Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

TT&HĐ IV - 39/k


 
Sự hình thành và bí mật ở trung tâm dải ngân hà | Phim khoa học và khám phá


PHẦN IV:     BÁU VẬT 
"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi, lỡ đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc , chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..." 
 NTT 
 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG VII: TOÀN BÍCH

“Khi công việc là thú vui thì cuộc sống là sự hưởng thụ bất tận. Còn nếu công việc là nghĩa vụ thì lúc đó cuộc sống sẽ là nô dịch khổ sai”.
M. Gorki.

“Cuộc sống bắt chước Nghệ thuật nhiều hơn là Nghệ thuật bắt chước Cuộc sống. Có như thế không phải chỉ vì bản năng mô phỏng của Cuộc sống mà còn vì thực tế rằng, mục đích tự giác của Cuộc sống chính là tìm cách để thể hiện, và rằng Nghệ thuật cung cấp cho Cuộc sống vài hình thức đẹp đẽ để Cuộc sống có thể biến năng lực ấy thành hiện thực…”.
Oscar Wilde.

"Chỉ cần là khoa học thì sẽ không có sự lừa dối người khác, người bị lừa dối là người không biết khoa học."
"Tất cả các môn khoa học trừu tượng đều không là gì khác ngoài việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các biểu tượng."  
"Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái".  
"Công lý, sức mạnh. – Rất đúng rằng điều gì công bằng cần phải được tuân theo; rất cần thiết rằng điều gì mạnh nhất cần phải được phục tùng. Công lý không có sức mạnh là bất lực; sức mạnh không có công lý là bạo ngược. Công lý không có sức mạnh bị chống đối, bởi luôn luôn có kẻ vi phạm; sức mạnh không có công lý bị lên án. Vì vậy chúng ta cần kết hợp công lý và sức mạnh, và để đạt được điều này, hãy khiến điều công bằng trở nên mạnh mẽ, và điều mạnh cần đảm bảo công bằng".

(Tiếp theo)

Chúng ta “dám cả gan” khẳng định rằng nếu hiện tượng không phải xảy ra trên mặt phẳng ở hình 9 mà xảy ra trong không gian thực tại vĩ mô, và được quan sát thấy (nghĩa là điểm KG A là một điểm (thực thể) gồm một tập hợp vô vàn điểm KG kích thích), khi trình độ quan sát cũng như nhận thức đã chín muồi, thì trước sau gì chủ thể quan sát cũng đi đến những kết luận tương tự như chúng ta, trong đó có kết luận về tính bất định của quan sát và hơn hết, cũng sẽ đi đến biểu thức “chắc như bắp”:
                  
(mà Anhxtanh mới dừng lại ở mức độ cho nó là gần đúng và vẫn còn quan niệm sai lầm về khối lượng cũng như mối quan hệ giữa m và mo!).
Cho dù hình học không - thời gian có đạt tới thành quả đó đi nữa thì bản thân nó không bao giờ có thể khắc phục được một nan giải có tính cốt lõi, nảy sinh ra khi quan sát (một cách hình học thuần túy) một đối tượng được cho là ở quá xa.
Chúng ta quay lại hình 9. Giả sử quan sát hình học “thấy” được quá trình điểm A chuyển động thẳng từ A đến A’ và cũng biết rằng quá trình đó xảy ra ở khoảng cách rất xa so với vị trí đặt hệ quan sát (điểm O của hệ tọa độ KTG). Để có thể suy ra được các trị số tọa độ x1, x2, y1, y2 (vì không thể đo trực tiếp được), chúng ta phải lập biểu thức vectơ:
                 
sẽ hoàn toàn được xác định nếu xác định được vị trí của A và A’ so với O trong không gian, nghĩa là phải biết được độ dài của . Nhưng làm thế nào để xác định chính xác được độ dài khi hiện tượng ở quá xa trong không gian? Đành rằng tại O có thể nhận được tín hiệu ánh sáng từ A và sau đó là từ A’ để có thể xác định được các khoảng cách theo công thức:
                 
Hình 12: Tính bất định vị trí trong quan sát hình học
nhưng làm sao biết được thời điểm khởi phát chuyển động và nhất là thời điểm kết thúc chuyển động? Vả lại, cho dù có xác định được thời điểm khởi phát thì vì không thể xác định được vận tốc chuyển động v của điểm A (v<c) nên cũng không có cách nào xác định được thời điểm đạt tới A’ của chuyển động để mà có được thời lượng t2. Đó là nguyên nhân làm cho quan sát hình học hoàn toàn bất định trong việc xác định vị trí của A và A’ trong không gian khi chúng ta ở quá xa so với nơi đặt hệ quan sát. Trên hình 12, quan sát hình học dễ dàng ngộ nhận hoặc cũng có thể thậm chí là BB’…
 Dù hình học có cố gắng đến mấy thì cũng không thể khắc phục hết được những bất định có tính chủ quan trong quan sát của nó và hơn nữa, quan sát một cách hình học về không gian của nó đã không thể mô tả hết được những biểu hiện biến động phong phú của không gian thực tại. Đó chính là những dấu hiệu chỉ ra sự giới hạn của nghiên cứu hình học.
Để giải quyết được những bất cập trong quan sát hình học và bổ sung những mặt còn khiếm khuyết của mình, nghiên cứu toán học, sau khi đã hoàn thành trách nhiệm đặt nền móng cũng như làm người đi tiên phong mở đường, sẽ phải nhường bước cho nghiên cứu vật lý học tiếp tục tiến lên. Bằng cặp mắt gắn liền với thực tiễn và khả năng quan sát ngày một tinh tường nhờ có chiêm nghiệm dài lâu, vật lý học, trên nền tảng của hình học, sẽ xây dựng cho mình một lý thuyết cũng như một mô hình không gian vật lý. Mô hình không gian này sẽ ngày càng được điều chỉnh, bổ sung đến hoàn thiện để ngày càng mô phỏng đúng đắn Không Gian Vũ Trụ.
Trong tương lai không xa nữa, ba phương chiều nhận thức Tự Nhiên Tồn Tại của loài người là triết học, toán học và vật lý học sẽ được hợp nhất lại thành ba bộ phận hữu cơ của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VĨ ĐẠI.
Chúng ta tin tưởng sâu sắc điều đó, vì lẽ tự nhiên phải là như thế!
***
Toán học là một trác tuyệt vĩ đại mà loài người đã “vô tình” tạo dựng được cho mình!
Tồn Tại là vốn dĩ, Không Gian là duy nhất. Vì lẽ đó mà Tồn Tại phải Tự Nhiên, Không Gian phải Vận Động đến tận cùng khả năng, đến hết cung bậc có thể; để làm lộ ra bức chân dung sống động đến tuyệt đối của Đấng Tạo Hóa thiêng liêng và toàn năng cùng tột trong vĩnh cửu Thời Gian.
Tồn Tại là tất cả mà cũng chẳng là gì cả, giác ngộ tuyệt đối mà cũng u minh tuyệt đối. Từ nền tảng đó mà hiển hiện lên một Đấng Tạo Hóa cực kỳ thiêng liêng mà cũng… chả ra làm sao cả. Có thể nói Đấng Tạo Hóa là một hiện thực có hồn vía vô song, một tinh thần siêu phàm trong một thể xác hoang hóa, toàn năng bao nhiêu thì cũng thiểu năng bấy nhiêu. Đối với chúng ta, Ngài còn được thấy như một vị thần linh nhân dạng nhân tính, thần linh tối cao của mọi thần linh, biến hóa khôn lường mà cũng bất biến, uyên bác có thừa mà cũng không thiếu ngây ngô, vừa hồn nhiên vừa khắc kỷ, hiền từ đến quá đỗi mà dữ tợn cũng đến quá thể. Vì thế mà vạn vật - hiện tượng được hình thành thì cũng bị tiêu vong, tự do tung hoành trong ràng buộc xiềng xích. Cũng vì vậy mà có vô sinh thì cũng có hữu sinh, mà đã có sinh thì phải có tử. Đối với giới vô sinh thì quãng giữa thành - vong được gọi là tồn tại, đối với giới hữu sinh thì quãng giữa sinh - tử được gọi là sinh tồn hay cuộc đời. Đối với riêng con người thì quãng đó còn được gọi là "đường đời". (Nhưng không ai có thể thấy trước được con đường đời ấy cho đến giây phút lâm chung. Chỉ những ai chết không đột ngột mới thấy được một cách sáng sủa để phần lớn là quyến luyến với biết bao nuối tiếc!)
Đấng Tạo Hóa thiêng liêng hiển hiện ra từ Tự Nhiên Tồn Tại để bảo toàn Tồn Tại Tự Nhiên cho nên Ngài mở ra khả năng vạn vật - hiện tượng được tự do tồn tại và vì Tồn Tại là duy nhất, “chỉ có thế thôi” , nên tự do tồn tại lại gây ra cảnh cạnh tranh tồn tại, đấu tranh sinh tồn, dẫn đến may và rủi, thành và bại ở từng cá thể tồn tại hay sinh tồn. Rõ ràng, Đấng Tạo Hóa không hề thiên vị mà hóa ra thiên vị đáo để, không mảy may thị phi mà hóa ra thị phi quá chừng!
Ở loài người có trí tuệ, đấu tranh sinh tồn trở nên quyết liệt, gay gắt và “huynh đệ tương tàn” đến mức có thể là hạng nhất trong Vũ Trụ. Vì tự nhận giống loài mình là văn minh nên khi nói về bản thân, con người ta không nói toẹt ra là “đấu tranh sinh tồn” mà dùng mỹ từ “mưu sinh”, cũng như không nói “mưu cầu danh lợi” mà dùng mỹ từ “mưu cầu hạnh phúc”. Cũng vì đấu tranh sinh tồn ở loài người “ghê gớm” như thế mà những may - rủi, thành - bại… cũng gây nên biết bao cảm xúc sâu sắc trong tâm hồn của mỗi con người như: vinh - nhục, tự hào - hổ thẹn, sướng - khổ, hạnh phúc - bất hạnh…
Dù sao thì cũng phải thừa nhận rằng loài người có thể là một trong vài dạng hữu sinh tuyệt vời nhất (tạm quên cái bản tính “ưa phá phách” của nó đi!) mà Đấng Tạo Hóa đã sản sinh ra được. Ngay từ thuở mới sinh thành, loài người đã biết thực hiện cuộc trường chinh nhằm duy trì sự sống còn của nó một cách chủ động sáng tạo. Để tăng cường khả năng thích nghi, tự vệ trước môi trường thiên nhiên đầy biến động, loài người sơ khai không những biết mở rộng, đa dạng hóa nguồn thức ăn, biết bắt chước những sự vật - hiện tượng có sẵn trong thiên nhiên, mà còn biết chế ngự thiên nhiên, cải tạo môi trường nhằm phục vụ đời sống của mình. Một trong những đặc tính của chủ động sáng tạo là luôn tìm cách chủ động sáng tạo hơn nữa. Muốn thế, yêu cầu tiên quyết đặt ra trước loài người là phải tìm hiểu môi trường thiên nhiên mà nó đang sống trong đó và đồng thời cũng đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của nó. Do đó, có thể nói chủ động sáng tạo là một quá trình xen kẽ giữa nhận thức Tự Nhiên và tạo dựng thành quả một cách liên tục, phát triển từ thấp lên cao, từ nông - hẹp đến sâu - rộng, từ nhỏ bé thành lớn lao của loài người.
Chính trong cái quá trình chủ động nhận thức để sáng tạo, giúp tăng cường khả năng thích nghi, cũng như nâng cao điều kiện sống còn ngày một tốt hơn, loài người đã phát hiện ra những biểu hiện “mang tính toán học” (như số lượng, sự hợp thành, sự phân chia…) để rồi, trên cơ sở quan niệm, qui ước phù hợp với trình độ hiểu biết của mình, loài người đã sáng tạo ra một trong những kiệt tác của mình là Toán học. Toán học ra đời trước tiên là để ứng dụng phục vụ đời sống, sau đó là để tác động trở lại quá trình nhận thức - sáng tạo, góp phần quyết định đến sự hiểu biết về Tự Nhiên một cách ngày càng chắc chắn và sâu sắc ở loài người.
Trên Trái Đất này, loài người là loài độc nhất vô nhị biết sáng tạo ra những báu vật phi vật thể (hay là tinh thần) cho mình. Toán học là một báu vật vô cùng quí giá, thậm chí là quí giá nhất trong số những báu vật đó, cũng là bảo bối bất ly thân của loài người trên bước đường đi chiêm nghiệm Tự Nhiên Tồn Tại, đồng thời cũng là một khối hoang tưởng, phi thực tại vĩ đại. Cho nên, loài người ơi, hãy cảnh giác! Đừng để toán học dẫn dắt chúng ta đi về phương có Chúa Trời vì làm gì có Chúa, tương tự như đã dẫn dắt vật lý học đến với Big Bang và một Vũ Trụ giãn nở đầy ma mị!
Đó là những lời “tụng ca” cuối cùng của chúng ta đối với Toán học và cũng là những lời kết của câu chuyện kể về nó. Bởi vì chúng ta không thể cứ si mê, quyến luyến, quẩn quanh chiêm ngưỡng mãi toán học được. Cho dù là báu vật và là bảo bối đóng vai trò then chốt của sáng tạo khoa học thì chỉ bản thân nó thôi là không thể giải thích được mọi hiện tượng trong Vũ trụ bao la và bản chất đích thực của Tự Nhiên vĩ đại. Cuộc hành trình đi tìm “cái gì đó” của chúng ta, do đó mà không thể kết thúc ở đây. Đỉnh của Tu Di huyền thoại vẫn còn biền biệt, phải khẩn trương hơn nữa mới được!
Xin chào toán học kèm theo một lời cảm ơn chân thành rằng nhờ có toán học mà chúng ta biết được núi Tu Di là một khối kim tự tháp tứ diện tam giác đều, đồng thời cũng có thể là một khối cầu khổng lồ của mọi khổng lồ. Vì vậy mà giờ đây, chúng ta vẫn bâng khuâng không biết mình đang đi đến đỉnh của Tu Di hay là đang về nhà nữa. Song, cứ đi! Phải noi theo tiền bối:
“Tráng sĩ đi đầu không mọc tóc
Gương Kinh Kha in dội trong lòng”.
Bất chợt, chúng ta có cảm giác Đấng Tạo Hóa ở đâu đó rất gần và đang nhếch mép cười chúng ta, một đám nhóc còn ngây ngô và liều mạng vô tình. Thây kệ Ngài! Dù là toàn năng thì Ngài cũng chẳng hiểu được rằng, chúng ta rồ dại chứ không phải ngây ngô, mê mải cố tìm cái gì đó chứ không phải liều mạng vô tình, và hiện tại, chúng ta còn muốn được rồ dại hơn nữa. Nếu Đấng Tạo Hóa biết đọc, chúng ta sẽ gửi cho Ngài bài thỉnh cầu sau đây:
Xin Tạo Hóa cho ta khùng nhiều nhé
Để thấy hiển nhiên toàn những chuyện ngù ngờ
Để đủ gan lỳ cãi Triết - Khoa chí chóe
Bỏ đường đông quen, tưng tửng bước đường khờ

Xin Tạo Hóa cho ta thành nhỏ bé
Để dò la trò bất định vi mô
Để gặp Phôtôn hỏi về Cơ lượng tử
Sóng giao hòa hay hạt giăng tơ?

Xin Tạo Hóa cho ta mù đi nhé
Để ngộ ra nét quyến rũ Tenxơ
Để mò thấy từ Phương trình của Chúa
Vần gieo cuối cùng, kết đẹp một bài thơ.
***
(Hết phần IV, chương XXXIX)
---------------------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét