Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC ( Pháp xâm lược nước ta)

(ĐC sưu tầm trên NET)

1858 :Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.

In
Image
Kế hoạch xâm lược Việt Nam đã được thông qua từ tháng 4-1857 và đến khi cuộc can thiệp của Pháp ở vùng biển Trung Hoa tạm ngưng bởi hiệp ước thiên Tân lần thứ nhất ngày 27-6-1858, hạm đội Pháp lập tức quay mũi về phía Đà Nẵng.
Kế hoạch xâm lược Việt Nam đã được thông qua từ tháng 4-1857 và đến khi cuộc can thiệp của Pháp ở vùng biển Trung Hoa tạm ngưng bởi hiệp ước thiên Tân lần thứ nhất ngày 27-6-1858, hạm đội Pháp lập tức quay mũi về phía Đà Nẵng.
Người chỉ huy hạm đội Pháp là Phó Đô đốc Giơnuiy (R. de Genouily), đã từng chinh chiến nhiều năm trên chiến trường Nga và Trung Quốc. R. de Genouily có trong tay 14 tàu chiến và 3000 quân. Ngoài ra trên mặt trận Đà Nẵng còn có 500 quân Tây Ban Nha do đại tá Landarôt (lanzarotte) chỉ huy, mà một số sách lịch sử đã gọi là “liên quân Pháp – Tây Ban Nha”. Quân Tây Ban Nha có mặt trong cuộc chiến tranh xâm lược vì họ cũng bị kích động “trả thù” cho các giáo sĩ dòng Đa Minh của họ bị Tự Đức sát hại.
Rạng sáng 1-9-1858, không chờ quân triều đình trả lời tối hậu thư, quân Pháp đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà. Quân triều đình bắn trả, nhưng do vũ khí lạc hậu và không được luyện tập thường xuyên nên kém hiệu quả, không thể ngăn chặn được Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Vũ khí hiện đại đã tạo cho liên quân Pháp-Tây Ban Nha lợi thế ngay từ đầu, các đồn An Hải và Điện Hải (Trà Sơn) bị vỡ, quân triều đình phải lui về Hòa Vang.

Nguồn:Nguyễn Quang Ngọc 2006, Tiến trình lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 209

Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?Pháp đã thất bại ở Đà Nẵng như thế nào? – Lịch Sử lớp 8

* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta:
_Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
* Sự thất bại của thực dân Pháp xâm lược nước ta:
_ Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Ông huy động nhân dân đắp lũy ngăn không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa.
_ Nhân dân ta thực hiện “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
_ Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, tháng 2/1859, Pháp kéo quân vào Gia Định.

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

 
 Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858
Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.
Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.
 Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu
Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.
Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.
Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

Thái độ của vua quan nhà Nguyễn khi thực dân Pháp xâm lược

Được đăng lên bởi hieutran5608
Để tài:
THÁI ĐỘ CỦA VUA QUAN NHÀ NGUYỄN TRƯỚC CUỘC XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP (1858 - 1874)
Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, từ thuở các vua Hùng đến thời kì Tây Sơn, với một sức sống kì lạ, dân
tộc Việt Nam đã hiên ngang cùng với các dân tộc khác luôn luôn có mặt trên vũ đài lịch sử.
Nhưng từ những năm cuối thế kỉ XVIII, dân tộc Việt Nam bước vào thời kì thử thách lớn. Ra đời sau mấy thế kỉ chiến
tranh nông dân và là sản phẩm cuối cùng của cuộc chiến tranh nông dân dai dẳng ấy, các triều vua từ Gia Long
(1802-1820) đến Tự Đức (1847-1883) đã mang nặng ý thức phục thù không những của chính bản thân tập đoàn
phong kiến nhà Nguyễn, mà còn là của các tập đoàn phong kiến lâu đời khác đối với phong trào nông dân chống
phong kiến vốn dấy lên từ thế kỉ XVI. Vì thế, khác hẳn với sự xác lập của hầu hết các triều đại phong kiến trong lịch
sử nước ta trước kia, việc Nguyễn Phúc Ánh hết nhờ phong kiến Xiêm, lại dựa vào tư bản Pháp để hấp tấp đặt chiếc
ngai vàng cho dòng họ Nguyễn Phúc ở đất Phú Xuân năm (1802), hoàn toàn không phải là kết quả trực tiếp hay gián
tiếp của một sự hòa hoãn mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc ở một tình thế lịch sử mới. “Chiến tranh nông dân
vẫn cứ tiếp diễn liên tục và rộng khắp. Triều đại Nguyễn Phúc đối lập với tất cả, nên sợ sệt tất cả và phải đối phó với
tất cả, do đó nó lại càng “ngu dần và ngoan cố”.”(Lê Duẩn-Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Sự thật, Hà
Nội, 1959,tr9) giẫm chân tại chỗ về đối nội và đối ngoại. Đến khi Tự Đức lên ngôi thì nền thống trị của dòng họ
Nguyễn Phúc đang đứng trước nguy cơ bị sụp đổ.
Giữa lúc đó, ngày 01/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, chính thức nổ súng xâm lược nước
ta. Do xuất phát từ chỗ bảo vệ triệt để quyền thống trị bóc lột nhân dân của tập đoàn phong kiến Nguyễn Phúc mà;
một mặt thì triều đình Huế đứng đầu là Tự Đức đã tự hãm vào cái thế “lỗi thời, bất lực, hèn yếu” (Lê Duẩn-Giai cấp
vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam, Sự thật, Hà Nội, 1965, tr25) vì không cùng đứng được với
nhân dân chống giặc; nhưng mặt khác thì nó vẫn còn muốn cố giữ đến cùng sự trọn vẹn và tuyệt đối quyền thống trị
bóc lột nhân dân đó trước giặc ngoại xâm. Chính tính chất hai mặt kia đã đẻ ra cái chủ trương “lấy chủ đợi khách” và
“chiến lược thủ để hòa” của vua quan triều đình Huế, hoàn toàn xa lạ với truyền thống chống giặc của dân tộc ta ở
các triều đại trước. Kết quả là từ 01/9/1858 đến 15/03/1874, triều đình Huế đã nhanh chóng từ “thủ để hòa” (tự
chọn thế thủ để nhường thế công cho giặc) chuyển sang cầu hòa, đi theo “lương tâm hảo ý của kẻ xâm lược”, cắt
đất cho giặc, thừa nhận chính quyền của giặc lúc đầu chỉ ở ba tỉnh miền Đông, rồi sau đó nhượng hẳn toàn bộ vùng
đất Nam Kì ruột thịt cho thực dân Pháp cai trị. Trải qua giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược (từ 1858-1874) đã
cho thấy rằng; tập đoàn vua quan phong kiến nhà Nguyễn đã không dám đương đầu quyết liệt với giặc và đã cam
tâm đầu hàng chúng quá sớm. Sở dĩ như thế là vì chính họ đã tự tạo ra cái thế bị cô lập, do dự, yếu hèn trước bọn
cướp nước, họ đã tự phá hoại sự thống nhất và đoàn kết dân tộc. Trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, sở
dĩ dân tộc ta đã chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào là vì dân tộc ta có sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết
dân tộc. Từ đầu bọn vua quan triều đình Huế đã phá vỡ sức mạnh ấy, với hàng loạt chính sách cực kì phản động về
mọi mặt, tự họ đã làm mất chỗ dựa trong điều kiện lịch sử chống ngoại xâm của nước ta lúc bấy giờ là nông dân.

QĐND Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN, TIẾN HÀNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước một tình thế rất phức tạp và chồng chất khó khăn. Cùng một lúc chúng ta phải đối phó với cả “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm”.
Ở Nam bộ, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp được quân Anh và quân Nhật giúp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2. Tại Bắc bộ và Trung bộ, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10-1945, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng hầu hết các thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra.
Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, Vệ Quốc quân và lực lượng tự vệ đã anh dũng trong đấu tranh vũ trang, vững vàng trong đấu tranh chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ chống giặc ngoài, thù trong, góp phần bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân trong những năm đầu của chính quyền cách mạng.
Cờ “Quyết chiến, quyết thắng” phấp phới tung bay trên nóc hầm Tướng Đờ-cát-tơ-ri.
Cờ “Quyết chiến, quyết thắng” phấp phới tung bay trên nóc hầm Tướng Đờ-cát-tơ-ri.
Tháng 11-1946, thực dân Pháp tăng thêm quân, đổ bộ lên Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà. Để thực hiện chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”, sau khi nổ súng ở Hải Phòng và Lạng Sơn, chúng ráo riết chuẩn bị lực lượng hòng đánh úp các cơ quan đầu não của ta tại Thủ đô Hà Nội, tiêu diệt bộ đội Vệ Quốc quân và Tự vệ tại các thành phố lớn; đồng thời đánh chiếm những địa bàn chiến lược ở Trung bộ và Bắc bộ.
Ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cuộc chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã đã tiêu hao, tiêu diệt và giam chân một lực lượng lớn quân địch, tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài.
Tháng 10-1947, thực dân Pháp huy động hơn 2 vạn quân tinh nhuệ, có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta bằng chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
Thế nhưng sau hơn 2 tháng chiến đấu, quân ta đã liên tiếp phản công tiêu diệt hàng ngàn tên địch; bắn rơi 18 máy bay; bắn chìm, bắn cháy 50 tàu, ca nô; phá hủy 255 xe cơ giới…, làm nên thắng lợi của Chiến dịch Việt Bắc, phá sản chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ của cả nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược phát triển sang thời kỳ mới.

GIÀNH THẮNG LỢI TRONG CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN, ĐỈNH CAO LÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
Sau Chiến dịch Việt Bắc, để đánh bại âm mưu “bình định” của địch, ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp và thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, vừa đẩy mạnh chiến tranh du kích, vừa học tập tác chiến, tập trung củng cố, xây dựng lực lượng và từng bước tiến lên đánh những trận phục kích, tập kích lớn hơn, tạo tiền đề cho chiến tranh chính quy sau này.
Tháng 6-1950, ta mở Chiến dịch Biên giới, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa.
Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, quân đội ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh, nhiều đại đoàn chủ lực được thành lập, góp phần tăng thêm sức chiến đấu của “các quả đấm chủ lực cách mạng” như: Đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, Đại đoàn công pháo…
Đầu tháng 9-1952, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc, nối thông được vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào. Ta giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.
Tháng 9-1953, ta mở Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Với 5 đòn tiến công chiến lược, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nắm quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương và làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Na-va, buộc chúng phải căng ra đối phó ở khắp nơi. Kế hoạch Na-va bắt đầu bị phá sản.
Ngày 6-12-1953, ta mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về “đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Miền Bắc được giải phóng, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
HỒNG LÊ
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét