Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

KHÍ THIÊNG SÔNG NÚI 122/f (Cung điện Đan Dương)

(ĐC sưu tầm trên NET)


 Ly kỳ câu chuyện đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương

Dân trí Với giả thiết tại Huế có dấu vết của cung điện Đan Dương của Hoàng đế Quang Trung lúc còn sống, và cũng là nơi chôn cất thi hài ông sau khi chết, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã công phu đi tìm những cứ liệu lịch sử từ trong sách vở ra ngoài thực địa.

Có 1 cung điện Đan Dương của Quang Trung, cũng là nơi chôn Hoàng đế?
Trở lại với kỳ 1, theo giả thuyết của NNC Nguyễn Đắc Xuân là vua Quang Trung nhất định có 1 Cung điện chính ngoài đô thành Phú Xuân từ các nguồn như bút ký “Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà trong các năm 1792-1793” của John Barrow; từ lá thư giáo sĩ La Bartette viết ngày 23/7/1788 tại Phú Xuân và từ sách Lê Quý Dật Sử của Bùi Dương Lịch (1757-1828)…
Tuy nhiên, hầu như tất cả mọi người đều không biết Cung điện hay Dinh thự hồi ấy của Quang Trung ở đâu bởi vì khi Nguyễn Ánh trở lại Phú Xuân cuối năm 1801, ông ta đã cho quân lính đập phá, triệt hạ hết tất cả những gì liên quan đến phong trào Tây Sơn, chắc chắn những Cung điện hay Dinh ấy đã bị phá hủy hoàn toàn.
Chính ông Barisy là một nhân chứng có mặt trong đoàn quân Nguyễn Ánh khi trở lại Phú Xuân cho biết: “Nguyễn Vương (tức Nguyễn Ánh) đã để cho cướp phá tất cả dinh thự của các tướng địch (Tây Sơn) và tôi tức giận các binh lính đã đập vỡ và phá hủy tất cả những thứ lọt vào tay họ; chắc chắn có những tòa nhà tuy xây cất theo lối Trung Hoa nhưng nếu ở Paris thì có lẽ được coi là những lâu đài tráng lệ, nhiều vườn đẹp trồng nhiều dị thảo và nhiều bình chóe Nhật Bản” - (trích của Đặng Phương Nghi, Những ngày tàn của Tây Sơn dưới mắt các giáo sĩ Tây Phương, Tập san Sử Địa số 21/1971).
Tuy nhiên phải đến 1 câu chú hiếm hoi, là “sợi chỉ đỏ” đã cho ông Xuân lần ra dấu vết của cung điện trên. Đó chính là, ngày 29 tháng 7 (nhuận) năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung mất, Ngô Thì Nhậm được cử sang Trung Quốc báo tang và cấu phong cho vua Cảnh Thịnh (Quang Toản). Vì uy tín của vua Quang Trung rất lớn, nhà nước Trung Hoa lúc ấy đã có những nghi lễ đón tiếp trọng thị. Điều đó làm cho Ngô Thì Nhậm càng cảm niệm công ơn to lớn của vua Quang Trung. Trong khi đang xúc động ấy, ông đã viết bài “Cảm hoài”. Câu 8 bài thơ: Đan Dương cung điện nhật tam thu (trông về Cung điện Đan Dương một ngày coi bằng ba thu), tác giả đã chú thêm một thông tin cho cụm từ Cung điện Đan Dương ở dưới là “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta”.
Chú dưới bài thơ Cảm Hoài của Ngô Thì Nhậm có đoạn “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” (ảnh: sách Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương - Sơn Lăng của Hoàng đế Quang Trung, Nguyễn Đắc Xuân
Chú dưới bài thơ Cảm Hoài của Ngô Thì Nhậm có đoạn "“Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” (ảnh: sách "Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương - Sơn Lăng của Hoàng đế Quang Trung, Nguyễn Đắc Xuân"
“Đây là một nguyên chú ở dưới bài thơ chứ không phải là một câu thơ trong một bài thơ. Câu chú này là một thông tin lịch sử, là một chỉ dẫn cho đời sau cực kỳ quan trọng trong hoàn cảnh nhà Nguyễn nghiêm cấm đề cập đến những thông tin có liên quan đến phong trào Tây Sơn, đặc biệt đối với Nguyễn Huệ - Quang Trung. Bài thơ và lời chú cho biết vua Quang Trung có một cung điện tên là Đan Dương, cung điện này ở vùng núi, sau đó được sử dụng làm lăng cho vua Quang Trung, nên gọi là Sơn Lăng” – trích lời NNC Nguyễn Đắc Xuân trong cuốn sách của chính ông “Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương – Sơn Lăng của Hoàng đế Quang Trung tái bản lần 1, Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế, 2015
Theo ông Xuân, không chỉ bài Cảm hoài mà trong nhiều bài thơ khác, Ngô Thì Nhậm cũng nhắc đến Đan Dương Lăng, Đan Lăng. Như bài thơ “Đạo ý” có viết “Vọng Đan Dương”; bài “Khâm vãn Đan Dương Lăng (Kính viếng Lăng Đan Dương); Bài “Sóc vọng thị tấu nhạc, Thái Tổ Miếu, cung ký” (Ngày lễ rằm, mồng một tấu nhạc miếu Thái tổ, kính ghi) có câu: “Đan Lăng thức mục tử vân thâm” (Chốn Đan Lăng ngước mắt, áng tử vân âm u); Bài “Tòng giá bái tảo Đan Lăng, cung ký” (Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng, kính ghi) – trong bài này lại có câu “Sơn Lăng vạn cổ điện Thần kinh” (Sơn lăng muôn thuở ở chốn Kinh đô).
Người em rể của Ngô Thì Nhậm là Phan Huy Ích cũng đã nhiều lần đề cập đến Đan Lăng. Trong một bài thơ xướng họa với ông anh vợ đồng triều, Phan Huy Ích tâm sự về nỗi nhớ tiếc cuộc gặp gỡ của hai người với vua Quang Trung, khó lòng tìm được một cuộc gặp gỡ như thế nữa, ở câu “Khúc Đan Dương ở trước mặt, muôn nỗi cảm hoài”.
Năm 1799, bà Thái Vũ Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân mất, Phan Huy Ích viết hộ cho Quang Toản một điếu văn, tác giả đã để lộ cho biết triều Quang Toản đã thỏa mãn nguyện vọng muốn được mãi mãi ở cạnh vua Quang Trung của bà Ngọc Hân, triều đình đã cho táng bà bên cạnh lăng vua Quang Trung, tức Đan Dương. Điếu văn có đoạn: “Nguyện cũ hẳn nay trọn vẹn/ Bên Đan Lăng quanh quất mạch liên châu”.
Nhà thơ Phan Huy Ích (1750-1822) một trong những trọng thần thời Tây Sơn/ Quang Trung (ảnh tư liệu Hoàng Xuân Hãn)
Nhà thơ Phan Huy Ích (1750-1822) một trong những trọng thần thời Tây Sơn/ Quang Trung (ảnh tư liệu Hoàng Xuân Hãn)
Đan Lăng là lăng đỏ. Ngày xưa đặt tên đất theo Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), những di tích phía nam có mang ý nghĩa đỏ (phía bắc màu đen, phía đông màu xanh, phía tây màu trắng và trung tâm màu vàng). Như thế, vị trí của Đan Lăng nằm về phía nam của Kinh đô Phú Xuân lúc ấy. Riêng chữ Sơn Lăng cũng gợi lên hình ảnh cái lăng ở vùng núi. Trong thực tế vùng đồng bằng xứ Huế hay bị ngập lụt, lăng mộ của vua chúa thường nằm trên vùng núi cả. Vậy Đan Lăng hay Cung điện Đan Dương của vua Quang Trung nằm ở vùng núi nào?
Lăng mộ Hoàng đế Quang Trung được táng ở bờ nam sông Hương
NNC Nguyễn Đắc Xuân trao đổi “Lăng mộ của Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) đã bị hủy. Nhưng lăng mộ đó ở đâu không thấy bộ sách Thực Lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn thông báo. Phải đợi đến hơn 50 năm sau (1852), Nguyễn Trọng Hợp và các sử thần ở Quốc Sử quán triều Nguyễn trong Kinh thành viết bộ Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập), trong Quyển XXX “Ngụy Tây”, khi viết về tiểu sử vua Quang Trung mới hé cho biết lăng mộ vua Quang Trung đã được “táng vu Hương Giang chi nam” có nghĩa là táng ở bờ nam sông Hương. Như vậy khẳng định lăng mộ vua táng ở Huế chứ không phải như dư luận là táng ở Linh Đường Hà Nội, Nghệ An, Bình Thuận hay bất cứ một nơi nào khác.
Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập. Q.30 “Ngụy Tây”, tr. 43a, dòng thứ nhất (phải, bôi xanh) viết: “Quang Toản tự ngụy vị, thập nguyệt, táng vu Hương Giang chi nam” Dịch: Quang Toản nối ngôi, tháng 10 an táng (vua Quang Trung) ở phía nam sông Hương” (ảnh tư liệu Nguyễn Đắc Xuân)
Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập. Q.30 “Ngụy Tây”, tr. 43a, dòng thứ nhất (phải, bôi xanh) viết: “Quang Toản tự ngụy vị, thập nguyệt, táng vu Hương Giang chi nam” Dịch: Quang Toản nối ngôi, tháng 10 an táng (vua Quang Trung) ở phía nam sông Hương” (ảnh tư liệu Nguyễn Đắc Xuân)
“Bờ nam sông Hương tương đối dài, tôi đã đi khảo sát và tìm một vùng cao ráo, đẹp khả dĩ có thể xây lăng mộ cho vua được. Vùng tôi quan tâm đầu tiên chạy dài từ Phủ Cam lên đến gò Dương Xuân. Nhưng cũng quá rộng. Tôi lại tìm bằng cách thống kê cách viết phương hướng của các sử thần triều Nguyễn viết Đại Nam Nhất Thống Chí. May sao tôi đã thấy được các sử thần triều Nguyễn ngồi trong Đại Nội, khi nào viết về các địa điểm “phía Nam Kinh thành”, “phía nam sông Hương” đều nằm trên hoặc hai bên cái trục nối từ Phu Văn Lâu lên đến đàn Nam Giao. Tôi đã tin Lăng mộ vua Quang Trung nằm gần cái trục Phu Văn Lâu - Đàn Nam Giao.
Nhưng từ sau khi có được trong tay nhiều lai cảo của Phan Huy Ích, tôi định vị được địa bàn từng là nơi tọa lạc lăng mộ vua Quang Trung. Thứ nhất trong nguyên dẫn bài thơ “Mùa xuân ở công quán ghi việc”, Phan Huy Ích (làm Thị trung ngự sử ở Kinh đô Phú Xuân dưới trướng vua Quang Trung) viết: “Nhà của quan Thái sư (Bùi Đắc Tuyên) là chùa Thiền Lâm cũ, nằm phía nam sông Hương, nha thuộc cũng đến ở chung quanh chùa”. Thông tin đó chứng tỏ Lăng mộ vua Quang Trung cùng nằm một hướng “phía nam sông Hương” với chùa Thiền Lâm (tên cũ – hiện là chùa Thuyền Lâm nơi đang có cuộc khảo cổ hiện tại)” – ông Xuân khẳng định giả thuyết vị trí lăng vua Quang Trung.
Ở điểm tiếp theo qua Tơ văn Phan Huy Ích tập II, Dụ Am Ngâm Lục, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1978, tại trang 122-124, đăng bài thơ sau đây rút trong tập Dật Thi Lược Toản. Phiên âm: Khí trí đào danh xử bất tài/ Khưu viên ký hoạn hoán nhàn lai/ Tễ nghinh hiểu thự yên hà nhiễu/ Lương nạp thu phong hộ dũ khai/ Một sự dung nô miên thụ ấm/ Đa tình hiệp khách hựu hà bôi/ Khu đình xuất nhập tàm vô trạng/ Độc hạ quân tri chỉ dục hồi. Dịch nghĩa: Bỏ khôn, trốn danh, tự coi mình như kẻ bất tài/ Đổi nương nơi làm quan xa như gọi cảnh nhàn đến/ Lầu sớm nắng hoe, mây khói lượn quanh/ Gió thu mát mẻ, cửa ngõ rộng mở/ Rảnh việc, đầy tớ lười ngủ dưới bóng cây/ Đa tình, người khách thân cùng ta nâng chén/ Ra vào nơi cơ mật, thẹn mình không có công trạng/ May nhờ ông biết cho, chỉ rõ rằng ta muốn về.
Bài thơ trong tập Dật Thi Lược Toản
Bài thơ trong tập Dật Thi Lược Toản
Dưới bài này có nguyên chú: (A) Lúc bấy giờ bọn tiểu giám giữ lăng thường đến hầu rượu. (Chính nguyên chú (A) với câu “Lúc bấy giờ bọn tiểu giám giữ lăng thường đến hầu rượu” đã làm ông Xuân chú ý. Do sự việc được thể hiện trong bài thơ này xảy ra trong thời gian Phan Huy Ích ở lại trong một ngôi chùa gần chùa Thiền Lâm để đêm đêm làm việc với Thái sư Bùi Đắc Tuyên (cậu của Quang Toản, giữ chức Thái sư sau khi Quang Trung mất, thâu tóm mọi quyền hành đầu triều, ở tại chùa Thiền Lâm). Thời gian đó vào khoảng cuối năm 1792 (sau khi vua Quang Trung băng hà) đến đầu năm 1795 (trước khi Bùi Đắc Tuyên bị giết bởi Đại tư đồ Võ Văn Dũng trong triều Tây Sơn do Thái sư quá lộng quyền).
Phóng ảnh trang sách124 in bài dịch và lời chú thích “Lúc bấy giờ bon tiểu giám giữ lăng thường đên hầu rượu” Thơ văn Phan Huy Ích tập II, Dụ Am Ngâm Lục, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1978) - ảnh tư liệu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp
Phóng ảnh trang sách124 in bài dịch và lời chú thích “Lúc bấy giờ bon tiểu giám giữ lăng thường đên hầu rượu” Thơ văn Phan Huy Ích tập II, Dụ Am Ngâm Lục, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1978) - ảnh tư liệu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp
Trong thời gian đó ở Phú Xuân chỉ có 2 lăng mộ của vua Quang Trung và và lăng mộ bà chính hậu họ Phạm của vua Quang Trung mất năm 1791, táng tại chân núi Kim Phụng. Tiểu giám giữ lăng bà chính hậu họ Phạm (nếu có) thì cũng ở xa vị trí chùa Thiền Lâm – chỗ ở của Thái sư Tuyên, sẽ khó lòng thường đến gần chùa Thiền Lâm hầu rượu Phan Huy Ích được. Như vậy chỉ có Tiểu giám giữ lăng vua Quang Trung ở gần chùa Thiền Lâm mới thường đến hầu rượu Phan Huy Ích mà thôi.
“Như vậy lăng mộ vua Quang Trung nằm cùng hướng “nam sông Hương” với chùa Thiền Lâm – nơi ở Thái sư Bùi Đắc Tuyên và tọa lạc ở đâu đó cũng gần chùa Thiền Lâm. Chùa Thiền Lâm trở thành tâm điểm cần phải khám phá. Tôi đi tìm chùa Thiền Lâm” – ông Xuân thổ lộ.
Chất chứa nhiều bí ẩn ở chùa Thiền Lâm – phủ Thái sư triều Tây Sơn
Bản gốc chữ Hán (đời Duy Tân) sách Đại Nam Nhất Thống Chí - tỉnh Thừa Thiên, tập thượng, tại trang 45a & 45b viết về chùa Thiền Lâm, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch như sau:
“CHÙA THIỀN-LÂM. Ở xã An-Cựu. Tương truyền Hòa-thượng Thạch-Liêm lập lên, cảnh trí u tịch. Khi trước Thái-sư Tây-Sơn là Bùi-Đắc-Tuyên chiếm ở, sau Tuyên bại, người trong ấp nhân đó sửa lợp lại. Trong niên hiệu Gia-Long, Thừa-Thiên Cao-Hoàng-Hậu quyên tiền trùng tu, nay lần hư hỏng chỉ còn chùa chính. Bên tả chùa có 1 cái chuông đồng lớn cao 4 thước, lưng tròn 6 thước, dày 4 tấc, ở bên có khắc chữ: đúc năm Vĩnh-Thạnh 12 (1716), Vĩnh-Thạnh tức là niên hiệu vua Lê-Dụ-Tôn vậy. Đầu niên hiệu Gia-Long dẹp xong Bắc-Thành chở về đăng vào kho, sau sửa chùa xong, dời đem lên chùa”.
Dựa theo địa danh An Cựu là nơi tọa lạc chùa Thiền Lâm, ông Xuân đã đi tìm ngôi chùa này ở xã An Cựu. Suốt nhiều năm ông đi khảo sát khắp vùng An Cựu không thấy chùa Thiền Lâm đâu cả.
Bản gốc chữ Hán ĐNNTC (đời Duy Tân) - tỉnh Thừa Thiên, tập thượng, tại trang 45a & 45b viết: “Thiền Lâm tự tại An Cựu xã” - ảnh: Nguyễn Đắc Xuân trình bày trong Hội thảo khoa học Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế tháng 10/2015 tại TP Huế
Bản gốc chữ Hán ĐNNTC (đời Duy Tân) - tỉnh Thừa Thiên, tập thượng, tại trang 45a & 45b viết: “Thiền Lâm tự tại An Cựu xã” - ảnh: Nguyễn Đắc Xuân trình bày trong Hội thảo khoa học "Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế" tháng 10/2015 tại TP Huế
Tiếp đó, người địa phương chỉ cho ông một chùa Thiền Lâm trên đồi Quảng Tế. Quá vui mừng, nhưng khi tìm đến nơi thì chùa Thiền Lâm nầy tọa lạc 22/54 Lê Ngô Cát, Tổ 9, Khu vực 2 Phường Thủy Xuân, thuộc Phật giáo Nam Tông mới khai sơn hồi đầu những năm sáu mươi của Thế kỷ XX, không phải chùa Thiền Lâm mà ông muốn biết.
Cổng chùa Thiền Lâm (Nam Tông) ở xã Thủy Xuân không phải là ngôi chùa muốn tìm
Cổng chùa Thiền Lâm (Nam Tông) ở xã Thủy Xuân không phải là ngôi chùa muốn tìm
Ông tiếp tục nghiên cứu tư liệu. Trong lời dẫn bài thơ Kinh Thiền Lâm phế tự cảm tác, Phan Huy Ích viết: “Tự tại Dương Xuân xã sơn” (Chùa ở núi thuộc xã Dương Xuân). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí biên soạn thời Tự Đức thì chùa Thiền Lâm (cùng với chùa Tuệ Lâm, Từ Đàm, Kim Tiên) đều ở ấp Bình An. Không phải tại xã An Cựu. Ông Xuân xem tiếp trên bản đồ các chùa ở Huế cuối thế kỷ XIX trích trong sách Hàm Long Sơn Chí (tại thư viện chùa Từ Đàm) thì chùa Thiền Lâm được ghi số 3 nằm ngay trên con đường từ bờ sông Lợi Nông lên đàn Nam Giao (tức Nam Giao Tân Lộ hay Điện Biên Phủ ngày nay). Vị trí đó nhằm vào địa điểm chùa Thuyền Lâm tại số 150 Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP Huế ngày nay.
Chùa Thiền Lâm (dấu đỏ) trên bản đồ - ảnh Nguyễn Đắc Xuân cung cấp
Chùa Thiền Lâm (dấu đỏ) trên bản đồ - ảnh Nguyễn Đắc Xuân cung cấp

“Tự tại Dương Xuân xã sơn”- Chùa Thiền Lâm tại xã Dương Xuân (Phan Huy Ích).
“Tự tại Dương Xuân xã sơn”- Chùa Thiền Lâm tại xã Dương Xuân (Phan Huy Ích).
Đại Nam Nhất Thống Chí thời Tự Đức (trái) viết chùa Thiền Lâm cùng với chùa Tuệ Lâm, Từ Đàm, Kim Tiên đều ở ấp Bình An.
Đại Nam Nhất Thống Chí thời Tự Đức (trái) viết chùa Thiền Lâm cùng với chùa Tuệ Lâm, Từ Đàm, Kim Tiên đều ở ấp Bình An.
Đại Nam Nhất Thống Chí thời Duy Tân (phải) viết về chùa Thiền Lâm thì các chùa Tuệ Lâm, Từ Đàm, Kim Tiên vẫn ở ấp Bình An, riêng chùa Thiền Lâm thì cho qua xã An Cựu. (ảnh Nguyễn Đắc Xuân cung cấp)
Đại Nam Nhất Thống Chí thời Duy Tân (phải) viết về chùa Thiền Lâm thì các chùa Tuệ Lâm, Từ Đàm, Kim Tiên vẫn ở ấp Bình An, riêng chùa Thiền Lâm thì cho qua xã An Cựu. (ảnh Nguyễn Đắc Xuân cung cấp)
“Nghiên cứu kỹ nội dung chùa Thiền Lâm được viết trong Đại Nam Nhất Thống Chí thời Tự Đức và thời Duy Tân tôi thấy có những điểm khó hiểu sau đây: Thời Tự Đức viết 4 chùa gần nhau là Kim Tiên, Tuệ Lâm, Từ Đàm và Thiền Lâm đều ở ấp Bình An. Tuy nhiên thời Duy Tân vẫn giữ các chùa Kim Tiên, Tuệ Lâm, Từ Đàm ở ấp Bình An, riêng chùa Thiền Lâm ở giữa các chùa trên lại chuyển qua xã An Cựu cách xa ấp Bình An hàng mấy cây số. Vì sao có sự làm nhiễu thông tin địa điểm tọa lạc của chùa Thiền Lâm như thế ? Có vấn đề gì mà Triều Nguyễn phải giấu địa điểm tọa lạc của chùa Thiền Lâm như thế? Làm nhiễu thông tin về địa điểm tọa lạc của chùa Thiền Lâm cũ với mục đích gì? Đây là một vấn đề lịch sử cần làm rõ” – ông Xuân đặt nghi ngờ về việc sử triều Nguyễn (1802-1945) chuyển địa điểm chùa.
Chùa Thiền Lâm mang số 3 (chấm đỏ) trên bản đồ Hàm Long Sơn Chí nàm ở trung độ con đường từ bờ sông Lợi Nông lên đàn Nam Giao thuộc xã Phú Xuân (tức thuộc xã Dương Xuân cũ) chứ không phải xã An Cựu
Chùa Thiền Lâm mang số 3 (chấm đỏ) trên bản đồ Hàm Long Sơn Chí nàm ở trung độ con đường từ bờ sông Lợi Nông lên đàn Nam Giao thuộc xã Phú Xuân (tức thuộc xã Dương Xuân cũ) chứ không phải xã An Cựu

Ông Xuân cũng đã phát hiện thông tin Đại Nam Nhất Thống Chí đời Duy Tân viết “Tương truyền Hòa-thượng Thạch-Liêm lập lên” có nghĩa chùa Thiền Lâm do Hòa thượng Thạch Liêm/ Thích Đại Sán (người Hán, trú ở Quảng Đông, Trung Quốc ,theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu đến Đàng Trong vào 13/3/1695 ở chùa Thiền Lâm để hoằng dương chánh pháp cho phật tử, trong đó có Chúa và gia đình của Chúa, tổ chức Đại giới đàn từ 1-8/4 năm 1695; do đau ốm nên phải đến 6 năm sau mới về lại được Quảng Đông) không đúng. Khai sơn chùa Thiền Lâm là Hòa thượng Khắc Huyền, tháp tổ còn nằm bên kia đường Điện Biên Phủ.
Chính Hòa thượng Thạch Liêm / Thích Đại Sán viết trong Hải Ngoại Kỷ Sự rằng Hòa thượng được chúa Nguyễn Phúc Chu bổ trí thuyết pháp tại chùa Thiền Lâm. Hòa thượng cho biết lúc Hòa thượng mới đến, chùa Thiền Lâm chỉ là một cái chùa nhỏ “ba gian lợp bạch mao", với vị trí: “dựng ở đầu cao chất ngất, xuyên ngang gò núi một đường thông" và: "đôi dòng nước biếc tưới ven biền". Vì thế Hòa thượng Thích Đại Sán than phiền với chúa Nguyễn Phúc Chu là chùa: “chật hẹp không được khoan khoái”. Chúa Nguyễn Phúc Chu liền cho vừa lính vừa thợ chừng một ngàn người làm việc trong ba ngày thì hoàn thành: “một tòa phương trượng 5 gian, 32 cột, bốn phía có hành lang, vách tường, rầm thượng, rầm hạ đều bằng ván, và một nhà hậu liêu 5 gian, 20 cột” chùa Thiền Lâm trở thành một ngôi đại tự, từ đó chùa mới liên quan đến Hòa thượng Thạch Liêm chứ không phải Hòa thượng Thạch Liêm là lập nên chùa này. Vì sao có sự sai lệch như vậy vẫn là một dấu hỏi lớn?
Hòa thượng Thích Đại Sán không phải là người sáng lập chùa Thiền Lâm như sách Đại Nam Nhất Thống Chí đời Duy Tân viết (ảnh: Gác Thọ Lộc)
Hòa thượng Thích Đại Sán không phải là người sáng lập chùa Thiền Lâm như sách Đại Nam Nhất Thống Chí đời Duy Tân viết (ảnh: Gác Thọ Lộc)

Khi xác định được địa điểm chính thức của ngôi chùa lịch sử, ông Xuân đến thì chùa gặp được Tỷ-kheo Thích Chơn Trí (hiện là Thượng tọa Thích Chơn Trí) rất thân quen của ông từ chùa Tường Vân vừa ra trú trì năm 1990. Với sự hướng dẫn của Tỳ-kheo Thích Chơn Trí ông Xuân phát hoảng với nhiều điều bí ẩn lạ thường tại chùa này như: Bia biển gốc của chùa đều bị đục xóa, nhiều tấm bị chôn sâu dưới đất;các thầy chùa đào đất trồng rau, trồng sắn gặp hàng ngàn viên gạch vồ có khuôn dấu, hàng chục viên đá táng và nhiều tảng đá lạ khác thường - chùa đã tận dụng số gạch nhặt được xây dựng được nhiều kiến trúc mới.
Ngài Tỳ-kheo Chơn Trí cũng thắc mắc với ông Xuân: Vật liệu xây dựng nầy là giải hạ của một kiến trúc của nhà nước chứ không phải của dân vì nó to lớn và rất mới. Gạch đá đó phải là của những kiến trúc lịch sử quan trọng liên quan đến vua chúa, còn dân ta ngày xưa làm gì có được những thứ vật liệu quý hiếm đó.

Tấm bia đá granít đã bị “mài” nhẵn mất hết chữ đặt trên lưng rùa tại Cồn Bông Sứ (trước năm 1988). Hiện được dựng ở sân trước chánh điện chùa Thuyền Lâm
Tấm bia đá granít đã bị “mài” nhẵn mất hết chữ đặt trên lưng rùa tại Cồn Bông Sứ (trước năm 1988). Hiện được dựng ở sân trước chánh điện chùa Thuyền Lâm
Một trong những hố đào phát hiện nhiều gạch vồ và đá táng cột trong vườn chùa Thiền Lâm. (Ảnh của nhà báo Thanh Tùng 12-1988).
Một trong những hố đào phát hiện nhiều gạch vồ và đá táng cột trong vườn chùa Thiền Lâm. (Ảnh của nhà báo Thanh Tùng 12-1988).

Vậy kiến trúc bị triệt hạ đó là kiến trúc gì ? Thời nào ? Của ai? Vì sao bị triệt hạ? Vì sao vật liệu còn tốt vậy mà lại đem chôn dưới đất? Vì sao bia biển của chùa mà lại bị đục, xóa? Ông Xuân cho rằng “Chùa Thiền Lâm hiện nay đã được dựng trên một khu đất đã từng vùi lấp một kiến trúc nào đó đã bị triệt phá”.
Hiện tại những ngày này trong quá trình khảo cổ ở chùa Thuyền Lâm đã đào được một số gạch cổ, nồi đất dưới chân chùa. Phía sân sau của chùa vẫn còn nhiều đá táng, đá tròn được các thầy chùa xếp thành bàn uống trà; và một số đá bệ lớn, tấm bia bị đục chữ mòn không thấy nội dung…

Một số hình ảnh những hiện vật lạ tại chùa Thuyền Lâm:

Gạch đá vỡ không dùng được. (Ảnh của nhà báo Thanh Tùng 12-1988).
Gạch đá vỡ không dùng được. (Ảnh của nhà báo Thanh Tùng 12-1988).
Gạch đá vỡ được đập vụn thay sạn để đúc táp-lô. (Ảnh của nhà báo Thanh Tùng 12-1988).
Gạch đá vỡ được đập vụn thay sạn để đúc táp-lô. (Ảnh của nhà báo Thanh Tùng 12-1988).
Đá táng cột,đá khối và nhiều loại đá khác thu được dưới lòng đất trong sân vườn chùa Thiền Lâm. (Ảnh của nhà báo Thanh Tùng 12-1988).
Đá táng cột,đá khối và nhiều loại đá khác thu được dưới lòng đất trong sân vườn chùa Thiền Lâm. (Ảnh của nhà báo Thanh Tùng 12-1988).
Khối đá chân bia tìm thấy dưới lòng đất trong khuôn viên chùa Thiền Lâm (1897), không rõ tấm bia cũ ở đâu, còn hay mất ! (ảnh Nguyễn Đắc Xuân)
Khối đá chân bia tìm thấy dưới lòng đất trong khuôn viên chùa Thiền Lâm (1897), không rõ tấm bia cũ ở đâu, còn hay mất ! (ảnh Nguyễn Đắc Xuân)
Một viên đá táng cổ trên đống giải hạ sau lưng nhà trai chùa Thiền Lâm (9-2006).
Một viên đá táng cổ trên đống giải hạ sau lưng nhà trai chùa Thiền Lâm (9-2006).
Những khối đá không biết ngày xưa dùng vào việc gì
Những khối đá không biết ngày xưa dùng vào việc gì
Gạch vồ xưa xây thành những trụ thành nhà tăng và nhiều kiến trúc khác ở chùa Thiền Lâm
Gạch vồ xưa xây thành những trụ thành nhà tăng và nhiều kiến trúc khác ở chùa Thiền Lâm
Những viên đá tròn được làm bàn trà sau sân vườn chùa Thuyền Lâm hiện tại. Các cán bộ Viện Khảo cổ học đang làm việc trực tiếp ở hiện trường đào hố thám sát khảo cổ ngay tại sân này
Những viên đá tròn được làm bàn trà sau sân vườn chùa Thuyền Lâm hiện tại. Các cán bộ Viện Khảo cổ học đang làm việc trực tiếp ở hiện trường đào hố thám sát khảo cổ ngay tại sân này
Dấu vết các đá tảng lớn
Dấu vết các đá tảng lớn
Tấm bia cổ sau chùa bị đục hết chữ
Tấm bia cổ sau chùa bị đục hết chữ
Con rùa đội bia ở sân trước chùa Thuyền Lâm
Con rùa đội bia ở sân trước chùa Thuyền Lâm
Trên tấm bia này cũng không còn thấy chữ do bị đục
Trên tấm bia này cũng không còn thấy chữ do bị đục

Toàn cảnh chùa Thuyền Lâm hiện tại ở số 150 đường Điện Biên Phủ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đặt giả thiết chùa Thuyền Lâm hiện nay đã được dựng trên một khu đất đã từng vùi lấp một kiến trúc nào đó đã bị triệt phá
Toàn cảnh chùa Thuyền Lâm hiện tại ở số 150 đường Điện Biên Phủ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đặt giả thiết chùa Thuyền Lâm hiện nay đã được dựng trên một khu đất đã từng vùi lấp một kiến trúc nào đó đã bị triệt phá
Hố thám sát khảo cổ chùa Thuyền Lâm được đào trong đầu tháng 10/2016
Hố thám sát khảo cổ chùa Thuyền Lâm được đào trong đầu tháng 10/2016
Nồi đất tại hố khảo cổ chùa Thuyền Lâm
Nồi đất tại hố khảo cổ chùa Thuyền Lâm
Một số hiện vật bằng sứ, gạch tìm thấy ở chùa Thuyền Lâm
Một số hiện vật bằng sứ, gạch tìm thấy ở chùa Thuyền Lâm 
Đại Dương 
(còn tiếp…)

Tìm Phủ Dương Xuân mất tích, giải mã dấu hiệu lăng mộ vua Quang Trung (kỳ cuối)

Dân trí Từ chùa Thuyền Lâm, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đi tìm dấu tích trong khu vực gò Dương Xuân để tìm dấu Phủ Dương Xuân xưa mất tích bí ẩn. Ông đã tìm ra bằng chứng Phủ nằm ở vùng này, và điều bất ngờ khi vùng gò Dương Xuân có mối quan hệ mật thiết với phong trào Tây Sơn.

Ông Xuân cho hay, đến đây chúng ta có thể biết được Phủ Dương Xuân nằm trên gò Dương Xuân, phía bắc đàn Nam Giao, cùng hướng với cung điện Đan Dương và chùa Thiền Lâm, được xây dựng trên một cái gò hơi xa sông một chút, có nhiều kiến trúc, có một cảnh nhìn ra phía ông, xây dựng trên một địa thế chỗ cao chỗ thấp, trong khu vực có một cái ao mà bờ ao bên ngoài phủ dân chúng có thể đến kêu kiện với chúa Nguyễn được. Bắt đầu từ chùa Thiền Lâm (hiện tại tên Thuyền Lâm), ông Xuân đã đi tìm kiếm các dấu vết trên.
Đỉnh gò Dương Xuân nhìn xuống suối Tiên
Từ chùa Thiền Lâm ông Xuân đi tìm điểm cao trên gò Dương Xuân cũ. Điểm đó là chùa Vạn Phước (phía tây bắc sau lưng chùa Thiền Lâm bây giờ). Từ đây nhìn về phía bắc là sông Hương và nhìn về phía nam là một cái hồ bên một dòng khe còn gọi là suối Tiên.
Ngay bên con suồi này là khoảnh ruộng dáng dấp hình bán nguyệt đầy rau răm. Xưa kia khu ruộng là hồ bán nguyệt trồng sen. Hồ này như dấu tích mà nhà buôn Pháp – Pierre Poivre mô tả năm 1749 khi được chúa Nguyễn Phúc Khoát mời lên thăm Phủ Dương Xuân trên Gò Dương Xuân, nhìn xuống thấy người dân kêu oan bên một cái hồ.
Hồ rau răm, nguyên là hồ bán nguyệt thả sen cuối thế kỷ XIX nghi là khung cảnh từ Phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn nhìn xuống
Hồ rau răm, nguyên là hồ bán nguyệt thả sen cuối thế kỷ XIX nghi là khung cảnh từ Phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn nhìn xuống
Gạch đá xưa xuất hiện khắp nơi tại gò Dương Xuân
Ở chùa Thuyền Lâm như Kỳ 4, ông Xuân đã phát hiện nhiều gạch, đá cổ trong sân chùa này. Ông Xuân tiếp tục đi khảo sát ở khu vực xung quanh chùa Thuyền Lâm, ông đã nhìn thấy nhiều hiện vật tương tự. Cụ thể ở 2 ngôi nhà của chị em bà Nguyễn Thị Liên (số 10/17 kiệt 120 Điện Biên Phủ) và ông Nguyễn Hữu Oánh (số 9/17 kiệt 120 Điện Biên Phủ, gò Dương Xuân, phường Trường An, TP Huế) xuất thân từ dòng họ lên khai canh vùng gò Dương Xuân. Khi đào đất làm vườn hay dựng nhà, từ đầu thế kỷ XX, cụ nội và thân sinh ông Oánh đã bắt gặp ở dưới lòng đất hàng ngàn viên gạch vồ, hàng trăm viên đá lát khổ 30 x 30 cm, dày trên dưới 3 cm. Những gạch đá này, cụ thân sinh ông Oánh đã dùng để xây tường và lát sàn một ngôi nhà to vào năm 1938, đó là ngôi nhà ông Oánh đã ra đời. Nhưng trong gia đình nhận thấy ở sống trong ngôi nhà đó không được may mắn, đã có nhiều người "chết bất đắc kỳ tử", nên sau ngày thống nhất đất nước, vào khoảng năm 1982, ông Oánh đã phá bỏ ngôi nhà cũ, gánh toàn bộ đá lát và gạch vồ tặng cho chùa Vạn Phước.
Nhà bà Nguyễn Thị Liên nối liền với sân vườn nhà người em trai là Nguyễn Hữu Oánh (9/17 kiệt 120 Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP Huế) - dưới lòng đất nơi đây đã bắt gặp nhiều viên đá lạ, đá lát nền, gạch, ngói cổ và hiện còn nhiều vật liệu kiến trúc cổ đang chờ khai quật và gọi tên
Nhà bà Nguyễn Thị Liên nối liền với sân vườn nhà người em trai là Nguyễn Hữu Oánh (9/17 kiệt 120 Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP Huế) - dưới lòng đất nơi đây đã bắt gặp nhiều viên đá lạ, đá lát nền, gạch, ngói cổ và hiện còn nhiều vật liệu kiến trúc cổ đang chờ khai quật và gọi tên
Đá lát con đường vào nhà trai bên phải chùa Vạn Phước
Đá lát con đường vào nhà trai bên phải chùa Vạn Phước
Sau đó đã chuyển ra lát sân phía sau chùa. Những số gạch đá này được nhà bà Liên, ông Oánh tặng chùa khi đào dưới vườn nhà lên
Sau đó đã chuyển ra lát sân phía sau chùa. Những số gạch đá này được nhà bà Liên, ông Oánh tặng chùa khi đào dưới vườn nhà lên
Trên con đường nằm giữa nhà ông Oánh và Cồn Bông Sứ chạy từ cuối một cái hồ bán nguyệt trồng rau răm – sát suối Tiên) vùng lên đỉnh gò Dương Xuân cũ (nay cũng gọi là gò Bình An) có nhiều viên đá lót đường thu nhặt từ những công trình kiến trúc cũ đã bị chôn vùi trong lòng đất từ xưa.
Đặc biệt ở gần ngã ba rẽ vào chùa Vạn Phước có hai phiến đá táng cột cỡ 45x45cm, một viên đá Quảng màu trắng, viên kia là đá granít màu xanh. Hai viên đá này được chôn sâu xuống cất lát mặt đường. Tại ngã ba nầy có đường rẽ phải vào nhà ông Phan Văn Thanh (đối diện với số nhà 120/22 Điện Biên Phủ) có một viên đá táng cột lớn chôn giữa đường dốc. Người dân địa phương cho biết ở vùng này trước kia người ta đã đào được hàng chục viên đá táng cột như thế và trải qua mấy chục năm, họ bán dần cho những người thợ làm bia, làm cối. Những viên còn lại, thợ làm bia chê xấu không mua nên mới đem lát đường.
Đá táng cột màu trắng (trái) và đá táng cột màu xanh (phải)
Đá táng cột màu trắng (trái) và đá táng cột màu xanh (phải)
Cách đó không xa là bà Lê Thị Rô (SN 1930, hiện đã mất) ở ngôi nhà 11/120 Điện Biên Phủ và người con trai Lê Trung Hiếu (SN 1972) khẳng định dưới bức tường nhà bà còn nguyên bộ móng bức tường cổ khá dày chạy từ tây sang đông. Dân ở gần bức thành đã khai thác bức thành này để xây bờ chắn đất làm vườn, làm nền nhà. Năm 1988 vẫn còn nhiều dấu tích, đến này người dân xây lên móng tường cổ ấy một bức tường rào bằng bờ lô. Qua đợt thám sát khảo cổ tháng 10/2016 mới đây đã thấy đúng nơi này phát lộ một dấu vết công trình kiến trúc nghi nền móng tường thành năm dưới đất.
Ở tại Cồn Bông Sứ ngay phía nam trước chùa Vạn Phước có một ngôi lăng hướng về phía nam. Đây là lăng của thân mẫu Thượng thư bộ Binh Phạm Liệu (triều vua Nguyễn 1802-1945) vào đầu thế kỷ XX được xây bằng đá phế liệu thu nhặt được ở chính khu vực này. Trước lăng còn có hai đầu trụ đá hình chóp nón và một ghế đá cổ. Phía sau lăng có hai khối đá khác với hình thù, hoa văn, độ lõm rất lạ và đặc biệt, nghi xuất phát từ một cung điện lớn hiếm có. Dân địa phương và các nhà sư trong chùa Vạn Phước cho biết những viên đá còn lại nêu trên chỉ là một phần rất nhỏ, phần lớn dân đã đưa đi bán trong nhiều năm.
Hai đầu trụ đá hình chóp nón và một ghế đá cổ ở trước lăng thân mẫu Thượng thư bộ Binh Phạm Liệu
Hai đầu trụ đá hình chóp nón và một ghế đá cổ ở trước lăng thân mẫu Thượng thư bộ Binh Phạm Liệu
Hai khối đá sau lăng nghi liên quan đến một kiến trúc cổ (Ảnh Thanh Tùng - 1988)
Hai khối đá sau lăng nghi liên quan đến một kiến trúc cổ (Ảnh Thanh Tùng - 1988)
15-1476963318613
Đá táng cột dùng làm chân ghế dài ở chùa Vạn Phước
Các đá táng dùng làm lót bàn đá và phiến đá lớn ở phía sau nhà tăng chùa Vạn Phước
Các đá táng dùng làm lót bàn đá và phiến đá lớn ở phía sau nhà tăng chùa Vạn Phước

Hiện ở trước hiên hậu chùa Vạn Phước ngày nay ta còn có thể thấy vài chục viên đá táng đặt các chậu hoa lên trên, có viên đá cổ dùng làm kẻng đá, có viên đá táng cột kê dùng làm chân ghế dài, một tấm đá hình chữ nhật màu xanh nằm sau chùa. Đặc biệt có 1 viên đá khác hình dáng đẹp như một cuốn sách lớn được dân chúng tìm thấy trong khu vực này chuyển vào để ở hiên chùa năm 1988, nhưng đáng tiếc nay đã mất.
“Những gạch vồ, đá lát, đá táng cột, đá tảng, đá trang trí ở đầu cột trụ và nhiều loại đá có hình thù khác nhau không có ở bất cứ nơi nào trên vùng gò đồi Dương Xuân xưa, cũng như trên toàn vùng núi đồi xứ Huế, không thể của dân chúng, nên tất cả những thứ ấy chỉ có thể của một vùng cung điện của vua chúa mà thôi” – Nguyễn Đắc Xuân khẳng định.
Chùa Vạn Phước ở đình gò Dương Xuân nhìn ra Cồn Bông Sứ và suối Tiên ở trước chùa


Tấm đá lớn ở chùa Vạn Phước là 1 trong 4 tấm đá nhà ông Nguyễn Hữu Oánh tìm được. Trong ảnh là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chụp ảnh cùng tấm đá lớn
Tấm đá lớn ở chùa Vạn Phước là 1 trong 4 tấm đá nhà ông Nguyễn Hữu Oánh tìm được. Trong ảnh là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chụp ảnh cùng tấm đá lớn
Cận cảnh tấm đá lớn ở chùa Vạn Phước, chụp tháng 10/2016
Cận cảnh tấm đá lớn ở chùa Vạn Phước, chụp tháng 10/2016
Ở đường mép tấm đá còn bám vôi vữa giống như loại vôi vữa mà ông Xuân bắt gặp trong vùng này. Phải chăng những tấm đá này bọc chung huyệt mộ bảo vệ quan tài vua Quang Trung?
Giải mã mối quan hệ Phủ Dương Xuân – Cung điện Đan Dương – lăng mộ Hoàng đế Quang Trung
Chính trong quá trình đi tìm Phủ Dương Xuân, Cung điện Đan Dương của ông Xuân lại bắt gặp nhiều biểu hiện có liên quan đến Phong trào Tây Sơn. Trong khu vực gò Dương Xuân mà ông Xuân đã khảo sát, hội đủ các yếu tố sau:
-Các loại đá táng, đá tảng, đá lát, gạch vồ, ngói tại chùa Thiền Lâm, nhà ông Nguyễn Hữu Oánh, trên cồn Bông Sứ, chùa Vạn Phước… chứng tỏ đây là một vùng cung điện bị triệt phá chôn vùi xuống đất.
6 loại đá táng cột tìm thấy trong khu vực Gò Dương Xuân gồm chùa Thiền Lâm, chùa Vạn Phước, Cồn bông Sứ và trên con đường từ Hồ sen lên chùa Vạn Phước (ảnh: Nguyễn Đắc Xuân)
6 loại đá táng cột tìm thấy trong khu vực Gò Dương Xuân gồm chùa Thiền Lâm, chùa Vạn Phước, Cồn bông Sứ và trên con đường từ Hồ sen lên chùa Vạn Phước (ảnh: Nguyễn Đắc Xuân)
-Nhiều giếng nước cổ chứng tỏ trong vùng này từng có hàng trăm người sinh sống.
-Theo các nhà phong thủy, đây là địa điểm có đủ yếu tố tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ được xem là “cát địa” (đất tốt).
-Biểu hiện của một vùng từng có cung điện – lăng mộ vua chúa nên trồng nhiều bông sứ. Vì vậy ngày nay cồn còn có tên là “Cồn Bông Sứ”.
-Nhiều biểu hiện liên quan đến phong trào Tây Sơn như triều vua Nguyễn đặt chữ “loạn” cho Tây Sơn qua giếng “loạn”, mã “loạn”.
-Vùng đất bị trừng phạt này cấm dân đến ở suốt thế kỷ XIX, đến nửa đầu thế kỷ XX mới cho dân đến ở…
Ông Xuân cho biết qua thực tế đã thấy dấu hiệu nhà Nguyễn xóa dấu tích cung điện, dinh thự của thời Tây Sơn theo kiểu “tận trị” bằng 7 biện pháp: Đổi tên địa danh; Các cơ sở của vua chúa chỉ nội bộ biết thì bảo mất tích (Phủ Dương Xuân); Di tích nhiều người biết không xóa được thì đổi đến một địa chỉ vu vơ (chùa Thiền Lâm tại xã An Cựu); Mài đục, xóa chữ trên bia biển (Bia chùa Thiền Lâm); Làm nhiễu thông tin trong sách sử; (Hòa thương Thạch Liêm lập chùa Thiền Lâm); Đập nát và chôn sâu dưới đất (Gạch, ngói, đá, giải hạ trong sân chùa Thiền Lâm); Cấm dân đến ở (Khu vực cồn Bông Sứ, chùa Vạn Phước).

Khu vực tìm kiếm Phủ Dương Xuân - Cung điện Đan Dương và dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung ở gò Dương Xuân (đánh dấu khung chữ nhật đỏ) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân
Khu vực tìm kiếm Phủ Dương Xuân - Cung điện Đan Dương và dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung ở gò Dương Xuân (đánh dấu khung chữ nhật đỏ) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân
Nên ông Xuân đã đặt giả thiết, có 1 cung điện tên Đan Dương như trong sử sách thời Tây Sơn đã phủ lên Phủ Dương Xuân của các chúa nằm ở phía nam sông Hương.
Ở Phủ Dương Xuân (có chùa Thiền Lâm) đã ra đời từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1680), trải qua các lần đại trung tu đã bị chúa Trịnh vào chiếm. Từ sau ngày Nguyễn Huệ đánh tan quân chúa Trịnh, lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung tiến quân ra Bắc và đại thắng 29 vạn quân Thanh vào cuối năm 1788 đầu năm 1789, Phủ Dương Xuân và chùa Thiền Lâm được làm mới. Lúc này, Phủ được đổi tên Cung điện Đan Dương.
Khi vua Quang Trung qua đời, vì muốn giữ bí mật cho nên triều đình đã chôn vua trong chính Cung điện này như ghi chú dưới bài thơ “Cảm hoài” của Ngô Thì Nhậm: “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” (xem Kỳ 2). Đến cuối năm 1801 Cung điện Đan Dương bị Nguyễn Vương triệt hạ, như thế Cung điện Đan Dương tồn tại chỉ được gần 14 năm (1788-1801).
Bảng thống kê mối quan hệ giữa Chùa Thiền Lâm - Cung điện Đan Dương - Phủ Dương Xuân do Nguyễn Đắc Xuân thực hiện
Bảng thống kê mối quan hệ giữa Chùa Thiền Lâm - Cung điện Đan Dương - Phủ Dương Xuân do Nguyễn Đắc Xuân thực hiện
“Tìm được dấu tích Cung điện Đan Dương là tìm được toạ độ Lăng Đan Dương nằm ở trong Cung điện. Khai quật khu vực Cung điện Đan Dương sẽ tìm thấy dấu tích lăng Đan Dương nơi chôn Hoàng đế Quang Trung – nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân quả quyết về giả thiết đã làm cho ông mất hơn 30 năm cuộc đời đi kiếm tìm.
Ông Xuân cũng cho biết, một khám phá lịch sử như thế nếu không đúng thì sẽ có vô vàn phát sinh không thể vượt qua được. Từ khi công bố lần đầu (1990) về Cung điện Đan Dương đến nay đã 26 năm nhưng ông chưa hề gặp bất cứ một phát sinh nào, ngược lại càng nghiên cứu, càng tìm tòi, càng thảo luận lại càng có thêm nhiều thông tin, nhiều lời lý giải củng cố thêm cho kết quả này.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (áo vét, đeo kính đen) trao đổi với mọi người về luận cứ của mình bước đầu đã cho ra kết quả khớp với đợt thám sát khảo cổ từ 1-15/10/2016 (ảnh chụp chiều 15/10 tại hố khảo cổ cuối cùng vùng gò Dương Xuân nơi tìm ra dấu tích của nền đá nghi công trình kiến trúc lớn)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (áo vét, đeo kính đen) trao đổi với mọi người về luận cứ của mình bước đầu đã cho ra kết quả khớp với đợt thám sát khảo cổ từ 1-15/10/2016 (ảnh chụp chiều 15/10 tại hố khảo cổ cuối cùng vùng gò Dương Xuân nơi tìm ra dấu tích của nền đá nghi công trình kiến trúc lớn)
Những vết tích về nghi của một công trình kiến trúc rộng lớn ở gò Dương Xuân đã được Viện Khảo cổ học tìm ra, và chờ thời gian để nghiên cứu, đánh giá xem thuộc triều đại nào. Có thể nói, giả thiết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đi đến rất gần những gì ta mong đợi về tìm dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung
Những vết tích về nghi của một công trình kiến trúc rộng lớn ở gò Dương Xuân đã được Viện Khảo cổ học tìm ra, và chờ thời gian để nghiên cứu, đánh giá xem thuộc triều đại nào. Có thể nói, giả thiết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đi đến rất gần những gì ta mong đợi về tìm dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân qua thống kê thấy có đến 6 loại đá táng cột tìm được ở vùng gò Dương Xuân. Từ đó, có thể nghĩ Cung điện Đan Dương mà tiền thân của nó là Phủ Dương Xuân và chùa Thiền Lâm cũ ít nhất có đến 6 kiến trúc lớn. Sáu kiến trúc nầy của Phủ Dương Xuân/Cung điện Đan Dương và chùa Thiền Lâm - nơi làm việc của Triều đình Quang Toản (thời Bùi Đắc Tuyên) đều là hiện vật của Cung điện Đan Dương – cung điện chính của vua Quang Trung - vua Quang Toản (Cảnh Thịnh). Trong hoàn cảnh Phong trào Tây Sơn đã bị nhà Nguyễn “tận pháp trừng trị” bằng 7 biện pháp nêu trên, thì 6 viên đá táng cột nầy và những hiện vật gạch đá khác là di vật vô cùng quý giá của Kinh đô Huế thời Tây Sơn nói chung và Hoàng đế Quang Trung nói riêng – cần được nhà nước gìn giữ để tiếp tục nghiên cứu.

Đại Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét