Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

XUẤT THẾ VÔ VI (ĐL)

 
8 Đại Tư Duy Của Lão Tử Lĩnh Ngộ Được Tiền Đồ Rộng Mở | Nhân Sinh Cảm Ngộ

lao tu va triet ly vo vi 

XUẤT THẾ VÔ VI

"Người thời thái cổ biết sống ở đời là tạm đến, chết là tạm đi. Cho nên tùy tâm mà động, không trái với cái thích của tự nhiên. đang có cái vui của thân thể, không bỏ nó đi, cho nên không bị khích động bởi cái danh, theo tính tự nhiên mà chơi không trái với cái yêu của vạn vật"
 (Dương Chu)

Ta chẳng buồn đâu, chẳng nữa đâu
Từ nay thôi nhé, vạn ưu sầu
Cứ đến cứ đi bằng thỏa thích
Lòng ta đã thoáng lộng cao sâu


Tham muốn chi nhiều, tổ lo âu
Công danh nuôi chí, rước bạc đầu
Tài khối, tiền muôn, sinh lắm tật
Nặng nhân tình, chuốc nặng khổ đau?

Sắc dục tùm lum, oải phao câu
Lễ nhạc om sòm, điếc tai trâu
Trăng xinh, ngó mãi đâm nhàm mắt
Ơn nghĩa vơ vào, vác phờ râu!
 
Một mình trôi nổi giữa đêm thâu
Chan hòa rượu lạt với bầu sao
Hữu ngã lềnh bềnh trong vô ngã
Theo hầu Lão Tử xứ Đông Châu

                                                         Trần Hạnh Thu 

 
Bí Ẩn Thân Thế Của Lão Tử, Nhân Vật Có Tầm Ảnh Hưởng Bậc Nhất Lịch Sử Trung Hoa

Những nguyên lí của Thực tại: 10. “Vô vi nhi vô bất vi”.

Thứ Năm, 09/06/2011 | 03:20:00 PM

Bảo tồn là tự bảo tồn vì bảo tồn có gốc là vị nhân sinh. Báo cáo tổng kết Hội thảo của GS Đa Lông xóm Sườn Đồi.

Dr. Cà xáy VACNE

 
Kính thưa Quý vị
1.Vô vi nhi vô bất vi
Đây có thể coi là nguyên lí thứ 10 của Thực tại, còn được Lão Tử 600 năm trước trong Đạo Đức kinh gọi là “vô vi nhi vô bất vi”, có nghĩa là làm thuận theo quy luật của Thực tại thoạt nhìn có vẻ như không làm gì mà thực ra cái gì cũng làm hết.
Đạo Đức kinh là quyển sách do Lão Tử - một nhà Hiền triết Trung Quốc viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Đạo Đức kinh chỉ 5000 chữ, nhưng những cuốn sách bình giảng, chú thích về nó suốt hàng ngàn năm qua thì nhiều không kể xiết. Khái niệm vô vi là khái niệm xuyên suốt trong Đạo Đức kinh được Lão Tử ví von với cách hành xử của nước. Vô vi theo Đạo Đức Kinh có 3 ý nghĩa: Bất ngôn phân biệt, Để cho vạn vật tự nhiên và Làm không kể công.
"Bất ngôn" không phải là không nói mà là không nói kiểu thị phi phân biệt, túc là không nói vu khống, không nói tiền hậu bất nhất. Đó là cái nghĩa thứ nhất của Vô vi. "Để cho vạn vật nên mà không cản" là để cho vạn vật vận hành theo quy luật của Thực tại, không dụng tâm xen vào sự tự sinh tự hóa của nó, không áp đặt cái con người thích, đó là cái nghĩa thứ hai của Vô vi. Giúp cho vạn vật sống theo chúng, hành động tự nhiên giúp đời mà không chiếm đoạt, không cho đó là công riêng của mình, không cho rằng ngoài mình thì trong thiên hạ không ai làm được. Làm mà không kể công. Đó là nghĩa thứ ba của vô vi.
Lão Tử nói: nếu làm theo lẽ tự nhiên thì không cái gì không làm. (Đạo thường vô vi nhi vô bất vi). Lo việc khó từ khi còn dễ, làm việc lớn từ khi còn nhỏ. Vì vậy, không bao giờ làm ngay việc lớn nào mà có thể hoàn thành được việc lớn. Vâng nhận một cách khinh suất tất nhiên ít được đúng lời, coi là dễ bao nhiêu thì càng khó khăn bấy nhiêu. Vô Vi không phải là không làm, không trị, nhưng phải làm từ lúc chưa có việc gì xảy ra, trị lúc chưa loạn. (Vi chi ư vị hữu, trị chi ư vị loạn).
3. Bảo tồn là tự bảo tồn
Những lời nói của Lão Tử từ 2600 năm trước vẫn đúng với công tác bảo tồn thiên nhiên ngày nay. Nó dựa trên những hiểu biết thấu đáo về Thực tại khi mà phần lớn nguyên lí Thực tại khi đó mới được Lão Tử cảm nhận mà chưa được khoa học chúng minh như bây giờ.
Trong số những cây di sản đã được VACNE công nhận, có những cây hay cụm cây 600 – 700 năm tưổi, có những cây cả ngàn tuổi. Trong thời gian dài dằng dặc đó, bao nhiêu triều đại đã thay đổi, bao nhiêu thế hệ đã mất. Vậy cái gì khiến cho các “cụ” cây đó vẫn xanh tươi ? Vẫn đơm hoa kết trái ? Đó chính là công việc bảo tồn được chính cộng đồng thực hiện. Những cộng đồng bảo tồn các “cụ” cây di sản cho đến hôm nay phần lớn đều là những cộng đồng nghèo, thậm chí nhiều nơi cái sở học còn chưa cao. Nhưng vốn tri thức bản địa và văn hóa bảo tồn thiên nhiên của họ thì nhiều nơi khác còn phải học tập dài dài.
Muốn thành công, mọi quyết định bảo tồn của nhà quản lí cần phải biến thành hoạt động tự bảo tồn của cộng đồng. Cộng đồng tự bảo tồn thành công nếu kiến thức bản địa của họ được ứng dụng, nếu danh dự và quyền lợi chính đáng của họ đối với đối tượng bảo tồn được công nhận và tôn trọng. Những nguyên lí Thực tại nếu được ứng dụng đầy đủ thì bảo tồn bao giờ cũng là bảo tồn vị nhân sinh. Chính những “cụ” cây di sản sống cả ngàn năm qua cho thấy một chân lí “hoạt động bảo tồn của cộng đồng xuyên suốt hàng trăm thế hệ dù theo cách gì thì vẫn đúng”, vì nếu nhà khoa học, nhà quản lí còn chưa hiểu được, thì thực tế đã chứng minh hùng hồn cho sự đúng đắn đó. Không cần đi học đâu xa, cứ học hỏi các cộng đồng bảo vệ thành công các “cụ” cây di sản ở Việt nam, dù mỗi nơi mỗi kiểu, nhưng đều là những bài học tốt cho công tác bảo tồn.
 
Xin cảm ơn quý vị
GS. Đa Lông
Cây di sản xóm Sườn Đồi
 
Chút thích
Kính mời Quý bạn đọc xem tiếp loạt bài “14 phản đề trong Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường”. Trích luận án Tiến sĩ của NCS Lẩu Mắm đến từ Cần Thơ, mới bảo vệ thành công tại Hội đồng chấm luận án xóm Sườn Đồi.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét