TT&HĐ V - 41/f

 
Ba định luật của Newton

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ". 
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

CHƯƠNG II (XXXXI): KINH ĐIỂN

"Vật lý thực ra không phải là gì hơn ngoài cuộc tìm kiếm sự đơn giản tối thượng, nhưng cho tới nay, cái chúng ta có là sự hỗn độn súc tích".

"Việc quan trọng là không ngừng suy nghĩ. Tính tò mò có lý do riêng của nó. Con người sẽ bị lo sợ khi suy ngẫm về các bí ẩn của vô tận, đời sống, về cấu trúc tuyệt vời của thực tế. Nếu người ta mỗi ngày chỉ thấu hiểu một chút về điều bí ẩn này, thì cũng đủ. Hãy đừng bao giờ mất đi sự tò mò thiêng liêng".
Albert Einstein 

"Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái".
 
“Cứu cánh của khoa học tư biện là chân lý, trong khi, cứu cánh của khoa học thực tiễn là hành động”.

                         
 

 

(Tiếp theo)

Nếu bàn luận một cách nghiêm túc và theo lịch sử phương Tây còn lưu lại thì sự hoài nghi chính thức nổi lên thành một quan niệm triết học là vào thế kỷ IV TCN ở Hi Lạp cổ đại. Trước đó, lâu hơn nữa, đã từng xuất hiện không ít nhà triết học có tư tưởng nghi ngờ vào khả năng nhận thức của loài người về tự nhiên. Người thì cho rằng không thể thấy được chân xác hiện thực vì nó luôn biến đổi và hơn nữa vì khả năng bị hạn chế của giác quan, do đó nhận thức chỉ có thể đến một “mức độ hạn định”. Có người lại cho rằng những hình ảnh mà con người thấy được đều không phải là những “sự thực tự nó”, đều chỉ là những “hiện thực lừa dối”, cho nên con người vĩnh viễn không thể nhận thức được thế giới (bất khả tri).


Vào cuối thế kỷ IV, đầu thế kỷ III TCN, quan niệm hoài nghi bộc phát thành như một thứ chủ nghĩa. Nhiều nhà triết học chủ trương không nên tin vào bất cứ cái gì trên đời. Tiêu biểu cho trường phái này là hai thầy trò Pyrrhon (360-272 TCN)Timon (320-280 TCN).


Quan niệm hoài nghi về nhận thức xuất hiện trong triết học có nguyên nhân không chỉ do “lỗi” nhận định ở con người mà chủ yếu là do “lỗi” của Tự Nhiên Tồn Tại, do sự hiện hình đầy “tính ma quái” của nó trước một chủ thể quan sát “người trần mắt thịt”. Như vậy có thể thấy sự hoài nghi về nhận thức trong triết học như là một tất yếu và hơn nữa sự xuất hiện đó không những không có hại mà còn như một xúc tác thúc đẩy nghiên cứu triết học phát triển.


Vào khoảng 200 năm sau CN, nhà triết học La Mã cổ đại tên là Sextus Empiricus viết tác phẩm “Khái lược về học thuyết của Pyrrhon”. Trong đó có đoạn:


“Trường phái hoài nghi do hoạt động truy tìm và nghiên cứu nên được gọi là “trường phái nghiên cứu”, do tâm trạng của những nhà nghiên cứu sinh ra sau khi nghiên cứu nên được gọi là “trường phái tồn nghi”, do thói quen hoài nghi và tìm tòi cũng như do thái độ không dứt khoát của họ về việc khẳng định hay phủ định nên gọi là “trường phái do dự”. Còn “trường phái Pyrrhon” là trường phái mà chúng ta cho rằng chính ông là người so với các bậc tiền bối càng hoài nghi triệt để, rõ ràng hơn”.


Pyrrhon sinh ra ở Elis và giảng dạy triết học ở đó. Hình như ông không viết gì. Những đoạn văn còn lưu truyền được đến ngày nay là do học trò của ông ghi chép lại. Chúng ta sao chép ra dưới đây để thấy được triết lý cơ bản của Pyrrhon:


“Vạn vật là một thể thống nhất không thể chia cắt. Do đó, chúng ta không thể từ cảm giác hoặc từ ý kiến của mình mà cho rằng sự vật là đúng hay sai. Cho nên chúng ta không nên tin chúng. Chúng ta kiên trì không chút dao động về việc chúng ta không phát biểu gì hết, không phán đoán gì hết. Đối với mọi việc chúng ta đều nói: nó vừa là không không tồn tại vừa là không tồn tại. Hoặc giả nói: nó vừa không tồn tại nhưng lại tồn tại. Hoặc giả nói: nó vừa không tồn tại, vừa không không tồn tại”.


“Không có một việc gì cố định để giáo huấn cho chúng ta. Bởi vì đối với bất cứ một mệnh đề nào, chúng ta cũng đều có thể nói ra một lúc hai mệnh đề ngược nhau”.


“Cái thiện cao nhất là không nên có bất cứ nhận xét gì. Bởi vì có như vậy thì linh hồn mới được yên ổn”.


Tư tưởng hoài nghi của Pyrrhon là biểu hiện triết học Hy Lạp cổ đại đã lâm vào tình trạng bế tắc, khi trình độ nhận thức của nó chưa kịp đáp ứng trước những vấn đề về tư duy lý luận mới nảy sinh ra sau thời kỳ phát triển cực thịnh. Chính vì vậy mà tư tưởng hoài nghi đó cũng là sự biểu hiện về sự mất niềm tin vào khả năng có thể nhận thức được thế giới khách quan ở con người. Nó tỏ ra hoàn toàn bi quan, tiêu cực.
Pyrrho in Thomas Stanley History of Philosophy.jpg
Thời đại Thời kỳ Hậu Aristotle
Lĩnh vực Triết gia phương Tây
Trường phái Chủ nghĩa hoài nghi
Timon in Thomas Stanley History of Philosophy.jpg
Thời đại Thời kỳ Hậu Aristotle
Lĩnh vực Triết gia phương Tây
Trường phái Chủ nghĩa hoài nghi






Sextus Empiricus
Sextus.jpg
Sinh ra c. 160 AD
Chết c. 210 (49-50 tuổi) AD
có thể ở Alexandria hoặc Rome

Kỷ nguyên Triết học cổ đại
Khu vực Triết học phương Tây
Trường học Pyrrhonism , trường Empiric





Trái lại, vào thời Đềcác, khoa học đã gặt hái được những thành quả quan trọng, nhất là nó đã bắt đầu tỏ rõ cái năng lực tiềm tàng trong việc đi khám phá bản chất của thế giới khách quan và đang chuyển mình để chuẩn bị cho một bước tiến vĩ đại. Lúc này chính khoa học đã làm cho triết học hồi phục niềm tin rằng loài người có thể hoàn toàn nhận thức được thế giới khách quan. Rất nhiều nhà khoa học tin như vậy và chính Đềcác cũng tin như vậy. Do đó, tư tưởng hoài nghi của Đềcác là có tính lạc quan, tích cực. Khi nêu ra luận thuyết hoài nghi, mục đích của Đềcác không phải là để nghi ngờ khả năng của nhận thức, mà là để khẳng định sự không thể tin cậy các kết quả có được từ cảm năng của giác quan cũng như từ những suy lý còn “mù mờ” thiếu căn cứ.


Trên cơ sở luận thuyết đó, Đềcác tiếp tục đưa ra luận điểm rằng, cần phải nghi ngờ tất cả những gì không rõ ràng sáng sủa, chưa qua sự thẩm định kỹ càng của tư duy lý tính, kể cả các tri thức đã được quá khứ xác nhận. Ông nói: “Tôi đã nhận ra sự cần thiết phải… xóa bỏ mọi chuyện và bắt đầu lại ngay từ những nền tảng, nếu tôi muốn xác lập được cái gì ổn định và lâu bền trong khoa học”. Rõ ràng, luận điểm này đóng vai trò như là một yêu cầu lớn, một đòi hỏi bắt buộc trong nghiên cứu khoa học và cũng vì thế mà nó là xuất phát điểm của 4 yêu cầu đã nêu ở trên của Đềcác.
Nhưng làm thế nào mà Đềcác có thể thẩm tra tất cả những tri thức mà loài người đã tích tụ được từ thuở đầu tiên cho đến thời của ông mà đối với ông là chưa thể tin cậy? Trước khối lượng công việc khổng lồ đến mức bất khả thi như thế, ai mà không lắc đầu ngao ngán! Đềcác chắc cũng đã thấy rõ tình hình đó nên ông nói: “Để tránh khỏi vấn đề ấy, tôi tự hỏi: mọi nhận thức của con người là từ đâu đến? Tôi thấy chỉ có hai nguồn gốc của nhận thức là các giác quan của chúng ta và lý trí của chúng ta”.


Trước Đềcác khoảng 2000 năm, hiền triết Platon đã cho rằng những nhận biết có được từ các giác quan là không thực, tuy nhiên ông còn nói: “Nhưng tôi nghĩ rằng, con người chúng ta vẫn luôn có thể chắc chắn về toán học, hình học và lôgic học. Nhận thức như thế là nhận thức thuần túy và tất yếu”. Còn Đềcác thì “đi xa” hơn. Theo ông thì vì nhiều khi chúng ta vẫn mắc lỗi trong toán học cũng như trong lôgic học cho nên nhận thức có được từ giác quan cũng như nhận thức có được từ lý trí, nhưng chưa qua thẩm định của tư duy lý tính thuần túy đều đáng ngờ như nhau và chân lý đích thực hay có thể gọi là “nhận thức thuần túy” chỉ có thể xuất hiện trên con đường của tư duy lý tính thuần túy. Vật thì làm thế nào nhận biết được một nhận thức là thuần túy và một tư duy lý tính là thuần túy? Phải thẩm tra chúng và do đó chúng cũng bị đặt trong vòng nghi vấn, cũng đáng ngờ nốt; Thế nhưng thẩm tra chúng bằng cách nào? Đến đây, bộ não của Đềcác bắt đầu bộ lộ sự “lẩn quẩn xuất chúng" với những suy tư độc đáo và kỳ lạ của ông, để rồi đi đến một phát hiện cực kỳ bất ngờ mà theo ông là không thể “chê vào đâu được” về sự đúng đắn: Có thể nghi ngờ tất cả, song “cái tôi” không bao giờ có thể nghi ngờ được bản thân nó đang nghi hoặc suy tưởng, vì suy tưởng hoặc nghi ngờ không thể diễn ra trong khoảng không. Hãy nghe Đềcác lập luận: “Trong khi tôi có thể cho rằng tôi không có thân thể và thế giới cũng không có nốt… thì tôi lại không thể cho rằng tôi không tồn tại. Tôi đã nhìn ra điều này từ sự kiện đơn giản là tôi đang nghi ngờ sự thật của những sự vật khác”. Từ đó mà có câu nói nổi tiếng, vang vọng đến tận ngày nay: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Cogito ergo Sum) và nó được Đềcác coi như một tiên đề của nhận thức suy lý thuần túy. Cuối cùng, Đềcác đã đề ra một “nguyên tắc” tư duy để đảm bảo được lý tính thuần túy:


- “Tôi tồn tại” là điều không thể nghi ngờ


- Tôi tri giác một cách rõ ràng và sáng sủa, rằng “Tôi tồn tại” là đúng.


- Vậy, bất cứ điều gì được tôi tri giác một cách rõ ràng và sáng sủa sẽ đều đúng.


Điều “khó chịu” ở đây là một ý tưởng “rõ ràng và sáng sủa” đối với người này lại chưa chắc là “rõ ràng vá sáng sủa” đối với người khác. Cho nên, để “chắc ăn”, Đềcác đã phải “dựa” vào Thượng Đế: "Khi Thượng Đế tạo ra chúng ta, Ngài “đóng dấu” cái ý tưởng bẩm sinh về bản thân Ngài vào trong đầu óc chúng ta”, mà ngài là một “thực tồn” hoàn hảo cho nên những ý tưởng “rõ ràng và sáng sủa” đều được Ngài đảm bảo và đều đúng cả.


Các tác phẩm triết học – khoa học của Đềcác vừa ra đời đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Tư tưởng và học thuyết của ông cũng nhờ thế mà được truyền bá khắp châu Âu tạo nên không khí sôi nổi, hồ hởi trong giới khoa học, rồi chuyển biến thành như một trào lưu, một trường phái nghiên cứu khoa học.


Vật lý học ở thế kỷ XVII ngày càng xác lập được nhiều mối quan hệ chuyển hóa định lượng giữa các yếu tố vật lý cấu thành sự vật - hiện tượng. Nhiều lập luận khoa học của trường phái Đềcác dẫn đến những kết quả không kiểm tra được bằng thực nghiệm hoặc mâu thuẫn với thực nghiệm. Do đó, học thuyết của Đềcác mau chóng trở nên lạc lõng. Xét về phương diện khác, học thuyết Đềcác dù tồn tại không lâu, nhưng đã đóng trọn vẹn vai trò của nó trong việc giải phóng khoa học khỏi sự khống chế của giáo hội La Mã.


Mười ba năm sau khi Đềcác mất, các tác phẩm của ông bị giáo hội La Mã cấm chỉ. Tuy nhiên hành động đó chỉ còn như là một sự “vuốt đuôi” đối với khoa học khi nó đã bắt đầu bước vào thời kỳ nhảy vọt, không có thế lực nào ngăn chặn nổi. Thời thế đã đổi thay!


***


Đến thời Đềcác, ánh sáng được thừa nhận là gồm vô số hạt lan truyền nối đuôi nhau theo đường thẳng và chỉ theo ba cách có thể: truyền thẳng nếu không có vật cản, phản xạ hay khúc xạ khi có vật cản. Tuy nhiên, một giáo viên dạy toán và cũng là tu sĩ dòng tên tên là Grimaldi (1618-1663) trong quá trình thực hiện một thí nghiệm đã phát hiện ánh sáng còn một cách lan truyền nữa. Ông viết trong chuyên luận của mình: “Tôi sẽ chứng tỏ với các bạn một phương thức lan truyền thứ tư mà tôi gọi là nhiễu xạ, bởi vì ánh sáng bị phân tán, ở ngay trong một môi trường đồng nhất, ở lân cận một vật cản, thành các nhóm tia khác nhau lan truyền cho theo các hướng khác nhau”. Grimaldi đã đưa ra giả thiết rằng có khả năng ánh sáng có bản chất sóng và dừng lại ở đó, không phát triển ý kiến gì thêm.


Chính Huygens (Christiaan Huygens, 1629-1695), nhà toán học, vật lý học nổi tiếng người Hà Lan đã đề xuất thuyết sóng về ánh sáng trong tác phẩm “Luận về ánh sáng” của mình. Theo ông, ánh sáng lan truyền trong không gian cũng như sóng nước khi ném một vật xuống mặt hồ. Phải có một chất nền đóng vai trò như nước để sóng có thể lan truyền, do đó Huyghens thừa nhận có một tinh chất huyền bí, không sờ mó được, không thấy được, lấp đầy không gian, gọi là Ête. Trên cơ sở lý thuyết sóng ánh sáng của mình, Huyghens đã giải thích được hiện tượng phản xạ, khúc xạ và cả nhiễu xạ một cách dễ dàng.


Mặc dù đây là một lý thuyết tiến bộ, đầy hứa hẹn về ánh sáng nhưng lại bị Niutơn, người xây dựng thuyết hạt ánh sáng mà Đềcác đã từng nêu lên, phản đối lịch liệt. Có thể chính uy tín của Niutơn đã làm cho thuyết sóng ánh sáng của Huyghens bị bỏ rơi trong một thời gian dài.


Niutơn coi ánh sáng là luồng các hạt có tốc độ lớn và tính chất truyền thẳng của ánh sáng được ông giải thích như hệ quả chuyển động quán tính của các hạt sáng. Thuyết hạt ánh sáng của Niutơn cũng giải thích được tính truyền thẳng, phản xạ và khúc xạ. Tuy nhiên, để giải thích các tính chất mới phát hiện về ánh sáng, Niutơn buộc phải bổ sung thêm giả thuyết làm cho thuyết của ông ngày một “cồng kềnh”, phức tạp và nhiều khi còn thiếu lôgic.


Niutơn (Issac Newton) là thiên tài người Anh, là nhà toán học xuất chúng và là một trong vài nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ông sinh ngày 25-12-1642 trong một giai đình trại chủ nghèo. Niutơn là đứa trẻ bị sinh non, èo uột, tưởng không sống nổi. Năm lên 7 tuổi, Niutơn bắt đầu đi học ở trường làng. Năm 12 tuổi, Niutơn được gửi tới trường trung học Grantham. Bắt đầu từ đây, trí thông minh thiên bẩm của Niutơn bộc lộ.


Do hoàn cảnh gia đình, năm 14 tuổi, Niutơn buộc phải bỏ học, trở về nhà để phụ giúp việc vườn trại. Dù vậy, niềm say mê khoa học đã làm cho Niutơn tranh thủ tự học, miệt mài đọc sách. người chủ của Niutơn thấy vậy đã vận động gia đình cho Niutơn tiếp tục đến trường.


Được trở lại trường, Niutơn đã nỗ lực học tập và đạt thành tích rất xuất sắc. Năm 18 tuổi, tức năm 1661, Niutơn đã thi đậu vào trường Đại học Trinity (thuộc về hệ thống học đường Cambridge).


Năm 1663, khi bước vào năm sinh viên thứ ba, Niutơn được giáo sư Bêrâu (Isac Barow, 1630-1677), nhà toán học giỏi bậc nhất nước Anh hồi đó, hướng dẫn. Nhờ sự hướng dẫn của vị giáo sự này, chỉ trong vòng 2 năm cuối, Niutơn đã hoàn toàn nắm vững các kiến thức cơ bản về toán học, cơ học, quang học, thiên văn học…

Francesco Grimaldi

Sinh 2 tháng 4 năm 1618
Bologna, Ý
Mất 28 tháng 12, 1663 (495 tuổi)
Bologna, Ý
Ngành
  • Toán học
  • Vật lý học
  • Thầy tu
Alma mater Đại học Basel
Nổi tiếng vì
  • Nhiễu xạ
  • Rơi tự do
Christiaan Huygens

Christiaan Huygens
Sinh 14 tháng 4, 1629
Den Haag, Hà Lan
Mất 8 tháng 7, 1695 (66 tuổi)
Den Haag, Hà Lan
Nơi cư trú  Hà Lan,  Pháp
Ngành Vật lý và Toán học
Alma mater Đại học Leiden
Đại học Orange
Nổi tiếng vì Đồng hồ quả lắc
Nguyên lý Huygens-Fresnel
Sir Isaac Newton

Isaac Newton 46 tuổi
Bức vẽ của Godfrey Kneller năm 1689
Sinh 4 tháng 1, 1643 [OS: 25 tháng 12 1642]
Lincolnshire, Anh
Mất 31 tháng 3, 1727 (84 tuổi) [OS: 20 March 1727]
Kensington, Luân Đôn, Anh
Nơi cư trú Anh
Ngành Tôn giáo
Vật lý
Toán học
Thiên văn học
Triết học tự nhiên
Giả kim thuật
Nơi công tác Đại học Cambridge
Hội Hoàng gia
Alma mater Trinity College, Cambridge




Nổi tiếng vì Cơ học Newton Vạn vật hấp dẫn Vi phân Quang học Định lý nhị thức
Giải thưởng FRS (1672)
Chữ ký
Isaac Barrow

Sinh Tháng 10 năm 1630
London, Anh
Mất 4 tháng 5, 1677 (46 tuổi)
London, Anh
Ngành Toán học
Nơi công tác
  • Đại học Cambridge
  • Đại học Gresham




Các sinh viên nổi tiếng Isaac Newton
Nổi tiếng vì

Sau khi tốt nghiệp đại học, Niutơn được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh. Trong thời gian 1665-1666, một nạn dịch hạch đáng sợ lan truyền khắp nước Anh, Trường Đại học Trinity phải tạm thời đóng cửa và Niutơn vì thế mà cũng trở về quê nhà, nương náu ở đó trong 18 tháng. Điều kỳ diện là chỉ trong vòng 18 tháng ở quê nhà đó thôi, chàng trai còn rất trẻ Niutơn đã phác thảo xong một cách cơ bản cái nội dung mang tính cốt lõi của toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu khoa học bất tuyệt của mình, cái sự nghiệp mà bộ phận chân lý của nó đã trở thành nền tảng của vật lý học cổ điển nói riêng và vật lý học hiện đại nói chung. Những phát kiến đó là: tìm ra biểu thức khai triển lũy thừa của một tổng thành tổng các lũy thừa một cách tổng quát (nhị thức Niutơn) đề xuất phép toán vi phân tích phân, những phát hiện cơ bản về bản chất ánh sáng, về quang phổ và đặc biệt là đã khám phá ra cái bản chất tư nhiên hút nhau (hấp dẫn) của vạn vật…


Mùa xuân năm 1667, Niutơn trở lại trường Đại học Trinity. Năm sau, Niutơn được phong học vị thạc sĩ. Năm sau nữa, tức năm 1669, giáo sư Bêrâu cho rằng tài năng của Niutơn đã vượt mình, nên ông từ chức giáo sư toán lý, nhường chỗ cho người học trò cũ.


Có thể nói Niutơn là một thiên tài lạ lùng. Ông đã dành trọn tuổi thanh xuân cho nghiên cứu khoa học và thành công cũng đến với ông từ rất sớm; Thế nhưng ông lại công bố chúng khá muộn. Miệt mào nghiên cứu, hối hả thực nghiệm, ghi chép rất nhiều, xong rồi đem cất kỹ, chỉ có một vài đồng nghiệp gần gũi biết được. Niutơn không cho đăng ngay các công trình nghiên cứu của mình, nhiều khả năng là do ông thấy chúng còn chưa hoàn chỉnh, sợ còn sơ hở sẽ gây ra sự công kích, phản bác chống lại thế giới quan vật lý của ông. Có người còn cho rằng Niutơn hành động như vậy vì ông có tính đa nghi, mắc chứng hoang tưởng, luôn sợ các đồng nghiệp ăn cắp thành quả khoa học của mình. Nhận xét của những người đương thời về Niutơn còn lưu lại được đến nay nhiều khi trái ngược nhau cho thấy trong tâm hồn ông diễn biến phức tạp với nhiều xung khắc. Chẳng hạn:


“Ông không bao giờ dành thì giờ cho giải trí và dạo chơi. Ông không quan tâm đến thể thao. Ông xem mọi phút là mất đi, nếu không dành cho các nghiên cứu khoa học”.


“Ông thường đi giày mòn gót và tóc tai cũng không chải”.


“Là người tự đắc không chịu ai phản đối”.


“Thực ra ông là người tốt bụng, nhưng có tính hoài nghi”.


Ông bà ta bảo: “Có tật, có tài”, hay “nhiều tật, lắm tài”, không biết có ứng nghiệm trong trường hợp cuộc đời Niutơn hay không? Dù sao thì nhiều thành kiến không tốt về con người Niutơn là có thực và có lẽ “không có lửa thì làm sao có khói?”


Năm 1671, Niutơn trở thành hội viên Hội khoa học Hoàng gia Anh (lúc đó vẫn là một tổ chức có tính tư nhân, nhưng sự hoạt động và uy tín của nó tương tự như Viện hàn lâm khoa học). Ông được bầu vào Hội hoàng gia có lẽ là vì những công trình nghiên cứu quang học của mình. Ông đã gửi lên Hội Hoàng gia một chuyên khảo về vấn đề ánh sáng trên tinh thần lý thuyết hạt có tựa đề: “Lý luận mới về ánh sáng và màu sắc”. Văn kiện này được nhà vật lý học Huc (Robert Hooke) trình bày trước Hội đồng Hội Hoàng gia. Húc là người ủng hộ nhiệt thành thuyết sóng ánh sáng của Huyghens nên coi bài chuyên khảo như một phát kiến mới, cần nghiên cứu thêm và hoàn toàn không đồng ý ở phần kết luận. Bài chuyên khảo sau đó được phố biến, gây chú ý đáng kể trong lĩnh vực khoa học ở châu Âu và đồng thời làm nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt giữa môt bên là Niutơn và một bên là Huyghens – Húc, kéo dài đến khoảng năm 1675 mới lắng dịu với phần thắng tạm nghiêng về Niutơn. Dù thế, sự việc này cũng đã gây cho Niutơn không ít mệt mỏi, chán nản. Ông viết: “Tôi đã bị quấy rầy, hành hạ quá nhiều với những cuộc tranh luận ồn ào vì lý thuyết về ánh sáng của tôi. Đó cũng tại sự bất cẩn, từ bỏ sự yên tĩnh của mình để chạy theo một cái bóng của chính mình”.


Khi đã là hội viên Hội Hoàng gia, Niutơn có cơ hội tiếp xúc với các nhà khoa học nổi tiếng. Trong số đó có nhiều người, cũng như Niutơn, quan tâm sâu sắc đến vấn đề chuyển động của các hành tinh cũng như nguyên nhân gây ra hiện tượng có quy luật đó. Phải nói là từ rất sớm, vào năm 1661, khi Niutơn chỉ mới bước chân vào trường Đại học Trinity, thì Hội Hoàng gia Anh đã thành lập một ủy ban chuyên môn để tiến hành nghiên cứu bản chất của trọng lực. Nhiều nhà khoa học, trong đó có Halây (Edmund Halley, nhà thiên văn học Hội Hoàng gia, 1656-1742), đã thu được những kết quả nhất định trong nghiên cứu về vận động của các thiên thể, song chưa đâu vào với đâu. Vài người cũng đã nghĩ tới lực hút của Mặt Trời đối với các hành tinh có bản chất tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Halây và Húc đã cố tìm ra bản chất mối quan hệ giữa lực hút, khoảng cách, quĩ đạo elip của hành tinh để từ đó có thể thiết lập công thức chứng minh bằng toán học nhưng không thành công.

Robert Hooke

Sinh 18 tháng 7, 1635
Freshwater, đảo Wight, Anh
Mất 03 tháng 3, 1703 (67 tuổi)
London, Anh
Cố vấn nghiên cứu Robert Boyle
Nổi tiếng vì Định luật Hooke Kính hiển vi
Gần như luôn luôn bác bỏ các ý kiến về định luật của Isaac Newton

Chân dung của Edmond Halley được vẽ vào khoảng năm 1687 bởi Thomas Murray (Hội Hoàng gia, London)

Tượng bán thân của Edmond Halley trong Bảo tàng Royal Greenwich Observatory
Edmond Halley FRS (đôi khi gọi là "Edmund"; IPA: [ˈedmənd ˈhɔːlɪ]) (8 tháng 11 năm 1656 – 14 tháng 1 năm 1742) là một nhà thiên văn địa vật lý, nhà địa vật lý, nhà toán học, nhà khí tượng học, và nhà vật lý học người Anh.

Cái mà đối với Halây và Húc còn rất mông lung thì Niutơn đã cầm trong tay từ lâu rồi. Tuy nhiên, Niutơn vẫn cảm thấy chưa chắc chắn. Nguyên do là trước đây, khi đem kết quả tính toán so với số liệu quan trắc thực tế, Niutơn thấy chúng không khớp nhau nên ông đành cất kết quả nghiên cứu của mình trong ngăn kéo bàn làm việc, tiếp tục tìm cách hoàn chỉnh nó.


Một lần, trong khi tìm đọc các tài liệu, Niutơn bắt gặp một số liệu mới về bán kính Trái Đất. Số liệu này là do một nhà khoa học Pháp nêu ra vào năm 1672 sau khi thực hành đo đạc ở phía bắc Pari và đã từng được công bố trong Hội Hoàng gia Anh trước ngày Niutơn tìm thấy nó khoảng 10 năm. Dựa vào số liệu mới này, Niutơn lập tức tính toán lại vận tốc quay quanh Trái Đất của mặt Trăng theo lý thuyết về hấp dẫn trước đây của mình thì thấy sự phù hợp đáng kinh ngạc giữa kết quả lý thuyết và quan trắc thực nghiệm. Thì ra, số liệu bán kính Trái Đất mà ông dùng vào việc kiểm chứng từ 16 năm trước là không chính xác. Đến đây, nguyên nhân của chuyển động hành tinh đã được khám phá, hiện tượng vạn vật hấp dẫn đã có thể được nêu lên thành một định luật, được biễu diễn chính xác bằng toán học và đã được thực nghiệm kiểm chứng. Thế nhưng, Niutơn vẫn chưa chịu công bố thành quả của mình. Chắc rằng, ông muốn dành thời gian để xem xét lại một cách cẩn thận, không muốn có bất cứ sơ hở nào trước khi đưa nó ra công khai.


Năm 1684, có cuộc gặp gỡ của một số hội viên Hội Hoàng gia Anh (không có Nutơn) nhằm bàn luận về vấn đề lực hấp dẫn. Việc tìm cách xác định định lượng (nghĩa là bằng công cụ toán học) mối quan hệ giữa lực hấp dẫn với chuyển động hành tinh, và thông qua đó mà xác định dạng quĩ đạo của nó vẫn hoàn toàn bế tắc. Haylây, có lẽ nghe phong thanh rằng Niutơn cũng đang nghiên cứu lĩnh vực này, bèn tìm gặp. Niutơn trả lời cho Halây biết ông đã giải quyết được bài toán từ lâu. Sau đó vài tháng, theo lời hứa, Niutơn đã gửi cho Halây những tính toán chi tiết về chuyển động elip của hành tinh dưới tác động của lực hấp dẫn và diễn giảng tại trường Đại học Trinity về đề tài “Luận về chuyển động thiên thể”. Bài diễn giảng đó đã gây tiếng vang lớn trong giới khoa học đường thời. Được Halây thường xuyên khuyến khích, động viên, Niutơn đã tập trung viết một cuốn sách về toàn bộ công trình nghiên cứa chuyển động và lực hấp dẫn của mình. Tác phẩm được hoàn thành thành trong một thời gian kỷ lục (trong hai năm, từ 1685-1686). Chính Halây đã bỏ tiền ra xuất bản trong năm 1687. Tác phẩm là một bộ sách gồm 4 tập, có tựa đề “Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên” (thường gọi tắt là “Những nguyên lý").


Tác phẩm “Những nguyên lý” là sự đánh dấu bước nhảy vọt về trình độ nhận thức thế giới khách quan của loài người về mặt vật lý. Trong đó là sự trình bày đầy đủ những khái niệm, những nguyên lý, những định luật cốt lõi, cơ bản nhất về chuyển động vạn vật - một dạng biểu hiện chủ yếu của vận động vật chất trong thế giới vĩ mô và hơn nữa là một trong hai hình thức vận động Không Gian (tạm gọi là di dời và cảm ứng) làm nên sự chuyển hóa đa dạng và phong phú đến vô tiền khoáng hậu của Vũ Trụ. Có thể nói “Những nguyên lý” là kiệt tác sáng tạo của bộ não tư duy khoa học thiên tài Niutơn, trên cơ sở biết rút kinh nghiệm và đúc kết được một cách tài tình từ những phát kiến, khám phá, suy tư của các nhà khoa học tiền bối như Keple, Galilê, Đềcác… Chính Niutơn đã nhận thức được điều đó, cho nên ông đã để lại cho những thế hệ sau một câu nói chân thành mà cũng như một lời nhắn nhủ: “Nếu nói tôi nhìn xa hơn một chút so với Đềcác thì nguyên do là bởi tôi đã đứng được trên vai của những người khổng lồ!”.


Với “Những nguyên lý”, một nền vật lý mới thực sự ra đời gọi là vật lý cơ học, với tiêu chí lấy thực nghiệm làm chuẩn mực cuối cùng để xác nhận chân lý. Đến thế kỷ XVIII, tên tuổi của Niutơn đã vang lừng khắp châu Âu, uy tín của ông đối với vật lý cao đến nỗi người ta còn gọi vật lý cơ học là “Cơ học Niutơn”. Các nhà toán học theo chủ nghĩa duy lý ở thế kỷ này đã đưa cơ học lên thành mẫu mực của mọi khoa học. Nhà toán học Lagrăngiơ, người tham gia thiết lập hệ thống đo lường trong thời kỳ cách mạng Pháp, đã ca ngợi Niutơn không tiếc lời: “Niutơn không chỉ là một bộ óc vĩ đại nhất từ trước đến nay, mà còn là một người may mắn nhất. Bởi vì chỉ có một thế giới tồn tại, và thế là trong suốt lịch sử của nhân loại chỉ một người duy nhất tìm ra các định luật của thế giới”.


Trong cuộc đời mình, Niutơn đã đóng vai trò như một nhân vật chính trong vài sự kiện gây ít nhiều ảnh hưởng xấu tới danh tiếng của ông trước hậu thế. Một trong những sự kiện ấy là trường hợp tranh cãi quyền ưu tiên phát minh với Lepnit.


Lépnit (Gottfried Wilhelm Leibniz, 1646-1716) là nhà vật lý học, toán học danh tiếng, nhà triết học duy tâm khách quan người Đức. Ông là người độc lập với Niutơn, cũng tìm ra phép tính vi phân – tích phân (vào năm 1676) và cho xuất bản công trình nghiên cứu toán học đó vào năm 1684. Trong khi Niutơn có thể là người phát hiện ra trước (vào năm 1665) nhưng ở dạng chưa hoàn chỉnh và có thể cũng vì lý do nào đó khác nữa mà mãi đến năm 1693, ông mới công bố ấn phẩm với tựa đề “Phép tính vi phân hệ số”. Thế là một cuộc cãi vã om sòm nổ ra tranh giành tác quyền đối với phép tính đó.

Joseph Lagrange

Joseph Louis Lagrange
Sinh 25 tháng 1 năm 1736
Torino, Ý
Mất 10 tháng 4 năm 1813
Paris, Pháp
Nơi cư trú Ý
Pháp
Phổ
Tôn giáo Thiên chúa giáo
Ngành Toán học
Vật lý học




Nổi tiếng vì Cơ học giải tích
Cơ học thiên thể
Giải tích toán học Lý thuyết số
Gottfried Wilhelm Leibniz

Gottfried Wilhelm Leibniz
Sinh 1 tháng 7 (21 tháng 6 Old Style) năm 1646
Leipzig, Flag of Electoral Saxony.svg Electorate of Saxony
Mất 14 tháng 11, 1716
Hannover, Hannover
Ngành Nhà toán học và Triết gia tự nhiên
Nơi công tác Đại học Leipzig




Các sinh viên nổi tiếng Jacob Bernoulli
Nổi tiếng vì Vi tích phân Giải tích

Mở đầu cuộc cãi vả đó là một bài phê bình của Lepnit, buộc tội Niutơn đã mượn những tư tưởng của ông về phép tính vi phân hệ số. Cuộc cãi vã kéo dài trong nhiều năm. Điều muốn nói ở đây là thái độ và cách ứng xử của Niutơn trong cuộc tranh giành tác quyền với Lepnit. Không biết sự thực đúng đến mức nào, nhưng theo nguyên văn lời của Stephen Hawking trong tác phẩm “Lược sử thời gian” (A brief history of time, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1988), thì:


“… Một điều đáng chú ý là số lớn các bài báo ủng hộ của Niutơn lại được chính ông viết ra và công bố dưới tên các bạn ông! Khi cuộc cãi vã có qui mô lớn, Lépnit mắc sai lầm lớn là kêu gọi Hội Hoàng gia giải quyết. Niutơn vốn là chủ tịch Hội Hoàng gia, đã chỉ định một hội đồng “không thiên vị” để tra xét vấn đề. Hội đồng này “tình cờ” lại gồm toàn những người bạn của Niutơn! Song chưa hết, Niutơn đã đệ trình lên hội đồng một bản báo cáo và Hội Hoàng gia đã công bố bản báo cáo này, trong đó Niutơn công khai buộc tội Lepnit đánh cắp công trình của mình. Chưa thỏa mãn, Niutơn còn viết một bài nặc danh điểm lại báo cáo nói trên và đăng vào tạp chí riêng của Hội Hoàng gia. Sau khi Lépnit chết, người ta còn kể lại rằng Niutơn đã tuyên bố ông vô cùng thỏa dạ khi “làm vỡ quả tim của Lepnit”.


Ngày nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề giữa hai người đó, ai là người có tác quyền về phép tính vi phân tích phân. Tuy nhiên, người ta thiên về Lépnit vì ông là người công bố trước, đồng thời phương pháp trình bày của ông cũng dễ hiểu và đầy đủ hơn.


Cũng trong “Lược sử thời gian”, Hawking còn kể một trường hợp ứng xử cay độc nữa của Niutơn, mà nguyên văn là:


“Isaac Newton không phải là một người dễ chịu. Những mối quan hệ của ông với các học giả khác rất tai tiếng, phần lớn các giai đoạn sau của cuộc đời ông gắn liền với những tranh luận gay gắt…


Newton mâu thuẫn với nhà thiên văn Hoàng gia là John Flamsteed, người trước đây đã cung cấp cho Newton nhiều dữ kiện cần thiết cho cuốn “Principia” (Những nguyên lý), nhưng giờ đây từ chối không cung cấp các thông tin mà Newton cần. Nhưng đáp lại Newton đã không bó tay, ông tự bổ nhiệm mình vào Ban giám đốc Đài thiên văn Hoàng gia và tìm cách buộc phải công bố ngay lập tức các dữ liệu. Ông còn bố trí thu giữ công trình của Flamsteed và giao cho Edmond Halley, kẻ tử thù của Flamsteed, chuẩn bị xuất bản công trình đó.


Flamsteed đưa vụ này ra tòa và kịp thời đạt được lệnh tòa án ngăn không cho xuất bản tài liệu bị đánh cắp. Newton tức giận và trả thù bằng cách xóa bỏ mọi tài liệu dẫn về Flamsteed trong các lần “Principia” được tái bản”


Hawking còn kể thêm:


“…Ở cương vị này (tức thống đốc Sở đúc tiền Hoàng Gia – NV), Newton đã sử dụng tài năng của mình để gian dối và cay độc theo cách dễ được xã hội chấp nhận hơn. Ông cũng đã thành công trong một chiến dịch lớn chống làm bạc giả và thậm chí cũng đưa nhiều kẻ lên giá treo cổ”.


Nếu đúng như lời Hawking kể thì con người Niutơn về mặt nhân cách cũng tệ thật. Thế nhưng một thiên tài khoa học chắc gì đã sáng suốt khi ứng xử đời thường trong sự dằng xé bởi bản năng thèm khát danh lợi, làm cho lý trí tưởng mình “rõ ràng và sáng sủa” nhưng thực ra đang bị chìm đắm trong mê lầm? Ngay trong chúng ta đây, ai không vỗ ngực là hoàn toàn tỉnh táo chứ không phải đang nữa tỉnh nửa say? Như vậy, xét ở góc độ này thì về mặt con người, Niutơn vừa đáng trách vừa đáng thương. Đáng trách là đã gây ra tội lỗi, đã hành động không mã thượng, đáng thương là ông đã hành động sai trái bởi sự thôi thúc mù quáng của tâm thức, nghĩa là gần như vô thức có tính bệnh lý. Niutơn đã chưa nhận thức được rằng, danh tiếng có được là nhờ tài năng nhưng phải thông qua xác nhận của Đại chúng và Đại chúng bao giờ cũng sáng suốt, sự vĩ đại bao giờ cũng được xây dựng nên từ những cái tinh hoa và cũng được gìn giữ bằng những cái tinh hoa chứ không thể bằng những cái tầm thường và thấp hèn, hơn nữa cái vĩ đại đích thực bao giờ cũng cao thượng, nhã nhặn, khiêm tốn bởi vì nó hiểu hơn ai hết vì sao nó vĩ đại và vĩ đại thì được gì?


Dù sao thì về mặt nghiên cứu khoa học, Niutơn vẫn là con người vĩ đại: không thể chối cãi được thành tựu khoa học vĩ đại của ông và cũng không thể xóa bỏ được công lao vĩ đại của ông đối với nhận thức của nhân loại.


Năm 1703, Niutơn được bầu làm chủ tịch Hội Hoàng gia, rồi viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Pháp. Năm 1704, ông cho xuất bản tác phẩm “Quang học”. Bắt đầu từ đây, khả năng sáng tạo khoa học của Niutơn chững lại. Có thể nguyên nhân sâu xa là trong khoảng năm 1692-1694, do làm việc quá căng thẳng mà ông bị chứng mất ngủ hành hạ, làm cho suy nhược thần kinh nặng đến mức không chỉ trong giới khoa học ở nước Anh mà còn ở nhiều nước khác, có lời đồn rằng ông bị mất trí và phải vào điều trị trong Viện dưỡng trí. Dù sau đó có hồi phục thì trí não của ông đã không còn được như xưa nữa.


Những năm về già, Niutơn cố gắng sửa chữa bổ sung tác phẩm “Quang học” rồi cho tái bản năm 1717. Năm 1722, lúc đã 80 tuổi, Niutơn lại bắt tay vào việc sửa chữa, bổ sung tác phẩm “Những nguyên lý” cho lần tái bản thứ ba. Công việc đang gấp rút tiến hành thì ông lâm trọng bệnh vào đầu năm 1723. Ngày 20-3-1727, Niutơn qua đời tại Kensingtơn do bệnh sỏi thận và bệnh xung huyết phổi. Thi hài ông được an táng trọng thể tại tu viện Westminster. Trên bia mộ ông có khắc hai câu thơ của Pope, nhà thơ Anh đương thời:


“Tự nhiên và các định luật tự nhiên đang chìm trong bóng tối. Thượng Đế truyền: “Sẽ có Niutơn!”, và tất cả bừng sáng!”


Sau này, Anhxtanh, một nhà vật lý học thiên tài khác, sống ở thế kỷ XX, đã nhận xét: “Niutơn là tổng hòa của nhà thực nghiệm, nhà lý thuyết và nhà nghệ sĩ. Ông sừng sững trước chúng ta, mạnh mẽ, chắc chắn và cô đơn. Niềm vui của ông trong sáng tạo và sự chính xác tỉ mỉ của ông hiển hiện trong mỗi con chữ và mỗi phép tính”.


Bình tâm nhìn nhận lại, chúng ta thấy rằng Niutơn vĩ đại là kết quả hun đúc về mặt tinh thần thông qua sự tương tác tâm linh của một thời đại tại thời đoạn mà nỗi bức xúc phải nhận thức sâu hơn nữa về tự nhiên đã ở cao độ trong khi mọi điều kiện chuẩn bị đã chín muồi. Chính Niutơn đã từng thổ lộ: “Nếu nói tôi nhìn xa hơn một chút so với Đềcác thì nguyên do là vì tôi đã được đứng bên vai của những người khổng lồ”. Không phải ngẫu nhiên mà thời đại chọn nước Anh là xuất phát điểm cho việc xây dựng hoàn thiện nền tảng của vật lý cơ học - thực nghiệm. Dù chế độ tư bản xuất hiện đầu tiên trên thế giới là ở Hà Lan nhưng cuộc cách mạng tư sản ở đó (xảy ra vào thế kỷ XVI) không triệt để. Do đó, về mặt ý nghĩa, mức độ tác động đối với sự hình thành xã hội tư bản chủ nghĩa trên thế giới thì phải coi cuộc cách mạng đầu tiên, dẫn đến sự thắng thế hiển nhiên của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong xã hội châu Âu nói riêng và của toàn thế giới loài người nói chung. Tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng ấy là quá trình diễn biến đời sống kinh tế – chính trị - xã hội ở nước Anh trong suốt hơn hai thế kỷ.

Stephen Hawking

Hawking tại NASA những năm 1980
Sinh Stephen William Hawking
8 tháng 1, 1942 (75 tuổi)
Oxford, Oxfordshire, Anh
Nơi cư trú Anh
Ngành








Nổi tiếng vì
Giải thưởng
  • Giải Albert Einstein (1978)
  • Giải Wolf (1988)
  • Giải Hoàng tử Asturias (1989)
  • Huy chương Copley (2006)
  • Huân chương PMF (2009)
  • FPP đầu tiên (2012)
Chữ ký
Vợ/chồng
  • Jane Wilde
    (1965–1991, đã ly dị)
  • Elaine Mason
    (1995–2006, đã ly dị)
Con cái
  • với Jane Wilde: Robert (1967), Lucy (1969) và Timothy (1979)
  • với Elaine Mason: Nguyễn Thị Thu Nhàn (1990, con nuôi) 
Website
hawking.org.uk
Albert Einstein

Albert Einstein năm 1921
Sinh 14 tháng 3, 1879
Ulm, Vương quốc Württemberg, Đế chế Đức
Mất 18 tháng 4, 1955 (76 tuổi)
Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ
Nơi cư trú Đức, Ý, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Anh, Hoa Kỳ
Quốc tịch
  • Vương quốc Württemberg (thuộc Đức) (1879–1896)
  • Không quốc tịch (1896–1901)
  • Thụy Sĩ (1901–1955)
  • Áo (1911–1912)
  • Đức (1914–1933)
  • Hoa Kỳ (1940–1955)
Sắc tộc Do Thái
Ngành Vật lý học,Triết học
Nơi công tác
  • Cục cấp bằng sáng chế Thụy Sĩ (Bern)
  • Viện Đại học Zürich
  • Viện Đại học Charles tại Prague
  • Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ
  • Viện Công nghệ California
  • Viện Hàn lâm Khoa học Phổ
  • Viện Kaiser Wilhelm
  • Viện Đại học Leiden
  • Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton








Nổi tiếng vì
Giải thưởng
  • Giải Nobel Vật lý (1921)
  • Huy chương Matteucci (1921)
  • Huy chương Copley (1925)
  • Huy chương Max Planck (1929)
  • Nhân vật của thế kỷ, bởi tạp chí TIME (1999)
Chữ ký





Điều kiện tiên quyết của sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong công nghiệp là phải xóa bỏ chế độ nông nô. Theo C.Mác viết trong tác phẩm “Tư bản” của ông thì: “Vào cuối thế kỷ XIV, chế độ nông nô ở Anh đã thực sự không còn nữa. Bất giờ tuyệt đại đa số dân cư (và trong thế kỷ XV thì lại càng nhiều hơn) là những nông dân tự do, có kinh tế độc lập, mặc dù quyền sở hữu của họ có thể bị che đậy dưới những chiêu bào phong kiến nào chăng nữa”.


Bên cạnh đó sự phát triển của trình độ của nền kinh tế hàng hóa trong xã hội càng làm xuất hiện hình thái sản xuất hàng hóa mới, có tính tập trung cao, đó là công trường thủ công. Có thể nói công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp. Sự xuất hiện công trường thủ công như một thực trạng xã hội là vào đầu thế kỷ XV và trở thành phổ biến ở Tây Ây vào thế kỷ XVI.


Từ thế kỷ XVI, các ngành công nghiệp ở Anh phát triển mạnh. Sự phát triển của ngoại thương đã thúc đẩy nhanh các ngành công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải… đến sự phát đạt chưa từng có, tạo nên những yếu tố cách mạng trong lòng xã hội phong kiến Anh đang tan rã. Tình hình đó tất yếu làm xảy ra cuộc đấu tranh đi đời tự do tư tưởng, tự do sản xuất kinh doanh của lực lượng tư sản non trẻ đang vững bước đi lên đối với lực lượng phong kiến già cỗi đang suy tàn và lực lượng nhà thờ đang hoang mang với những giáo điều bảo thủ, lạc hậu của nó. Dù rằng cuộc đấu tranh ấy là không khoan nhượng nhưng do thực trạng và tình thế xã hội Anh nói riêng và cả Châu Âu nói chung trong giai đoạn đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó mang màu sắc đấu tranh tôn giáo. Điều đó không lạ, bởi vì khi đạo Thiên Chúa vẫn còn thống trị châu Âu về mặt tư tưởng thì cuộc đấu tranh tư tưởng nào cũng phải xảy ra trong lòng nó và biểu hiện ra thành cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ. Cuộc đấu tranh giữa Anh giáo và Thanh giáo ở nước Anh chính là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa tầng lớp tư sản với thế lực phong kiến – nhà thờ bảo thủ. Đó cũng là bước đi dạo đầu tất yếu và cần thiết để chuẩn bị cho tầng lớp tư sản và quí tộc mới (có tư tưởng tiến bộ) công khai xuất hiện trên vũ đài chính trị, làm cuộc cách mạng long trời lở đất và đi đến thắng lợi.


Thế nhưng Anh giáo và Thanh giáo là thuộc tôn giáo nào?


Theo ghi chép, lịch sử thì vào cuối thế kỷ XI, giáo hội Thiên Chúa đã đạt đến đỉnh cao ngất ngưởng về thế lực. Nhờ thế mà lúc đó, giáo hoàng Grêgôriut VII (lãnh đạo giáo hội trong khoảng 1073-1085) đã ngang nhiên nêu ra nguyên tắc: giáo hội La Mã do Chúa trời sáng lập nên tuyệt đối không có sai lầm, quyền uy của giáo hoàng bao trùm cả thế giới, vị trí của giáo hoàng cao hơn chính quyền của các vua và có quyền phế truất các vua.


Với một quyền uy thống trị cực mạnh, độc đoán hơn cả phong kiến, chuyên chế hơn cả vua như vậy nên của cải và ruộng đất nhờ cống nạp và chiếm đoạt mà sở hữu được của giáo hội Thiên Chúa giáo là nhiều không thể kể siết. Trên núi danh lợi “bỗng dưng” mà có ấy, giáo hội thỏa sức đi xây nhiều nhà thờ đồ sộ, nguy nga và tráng lệ. Đồng thời các giáo sĩ, nhất là các giáo sĩ cấp cao tha hồ mà hưởng giàu sang phú quí, thậm chí là chà đạp cả giáo luật để phè phỡn, ăn chơi thác loạn. Tình hình đó, cũng như sự chuyển biến theo xu thế tất yếu của xã hội châu Âu, đã dẫn đến phong trào đòi cải cách tôn giáo, bắt đầu được nhen nhúm từ thế kỷ XIV và chính thức diễn ra ở chủ yếu ba nơi là Đức, Thụy Sĩ và Anh mà thực chất là cuộc đấu tranh đòi tự do của trào lưu các tư tưởng tiến bộ trước thành trì tư tưởng phong kiến – nhà thờ đã trở nên lạc hậu, suy đồi, xen lẫn với những đấu đá nội bộ vì những quyền lợi vị kỷ, hẹp hòi.


Đầu thế kỷ XVI, những đặc quyền đặc lợi của giáo hội Thiên Chúa đã trở thành một chướng ngại to lớn ngăn cản sự phát triển của nền sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa ở Anh. Tầng lớp quí tộc rất thèm muốn đất đai của giáo hội, tầng lớp tư sản công nghiệp thì muốn có một giáo hội có cơ cấu tổ chức tối giản, “rẻ tiền” để đỡ tốn kém, để được giảm mức cống nạp cho Tòa thánh La Mã. Một sự kiện đã được lợi dụng để làm cái cớ tấn công giáo hội La Mã là vua Anh, Henri VIII (1509-1547) muốn ly hôn vợ là Catơrin, công chúa Tây Ban Nha nhưng Giáo hoàng không đồng ý.

Clêmentê VII
Tựu nhiệm 19 tháng 11 năm 1523
Bãi nhiệm 25 tháng 9 năm 1534
Tiền nhiệm Adrian VI
Kế nhiệm Paul III
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Giulio di Giuliano de' Medici
Sinh 26 tháng 5, 1478
Firenze, Cộng hòa Florence
Mất 25 tháng 9, 1534 (56 tuổi)
Rome, Lãnh thổ Giáo hoàng
Thành Vatican
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
St. Peter's Basilica
Quốc gia Flag of the Vatican City.svg Vatican
Kiểu Văn hoá
Hạng mục i, ii, iv, vi
Tham khảo 286
Vùng UNESCO Châu Âu
Lịch sử công nhận
Công nhận 1984 (kì thứ 8)
Henry-VIII-kingofengland 1491-1547.jpg
Henry VIII (28 tháng 6 năm 1491 - 28 tháng 1 năm 1547) là vua của nước Anh từ ngày 21 tháng 4 năm 1509 cho đến khi ông qua đời. Henry là vị vua thứ hai của Tudor , kế nhiệm cha ông, Henry VII . Henry nổi tiếng với sáu cuộc hôn nhân của mình , và đặc biệt, những nỗ lực của ông để có cuộc hôn nhân đầu tiên, với Catherine của Aragon , đã hủy bỏ. Sự không đồng ý của ông đối với Đức Giáo hoàng về vấn đề hủy bỏ như vậy đã dẫn Henry thành lập Phong trào cải cách Anh Quốc , tách Giáo Hội Anh ra khỏi thẩm quyền của Giáo hoàng và tự bổ nhiệm mình làm Thủ lãnh Tối cao của Giáo hội Anh . Mặc dù kết quả của ông bị truy tố , Henry vẫn là một tín đồ trong các giáo lý thần học cơ bản của Công giáo.  


Dựa vào sự ủng hộ và khuyến khích của các tầng lớp xã hội có thế lực ở Anh, năm 1534, Henri VIII ra “sắc luật về quyền tối cao”, qua đó ông tự cho phép mình có quyền được ly hôn mà không cần sự chấp thuận của Giáo hoàng. Tiếp đó Henri VIII tuyên bố cắt đứt quan hệ về mặt tôn giáo với giáo hội La Mã, thành lập giáo hội riêng của nước Anh do chính ông đứng đầu, gọi là Anh giáo. Giáo lý, nghi lễ và các giáo phẩm của Anh giáo vẫn không khác đạo Thiên Chúa, chỉ khác là các hàng giáo chức đều do vua Anh bổ nhiệm. Toàn bộ tài sản và ruộng đất của giáo hội La Mã trước đây đều bị tịch thu. Tuy nhiên, những biện pháp cải cách tôn giáo vừa nửa vời, vừa vị kỷ của Henri VIII vẫn chưa làm cho tầng lớp tư sản thỏa mãn.


Nước Đức được thành lập vào năm 843 sau hiệp ước Vecđoong. Từ rất sớm đã có sự câu kết chặt chẽ giữa tầng lớp thống trị phong kiến Đức và giáo hội La Mã. Ngay từ thế kỷ X, vua Đức đã được Giáo hoàng gọi là Hoàng đế La Mã để chứng tỏ sự thừa nhận của giáo hội rằng vua Đức là người thừa kế các Hoàng đế của Đế quốc La Mã xưa kia và vì thế mà đến thế kỷ XII, nước Đức còn được gọi là “Đế quốc La Mã thần thánh”.


So với thế kỷ XI thì ở thế kỷ XII, quyền lực của giáo hội La Mã có thể là còn lớn hơn nữa. Rập khuôn luận điệu của giáo hoàng Grêgôriút VII, Giáo hoàng Inôxentô III cũng nói: “Giáo hoàng là đại diện cho Thượng Đế trên Trái Đất, không những là chủ của tăng lữ mà cũng là thủ lĩnh của hoàng đế nữa”. Chính vì vậy mà có thể hiểu được sự tha hồ hoàng hành khắp Tây Âu suốt một thời gian dài của giáo hội Thiên Chúa và đặc biệt mạnh nhất là ở nước Đức. Nhà triết học duy vật kiệt xuất thời cận đại, Ăngghen, trong tác phẩm: “Cách mạng dân chủ tư sản ở Đức” đã nhận xét: “Nhờ có uy quyền và số lượng đông của các giáo sĩ, nên những thuế má của giáo hội đã thu được đều đặn và chặt chẽ ở Đức hơn bất cứ một nước nào khác”. Tình hình đó khiến cho những phản ứng của các tầng lớp nhân dân Đức đối với giáo hội cũng mạnh mẽ nhất Tây Âu, để rồi tất yếu dẫn đến phong trào đấu tranh vũ trang của nông dân Đức, được đánh giá là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại và chưa từng có trong lịch sử châu Âu thời phong kiến.
Fred Engels.png
Thời đại Triết gia thế kỷ 19
Lĩnh vực Triết học phương Tây
Trường phái Chủ nghĩa Marx
Sở thích Triết học, Chính trị, Kinh tế, Đấu tranh giai cấp
Ý tưởng nổi trội Đồng sáng lập chủ nghĩa Marx, Có nhiều tư tưởng cách mạng về chủ nghĩa cộng sản

(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH