BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 184
(ĐC sưu tầm trên NET)
Câu chuyện phi thường về người đàn ông chịu hai vụ nổ bom hạt nhân chỉ trong một tuần
Lê Phương |
Tsutomu Yamaguchi, một kỹ sư hàng hải Nhật Bản, đã sống sót sau hai vụ nổ bom hạt nhân chỉ trong một tuần khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki để kết thúc Thế chiến thứ hai.
Tsutomu Yamaguchi đã trải qua cả hai vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến thứ hai. Ảnh: Wire Image
Tsutomu
Yamaguchi, một kỹ sư hàng hải Nhật Bản, đã sống sót sau hai vụ ném bom
nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến thứ hai.
Người ta tin rằng có khoảng 70 người bị ảnh hưởng bởi cả hai vụ đánh bom, nhưng ông là người duy nhất được chính phủ Nhật Bản chính thức công nhận sống sót sau cả hai vụ nổ.
Hai vụ đánh bom được cho là đã giết chết từ 129.000 đến 226.000 người, hầu hết trong số họ là dân thường.
Yamaguchi là xuất thân từ Nagasaki nhưng đang ở Hiroshima để công tác trong thời điểm thành phố này bị ném bom vào lúc 8:15 sáng, ngày 6 tháng 8 năm 1945.
Ông
trở về nhà ở Nagasaki vào ngày hôm sau và bất chấp vết thương, chỉ ba
ngày sau ông đã trở lại làm việc. Điều không may mắn là, đó cũng là ngày
xảy ra vụ đánh bom nguyên tử thứ hai.
Sáng hôm đó, ngày 9 tháng 8, Yamaguchi bị người giám sát gọi là "điên rồ" sau khi ông mô tả quả bom có thể phá hủy cả một thành phố như thế nào.
Ngay sau đó, quả bom Nagasaki phát nổ.
Vụ nổ đầu tiên khiến Yamaguchi bị thủng màng nhĩ, mù tạm thời và bỏng phóng xạ nghiêm trọng ở nửa trên bên trái của cơ thể.
Vụ nổ thứ hai, thậm chí còn mạnh hơn vụ đầu tiên, lúc đầu được cho là không làm Yamaguchi bị thương. Tuy nhiên, liều lượng phóng xạ gấp đôi đã khiến tóc của người kỹ sư rụng hết, cánh tay vốn đã bị thương của ông trở nên hoại tử, khiến ông nôn mửa kèm theo sốt cao trong hơn một tuần.
Vào
ngày 15 tháng 8, ông vẫn đang sống trong hầm trú bom khi Nhật hoàng
Hirohito tuyên bố đầu hàng trong một chương trình phát thanh.
Chia sẻ với The Times, Yamaguchi nói: "Lúc đó, tôi không có cảm giác gì."
"Tôi không buồn cũng không vui. Tôi bị sốt nặng, hầu như không ăn uống được gì, thậm chí không thể uống thuốc. Tôi nghĩ rằng mình sắp chết."
Nhưng thật không ngờ, không giống như những nạn nhân bị nhiễm phóng xạ khác, Yamaguchi đã bình phục và tiếp tục cuộc sống bình thường, hạnh phúc.
Ông tiếp tục sự nghiệp kỹ sư của mình sau khi làm phiên dịch cho các lực lượng vũ trang Mỹ trong thời gian họ chiếm đóng Nhật Bản, và thậm chí còn tham gia giảng dạy ở trường.
Ông và vợ tiếp tục có thêm hai người con vào những năm 1950.
Yamaguchi được nhắc tới bởi những trải nghiệm kinh hoàng của mình trong thơ ca, nhưng phải đến những năm 2000, ông mới kể cho thế giới nghe câu chuyện.
Năm 2006, ông đến New York để phát biểu về chủ đề "Loại bỏ vũ khí hạt nhân" trước Liên hợp quốc, trở thành một phần không thể thiếu của phong trào chống vũ khí nguyên tử.
"Tôi đã trải qua hai vụ đánh bom nguyên tử và vẫn sống sót, giờ tôi ở đây để kể về nó," ông khẳng định trong bài phát biểu của mình.
Tsutomu Yamaguchi sống đến 93 tuổi, qua đời vì bệnh ung thư dạ dày bên cạnh gia đình và bạn bè vào ngày 4 tháng 1 năm 2010.
Stephen Hawking là ai, tiểu sử và 4 câu hỏi lớn của nhân loại
Câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học nổi tiếng ẩn chứa 4 câu hỏi lớn của nhân loại nay đã có lời giải đáp.
Stephen Hawking là ai?
Từ ngày tận diệt của Trái đất cho đến sự tồn tại của người ngoài hành tinh, những lời tiên tri đáng sợ và dự báo không mấy lạc quan của nhà bác học quá cố Stephen Hawking về tương lai nhân loại thu hút không ít sự chú ý của toàn thế giới, đặc biệt trong bối cảnh hoành hành của đại dịch Covid-19. Vậy rốt cuộc Stephen Hawking là ai?
Tên đầy đủ của ông là Stephen William Hawking, sinh ngày 8-1-1942, đúng 300 năm sau khi cha đẻ của nền khoa học hiện đại Galileo Galilei qua đời. Ngày nhỏ, kết quả học tập của ông hầu như đứng ở nhóm cuối lớp.
Mặc dù điểm số không tốt nhưng giáo viên và bạn bè đều phải công nhận tố chất thiên tài của ông. Một lần nữa, người ta đặt ra câu hỏi Stephen Hawking là ai bởi ông còn được gọi với một biệt danh khác là "Einstein".
Giáo sư Stephen Hawking khi còn trẻ. Hình ảnh: Pinterest
Năm 1959, nhà bác học tương lai Stephen Hawking vào học tại Đại học Oxford khi 17 tuổi và 18 tháng đầu tiên ông thấy chán học cũng như cực kỳ cô đơn, bởi phần lớn sinh viên đều nhiều tuổi hơn ông và vì ông thấy việc học hành "dễ một cách kỳ cục". Thế là với bằng cử nhân hạng nhất tại Oxford, ông bắt đầu học thạc sĩ tại Đại học Cambridge từ tháng 10/1962.
Đây cũng là những ngày tháng đánh dấu sức khỏe của ông bắt đầu suy giảm. Ban đầu tứ chi của giáo sư Stephen Hawking dần dần tê liệt, teo nhỏ và rồi mất đi khả năng vận động. Vậy Stephen Hawking bị bệnh gì? Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã xác định rằng ông mắc phải căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) và được thông báo chỉ có thể sống thêm 2 năm nữa. Hẳn nhiên, ông rơi vào trạng thái trầm uất và thất vọng.
Nhà vật lý học Stephen Hawking và người vợ đầu tiên của ông – bà Jane Wilde. Hình ảnh: The Guardian
Tuy nhiên, chính lúc này, mối quan hệ của ông với người vợ thứ nhất - Jane Wilde có 1 bước ngoặt mới và họ đính hôn vào tháng 10/1964. Như giáo sư Stephen Hawking đã từng nói, dấu mốc này đã "cho ông điều gì đó để sống vì nó". Tình yêu giúp ông quay trở lại với công việc. Sau 25 năm sống với Jane Wilde và có 3 người con, hai người ly dị năm 1995 do ông phát sinh tình cảm với nữ y tá chăm sóc ông tên là Elaine Mason.
Thế nhưng cuộc hôn nhân với người vợ thứ 2 của nhà bác học Stephen Hawking cũng không được bao lâu, năm 2006, ông thân thiết trở lại với người vợ đầu và các con sau khi ly dị người vợ thứ hai. Năm 2014, cả hai hạnh phúc sánh đôi đến tham dự bộ phim "The Theory of Everything", nói về cuộc đời của nhà vật lý học Stephen Hawking.
Nhà bác học Stephen Hawking và người vợ đầu tiên cùng các con tại buổi ra mắt phim "The theory of everything" năm 2014. Hình ảnh: Mirror
Vợ chồng Stephen Hawking lại thân thiết với nhau như chưa từng có sự xa cách và cùng chung sống với các con đến cuối đời.
Và 55 năm trôi qua kể từ ngày được chẩn đoán mắc căn bệnh kỳ dị, nhà bác học vĩ đại không chết nhưng hoàn toàn phải sống dựa vào chiếc xe lăn và giao tiếp qua ánh mắt, đặc biệt là qua một thiết bị tổng hợp giọng nói. Cho đến đầu năm 2018, nhà khoa học Stephen Hawking từ giã cõi đời ở tuổi 76, trở thành bệnh nhân ALS sống lâu nhất từ trước đến nay.
Ở tuổi 65, giáo sư Stephen Hawking tham gia một chuyến bay không trọng lực, dù biết nó rất mạo hiểm. Ông cho biết rằng: "Tôi muốn cho mọi người thấy rằng những hạn chế về thể xác cũng không khiến chúng ta đui chột về tinh thần và niềm tin". Hình ảnh: CNN
Ông để lại một di sản khổng lồ với các công trình nghiên cứu về vũ trụ thiên văn học và vật lý lý thuyết, tiêu biểu như bức xạ Hawking, hố đen vũ trụ... Ngoài ra ông còn tốt nghiệp tiến sĩ và chiến thắng thắng giải Adams Prize bằng bài luận về toàn bộ vũ trụ dựa trên điểm dị biệt thời gian và không gian.
Bà lão tìm thấy vật gia truyền sau trận hỏa hoạn, chuyên gia sốt sắng truy hỏi: Rốt cuộc tổ tiên bà là ai?
Cùng với các cộng sự, giáo sư Stephen Hawking còn khám phá ra định luật thứ hai của động lực học về hố đen và chứng minh làm thế nào bức xạ có thể thoát khỏi lực hấp dẫn (hiện được gọi là bức xạ Hawking).
Nhà khoa học đại tài đã đóng góp cho lý thuyết về sự giãn nở vũ trụ và đề xuất rằng thời gian không tồn tại trước Big Bang và do đó khái niệm về sự khởi đầu của vũ trụ là vô nghĩa.
Chúa và đức tin trong quan niệm của nhà bác học vĩ đại. Hình ảnh: Elle
Cuốn sách "Lược sử thời gian" ra đời như một tài liệu về khoa học phổ thông được viết bởi nhà bác học thiên tài Stephen Hawking và trở thành cuốn sách bán chạy nhất với hơn 10 triệu bản được bán trên toàn thế giới. Trong cuốn sách này cũng có một quan điểm vô cùng nổi tiếng của ông về Chúa và đức tin: "Không có Chúa. Không ai tạo ra vũ trụ và không ai định đoạt số phận của chúng ta".
Những phát hiện mới đây của con người đã trả lời cho những câu hỏi lớn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học vĩ đại Stephen Hawking
Nhà vật lý vĩ đại người Anh Stephen Hawking đã ra đi mãi mãi nhưng những câu chuyện về mảnh đời của ông vẫn không ngừng làm giới khoa học và những người quan tâm ông phải đau đầu, để rồi đến bây mới tìm ra những lời lí giải.
Hình ảnh mới nhất từ vệ tinh Trung Quốc: Dự đoán thiên tài của Stephen Hawking là sự thật?
Đánh giá từ những bức ảnh do tàu thăm dò vũ trụ của Trung Quốc quay lại, nửa tối của Mặt trăng không quá phóng đại như chúng ta vẫn nghĩ, cũng không có cái gọi là "căn cứ của người ngoài hành tinh". Rất nhiều miệng núi lửa với kích thước khác nhau được chụp lại cho thấy Mặt trăng thường xuyên bị các tiểu hành tinh va vào.
Dù nhân loại đã làm chủ được công nghệ, nhiều lần hạ cánh lên Mặt trăng nhưng hầu hết các loại máy dò sau đó đều không thể phục hồi, và chúng trở thành rác thải trong không gian và trôi nổi trên bề mặt của Mặt trăng.
Hình ảnh trên bề mặt Mặt trăng. Hình ảnh: Sina
Ngoài ra, một số lượng lớn kim loại không xác định cũng được tìm thấy tại nửa tối của Mặt trăng. Qua quá trình thu thập và phân tích mẫu, các nhà khoa học kết luận đây là kim loại tự sản sinh ra từ Mặt trăng chứ không phải rác kim loại do con người thải ra. Sự hình thành các kim loại này có thể do va chạm với thiên thạch, hoặc được hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa trên Mặt trăng.
Dù nhà vật lý - thiên văn học Stephen Hawking đã qua đời nhưng ông từng cảnh báo loài người không nên quá quan tâm đến các hành tinh xung quanh, nếu không sẽ phải hối hận. Phương tiện khoa học công nghệ hiện nay vẫn còn hạn chế, nếu nóng vội thì có thể nhân loại phải gánh chịu những hậu quả không thể tưởng tượng được, bởi chúng ta không biết nếu thực sự tìm thấy một nền văn minh mới thì sẽ nên đối mặt với nó như thế nào.
Câu nói nổi tiếng của giáo sư Stephen Hawking. Hình ảnh: Pinterest
Nếu con người cứ mù quáng tìm cách khám phá thế giới bên ngoài vũ trụ một cách nhanh chóng và bỏ qua sự an toàn của nền văn minh nhân loại, lời cảnh báo của nhà bác học thiên tài Stephen Hawking có thể sẽ trở thành hiện thực.
Khi qua đời, Stephen Hawking không được theo mang chiếc xe lăn: Nó ẩn chứa bí mật gì?
Vào ngày 14/03/2018, thế giới thương tiếc tiễn đưa một trong những nhà vật lý hiện đại vĩ đại nhất - Stephen Hawking. Ông ra đi, nhưng chiếc xe lăn đã đồng hành cùng ông hàng chục năm không được các nhà khoa học cho an táng cùng. Bởi chiếc xe lăn này không phải là xe lăn thông thường mà là "xe lăn công nghệ đen" sử dụng hệ thống máy tính công nghệ cao và có thể truyền tải lời nói của con người.
Theo tờ báo The Times của Anh, mọi người muốn giữ lại chiếc xe lăn để những câu danh ngôn được lưu trên hệ thống của giáo sư Stephen Hawking không bị thất lạc và được bảo quản nguyên vẹn.
Dù cho có mắc căn bệnh quái ác ở độ tuổi đôi mươi nhưng giáo sư Stephen Hawking luôn khiến cho thế giới ngưỡng mộ ý chí và sự lạc quan của ông. Hình ảnh: Elle
Ông đã ngồi trên chiếc xe lăn và tham gia rất nhiều buổi diễn thuyết, những giọng nói này sẽ là "bảo vật" quý giá trong giới học thuật. Bởi âm thanh trong bài phát biểu không phải là giọng nói của chính ông, mà nó được phát ra thông qua sự nhận biết và xử lý tinh tế của bộ xử lý khuôn mặt, sau đó là máy tính và bộ xử lý âm thanh.
Phóng to 10 lần bức họa trong Bảo tàng Cố Cung, hậu thế ngỡ ngàng vì một nhân vật: Có phải anh shipper không?
Thiết bị phát âm thanh mà nhà bác học đại tài Stephen Hawking sử dụng đã có tuổi đời hơn 30 năm và đã đạt đến giới hạn sử dụng. Bộ xử lý âm thanh đã cũ này được thay thế bằng một bộ tổng hợp giọng nói hoàn toàn mới được nghiên cứu và hoàn thiện trong suốt 4 năm. Chúng giúp xử lý âm thanh ở một mức độ nhất định, chân thực và rõ ràng hơn.
Ban đầu bộ xử lý phát âm thanh là sử dụng phát âm Anh-Mỹ, khiến cho 1 người sinh ra và lớn lên ở Anh như ông không hề hài lòng, thậm chí nữ hoàng Anh cũng từng phàn nàn về chiếc máy này.
Sự lạc quan của nhà vật lý học Stephen Hawking. Hình ảnh: Pinterest
Điều bất ngờ nhất là bộ xử lý âm thanh qua máy tính mới lắp trên chiếc xe lăn của ông hóa ra là của hãng Lenovo đến từ Trung Quốc, còn cảm biến hồng ngoại được sử dụng là nhãn hiệu của Mỹ. Chiếc máy nhỏ này được lắp trên kính và nhận diện nét mặt của giáo sư Stephen Hawking để truyền tải thông tin.
Hơn nữa, nhà khoa học Stephen Hawking đã dành phần lớn cuộc đời mình trên chiếc xe lăn. Nếu không có chiếc xe lăn công nghệ cao này, ông đã không thể truyền đạt nhiều lý thuyết học thuật của mình cho thế giới đến vậy.
Giả thuyết kinh dị về căn bệnh của Stephen Hawking: Do người ngoài hành tinh tạo ra?
Theo quan điểm y học, căn bệnh của Stephen Hawking được gọi là xơ cứng teo cơ, bệnh này từ từ khiến con người mất kiểm soát cơ thể, cuối cùng là mất khả năng vận động và tử vong. Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây ra chứng bệnh này nhưng nó có thể liên quan đến gen di truyền hoặc 1 loại virus chưa được biết đến.
Có một giả thuyết nổi tiếng cho rằng căn bệnh của ông là do người ngoài hành tinh gây ra bởi ông có một bộ não phi thường và nắm giữ những kiến thức siêu nhiên về vũ trụ và không gian học. Người ngoài hành tinh sợ rằng ông sẽ tiết lộ ra sự tồn tại của họ và loài người dần dần sẽ tiêu diệt họ nên đã gây ra căn bệnh quái dị này.
Nhà tiên tri Stephen Hawking và lời cảnh báo về người ngoài hành tinh. Hình ảnh: BBC
"Nếu người ngoài hành tinh ghé qua Trái đất, kết quả sẽ giống như khi Columbus đặt chân đến châu Mỹ, vốn không mang lại điều gì tốt đẹp cho dân da đỏ bản địa" Một dự báo đầy bi quan như vậy được ông đưa ra lại càng khiến cho giả thuyết trên được lan truyền rộng rãi.
Tuy nhiên điều này là hoàn toàn vô căn cứ, mặc dù đúng là căn bệnh này rất hiếm gặp trên thế giới nhưng khi nhà vật lý học Stephen Hawking mắc căn bệnh này, ông mới chỉ là một học giả ở độ tuổi 20, chưa hề có thành tựu nghiên cứu khoa học nào và cũng chưa đưa ra những lời tiên tri chấn động địa cầu. Như vậy không lẽ người ngoài hành tinh muốn giết người chứ không phải giết Stephen Hawking?
Nhà bác học Stephen Hawking có đến ba người con?
Vào năm nhà khoa học Stephen Hawking được chẩn đoán mắc căn bệnh quái dị, người vợ đầu tiên Jane Wilde vẫn quyết định kết hôn với ông mà không hề do dự, đồng hành cùng ông chống chọi với bạo bệnh trong suốt 25 năm.
Không ít người đặt ra câu hỏi một người bị liệt từ năm 21 tuổi và phải ngồi xe lăn nửa thế kỷ, tại sao vẫn có thể có đến ba người con? Trên thực tế, ở thời điểm giáo sư Stephen Hawking được chẩn đoán mắc căn bệnh này, tuy thể chất không còn tốt như trước nhưng ông vẫn có thể di chuyển bằng nạng, hay nói một cách khác, ông vẫn có sinh lý bình thường như bao người khác.
Nhà khoa học Hawking cùng bà Jane Wilde và 3 người con của họ. Hình ảnh: Telegraph
Các con của Stephen Hawking và Jane Wilde cũng được sinh ra trong vòng 2-3 năm sau khi kết hôn, đó còn là ba đứa trẻ rất dễ thương và khỏe mạnh. Hai con trai của ông đều là giám đốc điều hành của các công ty nằm trong danh sách Fortune 500, và con gái là một nhà văn viết về khoa học viễn tưởng.
Cuộc đời của nhà bác học thiên tài dị biệt Stephen Hawking chứa đầy những huyền bí như những câu chuyện cổ tích. Từ một người khỏe mạnh trở thành một người chỉ có thể sử dụng ba ngón tay và đôi mắt để nói chuyện, ông đã truyền cảm hứng cho cả nhân loại không chỉ vì những thành tích ấn tượng trong giới khoa học, mà còn vì ý chí và nghị lực phi thường để đấu tranh với căn bệnh quái ác.
Theo Trí thức trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét