Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

TT&HĐ IV - 39/g

 
Tốc độ giãn nở của vũ trụ nhanh hơn ánh sáng?


PHẦN IV:     BÁU VẬT 
"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi, lỡ đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc , chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..." 
 NTT 
 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG VII (XXXIX): TOÀN BÍCH

“Khi công việc là thú vui thì cuộc sống là sự hưởng thụ bất tận. Còn nếu công việc là nghĩa vụ thì lúc đó cuộc sống sẽ là nô dịch khổ sai”.
M. Gorki.

“Cuộc sống bắt chước Nghệ thuật nhiều hơn là Nghệ thuật bắt chước Cuộc sống. Có như thế không phải chỉ vì bản năng mô phỏng của Cuộc sống mà còn vì thực tế rằng, mục đích tự giác của Cuộc sống chính là tìm cách để thể hiện, và rằng Nghệ thuật cung cấp cho Cuộc sống vài hình thức đẹp đẽ để Cuộc sống có thể biến năng lực ấy thành hiện thực…”.

"Chỉ cần là khoa học thì sẽ không có sự lừa dối người khác, người bị lừa dối là người không biết khoa học."
"Tất cả các môn khoa học trừu tượng đều không là gì khác ngoài việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các biểu tượng."  
 
"Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái".  
 
"Công lý, sức mạnh. – Rất đúng rằng điều gì công bằng cần phải được tuân theo; rất cần thiết rằng điều gì mạnh nhất cần phải được phục tùng. Công lý không có sức mạnh là bất lực; sức mạnh không có công lý là bạo ngược. Công lý không có sức mạnh bị chống đối, bởi luôn luôn có kẻ vi phạm; sức mạnh không có công lý bị lên án. Vì vậy chúng ta cần kết hợp công lý và sức mạnh, và để đạt được điều này, hãy khiến điều công bằng trở nên mạnh mẽ, và điều mạnh cần đảm bảo công bằng".
 
 
 
 
 

(Tiếp theo)



Khi chúng ta đã lựa chọn một hệ tọa độ KTG nào đó làm chuẩn để khảo cứu không gian thì coi như chúng ta là chủ thể quan sát hiện tượng “đứng” ở ngay gốc O của hệ tọa độ đó.
Khi vị trí của điểm A là không đổi (nghĩa là đứng yên) so với gốc O của hệ tọa độ KTG thì chúng ta sẽ không cảm nhận được sự hiện diện của thời gian và do đó, có thể tưởng tượng rằng, hệ thống 3 phương chiều của điểm A biểu hiện ra như là 3 đoạn thẳng mà mỗi đoạn thẳng là bằng “một nửa” của đoạn thẳng đóng vai trò là đơn vị độ dài nhỏ nhất tuyệt đối của mặt phẳng. Có thể qui ước (hoặc chọn) tùy tiện về hướng cho hệ thống 3 phương chiều của điểm A và để “dễ nhìn”, chúng ta luôn chọn hệ thống 3 phương chiều của bất kỳ điểm KG đứng yên nào cũng trùng với 3 phương chiều của hệ tọa độ.
Tuy nhiên, việc biểu diễn hệ thống 3 phương chiều của điểm KG A chỉ là qui ước siêu hình theo trí tưởng tượng vì nội tại của điểm KG không bao giờ có thể cứng đờ, bất động mà vận động một cách tuyệt đối. Hơn nữa vì 3 “nửa” đoạn thẳng đóng vai trò 3 phương chiều của hệ thống phương chiều của điểm KG đứng yên, chỉ tồn tại trong nội tại của điểm KG - là trạng thái không gian ảo so với không gian bên ngoài điểm, nên chúng không hiện thực, nghĩa là không thể quan sát trực giác được chúng. Hợp lý hơn, chúng ta cho rằng nên “nhìn” điểm KG A với nội tại của nó như là một điểm xoáy kiểu gì đó mà chúng ta đã gọi là “xoáy không gian”, và vì mức độ xoáy là “kinh hồn bạt vía”, đến thần thánh cũng không đủ năng lực “theo dõi” được nên “thực tế” nhất là “thấy” nó như một “thực thể diện tích” vô cùng nhỏ của mặt phẳng.
Theo như mô tả ở hình 9 thì tọa độ của điểm A (đứng yên), theo hệ tọa độ KTG gốc O là: A (x1; y1; //) và do đó mà khoảng cách của nó đến O là:
    
(Điều đặc biệt chú ý là vì “ở đây” không có “chút” biểu hiện thời gian nào nên không thể thay R2 = c2t2 được, nghĩa là nếu không có qui ước nào thì !).
Vì điểm A lúc này phải hiện hữu như một thực thể có nội tại, nên có thể coi hệ thống 3 phương chiều của nó cũng là hệ tọa độ KTG 3 chiều của nó, và nếu gọi 3 phương chiều ấy lần lượt là ex, ey, ez, thì chúng ta sẽ thiết lập được mối quan hệ giữa chúng bằng ba đẳng thức:
ex2 + ey2 - exey = ez2
ex2 + ez2 - exez = ey2
ey2 + ez2 - eyez = ex2
Do được tùy tiện lựa chọn và đặt chỉ số x, y, z mà thực ra ba đẳng thức đó chỉ là một và mặc nhiên có thể chọn ba chỉ số đó là 1, 2, 3, và viết:
e12 + e22 – e1e2 = e32                      (*)
Có thể thấy một mối tương phản “tiềm ẩn” trong biểu thức trên và hai vế trái, phải là hai lực lượng ảo - thực của nhau. Dựa trên quan niệm cho rằng nội tại của điểm A (đứng yên) xoáy kinh hồn bạt vía thì nó phải bộc lộ thời gian, và có thể “thấy được” bằng con mắt suy tưởng. Từ đây, chúng ta nói, nếu quan sát thấy được nội tại điểm A bằng “con mắt” trực giác thì đó là một “lượng” có tính không gian xác định (một diện tích xác định); còn nếu quan sát thấy được nó chỉ bằng “con mắt” suy tưởng thì đó là một “lượng” có tính thời gian (sự xoáy).
Theo quan niệm của vật lý học ngày nay thì trong không gian vi mô, vận tốc lan truyền của một “lượng” ánh sáng (lượng kích thích) là bằng c. Đó là vận tốc cực đại trong Vũ Trụ và gọi nó là hằng số Vũ Trụ. Với sự gợi ý này, chúng ta cho rằng “mức độ xoáy” của một điểm KG thông thường nếu được “qui đổi” ra thành “mức độ lan truyền” thì hai mức độ đó là tương đương nhau. Dựa vào những khám phá Tự Nhiên của vật lý học, chúng ta cho rằng có thể biểu diễn mức độ lan truyền kích thích của điểm KG bằng t2e, với te là đơn vị thời gian của sự lan truyền tính theo thang chia thời gian qui ước của chủ thể quan sát (ở gốc O tọa độ), và khi đó, có thể đặt:
e32 = c2te2
(với c là hằng số Vũ Trụ; lúc này c không mang ý nghĩa là vận tốc ánh sáng!).
Như vậy biểu thức (*) có thể được viết lại là:
e12 +e22 – e1e2 = c2te2
(Một cách hình thức và chú ý đến các chỉ số, chúng ta cũng có thể viết:
                 
      hay      
Lúc này, nội tại điểm KG A không còn được thấy như một thực thể không gian nữa mà như một thực thể thời gian, đó chính là không gian ảo. Nhưng đừng vội lo lắng! Sự thể này chỉ có thể hiện ra ở cõi Hoang đường!)
Tiếp tục với những ý tưởng rồ dại của mình, chúng ta thấy rằng, vì e1 khác e2 về mặt phương chiều, nên e1 & e2 biểu diễn một diện tích hiện thực (ký hiệu là s) đóng vai trò là lượng không gian mà nội tại điểm A “chiếm hữu”. Diện tích đó vận động, chuyển hóa không ngừng nghỉ và e12, e22, e32 là những biểu hiện đó. Vậy thì, có thể viết:
                 
Hay:
                 
Khi điểm A là điểm KG bình thường (không bị khích thích), thì:
                 
và do đó biểu thức có thể viết:
                 
Khi điểm KG A, vì một lý do nào đó bị kích thích đến tột độ, có nghĩa là mức độ xoáy nội tại của nó tăng lên “kinh hồn bạt vía” hơn nữa, thì về mặt giá trị tuyệt đối, có thể diễn tả như sau:
                 
Nghĩa là nội tại của điểm KG A đã tăng thêm một “lượng vận động” là . Nếu đặt:
                 
Với tk là đơn vị thời gian của điểm KG kích thích, tính theo thang chia thời gian qui ước của hệ quan sát, thì có thể viết tiếp:
                 
Chúng ta gọi thành phần vế trái là lực lượng toàn phần của điểm KG kích thích, gọi thành phần thứ nhất của vế phải là lực lượng không gian thuần túy (thông thường) và thành phần thứ hai của vế phải là lực lượng vận động (kích thích) của điểm KG đó.
Xin Thầy Cãi đừng cố… cãi làm gì, mà hãy chứng giám cho chúng ta điều này: Ở trạng thái bị kích thích tột độ thì . Như vậy, lại có thể viết:
                 
Ở trạng thái bị kích thích tột độ, nội tại điểm KG không thể tồn tại quá một đơn vị thời gian của nó (còn gọi là một chu kỳ chuyển hóa trạng thái) cho nên nó phải truyền lượng vận động làm nó bị kích thích tột độ cho điểm KG thông thường nào đó để rồi cứ thế mà gây ra hiện tượng lan truyền kích thích trong không gian. Lượng đó đúng bằng .
Dù chỉ là sự lan truyền của một “lượng vận động” thôi nhưng khi một điểm KG thông thường nhận được lượng đó, nội tại của nó có lực lượng toàn phần đúng bằng và trở nên nổi trội, làm cho chủ thể quan sát tại gốc của hệ tọa độ KTG “chắc mẩm” rằng điểm KG A (đã bị kích thích), có nội tại “thấy được” là s di dời khỏi vị trí của nó để “ngao du” đây đó trong mặt phẳng chứa hệ tọa độ KTG.
Nếu xin được của vật lý học một chút xíu khối lượng nào đó thì chúng ta sẽ viết được một biểu thức như sau:
                 
                  (vì s có thể qui đổi ra thành !)
Nếu chia hai vế cho tk2, rồi đặt:
                 
      và:        ,
thì NTT sẽ phải trố mắt kinh ngạc vì viên ngọc quí mà trước đây lâu lắm rồi, ông đã tặng cho những nhà hoang tưởng vĩ đại đến mức điên rồ, lại hiện ra:
                 
Cũng có thể NTT chẳng kinh ngạc tý nào mà còn mắng chúng ta là những kẻ mưu toan ăn cướp bản quyền sáng tạo của ông.
Nếu NTT có nghĩ thế thì hãy bình tâm nhận từ chúng ta một lời xin lỗi chân thành. Tuy nhiên cũng xin thú thực với ông là chúng ta không có ý đó. Chúng ta ghét cay ghét đắng sự bất chính nên cũng không bao giờ muốn làm kẻ ăn cướp. Có thể rằng, vì chúng ta quá ngưỡng mộ Anhxtanh mà vô tình trở nên hồ đồ, “trắng trợn” đặt ra những qui ước kỳ dị đến quái đản để cố qui tụ những suy luận của mình về “núp bóng” dưới cái biểu thức “danh bất hư truyền” mà ông ta đã nêu ra trong thế kỷ XX và được công nhận là một chân lý sáng ngời đến vĩnh cửu. (Thực ra biểu thức của Anhxtanh là: ).
Dù sao nữa thì cũng mặc lòng! Chí ít thì từ những suy luận trên, chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng cũng rút ra được một kết luận “cực kỳ”:
Không có không gian thì không có vận động, không có vận động thì không có thời gian, mà vận động thì phải có mức độ cũng như phương chiều, cho nên mức độ và phương chiều của vận động, theo một ý nghĩa nhất định, cũng chính là mức độ và phương chiều của thời gian. Vì thực thể không gian là phong phú và đa dạng, vận động đa phương thức, đa mức độ trong một môi trường không gian đa cấu trúc, đa phương chiều, cho nên sự biểu hiện thời gian của chúng cũng khác nhau, nghĩa là mỗi thực thể không gian đều có thời gian riêng của chúng, đều biểu hiện tính thời gian một cách đặc thù.
Trong khi đó, chủ thể quan sát không thể cùng một lúc đứng trên quan điểm của những thể hiện thời gian đặc thù ấy để khảo cứu và nhận thức chúng, nhất là về mối liên quan, sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua tương tác giữa chúng. Vì thế, điều tất yếu dẫn đến là chủ thể quan sát phải tìm cho mình một “chỗ đứng” được cho là trung dung (gốc tọa độ), chọn cho mình một hệ thống tọa độ KTG với thang chia kích thước (độ dài khoảng cách) và thang chia thời gian (độ dài lâu) được qui ước trên nền tảng kinh nghiệm của mình để áp dụng chung một cách thống nhất (nhất quán) cho công cuộc khảo sát và nghiên cứu của mình. Điều tưởng chừng như đặc biệt may mắn nhưng thực ra có tính hoàn toàn hiển nhiên là, dù sự thể hiện về không gian và thời gian ở mỗi sự vật - hiện tượng (thực thể không gian) cụ thể đều có tính đặc thù, thì bằng cách nào đó, bao giờ cũng có thể qui đổi về không - thời gian thống nhất do chủ thể quan sát qui ước một cách hợp lý, vì rằng những khác biệt có tính đặc thù đó chỉ có tính tương đối trong khi gốc chung và cũng là bản chất chung của chúng là duy nhất: Không gian vận động.
Nếu thế, nội tại của một điểm KG bình thường cũng biểu hiện thời gian riêng và không gian riêng và đều có thể qui đổi được về Không - thời gian của hệ quan sát. Chúng ta cho rằng chu kỳ vận động nội tại của điểm KG bình thường khi qui đổi, do có hiện tượng chuyển hóa ảo - thực giữa trong và ngoài nội tại điểm KG mà sẽ là đơn vị độ dài tuyệt đối nhỏ nhất trên thang chia qui ước của hệ quan sát và nếu gọi nó là d thì:
                  d = 0,96   (tuyệt đối!)
khi qui đổi không gian nội tại về không gian thông thường của hệ quan sát thì đó cũng phải là một lực lượng không gian nhỏ nhất, đóng vai trò là đơn vị nhỏ tuyệt đối của không gian thông thường. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta không quan tâm cụ thể lượng đó bằng bao nhiêu mà chỉ chú ý đến biểu hiện tiêu biểu thứ không gian đặc thù đó trong môi trường không gian thông thường. Nếu cho rằng biểu hiện của không gian thông thường là c2 (tính thẳng Ơclít) thì vì nội tại điểm KG là xoáy và dựa trên kinh nghiệm vật lý về sự cong, nên cũng có thể cho rằng biểu hiện của không gian nội tại của điểm KG là .
Do đặc tính làm lũng đoạn đối tượng khách quan của chủ quan mà không thể “đo” chính xác được hai hằng số quan trọng bậc nhất của Vũ Trụ là c và . Hơn nữa, vì tính bảo toàn vận động nghiêm ngặt của Vũ Trụ không cho phép chúng vô tỷ, nên chúng ta đoán rằng:
                 
Đến đây, từ quan niệm về sự tương đương giữa “mức độ xoáy” và “mức độ truyền” kích thích của điểm KG, chúng ta có:
     
Tự nhiên là như thế hay lại là một cưỡng bức hồ đồ của chúng ta? Hoang tưởng đến mấy thì cũng không thể vượt qua được giới hạn là sự điên rồ. Thế còn bản thân sự điên rồ? Hình như nó không có giới hạn, bởi lịch sử phát triển khoa học đã chứng minh rằng cứ mỗi lần việc nghiên cứu khoa học bị sự “thông thái ghê” trói chặt đến mức gần như tê liệt thì sự điên rồ lại xuất hiện như một thiên sứ và lần xuất hiện sau có mức độ “kinh khủng” hơn lần trước, đóng vai trò cứu rỗi, giải phóng, mở lối cho khoa học đến với miền đất hứa thênh thang hơn. Biết đâu chừng sự rồ dại của chúng ta thuộc loại này cũng nên!
Đồng ý là sự suy lý của chúng ta có quá nhiều sự điên rồ. Nhưng những sự điên rồ ấy, như chúng ta đã rà soát lại thần kinh của mình và “đành phải” tự nhận là rõ ràng và sáng sủa. Điều đó làm chúng ta yên tâm, vì Đề các (René Descartes, 1596-1650), nhà toán học và vật lý học lừng danh, cũng là nhà triết học đầu tiên của chủ nghĩa duy lý, đã từng nói: “Bất cứ điều gì được tôi tri giác một cách rõ ràng và sáng sủa đều đúng”.
Huênh hoang bỗ bã vài tuyên bố thế thôi! Mục đích là cố xoa dịu sự hoài nghi và lo lắng trong cõi lòng để bình tâm tiếp tục tiến lên… phía sau. Rõ là lẩm cẩm, phía trước chứ? Ừ nhỉ! Nào, hỡi anh em bằng hữu cùng chung lý tưởng, hãy tiến lên phía trước!

(Còn tiếp) 
------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét