MẶC KỆ (ĐL)
MẶC KỆ
Chiều chiều ra quán Cây Si
Tắm say lạc thú, lau đi cô buồn
Khằng xác mà ngây ngô hồn
Lơng tơng níu kéo mây tần trời xưa
Tình vờ yêu giả, cứ mua
Bày ra mơn trớn lại mùa Thanh Xuân
Thơ đàn tíu tít hồng nhan
Bổng trầm mưa nắng, díu gian núi đồi.
Chê bai, dè bỉu mặc người
Tôi cợt nhả, tôi mê vùi,... mặc tôi!
Trăm năm còn bấy nhiêu thôi
Vơ quàng thương, nhớ,..., đã đời rồi..."đi".
Thế gian thoải mái khinh khi
Tung
tăng cát bụi: "Làm gì được nhau?" !... Muôn
ngàn năm của mai
sau Thấy gì qua
cuộc 'xì xào" hôm nay?
Trần Hạnh Thu
Biết uống - rượu là "tiên tửu", quá đà - rượu là "tục tửu"
Tôi là người uống bia thường xuyên và thỉnh thoảng cũng có uống rượu. Khi tôi viết bài này, rất có thể động chạm đến những người kị bia rượu và thậm chí căm ghét những người uống bia, uống rượu nhưng tôi vui lòng ngồi cùng bàn để trao đổi thẳng thắn quan điểm của mình và lắng nghe mọi ý kiến khác biệt, không thành kiến.
Văn hóa rượu, uống rượu
Rượu hiểu theo nghĩa rộng là những thực phẩm lên men, có sinh ra chất cồn ở nồng độ cao hay thấp, do con người chủ động điều chế hoặc do được hình thành tự nhiên trong môi trường. Trong tự nhiên, nhiều thứ đồ ăn thức uống có khả năng tạo thành loại thực phẩm có cồn do lên men tự nhiên. Hàng triệu năm trước, trong điều kiện nhiệt đới, nhiều quả đã lên men tự nhiên, các nhóm người cổ khi ăn những thứ quả ấy sẽ có hiệu ứng say như ta uống các loại rượu bia. Đời này qua đời khác, loài người đã liên tục sử dụng các loại rượu bia, thực phẩm lên men có cồn và ngày càng phát minh ra nhiều dạng đồ uống có cồn khác nhau. Rượu bia đã trở thành thứ đồ uống không thể thiếu trong đời sống. Nó là sản phẩm đồng hành với lịch sử nhân loại. Nó là một giá trị trong đời sống vật chất cũng như văn hóa của nhân loại. Tuy nhiên, cũng có những người không thể uống nổi một giọt rượu, có những tôn giáo, quốc luật tuyệt đối cấm bia rượu. Đây không phải là vấn đề sinh học mà là thứ trói buộc bởi tôn giáo và pháp luật.
Người Việt Nam chúng ta lấy lúa gạo làm lương thực chính cùng với các ngũ cốc như ngô, khoai, sắn, kê...; nhiều loại hoa quả cũng có thể cho lên men tạo ra nhiều loại rượu khác nhau. Trong nhiều nghi thức truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam như cưới xin, cúng giỗ, ma chay và lễ hội, rượu là một thứ đồ uống, đồ cúng không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tranh biếm họa của Mạnh Tiến. |
Ở Việt Nam, hiện lưu hành hầu như đủ loại rượu trên thế giới. Nếu có tiền, người ta có thể mua đủ các loại bia rượu nội cũng như nhập ngoại. Luật pháp chỉ cấm lưu hành những thứ rượu độc, rượu trốn thuế... Các loại rượu tự nấu hiện đang được người dân nấu ở khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược. Người ta nấu rượu để uống trong gia đình, để bán cho những ai có nhu cầu; bã rượu là nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi.
Ngoài loại hình rượu chưng cất, ở ta còn có loại rượu bia không chưng cất, nó là một thứ “bia dân tộc”, là cơm rượu, rượu cần. Thứ rượu này được lên men từ gạo nếp, sắn... và ăn, uống khi men ngấu như các loại rượu nếp, nếp cẩm sử dụng cả cái lẫn nước hoặc ủ men và khi uống thì pha nước lã hút bằng cần trong các lễ hội cộng đồng ở miền núi. Ăn rượu nếp là một sự kiện đặc biệt trong ngày Tết Đoan ngọ, tết “giết sâu bọ”. Rượu thuốc cũng là một lối uống phổ biến. Rượu có độ cồn cao được ngâm với nhiều loại thảo dược hay các loại thuốc có nguồn gốc động vật khác nhau. Những thứ rượu thuốc này ngoài mặt tích cực mà đông y khuyến khích, có một số kiểu uống không an toàn, có khả năng gây ngộ độc bởi hầu như các loại rượu thuốc này là tự chế, không được ngành y tế kiểm soát chặt chẽ.
Biết kiểm soát rượu bia để giữ gìn văn hóa và nhân cách
Từ sau thời đổi mới về kinh tế, việc sản xuất bia, rượu trong cả nước đã không ngừng tăng trong cả khu vực tư nhân cũng như kinh tế quốc doanh. Uống bia, rượu tràn lan đã thành "mốt" ở cả nông thôn lẫn thành thị. Tiệc tùng là bia rượu. Gặp gỡ là bia rượu. Vui cũng bia rượu, buồn cũng rượu bia... Nhiều tệ nạn, tai nạn cũng từ bia rượu mà ra. Lạm dụng bia rượu đã trở thành một nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đặc biệt là những người say rượu không làm chủ được bản thân và gây ra những tai nạn giao thông thảm khốc, nạn đánh đập vợ con tàn nhẫn, hoặc đâm chém người vô cớ do những kẻ nát rượu gây ra, đã có ở khắp nơi...
Ngày 14-6-2019, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 với mục đích phòng, tránh, giảm thiểu các hậu quả về sức khỏe, xã hội và kinh tế do sử dụng rượu bia gây ra. Để ra được luật này, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, tranh luận sôi nổi, tán đồng cũng như phản đối nhiều chi tiết trong bản dự thảo. Dù tán đồng, ủng hộ hay chưa tán đồng ở một vài điều khoản, là công dân, chúng ta có nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh tuân theo luật pháp và có trách nhiệm vận động mọi người cùng tuân thủ.
Rượu bia là những thứ đồ uống đã, đang và sẽ tồn tại trong đời sống của nhân loại. Phải khẳng định nó là sản phẩm vừa là kinh tế, vừa là văn hóa. Sản xuất bia rượu là một trong những ngành kinh tế quan trọng giúp cho kinh tế đất nước phát triển, đem lại nhiều giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp và ẩm thực, du lịch... Nhiều loại rượu bia truyền thống có giá trị cần phải bảo tồn và gìn giữ như những “Quốc tửu” và có chính sách bảo hộ cho các nghệ nhân dân gian trong việc gìn giữ, không để mai một.
Thiết nghĩ, những vấn đề tiêu cực liên quan tới rượu bia nằm ở cách uống, ở thái độ ứng xử của con người. Nói cách khác, không phải tại rượu mà tại người ta hư hỏng, lạm dụng rượu bia. Sự thực, nhịp sống hiện đại ít nhiều dẫn tới những xuống cấp về đạo đức. Bởi xuống cấp, người ta không kiềm chế được mình, người ta đánh lộn, cãi lộn trong bữa rượu hoặc chìm đắm quá đà vào rượu khi cuộc sống đang bế tắc. Nói như các cụ ta ngày xưa, với một số người, rượu là “tiên tửu”. Với một số người khác, rượu là "tục tửu", biến người uống thành kẻ phàm tục, đánh mất nhân cách.
Tôi từng có dịp dự một số hội nghị quốc tế. Ở buổi chiêu đãi sau phiên bế mạc, rượu vang và bia được dọn lên cùng với đồ ăn. Nhấm nháp chút đồ uống có cồn, các nhà khoa học đều hào hứng chuyện trò, trao đổi, chia sẻ chuyên môn... chứ không ai say cả.
Gốc rễ của câu chuyện cuối cùng vẫn nằm ở vấn đề nâng cao văn hóa của mỗi người, cũng như quản lý xã hội một cách nghiêm minh. Đó là những tiền đề cần thiết để mọi người cùng uống rượu bia có văn hóa.
Tiến sĩ VŨ THẾ LONG (Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam)
Nhận xét
Đăng nhận xét