Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
RỒ DẠI VÀ THIÊN TÀI 9
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Ví sao ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ? -Chủ nghĩa thực dụng và tinh thần cá nhân là sự tôn vinh truyền thống của dân tộc Mỹ. -Phù hợp với ước muốn của quần chúng Mỹ. -Chính sách quốc tế "ủy mỵ" của Obama là sai lầm, nhất là về Sirya và Ucraina. -Dân tình Mỹ chán nản trước thực trạng ảm đạm của xã hội Mỹ. Trump phải chăng là luồng gió mới? Đợi xem: rồ dại hay thiên tài!? Có nét của định hướng XHCN (he,he!). Đừng quẳng gánh giữa đường nhé ông Trump?
-----------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dự báo ông Trump sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ
(Tamsugiadinh.vn) - Hệ thống trí tuệ nhân tạo
MogIA, từng 3 lần dự đoán chính xác kết quả bầu cử tổng thống Mỹ cho
rằng ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ là người chiến
thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Dự báo ông Trump sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ
Hệ thống trí tuệ nhân tạo MogIA đã lấy khoảng
20 triệu dữ liệu từ các nền tảng công cộng như Google, Facebook,
Twitter và Youtube ở Mỹ, sau đó phân tích và cho ra kết quả cuối cùng,
rằng ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
Kết quả thu được từ MogIA cho thấy, so với thời điểm Tổng thống Barack Obama đắc cử cách đây 8 năm, chỉ số tương tác của tỷ phú Donald Trump còn hơn đương kim tổng thống Mỹ tới 25%.
Trước đó, trong mùa bầu cử năm nay, hệ thống MogIA đã dự đoán chính
xác kết quả các cuộc bầu cử sơ bộ tại hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Hệ thống trí tuệ nhân tạo MogIA do Sanjiv Rai, nhà sáng lập công ty
Genic.ai của Ấn Độ, phát triển. Nó được tạo ra từ năm 2004 và ngày càng
thông minh hơn theo thời gian.
Sanjiv Rai cho biết trong mỗi mùa bầu cử Tổng thống Mỹ,
hệ thống MogIA của ông từng kết luận ứng viên nào đứng đầu về dữ liệu
tương tác thì ứng viên đó cuối cùng sẽ trở thành tổng thống Mỹ.
Ông Rai nói: “Nếu Trump thua, thì đây là lần đầu tiên kết quả một cuộc bầu cử ở Mỹ đi ngược lại xu hướng dữ liệu trong 12 năm qua”.
Hàng loạt phép dự đoán đã được chứng minh là sai sau khi có kết quả quá
bất ngờ của cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Vì sao bà Clinton, một người
dường như có đầy đủ mọi ưu thế, được truyền thông và chính giới ủng hộ,
lại thất bại? Dưới đây là phân tích của Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, nguyên
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.
Xin được mượn lời bài hát "Don't Cry for Me Argentina" (Xin đừng khóc cho nước Mỹ") để nói về cuộc bỏ phiếu này.
Ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump mà nhiều người coi là thảm họa, đã thắng cử.
Và Cộng hòa không chỉ giành ghế Tổng thống, mà còn kiểm soát cả Hạ
viện và Thượng viện, 3 thiết chế chính quyền quan trọng nhất của nước
Mỹ. Với thất bại nặng nề của Dân chủ như thê này, một thất bại rất hiếm
hoi trong nhiều thập kỷ, thì không chỉ là "lỗi" của Hillary Clinton, mà
còn là thất bại nặng nề của chính quyền Obama sau 2 nhiệm kỳ.
Thế giới bất ngờ vì bị truyền thông Mỹ dẫn dắt.
Nhiều người Việt bất ngờ vì ảnh hưởng bởi truyền thông của Việt Nam và cũng bị truyền thông Mỹ và phương Tây dẫn dắt.
Truyền thông Mỹ bất ngờ vì cách đo và tính phản ứng của cử tri sai.
Truyền thông Mỹ sai vì bị ảnh hưởng của Giới tinh hoa (Elite).
Giới tinh hoa sai vì đã xa rời dân chúng quá lâu.
Giới tinh hoa sai vì tự tin và kiêu ngạo về ảnh hưởng và khả năng dẫn dắt quần chúng của mình.
Nhân vật tinh hoa nổi tiếng nhất đến nay ủng hộ Donald Trump là "ông
cụ" gần đất xa trời Bob Dole, cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng
hòa. Tất cả các lãnh đạo Cộng hòa khác xa lánh Donald Trump. Trump không
cần họ và đã giành chiến thắng.
Câu nói của Bác sĩ Ben Carson, một ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng
hòa có vẻ mô tả đúng nhất kết quả bầu cử ngày 8.11.2016: Vấn đề không
phải là câu chuyện Dân chủ hay Cộng hòa. Vấn đề là người dân chống lại
Giới tinh hoa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ – Những điều cần biết
Hiến pháp Mỹ quy định, ứng cử viên Tổng thống phải là một công dân
sinh ra ở Mỹ, 35 tuổi trở lên và sống ở Mỹ ít nhất 14 năm. Nếu hội đủ
các tiêu chuẩn này, các cá nhân cần phải đăng ký tư cách ứng cử viên và
đăng ký ban vận động tranh cử với Ủy ban Bầu cử Liên bang. Sau đó, phải
đảm bảo rằng tên của cá nhân đăng ký có trên lá phiếu của mỗi tiểu bang.
Theo luật Liên bang, các ứng cử viên có thể nhận tiền cho chiến dịch
tranh cử từ các cá nhân, một chính đảng, một ủy ban hành động chính trị
hoặc chính phủ liên bang. Một cách khác ít bị luật pháp ràng buộc hơn là
thông qua các Ủy ban Hành động Chính trị (Super PAC).
Một phần không thể thiếu trong mỗi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là các
cuộc tranh luận. Sau những cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên, tỉ lệ
ủng hộ của mỗi người có thể lên hoặc xuống, tùy thuộc vào quan điểm của
họ về kinh tế, chính sách đối ngoại, hay các vấn đề xã hội.
Quá trình chọn lựa Tổng thống chính thức bắt đầu với cuộc bầu cử sơ
bộ khi mỗi đảng chọn ra một người được đề cử. Mỗi bang sẽ tổ chức một
cuộc họp bầu riêng. Bầu cử sơ bộ cũng giống như các cuộc bầu cử thông
thường, cử tri đến bỏ phiếu ở phòng phiếu. Một ngày quan trọng là Super
Tuesday (Siêu thứ Ba) khi rất nhiều bang cùng tổ chức bầu cử sơ bộ vào
ngày này. Người được đề cử chính thức của mỗi đảng để chạy đua vào Tòa
Bạch Ốc sẽ được công bố vào ngày Đại hội Đảng Toàn quốc.
Kể từ năm 1852, mỗi Tổng thống Mỹ đều là thành viên của một trong hai
chính đảng lớn: Dân chủ và Cộng hòa. Hai đảng này có xu hướng phản ánh
quan điểm chính trị tương đối ôn hòa. Ngoài ra, còn có một số đảng khác
nhỏ hơn bao gồm Đảng Tự do, Đảng Hiến pháp, Đảng Xã hội, hoặc Đảng Xanh,
và thậm chí có cả các ứng cử viên độc lập, không liên kết với đảng nào.
Những đảng này không lớn nhưng có thể có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử bằng
cách lấy bớt phiếu từ ứng cử viên của hai đảng lớn.
Sau khi mỗi đảng xác định được ứng cử viên tranh cử Tổng thống, các
ứng cử viên sẽ chọn một người đồng tranh cử. Hai cặp ứng cử viên này sẽ
vận động quyết liệt trên toàn quốc để chuẩn bị cho ngày tổng tuyển cử
vào tháng 11.
Vào ngày tổng tuyển cử, các cử tri có đăng ký sẽ đến những điểm bỏ
phiếu ở địa phương để bầu chọn Tổng thống. Mặc dù lá phiếu của cử tri
rất quan trọng, nhưng theo nguyên tắc, Tổng thống sẽ được quyết định bởi
một hệ thống gọi là đại cử tri đoàn, bao gồm các đại biểu được phân bổ
dựa trên kết quả bầu cử ở mỗi bang. Bang đông dân sẽ có nhiều đại biểu
hơn các bang thưa dân. Để dành chiến thắng, một ứng cử viên phải dành
được đa số hoặc ít nhất 270 phiếu đại cử tri. Các tân Tổng thống sẽ
chính thức nhậm chức vào cuối tháng Giêng năm sau. Những dấu mốc thời gian của bà Hillary Clinton:
Bà Hillary Clinton sinh năm 1947 ở Chicago. Bà tốt nghiệp trường Cao
đẳng Wellesley năm 1969 và trường Luật thuộc Đại học Yale năm 1973. Bà
làm đám cưới với ông Bill Clinton năm 1975 và sinh con gái Chelsea năm
1980.
Năm 1993, bà Hillary Rodham Clinton trở thành Đệ nhất Phu nhân Hoa
Kỳ. Năm 1997, bà khởi xướng Chương trình Bảo hiểm Y tế Trẻ em nhằm hỗ
trợ trẻ em có cha mẹ không đủ khả năng tài chính chi trả chi phí y tế
cho con mình.
Từ năm 2001 đến năm 2009, bà Hillary giữ vai trò thượng nghị sĩ và
nắm chức vụ Ngoại trưởng Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2013. Năm 2014, bà
ra mắt cuốn tự truyện “Hard Choices” và chính thức tuyên bố tranh cử
Tổng thống vào ngày 12 tháng 4 năm 2015. Những dấu mốc thời gian của ông Donald Trump:
Ông Donald Trump sinh năm 1946 tại Thành phố New York và lấy bằng cử
nhân kinh tế năm 1968. Năm 1971, ông Trump tham gia vào những dự án xây
dựng lớn tại Manhattan và áp dụng các thiết kế kiến trúc hấp dẫn để thu
hút sự chú ý của công chúng.
Năm 1988, ông Trump mua lại Taj Mahal Casino sau một thương vụ với
Merv Griffin và Resorts International, dẫn tới một khoản nợ lớn khiến
công ty của ông phá sản vào năm 1991. Năm 1999, ông Trump hưởng một
khoản thừa kế lớn lên đến hàng trăm triệu đôla từ người cha quá cố. Ông
Donald Trump khánh thành Trump World Tower đối diện Trụ sở Liên Hiệp
Quốc năm 2001.
Từ 1996 đến 2015, ông Trump nắm một phần sở hữu của các cuộc thi Miss
Universe (Hoa hậu Hoàn Vũ), Miss USA (Hoa hậu Mỹ), Miss Teen USA (Hoa
hậu Thiếu niên Mỹ). Năm 2003, ông Trump trở thành giám đốc sản xuất và
người dẫn chương trình truyền hình thực tế The Apprentice (Nhân viên Tập
sự) của đài NBC.
Mặc dù chưa từng tham gia chính trường nhưng ông Donald Trump chính
thức tuyên bố tranh cử Tổng thống vào ngày 16 tháng 6 năm 2015.
5 nhân tố
giúp Donald Trump hạ gục Hillary Clinton
Bản
tính thẳng thừng hay niềm tin mãnh liệt vào bản thân là hai trong 5 yếu
tố giúp Trump thu phục cử tri và đánh bại đối thủ Clinton trên đường
đua vào Nhà Trắng.
Donald Trump phát biểu trước người ủng hộ sau khi kết quả bỏ phiếu
được công bố cho thấy ông sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ. Ảnh: Reuters
Từ khi tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ hơn một năm trước, nhà tài phiệt
New York Donald Trump luôn bị đánh giá thấp hơn đối thủ đảng Dân chủ
Hillary Clinton. Rất ít người tin Trump sẽ chạy đua vào Nhà Trắng, nhưng
ông đã thực sự làm vậy. Họ cho rằng ông khó lòng vượt qua nổi các vòng
bầu cử sơ bộ và bỏ phiếu kín để trở thành ứng viên đại diện đảng Cộng
hòa tranh cử tổng thống, nhưng đến cuối, ông đã thành công.
Hôm nay, Donald Trump một lần nữa chứng tỏ ông là một chiến binh lội
ngược dòng ngoạn mục khi đánh bại đối thủ nặng ký Hillary Clinton, để
trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Theo BBC, Trump có được chiến thắng là nhờ vào 5 yếu tố.
Làn sóng da trắng của Trump
Các bang chiến trường quan trọng Ohio, Florida và North Carolina hôm
nay đều lần lượt đứng về phía Trump, khiến bức tường lửa bà Clinton dày
công gây dựng bỗng chốc sụp đổ.
Hy vọng cuối cùng dành cho cựu ngoại trưởng Mỹ đặt ở những bang khu vực
Trung Tây. Các bang này vốn có truyền thống bầu cho đảng Dân chủ suốt
nhiều thập kỷ, bắt nguồn từ tầng lớp cử tri da màu và người lao động da
trắng.
Nhưng những người lao động da trắng, đặc biệt là đàn ông và phụ nữ
không qua giáo dục đại học, đã quyết định xa rời đảng Dân chủ vì lời hứa
tạo thêm nhiều việc làm mà ông Trump đưa ra. Các cử tri vùng nông thôn,
đặc biệt là những người cảm thấy bị chính quyền hay các tầng lớp tinh
hoa trong xã hội bỏ rơi, muốn tiếng nói của họ được lắng nghe. Trump
chính là người cho họ điều đó, cây bút Anthony Zurcher từ BBC bình luận.
Trong khi các bang như Virginia hay Colorado vẫn nằm trong vòng tay
Clinton, mối chia cắt lại nảy sinh từ Wisconsin, kéo chìm hy vọng trở
thành tổng thống của cựu ngoại trưởng Mỹ.
Donald thẳng thừng
Trump từng buông lời xúc phạm cựu chiến binh, thượng nghị sĩ John McCain.
Ông không ngần ngại tranh cãi với kênh truyền hình Fox News và người dẫn chương trình làm việc cho đài này là Megyn Kelly.
Trump thậm chí vẫn châm chọc, nói xấu về cân nặng một hoa hậu gốc Tây Ban Nha dù nhận không ít lời chỉ trích.
Nhà tài phiệt New York chỉ đưa ra lời xin lỗi nửa vời khi đoạn video
quay cảnh ông khoe khoang chuyện sàm sỡ phụ nữ bị phát tán.
Ông vượt qua ba cuộc tranh luận tổng thống bằng những màn thể hiện
không mấy ấn tượng. Giới chuyên gia lúc bấy giờ đều nhận định Trump lép
vế trước Clinton.
Tuy nhiên, dường như một bộ phận cử tri Mỹ lại bị thuyết phục, cảm mến
chính tính khí thẳng thắn, có gì nói đấy của nhà tài phiệt New York. Có
lẽ chính nó đã giúp ông trở nên bất khả xâm phạm trước mọi bê bối,
Zurcher bình luận.
Người 'ngoại đạo'
Donald Trump chống lại đảng Dân chủ. Ông cũng chống lại cả những thế
lực ngay bên trong đảng của mình. Tại các vòng bầu cử sơ bộ, ông không
ngại gây hấn với những đối thủ cùng đảng như Marco Rubio, Ted Cruz,
Chris Christie hay Ben Carson. Và ông đánh bại tất cả.
Thái độ không ngại tranh đấu mà Trump luôn đề cao là biểu hiện cho thấy tính độc lập trong tính cách nhà tài phiệt New York.
Việc Trump không đi theo một lề lối nào, đối đầu với bất kỳ ai ngáng
đường mình, kể cả tầng lớp tinh hoa chính trị, khiến ông hiện lên trong
mắt những người ủng hộ như một người ngoại đạo, nằm ngoài chính trường.
Với một bộ phận cử tri quá bi quan về hệ thống chính trị Mỹ, đây lại là
hình mẫu lý tưởng.
James Comey
Gần hai tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra, Giám đốc Cục
Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey tuyên bố xem xét các thư điện tử
mới bị rò rỉ liên quan đến bê bối sử dụng máy chủ email cá nhân cho
việc công của bà Clinton khi còn làm ngoại trưởng Mỹ.
Dù FBI 8 ngày sau thông báo bà Clinton không bị cáo buộc hình sự, hành
động của ông trùm FBI đã kịp gây ra tổn thương không nhỏ cho tín nhiệm
của cựu ngoại trưởng Mỹ.
Đây đồng thời cũng là cơ hội tuyệt vời để chiến dịch tranh cử của ông
Trump tung ra những đòn đánh chí mạng nhằm vào đối thủ. Nhà tài phiệt
New York dường như đã tận dụng triệt để cơ hội hiếm có này để lật ngược
thế cờ, giới chuyên gia nhận định.
Tin vào bản năng
Tỷ phú Trump đã vận hành một chiến dịch tranh cử bị đánh giá là lạ
lùng, không quy củ, chưa từng có tiền lệ. Song cuối cùng, thực tế chứng
minh, ông mới là người hiểu về vận động tranh cử hơn cả các chuyên gia,
Zurcher nhận xét.
Ông chi nhiều tiền in mũ hơn là tiến hành thăm dò dư luận. Ông thường
xuyên đến thăm các bang như Wisconsin hay Michigan, những nơi mà chuyên
gia nói rằng Trump không thể với tới.
Ông tổ chức nhiều buổi vận động quy mô lớn thay vì gõ cửa từng nhà để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình.
Những chiến lược phi truyền thống trên, "giới hiểu biết" không tiếc lời chế nhạo chúng.
Nhưng bỏ ngoài tai tất cả, Trump vẫn kiên định và tin vào bản năng của
mình. Chính niềm tin ấy đã đưa ông thẳng tiến tới Nhà Trắng, Zurcher
nhấn mạnh.
Tôi xin lỗi vì bắt mọi người phải chờ đợi quá lâu bởi nhiều thứ phức tạp.
Xin cảm ơn tất cả rất nhiều.
Tôi
mới nhận được một cuộc gọi từ cựu Ngoại trưởng Clinton. Bà đã chúc mừng
chiến thắng của chúng ta, đây là chiến thắng của tất cả chúng ta.
Còn
tôi, tôi cũng xin chúc mừng bà và gia đình sau chiến dịch hết sức cam
go vừa rồi. Bà đã chiến đấu kiên cường. Bà chiến đấu kiên cường không
ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài.
Chúng ta đều nợ ơn bà một lời cảm ơn to lớn vì những cống hiến của bà cho đất nước. Tôi thực sự muốn nói điều đó.
Tôi
muốn nói rằng đây là lúc nước Mỹ kết nối những sợi dây đang chia cắt
chúng ta. Chúng ta phải xích lại gần nhau. Thưa toàn thể các cử tri Cộng
hòa cũng như Dân chủ, đã đến lúc chúng ta xích lại với nhau thành một
khối. Đã đến lúc rồi.
Tôi xin cam kết với mọi công dân
trên lãnh thổ quốc gia này rằng sẽ trở thành một Tổng thống của toàn thể
người dân nước Mỹ, và điều này rất quan trọng với tôi.
Với
những ai đưa ra lựa chọn không ủng hộ tôi, cũng có không ít người làm
vậy đâu, tôi muốn nhận được sự chỉ dẫn và hỗ trợ của các bạn, để chúng
ta có thể hợp tác cùng nhau đoàn kết đất nước vĩ đại này.
Như
tôi đã nói ngay từ đầu, đây không phải là một chiến dịch tranh cử đơn
thuần, mà là một phong trào tuyệt vời và vĩ đại với sự tham gia của hàng
triệu triệu người dân nước Mỹ, những người đã cùng nhau cố gắng để
khiến nước Mỹ tốt hơn cho gia đình họ.
Đây là một phong
trào với sự tham gia của mọi sắc tộc, mọi tôn giáo, mọi tầng lớp, và mọi
tư tưởng mong muốn được phục vụ lợi ích của người dân nước Mỹ. Và họ sẽ
được làm như vậy, sẽ được hợp tác cùng nhau để thực thi nhiệm vụ cấp
bách hiện nay là tái thiết đất nước và biến giấc mơ Mỹ trở thành hiện
thực.
Tôi đã dành cả cuộc đời mình theo nghiệp kinh
doanh, tôi được chứng kiến những tiềm năng chưa được khai phá trong
những dự án và ở những con người trên khắp thế giới.
Đó
là những gì giờ đây tôi muốn làm cho đất nước này. Tôi hiểu rất rõ đất
nước chúng ta. Một đất nước với tiềm năng vô cùng lớn. Nước Mỹ sẽ trở
nên tuyệt vời. Mỗi người Mỹ sẽ có cơ hội được theo đuổi và vươn lên đến
tận cùng tiềm năng của mình. Những con người bị lãng quên tại Mỹ sẽ
không còn bị lãng quên nữa.
Chúng ta sẽ sửa chữa hệ thống
nội thành, nâng cấp cầu đường, sân bay, trường học, bệnh viện. Chúng ta
sẽ tái thiết cơ sở hạ tầng, để nước Mỹ không thua kém ai trong lĩnh vực
này, và cùng lúc đó tạo ra hàng triệu công ăn việc làm. Chúng ta sẽ
chăm sóc tốt cho những cựu chiến binh trung thành vì đất nước, tôi đã
được gặp rất nhiều người như vậy trong hành trình 18 tháng qua.
Chúng
ta sẽ bước đi trên một hành trình hồi sinh và phát triển đất nước. Tôi
sẽ chăm sóc chu đáo cho tài năng sáng tạo của những con người trên đất
nước này, và chúng ta sẽ kêu gọi những người tốt nhất, những người thông
minh nhất để dùng tài năng của họ đem lại lợi ích cho tất cả. Đó là
điều chắc chắn.
Chúng ta có một kế hoạch kinh tế tuyệt vời. Chúng
ta sẽ nhân đôi mức tăng trưởng và sở hữu nền kinh tế mạnh nhất ở bất cứ
đâu trên thế giới.
Cùng lúc đó, chúng ta sẽ thân thiện với
tất cả những nước nào sẵn lòng thân thiện với chúng ta. Chúng ta sẽ
thiết lập những mối quan hệ tuyệt vời. Chúng ta tin vào điều đó. Không
một giấc mơ nào quá lớn, không một thử thách nào quá khó. Không có bất
kì mục tiêu nào trong tương lai vượt quá khả năng chúng ta.
Nước
Mỹ sẽ không hài lòng với bất kì thứ gì khác ngoài thứ tốt nhất. Chúng ta
phải nắm lại vận mệnh đất nước và mơ những giấc mơ thật lớn, thật táo
bạo. Chúng ta phải làm vậy. Chúng ta phải mơ thì những điều tốt đẹp và
thành công mới trở lại với nước Mỹ.
Tôi muốn nói với cộng đồng
quốc tế rằng dù chúng tôi luôn đặt cao lợi ích của Mỹ lên hàng đầu,
chúng tôi vẫn sẽ đối xử công bằng với tất cả.Với những nước khác và
người dân của họ, chúng ta sẽ tìm điểm tương đồng và tránh thù địch, tìm
đến sự hợp tác và tránh giao tranh.
Giờ đây, tôi muốn nhân dịp này gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi có được ngày hôm nay, một chiến thắng lịch sử.
Trước
hết tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi. Tôi biết họ đang dõi theo tôi vào lúc
này. Họ là những con người tuyệt vời. Tôi học được rất nhiều từ họ. Họ
tuyệt vời ở mọi khía cạnh, họ là những phụ huynh tuyệt vời.
Tôi
cũng xin cảm ơn hai chị gái của tôi, Marianne và Elizabeth, họ cũng có
mặt tại đây cùng chúng ta đêm nay. Họ đâu rồi nhỉ? Ở đâu đó quanh đây
thôi. Họ khá là ngượng.
Và em trai tôi, Robert. Robert
đâu?Robert đâu rồi nhỉ? Họ đáng ra phải đứng trên sân khấu này chứ,
nhưng thôi không sao. Họ đều tuyệt lắm.
Và người anh trai quá cố
của tôi, Fred. Một anh chàng tuyệt vời. Một gia đình tuyệt vời. Tôi rất
may mắn có được những người anh chị em, người cha, người mẹ tuyệt vời.
Với
Melania, Don, Ivanka, Eric, Tiffany và Barron (các con của Trump -
người dịch), cha yêu các con và cũng cảm ơn các con vì đã phải chịu đựng
mệt mỏi trong suốt nhiều giờ qua. Một quãng thời gian đầy khó khăn.
Chiến
trường chính trị thật khó khăn và cũng thật đáng sợ. Cũng vì thế mà tôi
muốn cảm ơn gia đình tôi rất nhiều. Họ thật sự rất tuyệt. Cảm ơn tất
cả. Một nhóm hậu phương thật tuyệt vời. Xin cảm ơn tất cả rất nhiều.
Tất
cả đã cho tôi sự ủng hộ mạnh mẽ, và tôi cũng xin nói với các bạn rằng
hậu phương của chúng tôi hùng hậu lắm. Vì các bạn biết đấy, người ta cứ
nói rằng đội ngũ của chúng tôi chỉ có vài mống.
Nhưng đâu có
ít đúng không. Hãy nhìn tất cả mà xem. Nhìn tất cả nhữngcon người đang
đứng đây này. Kellyanne, Chris, Rudy, Steve và David, những con người
cực kì tài năng đang đứng đây lúc này. Tôi muốn nói với các bạn rằng
những gì chúng ta đang trải qua rất, rất đặc biệt.
Tôi cũng muốn
gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cựu thị trưởng Rudy Giuliani. Ông ấy thật
tuyệt. Quá tuyệt. Ông đi vận động tranh cử cùng chúng tôi, dự các cuộc
họp cùng chúng tôi. Rudy vẫn cứ vậy chẳng hề thay đổi. Rudy đâu rồi nhỉ?
[đám đông gọi tên Rudy...]
Thống đốc Chris Christie, các bạn ạ, ông ấy thật tuyệt. Cảm ơn ông, Chris.
Người
đầu tiên, Thượng nghị sĩ đầu tiên, và cũng là chính trị gia có tiếng
đầu tiên [ủng hộ tôi], ông là một người rất được tôn trọng tại
Washington bởi chẳng mấy ai thông minh được như ông, đó là Thượng nghị
sĩ Jeff Sessions. Jeff đâu nhỉ? Một con người tuyệt vời. Một chiến binh
mạnh mẽ. Ông không dễ bị bắt nạt đâu. Không dễ đâu.
Ai kia nhỉ? Có phải là thị trưởng đấy không? Có phải Rudy đấy không?
Một
chiến hữu khác, một người mà tôi biết bởi ông là một chiến binh,một
trong những người dám đứng lên đối đầu với phe Dân chủ, đó là bác sĩ Ben
Carson. Ben đâu rồi nhỉ?
Nhân tiện, Mike Huckabee cũng ở đâu đó quanh đây. Ông ấy cũng tuyệt lắm. Cảm ơn ông rất nhiều.
Thiếu
tướng Kellogg nữa chứ. Có hơn 200 tướng và đô đốc đã ủng hộ chiến dịch
của chúng ta. Họ là những con người đặc biệt. Trong số họ có 22 huân
chương danh dự do Quốc hội trao tặng.
Một người khác, mà tin tôi
đi, tôi đã được đọc bao nhiêu bài báo nói rằng tôi và ông ấy không hợp
nhau. Nhưng sự thật là tôi chưa từng có một giây nào hục hặc với ông ấy.
Ông ấy là một ngôi sao tuyệt vời.Ông ấy chính là [đám đông gọi tên
Reince] -- chính xác, làm sao các bạn đoán được hay vậy.
Để tôi
nói các bạn nghe về Reince nhé. Reince là một siêu sao... Reince thực sự
là một ngôi sao, và ông ấy là người làm việc chăm chỉ nhất mà tôi từng
biết. Reince, lên đây nào. Ôi trời, cuối cùng cũng đến lúc ông được làm
việc này đúng không. Chúa ơi. Đến đây nào, hãy nói gì đi. [Chủ
tịch ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa Reince Priebus: Thưa quý ông quý bà,
tân Tổng thống của Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ, Donald Trump. Xin cảm ơn. Thật
là một vinh dự lớn lao. Chúa phù hộ các bạn. Tạ ơn Chúa].
Một con người tuyệt vời. Mối
quan hệ của chiến dịch này với ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa đóng vai
trò rất quan trọng trong thành công của chúng ta, với những gì chúng ta
đã làm được, vậy nên tôi phải nói rằng, tôi đã được gặp rất nhiều người
tuyệt vời.
Những cán bộ Mật Vụ. Họ rất cứng
rắn nhưng cũng rất thông minh và sắc sảo nên tôi không bao giờ dám đùa
với họ. Khi tôi muốn đứng dậy ra chỗ đông người và vẫy tay chào các cử
tri, họ giữ tôi lại và ấn tôi xuống chỗ ngồi, nhưng tôi phải nói rằng họ
là những con người tuyệt vời, vậy nên tôi muốn gửi lời cảm ơn các cán
bộ Mật Vụ.
Và cảnh sát thành phố New York
cũng có mặt tại đây hôm nay. Họ là những con người tuyệt vời, không may
là đôi lúc không được đánh giá một cách công bằng, nhưng chúng ta luôn
coi trọng họ.---Như mọi người đang nói thì đây là một sự kiện lịch sử,
nhưng để thật sự có tính lịch sử như vậy, chúng ta phải làm thật tốt
nhiệm vụ, và tôi hứa với các bạn rằng tôi sẽ không để các bạn phải thất
vọng.
Chúng ta sẽ làm thật tốt. Chúng ta
sẽ làm thật tốt. Tôi ngóng chờ việc chính thức trở thành Tổng thống của
các bạn, và hi vọng rằng sau 2,3, hay 4 năm sau, hay thậm chí 8 năm sau,
các bạn sẽ nói rằng rất nhiều người trong số các bạn đã làm việc chăm
chỉ, và rằng các bạn đều rất tự hào về những gì mình đã làm được.
Xin
cảm ơn các bạn rất nhiều.Và tôi chỉ có thể nói rằng dù chiến dịch tranh
cử đã khép lại, nhưng nhiệm vụ của chúng ta trong phong trào này chỉ
mới bắt đầu.
Chúng ta sẽ lập tức bắt tay
vào việc để phục vụ người dân nước Mỹ, và tôi sẽ làm được những điều mà
hi vọng sẽ khiến các bạn tự hào về Tổng thống của mình.
Các
bạn sẽ rất tự hào. Một lần nữa, đây là vinh dự của tôi.Quả là một đêm
tuyệt vời. Quãng thời gian 2 năm vừa qua cũng thật tuyệt vời. Tôi yêu
đất nước này.
Xin cảm ơn tất cả. Xin cảm ơn tất cả rất nhiều. Cảm ơn ông, Mike Pence.
theo Trí Thức Trẻ
Vì sao quá nhiều người Mỹ tức giận với bà Clinton?
LĐOV.N
Câu hỏi mà nhiều người không trả lời được là, tại sao người Mỹ lại phải
cân nhắc khi lựa chọn giữa một tỷ phú hăm dọa với một cựu nghị sĩ, cựu
ngoại trưởng đầy kinh nghiệm? Câu trả lời gồm 4 yếu tố: Sự tức giận,
kinh tế, chủ nghĩa thân hữu và chính trị bản sắc - Tom Rogan, nhà phân
tích chính sách đối ngoại của tạp chí National Review giải đáp trên
CNN.
Nước Mỹ giận dữ
Thứ nhất, người Mỹ vô cùng giận dữ với thể chế chính trị của họ. Là
người trong cuộc ở Washington DC và đối thủ của Donald Trump, bà Hillary
Clinton luôn là một mục tiêu tự nhiên cho sự giận dữ này.
Nhưng sự giận dữ đó có một nền tảng. Nhiều người Mỹ xem Tổng thống
Obama và các thành viên Quốc hội đã thất bại trong việc thực hiện lời
hứa về một đất nước tốt đẹp hơn.
Các cử tri Cộng hòa bất bình với chi tiêu gia tăng và nợ quốc gia
phình to. Các cử tri Dân chủ chỉ trích việc ông Obama không thể khiến
Quốc hội thông qua nhiều luật hơn. Cử tri độc lập (những người không
đứng về đảng nào) thì chỉ trích sự bất đồng đảng phái không ngừng.
Là người đứng ngoài chính trị một thời, Trump có thể tận dụng sự bất
bình đó. Phần lớn người ủng hộ ông là người Công hòa. Nhưng nhiều người
khác ở các bang dao động như Florida và Ohio, là người độc lập. Một số
thậm chí là người Dân chủ.
Thành công cốt lõi của Trump là đã chiếm được sự giận dữ vô định đó
tạo thành bản sắc chính trị của ông. Trở thành ứng cử viê của những
người bất bình, Trump đã khiến Clinton trở thành ứng cử viên của hiện
trạng.
Vấn đề thứ hai ảnh hưởng đến Clinton và giúp Trump là kinh tế.
Trong khi suy thoái đã đi qua và tỷ lệ thất nghiệp giảm đi, nhưng
nhiều người Mỹ không cảm thấy điều đó. Sự nghi ngờ của họ được hậu thuẫn
bởi tỷ lệ tham gia vào thị trường việc làm ngày càng yếu và số người Mỹ
tham gia làm việc bán thời gian cao kỷ lục. Cho dù một người nghĩ gì về
chính sách hoặc cá tính của ông, Trump đã lợi dụng được sự nghi ngờ về
kinh tế này.
Vận dụng sự suy giảm việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ như một
phép ẩn dụ cho mọi hoài nghi kinh tế, Trump chỉ trích Trung Quốc và
thương mại tự do, phớt lờ những thay đổi về công nghệ. Mặc dù không
trung thực, song chủ nghĩa dân túy này - được chuyển tải cùng với sự
giận dữ và sự quyến rũ, là thanh gươm thần của Trump. Và ông sử dụng nó
bằng cách biến những hoài nghi thành vũ khí chống lại đối thủ.
Trump nói ông sẽ đem lại hàng trăm nghìn việc làm. Rồi trong câu tiếp
theo, ông tấn công bà Clinton như một người mang ơn chủ nghĩa tự do
toàn cầu chứ không phải công nhân Mỹ. Trump sử dụng chiến lược này để
tác động tới các cuộc tranh luận.
Không thể đánh giá thấp sự quyến rũ của Trump khi nói về vấn đề kinh
tế. Nhiều người Mỹ coi ông như một kẻ tự khen thấp hèn, nhưng những gì
ông đưa ra về sự lựa chọn dễ dàng và quyền lãnh đạo tự tin cũng rất
quyến rũ. Thông điệp kinh tế của Trump là điều mà mọi người muốn nghe,
và lẩn tránh những gì người ta không muốn. Điều đó đã có hiệu quả. Sự mệt mỏi của Clinton
Tiếp đó, có một Tập đoàn Clinton. Cho dù đó là câu chuyện email,
chuyện Clinton ở Bộ Ngoại giao hay những bài nói chuyện được trả phí
khổng lồ, thì Hillary Clinton cũng không có danh tiếng về sự trung thực.
Ngược lại, theo nhiều cách, Clinton là một bức biếm họa về chủ nghĩa
thân hữu ở Washington DC được tạo ra cho Trump. Hình ảnh này, cùng với
việc Clinton liên tục từ chối tỏ ra hối hận đã giúp cho Trump định hình
một sự miêu tả bất thường với cử tri: Người ta có thể không thích sự
hùng biện của ông, nhưng ít nhất ông có nó. Còn Clinton thì chỉ là một
kẻ nói dối.
Ngoài ra, có lẽ vấn đề quan trọng nhất chống lại Clinton và có lợi
cho Trump là chính trị bản sắc. Cho dù đó là lệnh cấm người Hồi giáo mà
Trump đề xuất, là lời hứa của ông về xây dựng bức tường trên biên giới
Mexico, là lời đe dọa khoa trương của ông về việc tiêu diệt IS, thì
Trump đã thuyết phục được cử tri rằng ông sẽ bảo vệ họ.
Xã hội Mỹ ngày càng đa dạng và thế giới ngày càng nguy hiểm. Với
những người Mỹ tập trung trước hết vào việc trả các hóa đơn, sự hùng
biện của Trump về chống lại người nước ngoài, những người lấy mất việc
làm hoặc đe dọa cuộc sống của họ, cuối cùng đã có tác động.
Obama là người bị chỉ trích một phần ở đây. Chính sách đối ngoại thất
bại của ông và thái độ thiếu nghiêm túc với người nhập cư của ông đã
khiến nhiều cử tri tức giận và khiến bà Cliton bị mất tín nhiệm.
Nhưng bà Clinton cũng phải tự trách mình vì nhiều thành công của
Trump. Ví dụ vấn đề tự do thương mại. Tình cảm chống tự do thương mại
của Trump đã đặt ông vào vị trí cực đoan ở bang Ohio còn dao động. Thay
vì giải thích tự do thương mại đã tiết kiệm hàng trăm triệu USD của hàng
nghìn người Mỹ mỗi năm, thì Clinton đã quay ngược lại. Bà từng ủng hộ
tự do thương mại nhưng giờ đây bà không đứng đâu giữa tự do thương mại
và chống tự do thương mại. Đó là một lỗi hoàn hảo: Không ai tin Clinton
trong vấn đề tự do thương mại nữa và vì thế bà nhượng bộ vấn đề này cho
Trump. Sự phản công duy nhất của Clinton ở đây là chê trách Trump thân
thiện với Trung Quốc.
Trump, ngược lại, nói rằng ông sẽ làm mọi việc theo cách khác khi
những ưu tiên của ông thay đổi nếu ông trở thành tổng thống. Người ủng
hộ ông vui vừng, và cử tri Dân chủ và độc lập đem lại cho ông những lợi
ích của sự ngờ vực. Đó là phép ẩn dụ của chiến dịch 2016: Sự giả dối của
Trump được che đậy trong sự quyến rũ dân túy chống lại những tính toán
chính trị không bao giờ chấm dứt của Clinton.
Tuy nhiên, bài này không nhằm dự đoán rằng Trump sẽ thắng. Ông đã
chọc giận nhiều cử tri Cộng hòa, chủ yếu là thông qua những bình luận
của ông về phụ nữ và binh sĩ Mỹ tử trận ở nước ngoài. Nhưng ông có thể
thăng. Và nếu ông thắng, sẽ có lý do cho việc đó.
Toàn văn
phát biểu sau bại trận của Hillary Clinton
Hillary
Clinton kêu gọi mọi người chấp nhận kết quả bầu cử, đồng thời cổ vũ mọi
người nỗ lực theo đuổi ước mơ dù có gặp thất bại.
Hillary Clinton phát biểu tại khách sạn New Yorker, Manhattan. Ảnh: Reuters
Hillary Clinton ngày 9/11 gửi lời tạm biệt đến người ủng hộ và đội ngũ
nhân viên chiến dịch tại khách sạn New Yorker ở Manhattan. Đây là bài
diễn văn đầu tiên của bà sau khi thất bại trước Donald Trump trong cuộc
bầu cử tổng thống. Dưới đây là nội dung bài phát biểu.
Cảm ơn các bạn. Một đám đông rất hồ hởi. Cảm ơn tất cả các bạn.
Cảm ơn rất nhiều vì đã ở đây. Tôi cũng yêu tất cả các bạn. Đêm qua tôi
đã chúc mừng Donald Trump và đề nghị làm việc cùng ông ấy vì lợi ích của
đất nước.
Tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ là một tổng thống thành công của tất
cả người Mỹ. Đây không phải là kết quả chúng ta muốn hay đã nỗ lực phấn
đấu. Tôi xin lỗi vì chúng tôi không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử
này với những giá trị chúng tôi chia sẻ và tầm nhìn chúng tôi đặt ra cho
đất nước.
Nhưng tôi cảm thấy tự hào và biết ơn về chiến dịch tuyệt vời mà
chúng tôi xây dựng với nhau. Một chiến dịch bao quát, đa dạng, sáng tạo,
ngoan cường và tràn đầy sinh lực. Các bạn là những người đại diện tốt
nhất cho nước Mỹ, và được là ứng viên của các bạn là một trong những
vinh dự lớn nhất của cuộc đời tôi.
Tôi biết các bạn thấy thất vọng như thế nào, bởi vì tôi cũng cảm thấy
như vậy, và hàng chục triệu người Mỹ đã đặt hy vọng và ước mơ vào nỗ lực
này cũng thế. Nỗi đau này sẽ còn kéo dài.
Nhưng tôi muốn các bạn ghi nhớ điều này. Chiến dịch của chúng tôi
không bao giờ chỉ xoay quanh một người hay một cuộc bầu cử. Chúng tôi
hướng về đất nước chúng ta yêu thương và xây dựng một nước Mỹ đầy hy
vọng, rộng mở với mọi người và hào hiệp. Chúng tôi đã thấy đất nước bị
chia rẽ sâu sắc hơn chúng tôi nghĩ. Nhưng tôi vẫn tin vào nước Mỹ, và
tôi sẽ luôn như vậy.
Và nếu các bạn cũng thế, thì chúng ta phải chấp nhận kết quả này và
hướng về tương lai. Donald Trump sẽ trở thành tổng thống của chúng ta.
Chúng ta nên mở lòng và cho ông ấy cơ hội lãnh đạo. Nền dân chủ của
chúng ta coi trọng việc chuyển giao quyền lực hòa bình.
Chúng ta không chỉ tôn trọng mà còn trân trọng điều đó. Việc này làm
nổi bật sự tôn trọng pháp trị; nguyên tắc mọi người đều bình đẳng về
quyền lợi và vị thế; tự do sùng bái và bày tỏ ý kiến. Chúng ta tôn trọng
và trân trọng những giá trị này và chúng ta phải bảo vệ chúng.
Tôi muốn nói thêm rằng nền dân chủ của chúng ta đòi hỏi sự tham gia của
các bạn, không chỉ mỗi 4 năm, mà là toàn bộ thời gian. Vì vậy, hãy làm
tất cả những gì có thể để thúc đẩy những mục tiêu và giá trị mà tất cả
chúng ta trân trọng, đồng thời bảo vệ đất nước và hành tinh. Hãy khiến
nền kinh tế có lợi cho tất cả mọi người, không chỉ những người ở tầng
lớp thượng lưu.
Hãy phá vỡ rào cản kìm chân bất kể người Mỹ nào vươn tới ước mơ của họ.
Chúng tôi đã dành một năm rưỡi để kết nối hàng triệu người từ khắp mọi
nơi trên đất nước để cùng cất tiếng nói: chúng tôi tin giấc mơ Mỹ là đủ
lớn cho tất cả mọi người, từ mọi chủng tộc và tôn giáo, đối với cả nam
giới và phụ nữ, với những người nhập cư, cộng đồng LGBT (đồng tính, song
tính và chuyển giới) và người khuyết tật. Cho tất cả mọi người.
Tôi rất vinh hạnh khi được đứng đây với tất cả các bạn. Tôi muốn cảm ơn
Tim Kaine và Anne Holton - đối tác của tôi trong hành trình này.
Tôi rất vui khi thân thiết hơn với họ và điều cho tôi hy vọng lớn cùng
niềm an ủi là ông Tim vẫn đứng vững trên tiền tuyến đảng Dân chủ của
chúng ta, đại diện cho bang Virginia tại thượng viện.
Tôi muốn gửi lời đến Barack và Michelle Obama rằng đất nước nợ hai
người lòng biết ơn. Chúng tôi cảm ơn hai người vì sự lãnh đạo khéo léo
và kiên định đã có ý nghĩa đối với rất nhiều người Mỹ và người dân trên
toàn thế giới. Và với Bill và Chelsea, Mark, Charlotte, Aidan, những
người anh em và toàn thể gia đình, tôi yêu mọi người nhiều hơn tôi có
thể bày tỏ.
Mọi người đã đi lại khắp đất nước, thậm chí cả bé Aidan 4
tháng tuổi cũng đồng hành với mẹ trong các chuyến đi. Tôi sẽ luôn biết
ơn những người tài năng và tận tụy tại trụ sở của chúng tôi ở Brooklyn
và trên khắp đất nước.
Các bạn đã đổ tâm huyết vào chiến dịch này. Một số người trong các bạn
là những người kỳ cựu, đã từng tham gia các chiến dịch khác. Còn đối với
một số người, đây là chiến dịch đầu tiên. Tôi muốn tất cả các bạn biết
rằng các bạn là đội ngũ tốt nhất một người có thể mong đợi.
Và gửi đến hàng triệu tình nguyện viên, các nhà lãnh đạo cộng đồng, nhà
hoạt động và các tổ chức công đoàn, những người đã đến từng nhà gõ cửa,
trò chuyện với hàng xóm, đăng trên Facebook - thậm chí cả các trang
Facebook cá nhân bí mật để ủng hộ tôi, tôi muốn tất cả mọi người bước ra phía trước và đảm bảo rằng tiếng nói của các bạn được nghe thấy.
Với những người đã đóng góp, thậm chí là khoản nhỏ như 5 USD, đó là
động lực giúp chúng tôi vận hành chiến dịch, cảm ơn các bạn. Với tất cả
chúng ta và người trẻ nói riêng, tôi hy vọng các bạn sẽ nghe điều này –
như Tim đã nói, tôi dành toàn bộ cuộc đời để đấu tranh cho những gì tôi
tin tưởng.
Tôi đã gặp thành công và cả thất bại, đôi khi rất đau đớn. Nhiều người
trong số các bạn đang trong giai đoạn chập chững trong nghề nghiệp hay
sự nghiệp chính trị - các bạn cũng sẽ gặp thành công và thất bại.
Việc thất bại rất đau đớn, nhưng đừng bao giờ từ bỏ niềm tin vào việc chiến đấu cho lẽ phải, vì việc đó đáng để làm.
Vì vậy chúng tôi cần các bạn tiếp tục chiến đấu, hiện giờ và cả suốt
cuộc sống sau này. Tôi muốn nhắn nhủ với những người phụ nữ, đặc biệt là
những cô gái trẻ - những người đã đặt niềm tin vào chiến dịch này và
tôi: Tôi muốn các bạn biết rằng không có gì khiến tôi tự hào hơn là được
làm người che chở cho các bạn.
Giờ đây, tôi biết chúng ta vẫn chưa phá vỡ "trần kính" cao nhất và khó
khăn nhất, nhưng một ngày nào đó một người nào đó sẽ làm được, và hy
vọng việc đó xảy ra sớm hơn chúng ta nghĩ.
Và hỡi những cô bé, đừng bao giờ nghĩ rằng các cháu không đủ quan
trọng, mạnh mẽ và xứng đáng với tất cả cơ hội trên thế giới để theo đuổi
và đạt được ước mơ của chính mình.
Cuối cùng, tôi rất biết ơn đất nước và những gì đất nước đã trao cho tôi.
Tôi luôn tự hào rằng tôi là người Mỹ, và tôi vẫn tin tưởng sâu sắc rằng
nếu chúng ta đứng cùng với nhau, làm việc cùng nhau khi tôn trọng khác
biệt của nhau, củng cố niềm tin và tình yêu đối với đất nước này, tương
lai tươi đẹp sẽ luôn ở phía trước.
Bởi vì, các bạn biết đấy, tôi tin rằng chúng ta mạnh mẽ khi ở bên nhau
và chúng ta sẽ cùng nhau tiến lên phía trước. Và các bạn đừng bao giờ
hối hận vì đã đấu tranh cho điều đó. Kinh Thánh đã nói rằng chúng ta sẽ
gặt hái thành công nếu kiên trì. Các bạn của tôi ơi, đừng chán chường và
mất nhiệt huyết, vì sẽ còn nhiều "mùa vụ" đến và có nhiều việc phải
làm.
Tôi vô cùng vinh dự và biết ơn vì đã có cơ hội đại diện cho tất cả các
bạn trong cuộc bầu cử này. Mong Thượng đế ban phước lành cho các bạn và
nước Mỹ.
Hàng
trăm người tụ tập ở quảng trường Union, New York khi cuộc biểu tình bắt
đầu lúc 18h ngày 9/11, bất chấp mưa nhẹ. Những tiếng hô khẩu hiệu vang
lên rải rác, từ "Không phải tổng thống của tôi", "Mạng sống của người da
màu cũng có ý nghĩa" đến "Bernie".
Theo NBC News,
cuộc biểu tình từ Union Square do một nhóm có tên gọi Socialist
Alternative tổ chức, đi hơn 40 tòa nhà để tới tháp Trump ở trung tâm
thành phố.
Một cuộc biểu tình khác bắt đầu tại khu vực vòng xoay Columbus
do nhóm chống phân biệt chủng tộc Answer Coalition tổ chức. Người dân
hô: "Donald Trump, hãy đi đi, kẻ phân biệt chủng tộc, phân biệt giới
tính, chống người đồng tính". Họ cũng tuần hành tới tháp Trump, nơi cảnh
sát dựng sẵn hàng rào đề phòng người biểu tình. Hai cuộc biểu tình được tổ chức trên Facebook, với hơn 10.000 người thông báo sẽ tham gia.
Khi
họ đi qua những con phố để tới tháp Trump, cảnh sát New York dọa bắt
giữ. "Các bạn đang đi bất hợp pháp trên đường, chặn giao thông qua lại.
Các bạn được lệnh rời khỏi đường, lên vỉa hè. Nếu tự nguyện làm vậy, các
bạn sẽ không bị cáo buộc. Nếu vẫn ở trên dường, không lên vỉa hè, các
bạn sẽ bị bắt và bị cáo buộc gây rối trật tự xã hội", New York Post dẫn lời cảnh sát thông báo.
Ngoài New York, các cuộc biểu tình chống ông Trump diễn ra ở ít nhất 6 thành phố khác như Chicago, Philadelphia, Boston, Seattle, theo CNN.
Hàng nghìn người, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên biểu tình tại
các thành phố Oakland, Berkeley, Los Angeles ở bang California.
Ứng
viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump hôm 8/11 giành chiến
thắng trước đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà
Trắng, với số phiếu đại cử tri là 290. Bà Clinton chỉ giành được 232
phiếu đại cử tri.
11h15
Người biểu tình bị bắt ở New York
Scott Bixby, có mặt tại hiện trường, cho biết một số người bị bắt trước Tháp Trump.
11h16
Ca sĩ gạo cội Cher có mặt trong đám đông biểu tình ở New York
Ảnh: Ryan Carey-Mahoney
11h17
Biểu
tình đang đồng loạt diễn ra ở nhiều thành phố ủng hộ đảng Dân chủ như
Chicago, New York, Los Angeles, Philadelphia, Boston, Washington,
Portland, St. Paul...
Philadelphia, bang Pennsylvania
Ảnh: Reuters
Oakland, bang California
Người biểu tình giơ biểu ngữ "Ông ta không phải tổng thống của tôi". Ảnh: Reuters
Chicago, bang Illinois
Ảnh: AFP
Seattle, bang Washington
Ảnh: Reuters
11h18
4 người bị bắt vì biểu tình ở New York
Ít nhất 4 người bị bắt, theo Guardian. Nhiều người biểu tình đã giải tán khỏi khu vực nơi cảnh sát hành động.
Một phụ nữ bị bắt giữ trong cuộc biểu tình ngoài khách sạn Trump International và Trump Tower tại Manhattan, New York. Ảnh: Reuters
11h31
"Ủng hộ Trump là ủng hộ sự thù hận"
Joe
Gordon, 19 tuổi, ở Brooklyn, New York, nói rằng anh cùng hàng chục
nghìn người biểu tình khác "coi thường" Trump, người "hiện thân cho sự
hận thù, tham nhũng và hẹp hòi".
"Toàn hệ
thống chính trị được thiết lập để bảo vệ tầng lớp giàu có so với các
nhóm thiểu số, Gordon nói và nhấn mạnh rằng đỉnh điểm của hệ thống tan
vỡ này là tổng thống mới đắc cử.
Joe Gordon biểu tình ở New York với biểu ngữ "ủng hộ Trump là ủng hộ sự thù hận". Ảnh: Guardian
11h34
5 người bị bắn gần cuộc biểu tình ở Seattle
Một
tay súng nã đạn ở trung tâm Seattle tối 9/11, sau một cuộc cãi cọ, làm 5
người bị thương, không xa các cuộc biểu tình phản đối ông Trump đắc cử
tổng thống Mỹ. Vụ nổ súng dường như không liên quan đến biểu tình mà do
mâu thuẫn cá nhân, Reuters dẫn lời Robert Merner, trợ lý trưởng Phòng cảnh sát Seattle, nói.
11h40
Người biểu tình cầm biểu
ngữ "Love Trumps Hate" (Tình yêu chiến thắng thù hận), trước Tháp Trump ở
New York. Đây là khẩu hiệu chiến dịch vận động tranh cử của ứng viên
tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Clinton kết
thúc vận động tranh cử tổng thống Mỹ sau 19 tháng với tuyên bố "Tình yêu
mạnh hơn thù hận".
11h42
Tuyên bố cấm Hồi giáo bị gỡ trên website của Trump
Các nguồn tin cho hay trang web Donald Trump không còn hiển thị tuyên bố cấm người Hồi giáo vào Mỹ là đúng của ông.
Toàn bộ dữ liệu thông cáo báo chí trước trên trang này cũng biến mất với đường dẫn đưa người truy cập trở lại trang chủ.
Hiện chưa rõ đây là động thái có chủ đích hay do lỗi kỹ thuật.
Người
biểu tình tại New York cầm biểu ngữ viết: "Không giống như Trump, tôi
đứng về phía phụ nữ, người da màu và các nhóm thiểu số, người nhập cư,
người Hồi giáo và tất cả các tôn giáo, cộng đồng LGBT và người dân,
những người khuyết tật và thanh niên. Trump thắng nhưng tôi không đứng
về phía ông ta!". Ảnh: Guardian
11h45
Detroit, bang Michigan
11h50
Las Vegas, bang Nevada
Người biểu tình mang theo các khẩu hiệu phản đối gần khu Trump International Hotel & Tower ở Las Vegas. Ảnh: Reuters
Kid Crawford, sống ở Las Vegas hô khẩu hiệu phản đối. Ảnh: Reuters
11h55
Hàng trăm người thắp nến phản đối Trump ngoài Nhà Trắng
Hàng trăm người thắp nến phản đối Trump ngoài Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Các
tổ chức sự kiện này, gồm các nhóm nhân quyền, các tổ chức sinh viên và
những người tham gia các phong trào bình đẳng xã hội, cho hay họ tập hợp
với nhau để phản đối ông Trump trở thành tổng thống Mỹ.
"Chúng
tôi biểu tình và tham gia vì chúng tôi tin vào nhau, vào sức mạnh tập
thể của chúng tôi và niềm tin rằng chúng tôi có thể tạo ra một cộng đồng
và nền kinh tế cho tất cả chúng ta", các nhà tổ chức nói trong thông
cáo. "Chúng tôi sẽ đứng bên nhau như một cộng đồng đoàn kết chống lại sự
thù hận, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính hay cố chấp".
Ảnh: Reuters
Những
người biểu tình thắp nến, cầm các biểu ngữ như "Chống Trump. Chống nước
Mỹ phân biệt chủng tộc", "Tình yêu mạnh hơn thù hận" và sẽ tuần hành từ
Nhà Trắng đến khách sạn Trump International mới khai trương.
Lúc 22h, một số người biểu tình xô xát với một người khác ở đại lộ Pennsylvania
gần Nhà Trắng. Người này sau đó bị tạm giữ còn các nhân viên Mật vụ và
cảnh sát đã giải tán người biểu tình khỏi khu vực này.
Một phụ nữ khóc trong buổi thắp nến ngoài Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
12h15
Tóm tắt diễn biến biểu tình khắp nước Mỹ
Biểu
tình ở Las Vegas với các biểu ngữ: "Không phải tổng thống của tôi",
"Đừng xây tường, hãy xây dựng đoàn kết", "Tình yêu chiến thắng hận
thù" . Ảnh: Reuters
Tại
các thành phố trên khắp nước Mỹ, người biểu tình tụ tập tối 9/11 tuần
hành hòa bình, phản đối ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng
thống cũng như những phát ngôn của ông trong chiến dịch vận động tranh
cử.Đây là đêm biểu tình thứ hai. Ngay sau khi Donald Trump đắc cử
vào đêm 8/11, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở New York,
California.
New York: vài nghìn
người tuần hành từ Quảng trường Union tới Tháp Trump trên Đại lộ 5,
chặn các đường phố, khiển cảnh sát phải lập hàng rào. Ít nhất 4 người bị
bắt khi người biểu tình tới khách sạn Trump International Hotel and Tower, một tòa nhà của Trump ở khu Central Park West.
Chicago: vàinghìn
người tuần hành từ khu thương mại Loop tới Tháp Trump ở thành phố này,
hô to: "Không phải tổng thống của tôi!" và "Cơ thể của chúng tôi, lựa
chọn của chúng tôi".
Boston: hàng nghìn người biểu tình đi từ công viên Boston Common tới nơi họp nghị viện của bang Massachusetts.
Các cuộc biểu tình khác cũng diễn ra ở Philadelphia, San Francisco, Los Angeles, Oakland, Seattle và Washington DC.
Washington DC: đám đông tụ tập bên ngoài khách sạn Trump mới khai trương và ngoài Nhà Trắng.
Các cuộc tuần hoành quy mô nhỏ hơn cũng diễn ra ở St Paul, bang Minnesota; Richmond, bang Virginia; Kansas City, bang Missouri; Omaha, bang Nebraska; và Austin, bang Texas.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét