Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 28

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lặng ngắm cảnh sắc thiên nhiên Mông Cổ

(wanderlusttips) Đất nước Mông Cổ với những thảo nguyên xanh bao la, hồ nước trong vắt, những vách đá sừng sững, sa mạc hoang sơ… tất cả tạo nên bức trang thiên nhiên đẹp mê hồn.

wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co
Đất nước này nằm hoàn toàn trong đất liền không hề giáp biển, địa hình hầu như chỉ bao gồm các sa mạc, thảo nguyên, hồ, hẻm núi và những vách đá.
wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-1
Điều kiện thời tiết vô cùng đa dạng.
wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-2
Từ tiết trời giá rét ở phía Tây Bắc, nơi những con tuần lộc hoang dã tự do chạy nhảy trong các khu rừng thông rụng lá đến khí hậu khô cằn của sa mạc Gobi ở mạn phía đông.
wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-3
Đôi khi bạn có thể trải nghiệm cả bốn mùa trong một ngày ở Mông Cổ.


wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-5jpg
Dân số của Mông Cổ là 3 triệu người, trong đó 1/3 là dân du mục.
wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-6
Họ chủ yếu sinh sống bằng ngề chăn gia súc như ngựa, bò và cừu từ hàng nghìn năm trước và gần như vẫn giữ nguyên vẹn các tập tục cho đến ngày nay
wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-7
Mông Cổ từng được coi là quốc gia tiêu biểu cho Phật giáo trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Hội nghị của tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình nhiều lần đã được tổ chức ở Mông Cổ bởi người dân ở đây đa số theo đạo Phật.
wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-8
Mông Cổ cũng là nơi mà nhà thám hiểm người Mỹ Roy Chapman Andrews đã tìm thấy trứng khủng long hóa thạch trong một loạt những phát hiện quan trọng khác của ông vào năm 1920 ở phía nam sa mạc Gobi.
wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-9
Nếu may mắn, du khách có thể được người Mông Cổ mời dự buổi lễ Shaman với những tín ngưỡng cổ xưa về ban phước lành và trị bệnh.
wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-10
Ulaanbaatar hay Ulan Bator là thủ đô và là thành phố lớn nhất Mông Cổ. Tháng 5 đến tháng 10 là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch tới đây. Bạn có thể chọn cách đi tự túc hoặc đi theo tour của các hãng lữ hành với chi phí cho một hành trình 7 ngày trọn gói khoảng 20 triệu đồng.
wanderlusttips-lang-ngam-canh-sac-mong-co-11jpg
Hiện từ Việt Nam chưa có đường bay thẳng đến Ulan Bator, bạn sẽ phải khởi hành từ sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất, quá cảnh tại một số địa điểm mới tới nơi. Giá vé máy bay dao động từ 300 USD đến 1.000 USD/chiều tùy thời điểm và khuyến mãi.

Ngôi Sao | Wanderlust Tips | Cinet

Bộ tộc sinh sống như trong thần thoại


Nhiếp ảnh gia Hamid Sardar chụp ảnh cuộc sống thường nhật của bộ tộc Tsaantans Mông Cổ, cho thấy họ rất tài giỏi trong việc chinh phục tự nhiên.
Sống ẩn nấp trên dãy Altai Mông Cổ, cư dân ở đây hầu như là du mục, họ gắn liền với khu rừng rậm, sống bên cạnh những loài động vật hoang dã. Trong ảnh là cậu bé đang cố giữ cương của một con tuần lộc, giữa đồi tuyết phủ trắng…
Sống trên dãy Altai, Mông Cổ, cư dân ở đây hầu hết là du mục. Cuộc sống của họ gắn liền với  rừng rậm, cạnh động vật hoang dã. Trong ảnh là cậu bé đang cố giữ cương một con tuần lộc giữa đồi tuyết phủ trắng…
Người ta ví đây là bộ tộc của những người yêu động vật, và cách sống của họ đã truyền cảm hứng cho nhiều người.
Người ta ví đây là bộ tộc của những người yêu động vật.
Người ta ví đây là bộ tộc của những người yêu động vật, và cách sống của họ đã truyền cảm hứng cho nhiều người.
Các nhà thơ Hy Lạp cổ đại thời Pindar từng ca ngợi bộ tộc bí ẩn này trong những tác phẩm của mình, và đó cũng chính là một địa danh trong thần thoại Hy Lạp.
Họ cho rằng, những người sống ở bộ tộc này là những người không biết đến đau khổ và bệnh tật.
Họ cho rằng, những người sống ở bộ tộc này là những người không biết đến đau khổ và bệnh tật.
Thời nay, bộ tộc này được gọi là Tsaatans, hoặc họ hay nói về mình là bộ tộc của Chúa Thánh Thần.
Thời nay, bộ tộc được gọi là Tsaatans, hoặc họ gọi mình là bộ tộc của Chúa Thánh Thần.
Bộ tộc sống ngay bên cạnh đất nước Nga, tuy nhiên, họ lại ẩn mình trong lãnh thổ riêng và rất khó để tiếp cận.
Họ ẩn mình trong lãnh thổ riêng và rất khó tiếp cận.
Mặc dù, họ xem nơi đây là nhà của mình, nhưng họ sẵn sàng chia sẻ với các loài động vật hoang dã sống cùng.
Sống cùng động vật hoang dã.
Ở bộ tộc này, gấu, hươu, nai, chó sói, đại bang, ngựa hoang được coi là những bậc thầy và sánh ngang tầm với những người đàn ông.
Ở bộ tộc này, gấu, hươu, nai, chó sói, đại bàng, ngựa hoang rất được quý trọng.
Từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuần lộc được nuôi dưỡng để làm phương tiện giao thông.
Từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuần lộc được nuôi dưỡng để làm phương tiện giao thông.
Cho tới hiện tại, nơi đây hầu như không có tuyến đường giao thông và tuần lộc chính là phương tiện giao thông vận tải của họ.
Nơi đây hầu như không có đường. Tuần lộc là phương tiện giao thông vận tải của họ.
Vào mùa đông, người ta sẽ cưa sừng những con vật được họ thuần hóa và đem bán cho các thương lái địa phương.
Vào mùa đông, người ta cưa sừng những con vật đã được thuần hóa và đem bán cho các thương lái địa phương.
Tsaatans – những người thợ săn bậc thầy. Trò tiêu khiển yêu thích của họ chính là săn bắn chim đại bàng.
Tsaatans là những thợ săn bậc thầy. Trò tiêu khiển yêu thích của họ chính là săn bắn đại bàng.
Nơi đây là cái nôi của tín ngưỡng cổ xưa, truyền thống của Saman giáo. Hệ thống niềm tin của họ dựa trên sự tôn sùng động vật và thực vật.
Nơi đây là cái nôi của tín ngưỡng cổ xưa, truyền thống của Saman giáo. Hệ thống đức tin của họ dựa trên sự tôn sùng động vật và thực vật.
Niềm tin của họ, luôn được hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày.
Đức tin của họ luôn được hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày.
Săn đại bàng được xem là nghề đáng kính trọng nhất. Săn đại bàng thành công là một vinh dự đặc biệt mà ai cũng mong muốn.
Săn đại bàng được xem là nghề đáng kính trọng nhất. Săn đại bàng thành công là một vinh dự đặc biệt mà ai cũng mong muốn.
Lối sống hòa nhập với thiên nhiên của bộ tộc này, được rất nhiều người ngưỡng mộ, và đã thôi thúc Hamid Sardar-Afkhami thực hiện bộ ảnh tuyệt vời này.
Lối sống hòa nhập với thiên nhiên của bộ tộc này, được rất nhiều người ngưỡng mộ, và đã thôi thúc Hamid Sardar-Afkhami thực hiện bộ ảnh này.
Tú Linh
Theo Ofigenno

Mông Cổ đẹp hoang dã khi vào đông

CÙNG CHỦ ĐỀ

Bí ẩn về Người ngoài hành tinh

Mùa đông ở Mông Cổ khá dài, thời tiết khô ráp và rất lạnh, thế nên Ulaanbaatar cũng được xem là thủ đô lạnh nhất thế giới khi đông sang.

mùa đông, mông cổ,
Mặc dù nhiệt độ mùa đông có khi lên tới -45 oC nhưng không phải lúc nào cũng có tuyết rơi ở Mông Cổ. Tuyết thường xuất hiện ở thời điểm gần cuối mùa đông, khi nhiệt độ đã ấm lên rất nhiều. Lúc này thỉnh thoảng có tuyết rơi và lưu lại trên đất tới khi qua mùa hè.
mùa đông, mông cổ,
Tuyến đường sắt nối giữa 2 thủ đô Bắc Kinh và Moscow, được xây dựng từ năm 1949, hoàn thành năm 1961, đi qua Siberia và sa mạc Gobi ở phía nam Mông Cổ. Đoạn trong hình là lúc đi ngang qua thủ đô Ulaanbaatar.
mùa đông, mông cổ,
Một sân bóng rổ ngoài trời bị bỏ vắng trong mùa đông vì trời quá lạnh, chỉ khi mùa hè tới thì người ta mới ra đây chơi thể thao.
mùa đông, mông cổ,
Nhìn vậy thôi chứ nơi này có khi lạnh tới – 45 oC.
mùa đông, mông cổ,
Nhiệt độ mùa đông ở Mông Cổ luôn dưới 0 oC, rất ít tuyết, vì vậy người Mông Cổ “tận hưởng” mùa đông bằng băng thay cho tuyết.
mùa đông, mông cổ,
Những người Mông Cổ du cư vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường kể cả trong mùa đông, ngày nay họ có thêm nguồn năng lượng mặt trời để cung cấp điện sử dụng.
mùa đông, mông cổ,
Một cánh đồng bỏ không khi mùa đông tới.
mùa đông, mông cổ,
Một đoạn đường quốc lộ ở Mông Cổ.
mùa đông, mông cổ,
Một ngôi đền ở thủ đô Ulaanbaatar.
mùa đông, mông cổ,
Một giống nhựa hoang rất hiếm ở Mông Cổ đang gặp nguy cơ bị tuyệt chủng. Cá thể này đang sống ở khu bảo tồn, vườn quốc gia Mông Cổ.
mùa đông, mông cổ,
Con đường mòn vắng vẻ.
mùa đông, mông cổ,
Các bông tuyết đóng trên lớp cửa kính.
Theo Tinhte.vn

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ


Suốt hàng nghìn năm qua, người Dukha, hay còn gọi là Tsaatan, đã sống ở những khu rừng xa xôi nhất của Mông Cổ. Tuy nhiên, nền văn hóa của họ đang chết dần.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ

Khoảng 10 tuần, cộng đồng nhỏ bé này lại di chuyển từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác. Người Dukha là một trong số ít những bộ tộc du mục chăn nuôi tuần lộc còn lại trên thế giới.
Khoảng 10 tuần, cộng đồng nhỏ bé này lại di chuyển từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác. Người Dukha là một trong số ít những bộ tộc du mục chăn nuôi tuần lộc còn lại trên thế giới.
Sinh sống ở vùng Siberia và tỉnh Khovsgol cực Nam của Mông Cổ, người Dukha phụ thuộc vào tuần lộc trên nhiều phương diện của cuộc sống, từ sinh tồn, văn hóa tới tâm linh. Họ cũng là bộ tộc chăn tuần lộc duy nhất ở Mông Cổ.
Sinh sống ở vùng Siberia và tỉnh Khovsgol cực Nam của Mông Cổ, người Dukha phụ thuộc vào tuần lộc trên nhiều phương diện của cuộc sống, từ sinh tồn, văn hóa tới tâm linh. Họ cũng là bộ tộc chăn tuần lộc duy nhất ở Mông Cổ.
Bộ tộc du mục này là một trong những nhóm người đầu tiên thuần hóa động vật.
Bộ tộc du mục này là một trong những nhóm người đầu tiên thuần hóa động vật.
Khu vực săn bắn của người Dukha trở thành công viên quốc gia vào năm 2011, khiến người của bộ tộc gặp nhiều khó khăn hơn.
Khu vực săn bắn của người Dukha trở thành công viên quốc gia vào năm 2011, khiến người của bộ tộc gặp nhiều khó khăn hơn.
Người Dukha không có nhiều điểm chung với các dân tộc khác ở Mông Cổ. Họ sống trong các căn lều urt, thay vì nhà lều Mông Cổ. Họ chăn nuôi tuần lộc thay cho bò, bò yak hoặc dê, theo Saman giáo thay vì đạo Phật.
Người Dukha không có nhiều điểm chung với các dân tộc khác ở Mông Cổ. Họ sống trong các căn lều urt, thay vì nhà lều Mông Cổ. Họ chăn nuôi tuần lộc thay cho bò, bò yak hoặc dê, theo Saman giáo thay vì đạo Phật.
Tuần lộc bơi rất giỏi. Jerry Haigh, một bác sĩ thú y cho động vật hoang dã, người chụp bức ảnh này, cho biết: “Chúng có lớp lông mùa đông rỗng, đóng vai trò như một chiếc áo phao cứu sinh”.
Tuần lộc bơi rất giỏi. Jerry Haigh, một bác sĩ thú y cho động vật hoang dã, người chụp bức ảnh này, cho biết: “Chúng có lớp lông mùa đông rỗng, đóng vai trò như một chiếc áo phao cứu sinh”.
Một chú tuần lộc có thể đi được 30 km một ngày.
Một chú tuần lộc có thể đi được 30 km một ngày.
Bà Enkhatuya là pháp sư trưởng của một nhóm nhỏ người Dukha tới sống cạnh hồ Khovsgol, với mong muốn thu được lợi nhuận từ du lịch. Bà tiếp xúc với những du khách tò mờ tới từ khắp nơi trên thế giới.
Bà Enkhatuya là pháp sư trưởng của một nhóm nhỏ người Dukha tới sống cạnh hồ Khovsgol, với mong muốn thu được lợi nhuận từ du lịch. Bà tiếp xúc với những du khách tò mò tới từ khắp nơi trên thế giới.
Những người Dukha tới hồ Khovsgol đối mặt với chỉ trích rằng khu vực này quá ấm cho tuần lộc, và rặng họ đang hành hạ chúng để kiếm lợi nhuận. Bà Enkhatuya khẳng định: “Chúng tôi có mối quan hệ sâu sắc với tuần lộc. Chúng giống như gia đình. Chúng tôi sẽ không bao giờ hành hạ chúng. Tôi có thể khẳng định điều đó”.
Những người Dukha tới hồ Khovsgol đối mặt với chỉ trích rằng khu vực này quá ấm cho tuần lộc, và rằng họ đang hành hạ chúng để kiếm lợi nhuận. Bà Enkhatuya khẳng định: “Chúng tôi có mối quan hệ sâu sắc với tuần lộc. Chúng giống như gia đình. Chúng tôi sẽ không bao giờ hành hạ chúng. Tôi có thể khẳng định điều đó”.
Tuần lộc có vai trò quan trọng trong các truyền thống theo Saman giáo của người Dukha. Tuần lộc trắng được coi là con vật linh thiêng.
Tuần lộc có vai trò quan trọng trong các truyền thống theo Saman giáo của người Dukha. Tuần lộc trắng được coi là con vật linh thiêng.
Người Dukha tới hồ Khovsgol mỗi mùa hè để kiếm tiền sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong tương lai lối sống cổ xưa của họ sẽ khó lòng tồn tại.
Người Dukha tới hồ Khovsgol mỗi mùa hè để kiếm tiền sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong tương lai lối sống cổ xưa của họ sẽ khó lòng tồn tại.
Theo Zing News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét