ năm 1988 và đạt mức gấp 8 lần trong vòng 20 năm qua.
Trong
tháng 3/2014, Bắc Kinh tuyên bố tăng 12,2% ngân sách quốc phòng, lên
mức 132 tỷ USD. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi hiện thực hóa
"những giấc mơ Trung Hoa" để biến nước này thành một siêu cường ngang
ngửa với Mỹ.
Chương
trình hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc bắt đầu từ đầu thập niên 1990,
tập trung vào một loạt dự án mua sắm vũ khí bao gồm tên lửa đạn đạo diệt
hạm, tàu ngầm và tàu mặt nước. Hải quân Trung Quốc hiện có lực lượng
tàu ngầm tấn công lớn nhất thế giới (62 chiếc), trong khi Hải quân Mỹ
lại giảm xuống chỉ còn 53 chiếc vào năm 2009.
Tàu ngầm Trung Quốc.
Tuy
nhiên, tàu ngầm Mỹ đều sử dụng động cơ hạt nhân thì hầu hết tàu ngầm
Trung Quốc là loại diesel - điện. Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực phát
triển lực lượng tàu sân bay với số lượng tới 4 chiếc, đảm bảo trong bất
cứ thời gian nào cũng có ít nhất 1 chiếc đang triển khai trên biển.
Nhật Bản
Tháng
7 năm 2014, Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố một cải cách quan
trọng đó là sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, theo đó cho phép Lực lượng phòng
vệ Nhật bản có quyền triển khai lực lượng ra nước ngoài và mở rộng định
nghĩa "phòng vệ" bao hàm cả việc trợ giúp đồng mình hay còn gọi là phòng
thủ tập thể.
Mặc
dù chính quyền của tổng thống Mỹ Obama cam kết đảm bảo an ninh khu vực,
nhưng dường như Nhật Bản vẫn lo xa khi quyết định mua sắm những vũ khí
tối tân nhất, bao gồm tên lửa đánh chặn SM-3 trên hạm tàu, 42 tiêm kích
tàng hình thế hệ 5 F-35A, hệ thống tác chiến phòng không Aegis và sẵn
sàng đầu tư nhiêu hơn nữa.
Bất
chấp kinh tế đình đốn, Tokyo vẫn giữ nguyên tỷ lệ chi ngân sách quốc
phòng chiếm 1% GDP. Mặc dù tỷ lệ này không cao so với nhiều nước trong
khu vực, nhưng có vẻ như Nhật Bản đã và đang sử dụng rất hiệu quả trong
việc duy trì, nâng cấp hiện đại hóa và mua sắm mới.
Trong
vòng 4 năm tới, lực lượng tàu ngầm Nhật Bản sẽ tăng từ 16 lên 22 chiếc,
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng mua thêm 13 máy bay tuần tra săn ngầm
nội địa Kawasaki XP-1 để thay thế các máy bay P-3C
hết niên hạn và bắt đầu từ năm tài chính 2015, Nhật Bản sẽ triển khai
máy bay không người lái Global Hawk,...
Vùng lãnh thổ Đài Loan
Đài
Loan hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình với trọng tâm là để đối
phó với Trung Quốc. Mặc dù Mỹ tiếp tục khẳng định sẽ bảo vệ Đài Loan
trước mọi cuộc tấn công nhưng những động thái quanh eo biển Đài Loan ảnh
hưởng rất mạnh tới an ninh khu vực.
Mục đích hiện đại hóa của Đài Loan là để sẵn sàng cho một cuộc chiến phi đối xứng với Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Báo
cáo Quốc phòng năm 2013 của Đài Loan đã chỉ rõ sự tác động của sức mạnh
ngày càng tăng của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tới nỗ lực đảm
bảo an ninh của Mỹ cho Đài Loan một khi Bắc Kinh quyết định sử dụng vũ
lực.
Báo cáo này nhận định rằng tới
năm 2020, Trung Quốc có thể sẽ phát động tấn công Đài Loan, nhưng bất
ngờ là trong khi Trung Quốc mạnh tay chi tiêu quốc phòng thì vùng lãnh
thổ này lại có xu hướng giảm, ngân sách hàng năm duy trì ở mức thấp, chỉ
khoảng 2% GDP trong năm 2014, còn xa mới đạt tới mức mong muốn là 3%.
Yêu cầu thay thế 2 tàu ngầm có từ thập niên 1960 bằng 6 tàu ngầm diesel-điện vẫn chưa thể thực hiện.
Để
tuần tiễu biển, hiện lực lượng này đã sở hữu 12 chiếc P-3C Orion có thể
mang tên lửa diệt hạm. Đài Loan cũng tiếp tục bày tỏ mong muốn nâng cấp
các máy bay tiêm kích F-16A/B già cỗi lên chuẩn F-16C/D và tuyên bố mục
tiêu dài hạn là đặt mua tiêm kích tàng hình F-35B, bất chấp việc
Washington không sẵn lòng chuyển giao.
Việt Nam
Việt
Nam đang hiện đại hóa hải quân và không quân để tăng cường khả năng bảo
vệ chủ quyền trước nguy cơ những diễn biến bất lợi trên Biển Đông. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập kỷ qua, cho phép Việt Nam
có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng.
So
với các nước láng giềng Đông Nam Á, tiềm lực quốc phòng Việt Nam đã có
sự chuyển biến mạnh mẽ hơn. Tháng 12/2013, Hải quân đã tiếp nhận chiếc
đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo-636 đặt mua từ Nga và dự kiến sẽ
nhận đủ theo hợp đồng vào năm 2016.
Tháng
8/2013, Việt Nam ký hợp đồng đặt mua thêm 12 chiếc tiêm kích đa năng
Su-30MK2, bổ sung thêm máy bay hiện đại có thể mang tên lửa chống tàu
cho lực lượng không quân.
Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Báo PK-KQ.
Ngoài
ra, Việt Nam cũng đặt hàng thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, nâng
tổng số lên 6 chiếc. Trong số 4 chiếc đã có thì 2 chiếc dường như có khả
năng tiến công mặt đất và 2 chiếc còn lại có khả năng chống ngầm.
Việt
Nam cũng có thể đang cân nhắc một số lựa chọn nhằm mục tiêu thay thế 11
tàu chiến và 5 tàu khinh hạm có từ thời Xô Viết đã đến cuối vòng đời.
Trong một diễn biến khác, Nhật Bản tuyên bố cung cấp cho Việt Nam 6 tàu
tuần tra.
Sức mạnh của các tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Việt Nam được đảm bảo bởi tên lửa diệt hạm Kh-35 của Nga.
Tuy nhiên, việc thay thế, hiện đại hóa lực lượng này cần thêm một thời gian nữa để hoàn thành.
Philippines
Quốc
gia này phải đối mặt với những vấn đề an ninh nội địa nghiêm trọng
khiến họ phải chú ý đầu tư cho lục quân và thủy quân lục chiến. Tuy
nhiên, sức ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông buộc Quân
đội Philippines phải được ưu tiên mạnh hơn và khỏa lấp những yếu kém hiện hữu.
Ngân sách quốc phòng của
Philippines có sự tăng trưởng ấn tượng từ mức 2 tỷ USD năm 2010 lên mức
2,9 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ so với GDP lại giảm, từ mức 1,2% năm 2010,
xuống còn 0,73% năm 2014.
Tàu hải quân Philippines.
Không
quân Philippines dường như không tồn tại. Lần xuất kích huấn luyện cuối
cùng của một chiếc máy bay chiến đấu phản lực (F-5) là vào năm 2005, kể
từ đó trở đi, không có bất cứ chiếc máy bay chiến đấu nào còn bay được.
Không
những chưa có kinh nghiệm thực chiến, phi công Philippines cũng vấp
phải vấn đề nghiệm trọng trong huấn luyện do thiếu tiền. Nhận thức được
vấn đề, gần đây quốc gia này đã đặt mua 12 chiếc máy bay chiến đấu hạng
nhẹ FA-50 và 8 trực thăng vũ trang Bell 412. Tuy nhiên, các loại máy bay
này vẫn chủ yếu dùng cho mục đích huấn luyện.
Hải
quân Philippines ở trong tình trạng tồi tệ, không có tàu ngầm và tàu
mặt nước hiện đại nhất là tàu khu trục đã qua sử dụng từ thế chiến thứ
II của Mỹ.
Hiện nay, Hải quân
Philippines chỉ có một số tàu tuần tra cỡ nhỏ mua của Hàn Quốc và Nhật
Bản. Tuy vậy, nươc này vẫn nuôi tham vọng đặt mua 2 tàu ngầm
diesel-điện, 2 khinh hạm, 2-3 tàu tuần tra tốc độ cao cùng 8 tàu đổ bộ.
(ĐSPL) -
Khi đang tiến hành tháo dỡ để thi công công trình nhà mẫu giáo kiêm nơi
sinh hoạt cộng đồng, một mảng bê tông bất ngờ đổ sụp khiến một công nhân
tử vong.
Theo thông tin từ
TTXVN, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 9h ngày 16/11, tại nhà số 22 đường
Lê Lợi (khu vực 4 phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
Thời điểm này, có 4 công nhân đang làm việc tại đây, riêng anh Nguyễn
Hữu Đức (25 tuổi, trú ở khu vực 1, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn,
Bình Định) bị khối bê tông đè lên và tử vong ngay sau đó.
Cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc. Ảnh: N.Trần
Liên
quan đến vụ tai nạn trên, báo Tuổi trẻ đưa tin, vào thời điểm trên, anh
Đức cùng 3 công nhân khác đang ngồi trên tầng 2 đục sàn bê tông thì một
mảng lớn sàn bê tông bất ngờ sụp xuống.
Anh
Đức rơi xuống đất và bị khối bê tông đè lên người. Ngay sau đó, nạn
nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa Bình Định cấp cứu nhưng do chấn
thương vùng đầu quá nặng, anh Đức đã tử vong.
Được
biết, ngôi nhà được xây dựng trước năm 1975 đã mục nát, xuống cấp nên
các công nhân đang tiến hành tháo dỡ để thi công công trình nhà mẫu giáo
kiêm nơi sinh hoạt nhân dân khu vực 4, phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, các cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tra làm rõ vụ việc.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về hành vi xây dựng trái phép:
-
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với xây
dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc
trường hợp quy định tại điểm b, c, khoản 3 Điều 13 Nghị định
121/2013/NĐ-CP.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
-
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công
trình thuộc tường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công
trình hoặc lập dự án xây dựng công trình.
-
Phần xây dựng trái phép sẽ bị buộc phải dỡ bỏ. Tuy nhiên nếu như hành
vi vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng các công trình lân cận,
không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì
ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất
hợp pháp có được bằn 40% giá trị phần xây dựng trái phép….Sau khi chủ
đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì giấy phép xây dựng được điều chỉnh
hoặc cấp giấy phép xây dựng mới.
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.
Ngọc Linh (tổng hợp)
Nguồn: Tinnhanhonline.vn
Trưởng công an xã xin thôi chức sau khi đánh một người dân
Tự
nhận thấy uy tín giảm sút sau sự cố đánh một người dân, Trưởng công an
xã Vinh Thanh (tỉnh Thừa Thiên Huế) viết đơn xin thôi chức.
Ngày 16/11, ông Đỗ Thanh Sơn (Bí thư Đảng ủy xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, ông Nguyễn Hồng Anh - Trưởng công an xã
này, vừa có đơn xin thôi chức sau khi làm một người dân bị thương phải
nhập viện.
Trụ sở UBND xã Vinh Thanh. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo ông Sơn, sau khi nhận đơn, Đảng ủy xã đã họp và thống nhất kiến
nghị lên Huyện ủy, UBND huyện Phú Vang ra quyết định kỷ luật và cho ông
Anh thôi chức vụ.
"Sau khi xảy ra việc xô xát với người dân, ông Anh có thái độ thành
khẩn, hỗ trợ chi phí thuốc men cho người này. Lý do ông xin thôi chức là
tự nhận thấy uy tín giảm sút" ông Sơn nói.
Trước đó khoảng 21h ngày 14/10, ông Nguyễn Hồng Anh xô xát với anh Đỗ
Văn Thoại khi anh Thoại đứng xem cảnh sát giao thông xử lý người vi
phạm. Trong lúc xô xát, ông Anh dùng gậy gỗ đánh trúng anh Thoại gây thương tích. Thời gian anh Thoại nhập viện chữa trị, Trưởng công an xã Hồng Anh 4 lần đến thăm hỏi, đưa 10 triệu đồng hỗ trợ chi phí điều trị.
Võ Thạnh
HN: Xế hộp tông liên tiếp 2 xe máy, 4 người gặp nạn
Khoảng 13h40 ngày 16/11, một chiếc xe ô tô hiệu Mercedes mang BKS 30E
- 105.80 đang lưu thông trên đường Cao Bá Quát (Ba Đình, Hà Nội) thì
bất ngờ va chạm với hai xe máy đi cùng chiều khiến 2 chiếc xe này ngã ra
đường. Chiếc xe ô tô chỉ chịu dừng lại khi đâm vào một gốc cây phượng
ven đường.
Bà Vinh (người dân sống gần khu vực xảy ra vụ tai nạn) kể, vào thời
điểm trên bà đang đứng ở gần nhà thì nghe tiếng động lớn. Khi chạy ra,
bà thấy xe ô tô đâm thẳng vào gốc cây phượng ven đường.
"Lúc đó có 2 xe máy bị đâm đổ ra đường. Có 4 người ngồi trên 2 xe máy
hiệu Vision và PS bị thương và chảy máu nhiều chỗ trên người. Lái xe ô
tô sau đó đã rời khỏi hiện trường", Bà Vinh nói.
Hai chiếc xe máy của các nạn nhân bị hư hỏng nhiều chỗ
Bà Đặng Minh Thu (người chứng kiến vụ tai nạn) kể lại: "Chiếc xe ô tô
ban đầu đang đỗ ven đường, người lái xe là nam giới khoảng 40 tuổi sau
khi gây tai nạn đã rời khỏi hiện trường với vẻ mặt hoảng hốt."
Thông tin ban đầu, nguyên nhân dẫn tới sự việc là do lái xe dừng xe ở
ven đường nghe điện thoại, trong lúc không để ý lái xe đạp nhầm chân
ga, ô tô vọt lên đâm vào 2 xe máy phía trước.
Theo ghi nhận của PV tại hiện trường, chiếc xe ô tô bị hư hỏng phần
đầu bên ghế phụ. 2 xe máy của các nạn nhân bị hư hỏng nặng. Sau khi vụ
tai nạn xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt phân luồng giao thông, bảo vệ hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ việc.
Xe ô tô gây tai nạn chỉ chịu dừng lại khi đâm vào gốc cây phượng ven đường
Thân cây phượng bị gãy, tróc sau cú va chạm mạnh.
Theo Việt Linh - Minh Đức (Dân Việt)
2 tên cướp giật iPhone bị người dân khống chế
(PLO)- Hai tên cướp thấy người phụ nữ ngồi trên xe máy cầm điện
thoại iPhone thì áp sát cướp giật nhưng nạn nhân đã giằng lại được.
Ngày 16-11, Công an quận 3, TP.HCM vừa
ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lâm Cẩm Thắng (19 tuổi, ngụ
quận 3) và Trần Hữu Phát (19 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) để điều tra về
hành vi cướp giật tài sản.
Trước đó, vào trưa 11-11, Phát điều
khiển xe máy biển số 59S2-530.09 đến nhà Thắng rủ đi cướp giật và được
bạn đồng ý. Sau đó, cả hai ngồi trên xe máy chạy qua nhiều tuyến phố để
tìm cơ hội ra tay.
Hai tên cướp bị công an bắt giữ để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.
Đến
đầu giờ chiều, Thắng và Phát đi vào hẻm 790 đường Nguyễn Đình Chiểu
(phường 4, quận 3) thì phát hiện chị Võ Thị Minh (32 tuổi, ngụ quận 3)
cầm điện thoại iPhone ngồi trên xe máy nên áp sát cướp giật. Tuy nhiên, chị Minh đã phát hiện được nên giằng lại. Cả hai liền tăng ga bỏ chạy, nạn nhân liền hô hoán.
Phát hiện sự việc, anh Trần Thanh Hùng
(50 tuổi, ngụ quận 3) đang uống nước gần đó, ném chiếc ghế nhựa vào xe
của Thắng và Phát khiến cả hai bị ngã xe.
Anh Hùng cùng người dân lao vào khống
chế được Phát, riêng Thắng bỏ chạy được. Phát cùng chiếc xe tang vật
được giao nộp cho công an điều tra xử lý.
Tại cơ quan điều tra, Phát đã khai
nhận toàn bộ sự việc. Thắng cũng bị bắt không lâu sau đó. Cả hai thừa
nhận hành vi phạm tội và khai có sử dụng ma túy đá.
(*) Tên nạn nhân đã được thay đổi.
“Quầng sáng” trong bức tranh tối màu ngành thép
Giá thép rơi tự do khiến đa phần doanh nghiệp ngành thép niêm yết
lao đao, nhưng vẫn còn một số DN như Hòa Phát, Hoa Sen… có lợi nhuận khá
tốt.
Giá quặng sắt thế giới liên tục đổ dốc
trong những năm qua là nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động thua lỗ của
hàng loạt doanh nghiệp thép.
Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà
chuyên môn, bên cạnh sự thua lỗ của hầu hết các doanh nghiệp thép lớn,
thì vẫn có một số doanh nghiệp tăng trưởng, chủ yếu trong khâu cuối của
chuỗi giá trị thép. Đó là các hãng sản xuất thép phục vụ công nghiệp phụ
trợ.
Giá thép giảm sâu khiến biên lợi nhuận của hầu hết công ty sản xuất thép giảm mạnh, thậm chí thua lỗ
Đưa ra những phân tích riêng về ngành
thép Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hội hội Thép Việt Nam
cho biết, ngành công nghiệp thép Việt Nam chưa vận hành tối đa công
suất, trong khi sản phẩm thép nhập khẩu vẫn tăng rất mạnh, đặc biệt là
phôi thép và sản phẩm cuối cùng. Chỉ tính riêng trong 3 quý vừa qua,
nhập khẩu phôi thép đã đạt mức 1 triệu tấn và sản phẩm thép ở mức 13
triệu tấn.
Ông Sưa cho rằng, hiện nay, sản xuất
trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép
và tôn mạ kim loại và sơn phủ màu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập
khẩu rất nhiều thép, chủ yếu là những sản phẩm trong nước chưa cung ứng
được như thép cán nóng HRC, thép chế tạo…
Đại gia thép vẫn đang chìm trong khó
khăn là Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (mã TIS, sàn UPCoM). Trong
khi đó, Công ty cổ phần Thép Việt Ý (mã VIS, sàn HOSE) từng có những
giai đoạn lao đao năm 2015 trước khi phục hồi trở lại vào năm 2016.
Những cổ phiếu thép ngược dòng trên sàn chứng khoán
Việc giá thép giảm sâu khiến biên lợi
nhuận của hầu hết công ty sản xuất thép giảm mạnh, thậm chí thua lỗ, bởi
thép là ngành rất nhạy cảm với biến động giá nguyên liệu đầu vào.
Tuy nhiên, nhìn vào từng phân khúc của
ngành công nghiệp thép, khó khăn nhất là những doanh nghiệp cung ứng sản
phẩm dừng lại ở khâu cán thép. Bởi lẽ, tốc độ giảm giá của thép cán
nóng HRC còn nhanh hơn tốc độ giảm giá quặng sắt trong giai đoạn 2015 -
2016. Ngược lại, tại phân ngành gia công sau cán, giá nguyên liệu đầu
vào là thép cán giảm lại phần nào có lợi cho các doanh nghiệp tham gia
vào khâu cuối của chuỗi giá trị này.
Đối với một số doanh nghiệp cụ thể đang
niêm yết trên sàn chứng khoán, tình hình có vẻ đã “dễ thở” hơn từ quý
II/2016, khi giá thép bắt đầu phục hồi. Ngoài ra, theo ông Đặng Trần Hải
Đăng, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuộc Công ty Chứng khoán
VietinBank (VietinBankSc), giá thép hồi phục cùng việc thuế tự vệ tạm
thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài bắt đầu có hiệu lực là 2 yếu
tố cộng hưởng giúp biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép tăng
lên rõ rệt.
Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa
Phát (mã HPG, sàn HOSE) đã có kết quả tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
khá tốt trong quý III/2016. Cụ thể, tổng doanh thu quý III/2016 của Hòa
Phát đạt hơn 8.300 tỷ đồng (cùng kỳ đạt hơn 6.900 tỷ đồng); lũy kế 9
tháng đạt hơn 23.700 tỷ đồng (cùng kỳ đạt hơn 20.600 tỷ đồng). Lợi nhuận
lũy kế 9 tháng của công ty này đạt tới gần 4.700 tỷ đồng, gấp trên 1,5
lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Quan sát một số cổ phiếu ngành thép đang
niêm yết, có thể thấy những gương mặt khác cũng có tín hiệu phục hồi
trở lại như Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG, sàn HOSE), Công ty
cổ phần Thép Tiến Lên (mã TLH, sàn HOSE), Công ty cổ phần Sản xuất và
Kinh doanh Kim khí (mã KKC, sàn HNX), Công ty cổ phần Thép Nam Kim (mã
NKG, sàn HOSE), Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC, sàn
HOSE)…
Dự báo về thị trường thép trong giai
đoạn từ nay đến hết 2016, ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng
giám đốc CTCP Đầu tư thương mại SMC (mã SMC, sàn HOSE) cho biết, giá
thép đang có xu hướng tăng, nhưng không bền vững.
Trong khi đó, việc tân Tổng thống Mỹ
Donald Trump lên nắm quyền cũng có thể ảnh hưởng đến ngành thép. Cụ thể,
ông Trump không ủng hộ các hiệp định thương mại tự do, nên sẽ ít nhiều
gây khó khăn cho một số sản phẩm thép xuất khẩu vào Mỹ. Trong khi đó,
thép từ Trung Quốc gặp rào cản tại thị trường Mỹ cũng có thể tràn sang
các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, làm tăng áp lực cạnh tranh.
giá thép giảm sâu khiến biên lợi nhuận của hầu hết công ty sản xuất thép giảm mạnh, thậm chí thua lỗ
Chí Tín
NGUYỄN TÂN
Ô tô giá rẻ đổ về Việt Nam: Mua 1 ôtô Pháp bằng 18 xe Ấn Độ
Pháp không phải là thị trường nhập
khẩu ô tô chính của Việt Nam nhưng lại là thị trường có giá nhập khẩu xe
ô tô đắt đỏ hàng đầu thế giới. Còn Ấn Độ là thị trường có giá xe nhập
thấp nhất thế giới.
Theo Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm 2016 Việt Nam chỉ nhập 38 xe ô tô
từ Pháp với tổng giá trị nhập là hơn 4,2 triệu USD (giá khai báo hải
quan chưa tính các khoản thuế). Như vậy, trung bình 1 xe ô tô nhập từ
Pháp có giá lên đến hơn 110 nghìn USD, chưa gồm thuế (khoảng hơn 2,4 tỷ
đồng).
Ô tô Pháp có giá nhập đắt đỏ. Ảnh minh họa
Xe ô tô nhập từ Pháp có giá đắt đỏ là việc thường thấy. Chẳng hạn,
trong tháng 7, chỉ có 3 chiếc xe được nhập về từ Pháp, nhưng tổng trị
giá khai báo hải quan là hơn 834.000 USD, trung bình 278.000 USD/xe (hơn
6,1 tỷ đồng/xe, chưa bao gồm thuế).
Mức giá nhập xe từ Pháp cao hơn nhiều lần mức giá nhập trung bình cả
nước. Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2016, Việt Nam đã nhập hơn
86,8 nghìn xe ô tô các loại với tổng giá trị là hơn 1,9 tỷ USD. Như vậy,
trung bình mỗi chiếc xe có giá khoảng 21,8 nghìn USD (gần 480 triệu
đồng).
So với các thị trường khác, ô tô Pháp có giá cao gấp nhiều lần. Cụ
thể, ô tô nhập từ Nga có giá trung bình 37,3 nghìn USD. Ô tô nhập từ
Trung Quốc có giá 38,4 nghìn USD. Nhập từ Nhật có giá 37,3 nghìn USD.
Nhập từ Mỹ có giá 32,1 nghìn USD. Ô tô nhập từ Thái Lan có giá trung
bình 18,6 nghìn USD.
Một thị trường có giá xe nhập khá thấp là từ Indonesia, trung bình chỉ khoảng 11,7 nghìn USD/chiếc (hơn 257 triệu đồng).
Mức giá ô tô nhập thấp nhất là từ Ấn Độ với mức giá trung bình chỉ
6,4 nghìn USD (khoảng 142 triệu đồng, chưa gồm thuế). Có nghĩa, nhập 1 ô
tô từ Pháp thì bằng tiền nhập 18 ô tô từ Ấn Độ.
Với mức giá nhập khá thấp, thời gian qua ô tô Ấn Độ được nhập về Việt
Nam với số lượng rất lớn. 10 tháng đầu năm nay số xe nhập từ thị trường
này đã lên tới 13.437 chiếc.
Số lượng xe nhập từ Ấn Độ chỉ xếp sau Thái Lan, gần bằng Hàn Quốc, vượt xa Trung Quốc và nhiều thị trường khác.
Theo L.Bằng
Vietnamnet
Tìm phương án thay Tuấn Anh
16/11/2016 22:09
Chấn thương của Tuấn Anh rẽ theo chiều hướng xấu, buộc HLV Hữu Thắng
phải sớm tìm người đá cặp với Xuân Trường ở tuyến giữa tuyển Việt Nam
Trong buổi tập mở tại Yangon (Myanmar) sáng 16-11, HLV Nguyễn Hữu
Thắng đã xác nhận thông tin kém vui khi tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh vừa được
tiểu phẫu, hút dịch gối nhưng do phản ứng thuốc nên gối bị viêm sưng
to. Hy vọng để Tuấn Anh kịp bình phục trước trận khai mạc AFF Suzuki Cup
2016 gặp chủ nhà Myanmar là điều không thể xảy ra.
Những phương pháp điều trị tốt nhất cho sự hồi phục của Tuấn Anh đang
được các bác sĩ đội tuyển thực hiện. HLV Hữu Thắng chia sẻ: “Thời điểm
còn ở Việt Nam, tốc độ bình phục của Tuấn Anh là rất khả quan. Tuy
nhiên, trong buổi tập gần đây tại sân Thống Nhất trước ngày đội tuyển
lên đường sang Myanmar, Tuấn Anh đã làm một động tác khó mà quên mất
mình đang điều trị chấn thương nên bị đau trở lại. Hiện tại, cơ hội có
thể kịp bình phục để tham dự AFF Suzuki Cup của Tuấn Anh chỉ là 60-40.
Trong 1-2 ngày tới chúng tôi sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn về trường hợp
của tiền vệ này”.
Trọng Hoàng, một trong hai ứng viên thay thế vị trí của Tuấn Anh Ảnh: Ngọc Linh
“Nếu Tuấn Anh không hồi phục kịp thì đó là điều đáng tiếc và phần nào
cũng ảnh hưởng đến lối chơi của đội. Tuy nhiên, với những cầu thủ tôi
đang có, ai đá ở vị trí đó cũng đều sẽ cuốn theo lối chơi chung như
những gì đội tuyển đã thể hiện trong thời gian qua” - nhà cầm quân người
Hà Tĩnh chia sẻ.
Không có sự phục vụ của Tuấn Anh, nhiệm vụ tìm một giải pháp đá cặp
ăn ý với Xuân Trường ở trung tâm hàng tiền vệ là không đơn giản. Trọng
Hoàng, Văn Quyết đã được HLV Hữu Thắng giao đá cặp cùng Xuân Trường, cả
hai ít nhiều để lại dấu ấn. Trong đó, Văn Quyết có lối chơi khéo léo
tương tự như Tuấn Anh, đồng thời khi cần ban bật, tiền vệ của Hà Nội
T&T cũng hiểu ý cầu thủ đàn em và Công Vinh ở phía trên. Trong khi
đó, Trọng Hoàng là mẫu cầu thủ đá rắn, thiên về sức mạnh và có ưu thế
chơi tốc độ. Nhược điểm của tiền vệ xứ Nghệ là phân phối sức không hợp
lý.
HLV Hữu Thắng chắc chắn đã có những tính toán về chiến thuật, sắp xếp
lại tuyến giữa. Sơ đồ 4-1-4-1 với Ngô Hoàng Thịnh chơi thấp nhất hàng
tiền vệ, nhiều khả năng sẽ được nhà cầm quân xứ Nghệ chuyển thành
4-4-1-1 với cặp tiền vệ trung tâm là Hoàng Thịnh - Xuân Trường, Văn
Quyết chơi hộ công phía sau Công Vinh. Cũng có thể HLV Hữu Thắng sẽ chọn
Thành Lương, cầu thủ có kỹ thuật rất tốt, phối hợp hiệu quả với phần
còn lại của đội bóng. Quan trọng hơn, Thành Lương có khả năng quấy phá,
làm hàng thủ của đối phương bị kéo giãn và kiếm được những tình huống đá
phạt, một giải pháp quan trọng trong nỗ lực tìm bàn thắng của tuyển
Việt Nam.
Tỉ phú Myanmar treo thưởng lớn
Trong buổi tập chiều 16-11 của đội chủ nhà Myanmar, Chủ tịch LĐBĐ
Myanmar và cũng là tỉ phú giàu nhất đất nước này - ông Zaw Zaw - đã đến
động viên đội bóng và hứa sẽ thưởng lớn nếu thầy trò HLV Gerd Zeise
(Đức) vào bán kết. Không chỉ tỉ phú Zaw Zaw mà toàn bộ thành phần ban
huấn luyện tuyển Myanmar đều tỏ ra rất thân thiện khi gặp các phóng viên
Việt Nam đến ghi hình buổi tập.
Vật lý luôn là một trong những môn học “khoai”, nỗi “ác
mộng” của nhiều bạn, nhất là những bạn chuyên C. Mẹo học công thức vật
lý “siêu” nhanh và hiệu quả dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn thoát khỏi
nỗi sợ đó:
Mẹo học công thức vật lý nhanh và hiệu quả
Học công thức kết hợp làm bài tập
Trước khi có công thức người ta thường đưa ra một vài ví dụ, từ đó
rút ra được công thức tính chung cho dạng yêu cầu nào đó: tính thể tích,
tính lực…
Đừng bao giờ cố bắt bản thân ngồi học thuộc công thức đơn thuần như
một con vẹt. Sẽ chẳng thu được kết quả gì nếu bạn làm như vậy. Mẹo học công thức vật lý tốt
nhất chính là tìm những dạng bài áp dụng công thức đó và luyện tập.
Bằng cách này sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, ứng dụng được khi gặp những dạng
bài tập tương tự
Sơ đồ mindmap
Đây là một trong những phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất, bạn có thể
áp dụng từ các môn nhiều từ ngữ( Văn, Sử, Địa…) đến những môn đày dãy
những con số (Toán, Lý, Hóa…) Việc xây dựng biểu đồ mindmap giúp bạn dễ
dàng hệ thống kiến thức qua mỗi bài học và toàn chương học. Mẹo học công thức vật lý bằng mindmap chính là bạn đưa ra nội dung chính bài học, đến các nhánh: công thức, bài tập thực hành, lưu ý…
Não bộ của bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ và nhớ lâu hơn những sự vật
có liên quan đến nhau, được biểu thị bằng những mối liên quan. Sơ đồ
mindmap sẽ giúp bạn không bỏ sót ý trong quá trình làm bài thi. Ghi công thức ra sổ nhỏ
Ghi công thức ra một cuốn sổ nhỏ có màu sắc và những hình ngộ nghĩnh cũng giúp bạn dễ dàng nhớ hơn. Đây cũng là mẹo học công thức vật lý nhỏ,
khá hay dành cho bạn. Một cuốn sổ nhỏ cũng rất tiện, bạn có thể mang
theo nó đi bất kể đâu: chỗ làm thêm, trên đường chờ xe về … đặc biệt,
bất cứ lúc nào cần, bạn đều có thể dùng nó. Tham khảo trên các diễn đàn học Vật lý
Thay vì học và ghi nhớ theo phương pháp thông thường, bạn có thể lên
các diễn đàn về Vật lý. Biết đâu, những thành viên ở đây sẽ chia sẻ cho
bạn một vài mẹo học công thức vật lý hay, phù hợp với bạn.
Nên nhớ, muốn học tốt một lĩnh vực nào đó, không chỉ bản thân bạn cố gắng mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Để có thêm kinh nghiệm làm bài thi môn Vật lý
hãy tìm đến những người có kinh nghiệm, nhờ họ dạy bạn để có thể đạt
kết quả tốt nhất. Đừng bao giờ ngại cho người khác biết những điểm thiếu
sót của bạn. Quan trọng chính là bạn biết điểm yếu của mình và khắc
phục nó!
Lê Thư (tổng hợp)
Nguồn : Tin Nhanh Online
Đôi điều về 2 nhà Vật lý hạt nhân hàng đầu Việt Nam
“Hai GS Nguyễn Văn Đỗ và GS Trần Đức Thiệp là tấm gương sáng về
tinh thần say sưa, nghiên cứu khoa học quyết tâm khắc phục khó khăn,
không bỏ nghề trong hoàn cảnh khó khăn”, GS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch
Hội đồng giám khảo cuộc thi Nhân tài Đất Việt nói.
GS Trần Đức Thiệp, hiện là Chủ tịch Hội hạt nhân Việt Nam, Ủy viên Ủy
ban Máy gia tốc Tương lai Châu Á, Ủy viên Hội đồng Diễn đàn nghiên cứu
bức xạ synchrontron Châu Á Đại dương. GS Nguyễn Văn Đỗ là Chủ tịch Hội
đồng khoa học Viện Vật lý, Ủy viên Ủy ban Số liệu hạt nhân Quốc tế,
thuộc Ủy ban Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Hai giáo sư đã tham dự giải thưởng "Nhân tài Đất Việt" với công trình “Nghiên cứu cấu trúc hạt nhân và các phản ứng hạt nhân”.
GS Nguyễn Văn Đỗ (trái) và GS Trần Đức Thiệp
Nhận xét về GS Nguyễn Văn Đỗ và GS Trần Đức Thiệp, GS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi Nhân tài Đất Việt cho
biết: “Hai GS là 2 người giỏi nhất Việt Nam về lĩnh vực Vật lý hạt nhân
nên không ai đủ trình độ đề xét công trình của họ. Chúng tôi phải gửi
ra nước ngoài xin ý kiến nhận xét của các giáo sư có tiếng và Việt kiều ở
nước ngoài. Hai GS Thiệp và Đỗ là tấm gương sáng về tinh thần say sưa,
nghiên cứu khoa học quyết tâm khắc phục khó khăn, không bỏ nghề trong
hoàn cảnh khó khăn”.
Từ máy Gia tốc cổ lỗ tới đóng góp công trình nguyên tử quốc tế
GS Nguyễn Văn Đỗ và GS Trần Đức Thiệp đã song hành cùng nhau 40 năm
qua từ thời sinh viên cùng học ở trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Sophia
chuyên ngành Vật lý hạt nhân. Cả hai ông đều tốt nghiệp xuất sắc và được
GS Nguyễn Văn Hiệu mời về làm việc tại Viện khoa học và Công nghệ Việt
Nam.
Vào thời gian cuối năm 70, đầu những năm 80, đất nước chuyển sang
cơ chế thị trường, ngành Vật lý hạt nhân bị quên lãng không được đầu tư,
không có công trình, đề tài cấp nhà nước cho lĩnh vực hạt nhân. Cho nên
có người giỏi nhưng không có kinh phí để nghiên cứu lĩnh vực này. Rất
may, lúc đó Viện khoa học công nghệ Việt Nam hoạt động độc lập, ngân
sách của Viện rất ít ỏi nhưng mấy chục năm liền tất cả các thế hệ lãnh
đạo của Viện nhận thức được ngành Vật lý hạt nhân hết sức quan trọng,
hết lòng, hết sức động viên các nhà khoa học trong Viện Vật lý. Nhận
được sự ủng hộ của lãnh đạo, GS Nguyễn Văn Đỗ và Trần Đức Thiệp đã kiên
trì, bền bỉ nghiên cứu ngành Vật lý hạt nhân.
Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng hai giáo sư được may
mắn nghiên cứu trên máy gia tốc của Nga tặng GS Nguyễn Văn Hiệu năm 1982
(trước đó nước bạn đã sử dụng máy này được 10 năm). Từ chiếc máy đó,
các số liệu về phản ứng hạt nhân mà GS Thiệp và Đỗ nghiên cứu thu được
đã được cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế công nhận và đưa vào kho
tàng dữ liệu hạt nhân, cùng với các số liệu của các nhà khoa học nước
ngoài để cho tất cả mọi người sử dụng thiết kế tính toán các lò phản ứng
hạt nhân và các nhà máy lò hạt nhân. Bản thân GS Trần Đức Thiệp và GS
Đỗ lần lượt thay nhau được bầu vào Ủy ban máy gia tốc Châu Á mà ở đó có
các nhà khoa học Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo.... Riêng GS
Nguyễn Văn Đỗ được bầu vào Ủy ban số liệu hạt nhân của cơ quan năng
lượng nguyên tử quốc tế.
Cỗ máy Gia tốc có tuổi đời gần 40 năm
và 2 giáo sư hàng đầu ngành Vật lý hạt nhân Việt Nam
Hy sinh bản thân cho ngành Vật lý hạt nhân
Đam mê nghiên cứu khoa học đã ngấm vào máu thịt của hai vị giáo sư.
Bởi làm việc trong ngành Vật lý hạt nhân rất vất vả và thiếu thốn về
thiết bị. Đối với ngành Vật lý hạt nhân ngay cả những nước giàu có cũng
không đủ thiết bị để làm việc chứ không kể đến nước nghèo như Việt Nam.
Đặc biệt làm việc với máy gia tốc vì đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Trong khi
đó, máy cũ, điều kiện làm việc thiếu thốn, độc hại. Nghiên cứu khoa học
trên những thiết bị cũ nhưng hai GS đã thu được nhiều kết quả khoa học.
Đạt được điều đó, phải có sự quyết tâm đam mê và tinh thần độc lập suy
nghĩ. Hai giáo sư đã chứng minh được điều đó.
GS Trần Đức Thiệp nhớ lại: “Anh em chúng tôi đã thức trắng
nhiều đêm điều khiển máy để hoàn thiện các công trình nghiên cứu của
mình. Kinh phí thì hạn hẹp, thiết bị nhiều lúc bị hỏng, chúng tôi phải
dựa vào bạn bè đồng nghiệp ở nước ngoài. Mỗi chuyến đi công tác, chúng
tôi tích lũy thu thập thêm chi tiết, phụ tùng mà ở Việt Nam không có”.
“Đi trên con đường nghiên cứu khoa học là con đường gập ghềnh gian
nan. Đôi lúc cảm giác như mình đơn độc nhưng đổi lại thì đây là lĩnh vực
hết sức hấp dẫn. Chúng tôi tìm được niềm vui trong đó và hết sức hạnh
phúc khi nghiên cứu thu được kết quả” - GS Nguyễn Văn Đỗ chia sẻ.
Làm khoa học đôi khi quên mình và thậm chí hy sinh cả tính mạng cũng
chỉ vì lòng đam mê. Cách đây 20 năm, Viện khoa học Vật lý cùng gia đình
những tưởng đã phải chia tay với GS Trần Đức Thiệp khi ông đang thử
nghiệm nghiên cứu bị chiếu xạ vì máy gia tốc trục trặc. GS Thiệp đã bị
thương rất nặng, mất hẳn bàn tay phải và bàn tay trái cũng không còn
nguyên vẹn. Rất may, Ủy ban Năng lượng nguyên tử quốc tế có cam kết là
đảm bảo sức khỏe cho người nghiên cứu về lĩnh vực này nên Chính phủ Pháp
nhận GS Thiệp sang chữa bệnh.
“Họ không tiếc tiền, tiếc của để cứu tính mạng cho tôi và tôi đã
vượt qua được năm tháng khó khăn đó. Nhân dịp này, tôi cảm ơn Chính phủ
Pháp, các bác sĩ Việt Nam đã làm mọi việc để cứu tính mạng tôi” - GS
Thiệp nghẹn ngào nói.
GS Trần Đức Thiệp với bàn tay không còn nguyên vẹn
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu khẳng định: “Có thể ví với xe đạp cọc cạch
các anh đã đi được một chặng đường rất dài và đạt được kết quả tốt đẹp”.
Mong muốn có chính sách cụ thể tới ngành Vật lý hạt nhân
Đam mê nghiên cứu khoa học và mong muốn truyền đạt kiến thức lại cho các học trò luôn cháy bỏng trong tâm hồn của 2 giáo sư.
Niềm vui lớn nhất của 2 giáo sư hiện nay là Nhà nước đã bắt đầu quan
tâm tới ngành hạt nhân, trong đó có ngành Vật lý hạt nhân. Tuy nhiên,
các giáo sư cũng băn khoăn và lo lắng bởi vẫn còn quá nhiều khó khăn
trước mắt.
“Vật lý hạt nhân là ngành khoa học mũi nhọn, có ý nghĩa rất lớn
trong việc khám phá và ngược lại nó cũng có nhiều ứng dụng trong mọi
lĩnh vực của đời sống. Cho nên hầu hết các nước trên thế giới họ đều
quan tâm đến lĩnh vực mũi nhọn trong đó có hạt nhân. Với vị thế đó, tôi
nghĩ trong tương lai Vật lý hạt nhân còn có nhiều đóng góp hơn nữa. Do
vậy, tôi chỉ có nguyện vọng mong muốn ngành nghiên cứu hạt nhân phát
triển thật mạnh, vững chắc nhưng cần phải có sự quan tâm của nhà nước,
cần có quy chế, chính sách cụ thể chứ không nói chung chung. Hiện nay,
lương của cán bộ khoa học quá thấp”, GS Thiệp nói.
Để phát triển vững mạnh ngành Vật lý hạt nhân thời gian tới thì
phải chuẩn bị đội ngũ cán bộ khoa học và thiết bị cơ bản để họ làm việc.
GS Đỗ cho rằng: “ Ở nước ta, ngành hạt nhân có từ lâu và do điều kiện
khó khăn nên ngành Vật lý hạt nhân chưa có điều kiện phát triển nhưng
chúng ta đã làm được nhiều việc đóng góp cho thế giới. Chúng ta phải cố
gắng về nguồn nhân lực và chuẩn bị thiết bị cho công tác nghiên cứu. Đối
với khoa học Vật lý hạt nhân ngoài kiến thức thì vấn đề kỹ thuật cũng
hết sức quan trọng. Học đi đôi với hành”.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét