TT&HĐ V - 40/f

 
Đạo thiên chúa là sản phẩm ăn cắp của Huyền thoại Ai cập
 

8 Bí Ẩn Của Thiên Chúa Giáo Khoa Học Chưa Thể Giải Thích
 
Lịch sử tội ác giáo hội Công giáo La Mã

PHẦN V:     THỐNG NHẤT
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein
 
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
 
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad
 

“Không có cái gì phát sinh ra được từ cái không có gì, và cái gì đã có thì không thể bị hủy diệt”.
Empédocle
 
"Bằng không gian, vũ trụ bao quanh và nuốt trọn tôi như một nguyên tử; bằng tư duy, tôi lĩnh hội thế giới."
Blaise Pascal

"Con người tất yếu điên rồ, đến nỗi không điên rồ sẽ tương đương một hình thái điên rồ khác."
Blaise Pascal
 
"Tính kiêu căng tự đại neo chắc trong trái tim con người đến nỗi một người lính, một thường dân đi theo quân đội, một người đầu bếp hay một người gác cổng cũng sẽ khoe khoang và muốn sự thán phục, và thậm chí ngay cả các triết gia cũng muốn nó; những người viết chống lại nó muốn có được danh vọng vì đã viết hay, những người đọc muốn có được danh vọng vì đã đọc, và có lẽ chính tôi người viết những dòng này cũng muốn điều đó".
Blaise Pascal
 
"Không gì giới hạn thành tựu hơn là suy nghĩ tủn mủn; không gì mở rộng những khả năng hơn là trí tưởng tượng được giải phóng."
William Arthur Ward
 
"Sự thông thái thực sự ít tự tin hơn là sự điên rồ. Người thông thái thường nghi ngờ và thay đổi quan điểm; kẻ ngu dốt thường ngoan cố và không nghi ngờ; hắn biết tất cả ngoại trừ sự ngu dốt của chính mình."
Akhenaton 
 
"Thế giới tưởng chừng như thật điên rồ mà chúng ta đang chứng kiến là kết quả của một hệ niềm tin không hoạt động. Để nhìn thế giới khác đi, chúng ta phải sẵn lòng thay đổi hệ niềm tin của mình, để quá khứ trôi qua, mở rộng nhận thức về hiện tại và làm tan chảy nỗi sợ hãi trong tâm tưởng".
William James

           



 

 

(Tiếp theo)

Đặc tính cơ bản của chế độ chiếm hữu nô lệ là vì được hình thành sau những cuộc bành trướng lãnh thổ bằng con đường viễn chinh xâm lược nên ngay từ đầu nó đã phân tầng giai cấp triệt để giữa nô lệ mất hết quyền lợi và chủ nô đặc quyền đặc lợi, giữa bị trị bắt buộc và thống trị công khai. Tình hình đó làm cho mâu thuẫn xã hội có tính đối kháng gay gắt và đến một trạng thái nung nấu nào đó của sự vận động, chuyển hóa xã hội, nội chiến xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I TCN, trên lãnh thổ của đế quốc La Mã đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh khởi nghĩa của nô lệ, từ hình thức giản đơn, tự phát phá hoại công cụ sản xuất, phá hoại mùa màng đến những cuộc khởi nghĩa vũ trang qui mô lớn làm lao đao tầng lớp thống trị. Có thể kể ra hai cuộc khởi nghĩa nô lệ làm tiêu biểu.

Năm 136 TCN, tại thành Enna trên đảo Xixin, do sự đối xử tàn bạo của chủ nô tên là Đômôphilốt mà nô lệ nổi dậy khởi nghĩa. Từ Enna, phong trào nổi dậy đấu tranh vũ trang của những người nô lệ nhanh chóng lan sang các vùng khác. Ở Agrigiăngtơ, thành phố phía tây – nam đảo Xixin, quân khởi nghĩa do Clêông lãnh đạo gồm khoảng 5000 người, sau khi làm chủ vùng này đã gia nhập với quân khởi nghĩa ở Enna, hợp thành một lực lượng mạnh mẽ, đánh bại đội quân 8000 người của nhà nước La Mã hoàn toàn làm chủ Xixin trong suốt 5 năm trời. Năm 132 TCN, nhà nước La Mã điều động một đội quân đông đảo do quan chấp chính Rapiliuxơ chỉ huy tấn công Xixin. Nghĩa quân đã anh dũng chống cự nhưng dần thất thế, phải rút vào cố thủ trong các thành Tôrômênium và Enna. Tuy nhiên, do bị quân La Mã vây hãm lâu ngày, lương thực thiếu thốn và lực lượng ngày một suy giảm nên hai thành đó lần lượt thất thủ. Clêông chết trong chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu với khoảng 20.000 nô lệ bị quân La Mã thảm sát mang tính trả thù hèn hạ.

Nhưng cuộc khởi nghĩa lớn nhất, tiêu biểu nhất của những người nô lệ thời cổ đại chính là cuộc khởi nghĩa do Xpáctacút lãnh đạo (73-71 TCN).


Spartacus by Denis Foyatier, 1830

Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu từ những nô lệ làm đấu sĩ (Glađiato) ở đấu trường Batiata thuộc thành phố Capu (Italia). Nô lệ đấu sĩ là những người đàn ông khỏe mạnh được chọn lựa từ hàng ngũ nô lệ, được cho rèn luyện võ nghệ tay không cũng như binh khí để phải ra đấu thí chí mạng ở các đấu trường mua vui cho các tầng lớp khá giả. Tại các đấu trường, không có trận đấu nào không có nô lệ đấu sĩ bị giết hại bởi mãnh thú hoặc bởi ngay chính đồng loại. Vì vậy, cuộc sống của các nô lệ đấu sĩ luôn căng thẳng và cũng thật vô vọng.

Năm 75 TCN, 200 đấu sĩ ở đấu trường Batiata âm mưu bỏ trốn nhưng vì kế hoạch bị lộ nên chỉ có 80 người thoát được, ở ẩn náu trên núi Vêduvơ, phía Nam Capu. Xpáctacút là người xứ Tơraxơ (Hi Lạp), trước đây từng đứng trong hàng ngũ quân Hi Lạp chống lại La Mã, bị bắt làm tù binh và trở thành nô lệ đấu sĩ. Ông là người bản lĩnh, thông minh, kiên quyết, biết tổ chức và có tài chỉ huy quân sự. Dưới sự chỉ huy của Xpáctacút, từ lực lượng nổi dậy ban đầu nhỏ nhoi ấy đã bùng phát lên nhanh chóng thành một cuộc khởi nghĩa to lớn. Nô lệ ở khắp Italia theo về ngày một đông, lực lượng nghĩa quân vì thế mà lên đến 70.000 người. Hầu hết vùng Nam Italia thuộc quyền kiểm soát của quân khởi nghĩa. Nhà nước La Mã đã đem quân tới đánh dẹp nhưng phải chịu thất bại.

Vào lúc cuộc khởi nghĩa nổ ra, đế quốc La Mã vẫn còn hùng mạnh. Lực lượng khởi nghĩa dù đông đảo thì cũng khó lòng địch nổi những đạo quân La Mã thiện chiến và được trang bị đầy đủ nếu ở lại miền Nam Italia. Thấy rõ điều đó, Xpáctacút đã vạch ra kế hoạch là hành quân lên phía bắc, vượt qua dãy Anpơ trở về quê hương Hi Lạp của ông để tiếp tục xây dựng lực lượng chiến đấu lâu dài. Thế nhưng trong nội bộ ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã có sự bất đồng ý kiến. Một bộ phận nghĩa quân chủ yếu là dân nghèo Italia muốn ở lại chiến đấu với quân La Mã trên quê hương họ. Thế là 20.000 quân khởi nghĩa cùng phó tướng Crikxuxơ tách ra thành một đội riêng. Đội quân khởi nghĩa này bị quân La Mã do quan chấp chính Hêliuxơ chỉ huy đánh tan, Crikxuxơ tử trận. Đạo quân còn lại do Xpáctacút chỉ huy vẫn tiếp tục phát triển lực lượng, quân số đạt tới 120.000 người. Lúc đầu, theo kế hoạch, Xpáctacút dẫn quân của mình tiến về phía bắc. Đến đó ông lại thay đổi kế hoạch, kéo quân ngược trở về hướng nam. Các nhà phân tích quân sự cho đến nay vẫn chưa hiểu rõ vì sao Xpáctacút lại thay đổi kế hoạch như vậy. Dù sao thì sự tồn tại của đạo quân khởi nghĩa mạnh mẽ đó đã gây ra sự lo lắng thực sự sâu sắc đối với chính quyền La Mã. Viện Nguyên Lão đã cử Crixiuxơ chỉ huy 10 quân đoàn tinh nhuệ đi đánh dẹp lực lượng khởi nghĩa nhưng không thu được kết quả. Kinh sợ, Viện Nguyên Lão phải vội triệu hồi cả Pompêiuxơ đang ở Tây Ban Nha và Luculuxơ đang làm thống đốc Makêđônia về tiếp ứng.

Quân khởi nghĩa tiến xuống mỏm Brutium ở Nam Italia, định vượt biển sang Xixin, nhưng do sự phản bội của bọn cướp biển, thuyền không có, nên kế hoạch của Xpáctacút không thành. Trong khi đó, đại quân của Craxinxơ vẫn đuổi gấp phía sau. Craxiuxơ triển khai chặn hết các đường rút quân của Xpáctacút rồi dồn quân khởi nghĩa xuống cực nam của bán đảo. Đến đây, quân La Mã nhanh chóng đào một hào rộng, đắp chiến lũy, lập một phòng tuyến dài 55 km cắt ngang vùng Bratium. Quân khởi nghĩa đã hoàn toàn lâm vào thế hiểm nghèo, bị bao vây bởi một phía là biển cả, một phía là lực lượng quân La Mã hùng hậu. Mặt khác, nội bộ quân khởi nghĩa lại bị chia rẽ, một số không đồng ý rút sang Hi Lạp, đã tách thành những đoàn quân nhỏ.

Mùa xuân năm 71 TCN, xảy ra trận kịch chiến giữa quân La Mã do Craxinxơ chỉ huy và quân khởi nghĩa do Xpáctacút chỉ huy, với kết cục thảm bại thuộc về những người nô lệ bất khuất. Hầu như toàn bộ lực lượng quân khởi nghĩa tham gia trận đánh đều bị giết chết. Bản thân Xpáctacút cũng hy sinh (nhưng sau này không ai tìm thấy xác của ông). Còn lại khoảng 6000 người bị bắt thì đều bị quân La Mã câu rút trên những cây gỗ có hình thập giá trồng dọc theo con đường từ Capu đến Rôma.

Tuy nhiên, phong trào khởi nghĩa chưa tắt hẳn, mãi tới năm 62 TCN, Côtaviuxơ mới tiêu diệt được bộ phận cuối cùng của những người theo Xpáctacút.


Sự thất bại của Spatacus
Có nguốn gốc từ sự bành trướng lãnh thổ bằng cách gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo cho nên chế độ chiếm hữu nô lệ ở đế quốc La Mã mang đầy trong lòng nó biết bao nhiêu đau thương khốn khổ do nhân phẩm và quyền sống cơ bản bị chà đạp nghiêm trọng bởi lối cai trị độc đoán, chuyên quyền thô bạo và tàn nhẫn của giai cấp thống trị gây ra.

Bên cạnh cái mâu thuẫn đối kháng không dung hòa được giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, còn một mâu thuẫn nữa cũng mang tính tất yếu, cũng rất gay gắt và bản thân nó cũng góp phần quan trọng làm tăng thêm sự đau thương thống khổ của quần chúng lao động và nô lệ, đó là mâu thuẫn trong nội bộ giai tầng thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ man dại, nảy sinh ra từ sự thèm khát danh lợi đến mù quáng của con người. Chính mâu thuẫn này đã là nguyên nhân gây ra thường xuyên sự phân chia phe phái, đấu đá chém giết lẫn nhau một cách khốc liệt để tranh giành quyền lợi giữa các quí tộc, chủ nô, cũng như giữa những kẻ có địa vị trong bộ máy cai trị đế quốc.

Sau khi cuộc khởi nghĩa nô lệ do Spáctacút lãnh đạo bị đàn áp đẫm máu thì tầng lớp lao động cùng khổ trong cái đế quốc mênh mông ấy có lẽ cũng mất luôn hy vọng vào một cơ hội đổi đời, nhất là trong bối cảnh đế quốc La Mã đang ở giai đoạn hùng mạnh với bộ máy cai trị mạnh mẽ, sẵn sàng ra tay đàn áp khốc liệt của nó thì đối với họ là hoàn toàn vô vọng về một tương lai tương sáng. Tư tưởng bi quan, chán nản bao trùm lên xã hội của tầng lớp hạ lưu. Trong tình hình đó, các nhà tư tưởng của tầng lớp ấy đã suy tư nhằm lý giải hoàn cảnh xã hội tương phản sâu sắc giữa giàu và nghèo, giữa hạnh phúc và khổ đau đó, để tìm đến một sự giải thoát, một cứu cánh nào đó khả dĩ nhằm xoa dịu những đau thương, nhằm an ủi tâm hồn con người. Đó chính là những bước đầu tiên về sự ra đời của đạo Kitô. Có thể nói đạo Kitô nảy mầm trong nỗi tuyệt vọng của con người, hay như Sáclơ Engsen, nhà sử học Pháp đã nói một cách chí lý: “Chúa Kitô đã thắng vì Spáctacút đã thua”.

Triết học Hi Lạp cổ đại đã đạt đến đỉnh cao nhất đối với trình độ nhận thức đương thời của con người về Tự Nhiên. Muốn tiếp tục phát triển lên nữa thì triết học buộc phải chờ đợi khoa học khám phá, phát kiến thêm những điều mới mẻ có khả năng mở rộng tầm quan sát trong thực tại khách quan hơn nữa làm cơ sở cho suy tư triết học. Chính vì vậy mà sau thời Hi Lạp cổ đại, triết học phương Tây và cả phương Đông trở nên bế tắc, quẩn quanh với câu hỏi có Thượng Đế hay không có Thượng Đế, để câu trả lời cuối cùng thường qui về là có Thượng Đế, vì nếu không có Thượng Đế thì vấp phải hàng loạt những câu hỏi khó trả lời hơn là có Thượng Đế và thậm chí là không thể trả lời được.

Sự bế tắc triết học đó và hoàn cảnh xã hội La Mã cổ đại đã sản sinh ra tư tưởng triết học duy tâm khắc kỷ mà hai đại diện nổi tiếng của nó là Sênếch (4 - 65) ở La Mã và Phulông (25 TCN - 50), người gốc Do Thái ở Hi Lạp. Theo Sênếch thì cuộc đời ở trần thế là giả dối, thân xác của con người chỉ là gánh nặng của tâm hồn, hạnh phúc và bình đẳng chỉ có được ở thế giới bên kia. Do đó ông khuyên mọi người không những nên từ bỏ lạc thú ở đời, sống thanh đạm và đạo đức, mà còn nên tin vào sự an bài của Thượng Đế, phục tùng theo số mệnh. Phulông thì cho rằng sự suy đồi về đạo đức và những tệ nạn xã hội đều do con người gây ra. Vì thế, ông chủ trương con người phải sống nhẫn nhục, không ngừng sám hối và hãy tin tưởng chờ đợi sự xuất hiện của một Đấng Cứu Thế (là trung gian giữa con người và Thượng Đế). Theo Ph. Anghen đánh giá thì Sênếch là “người chú” và Phulông là “người cha” của đạo Kitô. Tư tưởng duy tâm khắc kỷ chính là nền tảng tư tưởng của đạo Kitô. 


Cái chết của Seneca (tranh vẽ năm 1684)
Trên nền tảng tư tưởng ấy, giáo lý của đạo Kitô còn được xây dựng nên từ việc tiếp thu, kết hợp yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của các dân tộc vùng Địa Trung hải, nhưng chủ yếu là dựa vào Thánh kinh của người Do Thái.

Theo cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” (tác giả Huỳnh Công Bá, NXB Thuận Hóa - 2007), khoảng hơn 1000 năm TCN, quốc gia Do Thái được thành lập theo chế độ quân chủ - chủ nô với vị vua anh hùng có tên là Đavit. Quốc gia này cũng nhiều lần hưng thịnh và suy vong. Đặc biệt, đến thế kỷ VI TCN, Do Thái bị nhiều nước tấn công, xâu xé. Mỗi lần bị xâm lăng như thế, người Do Thái lại phải lưu vong, hoặc trở thành nô lệ cho kẻ chiến thắng. Trong quá trình lưu vong, người Do Thái khôn nguôi nhớ về Tổ quốc và quá khứ oai hùng của dân tộc mình. Những nhà trí thức Do Thái lưu vong đã viết lại lịch sử của dân tộc dưới dạng thần thoại với một tinh thần tự hào về quá khứ và hy vọng ở tương lai. Cuốn sách đó sau này trở thành Kinh Thánh của người Do Thái. 
Đạo Kitô đã lấy Kinh Thánh của đạo Do Thái làm cơ sở cho việc xây dựng giáo lý của mình và gọi là Kinh Cựu Ước để phân biệt với Kinh Tân Ước viết về quá trình cứu chuộc của Chúa Giêsu.

Giêsu (Jésus Crist, được cho là sinh ra vào đúng năm đầu tiên của Công Nguyên - 1 - nhưng thực ra là sinh trước đó 5 năm) chính là người đã sáng lập ra đạo Kitô (Cristos, nghĩa là Đấng Cứu Thế). Theo truyền thuyết thì Giêsu là con của Đức Chúa Trời, đầu thai vào người con gái đồng trinh là bà Maria và được sinh ra tại Bétlêem vùng Palextin - một tỉnh của đế quốc La Mã. Chúa Giêsu là người rất thông minh. Lúc đầu, ông theo học các tu sĩ đạo Do Thái, sau đó rời bỏ họ. Năm 30 tuổi, ông tự nhận mình là thiên sứ, bắt đầu truyền giáo ở Giêrusalem đồng thời cũng làm việc chữa bệnh cứu người. Đạo của ông dạy mọi người phải lấy sự yêu mến tôn kính Đức Chúa Trời làm gốc, phải coi nhau như anh em một nhà, mọi người đều bình đẳng trước Thiên Chúa. Ông khuyên mọi người phải nhẫn nhục chịu đựng mọi đau khổ ở đời, sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn nơi Thiên Đường. Ông lên án sự tàn ác của chính quyền La Mã, kêu gọi hòa bình và dự báo ngày diệt vong của đế quốc La Mã. Ông cũng đả phá sự giàu có và phán rằng người giàu mà lên được Thiên Đường cũng khó như lạc đà chui qua lỗ kim.

Giáo lý của Giêsu đã trở thành niềm an ủi và hy vọng đối với tầng lớp bị áp bức bóc lột nên người nghèo và nô lệ đã hưởng ứng ngày càng đông đảo. Tuy nhiên, thời gian truyền giáo của ông rất ngắn ngủi. Sau ba năm truyền đạo, ông bị giai cấp quí tộc chủ nô ở La Mã cho là kẻ gieo rắc tư tưởng phản loạn, tập hợp quần chúng chống đối, và đã kết tội ông. Mùa xuân năm 29, do có kẻ phản bội, Giêsu bị bắt và bị hành hình “đóng đinh câu rút” trên cột gỗ hình thập giá.
 
Từ Mồ chôn bít kín đến nổ tung Phục Sinh!
catholic.jpg
"Chúa Giêsu Kitô của người công giáo chúng ta thật quá lạ lùng! 
Người ta có thể mạt sát Ngài đủ cách, khi công khai dữ tợn, khi thầm lén xảo quyệt, nhưng, quên Ngài đi, chối Ngài hẳn, diệt Ngài tiêu, thì không một ai trên trần gian nầy đủ sức làm được việc nầy, không một quyền lực nào trong nhân loại có thể thi hành nổi công tác nầy, vì Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã phục sinh, đã sống lại, và sống mãi muôn đời; vì Chúa Giêsu Kitô của chúng ta là Nguyên Thủy và là Cùng Đích của mọi loài. Lấy tên GIÊSU ra khỏi lịch sử nhân loại, lịch sử nhân loại sẽ bị lung lay tận gốc rễ.
Vậy, Chúa Giêsu Kitô của người công giáo chúng ta là ai?
Đây, lý lịch và chứng minh nhân dân của Ngài:
GIÊSU, biệt hiệu: KITÔ; tuổi: 33; dân tộc: Do Thái; Cha: Giuse; Mẹ: Maria; Nghề nghiệp: Thợ mộc; Nguyên quán: Bêlem – Giuđa; Nơi thường trú: Nadarét – Galilêa; Dấu vết riêng hoặc dị hình: không có (vì thân xác của Chúa Giêsu cân đối tuyệt vời, không méo mó, không sẹo như thân xác của chúng ta); tử tội bị xử chết đóng đinh ngày 14 tháng Nisan năm 30.


Nếu chỉ được kể như thế: thợ mộc, bị đóng đinh tử hình, chết trẻ, ....thì Giêsu của chúng ta không khác gì hai tên trộm bị xử tử vì hình sự trên đồi Gôngôta. Nếu vậy thì không có gì để phải nói, và cũng không có gì để đáng nói.
 
Nhưng một biến cố lạ lùng nhất đã xảy đến cho nhân loại, - một biến cố vô tiền khoáng hậu, làm cho khoa học thông minh nhất cũng phải bó tay, làm cho ai muốn nghiệm thu kỹ lưỡng nhất cũng không thể nào thực hiện được -, vì biến cố nầy không bao giờ lặp lại một lần thứ hai nữa trong lịch sử nhân loại: BIẾN CỐ PHỤC SINH, biến cố Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã tự mình sống lại sau khi chết chôn trong mộ ba ngày.

BiAn ve CaiChet cua ChuaGiesu 
Mồ chôn bít kín bị Phục Sinh nổ tung!..."
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang (trích)

Sau khi Giêsu bị sát hại, các môn đồ của ông vẫn bí mật tiếp tục truyền bá giáo lý của đạo Kitô và dân chúng nghèo khổ vẫn tiếp tục hưởng ứng và ngày một đông đảo tin theo. Theo Ph. Ănghen nhận xét thì: “Nguồn gốc của Kitô giáo nguyên thủy là cuộc vận động của những người bị áp bức. Đạo đó xuất hiện trước hết như một thứ tôn giáo của người nô lệ và người bán tự do, của những người nghèo khó và những người bị tước hết mọi quyền lợi, của các dân tộc bị La Mã đô hộ hay đã bị làm cho tan tác”.

Trước sự phát triển của Kitô giáo, chính quyền La Mã thuở ban đầu đã ra sức và thẳng tay đàn áp các tín đồ. Năm 64, bạo chúa Nêrôn đổ tội cho các tín đồ gây ra vụ cháy ở La Mã và giết hại họ rất dã man. Nhà sử học Taxit viết: “Họ bị đóng đinh chết trên những cây thập giá, bị ném vào các đống lửa cho chết thiêu”. Các hoàng đế La Mã tiếp theo cũng truy nã ráo riết và khủng bố cũng như hãm hại tàn bạo những người truyền bá đạo Kitô. Mặc dù vậy, đạo này vẫn phát triển mạnh mẽ.

Dần dần, trong quá trình phát triển, có những người khá giả, chủ nô, quan lại và cả tướng lĩnh cũng theo Kitô giáo. Do vậy, thái độ của đạo Kitô đối với giai cấp thống trị cũng dần thay đổi, dẫn đến thỏa hiệp. Khẩu hiệu đối lập quyết liệt trước đó đối với chính quyền La Mã: “Hãy trả lại cho Xêda cái gì của Xêda và trả lại cho Chúa cái gì của Chúa” được thay bằng lời khuyên trong Kinh Phúc âm: “Hãy hiến dâng tất cả lòng trung thành cho Xêda và Chúa”. Bắt đầu từ đây, giai cấp thống trị đã thấy được ở Kitô giáo một công cụ tinh thần phục vụ đắc lực cho hoạt động cai trị của nó. Năm 313, Hoàng đế Conxtantinuxơ ban bố sắc lệnh xác nhận địa vị hợp pháp của đạo Kitô ở La Mã. Năm 337, ông này trước khi chết đã chịu rửa tội và là vị hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo. Đến thời Hoàng đế Têođôđiuxơ (379-395), Kitô giáo được chính thức công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã. Từ mục đích tốt đẹp ban đầu là an ủi quần chúng đau khổ, kêu gọi tình yêu thương đồng loại, lên án sự bóc lột tàn ác, đạo Kitô biến thái dần thành một công cụ phục vụ cho sự thống trị của chính quyền chuyên chế trong việc ru ngủ, mê hoặc, đánh lạc hướng quần chúng cần lao bị trị.

Chính vì vậy mà sau khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã, để bảo vệ sự tồn tại đã biến thái về bản chất của đạo Kitô cũng như quyền lợi riêng tư của Giáo hội, đạo Kitô lại quay sang phục vụ đắc lực cho tầng lớp thống trị của chế độ phong kiến và đồng thời không ngừng củng cố thế lực của mình bằng mọi cách. Một trong những biện pháp đầu tiên nhằm tăng cường thế lực ích kỷ của mình là phải ra sức mê hoặc quần chúng theo đạo tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, nghĩa là phải xây dựng được một “đức tin” vô điều kiện vào những giáo lý của đạo Kitô. Để thực hiện được điều đó, giáo hội Kitô thời trung đại đã đưa ra và nhấn mạnh thuyết con người sinh ra ai cũng có tội. Do con người đầy tội lỗi như vậy, nên sau khi chết sẽ bị đày đọa ở địa ngục. Tuy nhiên giáo hội Kitô cũng rao giảng rằng nó có thể làm cho mọi người thoát khỏi sự trừng phạt sau khi chết để được hưởng hạnh phúc nơi thiên đường. Theo giáo hội Kitô thì tầng lớp giáo sĩ là những người được ban phúc lành vì khi họ nhận được những chức vụ thiêng liêng thì đồng thời cũng có những quyền lực thiêng liêng. Bằng các nghi lễ như rửa tội, cho ăn bánh thánh(!)... các giáo sĩ được nhân danh Chúa để ban phúc lành cho mọi người. Như vậy, giáo hội Kitô không những đã làm cho các tín đồ tin tưởng mù quáng vào sự cứu vớt do giáo hội đem lại cho họ mà còn tạo uy quyền rất lớn cho tầng lớp giáo sĩ. Trên cơ sở đã tạo được đức tin, giáo hội thường dùng biện pháp khai trừ giáo tịch đối với từng người hoặc cả xứ để đe dọa, trấn áp tinh thần mọi người nhằm buộc mọi người phải ngoan ngoãn phục tùng giáo hội.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH