Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

TT&HĐ V - 40/i


 
Khám phá hệ mặt trời công trình nghiên cứu vĩ đại của nhà thiên văn học GALILE

PHẦN V:     THỐNG NHẤT
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein
 
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
 
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad
 

“Không có cái gì phát sinh ra được từ cái không có gì, và cái gì đã có thì không thể bị hủy diệt”.
Empédocle
 
"Bằng không gian, vũ trụ bao quanh và nuốt trọn tôi như một nguyên tử; bằng tư duy, tôi lĩnh hội thế giới."
Blaise Pascal

"Con người tất yếu điên rồ, đến nỗi không điên rồ sẽ tương đương một hình thái điên rồ khác."
Blaise Pascal
 
"Tính kiêu căng tự đại neo chắc trong trái tim con người đến nỗi một người lính, một thường dân đi theo quân đội, một người đầu bếp hay một người gác cổng cũng sẽ khoe khoang và muốn sự thán phục, và thậm chí ngay cả các triết gia cũng muốn nó; những người viết chống lại nó muốn có được danh vọng vì đã viết hay, những người đọc muốn có được danh vọng vì đã đọc, và có lẽ chính tôi người viết những dòng này cũng muốn điều đó".
Blaise Pascal
 
"Không gì giới hạn thành tựu hơn là suy nghĩ tủn mủn; không gì mở rộng những khả năng hơn là trí tưởng tượng được giải phóng."
William Arthur Ward
 
"Sự thông thái thực sự ít tự tin hơn là sự điên rồ. Người thông thái thường nghi ngờ và thay đổi quan điểm; kẻ ngu dốt thường ngoan cố và không nghi ngờ; hắn biết tất cả ngoại trừ sự ngu dốt của chính mình."
Akhenaton 
 
"Thế giới tưởng chừng như thật điên rồ mà chúng ta đang chứng kiến là kết quả của một hệ niềm tin không hoạt động. Để nhìn thế giới khác đi, chúng ta phải sẵn lòng thay đổi hệ niềm tin của mình, để quá khứ trôi qua, mở rộng nhận thức về hiện tại và làm tan chảy nỗi sợ hãi trong tâm tưởng".
William James
         

 

 

(Tiếp theo)

Xécvantex (Miguel de Cervantes Seavedra, 1547-1616) là đại văn hào thời Phục Hưng ở Tây Ban Nha. Tên tuổi của ông gắn liền với bộ tiểu thuyết dí dỏm đã trở thành kiệt tác có tựa đề: “Đôn Kihôtê – Nhà quí tộc tài ba xứ Mantra”. Selinh (Schelling), triết gia người Đức đã ca ngợi tác phẩm này như sau: “Chúng ta sẽ không quá lời khi khẳng định rằng cho tới nay chỉ có hai cuốn tiểu thuyết, đó là cuốn “Đôn Kihôtê – Nhà quí tộc tài ba xứ Mantra” của Xécvantex và cuốn “Vinhem Maxtơ” của Gớt. Sơlêgơn (Schlegel), nhà phê bình văn học người Đức thì đánh giá Đôn Kihôtê – Nhà quí tộc tài ba xứ Mantra”“tác phẩm có một không hai trong loại của nó, mở đầu cho tiểu thuyết cận đại…”.

Miguel de Cervantes y Saavedra
Sinh 29 tháng 9 năm 1547
Alcalá de Henares, Tây Ban Nha
Mất 23 tháng 4 năm 1616
Madrid, Tây Ban Nha
Công việc tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà soạn kịch

Chữ ký


Nhà thờ Santa María la Mayor (cảnh nền), nơi Cervantes đã được rửa tội tại Alcalá de Henares. Quảng trường phía trước của nhà thờ bây giờ được gọi là Plaza Cervantes
Đôn Kihôtê xứ Mantra, tranh của Honoré Daumier
Schelling

Sinh 27 tháng 1 năm 1775
Leonberg, Württemberg, Đế quốc La Mã Thần thánh
Mất 20 tháng 8, 1854 (79 tuổi)
Bad Ragaz, Thụy Sĩ
Ngành Triết học
Johann Wolfgang von Goethe
Sinh 28 tháng 8, 1749
Frankfurt am Main, Thánh chế La Mã (Đức)
Mất 22 tháng 3, 1832 (82 tuổi)
Weimar, Lãnh địa Đại công tước Saxe-Weimar-Eisenach
Công việc Nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch, nhà triết học tự nhiên, nhà ngoại giao
Quốc gia Đức
 Schlegel
Tháng Tám Wilhelm von Schlegel.jpg
Sinh ra 8 tháng 9 năm 1767
Hanover
Chết 12 tháng 5 năm 1845
Bonn
Trường cũ Đại học Göttingen

Kỷ nguyên Triết học thế kỷ 19
Khu vực Triết học phương Tây

Sêchxpia (Shakespears, 1564-1616), người Anh, là nhà soạn kịch vĩ đại nhất và đồng thời cũng là nhà đại văn hào cuối cùng của tư tưởng nhân văn trong phong trào văn hóa Phục Hưng. Kịch của ông phản ánh sâu sắc cuộc đấu tranh tư tưởng của trào lưu tiến bộ đối với tôn giáo và phong kiến, cũng như sự áp bức bóc lột nghiệt ngã của tầng lớp thống trị đối với dân nghèo trong thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu suy tàn, đồng thời bắt đầu sự hình thành vá phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhiều vở bi kịch của ông đã trở thành mẫu mực, kiệt tác và đến tận ngaỳ nay còn làm biết bao người xem phải say mê, biết bao lòng người phải rung động.

Lêôna đơ Vanhxi (Leonardo Da Vinci, 1452-1519) là một đại danh học người Ý, một thiên tài toàn diện duy nhất trong lịch sử thế giới, người đầu tiên trong số các danh học sáng tạo nên nền nghệ thuật tạo hình kỳ diệu của thời Phục Hưng. Có thể nói, ông là một trong không nhiều bộ não thông thái nhất mà loài người biết đến, bởi vì không những là một họa sĩ lừng danh mà còn là một thiên tài nhiều mặt như điêu kh8ác, kiến trúc sư, nhạc sĩ, kỉ sư cơ khí, nhà thực nghiệm khoa học, nhà toán học, nhà triết học tự nhiên… Đơ Vanhxi đã để lại nhiều kiệt tác hội họa cho đời, trong đó nổi bật nhất, tuyệt với nhất là “La Giôcông” (La Joconde, hay Mona Lisa). Trong bức tranh này, ông đã thể hiện vẻ mặt của một người phụ nữ với một ánh mắt, nụ cười chứa chan cảm xúc, phảng phất cả niềm vui lẫn nỗi buồn sâu thẳm, vô cùng biểu cảm, vô cùng sinh động.

Mikenlănggiêlô (Michelangelo, 1475-1564) cũng là một nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ, nhà kiến trúc đại tài người Ý. Tài năng của ông đã đưa điêu khắc thời Phục Hưng đến tuyệt đỉnh. Những pho tượng kỳ vĩ về các nhân vật trong kinh Cựu ước như Moixơ, Đavit… mà ông đã tạo ra mãi là những tuyệt tác điêu khắc. Tài năng hội họa của ông không hề kém tài năng điêu khắc. Tác phẩm hội họa tuyệt mỹ và cũng vĩ đại nhất của ông chính là bức bích họa khổng lồ có bề dài 34m, bề rộng 14, mô tả gồm 343 nhân vật, trang trí cho vòm trần nhà thờ Sixtin, và có tên gọi là “Ngày phán xét cuối cùng”.

William Shakespeare

Chân dung Shakespeare, không rõ tác giả, National Portrait Gallery, Luân Đôn, Vương quốc Anh.
Sinh Làm lễ rửa tội ngày 26 tháng 4, 1564 (sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564)
Anh Stratford-upon-Avon, Warwickshire, Anh
Mất 23 tháng 4 năm 1616 (52 tuổi) (lịch Julian)
Anh Stratford-upon-Avon, Warwickshire, Anh
Công việc Nhà viết kịch, nhà thơ, diễn viên
Giai đoạn sáng tác Phục hưng Anh
Leonardo da Vinci
Leonardo da Vinci - presumed self-portrait - WGA12798.jpg
Chân dung tự họa khoảng 1512-1515
Sinh Leonardo di ser Piero da Vinci
15 tháng 4, 1452
Vinci, Cộng hòa Fiorentina (Ý ngày nay)
Mất 2 tháng 5, 1519 (67 tuổi)
Amboise, Pháp
Quốc gia Ý
Nổi tiếng vì Nhiều lĩnh vực khoa học và nghệ thuật
Tác phẩm nổi bật
Loại Phục Hưng
Chữ ký
Firma de Leonardo Da Vinci.svg
Photo of a building of rough stone with small windows, surrounded by olive trees.
Căn nhà của Leonardo thuở nhỏ tại Anchiano
Pen drawing of a landscape with mountains, a river in a deep valley, and a small castle.
Bức họa sớm nhất của Leonardo, Thung lũng Arno (1473), Uffizi
Chủ động thích nghi sẽ dẫn tới sự nỗ lực duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống càng tăng cũng có nghĩa là trình độ tiêu dùng, hay có thể nói là mức độ và sự đa dạng của tiêu dùng, càng tăng. Đó là yếu tố quyết định làm nảy sinh trong lòng nền sản xuất tự cung tự cấp sự trao đổi sản phẩm lao động để rồi chuyển hóa thành nền sản xuất hàng hóa. Hàng hóa là những thứ được làm ra chủ yếu không phải là để trực tiếp tiêu dùng mà là để bán cho tiêu dùng. Sản xuất hàng hóa phát triển sẽ làm xuất hiện hoạt động thương mại và ngành nghề buôn bán ra đời. Buôn bán hàng hóa cũng tất yếu ngày càng phát triển về qui mô và mở rộng về phạm vi. Có thể nói sự nỗ lực sinh tồn ngày một tốt hơn đồng thời với hiện tượng tăng dân số là những nguyên nhân quyết định làm cho sản xuất xã hội, trong đó có sản xuất hàng hóa, phát triển. Sản xuất hàng hóa phát triển sẽ làm cho buôn bán phát triển và chủ yếu nhờ buôn bán phát triển mà sự tiêu dùng được kích thích để phát triển theo. Tiêu dùng phát triển sẽ tác dụng tích cực trở lại sản xuất hàng hóa làm cho nó từ tản mạn nhỏ lẻ kiểu tiểu thủ công nghiệp tiến lên ngày một tập trung, có qui mô to lón kiểu công nghiệp. Quá trình chuyển biến đó của sản xuất hàng hóa là có tính cách mạng và do đó mà nó cũng đặt ra những yêu cầu to lớn và bức thiết phải tăng cường nghiên cứu khoa học - kỹ thuật từ chuyên sâu đến tổng quát nhằm khắc phục những khó khăn nảy sinh trong thực tiễn. Đó là nguyên nhân hình thành nên một nền khoa học - kỹ thuật chân chính ở châu Âu mà trung tâm và cũng là cơ sở của nó là vật lý học.

Chính sự phát triển của sản xuất hàng hóa theo hướng đi lên ngày một tập trung có tính công nghiệp hóa đã làm cho trong lòng tầng lớp quí tộc phong kiến bị phân hóa về tư tưởng giữa thủ cựu và cấp tiến, giữa tuân phục giáo điều và tự do sáng tạo để rồi tầng lớp ấy chuyển hóa dần thành tầng lớp tư sản, trong thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu trung cổ. Rõ ràng, quá trình đó không thể không động chạm mạnh mẽ đến giáo hội Thiên Chúa giáo và biểu hiện của nó trong thực tiễn là phong trào Phục Hưng. Đến đây, có thể hiểu vì sao mà phong trào Phục Hưng có tính rộng rãi, nhiều mặt nhưng ý thức hệ tư sản vẫn chiếm địa vị chi phối. Hơn nữa, cũng có thể thấy phong trào Phục Hưng là kết quả tất yếu có tính cộng hưởng của cuộc đấu tranh tư tưởng trong xã hội và là một thắng lợi bước đầu của lực lượng đi đòi quyền được tự do nhận thức, tự do tìm tòi sáng tạo. Nhờ có phong trào đó mà bầu không khí của xã hội châu Âu, bắt đầu từ thế kỷ XIV, bớt ngột ngạt hơn, tạo thuận lợi cho nghiên cứu khoa học chuyển biến theo con đường chân chính của nó, chuẩn bị đầy đủ thế và lực để bước vào thời kỳ phát triển vũ bão.

Tuy nhiên, cần thấy rằng, giáo hội Thiên Chúa Giáo dù có nhượng bộ, nhưng không dễ gì từ bỏ cái thế lực đang có của nó. Mặt khác, đức tin tín ngưỡng và niềm tin khoa học luôn luôn mâu thuẫn sâu sắc nhau. Cho nên sự phát triển của nhận thức khoa học nói chung và vật lý học nói riêng, trong thời kỳ giáo hội vẫn còn đủ bạo lực để khống chế truy bức xã hội về tư tưởng, là không dễ dàng, thậm chí là gặp không ít những phẫn uất, đau thương.

Nhìn chung thì trong thời Phục Hưng, thành tựu về văn hóa - nghệ thuật là vô cùng rực rỡ, còn thành tựu về khoa học - kỹ thuật thì hình như chưa có những phát kiến lý thuyết đặc sắc. Riêng vật lý học thì vẫn lê những bước chậm chạp. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XV-XVI, các thí nghiệm vật lý còn là những công việc có tính ngẫu hứng và tản mạn. Chỉ đến thế kỷ XVII, các nhà vật lý mới thực hành thí nghiệm một cách có hệ thống để thu thập kết quả, từ đó mà xây dựng nên các lý thuyết vật lý. Thế nhưng, vào cuối thời Trung cổ, xuất hiện một phán đoán thiên tài. Tác động của nó đối với xã hội đương thời và đối với sự đi lên vũ bão của bản thân vật lý học là vô cùng to lớn. Trong một chừng mực nào đó có thể nói chính phán đoán này về sau đã đóng vai trò quyết định trong công cuộc giải phóng vật lý học khỏi “ách đô hộ” của giáo hội châu Âu. Đó là "Sự tương đối của chuyển động"!

Michelangelo

Chân dung Michelangelo vẽ bằng phấn của Daniele da Volterra
Tên khai sinh Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni
Sinh 6 tháng 3, 1475
gần Arezzo, tại Caprese, Tuscany
Mất 18 tháng 2, 1564 (88 tuổi)
Rôma
Quốc tịch Ý
Lĩnh vực hoạt động nhà điêu khắc, hoạ sĩ, kiến trúc sư và nhà thơ
Đào tạo Tập sự với Domenico Ghirlandaio 
Trào lưu Thời kỳ đỉnh cao Phục hưng
Tác phẩm Vua David (điêu khắc),
Cuộc sáng tạo Adam (tranh vẽ),
Đức Mẹ Sầu Bi (điêu khắc)

Tự hoạ như cái đầu của Holofernes từ trần Nhà nguyện Sistine

Mộ của Michelangelo, tại Basilica di Santa Croce di Firenze, Florence

Những quan sát thiên văn ngày càng tỉ mỉ và chính xác hơn đã đưa đến những phát hiện mới về sự chuyển động của các hành tinh mà hệ thống các nội luân và ngoại luân của Ptôlêmê không còn đủ khả năng giải thích được. Các nhà thiên văn buộc phải bổ sung nhiều đường tròn cũng như nhiều yếu tố khác nữa để lý giải, làm cho hệ thống địa tâm của Ptôlêmê ngày càng trở nên phúc tạp, rắm rối. Việc học tập để tiếp thu được hệ thống Vũ Trụ này đã khó, nhưng dựa vào nó để tính toán ra vị trí của hành tinh nào đó trên quỹ đạo còn khó khăn hơn nhiều, đến nỗi, có tu sĩ đã phải thốt lên: “Lạy Chúa, sao Người lại sinh ra một Vũ Trụ rắc rối đến thế!”.

Có thể là bước vào thời kỳ Phục Hưng đã xuất hiện những ý kiến (không công khai) nghi ngờ về hệ thống địa tâm Ptôlêmê. Bởi vì vào thế kỷ XIV, Orexem (Nicole d’Oreseme, 1325-1382), một giám mục người Pháp, đã có một phát kiến vật lý quí báu. Ông cho rằng, mọi chuyển động đều có thể được nhìn nhận một cách tương đối, chuyển động của các ngôi sao trên bầu trời có thể do đúng là chúng quay quanh Trái Đất bất động hoặc cũng có thể là do Trái Đất quay quanh chúng. Phát kiến của Orexem quí báu ở chỗ là lần đầu tiên trong suốt thời Đêm trường Trung Cổ, nó đã dám động chạm đến vai trò trung tâm Vũ Trụ của Trái Đất, cũng có nghĩa là động chạm đến giáo điều “bất khả thương nghị” của giáo hội. Một báo hiệu lóe lên giữa đêm đen không thể không gây sự chú ý nào đối với các nhà thiên văn đương thời cũng như sau đó, và chắc rằng đã có ảnh hưởng đáng kể đến một con người có tên tuổi đã trở thành bất tử trong lòng nhân loại: Côpecnic (Nicolas Copernicus).


Nicole Oresme


Côpecnic sinh ngày 19-2-1473 tại Torun, Ba Lan thuộc Phổ, là con một thương gia giàu có. Ông mồ côi cha từ năm lên 10 tuổi và được một người chú nuôi nấng. Trong những năm 1491-1495, Côpecnic theo học khoa toán trường Đại học tổng hợp Cracow. Tiếp theo, từ năm 1496 đến năm 1500 ông học kỹ năng hội họa và nghe giảng về thiên văn học ở trường Đại học Tổng hợp Bologna, Ý. Sau đó, ông đến Roma theo học y khoa, luật học, kinh tế học tại trường Đại học Padoue và Phararé. Năm 1503, ông được trao bằng tiến sĩ luật nhà thờ tại trường Đại học Phararé. Cuối năm 1504, ông trở về Ba Lan, ở hẳn Vácxava, trở thành thầy thuốc nổi tiếng và là nhà kinh tế học xuất sắc. Trong một tác phẩm kinh tế học, ông đã khám phá ra một qui luật quan trọng về tiền tệ mà phải mấy trăm năm sau, nhà kinh tế học người Anh là Thomas Gơretsam mới tìm ra.

Khoảng năm 1511, Côpecnic rời bỏ những hoạt động xã hội sôi nổi, về sống có phần ẩn dật trong một tòa tháp để dốc tâm vào nghiên cứu thiên văn học. Hành động có vẻ bất ngờ này phải chăng là vì Côpecnic đã tiếp thu được những kết quả quan sát thiên văn mới, suy tư rất nhiều về hệ thống địa tâm Ptôlêmê và đã nảy ra ý tưởng về một hệ thống Vũ Trụ lấy Mặt Trời làm trung tâm và Trái Đất cùng với các hành tinh quay quanh nó? Có thể là như thế vì vào thời đó, xây dựng một hệ thống Nhật tâm là trái hoàn toàn với ý Chúa, mà quan niệm trái với ý Chúa thì thật là vô cùng nguy hiểm.

Để xây dựng hệ thống Nhật tâm, Côpecnic đã phải giải quyết một loạt vấn đề rất phức tạp mà trước hết là phải “cho” Trái Đất tự xoay đều quanh một trục của nó. Bởi vì ông vẫn cho rằng chuyển động của Trái Đất và các thiên thể quanh Mặt Trời là đều đặn trên những quĩ đạo tròn hoàn hảo nên, lý giải sự vận hành không đều của các thiên thể, ông vẫn phải dùng đến hệ thống nội luân, ngoại luân, và hơn nữa, thay vì chỉ cần đến 40 “hình cần phụ” như trong hệ thống của Ptôlêmê, ông đã phải bổ sung thêm 8 “hình cần phụ” nữa.

Hệ thống Nhật tâm của Côpecnic dường như không phù hợp với quan sát trực giác. Đến tận ngày nay cái cảm giác Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất đứng im vẫn còn đeo bám trong tâm khảm chúng ta, biểu hiện qua cách nói như “ Mặt Trời bắt đầu mọc”, “Mặt Trời đã lặn”, “Mặt Trời đã đi qua đỉnh đầu”…, huống hồ là 500 năm về trước. Tuy nhiên Côpécnic đã giải thích, chẳng hạn đối với câu hỏi: nếu Trái Đất chuyển động trong không gian thì sao chúng ta thấy cái thiên cầu có gắn những vì sao bất động vẫn chuyển động đều đặn (?), rằng, có như thế là vì thiên cầu đó vô cùng to lớn so với quĩ đạo Trái Đất, vì “đối với cảm giác của chúng ta, Trái Đất so với bầu trời cũng như một hạt nhỏ so với một vật… như cái hữu hạn so với cái vô hạn”. Hay ông cũng có viết: “Khi một con tàu chuyển động lúc trời yên tĩnh đối với người đi tàu, mọi vật ở bên ngoài có vẻ như đang chuyển động… còn bản thân người đi tàu lại coi là mình đứng yên. Chắc hẳn điều đó cũng có thể xảy ra khi Trái Đất chuyển động, thành thử chúng ta tưởng rằng tựa như tất cả Vũ Trụ quay quanh Trái Đất”. Dù sao thì hệ thống nhật tâm của ông vẫn chỉ có tính giả thuyết vì ông không thể đưa ra được bằng chứng xác nhận.

Có lẽ mô hình Vũ Trụ kiểu Nhật tâm được Côpecnic phác thảo vào năm 1514. Năm 1530, ông đã trình bày những luận điểm cơ bản của mình về thuyết nhật tâm trong một bản thảo có tựa đề “Bình luận nhỏ” và tiếp sau đó thì hoàn thành tác phẩm bất hủ có tựa đề “Về sự quay của các thiên cầu” (De Rovolutionibus orbium Coeleotium).

Mặc dù được một số bạn bè khuyến khích nhưng ông vẫn e ngại, không dám cho xuất bản tác phẩm có nội dung là toàn bộ lý thuyết về hệ nhật tâm ấy. Mãi khoảng 10 năm sau, một nhà toán học trẻ tên là Rhetikus viết một bài khảo cứu giới thiệu mô hình hệ nhật tâm của Côpecnic và hối thúc ông, ông mới đồng ý cho công bố. Để tránh những hệ lụy sau này từ nhà thờ và cũng để cho việc xuất bản được trót lọt trong lời nói đầu của tác phẩm đã phải viết rằng, hệ thống nhật tâm của Côpecnic chỉ là một giả thuyết toán học thuận tiện cho việc mô tả và tính toán chuyển động của các hành tinh, mô hình đó không hẳn là đúng trong hiện thực.

Năm 1542, Côpecnic bệnh nặng, nằm liệt giường. Ngày 4-5-1543, Rhetikus mang đến cho ông bản in đầu tiên của tác phẩm “Về sự quay của các thiên cầu”. Vài ngày sau, Côpecnic mất vì bệnh trúng phong và bại liệt, trên tay còn cầm tác phẩm mới in của mình. Trên bia mộ của nhà thiên văn học vĩ đại, ngày nay vẫn còn dòng chữ: “Người giữ lại Mặt Trời và đẩy Trái Đất chuyển động”.

Hệ thống nhật tâm của Côpecnic tuy vẫn còn những ngộ nhận, sai lầm nhưng đã gần chân lý khách quan hơn rất nhiều so với hệ thống địa tâm của Ptôlêmê. Đó cũng là một phát kiến thiên văn thiên tài mang tính cách mạng bởi vì Côpecnic đã biết suy tư vượt trên cảm nhận của trực giác, cũng như của trình độ nhận thức đương thời, đã dám đi ngược lại quan niệm giáo điều của thần học, trong khi thời đó chưa có phương tiện nghiên cứu thực nghiệm nào, chưa có kính thiên văn, chưa có dụng cụ đo đạc chính xác cao, chưa có phương pháp tính toán hữu hiệu nào để có thể chứng thực cho phần chân lý trong lý thuyết của ông. Hệ thống nhật tâm của Côpecnic không những là một bước tiến nhảy vọt của vật lý thiên văn, mở ra một thời kỳ mới đầy sôi động cho nghiên cứu vật lý học, mà còn là một đòn giáng mạnh mẽ vào sự thống trị của hệ thống Vũ Trụ đã tồn tại ngót nghét 15 thế kỷ do Ptôlêmê sáng tạo ra, vốn đã sai lầm mà còn bị đạo Kitô lũng đoạn. Tác phẩm của Côpecnic cũng khơi mào một cuộc đấu tranh một mất một còn giữa hai quan niệm về Vũ Trụ, một là của khoa học, một là của Thiên Chúa Giáo và thắng lợi cuối cùng hiển nhiên là thuộc về khoa học và cũng vì thế mà giáo hội cũng vĩnh viễn mất đi cái uy quyền của nó đối với khoa học, nghĩa là thần học kinh viện không còn cái khả năng thao túng đối với nghiên cứu khoa học chân chính được nữa.

Lúc mới ra đời, học thuyết nhật tâm của Côpecnic không phải là đã được nhiều người thừa nhận. Tác phẩm “về sự quay của các thiên cầu” được xuất bản lần đầu tiên với chỉ 1000 cuốn mà bán không chạy, mãi đến hơn 300 năm sau cũng chỉ được tái bản bốn lần. Giáo hội đã thấy ngay sự nguy hại của tác phẩm đối với mình nên vào năm 1611, nó bị ghi vào sổ đen của Tòa thánh và bị tuyệt đối cấm lưu hành. Một số những nhân vật có tiếng tăm lúc đó như nhà cải cách tôn giáo Lute, nhà triết học duy vật Bêcơn… đã không ủng hộ quan niệm của Côpecnic. Đến ngay cả nhà thiên văn học cỡ lớn là Tycho Brahe (1546-1601) cũng không chấp nhận nó.

Brahe là nhà quan sát thiên văn tài giỏi nhất vào thời của ông. Nhờ tài năng đó mà ông được vua Đan Mạch là Frédéric II, cho phép sử dụng hòn đảo Hveen làm nơi xây dựng đài quan sát thiên văn đầu tiên ở châu Âu. Tại đây, trong suốt 20 năm, bắt đầu từ năm 1576, Brahe đã tích lũy được nhiều số liệu về các hành tinh và các thiên thể với độ chính xác chưa từng có trước đó. Trước thời ông, người ta cho rằng sao chổi là hiện tượng xảy ra trong bầu khí quyển Trái Đất, nhưng kết quả quan sát sắc sảo của ông đã chỉ ra rằng hiện tượng sao chổi không thể xảy ra ở quá gần Trái Đất như đã tưởng, cũng không quá xa ở tận thiên cầu của các ngôi sao, mà ở đâu đó trong vùng thiên cầu của các hành tinh. Hơn thế nữa, Brahe đã chứng minh được quĩ đạo chuyển động của sao chổi không phải là hình tròn mà là hình ôvan, và nếu sự thể là như vậy thì sao chổi nhất thiết phải chuyển động xuyên qua các mặt cầu pha lê của các hành tinh. Từ đó Brahe đã rút ra được một kết luận quan trọng: các mặt cầu pha lê chỉ tồn tại trong tưởng tượng mà thôi.

Cũng nhờ tài năng quan sát mà Brahe đã vạch ra nhiều sai sót về vị trí của những ngôi sao nêu trong “Almagest” của Ptôlêmê, nhưng lại cho rằng nguyên nhân là do Ptôlêmê đã ghi chép không cẩn thận. Brahe trước hết là một nhà quan sát vì say mê bầu trời và thực tế đã là nhà quan sát thiên văn đại tài, nhưng chưa bao giờ là nhà khoa học có tư tưởng cách mạng. Ông chưa bao giờ có ý định tổng kết khối kết quả quan sát và đo đạc thiên văn phong phú của mình để chẳng hạn ít ra thì cũng nhằm kiểm chứng lại những mô hình Vũ trụ đã có. Tin tưởng một cách máy móc vào cảm nhận được đem lại từ quan sát trực giác, Brahe không thể chấp nhận nổi hệ thống Vũ trụ lấy Mặt Trời làm trung tâm của Côpecnic, tuy nhiên vì không thể bác bỏ được những quan sát thiên văn tinh tế do chính mình gặt hái được, mà ông cũng không tin tưởng và sự đúng đắn tuyệt đối đối với hệ thống Vũ Trụ của Ptôlêmê nữa. Mâu thuẫn này đã dẫn Brahe đến với một hệ thống Vũ trụ thỏa hiệp: Trái Đất vẫn là trung tâm của Vũ Trụ, các hành tinh quay quanh Mặt Trời, còn Mặt Trời cùng với bầu đoàn thê tử hành tinh của nó lại quay quanh Trái Đất giống như Mặt Trăng. Hệ thống Vũ Trụ này mau chóng đi vào quên lãng vì nó tỏ ra lập dị như chính tính cách của Brahe.
Tycho Ottesen Brahe
Tycho Brahe.JPG
Sinh 14 tháng 12 năm 1546
Thành Knutstorp, Đan Mạch
Mất 24 tháng 10 năm 1601 (54 tuổi)
Praha
Quốc gia Đan Mạch
Học vị
Nghề nghiệp Quý tộc, Thiên văn học
Mikołaj Kopernik
Nicolaus Copernicus

Chân dung tại Toruń - 1580
Sinh 19 tháng 2, 1473,
Toruń (then Thorn), Royal Prussia, Kingdom of Poland
Mất 24 tháng 5, 1543 (70 tuổi),
Frombork (Frauenburg), Warmia, Kingdom of Poland
Tôn giáo Công giáo Rôma
Ngành Toán học, thiên văn học, canon law, Y học, kinh tế học
Alma mater Kraków University, Bologna University, University of Padua, University of Ferrara
Nổi tiếng vì Thuyết nhật tâm
Chữ ký

Nhà thiên văn học Copernicus, hay những cuộc đối thoại với Thượng đế, tranh vẽ của Jan Matejko
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét