TT&HĐ V - 40/e

 
Khám phá hệ mặt trời công trình nghiên cứu vĩ đại của nhà thiên văn học GALILE

PHẦN V:     THỐNG NHẤT
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein
 
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
 
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad
 

“Không có cái gì phát sinh ra được từ cái không có gì, và cái gì đã có thì không thể bị hủy diệt”.
Empédocle
 
"Bằng không gian, vũ trụ bao quanh và nuốt trọn tôi như một nguyên tử; bằng tư duy, tôi lĩnh hội thế giới."
Blaise Pascal

"Con người tất yếu điên rồ, đến nỗi không điên rồ sẽ tương đương một hình thái điên rồ khác."
Blaise Pascal
 
"Tính kiêu căng tự đại neo chắc trong trái tim con người đến nỗi một người lính, một thường dân đi theo quân đội, một người đầu bếp hay một người gác cổng cũng sẽ khoe khoang và muốn sự thán phục, và thậm chí ngay cả các triết gia cũng muốn nó; những người viết chống lại nó muốn có được danh vọng vì đã viết hay, những người đọc muốn có được danh vọng vì đã đọc, và có lẽ chính tôi người viết những dòng này cũng muốn điều đó".
Blaise Pascal
 
"Không gì giới hạn thành tựu hơn là suy nghĩ tủn mủn; không gì mở rộng những khả năng hơn là trí tưởng tượng được giải phóng."
William Arthur Ward
 
"Sự thông thái thực sự ít tự tin hơn là sự điên rồ. Người thông thái thường nghi ngờ và thay đổi quan điểm; kẻ ngu dốt thường ngoan cố và không nghi ngờ; hắn biết tất cả ngoại trừ sự ngu dốt của chính mình."
Akhenaton 
 
"Thế giới tưởng chừng như thật điên rồ mà chúng ta đang chứng kiến là kết quả của một hệ niềm tin không hoạt động. Để nhìn thế giới khác đi, chúng ta phải sẵn lòng thay đổi hệ niềm tin của mình, để quá khứ trôi qua, mở rộng nhận thức về hiện tại và làm tan chảy nỗi sợ hãi trong tâm tưởng".
William James


 

 

(Tiếp theo)


Tuy nhiên, các hành tinh dù cũng như các vì sao, đều chuyển động trên bầu trời đêm từ đông sang tây, nhưng sau mỗi đêm, chúng lại thay đối so với các vì sao theo hướng xê dịch dần từ tây sang đông. Hơn nữa những dịch chuyển này của những hành tinh lại không đều đặn. Đôi khi chúng có vẻ như dừng lại rồi đổi hướng chuyển dịch so với các vì sao (hiện tượng này được gọi là chuyển động “lùi”), nghĩa là di chuyển từ đông sang tây trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó mới trở lại dịch chuyển bình thường (nghĩa là từ tây sang đông).

Mô hình Vũ Trụ của Platon đã không thể giải thích được hiện tượng chuyển động lùi của các hành tinh, do đó Eudoxe (405-350 TCN), nhà nghiên cứu thiên văn và toán học đã phải bổ sung cho mô hình Vũ Trụ đó các mặt cầu đồng tâm cho mỗi hành tinh. Tổng cộng, ông này đã phải dùng tới 27 mặt cầu bổ sung để giải thích những quan sát thiên văn đường thời.
Kết quả hình ảnh cho N HÀ THIÊN VĂN Eudoxe
Eudoxus của xứ Cnidus
Nhà thiên văn học
 Người đầu tiên nêu ra thuyết địa tâm. Sau đó được Arixtốt và Ptolêmy hoàn thiện dần. Thuyết của ông dựa trên các quả cầu đồng tâm: tất cả các vật trong bầu trời (sao, hành tinh, Mặt Trời, Mặt Trăng) được đặt trên những quả cầu bằng pha lê trong suốt và chuyển động quay đều quanh trục để giải nghĩa sự chuyển động không thẳng của các hành tinh.  Có tất cả hai chục quả cầu quay quanh Trái Đất và mang tất cả các thiên thể.
Các vòng tròn bên đây tượng trưng cho các quả cầu trong không gian 3 chiều. Trong hệ thống của EUDOXE có một quả cầu mang Mặt Trời, một mang Mặt Trăng và ít nhất mỗi quả cầu mang  mỗi hành tinh và ngay cả các ngôi sao cũng được quả cầu mang nữa. Ông chỉ dựa trên trực giác, hệ thống của ông không dựa trên  một luật vật lý nào cả: nếu các tinh tú ở đó, có nghĩa là chúng  phải đứng trên cái gì đó, thí dụ ở đây chúng đứng trên các quả cầu pha lê
Eudoxus của Cnidus là một nhà thiên văn học, nhà toán học, học giả Hy Lạp, là học trò Plato. Vì tất cả các công trình riêng của mình bị mất, hiểu biết về ông ngày nay nhờ thu thập được từ nguồn thứ cấp, chẳng hạn như bài thơ Aratus về thiên văn học.

Arixtôt tiếp thu mô hình Vũ Trụ địa tâm của Platon đã được Eudoxe điều chỉnh và bổ sung, để tiếp tục bổ sung và chỉnh sửa nó. Ông đã tăng số lượng mặt cầu phụ từ 27 lên 55 cái để giải thích các kết quả quan sát thiên văn chính xác hơn trong thời của ông. Đặc biệt, Arixtốt còn đưa ra quan niệm (sai lầm) rằng mặt cầu của mặt trăng là phân giới giữa Vũ Trụ bên ngoài hoàn hảo và bên trong, gồm Trái Đất và Mặt Trăng, không hoàn hảo. Ở thế giới không hoàn hảo, vạn vật đều được cấu thành từ bốn “nguyên tố” là đất, nước, không khí, lửa và luôn luôn tồn tại sự sống, già nua, chết chóc. Chuyển động ở thế giới này luôn theo chiều thẳng đứng: không khí, lửa bốc lên trên còn nước và đất rơi xuống. Mặt Trời và các ngôi sao thuộc về thế giới hoàn hảo nên chúng là vĩnh cửu chuyển động của các hành tinh, vì sao ở thế giới này là tròn đều và vĩnh viễn…

Khi quan sát thiên văn thấy ở hệ thống hình học Ơclit một công cụ hỗ trợ đắc lực về kết hợp chặt chẽ với nó để quan sát, đo đạc một cách định lượng quĩ đạo chuyển động của các tinh cầu trên bầu trời, nhằm giải thích những hiện tượng mà quan sát thiên văn đã phát hiện được, thì cũng là lúc xuất hiện một ngành nghiên cứu khoa học tương đối độc lập với triết học, gọi là ngành nghiên cứu thiên văn. Nghiên cứu thiên văn thưở ban đầu chủ yếu là dựa vào những hiểu biết về hình học để làm cơ sở đưa ra những minh chứng cho những nhận định từ kết quả quan sát.

Dù nghiên cứu thiên văn thời Hi Lạp cổ đại có thể là “dựa” hoàn toàn vào hình học chăng nữa thì cũng không thể thuộc về toán học được, bởi vì đối tượng nghiên cứu của nó là những thực thể chuyển động, vốn sẵn có trong hiện thực khách quan và mục đích nghiên cứu của nó là tìm ra quy luật của những chuyển động ấy. Do vậy phải cho rằng đó là bộ phận, là một chuyên ngành của vật lý học, và gọi là “vật lý thiên văn”.

Có thể thấy vật lý học nói chung, trước và sau thời Ácximét là không có những phát triển đặc sắc thậm chí là chậm chạp này kéo dài xuyên suốt cả thời trung cổ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển của vật lý thời kỳ đầu (còn gọi là tiền vật lý) là do mới thoát thai ra từ triết học nên phương pháp nghiên cứu của nó vẫn chủ yếu là dựa vào suy lý định tính có phần xa với kiểm nghiệm thực tiễn. Trong tình hình đó, công trình bách khoa đồ sộ của Ariztốt ra đời cùng với sự sáng tạo ra “Lôgic hình thức” - một phương pháp “kiểm chứng” độ tin cậy của lập luận trong tư duy suy lý của ông đã như một mặt trời chân lý chói lọi cho mọi lĩnh vực khoa học đương thời hướng về. Niềm tin vào những nhận thức vật lý “kiểu” Arixtốt, rất lâu về sau vẫn còn ngự trị trong vật lý học là một minh chứng. Thêm một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm cho tiền vật lý “ì ạch” có thể là thiếu hẳn sự đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn cuộc sống. Bởi vì nếu có phát sinh những đòi hỏi ấy thì chúng cũng được giải quyết ngay một cách “thực dụng” tại “hiện trường” nhờ sự hỗ trợ đắc lực và cũng đủ “mỹ mãn” của toán học. (Còn nếu toán học chưa đủ đáp ứng thì bản thân nó sẽ được ưu tiên nghiên cứu trước chứ không phải vật lý học, hướng nghiên cứu khoa học mà lúc đó, ngay đến khái niệm về nó cũng chưa hình thành).

Quan sát thiên văn thời cổ đại không thấy điều gì khác ngoài các vì sao và hành tinh, cũng như những quĩ đạo chuyển động của chúng vạch vẽ trên bầu trời. Để tìm hiểu vì sao lại có những sự sắp xếp và chuyển động tự nhiên đó, các nhà thông thái của Hi Lạp cổ đại trước tiên và không còn cách nào khác là dựa vào các kết quả quan sát ít ỏi đã có để suy lý, hình dung ra một hệ thống Vũ Trụ khả dĩ phù hợp. Sau đó, do xuất hiện những kết quả (định tính) mới trong quan sát thiên văn không trùng khớp, thậm chí là trái ngược với những quan sát trước đó gây ra những nghi ngờ đối với mô hình Vũ Trụ đã đề xướng. Những nghi ngờ đó đòi hỏi các kết quả quan sát phải cụ thể hơn, chính xác hơn, dẫn đến phải định lượng những khác biệt nảy sinh từ các kết quả quan sát, để trên cơ sở đó mà tìm cách giải quyết rốt ráo những mối nghi ngờ, biện minh, bảo vệ cho mô hình Vũ Trụ đã có hoặc phản bác nó.

Những hiểu biết ban đầu về hình học đã từng sát cánh với loài người từ trước đó xa xưa trong công cuộc quan sát bầu trời, đo đạc để xác định thời gian trên mặt đất, để xác định sự thay đổi có tính tuần hoàn của khí hậu thời tiết mà phục vụ lao động, sản xuất. Lúc này đây, những hiểu biết hình học đã đạt đến trạng thái là một hệ thống toán học hoàn chỉnh và trở thành công cụ tuyệt diệu nhất, phục vụ đắc lực nhất cho yêu cầu của nghiên cứu thiên văn.

Như vậy, sự ra đời của vật lý thiên văn là một tất yếu và cũng tất yếu rằng nó phải đóng vai trò là bước đi tiên phong trong quá trình hình thành của vật lý học như lịch sử đã chứng tỏ. Hơn nữa, có thể tiên đoán rằng, rồi đây, vật lý thiên văn sẽ đóng vai trò là bước đi chung cục trong quá trình hoàn thành của vật lý học ở tương lai.

Tới thế kỷ II (sau CN), vật lý thiên văn đã thực hiện được các quan trắc thiên văn ngày càng chính xác hơn để có thể mô tả đúng đắn hơn chuyển động của các thiên thể và đã xác lập được một bản đồ Vũ Trụ gồm hơn 1000 sao. Các nhà thiên văn thời kỳ này vẫn quan niệm về một Vũ Trụ địa tâm và thừa nhận về cơ bản thuyết địa tâm của Arixốt. Nghĩa là họ vẫn cho rằng Trái đất đứng yên ở trung tâm Vũ Trụ, bao quanh Trái Đất có 7 mặt cầu pha lê trong suốt. Gắn trên chúng là Mặt Trời, Mặt Trăng và 5 hành tinh. Các mặt cầu này chuyển động liên tục và tuyệt đối đều đặn. Ngoài cùng là một mặt cầu đứng yên, trên đó có gắn vô vàn các vì sao bất động. Tuy nhiên, dần dần những phát hiện thiên văn mới, chính xác hơn đã làm nảy sinh ra những mâu thuẫn nan giải giữa các kết quả quan sát và lý thuyết của Arixtốt. Qua quan sát họ thấy rằng các hành tinh (các mặt cầu) chuyển động không phải là tuyệt đối đều đặn mà có lúc nhanh lúc chậm, thậm chí là giật lùi rồi lại tiến lên, vẽ thành những vòng nhỏ kiểu thòng lọng của quĩ đạo hành tinh. Thuyết địa tâm theo tinh thần của Arixtốt đứng trước một thử thách nghiêm trọng thực sự!

Có người kể rằng hình như có một người nào đó tên là Aristarchus, trên những dữ liệu thu thập được, đã giải thích được hiện tượng chuyển động không đều của các hành tinh theo mô hình lấy mặt trời làm tâm Vũ Trụ.

Ptôlêmê (C. Ptolemaeus, khoảng 90-168) là nhà địa lý cổ Hi Lạp, người sáng lập ra môn bản đồ học, đồng thời là nhà nghiên cứu thiên văn sáng chói. Chính ông là người đã giải quyết được một cách rốt ráo những mâu thuẫn nói trên, không những bảo vệ được mà còn phát triển thuyết địa tâm đạt đến sự hoàn thiện của nó với tên gọi mà sau này hậu thế luôn nhắc tới: “Thuyết địa tâm của Ptôlêmê”.

Để giải thích sự chuyển động không đều đặn của các hành tinh, Ptôlêmê đã có một ý tưởng tài tình là không gắn cố định các hành tinh vào những mặt cầu chuyển động nữa mà tách chúng ra đặt trên những vòng tròn nhỏ gọi là các “ngoại luân” có tâm cố định trên các mặt cầu chuyển động. Các hành tinh cũng chuyển động trên các vòng tròn “ngoại luân”. Như vậy, trong khi mỗi hành tinh chuyển động trên vòng tròn “ngoại luân” của nó thì đồng thời coi như cũng chuyển động theo mặt cầu chuyển động được Ptôlêmê gọi là “nội luân”) của nó. Tổng hợp hai chuyển động này là chuyển động thực của hành tinh.

Với thuyết địa tâm của mình, Ptôlêmê đã không những mô tả được chuyển động thực của các hành tinh mà còn tính toán được một cách chính xác vị trí của các hành tinh trên bầu trời vào những thời điểm cho trước. Đó là thành tựu thực sự lớn lao không riêng gì của Ptôlêmê mà của cả vật lý thiên văn thời cổ đại. Cũng chủ yếu vì thế mà thuyết địa tâm của Ptôlêmê đã trở thành chân lý trong niềm tin hầu như tuyệt đối của nhân loại trong suốt 14 thế kỷ tiếp theo đó.

Toàn bộ những lý thuyết về thuyết địa tâm cùng các phép tính toán và các bảng ghi vị trí của các hành tinh trên bầu trời ứng với những thời điểm nhất định của Ptôlêmê đều được ông trình bày trong bộ sách lớn nhất của đời mình có tên là “Almagest” (có lẽ được phiên âm ra từ tiếng Ả Rập, nghĩa của nó có người cho là “tác phẩm lớn”, có người cho là “Hệ thống Vũ Trụ”, không biết đúng sai thế nào). Bộ sách này gồm 13 tập, mà nội dung của nó là tổng hợp, đúc kết toàn bộ tri thức thiên văn từ thời Ai Cập, Babylon, Hi Lạp cổ đại đến lúc đó. Đó là tác phẩm được cho là chính thống, được các nhà thiên văn ở Trung cận đông và Châu Âu thừa nhận và sử dụng phổ biến cho tới thế kỷ XVI. Thậm chí là đến tận thế kỷ XVII, khi J. Keple đưa ra các bảng phân tích thì tác phẩm mới mất ý nghĩa thực tế và giá trị khoa học.

Có một nét đặc biệt, đáng lưu ý trong quan niệm của Ptôlêmê về công việc nghiên cứu khoa học, đó là ông thường đưa ra nhiều mô hình, nhiều giả thiết khác nhau để giải thích cùng một hiện tượng một cách thỏa đáng nhưng vì những mô hình và giả thiết đó là do bộ não con người nghĩ ra nên chưa chắc và cũng không nhất thiết thực tại phải vận hành đúng như thế.

Đến thế kỷ V, nhà toán học Proclus (412-485) cũng đi đến kết luận là có thể dùng nhiều giả thiết toán học khác nhau để lý giải một hiện tượng thực tại duy nhất nào đó và đều hợp lý, không “vấp phải” bất cứ mâu thuẫn lôgic nào, giống như có thể đặt ra nhiều cách giải và đều cho đáp án đúng đối với một bài toán.

Sau này người ta mới biết được, những trường hợp kiểu hai hay nhiều mô hình không tương thích nhau, thậm chí là ban đầu được thiết lập nhằm mục đích tìm hiểu vấn đề ở những lĩnh vực khác nhau, lại có thể được ứng dụng để làm sáng tỏ một cách đúng đắn về diễn biến và cả bản chất của một sự vật - hiện tượng trong thực tại, xuất hiện rất hiều trong nghiên cứu khoa học, nhất là trong vật lý học, đến nỗi có thể nói là phổ biến. Chẳng hạn, có thể dùng định luật phản xạ ánh sáng trong quang hình học để giải thích diễn biến của sự va chạm đàn hồi giữa viên bi-a với thành bàn, nhưng trong một chừng mực nào đó và theo một biện luận nào đó, cũng có thể giải thích được hiện tượng, trên cơ sở nguyên lý bình thông nhau trong cơ học chất lỏng. Và ngược lại, thậm chí có thể lập nên được biểu thức của hiện tượng phản xạ ánh sáng trên cơ sở nguyên lý tác động tương hỗ và tổng hợp lực trong cơ học Niutơn. Nhưng tại sao lại có tình hình như thế?

Đối với một hiện tượng xảy ra trong thực tại (vật lý) thì ở những góc độ quan sát khác nhau sẽ thấy tương đối khác nhau. Những khác biệt đó là những biểu hiện đặc thù của hiện tượng do chính tính chủ quan của quan sát tại các góc độ quan sát khác nhau gây ra, bởi vì sự diễn biến của hiện tượng khách quan là duy nhất đối với bản thân nó. Một khi chuyển đổi được (và chắc chắn là được), bằng con đường toán học chẳng hạn, các kết quả thu được từ các góc độ quan sát về cùng một gốc quan sát nào đó thì các kết quả sẽ như nhau, trở thành kết quả quan sát duy nhất. Trường hợp ngược lại, trước một hệ quan sát duy nhất, nếu xuất hiện nhiều hiện tượng diễn biến hoàn toàn khác nhau nhưng thực ra là có bản chất như nhau thì hệ quan sát có thể dùng mô hình được lập ra cho việc giải thích (rốt ráo được) một hiện tượng nào đó để giải thích đúng hoặc gần đúng một hiện tượng khác trong số các hiện tượng đó, đồng thời từ đó có thể phát hiện ra cái bản chất chung nhất, tổng quát nhất của chúng. Giả dụ, trên cơ sở công thức tính vận tốc góc của một chuyển động tròn đều, hoàn toàn có thể suy ra công thức giao động của con lắc toán học và cả của sự lan truyền sóng nước…, rồi từ đó, có thể rút ra được một trong những đặc điểm cơ bản và phổ biến của vạn vật - hiện tượng là vận động có tính chu kỳ cũng như đặc điểm được tạo dựng làm cho hiện hữu thì cũng phải bị tàn phá để kết thúc hiện hữu của chúng.

Những sự kiện xuất hiện không hiếm trong nghiên cứu khoa học như thế và cả sự có những sự vật - hiện tượng khác nhau mang nét này nét kia giống nhau hiện hữu “nhan nhản” trong thực tại khách quan, chứng tỏ thực sự là có sự hoạt động của một trong những nguyên lý cơ bản cuả Tự nhiên Tồn tại: Nguyên lý tương tự. Sự tương tự trong tồn tại và vận động của nhiều sự vật - hiện tượng (có vẻ) khác nhau về bản chất chính là một minh chứng cho đặc tính vừa thống nhất vừa không thống nhất của thế giới khách quan. Tồn Tại là vốn dĩ, là một thể chất Không Gian thống nhất chuyển hóa phân lập đến tuyệt cùng theo nguyên lý duy nhất là Tự Nhiên để đảm bảo Tồn Tại. Vì vậy mà nguyên lý Tự Nhiên cũng là cội nguồn của mọi nguyên lý, mọi qui luật tồn tại và vận động của mọi thực thể trong Vũ Trụ - những dạng biểu hiện đặc thù của thể chất Không Gian. Đường nào thì cũng về La Mã!

Được sinh ra từ cùng một thể chất nền tảng và phải vận động theo những nguyên lý có chung một cội rễ sâu xa nên giữa vạn vật - hiện tượng khác nhau không nhiều thì ít phải thể hiện ra những nét tương đồng. Đó là nội dung của nguyên lý tương tự.

Có thể nói rằng, nhờ có nguyên lý tương tự mà thuyết địa tâm của Ptôlêmê, dù phản ánh sai lầm bức tranh thực tại, vẫn giải thích khá thỏa đáng sự chuyển động của các hành tinh và thậm chí là tính toán được vị trí của chúng trên quĩ đạo (giả tạo) trong một thời điểm nào đó. Cũng vì thế mà hệ thống địa tâm của Ptôlêmê đã đóng vai trò là thành tựu lớn lao và cuối cùng của vật lý học thời cổ đại, đồng thời còn phục vụ không kém phần đắc lực cho nhân loại như một chân lý khoa học suốt 14 thế kỷ.

Nhìn chung, sau công trình thiên văn của Ptôlêmê, nghiên cứ triết học bước vào giai đoạn thoái trào, vật lý học với đối tượng nghiên cứu chủ yếu lúc đó là thiên văn cũng cùng chung số phận: hết sức trì trệ, hầu như không có một phát kiến có tính bứt phá, nổi trội nào. Tình trạng ì ạch đó đã kéo dài rất lâu trong lịch sử và có nguyên nhân chủ yếu là chiến tranh tương tàn và sự đầu độc, thống trị hà khắc về mặt tư tưởng của tôn giáo.

Theo “lịch sử thế giới cổ đại” (Lương Ninh chủ biên, NXB Giáo dục, năm 2006) thì bán đảo Italia (nước Ý ngày nay) cùng với ba đảo lớn gần nó (đảo Nixin ở phía nam, đảo Coócxơ và Xácđenhơ ở phía tây) là nơi quần cư khá sớm của người Châu Âu. Trước thiên niên kỷ II TCN, người Liqua (Liguses) đã sinh sống ở đây. Đến đầu thiên niên kỷ II TNC thì nhiều bộ lạc ở phía bắc đã vượt qua dãy núi Anpơ, tràn vào định cư các vùng Campanium, Latium và Bơrúttium. Đến cuối thiên niênkỷ II TCN lại có thêm một đợt thiên di mới của người Châu Âu từ phía bắc xuống nữa. Quá trình hội tụ và phá triển dân cư đó đã làm hình thành nên một cộng đồng dân cư được gọi chung là người Italiốt (Italiotes). Vào khoảng thế kỷ X TCN, người Êtơruxcơ từ Tiểu Á cũng thiên di sang bán đảo Italia, sống định cư chủ yếu ở vùng giữa sông Ácnơ và sông Tibrơ.

Khoảng thế kỷ VIII TCN, người Hi Lạp đặt chân đến miền Nam Italia, đảo Xixin, thiết lập nhiều thành bang (quốc gia thành thị) ở đó. Miền cực Nam Italia cũng như đảo Xixin dần trở thành bộ phận của đế quốc Hi Lạp và được gọi là vùng Đại Hi Lạp. Nền văn minh Hi Lạp cổ đại bắt đầu từ Đại Hi Lạp lan tỏa ra khắp bán đảo Italia. Đây cũng chính là khoảng thời gian chữ La tinh của người Italia được hình thành trên cơ sở chữ Hi Lạp.

Về sau, còn có người Xentơ (hay còn được gọi là người Galia) cũng vượt dãy Anpơ tràn xuống định cư trên những vùng đất đai phía bắc bán đảo và vùng đồng bằng sông Pô. Đến khoảng giữa thế kỷ I TCN, nói chung thì quá trình hội tụ dân cư đến bán đảo Italia đã hoàn thành và phân bố dân cư trên đó cũng đã tương đối ổn định.

Người Italiốt sống ở vùng Latium còn được gọi là người Latinh. Chính nhóm dân cư Latinh ở hạ lưu sông Tibrơ sẽ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng nên thành bang Rôma (còn gọi là La mã) mầm mống của đại đế quốc La mã hùng mạnh, làm chủ khu vực Địa Trung Hải sau này.

Theo truyền thuyết, thành Rôma do Rômulus xây dựng vào năm 753 TCN. Buổi đầu, đó là một thành thị nằm bên bờ sông Tibrơ ở miền Trung Italia với sự quần cư của 3 bộ lạc người Latinh. Về sau, sự phát triển về kinh tế - xã hội của Rôma làm cho nó trở nên hưng thịnh, thu hút nhiều cư dân Latium đến làm ăn sinh sống, tạo ra một xu hướng mở rộng lãnh thổ và trên thực tế, các khu nông thôn bao quanh thành Rôma tăng lên không ngừng, từ 16 khu vào thế kỷ VI TCN lên thành 26 khu vào thế kỷ V TCN và 35 khu vào thế kỷ IV TCN.

Quá trình vận động và phát triển kinh tế - xã hội đó cũng đồng thời làm xuất hiện mâu thuẫn ngày một gay gắt về quyền lợi giữa bộ phận người thuộc 3 bộ lạc Latinh đầu tiên và bộ phận người đến sau gọi là những người bình dân Pơlép (Plebs). Tầng lớp bình dân Pơlép ngày một đông đảo và cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nắm vững và điều hành nhiều hoạt động sản xuất chủ chốt ở Rôma. Tuy nhiên, vì không được coi là dân Rôma gốc nên dù họ phải nộp thuế, làm nghĩa vụ quân sự thì vẫn không được hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế và chính trị, vẫn bị đối xử bất bình đẳng so với dân Rôma gốc, chẳng hạn, họ không được chia ruộng đất công, không được xét xử trong tòa án Rôma, không được quyền kết hôn với công dân Rôma gốc, không được tham gia vào các hoạt động chính trị, điều hành lãnh thổ… Chính vì vậy mà tầng lớp bình dân Pơlép đã đứng lên đấu tranh ngày càng quyết liệt và bền bỉ để đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Do ảnh hưởng cuộc đấu tranh đó mà vào giữa thế kỷ IV TCN, Xécviút Tuliút (khoảng 540-530 TCN) đã tiến hành cải cách xã hội Rôma theo hình mẫu cải cách của Xôlông ở Hi Lạp. Theo PH. Ănghen thì đây là “cuộc cách mạng đã kết thúc chế độ thị tộc cũ”, thiết lập nên “một nhà nước mới chân chính”.

Cuộc cải cách của Tuliút tuy đã đáp ứng được một số đòi hỏi của người Pơlép, song chưa triệt để nên họ vẫn tiếp tục đấu tranh. Mãi tới năm 287 TCN, tức là sau gần 300 năm kể từ cuộc cải cách của Tuliút, cuộc đấu tranh đi đòi công bằng xã hội của người Pơlép mới đạt được kết quả tròn vẹn, dẫn tới sự thống nhất cộng đồng người Rôma, tạo nên khối công dân Rôma, cơ sở xã hội vững mạnh của thể chế cộng hòa.

Sau khi đã làm chủ được toàn bộ bán đảo Italia, thành bang Rôma tiếp tục mở rộng chinh phục ra khắp Địa Trung Hải và đến năm 146 TCN, sau khi đánh bại xứ Makêđônia, thì cũng làm bá chủ toàn bộ khu vực Địa Trung Hải rộng lớn. Thành bang Rôma non trẻ ngày nào đã trở thành một đại đế quốc La Mã với hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH