TT&HĐ IV - 39/d
10 hiện tượng bí ẩn mà khoa học không thể giải thích
PHẦN IV: BÁU VẬT
"Dọc
đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi, lỡ đánh rơi, đã chìm
trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc , chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt
lên, đánh bóng..."
NTT
NTT
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.”
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi
CHƯƠNG VII (XXXIX): TOÀN BÍCH
“Khi
công việc là thú vui thì cuộc sống là sự hưởng thụ bất tận. Còn nếu
công việc là nghĩa vụ thì lúc đó cuộc sống sẽ là nô dịch khổ sai”.
M. Gorki.
“Cuộc
sống bắt chước Nghệ thuật nhiều hơn là Nghệ thuật bắt chước Cuộc sống.
Có như thế không phải chỉ vì bản năng mô phỏng của Cuộc sống mà còn vì
thực tế rằng, mục đích tự giác của Cuộc sống chính là tìm cách để thể
hiện, và rằng Nghệ thuật cung cấp cho Cuộc sống vài hình thức đẹp đẽ để
Cuộc sống có thể biến năng lực ấy thành hiện thực…”.
"Chỉ cần là khoa học thì sẽ không có sự lừa dối người khác, người bị lừa dối là người không biết khoa học."
"Tất cả các môn khoa học trừu tượng đều không là gì khác ngoài việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các biểu tượng."
"Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái".
(Tiếp theo)
Kính thưa các kim tự tháp Ai
Cập, những bia mộ vĩ đại còn sừng sững đến ngày nay để chứng thực cho
một giai đoạn hào hùng và đau thương của lịch sử một dân tộc - một bộ
phận loài người, không gian cong và có độ cong tăng dần theo “phương chiều” từ vô cùng lớn đến
vô cùng nhỏ, cũng vì thế mà đối với một quan sát vĩ mô, phương chiều ấy
là bất định.
Sự lựa chọn chuẩn mốc để đánh giá độ
cong không gian một cách tùy tiện như vậy đã làm cho không gian của
hình học vĩ mô vốn dĩ đã bị biến dạng lại càng thêm biến dạng so với
không gian thực tại. Để khắc phục tình trạng đó, không còn cách nào
khác, chúng ta sẽ phải tất yếu đi đến lựa chọn cuối cùng có tính duy
nhất: độ cong cực đại tuyệt đối. Đơn vị đó, nếu so với nó, sẽ bằng 1
tuyệt đối. Số Một tuyệt đối này chính là chỉ thị về tính lớn nhất và
không thể lớn hơn được nữa của độ cong cực đại tuyệt đối. Vì độ cong lớn
dần từ qui mô không gian vô cùng lớn đến qui mô không gian vô cùng nhỏ,
cho nên độ cong cực đại tuyệt đối chỉ có thể tồn tại ở “đáy cuối cùng”
vô cùng nhỏ trong không gian của hình học vĩ mô. Vô hình dung, cái “đáy
cuối cùng đó” phải là điểm nhỏ tuyệt đối của không gian vĩ mô và độ cong
cực đại tuyệt đối phải là độ cong của đường tròn nhận “bề dày” của điểm
tuyệt đối làm đường kính.
Quan niệm như thế sẽ
làm cho nhận thức về độ cong không gian trở nên chân thực hơn, nhưng
đồng thởi lại mâu thuẫn với quan niệm điểm của không gian là không có
nội tại. Vậy thì phải suy tư theo hướng nào đây? Chấp nhận cả hai! Nghĩa
là ở những lĩnh vực nghiên cứu nào mà “không cần” đến sự tồn tại nội
tại của điểm thì chúng ta “quẳng” nó đi, ở những lĩnh vực nghiên cứu cần
đến nó thì chúng ta “lượm” lại. Làm như thế cho “khỏe”!
Khi
cảm nhận trực giác bị giới hạn trong phạm vi của tầng nấc không gian vĩ
mô và chưa có bất cứ một mầm mống “cảm năng tiên thiên nào”, thì con
người cứ ngỡ rằng không gian chỉ có tính liên tục, tĩnh tại, đều đặn và
đồng dạng. Dù ở đâu, cõi vô cùng xa hay khu vực lân cận, tầng vô cùng
lớn hay vô cùng nhỏ, đều phải thấy đúng một “loại” không gian có đặc
tính như thế. Trong không gian vĩ mô, vì điểm (được cho là có hình dạng
cầu) là tồn tại nhỏ tuyệt đối nên đường kính của nó cũng ngắn tuyệt đối
và như vậy đường tròn của nó cũng phải có độ cong cực đại. Độ cong cực
đại bao giờ cũng bằng 1 và là một bất biến. Chúng ta chọn độ cong tuyệt
đối đó làm chuẩn mốc để xác định độ cong của mọi tầng nấc qui mô không
gian nào đó mà chúng ta qui ước.
Để không làm cho
triết học duy tồn “đau đớn” thì phải quan niệm không gian vĩ mô có độ
cong và tồn tại một độ cong cực đại tuyệt đối. Nếu thực sự tồn tại độ
cong cực đại tuyệt đối thì nó chỉ có thể hiện hữu ở giới hạn vô cùng nhỏ
của không gian vĩ mô và như vậy phải đi đến nhận thức rằng độ cong của
không gian vĩ mô giảm dần từ tầng nấc vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn. Đoạn
thẳng đại diện cho độ cong cực đại tuyệt đối chính là đường kính của
điểm và vì ở “trong” điểm nên nó thuộc về lực lượng nội tại của điểm và
mang tính ảo. Nếu ký hiệu đoạn thẳng ngắn nhất tuyệt đối của không gian
vĩ mô đó là dmin thì trong mối tương phản nghịch đảo, đoạn thẳng tương phản của nó được xác định:
Dmax chính là đường kính của toàn khối không gian vĩ mô và là đại diện cho độ cong cực tiểu tuyệt đối.
Vì
tương phản nghịch đảo của đoạn ngắn tuyệt đối phải là đoạn dài tuyệt
đối, nên độ dài của đường trắc địa không thể lớn hơn nó được, nghĩa là:
Nhưng
đường trắc địa lại đóng vai trò như đường biên thuộc mặt biên bao hàm
không gian vĩ mô nên có thể tưởng tượng rằng tương phản nghịch đảo với
đường kính của điểm là đường trắc địa của không gian vĩ mô hiện thực. Có
lẽ trên phương diện nào đó mà hình học không đủ khả năng mô tả, đường và đường Dmax là tương đương nhau.
Có
thể thấy “cong” là sự kết hợp giữa “thẳng” và “tròn”, đa dạng độ cong
là biểu hiện khả năng chuyển hóa đến “chân tơ kẽ tóc” giữa “thẳng” và
“tròn”. Chính sự biến hóa của độ cong làm xuất hiện phong phú đến muôn
hình muôn vẻ các đường, mặt xoắn, lượn, sóng, vặn, uốn éo… có thể có
trong không gian vĩ mô, mà càng
về phía tầng nấc vô cùng nhỏ, những biểu hiện ấy càng có vẻ “gay gắt”. Tuy nhiên, khi quan niệm không gian vĩ mô có độ cong với bản chất cong
như thế, sẽ mâu thuẫn với quan niệm cho rằng không gian là liên tục, đều
đặn và thể hiện ra một cách đồng nhất ở mọi nơi, mọi tầng nấc. Chính
cảm nhận trực giác đã là riềng mối mở đường cho tư duy hướng đến nhận
thức về tính đồng nhất của không gian thực tại.
Để
giải quyết mâu thuẫn tất yếu nảy sinh đó của hình học vĩ mô, cần phải
đặt ra câu hỏi: vậy thì cảm nhận trực giác về sự đồng nhất của Không
Gian Vũ Trụ có đúng không khi mà năng lực quan sát của nó bị hạn chế,
không thể tiếp cận được cõi vô cùng lớn cũng như cõi vô cùng nhỏ (dù
rằng nhờ những thiết bị quan sát hỗ trợ thì cũng chỉ phần nào “thấy”
được “xa xôi” hơn và “gần gũi” hơn mà thôi!)? Chính câu hỏi đã mở ra câu trả
lời. Chúng ta sống, quan sát, tư duy và nhận thức ở một tầng nấc không
gian nhất định được gọi là vĩ mô, bị giới hạn cả “trên” lẫn “dưới” bởi
năng lực quan sát.
Năng lực quan sát trực giác chủ lực của chúng ta là
“nhìn”. Sự “nhìn” ấy đã là cơ sở đầu tiên và quyết định đến sự nhận biết
của chúng ta về một hiện thực khách quan vốn dĩ thế. Thoạt kỳ thủy, sự
nhận biết chỉ là thứ nhận biết “câm nín”. Sự đa dạng của tiến hóa thích
nghi với môi trường luôn biến đổi đã “sản sinh” ra một hướng dẫn đến tư
duy và chính tư duy với mục đích nguyên thủy của nó là mưu sinh, đã buộc
sự nhận biết câm nín phải “lên tiếng” bằng cách gọi tên các sự vật -
hiện tượng, nêu ra những qui ước sơ khai để phân biệt chúng. Khi sự nhận
biết “lên tiếng” thì cũng là lúc bắt đầu của một quá trình nhận thức
dài lâu. Nhận thức thuở ban đầu là nhận thức trên nền tảng quan sát trực
giác, với niềm tin vào tính chân thực hiển nhiên đối với những kết quả
thu được từ nhiều lần quan sát ấy và coi trực quan là tiêu chuẩn để xác
nhận chân lý.
Sự hạn chế tất yếu của quan sát đã gây ra những khó khăn
to lớn cho sự nhận thức hiện thực khách quan, làm nảy sinh ra đòi hỏi
phải mở rộng tầm quan sát đó để tăng cường nhận thức. Nên để giải quyết
cái yêu cầu “thiết yếu” đó, không còn cách nào khác là nhận thức phải
sáng tạo ra cái gọi là “quan sát phi trực giác”, hay cũng có thể gọi là
“cái nhìn suy tưởng”. Lúc đầu, một “cái nhìn suy tưởng” được cho là đúng
đắn nếu nó phù hợp với nhận thức trực giác - cái tri thức được đúc kết
từ “cái nhìn trực giác” với niềm tin “sắt đá” rằng đó là những sự thực
hiển nhiên. Nhờ có “cái nhìn suy tưởng” mà nhận thức được chắp đôi cánh
“thiên thần” để bay ngày càng cao xa, đến khắp mọi miền ảo mộng phi hiện
thực mà “cái nhìn trực giác” không bao giờ vươn tầm tới được. Lúc đó
những quang cảnh hết sức phi thường lần lượt dàn trải ra trước nhận
thức. Vì chưa từng có trải nghiệm ở những miền xa lạ đó và vẫn tin tưởng
tuyệt đối một cách cố hữu rằng hiện thực mà nó quan sát trực giác và đã
từng trải nghiệm là hoàn toàn chân thực, là tiêu chuẩn duy nhất cuối
cùng để xác nhận chân lý, cho nên nhận thức, theo “thói quen” đã trở
thành như một truyền thống bất di bất dịch, đã dựa vào những quan sát và
trải nghiệm hiện thực đó, lấy chúng làm phương thức cho “cái nhìn suy
tưởng”, đồng thời làm cơ sở để xem xét, đánh giá độ tin cậy đối với cái
nhìn ấy, cũng như độ xác đáng của những quang cảnh mà cái nhìn ấy “chụp”
được.
Cũng vì lấy con mắt trực giác đầy hạn chế để làm “công cụ” cho
“cái nhìn suy tưởng” như thế nên vô hình dung, nhận thức đã áp đặt cái
quan niệm hiện thực cho quá trình suy xét, nghiên cứu những miền phi
hiện thực, làm cho những miền ấy bị gán nhiều màu sắc hiện thực mà chúng
không có và do đó mà chúng càng huyễn hoặc hơn nữa, càng xa thực tại
khách quan hơn nữa. Tuy nhiên, dù là huyễn hoặc thì những miền ấy không
hẳn là hoàn toàn phi lý, bởi vì chúng là kết quả được xây dựng nên trên
cơ sở những chân lý đã nhận thức được trước đó với nền tảng là sự thực
khách quan của hiện thực - một bộ phận của Vũ Trụ và cũng hàm chứa những
đặc tính chung nhất, cơ bản nhất của Tự Nhiên Tồn Tại. Đến lúc này thì
những quang cảnh phi hiện thực ấy không hẳn là phi hiện thực nữa mà
chúng hợp lại thành một thế
giới “hỗn độn” vừa hiện thực vừa phi hiện thực, làm cho nhận thức lâm
vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan và trở nên ngày một hoang mang.
Bởi
vì trước một nhận thức còn bị
gông xiềng vào niềm tin về tính chân lý của một hiện thực do cảm nhận
trực giác có năng lực hạn hẹp bày ra nên cái thế giới ấy hàm chứa cả
đúng cả sai, nhiều chân lý nhưng cũng lắm nghịch lý, có những hoạt cảnh
phù hợp với hiện thực nhưng không xác minh được đồng thời cũng có những
hoạt cảnh không phù hợp với hiện thực nhưng được chứng minh là hoàn toàn
xác đáng (phi mâu thuẫn nội tại).
Khi nỗi hoang
mang của nhận thức trở nên bức bối không chịu nổi nữa và trước nguy cơ
“con đường đi chinh phục” của nó bị hoàn toàn bế tắc, thì nhận thức sẽ
vùng lên giải phóng khỏi những quan niệm đã từng một thời vang bóng lẫy
lừng nhưng đã trở nên “eo hẹp” và bảo thủ, rồi xây dựng lại thành những
quan niệm mới, rộng lớn hơn, đúng đắn hơn để tiếp tục tiến lên.
Đó
là con đường gian lao mà hào hùng của nhận thức và nhận thức hình học
cũng phải đi trên con đường ấy. Đối với hình học vĩ mô cũng vậy. Quá
trình nhận thức về không gian thực tại của hình học vĩ mô đã dẫn đến mâu
thuẫn to lớn: nếu tin vào quan niệm của triết học duy tồn thì không
gian vĩ mô phải đồng đều, thuần nhất, có tính Ơclít và phải loại bỏ hình
học hyperbolíc, hình học eliptíc cũng như hình học Riman ra khỏi phạm
vi của hình học vĩ mô. Chọn phương án nào cho hình học vĩ mô khi tính
cong và thẳng của không gian đều được công nhận là xác đáng?
Chúng
ta cho rằng nguyên nhân làm nảy sinh ra mâu thuẫn “ghê gớm” ấy là ở chỗ
chúng ta đã “cố tình” nhận biết, tìm hiểu những biểu hiện của không
gian ở tầng vô cùng nhỏ theo quan niệm về không gian mà chúng ta xây
dựng được từ quá trình quan sát, tư duy và nhận thức (mà trong đó năng
lực hạn chế về quan sát và cảm nhận trực giác là yếu tố quyết định chủ
yếu) đối với không gian hiện thực của chúng ta (mà chúng ta gọi là không
gian vĩ mô). Chúng ta đâu ngờ rằng với cách “nhìn gà hóa cuốc” như thế,
chúng ta đã buộc không gian ở tầng nấc vô cùng nhỏ phải “ở lại” với
không gian vĩ mô, vẫn phải thuộc về không gian vĩ mô, trong khi đáng lý
ra nó phải “ở ngoài” không gian vĩ mô mới phù hợp với thực tại khách
quan (cũng có nghĩa là phải “ở ngoài” không gian hiện thực của chúng
ta). Có thể nói thế này: nhận thức về một không gian Ơclít là hoàn toàn
xác đáng đối với không gian hiện thực mà năng lực quan sát trực giác của
con người “thấy” được và hoàn toàn sai khi đứng trên quan điểm ấy mà
cho rằng không gian ở tầng nấc vô cùng nhỏ cũng phải ứng xử tương tự như
vậy.
Hàng loạt những hiện tượng ở tầng nấc không
gian vô cùng nhỏ mà vật lý học đã làm phát lộ ra, cho chúng ta thấy về
những tính cách và xử sự rất khác về không gian ở tầng nấc ấy so với của
không gian hiện thực thông thường. Điều đó cũng gợi ý rằng một biến cố
xảy ra trong Không Gian Vũ Trụ, trước những chủ thể quan sát có năng lực
khác nhau, “trong” những tầng nấc qui mô không gian khác nhau, sẽ biểu
hiện ra tương đối khác nhau mà đối với chúng ta, có thể phân thành hai
phương thức quan sát cơ bản gọi là quan sát vĩ mô và quan sát vi mô.
Quan sát vĩ mô là quan sát chỉ thấy được không gian hiện thực thông
thường như chúng ta đang thấy và gọi nó là không gian vĩ mô. Quan sát vi
mô là quan sát chỉ thấy được không gian vô cùng nhỏ mà chúng ta gọi là
không gian vi mô. Có thể rằng năng lực và phạm vi quan sát trực giác là
tùy thuộc vào cấu trúc nội tại của chủ thể quan sát, cho nên chúng ta
không thể quan sát trực tiếp được những sự kiện xảy ra trong không gian
vi mô mà chỉ có thể “thấy” được chúng bằng “cái nhìn suy tưởng”.
Tuy
nhiên, không thể nào quan sát không gian vĩ mô và không gian vi mô cùng
một lúc được, cho nên muốn nhận thức được Không Gian Vũ Trụ một cách
đầy đủ, phải nghiên cứu nó lần lượt theo hai góc độ quan sát vĩ mô và vi
mô. Chính vì vậy mà Vũ trụ hình học phải gồm hai bộ phận hợp thành là
hình học vĩ mô và hình học vi mô. Hình học vĩ mô là hình học coi điểm là
không có nội tại (không có kích thước), còn hình học vi mô là lĩnh vực
nghiên cứu không gian một cách hình học khi điểm có nội tại đáng kể,
không thể bỏ qua kích thước của nó được.
Chúng ta đã bàn luận về hình học vĩ mô và bây giờ chúng ta phải hình dung như thế nào về hình học vi mô?
***
Giả
sử rằng chúng ta biến hóa thành một chủ thể quan sát trực giác được
điểm KG và xác định được “kích thước” cũng như hình thù của nó và cho
rằng hình bóng của nó gồm ba hình cơ bản mô tả ở hình 1 mà gốc chuẩn của
nó là hình tứ diện tam giác đều 1/b. Độ cong cực đại tuyệt đối chính là
độ cong của đường tròn được xác định bởi đường kính của hình cầu 1/a
(gọi là có tính dương) hoặc là cung tròn được xác định bởi đường kính đó
ở hình 1/c (gọi là có tính âm). Độ cong cực đại tuyệt đối bằng 1 và
không thể có độ cong nào lớn hơn nó nữa; nghĩa là độ cong sẽ phải giảm
dần về phía vô cùng lớn của không gian và đạt cực tiểu tuyệt đối khi
đường kính không gian bằng giá trị nghịch đảo của đường kính điểm KG. Vì
hai đường kính đó là ảo, thực của nhau nên đường kính của Không Gian Vũ
Trụ có độ dài bằng với độ dài đường trắc địa của nó (mà chúng ta cho là
đường tròn) và có thể cũng chính là đường trắc địa. Quan niệm này là
trùng với quan niệm của hình học vĩ mô.
Tuy
nhiên, vì không gian là tập hợp của vô vàn điểm có nội tại, nghĩa là có
kích thước “xác định” và không thể có Hư Vô nên trước chủ thể quan sát
“trực giác” được không gian vi mô, Không Gian Vũ Trụ được thấy không
liên tục và có cấu trúc mạng khối. Vì không gian vi mô cũng có tính liên
thông nên trong đó cũng có thể tồn tại đoạn, đường, mặt và khối. Vì
điểm có kích thước “xác định” nên đường hay đoạn cũng phải có tiết diện
và tiết diện đó ít nhất cũng bằng kích thước của điểm KG. Vì hình bóng
chuẩn của điểm KG là tứ diện tam giác đều, nghĩa là có 4 mặt và cấu trúc
không gian vi mô có tính đặc thù là không cho phép xuất hiện Hư Vô nên
có thể nói qua một điểm KG cho trước, không thể “vẽ” được một đường
thẳng nào và chỉ có thể “vẽ” tối đa là hai đường không thẳng, hay từ
điểm KG đó, chỉ có thể vẽ được bốn phương chiều (xem hình 6/a). Bốn
phương chiều đó có chung gốc ảo là trung tâm của điểm KG và hợp với nhau
lập thành một góc khối được qui ước có giá trị là .
Hình 6: Hệ bốn phương chiều của điểm KG.
Như
vậy, đối với một điểm tương đối (gồm một tập hợp xác định điểm KG nào
đó), có thể có nhiều chiều hoặc vô số chiều nhưng không vô hạn, còn đối
với điểm tuyệt đối (điểm KG) thì chỉ có thể “dựng” cho nó tối đa là 4
phương chiều không gian. Ở tầng không gian vi mô, tính liên thông được
thể hiện qua sự lan truyền trạng thái nội tại của các điểm KG (một cách
hình thức) do có sự tác động và kích thích lẫn nhau. Trạng thái nội tại
của điểm KG chỉ có thể lan truyền theo một trong bốn phương chiều ấy và
luôn thay đổi phương chiều ở mỗi điểm KG, nghĩa là phương chiều ở không
gian vi mô có tính cục bộ, địa phương và do đó, ít ra là ở tận cùng vi
mô, không tồn tại đường thẳng. Hơn nữa, có thể là qua một điểm KG ở
ngoài một đường cho trước không bao giờ vẽ được đường song song với
đường đã cho.
Bản chất của sự truyền sáng (tính
phân kỳ tự nhiên của chùm sáng, đường đi dạng sóng của tia sáng) có
nguyên nhân sâu xa trong không gian vi mô, phô diễn ra trong không gian
vĩ mô có thể là một xác nhận cho những phán đoán ở trên. Cũng có thể
rằng đường (truyền) dạng sóng sin tính, thậm chí là đường xoắn đai ốc là
đường đặc thù và phổ biến, có tính tiêu biểu, cơ sở của không gian vi
mô. Tập hợp vô số những đường lan truyền trạng thái của những điểm KG
(hay đúng hơn là của các tia sáng), gọi là chùm, sao cho đến mức có thể
quan sát được trong không gian vi mô, và bằng cách nào đó cho nó đi theo
một phương xác định thì lúc đó, nó mới được gọi là đường thẳng và chỉ
có thể hiện hữu trong không gian vĩ mô.
Nếu
khoảng cách giữa hai điểm được định nghĩa là độ dài đoạn thẳng (ngắn
nhất) nối hai điểm ấy, thì ở không gian vi mô cũng tồn tại khoảng cách
giữa hai điểm KG và như vậy cũng tồn tại những đoạn thẳng, thậm chí là
đường thẳng nhưng đó là những tồn tại ảo, vì chúng không phải là những
đường thực sự được “xây dựng” nên từ tập hợp nối tiếp nhau
của các điểm KG. Có thể sáng tạo một hệ thống hình học Ơclít hay cả phi
Ơclít cho không gian vi mô - không gian mạng khối và phải kể đến kích
cỡ của điểm, nhưng đó chỉ là những hệ thống không gian phi thực, không
phù hợp đạo lý chút nào!
Không gian vi mô cũng vì
có cấu trúc mạng khối nên tương đối không phẳng lặng, liên tục và đồng
nhất. Các đường và mặt luôn biến điệu từ điểm KG này đến điểm KG kia, do
vậy mà cũng như trong không gian vĩ mô, không thể quan sát trực giác
được độ cong giảm dần từ vô cùng gần tới vô cùng xa mà chỉ có thể suy
lý.
Hệ thống bốn phương chiều của điểm KG có một
đặc tính mà chúng ta cho là rất quan trọng, ẩn chứa điều bí ẩn lớn lao
nào đó của Không Gian Vũ Trụ, đó là tổng hợp ba phương chiều bất kỳ
(tổng ba véc tơ) đúng bằng phương chiều tương phản của phương chiều còn
lại, hoặc tổng hợp của hai phương chiều kề cận nhau là phương chiều
tương phản với phương chiều tổng hợp của hai phương chiều kia trong hệ
thống bốn phương chiều. Điều đó cũng có nghĩa là sự phân phối phương
chiều trong hệ thống phương chiều của điểm KG là đồng đẳng về mặt phân
chia không gian.
Có thể tưởng tượng rằng trạng
thái nội tại của điểm KG có thể lan truyền theo bất cứ phương chiều nào
trong số 4 phương chiều lập thành hệ thống phương chiều của nó. Vậy thì
cùng một lúc một trạng thái nội tại của điểm KG có thể lan truyền theo
hai phương chiều hay thậm chí là bốn phương chiều của điểm KG không? Khi
nội tại điểm KG vận động trong phạm vi 4 trạng thái thông thường một
cách điều hòa thì nó chẳng lan truyền đi đâu cả, nhưng về mặt hình thức,
có thể thấy như có sự lan truyền và trong trường hợp này, nhiều khi
cũng có thể thấy (hình như) trạng thái nội tại của điểm KG nào đó lan
truyền đồng thời theo 2 phương chiều hay theo cả 4 phương chiều. Mặt
khác, vì điểm KG là nhỏ tuyệt đối, không thể phân chia nhỏ hơn được nữa,
cho nên trạng thái nội tại của nó nếu có lan truyền thì cũng chỉ lan
truyền theo một phương chiều duy nhất mà thôi. Khi “định” lan truyền
theo một phương chiều nào đó, lập tức 3 phương chiều còn lại hợp thành
phương chiều lan truyền tương phản âm - dương với phương chiều (ảo) mà
trạng thái nội tại “định” lan truyền, làm triệt tiêu khả năng lan truyền
của nó và như vậy sẽ không có sự lan truyền nào cả. Có thể chính hiện
tượng này đã làm cho điểm KG có Spin, nội tại của nó “xoáy” kinh hồn bạt
vía.
Về thực chất, điểm KG cùng với nội tại của
nó là bất di bất dịch trong Không Gian Vũ Trụ. Thế nhưng do một nguyên
nhân nào đó, nội tại điểm KG có thể bị kích thích đạt đến một trong hai
trạng thái tột độ mà nếu không được giải quyết cấp bách sẽ làm cho điểm
KG chấm dứt tồn tại. Đơn vị của tồn tại (tồn tại tuyệt đối) chấm dứt tồn
tại thì có nghĩa là Không Gian Vũ Trụ không được bảo toàn nữa, đồng
thời làm xuất hiện Hư Vô. Điểm KG chấm dứt tồn tại không phải là “lặn”
mất tăm (vì có thể lặn đi đâu được?) mà chỉ có thể là “nổ tan tành”. Một
cú nổ như thế sẽ vô cùng khủng khiếp, đến nỗi Đấng Tạo Hóa thiêng liêng
và toàn năng cũng không đủ hoang tưởng để hình dung ra nổi. May lắm thì
chỉ có thể so sánh vụ nổ Big Bang của hoang tưởng vật lý học với vụ nổ
đó mà thôi. Có thể cho rằng hai vụ nổ là tương phản của nhau: nếu vụ nổ
Big Bang biến Hư Vô thành Tồn Tại thì vụ nổ điểm KG kích thích biến Tồn
Tại thành Hư Vô! Rất may là vụ nổ Big Bang chưa từng xảy ra và vụ nổ
điểm KG không thể xảy ra! Tồn Tại hay Hư Vô thì đối với chủ thể quan sát
là chúng ta, những người đang sống, cứ vẫn là Tự Nhiên Tồn Tại.
Để
giải quyết “nỗi bức bách” do bị kích thích lên tột độ đó, điểm KG phải
truyền cái làm nó bị kích thích cho điểm KG khác. Điểm khác ấy lại bị
kích thích tột độ và phải truyền cái làm nó bị kích thích cho điểm KG
khác nữa, cứ như thế, chúng ta có cảm nhận rằng điểm KG có trạng thái
nội tại kích thích tột độ di dời trong không gian, và “thấy thực sự” đúng
là có một “lượng” nào đó của nội tại điểm KG ở trạng thái kích thích
tột độ được lan truyền ra không gian. Sự lan truyền đó, vì nguyên nhân
đã nêu ở trên, chỉ có thể theo một phương chiều nào đó (qua một mặt nào
đó) trong số 4 chiều (trong số 4 mặt) của điểm KG. Lúc này, sự lan
truyền trạng thái nội tại qua một mặt của điểm KG kích thích là một
“hiện thực” nên sự hợp thành của 3 phương chiều còn lại là một phương
chiều ảo nhưng “hiện hữu” ra thành lực lượng nội tại “còn lại” của điểm
KG.
Lực lượng nội tại của điểm KG thông thường
không phải là thứ gì khác mà cũng chính là không gian - là một lượng thể
tích nhỏ nhất tuyệt đối của Không Gian Vũ Trụ và góp phần làm nên Vũ
Trụ thực tại (dù rằng ở góc độ quan sát khác, lực lượng này là phi hiện
thực, là một không gian ảo). Vậy lực lượng không gian nội tại của điểm
KG thông thường (chưa bị kích thích tột độ) là bao nhiêu? Nếu đem câu
hỏi này đố Thầy Cãi hay NTT thì mấy “cha” này chắc chắn là phải chịu
chết thôi! Có thể có hai nhân vật biết điều này, đó là Tạo Hóa và Hoàng
Tử Bé. Tuy nhiên, giờ này làm sao mà gặp được họ? Chúng ta không biết
nhưng có thể ký hiệu cho lượng không gian đó là Vt.
Nếu lực lượng không gian nội tại của điểm KG thông thường là Vt
thì đối với điểm KG có trạng thái tột độ, lực lượng không gian nội tại
của nó bằng bao nhiêu? Trước hết, vì có hai trạng thái nội tại tột độ
nên chúng ta đưa ra hai ký hiệu để phân biệt chúng là VC và VG.
Đó là hai lực lượng tuyệt đối bằng nhau nhưng tương phản nhau (có thể
là do xoáy không gian trái chiều nhau). Do hiện tượng lan truyền kích
thích được “thấy” như sự phân đôi lực lượng theo 2 chiều ảo và thực đối
lập nhau nên có thể “thấy” VC (hay VG) là những lực lượng gấp hai lần Vt.
Thế nhưng sự lan truyền đó chỉ là lan truyền kích thích thôi chứ chúng
ta đã nói rằng nội tại một điềm KG hay bản thân điểm KG không bao giờ di
dời đi đâu cả. Có thể tưởng tượng rằng khi trạng thái kích thích của hạt KG đã lên đến quá độ thì lượng KG kích thích truyền trong không gian đó đã chuyển hóa thành mc^2 (và -mc^2 !). Viết theo giá trị tuyệt đối thì: mc^2 = VC = VG
Vì vậy phải tưởng tượng rằng khi nội tại điểm
KG bị kích thích đền tột độ thì có nghĩa độ xoáy không gian của nội tại
nó bị tăng lên cực độ, buộc nó phải kích thích một trong bốn điểm KG kề
cận nó để làm giảm độ xoáy của nội tại nó xuống một nửa, trở về lại
trạng thái thông thường. Có thể diễn giải một cách “toán học” thế này:
Trong mối quan hệ tương phản âm - dương thì vì có:
Nên có thể viết:
Trong mối quan hệ tương phản nghịch đảo thì vì có:
Nên có thể viết:
Thêm nữa, nếu chúng ta gọi mức độ xoáy nội tại của điểm KG thông thường là St và độ xoáy nội tại của điểm KG bị kích thích tột độ là Skt thì phải có:
để khi điểm KG bị kích thích đã trở về trạng thái bình thường thì có nghĩa nó đã truyền được một “lượng” xoáy cho điểm KG khác là:
Thế
thì cái gọi là “lực lượng xoáy” ấy ở đâu ra? Tự Nhiên Tồn Tại là vốn dĩ
thế nên có thể nói cũng là Tự thân Tồn Tại thông qua thể chất duy nhất
của nó là Không Gian Vũ Trụ. Không Gian Vũ Trụ phải tự thân vận động đến
“chân tơ kẽ tóc” để khẳng định Tồn Tại là hiển nhiên, Tồn Tại là duy
nhất, Tồn Tại là tức thời và cũng là hằng cửu. Tất cả những đặc tính vốn
có của Không Gian Vũ Trụ được thể hiện ra trước một chủ thể quan sát và
nhận thức đều nhằm vào mục đích cuối cùng và duy nhất: Tồn Tại là Tự
Nhiên, Tự Nhiên là sự thể hiện một cách toàn năng của Tồn Tại, Tồn Tại
có thể như thế này thì cũng có thể như thế kia, đâu đâu cũng là Tồn Tại,
Tồn Tại là tất cả mà cũng không là gì cả. Vì lẽ đó mà nội tại của mọi
điểm KG đều thường xuyên biến đổi, đều liên tục chuyển hóa một cách điều hòa qua bốn trạng thái
cơ bản và trong trường hợp chín muồi thì bị kích thích lên một trong
hai trạng thái tột độ tương phản nhau và làm xuất hiện sự lan truyền
kích thích trong không gian. Chúng ta gọi sự thường biến là vận động và
một vận động điều hòa theo chu kỳ “tại chỗ” nào đó chính là sự “xoáy
không gian”. Vì chúng ta đã cho rằng thể chất duy nhất của Vũ Trụ là
không gian và điểm KG biểu hiện sự tồn tại tuyệt đối của nó bằng sự xoáy
cho nên phải hình dung nội tại điểm KG nói riêng và Không Gian Vũ Trụ
nói chung, “trình hiện ra” trước chủ thể quan sát đồng thời dưới hai
hình thức lực lượng (V) và vận động (S). Sự “trình hiện” ấy cũng chính
là theo nguyên lý bất biến và thường biến của Tự Nhiên. Lý giải như thế
sẽ dẫn đến:
và đồng thời
Thế thì có thể cho rằng, xét ở góc độ thứ nhất:
và xét ở góc độ thứ hai:
Từ đó mà suy ra:
Và:
Nghĩa
là: mọi điểm KG đều có nội tại bằng nhau tuyệt đối về thể tích không
gian và có thể khác nhau về mức độ xoáy (vận động) không gian. Sự xoáy
không gian của hai điểm KG có trạng thái kích thích tột độ tương phản
nhau là tuyệt đối bằng nhau về mức độ nhưng trái chiều nhau.
Gọi Vt là thể tích của điểm KG thông thường thì để đồng thời thỏa mãn quan niệm về độ cong cực đại tuyệt đối, chúng ta cho rằng, Vt là thể tích của
một khối cầu mà đường kính của nó là đoạn thẳng (ảo) có độ dài đơn vị
nhỏ tuyệt đối của Không Gian Vũ Trụ thực tại. Nếu gọi d là đoạn thẳng ấy
thì:
Dựa
vào khái niệm về độ dài toàn phần của đường biên Không Gian Vũ Trụ,
chúng ta cũng đi đến khái niệm về lực lượng toàn phần của một điểm KG.
Khi điểm KG bị kích thích lên một trong hai trạng thái tột độ thì lực
lượng nội tại của nó sẽ đạt đến giá trị cực đại và được gọi là lực lượng
toàn phần của điểm KG. Nếu gọi V là giá tị tuyệt đối của lực lượng toàn
phần của điểm KG, và vì , thì có thể viết:
Hay:
Và cũng có thể viết:
Đến
đây, chúng ta tạm dừng suy nghĩ lại để tự vấn mình: phải chăng sự hoang
tưởng của chúng ta đã vượt giới hạn để đến với sự điên rồ, và trong
trạng thái điên rồ đó, chúng ta đã “nhào nặn” ra nhiều điều quá ư quái
gở? Có thể là thế thật! Nhưng biết đâu đấy, trước mắt của đương thời,
những điều đó chắc gì đã quái gở hơn hình học Lôbaxépski - Bôia khi nó
mới ra đời?
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét