TA - ĐỊCH (ĐL)
TA - ĐỊCH
Thuở ấy,
Cha
Theo quân ta
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"*
Chú
Theo quân địch
Liểng xiểng, chạy dài...
Ngày Thống Nhất
Cha, chú ngồi bên bà nội
Cha hào sảng, oang oang
Chú rười rượi nhìn ngang
Cha gặng hỏi
Chú thì thào dằn dỗi:
-Em là địch, anh là ta
Anh thắng, em thua...
Bà nội mắng:
-Ta, địch gì thì cũng một vú tao!
Anh em hòa nhau,
Xâm lược thua, ta thắng!
Rồi chú vượt biên...
Cháu lớn lên,
Lần lượt tiễn đưa bà nội qua đời
Đậy nắp quan tài, đặt cha nằm xuống
Hụt hẫng một mình, vụng lo, luống cuống
Chú không kịp về từ bên kia đại dương!...
Thời gian trôi...
Một tối hiền lương
Chú, cháu ngồi trong quê hương
Bù khú bên nhau, hai mái đầu đều bạc
Chú kể cháu nghe chuyện ngày xưa cha-ta, chú-địch
Cháu vỗ đùi khoái chí, ha ha:
-Chú như cha,
Bây giờ đến lượt chú-ta, cháu-địch
Mồi nhậu đắng cay, có mùi tanh "nồi da xáo thịt"...
Chú nhắm mắt thở dài:
-Thôi mày!
Không được đùa ác hỗn
Thời trái ngang, lẫn lộn...
Đời tao!...
Cháu sực tỉnh, chắp tay, khẩn cầu:
-Dạ, con xin khấu đầu,
Tạ lỗi!...
Trần Hạnh Thu
Ký ức tháng 4 năm 1975 - Chiến thắng của nội lực Việt Nam
Ra mắt bộ sách tư liệu quý ‘Nhật ký thời chiến Việt Nam’ |
Thắng lợi của ý chí và tinh thần thống nhất dân tộc |
Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu) |
2 giờ 30 phút sáng 30/4/1975, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gọi điện cho cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin và yêu cầu ông Martin kết thúc kế hoạch di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn lúc 3 giờ 45 phút sáng. Nửa tiếng sau, Martin xuất hiện cùng một cặp da, một túi xách và các tài liệu. Ông im lặng đi lên tầng 6 tòa đại sứ quán, nơi một chiếc trực thăng đang đợi… Khi trực thăng ra đến ngoại vi thành phố, Đại sứ nhìn thấy đèn pha xe tải của quân đội nhân dân Việt Nam đang tiến vào Sài Gòn…
Ba giờ sau, những chiếc xe tăng cắm cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tiến vào trung tâm thành phố. Các chiến sĩ trên xe tăng không bắn một phát súng nào. Các xe tăng qua quảng trường Lam Sơn, dọc theo Đại lộ Tự Do, qua nhà thờ Đức Bà, tiến vào dinh Tổng thống, nơi ông Dương Văn Minh cùng nội các đang chờ để đầu hàng.
11 giờ 30 phút lá cờ cách mạng chiến thắng của quân và dân ta đã tung bay trên nóc dinh Độc Lập, báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam: Tổ quốc Việt Nam thống nhất, Bắc – Nam sum họp một nhà, một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam.
Khi chúng ta tiến vào Sài Gòn, nhiều thế lực tung tin đồn Cộng sản sẽ vào “tắm máu” ở Sài Gòn… Sự thực, trong chiến thắng vĩ đại này, việc giải phóng Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, ít tổn thất, đó là một điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử quân sự.
Nhà báo Ronald Yates và Philip Caputo mô tả: “Những chiếc xe tăng và xe Jeep tiến vào Dinh Tổng thống được đám đông hò reo chào đón. Người dân ùa ra đường, vẫy chào những đoàn quân mặc quân phục xanh. Bộ đội Việt Nam cười tươi vẫy chào lại…”. Đó thật sự là một điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử quân sự; đây là một nét độc đáo và là ưu thế vượt trội của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử giữ nước của dân tộc ta, chiến dịch 30/4/1975 là cuộc hội quân vĩ đại. Một đội quân trên 250.000 người cùng hơn 1.000 pháo, cối các cỡ, 500 xe tăng và thiết giáp… tiến về Sài Gòn trên một thế trận đã được chuẩn bị công phu, kết hợp tiến công bằng các binh đoàn chiến lực cơ động với hoạt động chiến tranh nhân dân địa phương rộng khắp. Và, trong chiến dịch, Ban Binh Vận Trung ương cục và khu Sài Gòn – Gia Định đã huy động trên 800 cán bộ vào các quận, huyện trực tiếp chỉ đạo đẩy mạnh công tác binh vận, địch vận.
Đây là một mũi tiến công chiến lược thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của công tác vận động cách mạng, phát huy tính chất chính nghĩa và ưu thế vượt trội về chính trị tinh thần của chiến tranh nhân dân Việt Nam để giác ngộ, tuyên truyền, vận động các quan chức chính quyền, sỹ quan và binh lính Sài Gòn trở về với nhân dân.
Có thể khẳng định, trận quyết chiến chiến lược 30 tháng Tư này như một trận tổng hợp sức mạnh tất thắng và tài thao lược Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Henry Kissinger bàng hoàng không hiểu “cái gì đã nhen lên trong dân tộc đó (Việt Nam) những ngọn lửa anh hùng và nghị lực như vậy”.
Còn cựu Đại sứ Mỹ - tướng Maxwell D.Taylor thì thừa nhận: “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này…”.
Đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975 là Đảng ta đã thực hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập tự chủ, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược Cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chưa bao giờ tình nhân dân lại biểu hiện đầy đủ, toàn diện như trong sự nghiệp chiến đấu chống Mỹ này.
Ở đây, nét đặc sắc, độc đáo của chiến tranh nhân dân đã kết hợp chặt chẽ các nhân tố “thế, lực, thời, mưu” trong từng tận đánh, từng chiến dịch một cách linh hoạt và chúng ta đã giành thắng lợi cuối cùng.
Chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời cũng được sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Mỹ.
Thắng lợi ngày 30/4/1975, quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh nhất của loài người tiến bộ, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị hơn một nửa thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước, chấm dứt chế độ phong kiến ở nước ta. Là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng, cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Ngay tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976), cũng đã có nhận định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX…”, thắng lợi này mang tầm thời đại sâu sắc.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang hội nhập sâu rộng quốc tế, nhất là trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông đã chiến đấu hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do và sự thống nhất Tổ quốc thân yêu.
45 năm đã trôi qua, nhưng có rất nhiều bài học được rút ra từ cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 để chúng ta học tập, trong đó bài học về tạo thời cơ và chớp thời cơ đã và sẽ tiếp tục là sức mạnh cho những thành tựu to lớn của cả dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hôm nay và mai sau.
Tinh thần chiến thắng 30/4/1975 cổ vũ chúng ta với ý chí quyết chiến, không cam chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển. Tính sáng tạo, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ thời cơ trong bài học rút ra từ cuộc chiến đấu giúp chúng ta biến thách thức thành cơ hội, xoay chuyển tình thế, vượt lên khó khăn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bài học từ phát huy sức mạnh hòa hợp và đoàn kết toàn dân tộc mách bảo chúng ta có những chính sách khởi nguồn lực toàn xã hội, chăm lo tốt hơn nữa những vấn đề an sinh xã hội.
Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu hiện nay, Đảng và Chính phủ kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và đồng bào ở nước ngoài đoàn kết một lòng, với truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của dân tộc ta, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng, Nhà nước phòng chống dịch. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.
Với mỗi người Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại, ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, hòa bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ, Bắc – Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 ngang dòng sông Bến Hải chỉ còn là di tích lịch sử một thời…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá chiến thắng mùa Xuân 1975 là “đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX…, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.
Nhận xét
Đăng nhận xét