Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

TT&HĐ V - 40/h


 
Nguồn gốc Giáo Hội Công Giáo La Mã và những tội ác


              
PHẦN V:     THỐNG NHẤT
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein
 
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
 
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad
 

“Không có cái gì phát sinh ra được từ cái không có gì, và cái gì đã có thì không thể bị hủy diệt”.
Empédocle
 
"Bằng không gian, vũ trụ bao quanh và nuốt trọn tôi như một nguyên tử; bằng tư duy, tôi lĩnh hội thế giới."
Blaise Pascal

"Con người tất yếu điên rồ, đến nỗi không điên rồ sẽ tương đương một hình thái điên rồ khác."
Blaise Pascal
 
"Tính kiêu căng tự đại neo chắc trong trái tim con người đến nỗi một người lính, một thường dân đi theo quân đội, một người đầu bếp hay một người gác cổng cũng sẽ khoe khoang và muốn sự thán phục, và thậm chí ngay cả các triết gia cũng muốn nó; những người viết chống lại nó muốn có được danh vọng vì đã viết hay, những người đọc muốn có được danh vọng vì đã đọc, và có lẽ chính tôi người viết những dòng này cũng muốn điều đó".
Blaise Pascal
 
"Không gì giới hạn thành tựu hơn là suy nghĩ tủn mủn; không gì mở rộng những khả năng hơn là trí tưởng tượng được giải phóng."
William Arthur Ward
 
"Sự thông thái thực sự ít tự tin hơn là sự điên rồ. Người thông thái thường nghi ngờ và thay đổi quan điểm; kẻ ngu dốt thường ngoan cố và không nghi ngờ; hắn biết tất cả ngoại trừ sự ngu dốt của chính mình."
Akhenaton 
 
"Thế giới tưởng chừng như thật điên rồ mà chúng ta đang chứng kiến là kết quả của một hệ niềm tin không hoạt động. Để nhìn thế giới khác đi, chúng ta phải sẵn lòng thay đổi hệ niềm tin của mình, để quá khứ trôi qua, mở rộng nhận thức về hiện tại và làm tan chảy nỗi sợ hãi trong tâm tưởng".
William James
              


 

 

(Tiếp theo)

Đường nào thì cũng về… La Mã! Thật là hết sức thú vị! Còn nhiều con đường khác nữa cũng dẫn đến “nơi trú ngụ” của Thượng Đế, nhưng với năm con đường đó, có lẽ theo Thomas Aquinas, đã là quá đủ để chứng minh rồi, nên ông không muốn liệt kê ra nữa (!). Chẳng hạn, chúng ta cho rằng con đường này cũng đến được với Thượng Đế: Con người là loài biết tư duy nhưng tư duy của nó chưa hoàn hảo bởi vì vẫn còn vấp váp biết bao sai lầm dẫn đến cãi nhau chí chóe triền miên; mà cái vô tri không thể sản sinh ra cái thông minh được nên ắt phải có cái tư duy hoàn hảo hơn nữa sản sinh ra; cứ thế mãi mà đi về phía vô tận; nhưng không thể vô tận được nên rốt cuộc lại phải hiện hữu một cái tư duy toàn hảo, toàn thiện, toàn mỹ tuyệt đối không do bất cứ cái gì tạo tác ra mà lại tạo tác ra bất cứ cái gì; và chúng ta gọi đó là Thượng Đế!


Chúng ta hoàn toàn đồng thuận với Thomas Aquinas rằng phải có nguyên nhân cuối cùng đóng vai trò là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Thế nhưng, chúng ta còn cho rằng, một cái gì đó là kết quả của một hay nhiều cái này thì đồng thời cũng đóng vai trò là nguyên nhân của một hay nhiều cái khác, nghĩa là trên đời này không thể có bất cứ cái gì chỉ là nguyên nhân chứ không là kết quả và ngược lại, chỉ là kết quả chứ không là nguyên nhân. Chính vì lẽ đó mà cái nguyên nhân đầu tiên cũng đồng thời là kết quả cuối cùng, cái tạo thành ra mọi cái cũng là cái được mọi cái tác thành. Cái đó có thể được gọi bằng bất cứ tên gì tùy theo “sở thích” của tư duy, chẳng hạn như: Thượng Đế, Ông Trời, Brahma, Đức Phật Tổ Như Lai, Thánh Ala… Riêng chúng ta thì cái đó có hai tên gọi, nếu gọi theo duy tâm thì sẽ là Đấng Tạo Hóa Thiêng Liêng, còn nếu gọi theo duy tồn là Tự nhiên Tồn tại. Như vậy, rõ ràng là Thượng Đế có thật và nếu Thượng Đế là nguyên nhân của tư duy thì đồng thời cũng là kết quả của tư duy! Hay nói cách khác: nếu Thượng Đế “nặn ra” con người thì con người cũng tạc nên Thượng Đế. Do đó, Thượng Đế thiêng liêng bao nhiêu thì cũng bình thường bấy nhiêu và con người hoàn toàn có thể nhận thức rõ ràng, chân xác được Thượng Đế chứ Thượng Đế không như Thomas Aquinas quan niệm là “phi cá thể, toàn trí, toàn năng, toàn hảo, bất động, không thể nghĩ bàn và là nguyên ủy của tất cả mọi sự xảy ra”. Cuối cùng,có thể xác định: Thương Đế = Vốn Dĩ Thế !


Nhờ có Thomas Aquinas mà các tác phẩm khoa học của Arixtốt và hệ thống vũ trụ địa tâm của Ptôlêmê mới được truyền dạy công khai ở Châu Âu trung cổ, sau khi đã bị chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với ý chí của giáo hội Thiên Chúa Giáo. Chẳng hạn như về cấu tạo của Vũ Trụ thì lý thuyết thần học của giáo hội nói rằng, Chúa sinh ra tất cả, Trái Đất có dạng hình cầu và được Chúa đặt ở vị trí trung tâm của Vũ Trụ. Mặt Trăng, Mặt Trời, các hành tinh và ngôi sao đều quay quanh Trái Đất trên các thiên cầu pha lê trong suốt. Tuy nhiên phía ngoài mặt cầu của các ngôi sao còn có một mặt cầu nữa được Chúa ban cho một chuyển động vĩnh củu, gọi là mặt cầu nguyên thủy. Phía ngoài và cách mặt cầu này một khoảng là nơi có những ngọn lửa vĩnh hằng và Chúa hiện diện ở đó. Vũ Trụ vì thế mà là hữu hạn chứ không vô tận. Nơi chúa ngụ cũng chính là Thiên Đường. Chúa chăm lo cho sự vận hành đều đặn, trơn tru của Vũ Trụ. Các thiên thần phụ giúp Chúa để thực hiện việc đó và canh giữ nghiêm ngặt sự qua lại giữa các thiên cầu. Các thiên thần này hiện diện ở các thiên cầu của các hành tinh và thiên cầu Mặt Trời. Thứ bậc chức tước của các thiên thần càng ở thiên cầu xa Thiên Đường càng thấp. Giữa Trái Đất và Mặt Trăng có một vùng gọi là Luyện Ngục, nơi mà các linh hồn ít phạm tội lỗi trong kiếp Trần tục, phải rèn luyệt thử thách khắt khe để được tới các thiên cầu “cao” hơn và có thể lên tới Thiên Đường. Sâu trong lòng Trái Đất là Địa Ngục, nơi hiện diện quỉ dữ, và các linh hồn mang nặng tội lỗi, sau khi lìa kiếp sống Trần Gian sẽ bị đày ải ở đó.


Phải nói rằng hệ thống tư tưởng của Thomas Aquinas rất đồ sộ và phong phú. Nó đã góp phần to lớn vào việc hoàn chỉnh giáo lý Công Giáo và là cơ sở nền tảng của cả nền Thần học Châu Âu suốt mấy trăm năm. Thomas Aquinas mất năm 1274, để lại cho hậu thế câu nói cuối cùng của cuộc đời ông: “Tất cả những gì tôi viết cho tới nay chỉ là đồ bỏ… so với những gì tôi đã thấy và đã được mặc khải”. Nhưng ông đã được mặc khải những gì? Rất tiếc rằng không ai có thể biết điều đó. Năm 1332 nhà thần học tài năng Thomas Aquinas được phong thánh.


Quan niệm về một Vũ Trụ như trên đã trở thành một giáo điều của thần học suốt thời Trung thế kỷ ở Châu Âu và mọi tín đồ Công Giáo tuyệt đối không ai được bác bỏ hoặc hoài nghi. Theo giáo lý rao giảng thì giáo điều là chân lý bất di bất dịch, con người không thể hiểu được nó chỉ bằng lý trí của mình, mà phải nhờ đến đức tin do Chúa ban cho. Kẻ nào xâm phạm đến giáo điều sẽ bị tòa án dị giáo trừng trị nghiêm khắc, mà hình phạt nặng nhất là thiêu sống trên giàn hỏa. Chẳng hạn, để bảo vệ giáo điều, tòa án dị giáo Tây Ban Nha đã thiêu sống hàng vạn người, trong đó có nhà toán học Vanmet vì ông này đã tuyên bố rằng mình đã tìm ra cách giải phương trình bậc bốn mà theo giáo hội, đó là trái với ý Chúa.


Tuy nhiên, sự đè nén, áp bức nặng nề về tư tưởng của giáo hội Công Giáo cùng với công cụ trừng trị ghê gớm của nó là tòa án dị giáo vẫn không thể nào dập tắt được ngọn lửa phản kháng, đòi quyền được tự do nghiên cứu và nhận thức khoa học trong tâm trí con người. Bởi vì quá trình nhận thức và nâng cao trình độ nhận thức là một tất yếu của tư duy.


R. Bêcơn (Roger Bacon, 1212-1292) là nhà triết học, khoa học người Anh đồng thời cũng là thành viên của một dòng tu. Lúc mới 12 tuổi, Bêcơn đã vào học ở trường Đại học Oxford. Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại trường giảng dạy. Vào thời đó, do có sự thống nhất tạm thời giữa thần học và khoa học, cho nên dù theo đạo và bị giáo hội khống chế chặt chẽ thì vẫn được phép theo đuổi việc nghiên cứu khoa học, chỉ không được khuyến khích xuất bản. Bêcơn là người rất say mê với khoa học. Có lẽ ông là người đầu tiên đưa ra những nhận định có tính tiên tri như: có thể thay người chèo bằng máy móc cho tàu chạy trên biển, cái xe có thể chạy nhanh mà không cần ngựa kéo, với một người điều khiển và bằng một động cơ nào đó có thể làm cho một “cái xe” được lắp bộ cánh nhân tạo, bay trong không trung như chim… Ông cũng là người đưa ra ý tưởng: có thể cải tiến tầm nhìn của con người bằng cách áp dụng đúng đắn các thấu kính, và bước đầu nêu ra lý thuyết về hiện tượng cầu vồng… Nói chung Bêcơn là người không những chỉ lập luận một cách lý thuyết mà còn mày mò thực hiện rất nhiều thí nghiệm trên nhiều lĩnh vực khoa học như hóa học, quang học… Bởi vì ông quan niệm rằng khoa học phải được xây dựng trên cơ sở lập luận chặt chẽ đồng thời kết hợp với thí nghiệm chính xác.


Cũng do quá say mê nghiên cứu và thí nghiệm khoa học mà Bêcơn bị các đức cha bề trên cấm đoán và thiên chuyển sang Pari.


Trong cuộc đời mình Bêcơn đã viết khá nhiều tác phẩm về triết học, toán học, vật lý học… Sau khi được về lại Oxford, ông viết các quyển “các nguyên tắc toán học”, “Các nguyên tắc vật lý học”, và “Về bầu trời”. Vì những tác phẩm này mà năm 1277, ông bị Jérome, vị đứng đầu các tu sĩ lên án là kẻ dị giáo và bị giam cầm đến năm 1292, cũng là năm ông mất.


Tượng của Roger Bacon ở Bảo tàng Đại học Oxford

W. Ôcam (Wilhelm von Ockham, 1285-1349) là một nhà thông thái người Đức. Là người thuộc dòng tu Fanciscan, nhưng Ôcam vẫn cho rằng cần phải tách triết học ra khỏi giáo lý, khoa học ra khỏi thần học. Ông nêu lên luận điểm về hai khả năng tiếp nhận chân lý: một cái do Chúa ban cho và không thể chứng minh, một cái là lý trí con người khám phá ra gọi là nhận thức khoa học. Hai kết quả nhận biết đó có thể không trùng nau. Ông nói rằng thần học không thể là khoa học vì không thể chứng minh được Thượng Đế là có thật. Với quan niệm như thế, dĩ nhiên là Ôcam bị giáo hội lên án. Và trong thực tế, ông đã bị triệu hồi về Avignon, miền Nam nước Pháp, nơi Giáo hoàng Johan XII đang trị vì, để giải thích những tư tưởng bị cho là tội lỗi của mình. Về sau ông bị rút phép thông công (bị đuổi khỏi giáo hội), bị xem là kẻ thù của giáo hội. Để tránh bị giam cầm và chết trong tù ngục, Ôcam đã phải trốn đến Munich. Tại đây, ông trở thành nhà văn chuyên viết những đề tài về chính trị đả phá nhiều điều đối với Tòa Thánh. Ông phê bình sự xa hoa của giáo hội và khẳng định Giáo hoàng mới là kẻ “lệch lạc”. Theo ông thì một cộng đồng Thiên Chúa Giáo có thể tồn tại “mà không cần sự lãnh đạo của Tòa Thánh”.
                                             Wilhelm von Ockham, 1285-1349
William of Ockham.png
Thời đại Triết học Trung cổ
Lĩnh vực Triết học Phương Tây
Trường phái triết học kinh viện
Sở thích Siêu hình học, Nhận thức luận, Thần học, Logic, Bản thể luận, Chính trị học
Ý tưởng nổi trội Dao cạo Ockham, Chủ nghĩa duy danh

Tư tưởng tiến bộ của Ôcam như một luồng gió lành bắt đầu thổi bừng ngọn lửa đòi hỏi được tự do nhận thức khoa học đang âm ỉ: Cái ý chí duy trì sự thống nhất giữa tôn giáo và khoa học, giữa giáo lý và nhận thức thực tiễn, của giáo hội, đã bắt đầu bị lay động.
***


Những giáo điều tôn giáo và toà án dị giáo của giáo hội có thể kìm hãm trong một chừng mực nào đó sự phát triển của khoa học nhưng không thể ngăn chặn bước đi tiến hóa của xã hội loài ngườii nói chung và của xã hội Châu Âu nói riêng. Tính chủ động thích nghi trong mọi tình huống và nỗ lực đảm bảo sự ổn định của đời sống ở loài người có nguồn gốc và cũng là kết quả của một quá trình vận động tự nhiên.


Đặc tính ấy lại là động lực cho sự tiến hóa về mặt nhận thức của loài người. Nhận thức để sáng tạo và tăng cường nhận thức để sáng tạo hơn nữa vì thế mà trở thành một quá trình có tính tất yếu. về cơ bản thì quá trình này chính là nền tảng, hay có thể nói là cốt lõi của quá trình chuyển hóa xã hội trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị… Sự xuất hiện và tồn vong của tôn giáo là một khía cạnh phản ánh cái quá trình cốt lõi, đồng thời cũng là một bộ phận của xã hội và chịu sự chi phôi hoàn toàn của quá trình chuyển hóa xã hội. Có thể nói sự xuất hiện tín ngưỡng, tôn giáo là đương nhiên trong buổi đầu của quá trình nhận thức. Nó có ích cho loài người trong việc xoa dịu về mặt tinh thần trong khốn khổ đau thương và trước cái chết; đồng thời đóng vai trò như một phản biện giúp cho nhận thức của loài người ngày một chín chắn hơn. Tuy nhiên, niềm tin cực đoan của tôn giáo sẽ dần biến nó thành bảo thủ, lạc hậu và thậm chí là phản động. Ở mức độ nào đó nó có thể làm trì trệ nhận thức nhưng vì là bộ phận của chuyển biến xã hội nên nó không ngăn cấm được quá trình tiến hóa xã hội mà trái lại, trong bản thân nó sẽ nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt và đến một lúc nào đó, nếu nó còn muốn tồn tại thì phải tìm cách điều chỉnh lại, cải tổ lại cả về mặt tư tưởng lẫn cơ cấu tổ chức của nó cho phù hợp hơn với tình thế chung của toàn xã hội trong thời đại mới.


Sự thống trị hà khắc về kinh tế và tư tưởng của tầng lớp quí tộc phong kiến và tăng lữ giáo hội đã nung nấu ở Châu Âu trung cổ những mâu thuẫn ngày càng gay gắt và trở nên đối kháng làm nổ ra các cuộc đấu tranh đòi quyền sống cơ bản cũng như đòi cải biến xã hội một cách toàn diện. Trong đó, có văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học, giáo dục…, trong mọi tầng lớp dân cư, trong nội bộ các tôn giáo cũng như ở “ngoài đời”. Nếu xét theo mức độ thắng thế của giáo hội Thiên Chúa giáo trong sự lũng đoạn của nó đối với đời sống xã hội thì có thể cho rằng đêm trường Trung Cổ ở Châu Âu bắt đầu từ thế kỷ V đến hết thế kỷ XIV, thậm chí là đến giữa thế kỷ XVII, tòa án dị giáo vẫn còn tác oai tác quái ở một mức độ tương đối đáng kể. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh tư tưởng nói ở trên đã bắt đầu bộc phát thành cao trào trong thế kỷ XIV: Nhìn chung, cao trào đó gồm hai phong trào bộ phận gọi là phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách Tôn giáo.


Phong trào Văn hóa Phục hưng nổ ra đầu tiên ở nước Ý, sau đó lan rộng ra toàn Châu Âu với những mức độ khác nhau và hoàn thành vai trò của nó vào thế kỷ XVI. 
Người đi tiên phong trong phong trào Văn hóa Phục hưng được cho là Đantê (A. Dante, 1265-1321), một đại thi hào và là người sáng lập ra nền văn học Ý. Ông là người học rộng, nghiên cứu nhiều môn như thơ, nhạc, họa… Từ năm 25 đến 30 tuổi, ông đi sâu vào nghiên cứu triết học. Năm 30 tuổi, ông tham gia chính quyền của thành phố Florenxơ làm nhiệm vụ ngoại giao. Năm 1302, trong một biến cố chính trị, Đantê bị vu cáo ăn hối lộ một khoản tiền rất lớn, phải chịu án tịch thu tài sản và bị trục xuất khỏi Phlorenxơ hai năm, sau nâng án thành suốt đời. Đến 10-3-1302, lại bị tòa án dị giáo xử vắng mặt, chịu án thiêu sống trên giàn hỏa vì đã không nạp tiền phạt như tòa đã tuyên. Từ đó, Dante phải sống lưu vong ở nhiều thành phố thuộc Bắc và Trung Ý. Đến 1316, chính quyền Phlorenxơ ra điều kiện nếu ông thừa nhận tội lỗi thì sẽ được trở về quê hương nhưng ông đã kiên quyết từ chối.
                                          A. Dante, 1265-1321
Sinh giữa 14 tháng 5 và 13 tháng 6, 1265
Firenze, Ý
Mất 16 tháng 2, 1321
Ravenna, Ý
Công việc Nhà thơ, Nhà thần học
Quốc gia người Ý

Các sáng tác của Đantê phản ánh đầy đủ nhất và nghệ thuật nhất thời trung cổ, đồng thời là sự báo hiệu ra đời của chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng. Tình yêu, nguồn cảm ứng lớn của Đantê, có tính chất lý tưởng, nâng tâm hồn lên toàn thiện, toàn mỹ. Dù các tác phẩm của ông vẫn còn mang nặng ý thức hệ tôn giáo, nhưng đã thấp thoáng những phê phán cái quan niệm hẹp hòi của giáo hội về thiện – ác, đề cao tinh thần tự do trong việc nhận thức thế giới.


Phải nói thành tích rực rỡ nhất mà phong thái Phục Hưng đạt được là ở lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Hàng loạt những tài năng xuất chúng liên tiếp xuất hiện trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật trong thời kỳ Phục Hưng cùng với những tác phẩm mà họ sáng tạo ra và trở thành những kiệt tác của nhân loại, đã mãi mãi đi vào bất tử. Chúng ta có thể liệt kê vài tiêu biểu trong số đó.


Eraxmút (1466-1536), người Rôttécđam của xứ Nêđéclan. Ông được mệnh danh là “Ông hoàng của chủ nghĩa nhân văn”. Tác phẩm xuất sắc nhất của Eraxmét là tác phẩm “Tán dương sự điên rồ”. Đây là một tác phẩm trào phúng sâu cay, công kích giới tăng lữ, nhất là Giáo hoàng đã dựa vào sự ngu xuẩn của loài người mà hoành hành; chỉ bàn cãi những vấn đề rỗng tuyếch để dạy đời nhưng bản chất lại tham lam, trụy lạc.


Phrăngxoa Rabơle (1494-1553) là nhà văn kiệt xuất nhất thời Phục Hưng ở Pháp. Ông để lại cho đời tác phẩm hài hước bất hủ “Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gácgăng chuya và người con Păngbagruyen”. Với tác phẩm này, Rabơle đã trở thành cha đẻ của hai nhân vật khôi hài nhất trong lịch sử văn chương thế giới. Trong tác phẩm này, ông đã phê phán xã hội phong kiến rất sâu sắc, chế giễu sâu cay giới tăng lữ dốt nát nhưng bịp bợm, ông ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người và để cao niềm vui sướng của con người khi được sống tự do. Trong tác phẩm này, ông còn “bày vẽ” ra khung cảnh của một kiểu tu viện mới (tu viện Têlem) mà châm ngôn của nó là: “Thích gì làm nấy”. Trong tu viện này, các tu sĩ tha hồ ăn ngủ thỏa thê và làm gì tùy ý, thanh niên nam nữ đến tu hoàn toàn được tự do yêu đương, hưởng mọi lạc thú ở đời.
Erasmus
Holbein-erasmus.jpg
Chân dung của Erasmus của Rotterdam (1523)
bởi Hans Holbein the Younger
Sinh ra c. 28 Tháng Mười 1466
Rotterdam hoặc Gouda , Burgundy Hà Lan
Chết 12 tháng 7 năm 1536 (69 tuổi)
Basel , liên minh Thu Swiss Sĩ cũ
Vài cái tên khác Desiderius Erasmus Roterodamus, Erasmus của Rotterdam
Trường cũ Cao đẳng Queens, Cambridge
Collège de Montaigu , Paris
Đại học Turin

Kỷ nguyên Triết học thời hiện đại
Khu vực Triết học phương Tây
Tổ chức Đại học Leuven
Lợi ích chính
Triết học Kitô giáo
Chủ nghĩa nhân đạo thời Phục hưng
Ý tưởng nổi bật
Phát âm Erasmian

                                                    François Rabelais
 
Sinhkhoảng năm 1483 - 1494
Chinon, Pháp
Mất14 tháng 3 năm 1553 (thọ đâu đó 61 - 70)
Paris, Pháp
Công việcNhà văn, nhà vật lý, nhà nhân văn, giáo sĩ
Quốc tịchPháp

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét