TT&HĐ V - 40/a
Giống như toán học, dù có thể là muộn hơn, vật lý học cũng ra đời
từ yêu cầu của công cuộc mưu sinh ở loài người, và tương tự như lịch sử
toán học, lịch sử vật lý học cũng phải trải qua những chặng đường chông
gai đầy gian khổ, không ít những trắc ẩn đầy uẩn ức nhưng cũng gặt hái được những thành công thật rực rỡ, thật vinh quang và hào
hùng.
Thuở sơ khai, khi trình độ nhận thức của con người còn
nông cạn thì đòi hỏi của cuộc sống đối với hiểu biết khoa học cũng chưa
nhiều. Do đó, bên cạnh những quan niệm triết học còn ngây thơ, toán học
đóng vai trò như một khoa học duy nhất đã đủ đáp ứng một cách tương đối cho những đòi hỏi
ấy. Nhưng như một sự xúi dục ngấm ngầm không cưỡng lại được của cuộc sống có tư duy trừu tượng, loài người vẫn cố ngẫm nghĩ về nguyên nhân vận động của vạn vật xung quanh mình, ngước mắt nhìn lên Vũ Trụ bao la, tìm hiểu bản chất thực tại, cũng là tìm hiểu chính bản thân mình để cải thiện sống còn.
Có thể rằng những ý niệm có “tính vật lý” sơ khai đã hình thành và
được củng cố dần theo quá trình tìm kiếm, chế tác công cụ hỗ trợ cho đời
sống săn bắt, hái lượm, rồi trồng trọt chăn nuôi, trong suốt một thời
kỳ tối cổ.
Nếu qui ước mở đầu thời kỳ cổ đại được đánh dấu
bằng sự ra đời của nền văn minh Ai Cập khoảng thiên niên kỷ IV TCN, thì
những hiểu biết có tính vật lý lúc đó đã trở nên rõ ràng hơn nhưng vẫn
chỉ là bộ phận của quan niệm triết học cũng như của toán học. Chắc rằng
việc xây dựng những kim tự tháp khổng lồ, những đền đài, lăng tẩm bằng
đá đồ sộ sẽ không thể thực hiện được nếu các nhà thông thái Ai Cập cổ
không có một hiểu biết nhất định về cơ học. Những tài liệu cũng như di
tích khảo cổ cho thấy họ đã có những hiểu biết khá sâu sắc về thiên văn
và nhất là đã biết xác định và đo lường thời gian - một yếu tố có tầm
quan trọng quyết định đến sự hình thành và tồn tại độc lập của vật lý
học. Ở những nền văn minh cổ đại khác, tình hình cũng tương tự như vậy.
Càng
về sau, những ý niệm có “hơi hướng” vật lý ngày càng rõ ràng hơn. Chẳng
hạn, người Việt cổ, từ rất sớm đã thấy được sự phân lập trong thống
nhất của vạn vật - hiện tượng. Đến thời Hùng Vương hoặc có thể sớm hơn, người Việt cổ đã đầu tiên quan niệm, thế giới phân chia thành hai lực lượng có
vẻ trái ngược nhau, tương phản nhau, nhưng không phải loại trừ nhau mà là để kết hợp nhau cùng tồn tại, sinh thành và phát
triển như một nguyên lý gọi là "nguyên lý lưỡng phân – lưỡng hợp". Vào thời trống đồng Ngọc Lũ
xuất hiện, qua sự bài trí hình văn một cách tương phản đối ứng, bất đối
xứng trong chi tiết nhưng đối xứng trong tổng thể, cho thấy quan niệm đó của người Việt cổ
đã trở nên sâu sắc. Sự thể hiện hết sức sống động trên mặt trống: người,
thú đều đi, chim thì bay, đến ngôi nhà cũng có chân và hầu hết đều
chuyển động xoay vần theo duy nhất một chiều, cũng cho thấy cảm nhận của
người Việt cổ về sự tồn tại của thời gian và sự “trôi đi” của nó đã rất
rõ ràng. Nhất là sự “toàn thể đều chuyển động” xoay quanh vầng thái
dương (ngôi sao 14 cánh) đã gây cho chúng ta một ấn tượng mạnh mẽ về
quan niệm Mặt trời chính là trung tâm của mọi biến động, xoay vần theo
chu kỳ của vạn vật - hiện tượng trên trái đất, và thậm chí về mặt thiên
văn là quan niệm trung tâm của Vũ Trụ là Mặt trời (hệ nhật tâm).
Cũng từ khá
sớm, người Trung Hoa cổ cũng có ý niệm về sự phân lập trong thống nhất
của thực tại khách quan (ngày nay, nhiều nhà nguyên cứu cho rằng, ý niệm ấy của người Trung Hoa cổ là sự tiếp thu quan niệm lưỡng phân - lưỡng hợp). Họ cho rằng Vũ trụ gồm hai lực lượng trái ngược
nhau là “âm” và “dương”. Hai lực lượng này tương tác nhau, chuyển hóa
nhau mà tạo ra vạn vật - hiện tượng cùng với những biến hóa, vận động có
tính chu kỳ đến bất tận cũng như quá trình sinh – diệt của chúng. Về
sau trên đất nước Trung Hoa cổ đại còn xuất hiện thuyết Ngũ hành (nguồn gốc xuất phát của thuyết này nhiều khả năng là từ Hà Đồ - Lạc Thư). Thuyết
Ngũ hành cho rằng có năm yếu tố cơ bản là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (kim
khí (núi), nước, lửa và đất), tương sinh tương khắc (kết hợp bài trừ)
lẫn nhau mà sinh ra vạn vật - hiện tượng.
Nói chung thì trước
thời Hi Lạp cổ đại trở thành đế quốc khoảng từ 1000 đến 2000 năm, ở hầu
hết các nền văn minh tồn tại trên thế giới từ đông sang tây, từ nam chí
bắc đều đã có những quan niệm triết học sơ khai về thế giới khách quan
và những tri thức khoa học sơ khai, dù chúng có thể vẫn còn mờ nhạt, tản
mạn, lộn xộn, phần nhiều dựa trên sự ước đoán cảm tính hoặc quan sát
trực giác thiển cận, nhưng không phải không có những mặt, những nét sâu
sắc.
Nền văn minh cổ đại Babylon đã có những hiểu biết so với
đương thời về mặt thiên văn. Các nhà thông thái Babylon cổ (đạo sĩ) đã
thiết lập được những biểu đồ chi tiết về các tinh tú, đó là những mô tả
khá chính xác về vị trí và đường đi (quĩ đạo) của chúng trên bầu trời.
Người ta cho rằng dựa vào những biểu đồ này mà Thales đã tiên đoán được
sự kiện nhật thực vào năm 585 TCN.
Vào thế kỷ VI TCN, chế độ
chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp đạt đến phồn vinh, mở ra những điều kiện thuận
lợi cho khoa học phát triển. Tiếp thu những tinh hoa tri thức của các
nền văn minh phương Đông trước đó, người Hi Lạp cổ đã phát huy một cách
nhanh chóng và rầm rộ với “trăm hoa đua nở”, đưa triết học và khoa học
tiến lên phía trước, đạt được những thành tựu lớn lao, để rồi Hi Lạp cổ
đại trở thành quê hương của nền khoa học phương Tây nói riêng và của thế
giới ngày nay nói chung. Cũng chính sự phát triển ngoạn mục đó đã làm
cho khoa học được mở rộng nhanh chóng ra nhiều lĩnh vực, đúc kết được
ngày một dồi dào, tạo tiền đề cho việc phân ngành nghiên cứu ra đời.
Nhà
triết học đầu tiên của Hi Lạp cổ đại và cũng là nhà khoa học tự nhiên
lừng danh lúc bấy giờ là Thalès (629-547 TCN). Ông chọn nước làm cơ sở
đầu tiên của mọi tồn tại. Vạn vật từ nước mà ra và cuối cùng trở về với
nước. Thalès chọn như vậy có lẽ vì ông là người Iona, những người sùng
bái thần sông nước và biển khơi. Sự sùng bái này có nguồn gốc từ trực
giác: ở đâu có nước thì ở đó có sự sống.
Sau khi Thalès qua đời, trên bia mộ ông, người ta khắc ghi:
“Thalès
ở Milet, yên nghỉ nơi mảnh đất đã từng nuôi sống ông. Ông là nhà hiền
triết, đồng thời là nhà thiên văn đầu tiên của Hi Lạp”.
Nhà
triết học kế tiếp của Hi Lạp cổ đại là Anacximandre (610-546 TCN) lại
cho rằng cơ sở đầu tiên của thế giới không thể là vật chất xác định như
đất và nước, mà phải là một thể chất nào đó không xác định mà ông gọi là
“Vô hạn”. Theo ông, “vô hạn” là vĩnh viễn, không sinh ra mà cũng không
mất đi, và luôn vận động không bao giờ ngừng nghỉ. Ông cho rằng Trái đất
bơi trong không khí, xung quanh có vòng lửa tức là các hành tinh, Trái
đất là trung tâm của Vũ Trụ…
Có ý kiến cho rằng nhà triết học
Anaximène (585-546 TCN) là học trò của Anacximandre. Ông này cho rằng cơ
sở đầu tiên là “Khí”. Khí cũng vô hạn, vĩnh viễn và vận động. Khí vận
động theo hai hướng, khi đông lại thì thành mây, nước, đất, đá…, và khi
loãng ra thì thành lửa.
Thalès (629-547 TCN)
Anaximenes
Thalès (629-547 TCN)
Thời đại | Trước thời Socrates | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lĩnh vực | Triết gia phương Tây | ||||||||||||
Trường phái | Ionian Philosophy, Milesian school, Naturalism | ||||||||||||
Sở thích | Đạo đức, Siêu hình, Toán học, Thiên văn học | ||||||||||||
Ý tưởng nổi trội | Water is the physis, Định lý Thales | ||||||||||||
|
Anaximenes
Héraclite (530-470 TCN) quan niệm rằng
lửa mới là cơ sở đầu tiên của thế giới. Theo Aétus (Quyển I, Chương
III) thì: “Héraclite và… cho rằng cơ sở ban đầu của vạn vật là lửa. Họ
nói rằng vạn vật từ lửa mà ra rồi lại hóa thân về với lửa. Khi nào lửa
tắt đi thì vạn vật trong Vũ trụ hình thành. Đầu tiên, phần đậm đặc nhất
của lửa biến thành đất. Sau đó đất chịu sự nung đốt của lửa biến thành
nước. Khi nước bốc hơi thì không khí ra đời. Toàn bộ Vũ trụ và mọi vật
thể rồi lại bị lửa thiêu hủy tan tành trong quá trình thiêu đốt đó”.
Hình
tượng thế giới này như một ngọn lửa bùng lên và tắt theo qui luật
(logos) của Héraclite đã làm cho Hêghen – nhà triết học cận đại kiệt
xuất người Đức - rất tán thưởng: “Lửa là thời gian vật lý, nó là sự
không yên tĩnh tuyệt đối”.
Parménide (khoảng 515-450 TCN) là
nhà triết học có tư tưởng duy lý đầu tiên của Hi Lạp cổ đại. Ông coi
nhận thức cảm tính là sai lầm. Ông viết (dưới dạng thơ):
“Không nên đi theo con đường mà mọi người quen đi
Căn cứ vào đôi mắt hồ đồ, vào đôi tai ồn ào, vào cái lưỡi uốn éo
Mà chính là phải dùng lý trí để giải quyết những vấn đề đang tranh luận, bàn cãi”.
Theo
Parménide, thế giới có hai nguyên tố cơ bản là lửa và đất. Lửa là
nguyên tố có tính sáng tạo còn đất là chất liệu. Con người từ đất mà ra.
Lạnh và nóng nằm sẵn trong hai nguyên tố đó. Vạn vật đều do lạnh và
nóng tạo ra cả. Ông còn nói: “Nước có nguồn gốc trực tiếp từ đất”.
Parménide có thể là người đầu tiên (hoặc cùng với Pitago) cho biết Trái
đất có hình dạng cầu. Ông cho rằng Trái đất là trung tâm thế giới, và
“ánh sáng của Mặt trăng lúc nào cũng là dựa vào ánh sáng Mặt trời”.
sinh | |
---|---|
tử thần |
Khoảng 480 av. AD
Êphêsô |
Trường / truyền thống |
Présocratiques
|
Lợi ích chính |
Siêu hình học , ngôn ngữ , thời gian , chính trị
|
Lửa như là nguyên tắc của thế giới, Liên minh của đối nghịch, Mobilism ( panta rhei ), Sự trở lại vĩnh cửu
Friedrich Hegel |
Triết gia Parmenides
Có
thể nói Parménide là người đặt nền móng của bản thể học và
hơn thế nữa, ông cũng là người đầu tiên nêu ra quan niệm về tính bảo toàn của Tồn Tại. Ông viết trong “Bàn về tự nhiên”:
hơn thế nữa, ông cũng là người đầu tiên nêu ra quan niệm về tính bảo toàn của Tồn Tại. Ông viết trong “Bàn về tự nhiên”:
“Cho nên chỉ còn lại
một con đường để nói là: Tồn Tại là Tồn Tại. Trên con đường này, có
nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng, bởi vì nó không sinh ra cho nên nó cũng
không mất đi, nó hoàn chỉnh, duy nhất, bất động, vô hạn… Cho nên làm gì
có sản sinh cũng như làm gì có tiêu diệt”.
Thuyết “Chủng tử”
là do nhà triết học Anaxagore (500-428 TCN) đề ra để giải thích sự hiện
hữu của thế giới vạn vật - hiện tượng. Ông cho rằng thế giới này là do
vô số những hạt vật chất nhỏ bé tạo nên mà ông gọi là những “chủng tử”.
Ông nói:
“… Chúng ta nên hiểu rằng, trong tất thảy sự vật phức
hợp đều bao hàm vô số chủng tử về số lượng các mặt, các chất liệt vạn
vật… Những chủng tử này bao gồm đủ các loại hình thức, màu sắc, mùi vị.
Con người cũng từ đó mà tập hợp hình thành. Hết thảy những sinh vật có
linh hồn cũng đều được tổ chức hình thành nên như vậy”.
Anaxagore
còn đề cập đến nguồn gốc Vũ Trụ. Theo ông thì các thiên thể hình thành
được là do trạng thái hỗn độn ban đầu xoay quanh theo kiểu xoáy trôn ốc.
Mặt Trời là vật chất đang cháy.
Empédocle (490-430 TCN) lại
cho rằng chỉ có bốn nguyên tử cơ bản là đất, nước, lửa và khí cấu thành
thế giới vật chất. Ông cũng thừa nhận quan niệm của Parménide về sự bất
sinh bất diệt của tồn tại, và cho rằng bốn nguyên tố cơ bản đó có tính
bảo toàn. Tuy nhiên bốn nguyên tố đó có thể vận động, được phân chia nhỏ
ra để rồi trộn lẫn, kết hợp với nhau thành một tỷ lệ nhất định nào đó
mà làm xuất hiện vạn vật. Theo ông sự vận động, phối hợp của bốn yếu tố
đó được kích hoạt bởi Tình yêu (Amities) và Ghen ghét (Haine). Quan niệm
như thế về vận động sinh thành đã tương đồng với quan niệm âm – dương
tương phản đối xứng và ngũ hành tương sinh – tương khắc của người Trung
Hoa cổ đại. Đó là những phát kiến ngây thơ nhưng nói chung là hợp lý về
mối quan hệ nhân - quả và biện chứng giữa tương tác và vận động, đóng
vai trò như bản chất nội tại của vạn vật mà sự biểu hiện của nó, như sau
này vật lý học đã chỉ ra là (lực) hút và (lực) đẩy.
Empédocle
cũng là nhà khoa học đầu tiên bàn vế vấn đề thị giác mà chúng ta được
biết. Theo ông, mắt nhìn thấy được là nhờ có các “tia sáng thị giác”
phát từ trong mắt ra thế giới bên ngoài và đồng thời là luồng ánh sáng
từ đối tượng bên ngoài chiếu vào mắt. Vì tồn tại bốn nguyên tố cơ bản
nên cũng có bốn màu: trắng, đen, đỏ và xanh – vàng đi vào mắt qua bốn lỗ
tương ứng.
Kế thừa những yếu tố hợp lý của những người đi
trước, nhà triết học – khoa học Leucippe (khoảng 460-370 TCN) đã đưa
nhận thức mang ý nghĩa vật lý về tự nhiên lên một tầm cao mới và được
Democrite, người vừa là bạn ông vừa là học trò của ông, tiếp thu và kế
thừa một cách xuất sắc.
Leucippe là người đầu tiên ở Hi Lạp cổ
đại đề cập đến khái niệm nguyên tử và chân không. Nguyên tử nhiều vô
kể, chúng có tính chất như nhau nhưng hình trạng khác nhau. Nguyên tử
vận động không ngừng trong chân không. Vật chất được cấu thành đồng thời
từ nguyên tử vận động và chân không. Nguyên tử là thực thể đặc cứng,
rất nhỏ, không thể phân chia. Các nguyên tử vận động trong chân không
theo hình xoáy, tạo thành thế giới theo nguyên tắc cái giống nhau tìm
đến cái giống nhau.
Mặt khác, về vấn đề thị giác, Leucippe
cho rằng mắt không phát ra “tia thị giác” nào cả mà nó thấy được là nhờ
hấp thụ được ánh sáng, những hình ảnh bên ngoài của đối tượng – mà
Leucippe gọi là các “ảo ảnh” (eidonlon), sẽ “rời” bề mặt đối tượng đi
vào mắt tạo ra sự “thấy được”. Leucippe hình dung “ảo ảnh” như là một
lớp màng sáng, rất mỏng, cỡ độ dày của một nguyên tử (kiểu của ông) bay
cực nhanh trong chân không mà vẫn giữ nguyên hình dạng.
Démocrire
(khoảng 470-360 TCN) cũng cho rằng Vũ Trụ do những vật chất cực nhỏ
không thể chia cắt được gọi là nguyên tử, tạo nên và chân không. Nguyên
tử là bất diệt, bất biến. Các thuộc tính như mùi vị, âm thanh… đều không
nằm trong bản thân nguyên tử. Các nguyên tử chỉ khác nhau về hình dạng,
trật tự và vị trí. Theo ông, thực tại không là cái gì khác ngoài cái
đầy đặc (tồn tại) và cái “trống rỗng” (hư vô). Ông quan niệm rằng trong
Vũ Trụ có rất nhiều thế giới và những thế giới này chỉ khác nhau về số
lượng và cấu trúc. Ông cũng là người đầu tiên dùng khái niệm “thế giới
vi mô”.
Các quan điểm của Démocrite về ánh sáng và thị giác
cũng đều dựa trên thuyết nguyên tử. Ngoài bốn màu của Empédocle mà ông
gọi là những màu cơ bản, ông còn thêm vào hai màu lục và nâu nữa mà ông
gọi là màu thứ cấp.
Có thể nói thuyết nguyên tử của Démocrite
mà người đề xướng xuất sắc là Leucippe, là một nhận thức còn sơ khai
nhưng hợp lý về căn nguyên của Vũ Trụ. Đó là một thành tựu của tư duy
trừu tượng được hun đúc nên từ những suy tư của nhiều thế hệ các nhà
thông thái trên nền tảng của cảm nghiệm trực giác. Phải cho rằng thuyết
nguyên tử của Démocrite là một suy tưởng phi thường mà quan niệm đương
thời khó lòng tiếp thu được vì không thể chiêm nghiệm. Và cũng thiếu cơ
sở để hình dung. Do đó nó đã đi trước thời đại của mình rất xa. Hai luận
điểm sáng ngời chân lý của thuyết nguyên tử cổ đại ấy, một là tính bảo
toàn của tồn tại, hai là vật chất và vận động là cơ sở của tồn tại, phải
đến biết bao nhiêu thế kỷ sau mới được xác minh, thừa nhận.
Empedocles
là một nhà triết học Hy Lạp tiền Socrates và là một công dân của
Agrigentum, một thành phố Hy Lạp nằm trên đảo Sicilia. Empedocles nổi
tiếng nhất là nhờ ông là người khởi xướng cho thuyết nguồn gốc vũ trụ
tạo bởi bốn nguyên tố cổ điển. Wikipedia
Sinh: 495 Trước CN, Agrigento, Ý
Mất: 430 Trước CN, Núi Etna, Ý
Phụ huynh: Meto
Arixtôt
(384-322 TCN) là học trò của Platon nhưng phê phán, không theo thế giới
quan “Ý niệm” của Platon. Ông là nhà triết học – khoa học uyên bác và
nổi tiếng bậc nhất trong số các nhà thông thái của Hi Lạp cổ đại. Những
công trình nghiên cứu đồ sộ mà ông để lại được coi như bộ bách khoa toàn
thư đầy đủ về mọi tri thức khoa học của thời cổ đại. Có người nói công
trình của ông có tới hàng trăm cuốn sách, thậm chí hàng ngàn cuốn. Tác
phẩm của Arixtốt phần lớn xuất bản sau khi ông qua đời. Cho tới nay,
chưa có nhà khoa học nào để lại được một ảnh hưởng bền lâu và sâu sắc
như Arixtốt trong sự phát triển của tư tưởng nhân loại. Chính ông chứ
không ai khác đã khai sinh ra lôgic hình thức. Theo nhà sử học W. Durant
thì: “Một số tư tưởng của ông đã ngự trị trong lịch sử văn minh nhân
loại hàng chục thế kỷ trước khi bị lu mờ bởi những chứng minh khoa học”.
Nếu
gọi Pitago là cha đẻ của toán học thì có thể gọi Arixtốt là cha đẻ của
vật lý học. Dù rằng quan niệm về vật lý học của ông cũng như của thời
đại ông rất khác so với ngày nay, dựa chủ yếu vào quan sát rồi suy tư lý
luận để diễn giải hiện tượng, nghĩa là vẫn còn rất “ồn ào” âm hưởng
triết học, thì vật lý học đã có hình thức như một “chuyên ngành” hoàn
chỉnh bàn luận về những vấn đề cụ thể như cấu tạo vật chất, những hình
thức vận động của chúng… Trong bộ bách khoa đồ sộ của Arixtốt có một tác
phẩm gọi là “Vật lý học” gồm 8 quyển (bốn quyển đầu về tự nhiên, bốn
quyển sau về chuyển động). Không những thế, những nội dung trong “vật lý
học” của Arixtốt còn được lưu truyền ở Trung Cận Đông và Châu Âu đến
hơn 15 thế kỷ và đến ngày nay, nhiều ý niệm vẫn còn được người đời nhắc
đến, tranh luận.
Arixtốt đã nêu lên mục đích của “Vật lý học”
là nhận thức những nguyên lý, những nguyên nhân và những nguyên tố làm
hình thành nên vạn vật - hiện tượng. Tuy nhiên trong tác phẩm này, ông
đã không dùng đến công thức toán học cũng như trình bày những thí
nghiệm. Có lẽ ý ông cho rằng toán học chỉ xét khái niệm trừu tượng, có
tính tĩnh tại, không thích hợp đối với nghiên cứu những hiện tượng thiên
nhiên luôn biến động và đối với thực nghiệm (nhân tạo) cũng tương tự.
Cũng có thể rằng lối tư duy triết học dựa trên quan sát rồi suy lý vẫn
còn chế ngự trong nghiên cứu khoa học trong thời đại của Arixtốt.
Arixtốt
bác bỏ thuyết nguyên tử của Démocrite mà đồng ý với Empédocle rằng, có
bốn nguyên tố cơ bản cấu thành nên thế giới là đất, nước, lửa và khí và
đồng thời cũng thừa nhận chúng vĩnh viễn tồn tại một cách khách quan.
Tuy nhiên, ông cho rằng bốn nguyên tố đó chỉ như là những chất liệu,
những vật chất dưới dạng tiềm năng. Chất liệu luôn phải tồn tại trong
một hình thức cụ thể nào đó (như cái bàn, cái ghế, trái núi…) cho nên
cái quyết định của tồn tại không phải là chất liệu mà chính là hình
thức. Ông nói: “Những vật đang sinh trưởng, nếu xét về sự sinh trưởng
của nó, tức là sinh trưởng từ cái gì và sinh trưởng ra cái gì. Thế thì
nó sinh trưởng ra cái gì vậy? Tuyệt nhiên không phải sinh trưởng ra
giống như cái đã sinh trưởng ra chính nó mà chính là tự nhiên”. Nhưng sự
“hướng tới” đó từ đâu mà có? Để trả lời câu hỏi này, Arixtốt đã phải
viện dẫn ra một thế lực siêu hình, đó là thần linh, hay Thượng Đế.
Thượng Đế không sáng tạo ra chất liệu nhưng là động lực thúc đẩy chất
liệu trở thành hình thức. Đây chính là điểm yếu trong lập luận của
Arixtốt. Chúng ta thấy rằng nếu thay Thượng Đế bằng Tạo Hóa theo quan
niệm của chúng ta, chất liệu bằng tồn tại nền tảng, hình thức bằng hiện
hữu và sự hướng tới là kết quả vừa tất yếu và ngẫu nhiên của một quá
trình tác động chuyển hóa lẫn nhau nào đấy của vạn vật có thể thấy được
hoặc không thấy được, thì quan niệm nêu trên của Arixtốt “rõ ràng và
sáng sủa” hơn nhiều.
Arixtốt
Democritus, by Hendrick ter Brugghen, 1628.
Arixtốt
Platon
Democritus, by Hendrick ter Brugghen, 1628.
Thời đại | Trước thời Socrates |
---|---|
Lĩnh vực | Triết học phương Tây |
Trường phái | Thời kỳ trước Socrates |
Sở thích | Siêu hình học / Vật lý |
Ý tưởng nổi trội | Thuyết nguyên tử, Thuyết Viễn Tinh |
Theo Arixtốt thì muốn nghiên cứu tự
nhiên, phải nghiên cứu vận động. Ông cho rằng vận động không những gắn
liền với thời gian mà còn phải gắn liền với vật chất: “Không thể có một
loại vận động nào tồn tại mà tách rời khỏi sự vật cả”. Có thể nói
Arixtốt là người đầu tiên trong lịch sử triết học cổ đại đề cập đến các
loại hình vận động.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét