CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 346

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

 
Đại Tá PHẠM NGỌC THẢO - Nhà Tình Báo KHÉT TIẾNG Trong Dinh Độc Lập

Công, tội của điệp viên nhị trùng “thành công nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh”

Thứ tư, ngày 18/08/2021 10:32 AM (GMT+7)
Aa Aa+
Trong khoảng thời gian 1972-1981, đặc tình CIA “thành công nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh” này đã chuyển cho cơ quan tình báo Mỹ hơn 10.000 tài liệu chiến lược tối mật về lực lượng vũ trang Khối Hiệp ước Warsaw, bao gồm cả kế hoạch của Liên Xô tấn công Tây Âu.
Bình luận 0

Khởi đầu cuộc đời binh nghiệp

Ryszard Jerzy Kukliński sinh năm 1930 tại Warsaw trong một gia đình công nhân xã hội chủ nghĩa. Mẹ của Jerzy - một người Công giáo sùng đạo - muốn con trai trở thành một linh mục, nhưng Thế chiến II đã làm thay đổi mọi kế hoạch của tương lai. Cha của điệp viên tương lai là một thành viên của tổ chức cực hữu ngầm, chiến đấu để giải phóng Ba Lan khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã, bị bắt và kết thúc những ngày cuối đời trong trại tập trung Sachsenhausen.

Công, tội của điệp viên nhị trùng “thành công nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh” - Ảnh 1.

Kukliński là một sỹ quan cao cấp Quân đội Ba Lan. Nguồn: russian7.ru

Sau chiến tranh và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan, Kukliński thích quân đội hơn nhà thờ và quyết chọn theo binh nghiệp. Che giấu mối liên hệ với lực lượng cực hữu, chàng trai trẻ Jerzy Kukliński gia nhập Đảng Công nhân Ba Lan, và do sự thiếu hụt nghiêm trọng sĩ quan, viên sĩ quan trẻ sớm được bổ nhiệm làm chỉ huy đại đội, và nhanh chóng được thăng tiến.

Phụng sự Mỹ

Theo một số nguồn tin, Kukliński được tình báo Mỹ tuyển dụng nhưng bản thân Kukliński tuyên bố rằng, ông là người đầu tiên gửi thư tới Đại sứ quán Mỹ ở Bonn với lời đề nghị hợp tác vào năm 1972. Kukliński được cho là đã quyết định thực hiện bước này sau cuộc trò chuyện với Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ba Lan, Boleslav Hohi, người bày tỏ lo ngại về vị thế của Ba Lan trong mối quan hệ với Liên Xô và một cuộc chiến tranh có thể xảy ra với NATO.

Ngoài ra, theo Kukliński, quyết định còn bị ảnh hưởng bởi những hành động cứng rắn của quân đội Liên Xô chống lại cuộc nổi dậy của Tiệp Khắc năm 1968, mà ông chứng kiến. Kukliński cũng lo ngại quê hương của ông sẽ bị biến thành một vùng đất hoang hóa hạt nhân vì sự vượt trội của Khối Warsaw về các lực lượng thông thường, đồng nghĩa với việc NATO sẽ đáp trả các hành động quân sự bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Trong thời gian hợp tác với CIA dưới mật danh Jack Strong, Kukliński đã chuyển cho phía Mỹ 40.000 trang thông tin mật tiết lộ việc bố trí quân đội, lực lượng hạt nhân chiến lược và các loại vũ khí mới nhất của Liên Xô (các kế hoạch của Moscow liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, dữ liệu kỹ thuật về xe tăng T-72 và tên lửa 9K31 Strela-1, nơi bố trí các căn cứ phòng không của Liên Xô ở Ba Lan và Đông Đức, các phương pháp Liên Xô sử dụng để tránh vệ tinh do thám), kế hoạch áp đặt thiết quân luật ở Ba Lan, và nhiều vấn đề khác. Là một đặc tình có tầm quan trọng đặc biệt, Kukliński đã đích thân truyền thông tin cho Tổng thống và 6 quan chức hàng đầu khác của Mỹ.

Công, tội của điệp viên nhị trùng “thành công nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh” - Ảnh 2.

Kukliński được coi là điệp viên CIA “thành công nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh”. Nguồn: wikipedia.org

Trước nguy cơ bị lộ, vào năm 1981, Kukliński đã cùng gia đình cao chạy xa bay sang Mỹ, nơi điệp viên lợi hại này được trọng thưởng do có công lớn với CIA - là người nước ngoài đầu tiên được nhận Huân chương Tình báo Xuất sắc. Tại quê nhà, tháng 5/1984, một Tòa án Quân sự đã kết án tử hình vắng mặt Kukliński nhưng sau đó, bản án đã được thay đổi thành 25 năm tù giam. Năm 1995, tòa án đã hủy bỏ bản án, nói rằng, Kukliński đã “hành động trong những hoàn cảnh đặc biệt”.

Mặc dù Kukliński và gia đình đã đào tẩu thành công, nhưng hạnh phúc không thật sự mỉm cười với họ - cả hai người con trai của ông sau đó đều chết trong những vụ việc riêng biệt. Người con trai nhỏ, Bogdan, chết đuối vào ngày 31/12/1993, khi du thuyền bị lật trên một vùng biển yên tĩnh. Người con lớn, Waldemar, đã bị một chiếc xe tải không biển số cán vào tháng 8/1994 trong khuôn viên của một trường đại học Mỹ. Kukliński không nói rằng họ bị ám sát, nhưng cũng không bao giờ bác bỏ khả năng đó.

Kẻ phản bội, người anh hùng, hay điệp viên nhị trùng?

Năm 1995, nhân việc Ba Lan gia nhập NATO, Đại tá Kukliński đã được hoàn toàn được trắng án và theo yêu cầu của phía Mỹ, được “chuyển loại” từ kẻ phản bội thành anh hùng, điều này đã giúp viên đại tá này có cơ hội về thăm quê hương một lần nữa. Chính quyền Tổng thống Clinton vẫn giữ lập trường rằng họ sẽ phản đối việc Ba Lan trở thành thành viên của NATO trừ khi Kukliński được minh oan. Theo cách nói của chính trị gia nổi tiếng người Mỹ Zbigniew Brzezinski, Kukliński trở thành “sĩ quan Ba Lan đầu tiên trong NATO”.

Năm 2016, Kukliński thậm chí còn được Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda truy phong quân hàm Tướng Lữ đoàn (một sao). Kukliński qua đời vì đột quỵ ở tuổi 73 tại Tampa, Florida, ngày 1/2/2004. Thánh lễ an táng Kukliński được tổ chức tại Fort Myer với sự tôn vinh của CIA. Hài cốt của Kukliński được chuyển đến Ba Lan và được an táng trong hàng danh dự tại Nghĩa trang Quân sự Powązki ở Warsaw. Ông đã được trao quyền công dân danh dự của một số thành phố Ba Lan, bao gồm Kraków và Gdańsk.

Tuy nhiên, không phải tất cả người Ba Lan đều coi một điệp viên CIA này là một anh hùng. Trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là Tổng thống được bầu tự do đầu tiên của Ba Lan, Lech Wałęsa đã từ chối ân xá cho Kukliński và một cuộc thăm dò được thực hiện vào năm 1998 cho thấy nhiều người Ba Lan coi Kukliński là kẻ phản bội hơn là anh hùng. Kể từ khi được khánh thành vào năm 2006, tượng đài của Kukliński ở Kraków đã ba lần bị phá hoại, bôi bẩn.

Tướng Marek Dukachevsky, người phụ trách cơ quan tình báo quân sự và phản gián của Ba Lan vào đầu những năm 2000, coi Kukliński là kẻ phản bội. “Thứ nhất, anh ta là một người lính; thứ hai, anh ta đã tuyên thệ; thứ ba, anh ta mặc quân phục; và thứ tư, anh ta chuyển thông tin cho CIA làm ảnh hưởng đến lợi ích của Ba Lan”, Dukachevsky giải thích về quan điểm của mình. Tướng Wojciech Jaruzelski - cựu Tổng thống Ba Lan, cũng có chung quan điểm: “Nếu chúng ta thừa nhận Kukliński là anh hùng, điều đó có nghĩa là tất cả chúng ta đều là những kẻ phản bội!”.

Có một tranh cãi khác về các hành tung của Kukliński - theo tuyên bố của Yuriy Rylyov - cựu Tùy viên Quân sự Liên Xô tại Ba Lan, Kukliński là điệp viên hai mang làm việc cho GRU của Liên Xô. Ý kiến này cũng được một số nhân vật quân sự cao nhất của Ba Lan chia sẻ. Các nhà sử học ủng hộ giả thuyết này lưu ý việc không có các biện pháp trừng phạt đối với lãnh đạo cơ quan phản gián Ba Lan sau khi Kukliński bỏ trốn, cũng như kiến thức đáng ngờ về điệp viên, rõ ràng vượt quá khả năng thực sự của ông ta với tư cách là một sĩ quan Ba Lan.

Các nhà sử học, như Paweł Wieczorkiewicz và Franciszek Puchała cho rằng kiến thức mà Kukliński có được đã bị phóng đại, và trong khi Kukliński có rất nhiều thông tin về Quân đội Ba Lan và tổ chức của Hiệp ước Warsaw nói chung, nhưng không thể có thông tin chi tiết về các kế hoạch của Liên Xô, vì không ai ở Ba Lan có được chúng.

Lê Ngọc (Theo VOV)

Giải mật: Ngoại giao Anh đã “chơi xỏ” tình báo Pháp như thế nào

Lê Ngọc |

Giải mật: Ngoại giao Anh đã “chơi xỏ” tình báo Pháp như thế nào
Điệp viên hai mang lừng danh Kim Philby. Nguồn: BBC

Năm 1968, báo chí Anh đồng loạt đưa tin, một điệp viên Liên Xô đang hoạt động trong các cấp cao nhất của chính quyền Cộng hòa Pháp, gây được tiếng vang lớn, nhưng trên thực tế, chính phủ Anh đã bịa chuyện đó cho mục đích riêng của mình.

Kế hoạch tinh vi

Gần đây, các chi tiết từ tài liệu Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Vương quốc Anh được giải mật. Câu chuyện bắt đầu từ việc các nhà ngoại giao Anh biết thông tin tạp chí Paris Match của Pháp có ý định đăng hồi ký của Kim Philby - một sĩ quan tình báo đối ngoại cấp cao của Anh - đã bí mật làm đặc tình cho Liên Xô trong nhiều năm. Vào cuối những năm 1940, Philby trở thành người đứng đầu bộ phận phản gián của Cơ quan Tình báo mật (còn gọi là MI6) của Anh và trong một thời gian dài, là một điệp viên hai mang.

Năm 1963, Philby trốn sang Liên Xô - một đòn giáng mạnh vào ngành tình báo Anh. Tại Moscow, Philby tiếp tục cố vấn cho KGB và cho đến năm 1968, ông viết hồi ký. Chính phủ Anh lo ngại các tiết lộ trong hồi ký của viên điệp viên nhị trùng này sẽ dẫn đến làn sóng chỉ trích MI6, và KGB sẽ sử dụng việc đó cho mục đích tuyên truyền. Để ngăn chặn việc cuốn hồi ký được công khai trên báo chí Pháp, các quan chức Anh đã nghĩ ra một kế hoạch. Mục đích rõ ràng là thuyết phục người Pháp ngăn tạp chí Paris Match xuất bản hồi ký của Philby - và làm chệch hướng một số lời chỉ trích chống lại tình báo Anh vào thời điểm đó.

Trong một bản ghi nhớ, Denis Greenhill cáo buộc người Pháp “phản bội” khi ông lo sợ họ có thể đồng ý xuất bản hồi ký của Philby.

“Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã thực hiện tất cả các bước hợp lý để cản trở Philby trong vấn đề này và tôi rất tiếc nếu người Pháp cuối cùng đã đồng ý trả cho Philby một số tiền đáng kể. Tuy nhiên, sự phản bội quen thuộc với người Pháp hơn chúng tôi và chắc chắn nhà xuất bản đã vì lý do này mà có thể thích nghi hơn với thực tế rằng đã tự do thưởng cho một người nào đó đã làm tổn hại đến lợi ích của đất nước mình”, ông này viết.

Denis Greenhill, khi đó là Thứ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh, đã viết về điều này trong một công văn ghi ngày 3/1/1968 gửi Bộ trưởng Nội các Sir Burke Trend và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lord Chalfont: “Như đã thỏa thuận, tôi đã tham khảo ý kiến ​​Ngài Lord Chalfont có là một ý tưởng hay nếu mời [Harry] Evans [biên tập viên của tờ báo] The Sunday Times viết một bài báo dưới tiêu đề “Có một Philby người Pháp không?”. Lord Chalfont đồng ý rằng điều đó có thể hữu ích”. Greenhill đã sớm gặp gỡ biên tập viên của Sunday Times.

Theo các tài liệu lưu trữ, không chỉ Bộ Ngoại giao biết về hành động của các nhà ngoại giao, nhiều thành viên chính phủ cũng đã biết, đặc biệt có Harold Wilson khi đó là Thủ tướng.

“Tối qua tôi đã gặp Evans trong vài phút và trao đổi về ý tưởng này. Tôi gợi ý rằng bài báo có thể bắt đầu bằng việc đề cập đến việc có thể xuất bản hồi ký của Philby, và sau đó chuyển sang suy nghĩ về việc liệu người Pháp có thoát khỏi cuộc thâm nhập tương tự mà Philby và cộng sự đã thực hiện thành công hay không... Anh ta có vẻ rất thích ý tưởng này, nhưng không hứa hẹn điều gì”, Greenhill thông báo cho lãnh đạo Bộ.

Trong ghi chú, nhà ngoại giao cũng nói rằng ông đã đề nghị tờ Sunday Times tham khảo cuốn tiểu thuyết tình báo có tựa đề “Topaz” của Leon Uris về hoạt động tình báo của Liên Xô tại Pháp. Greenhill ngầm ám chỉ các nhà báo rằng bài báo dựa trên các sự kiện có thật. Trong một ghi chú khác, ngày 16/3/1968, Greenhill kể lại một cuộc trò chuyện khác với biên tập viên của Sunday Times. Evans yêu cầu nhà ngoại giao xác nhận hoặc phủ nhận những gì các phóng viên có thể khai thác được.

“Sau khi tham khảo ý kiến ​​của Lord Chalfont, tôi đã gọi cho Evans và nói với anh ta rằng chúng tôi không muốn đưa ra bất kỳ bình luận chi tiết nào cho anh ta. Nhưng anh ta nói thêm rằng, theo quan điểm của chúng tôi, họ đã làm rất tốt”, Greenhill viết trong một tài liệu vừa được giải mật.

“Công việc bẩn thỉu”

Một tuần sau đó, vào ngày 28/3, Denis Greenhill báo cáo lại với cấp trên của mình về một cuộc trò chuyện khác. “Hôm nay, ông Harold Evans đã nói chuyện với tôi một lần nữa về bài của Sunday Times “Liệu có tồn tại Philby người Pháp không?”... Họ đề xuất phát hành nó vào Chủ nhật ngày 7/4 và tạp chí Life cũng quan tâm đến chủ đề này. Anh ta nói rằng sẽ nhận được toàn văn của bài báo vào tuần tới và rất vui được cho tôi xem”. Trên một mảnh giấy ghi chú, Lord Chalfont viết nguệch ngoạc: “Chẳng vinh quang gì khi làm việc bẩn thỉu đó lúc này. Tôi sẽ nói với Thủ tướng”.

Giải mật: Ngoại giao Anh đã “chơi xỏ” tình báo Pháp như thế nào - Ảnh 2.

Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã bác bỏ các thông tin của Sunday Times. Nguồn: BBC


Vào giữa tháng 4, tạp chí Sunday Times và Life đều đã đăng các bài báo cho rằng một nhân viên tình báo Liên Xô có thể làm việc trong văn phòng của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle. Tờ Sunday Times đưa tin: “Có một kẻ phản bội, Philby người Pháp, người đã đẩy Tổng thống de Gaulle vào hành động chống phương Tây”. Ấn phẩm một phần dựa trên bằng chứng của Philippe de Vosjoli - một cựu Đại tá tình báo Pháp - người được cho là đã bắt đầu làm việc cho Mỹ. Các giả định do các nhà báo đưa ra đã bị phủ nhận bởi chính quyền của de Gaulle và được gọi là “lố bịch và kỳ cục”…

Có những báo cáo sau đó khẳng định các cáo buộc của Vosjoli là sự trả thù của CIA đối với cuộc thanh trừng của de Gaulle đối với các sĩ quan tình báo Mỹ ở Pháp. Có một giả thuyết cho rằng, theo chỉ thị của Tổng thống, các cơ quan đặc nhiệm của Pháp được cho là đã thực hiện một cuộc thanh trừng và làm giảm đáng kể số lượng sĩ quan tình báo Mỹ làm việc tại nước này. Tất cả điều này diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa London và Paris khá căng thẳng. De Gaulle đã nhiều lần cản trở Anh gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (tiền thân của Liên minh Châu Âu)./.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH