Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

DU LỊCH KHÔNG TỐN TIỀN 29

(ĐC sưu tầm trên NET)

Campuchia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Wikipedia Khmae.PNG
Bài viết này có chứa các ký tự Khmer. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì các chữ Khmer.
Vương quốc Campuchia
ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា (tiếng Kh'mer)
Preah Reacheanachak Kampuchea (tiếng Kh'mer)
Flag of Cambodia.svg Coat of arms of Cambodia.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Campuchia
Khẩu hiệu
ជាតិ សាសនា ព្រះមហាក្សត្រ។
Tiếng Khmer: "Dân tộc, Tôn giáo, Quốc vương"
Quốc ca
Nokoreach
Majestic Kingdom
Trình đơn
0:00
Hành chính
Chính phủ Quân chủ lập hiến dân chủ
Vua
Thủ tướng
Norodom Sihamoni
Hun Sen
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Khmer¹
Thủ đô Phnom Penh
11°31′B, 104°49′Đ
Thành phố lớn nhất Phnom Penh
Địa lý
Diện tích 181.035 km² (hạng 88)
Diện tích nước 2,5% %
Múi giờ ĐNÁ (UTC+7)
Lịch sử
Độc lập
9 tháng 11 1953 Từ sự cai trị của Pháp
Dân cư
Dân số ước lượng (2014) 15.458.332 người (hạng 65)
Dân số (2008) 13.388.910 người
Mật độ 81,8 người/km² (hạng 118)
Kinh tế
GDP (PPP) (2014) Tổng số: 49.960 tỉ Mỹ kim
HDI (2013) 0.584 trung bình (hạng 136)
Đơn vị tiền tệ Riel² (KHR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .kh
¹ Nhiều người hiểu tiếng Pháptiếng Việt
² Đô la Mỹ rất thông dụng.
Campuchia (chữ Khmer: កម្ពុជា, Kampuchea, IPA: [kɑmpuˈciə], tên chính thức: Vương quốc Campuchia, chữ Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា), cũng còn gọi là Cam Bốt là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á. Tiếng Việt trước thế kỷ 21 còn dùng những tên khác như Chân Lạp (chữ Nho: 真臘) và Cao Miên (高棉) để gọi nước này.

Lịch sử

Bức chạm nổi mô tả quân Khmer giao chiến với quân Chăm ở đền Bayon tại Angkor
Bản đồ Đông Nam Á lục địa khoảng năm 900
Angkor Wat tại Xiêm Riệp, di sản thế giới
Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.
Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân LạpThủy Chân Lạp.
Sau hàng thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái LanViệt Nam thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp trong Liên bang Đông Dương vào năm 1863. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai thì Pháp lại quay lại. Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953, trở thành một vương quốc. Năm 1960, Thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất. Ông thi hành chính sách trung lập.

Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam

Trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), lực lượng cộng sản của Trung ương Cục R đã sử dụng những lãnh thổ biên giới Campuchia gần Việt Nam như một căn cứ địa để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa nên Hoa Kỳ đã ném hàng loạt bom xuống các vùng cộng sản ở Campuchia. Một số nguồn ước tính số thương vong dân sự tại đây đạt tới con số 100.000 người . Năm 1970, tướng Lon Nol làm đảo chính lật đổ triều đình phong kiến và lên nắm quyền tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer. Chính quyền này đã bị lật đổ bởi những người theo đường lối cộng sản cực đoanKhmer Đỏ, được Bắc Kinh giúp đỡ, trong năm 1975.

Khmer Đỏ cầm quyền

Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo nắm được chính quyền vào năm 1975, thành lập nước "Campuchia Dân chủ". Họ chiếm thủ đô Phnom Penh và bắt đầu lùa dân ra khỏi thành thị vào tháng 10 năm 1974, PhnomPenh trở thành một thành phố chết - không có cư dân sinh sống. Trong thời gian này tiền tệ bị xoá bỏ và Khmer Đỏ thực hiện triệt để chính sách "tự cung tự cấp" - bài phương Tây và "quyết tâm xây dựng Xã hội Chủ nghĩa trong vòng 6 tháng" . Theo dự án Genocide Project của Đại học Yale, lao động khổ sai, bệnh tật, hành hình và "thanh trừng" đã làm khoảng hơn 1,7 triệu người đã chết trong khoảng thời gian 4 năm cải tạo xã hội của Khmer Đỏ (1975-1979)
Trong những năm nắm quyền, trong nội bộ Khmer Đỏ đã có sự thanh trừng lẫn nhau mà kết quả là những người thân Cộng sản Việt Nam bị bài trừ và phải bỏ trốn sang Việt Nam. Trong thời gian này hai bên đã có những xung đột biên giới nhỏ nhưng kéo dài.
Cuối năm 1978 sau khi chính quyền Pol Pot đem quân tấn công biên giới và giết hại thường dân Việt Nam thì Hà Nội đã tổ chức chiến dịch phản công và theo yêu cầu giúp đỡ của lực lượng thân Việt Nam ở Campuchia, họ đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7 tháng 1 năm 1979) và đưa quân tới sát biên giới phía tây với Thái Lan.
Do chiến thắng quá nhanh của quân đội Việt Nam, quân khmer Đỏ chỉ tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, vì vậy trong 13 năm đóng quân tại Campuchia, quân đội Việt Nam đã bị lực lượng tàn quân này quấy phá gây thiệt hại khá lớn. Các cuộc chiến nhỏ lẻ tẻ diễn ra liên tục trước khi Việt Nam rút quân năm 1989 và Liên hiệp quốc hỗ trợ bầu cử năm 1993, giúp cho nước này khôi phục lại tình trạng bình thường.

Cộng hòa Nhân dân Campuchia

Được Việt Nam hậu thuẫn, ngày 8 tháng 1 năm 1979 Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm chủ tịch đã được thành lập. Tuy vậy chính quyền này chỉ được một số nước cộng sản công nhận và chưa tự bảo vệ được mà vẫn cần đến sự có mặt của quân đội Việt Nam. Năm 1981, Cộng hòa Nhân dân Campuchia tổ chức bầu quốc hội và ban hành hiến pháp.
Trong thời gian này, Kampuchea Dân chủ của Khmer Đỏ vẫn giữ được ghế đại diện cho Campuchia ở Liên hiệp quốc.
Ngày 22 tháng 6 năm 1982, Chính phủ Liên hiệp ba phái Campuchia do Norodom Sihanouk làm Chủ tịch, Khieu Samphon (phái Khmer Đỏ) làm Phó Chủ tịch và Son Sann (phái thứ ba) làm Thủ tướng được thành lập tại Kuala Lumpur (Malaysia).
Cờ của chính phủ Pnom Penh từ năm 1989-1991
Việt Nam đã rút quân ra khỏi Campuchia trước kế hoạch (1990) và chính phủ tại Phnom Penh chấp nhận đàm phán với Chính phủ Liên hiệp ba phái Campuchia. Việc rút quân đội Việt Nam được hoàn tất ngày 26 tháng 9 năm 1989.

Sihanouk trở về

Sau nhiều phen thương lượng, Hoàng thân Sihanouk đã trở về Phnom Penh ngày 23 tháng 11 năm 1991 sau 13 năm vắng mặt. Năm 1992-1993, Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc Campuchia (UNTAC) tạm thời quản lý Campuchia. Một cuộc tuyển cử tự do được tổ chức năm 1993 dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc. Hoàng thân Sihanouk trở lại nắm quyền đất nước.
Chính phủ liên hiệp được lập sau bầu cử 1998 đem lại sự ổn định về chính trị, Khmer Đỏ không tham gia mà tiếp tục chống đối. Không có ai trong số các thủ lĩnh của Khmer Đỏ bị xét xử vì những tội ác diệt chủng mà họ đã phạm trong ba năm nắm chính quyền của họ.
Ngay sau đó, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia lật ngược tình thế: loại các thành phần hoàng gia chống đối rồi tiêu diệt, bắt giữ Khmer Đỏ. Hậu quả của thời kỳ Hoàng thân Sihanouk trở về là một số nơi rơi vào tình trạng vô chính phủ, nay đang được khắc phục.

Thời kỳ Vương quốc Campuchia (tái lập)

Sau khi cuộc Tổng tuyển cử tự do được Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức tháng 5 năm 1993, các phe phái, chủ yếu các CPP (Đảng Nhân dân Campuchia), FUNCIPEC (Đảng Bảo hoàng)và đảng của Sam Rensi phải mất đến 4 tháng mới thỏa thuận được cơ cấu phân chia quyền lực. Đến tháng 9 năm 1993, Quốc hội và Chính phủ mới được thành lập với nòng cốt là FUNCIPEC và CPP. Quốc hội nhất trí lấy tên nước là Vương quốc Campuchia. Đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom Sihanuk. Thủ tướng thứ nhất Norodom Ranarit (Chủ tịch Đảng FUNCIPEC), Thủ tướng thứ hai là Hun Xen (Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia). Chủ tịch quốc hội là Chia Xim (CPP). Năm 1997, ông Ung Huot (FUNCIPEC) thay ông Ranarit giữ chức thủ tướng thứ nhất. Từ năm 1993 đến nay, Campuchia đã trải qua 4 lần tổng tuyển cử. Ở lần tổng tuyển cử thứ 4 năm 2008, Đảng CPP dù chiếm đa số, nhưng không thể tự mình thành lập chính phủ do không giành được tỷ lệ đa số ghế 2/3 cần thiết theo luật định. Chính vì vậy, CPP buộc phải tìm kiếm liên minh từ FUNCINPEC, trên tinh thần đoàn kết dân tộc. Sau 15 năm tái lập chế độ quân chủ lập hiến, Vương quốc Campuchia đã thu dược nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và quan hệ đối ngoại.
Campuchia mở cửa và thân thiện với thế giới, sớm gia nhập WTO. Tuy vậy, kinh tế và mức sống vẫn phát triển chậm. Tổng GDP là 3.677 triệu USD (năm 2003), GDP bình quân đầu người 280 USD (2003) trên 30% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. Một phần do điểm xuất phát quá thấp (gần như bằng 0 sau giải phóng 1979) và một phần do quyền lực thực tế của chính quyền chưa hoàn thiện.
Năm 1998, Polpot chết, tổ chức Khơ me đỏ tan rã. Tháng 6 năm 2003, Liên hợp quốc và Chính phủ Campuchia đạt được thỏa thuận về việc xét xử các thủ lĩnh Khơ me đỏ. Hai bên thống nhất lập một tòa án do các thẩm phán quốc tế và thẩm phán Campuchia cùng làm chủ tọa. Tuy nhiên, việc xét xử Khmer Đỏ diễn ra hết sức chậm chạp do những thế lực đã nâng đỡ Khơ me đỏ trước đây (Trung Quốc) cản trở. Phần lớn các nhân vật quan trọng của tổ chức này đã chết già mà không bị tòa kết án. Mãi đến cuối năm 2008, phiên tòa đầu tiên xét xử các thủ lĩnh Khơ me đỏ mới được mở. Người đầu tiên bị xét xử là Kang Kech Ieu, giám đốc nhà tù S21 (Tulsleng), người đã tổ chức giết chết hàng vạn người Campuchia mà Khơ me đỏ cho là thù địch trong hơn 3 năm cầm quyền của họ.

Chính trị

Chính trị Campuchia được nhiều người nước ngoài biết đến bởi thời kỳ diệt chủng của Khmer Đỏ, việc này gây ra những đổ vỡ lớn trong nội bộ những nước đã từng ủng hộ chế độ này.
Đất nước này được cai trị bởi Quốc vương Norodom Sihanouk sau khi ông trở lại làm vua vào tháng 9 năm 1993. Đây là chế độ quân chủ lập hiến và trên thực tế quốc vương không điều hành đất nước. Cuối tháng 10 năm 2004 Norodom Sihanouk truyền ngôi lại cho Thái tử Norodom Sihamoni.
Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), thủ tướng đương nhiệm là Hun Sen.
Campuchia là thành viên của Liên hiệp quốcHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nước này đã đạt được sự ổn định tương đối về chính trị từ thập niên 1990 trở lại đây.

Quan hệ đối ngoại

Quan hệ đối ngoại của Vương quốc Campuchia được điều phối bởi Bộ Ngoại giao Campuchia, đứng đầu là Bộ trưởng H.E. Hor Namhong.
Campuchia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng thế giớiQuỹ tiền tệ Quốc tế. Nó là một thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ASEAN, và trở thành thành viên của WTO ngày 23.10.2004. Năm 2005 Campuchia đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á khai mạc tại Malaysia. Vào ngày 23 tháng 11 năm 2009, Campuchia phục hồi lại là thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).  Campuchia lần đầu tiên trở thành thành viên của IAEA vào ngày 06 tháng 02 năm 1958 nhưng đã từ bỏ vị trí thành viên của mình vào ngày 26 tháng 03 năm 2003 Campuchia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, bao gồm 20 Đại sứ quán bao gồm nhiều nước láng giềng châu Á và những đối tác quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình Paris, trong đó có Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, và Nga Như một kết quả của quan hệ quốc tế, tại Campuchia còn có các tổ chức nhân đạo khác nhau đã hỗ trợ các nhu cầu cơ sở hạ tầng xã hội, kinh tế và dân sự...

Xếp hạng quốc tế

Tổ chức quốc tế Khảo sát Xếp hạng Score
Ngân hàng thế giới Chỉ số thuận lợi kinh doanh (2012) 138/183 75.4%
Minh bạch Quốc tế Chỉ số nhận thức tham nhũng (2012) 164/184 89.13%
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc Chỉ số phát triển con người (2012) 139/184 75.5%
Hội đồng Vàng Thế giới Dự trữ vàng (2010) 65/110 60%
Phóng viên không biên giới Chỉ số tự do báo chí (2012) 117/179 65.3%
Quỹ Di sản Chỉ số tự do kinh tế (2012) 102/179 57%
Báo cáo cạnh tranh toàn cầu Diễn đàn Kinh tế thế giới (2012) 97/142 68.3%
Chỉ số hòa bình toàn cầu Viện Kinh tế và Hòa Bình (2012) 108/142 68.3%
Liên Hiệp Quốc Chỉ số giáo dục (2012) 132/179 73.7%
World Development Indicators Global Internet usage (2011) 127/193 3%

Hành chính

Nước Campuchia được chia thành 25 đơn vị hành chính địa phương cấp một gồm 21 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Các tỉnh được chia thành các huyện và huyện đảo, còn các thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các quận. Dưới huyện là các xã, và dưới quận là các phường. Phường và xã là cấp hành chính địa phương cuối cùng ở Campuchia. Trong một xã có thể có một hoặc nhiều hơn một làng, nhưng làng không phải là một cấp hành chính chính thức.

Địa lý

Diện tích Campuchia khoảng 181.035 km²  có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.
Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.
Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 °C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.
Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voibò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Kinh tế

người nông dân Campuchia
Vương quốc Campuchia đã bị tàn phá gần như hoàn toàn sau thời kỳ Polpot Khmer Đỏ, thành phố lớn nhất Phnompenh đứng lên từ một thành phố chết không một bóng người và được khôi phục với vẻ huy hoàng như ngày nay. Ảnh hưởng của chiến tranh ngoại quốc lẫn nội chiến nghiêm trọng hơn ở Việt Nam nên cho đến nay nền kinh tế vẫn còn nhiều điều bất cập, tình trạng tham nhũng lớn và luật pháp lỏng lẻo khiến cho đất nước có nhiều điều cần phải giải quyết.
Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, GDP tăng trưởng ở mức 5.0% trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và 5.2% trong năm 2002. Du lịch là ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với số du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001 trước sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương.
Campuchia đã gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 13 tháng 10 năm 2004.
Đầu năm 2007, nhiều nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại học Harvard và nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới được công bố: cho rằng Campuchia có trữ lượng có thể lên đến 2 tỉ thùng dầu và 10.000 tỉ mét khối khí đốt 

Dân cư và ngôn ngữ

Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Campuchia gốc Hoa, người Chàmngười Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.
Phật giáo Theravada hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại thừa Bắc tông chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáođạo Bà la môn ở các cộng đồng Chăm, Ki-tô giáo chiếm khoảng 2% dân số...
Tiếng Pháptiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.
Cuộc nội chiến có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20.6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông  Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1.6:1.

Du lịch

Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hẫp dẫn nhất trên thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón khách du lịch vào những năm đầu của thập niên 90 và lượng khách du lịch tăng lên qua từng năm
Những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Vương quốc Campuchia là đền Angkor Wat và những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, cũng như các địa điểm văn hoá hẫp dẫn thuộc thủ đô Phnom Penh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville với đầy đủ các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí và một số dịch vụ du lịch khác.
Các điểm tham quan khác có thể phải kể đến vùng đồi núi thuộc tỉnh Rattanakiri và tỉnh Mondulkiri, những ngôi đền nằm biệt lập thuộc tỉnh Preah ViherdBanteay Chhmar và các khu vực kinh tế quan trọng như Battambang, Kep và Kampot là những địa danh mới được khám phá gần đây.
Campuchia là vùng đất của những cái đẹp, các ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, đền Bayon và sự sụp đổ của đế chế Khmer luôn mang dấu ấn của sự trang trọng, hùng vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới – có thể so sánh với Machu Picchu, Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành. Nhưng sự hùng vĩ này lại trái ngược với Cánh đồng chếtbảo tàng diệt chủng Toul Sleng, cũng như trái ngược với những chứng tích lịch sử cận đại của Campuchia, thời gian mà lực lượng Polpot và chế độ cực đoan Khmer Đỏ cai trị cuối những năm 1970, gây nên một trong những tội ác ghê rợn và tàn bạo nhất của thế kỷ 20.
Ngày nay, người Khmer vốn chiếm 95% dân số Campuchia đã tạo ra những ấn tượng sâu đậm cho khách du lịch, họ chính là những người thân thiện và hạnh phúc nhất mà du khách từng gặp. Nụ cười người Khmer có ở khắp nơi, như trong chuyện cổ tích và truyền thống đậm đà bản sắc riêng của dân tộc này. Campuchia vì vậy thật sự là vùng đất của sự tương phản: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những bản hùng ca và những bi kịch, giữa sự quặn đau tuyệt vọng và nguồn cảm hứng tương lai. Dường như đó là một đặc điểm vô song của đất nước Campuchia. Điều đó thúc đẩy bất cứ du khách nào cũng khát khao một lần đặt chân lên mảnh đất này.
Du lịch tại Campuchia tập trung chia làm 5 vùng trọng điểm.
  1. Vùng thủ đô Phnôm Pênh:
  1. Siêm Riệp:
  1. Rattanakhri
  2. Thành phố Sihanouk
Odong
  1. Pailin

Nghệ thuật

Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này.
Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,... và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2–3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với thân hành mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có một cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avalokitesvara (một dạng của Quan Âm Bồ Tát).
Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại. Kiến trúc của Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm của Việt Nam.

Văn hóa

Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáoHindu giáo.

Ẩm thực

Amok Campuchia
Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên.

Âm nhạc

Dàn nhạc ngũ âm và các nhạc cụ truyền thống tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách giống Thái Lan và Lào tương tự nhau.

Văn học

Danseuses kmer (2).JPG
Royal Ballet Camboda Apsara Mera.jpg
Nổi tiếng nhất là thể loại trường ca Riêm kê là thể loại sáng tác bằng thơ ca dân gian dài hàng vạn câu. Cốt truyện chủ yếu vay mượn từ sử thi Ramayana của Ấn Độ.

Những ngày lễ chính của Campuchia

Người Campuchia cũng giống như các quốc gia khác đều sử dụng Tây lịch. Tuy nhiên, trừ một số ngày lễ của người Khmer, họ sử dụng lịch Campuchia như ngày lễ Tết, lễ nhập điền hay lễ cầu hôn. Lịch Khmer có thể sớm hay muộn hơn lịch Tây tùy vào thời điểm của năm. Dự giao thoa về văn hóa và dân cư khiến cho một số ngày lễ của Campuchia có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc, tết Đoan Ngọ, v.v.
  • Ngày 7 tháng 1 hàng năm: ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer Đỏ
  • Ngày cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2: Tết Nguyên Đán của Campuchia
  • Ngày 13, 14, 15 tháng 4 hàng năm: ngày tết của người Khmer
  • Ngày 13, 14, 15 tháng 5 hàng năm: sinh nhật nhà vua Sihamoni
  • Ngày 19 tháng 5 hàng năm: ngày lễ Phật giáo năm 2007 trùng với ngày Quốc tế lao động
  • Ngày 23 tháng 5 hàng năm: ngày lễ cầu mùa Hoàng Cung
  • Ngày 18 tháng 6 hàng năm: ngày sinh nhật Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk
  • Ngày 24 tháng 9 hàng năm: ngày hiến pháp quốc gia
  • Ngày 28, 29, 30 tháng 09 hàng năm: ngày báo hiếu cha
  • Ngày 23 tháng 10 hàng năm: ngày ký hiệp định hòa bình Paris
  • Ngày 29 tháng 10 hàng năm: ngày nhà vua đăng quang
  • Ngày 31 tháng 10 hàng năm: ngày sinh nhật Thượng hoàng Sihanouk
  • Ngày 09 tháng 11 hàng năm: ngày Quốc khánh
  • Ngày 11, 12, 13 tháng 11 hàng năm: ngày lễ hội rước nước, đua thuyền
  • Ngày 10 tháng 12 hàng năm: ngày lễ nhân quyền

Giáo dục

Tỷ lệ biết chữ ở Campuchia khoảng 73,6% trong đó tỷ lệ nam biết chữ cao hơn nữ và thành thị cao hơn nông thôn.
Trong thời kỳ Khmer đỏ thống trị, giáo dục Campuchia bị tàn phá nặng nề và hiện nay đang từng bước được phục hồi.

Tôn giáo

Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo chính thức của Campuchia, được thực hành bởi hơn 95 phần trăm dân số. Phật giáo là tôn giáo phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong tất cả các tỉnh, với ước tính khoảng 4.392 đền thờ tu viện trong cả nước. Phần lớn sắc tộc Khmer theo đạo Phật, và có những hiệp hội gần gũi giữa Phật giáo, truyền thống văn hóa và cuộc sống hàng ngày. Tuân thủ Đạo Phật thường được xem là bản sắc dân tộc và văn hóa của đất nước. Tôn giáo ở Campuchia, trong đó có Phật giáo, đã bị đàn áp bởi chế độ Khmer Đỏ trong thời gian cuối những năm 1970 nhưng kể từ khi chế độ này bị lật đổ, Phật giáo đã hồi sinh trở lại trên đất nước này.
Hồi giáo là tôn giáo của đa số người Chămngười Mã Lai thiểu số ở Campuchia. Đa số là người Hồi giáo Sunni và tập trung đông ở tỉnh Kampong Cham. Hiện nay có hơn 300.000 người Hồi giáo trong nước.
Một phần trăm dân số Campuchia được xác định là Kitô hữu, trong đó Công giáo Rôma tạo thành nhóm lớn nhất tiếp theo là cộng đồng Tin Lành. Hiện nay có 20.000 người Công giáo tại Campuchia, chiếm 0,15% tổng dân số. Các nhánh Kitô giáo khác bao gồm Baptist, Liên minh Kitô giáo và truyền giáo, Phong trào Giám lý, Nhân chứng Giê-hô-va, Phong trào Ngũ Tuần, và Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô.
Phật giáo Đại thừa là tôn giáo của đa số người Trung QuốcViệt Nam tại Campuchia. Các yếu tố của thực hành tôn giáo khác, chẳng hạn như việc tôn kính các anh hùng dân gian và tổ tiên, Khổng giáo và Đạo giáo kết hợp với Phật giáo Trung Quốc cũng được thực hành.
Trước chế độ Khmer Đỏ, có 73.164 tín đồ đạo Cao Đài ở Campuchia trong đó Việt kiều chiếm 64.954 người và số người Campuchia là 8210 người.  Hiện nay, chỉ còn khoảng 2.000 tín đồ Cao Đài ở Campuchia tập trung ở thủ đô Phnom Penh với một Thánh thất Cao Đài.

Dữ liệu chung

Chính trị

STT Đối tượng Dữ liệu
1 Tên gọi chính thức Vương quốc Campuchia
2 Chính thể Quân chủ lập hiến
3 Hình thái nhà nước Nhà nước Quân chủ
4 Nguyên thủ quốc gia Quốc vương
5 Chính phủ Thủ tướngnội các
6 Cơ chế đảng phái chính trị Đảng phái ưu thế
7 Cơ quan lập pháp Quốc hội lưỡng viện: Thượng viện có 61 thành viên, Hạ viện có 123 thành viên\
8 Đứng đầu Quốc hội Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện
9 Độ tuổi bầu cử Từ 18 tuổi trở lên
10 Nhiệm kỳ Quốc hội 5 năm ở Thượng viện và 5 năm ở Hạ viện
11 Quan hệ với Liên Hiệp Quốc Thành viên chính thức
12 Quan hệ với WTO Thành viên chính thức
13 Khung hình phạt cao nhất Chung thân (đã bãi bỏ luật tử hình)
14 Chỉ số dân chủ 2013 Thể chế hỗn hợp
15 Chỉ số dân chủ 2014 Thể chế hỗn hợp
16 Chỉ số tự do 2013 Không tự do
17 Chỉ số tự do 2014 Không tự do
18 Tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia Thái Lan, Việt Nam

Kinh tế

STT Đối tượng Dữ liệu
1 GDP (danh nghĩa) 2009 10.871 triệu USD
2 GDP (danh nghĩa) 2012 14.118 triệu USD
3 Tỉ lệ tăng trưởng GDP (danh nghĩa) 2009-2012 29,87%
4 GDP/người 2009 786 USD
5 GDP/người 2012 926 USD
6 Tỉ lệ tăng trưởng GDP/người 2009-2012 17,81%
7 Trữ lượng dầu mỏ 0 thùng
8 Sản lượng dầu thô 0 trùng/ngày
9 Tiền tệ sử dụng chính thức Riel Campuchia

Địa lý và hành chính

STT Đối tượng Dữ liệu
1 Tổng diện tích 181.035 Km2
2 Tỉ lệ mặt nước  2,5%
3 Diện tích mặt nước 4.526 km2
4 Diện tích mặt đất 113.509 km2
5 Đơn vị hành chính cấp I 24 tỉnh và thành phố
6 Hệ thống sông hồ quan trọng Biển Hồ, Hệ thống sông Mekong-Tonlesap
7 Đảo lớn nhất Đảo Koh Kong
8 Chiều dài bờ biển 433 km
9 Biên giới quốc tế trên bộ Việt Nam, Lào, Thái Lan
10 Thực thể biển quan trọng Biển Đông, Vịnh Thái Lan, Vịnh Kompong Som
11 Dân số 2009 13.830.789 người
12 Dân số 2012 15.246.220 người
13 Tỉ lệ tăng trưởng dân số 2009-2012 10,23%
14 Thủ đô Phnompenh
15 Thành phố lớn nhất Phnompenh
16 Thành phố lớn thứ 2 Batambang

Văn hóa và giáo dục

STT Đối tượng Dữ liệu
1 Ngôn ngữ sử dụng chính thức Tiếng Khmer
2 Nhóm chủng tộc chiếm đa số Người Khmer
3 Cơ sở giáo dục đại học và sau đại học danh tiếng nhất Học viện Hoàng gia Campuchia
4 Ý nghĩa tên gọi quốc gia Vùng đất của Đế quốc Khmer
5 Quốc hoa Rumdul
6 Quốc điểu Cò quăm lớn

Top 10 danh thắng nổi tiếng ở Campuchia

Top 10 danh thắng nổi tiếng nhất ở Campuchia là những nơi du khách không nên bỏ qua nếu có dịp ngao du đất nước chùa tháp. Mời bạn cùng iVIVU lần lượt ghé thăm từng địa danh nhé.
1. Siem Reap
Siem Reap là thành phố phát triển nhanh ở Campuchia và là thị trấn cửa ngõ quyến rũ bậc nhất với rất nhiều đền thờ cổ kính, khu chợ đêm sầm uất và hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tiêu chuẩn quốc tế.
Siem Reap - iVIVU.com
Danh sách khách sạn Siem Reap, Campuchia
2. Preah Vihear
Preah Vihear - iVIVU.comPreah Vihear là một đền thờ Khmer nằm trên vách núi cao 525 mét, trên dãy Dangrek huyền thoại, nằm giữa biên giới Campuchia và Thái Lan. Đây là một trong những công trình kiến trúc Khmer thế kỷ 11, 12 đẹp nhất còn sót lại đến ngày nay.
3. Sihanouk Ville
Sihanouk Ville - iVIVU.comSihanouk Ville hay còn gọi là Kampong Som là một thành phố cảng, khu resort ven biển thuộc vịnh Thái Lan. Điểm sáng hút khách ở đây là bãi biển cát trắng và những hòn đảo nhiệt đới, phù hợp cho những kỳ nghỉ đổi gió ngắn ngày.
Danh sách khách sạn Sihanouk Ville, Campuchia
4. Tonle Sap
Tonle Sap - iVIVU.comTonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và quan trọng bậc nhất Campuchia. Hồ nước trải rộng và thay đổi đáng kinh ngạc mỗi mùa. Từ tháng 11 tới tháng 5 là mùa khô ở Campuchia, Tonle Sap hầu như khô hạn trong khi tới mùa mưa, hồ trở nên rộng lớn hơn nhiều, với nhiều ngôi làng nổi của cư dân sinh sống tại đó.
5. Chùa Bạc
Chùa Bạc - iVIVU.comNằm trong quần thể cung điện hoàng gia ở Phnom Penh, chùa Bạc được coi là kho báu quốc gia với rất nhiều bức tượng Phật bằng vàng và đá quý. Báu vật quý nhất là bức tượng Phật bằng ngọc bích và bức tượng Di Lặc bằng vàng đính 9.584 viên kim cương.
Danh sách khách sạn Phnom Penh, Campuchia
6. Ga Bokor Hill
Ga Bokor Hill - iVIVU.comNhà ga gần Kampot này được người Pháp xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước và bị bỏ hoang hai lần tới tận ngày nay, tuy nhiên, do nằm trên một lộ trình đi bộ đẹp của đất nước, du khách vẫn thường xuyên ghé thăm nơi này.
7. Kratie
Kratie - iVIVU.comThị trấn nhỏ nằm bên bờ sông Mekong này từng là một khu chợ nhộn nhịp, sầm uất. Ngày nay, nơi đây thu hút rất nhiều đoàn khách du lịch tới tham quan những ngôi nhà kiểu Pháp cổ và ngắm những chú cá heo.
8. Koh Ker
Koh Ker - iVIVU.comKoh Ker là thủ đô của đế chế Khmer trong một giai đoạn ngắn từ năm 928 đến 944 sau công nguyên. Trong khoảng thời gian ngắn này, rất nhiều ngôi nhà, công trình kiến trúc được xây dựng. Nổi bật nhất là Prasat Thm, ngôi đền hình chóp cao 30 mét nằm giữa rừng già với bức tượng thần chim Garuda tạc vào những khối đá lớn.
9. Banteay Srei
Banteay Srei - iVIVU.comBanteay Srei là một đền thờ nằm cách quần thể Angkor 25 km về phía Đông Bắc, được xây dựng từ năm 967 sau công nguyên, xây chủ yếu bằng đá sa huỳnh đỏ, với rất nhiều kiệt tác điêu khắc trang trí trên đá tuyệt đẹp.
10. Angkor
Angkor - iVIVU.comKhông còn gì phải bàn cãi, Angkor chính là quần thể kiến trúc nổi tiếng, rộng lớn làm nên tên tuổi ngành du lịch Campuchia. Quần thể này được xây dựng bởi đế chế Khmer từ thế kỷ 9 đến 15 sau công nguyên với đền thờ Angkor Wat cổ kính, những khuôn mặt đá Bayon khổng lồ và những tàn tích bao phủ trong rễ cây ấn tượng.
Danh sách khách sạn gần di tích Angkor, Siem Reap, Campuchia
***
Nguồn: Cẩm nang du lịch cùng iVIVU - Theo Xzone

Câu chuyện du lịch: Campuchia, hiện đại và cổ xưa

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Kể từ khi cầu Neak Luong bắc qua sông Mê Kông được khánh thành hồi năm ngoái, quãng đường từ TP.HCM đến Phnom Penh trở nên gần gũi hơn vì không phải mất thời gian đợi phà. Cũng vì thế mà năm 2015, có gần 800.000 người Việt qua Campuchia, tăng khoảng 9% so năm trước.
Thành phố trên sông Mê Kông
Điểm đến Campuchia trở nên quen thuộc với du khách Việt, khi hội tụ đầy đủ những điều hấp dẫn. Với biển có Sihanouk Ville. Với danh thắng có quần thể đền đài Angkor Wat. Vui chơi giải trí có NagaWorld... Hiện nay, du khách ở TP.HCM có nhiều chọn lựa cho tour Phnom Penh, trong đó có tour với điểm đến chính là khu phức hợp giải trí NagaWorld. Đúng 7h sáng sẽ có xe bus hạng sang NagaWorld đón khách trước tòa nhà Bitexco. Mất khoảng 5 giờ, khách sẽ đặt chân đến Phnom Penh. Để thuận tiện cho du khách, đơn vị tổ chức lo luôn dịch vụ làm thủ tục xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).
Có mặt trên chuyến đi, khi đến cửa khẩu, chúng tôi không phải mất thời gian xếp hàng xin dấu xuất nhập cảnh mà chỉ cần ngồi trên xe chờ nhân viên tour làm toàn bộ thủ tục, sau đó nhận lại hộ chiếu và xuống xe bước qua cửa khẩu là đã sang nước bạn.
Nagaworld nằm ở thủ đô Phnom Penh, giữa vùng địa thế ven bờ đẹp như tranh vẽ của sông Mê Kông và Tonly Sap tràn đầy sức sống. Bước vào bên trong, chúng tôi thực sự choáng ngợp trước khu vực giải trí tám tầng lầu, bao gồm các nhà hàng, bar và 14 tầng với hơn 600 phòng khách sang trọng. Ai đó đã nói, NagaWorld chính là thành phố trên sông Mê Kông quả không sai, khi nơi này hội tụ tất cả những trò vui chơi cao cấp nhất, kèm theo dịch vụ lưu trú hàng đầu khu vực.
Nếu cảm thấy đói bụng, du khách có nhiều lựa chọn từ vô số các món ăn được chế biến theo phong cách của địa phương đến ẩm thực Á - Âu. Nếu yêu thích không gian lãng mạn với những món ăn Pháp, khách nên đến nhà hàng Le Gourmet dùng bữa tối.
Hoặc đến Bistro Romano để thưởng thức các món ăn Italy tinh tế. Còn không, du khách có thể chọn Pangea Fusion để thưởng thức ẩm thực của sự kết hợp giữa phương Đông và phương Tây, chọn Korean Grill để nhâm nhi đồ nướng Hàn Quốc… Vào buổi tối, NagaWorld KTV là nơi gặp gỡ bạn bè để hát lên những giai điệu yêu thích. Giới trẻ sành điệu có thể đến Darlin Darlin Club để hòa mình với ban nhạc Rock hoặc R&B Band thâu đêm trong một khung cảnh hấp dẫn…
Cổ xưa Siem Reap
Dĩ nhiên, Phnom Penh không chỉ có mỗi NagaWorld. Du khách nên đến Cung điện Hoàng gia - biểu tượng của Vương quốc Campuchia, là nơi diễn ra các cuộc họp của Quốc hội cũng như chỗ ở của Quốc vương. Hoặc đến Wat Phnom - một ngôi chùa linh thiêng nằm yên ả trên một đỉnh đồi đầy cỏ, du khách hãy cầu may cho mình trong năm mới. Du khách cũng có thể mua sắm tại chợ Nga, chợ Trung tâm, khu thương mại Sorya, hoặc tản bộ trên con phố nghệ thuật 178 để lựa chọn cho mình những tác phẩm điêu khắc bản xứ chính hiệu.
Có hai cách để khám phá Campuchia, một là đi từ TP.HCM đến Phnom Penh rồi ngược qua Siem Reap, hai là từ Siem Reap rồi đến Phnom Penh.
Nếu Phnom Penh ồn ã, hiện đại thì Siem Reap hoàn toàn tĩnh lặng, cổ xưa. Đó là sự tĩnh lặng của một quá khứ huy hoàng và hiện tại đầy quyến rũ. Siem Reap là cửa ngõ để du khách vào công viên khảo cổ Angkor. Trong đó, Angkor Wat là nơi phải đến đầu tiên. Đây là đền thờ tôn giáo độc lập lớn nhất thế giới và là kỳ quan của UNESCO, được bảo tồn tốt nhất trong hệ thống những ngôi đền Angkor.
Angkor Wat xây dựng vào đầu thế kỷ 12, với kiến trúc gồm 1 tháp trung tâm và 4 tháp nhỏ ở xung quanh theo sơ đồ ngũ điểm. Đây cũng là kiểu kiến trúc phổ biến của các đền thờ trong quần thể Angkor. Với tổng cộng 5 tháp biểu trưng của 5 đỉnh núi Meru, Angkor Wat được bao quanh bởi một hào nước, tôn lên vẻ đẹp lung linh của ngôi đền vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Hào nước là bể trần gian để bước qua nó, người ta có thể đi vào cõi thiên đường vĩnh cửu. Phía bên trong hào nước là các bức tường. Mỗi phía tường đều có một cổng. Tuy nhiên, sự tráng lệ của Angkor Wat là kho tàng điêu khắc trên bức tường dài 1,2 km, cao 3 m với hàng trăm hình ảnh Apsara và bộ sưu tập chạm khắc kể những câu chuyện về thần Vishnu cùng chiến công của vua Suryavarman II ngoài chiến trường.
Còn Angkor Thom, thành phố vĩ đại, từng tồn tại một hoàng cung ở bên trong, là mô hình thu nhỏ của vũ trụ, được chia làm bốn phần bởi một trục chính. Đền thờ Bayon nằm ở chính giữa của các trục như là sự kết nối giữa trời và đất. Điểm nhấn trong kiến trúc vĩ đại của Angkor Thom chính là đền Bayon (thần Bốn mặt), nơi du khách chiêm ngưỡng không mệt mỏi 216 khuôn mặt trên 54 bức tượng (cao nhất là 42 m).
Mỗi khuôn mặt có nét điêu khắc riêng, không cái nào giống cái nào. Bởi thế, Bayon là ngôi đền bí ẩn nhất trong những bí ẩn của các đền ở Angkor. Những khuôn mặt có đôi môi dày, trán rộng, lỗ mũi hoang dại... được miêu tả như là Nụ cười Angkor (Smile of Angkor) nổi tiếng.
Không giữ được vẻ nguyên sơ, Ta Prohm đã phần nào hoang phế. Ngôi đền nổi tiếng trong phim ảnh này nằm ở phía Đông của Angkor Thom, gần với đền Banteay Kdei. Ta Prohm rất thanh bình và tuyệt đẹp vào buổi sáng sớm… Chỉ một ngày để khám phá Siem Reap thôi sao? Không, không thể. Bởi để khám phá thành phố cổ xưa này, bạn phải cần một tuần lễ nhưng bấy nhiêu ngày cũng chỉ đủ để biết cơ bản điểm đến này mà thôi.
P/S: Giá tour tham quan Phnom Penh với nơi đến là NagaWorld hiện là 2.750.000 VNĐ/khách cho phòng đôi gồm xe đưa đón Sài Gòn - Phnompenh, 3 ngày 2 đêm nghỉ tại khách sạn 5 sao, 2 bữa sáng miễn phí và có 30 USD cho các bữa trưa, tối tại một số nhà hàng trong NagaWorld cùng tour thăm thú quanh Phnom Penh như chùa Wat Phnom, cung điện Hoàng Gia, chợ trung tâm...
Hà Đỗ - Tâm Trần

Đền Angkor Wat, di tích quan trọng bậc nhất Campuchia

Angkor Wat (còn được gọi là đền Đế Thiên) được đức vua Khmer Suryavarman II xây dựng trong thế kỷ thứ 12. Ban đầu nó được xây dựng làm một ngôi đền Hindu, sau này Angkor Wat được sử dụng làm nơi thờ Phật sau khi chế độ quân chủ của Campuchia chuyển sang theo đạo Phật trong một vài thế kỷ sau đó.

Đền Angkor Wat
Ảnh: Đền Angkor Wat

Angkor Wat có chu vi gần 6km và diện tích khoảng 200ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn.

Angkor Wat được xây dựng bằng vô vàn phiến đá xanh, đây là dạng đền núi ở Campuchia có lối vào chính theo hướng Tây - hướng mặt trời lặn. Angkor Wat có 398 gian phồng, nối liền nhau bởi 1.500m hành lang. Bên trên, 5 toà tháp liên hoàn nhau bằng 3 tầng kiến trúc, trong đó toà tháp cao nhất lên tới 65m, 4 tháp phụ cao 40m. Con đường dẫn tới chính môn của Angkor Wat cũng làm bằng đá tảng dài 230m, rộng gần l0m và có độ cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên đền. Khu đền chính gồm 398 gian được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Toàn khu đền tồn tại nhiều hình ảnh nghệ thuật chạm khắc đá như các tấm phù điêu khổng lồ, các cột, cửa, trần, tường, hành lang, lan can, mái..., tất cả toát lên sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại.

Đền Angkor Wat
Ảnh: Một góc khu đền Angkor Wat

Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang dài, sâu hút. Ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo tích truyện cổ xưa xuất phát từ sử thi ấn Độ Mahabharata và Raymana.
Tầng 1, độc đáo nhất là dãy hành lang có những bức phù điêu nối tiếp trên tường 2,5m và chạy dài hơn 800m, miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn và những chiến công của vua Suryavarman II - người tạo dựng ngôi đền. Phía trong cùng của bức phù điêu miêu tả cuộc chiến khuây biển sữa trong truyền thuyết, những chú khỉ và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ Aspara... Nhờ phần trần và mái hành lang chạy dài xuyên suốt, bức phù điêu dường như được bảo vệ còn nguyên vẹn. Tầng 1 của Angkor Wat còn có các hồ nước, ngày xưa dùng cho vua tắm, tẩy rửa tội lỗi và thoát y. Hiện nay, hầu hết các hồ đã khô cạn nhưng để lại khoảng không khá rộng bao quang khu đền, điều đó góp một yếu tố bảo vệ cho khu di tích được tốt hơn.

Hành lang tầng 1 đền Angkor Wat
Ảnh: Dãy hành lang có những bức phù điêu được trạm khắc nối tiếp trên tường đá
Tầng 2 của Angkor Wat là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành, bên trong là các gian điện thờ các vị thần. Tại các gian thờ thần Visnu to lớn bằng đá đen, người dân Campuchia hiện nay lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã mặc áo vàng và thờ cúng như Phật giáo. Sự lầm tưởng giữa vị thần Hindu và Phật giáo cũng dễ dàng chấp nhận bởi sự giao thoa tôn giáo. Tầng 2 có vô số chạm khắc vũ nữ Apsara nhảy múa với bộ ngực trần và dáng điệu phong phú.

Điệu múa apsara
Ảnh: Trạm khắc các vũ nữ múa điệu Apsara nổi tiếng
Tầng cao nhất là tầng 3, với độ cao 65m, gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có thờ tượng thần Visnu bằng vàng, nay đã bị mất. Hiện giờ trung tâm đền có nhiều tượng thờ Phật. Tháp cao nhất Angkor Wat được xem lạ,nơi cư ngụ của thần thánh. Xung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông, ở mỗi góc hành lang là một tháp thấp hơn. Tháp trung tâm và bốn tháp xung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi nhìn từ đằng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền.

4 di tích lịch sử Campuchia đáng sợ với du khách

Ngoài các điểm tham quan du lịch nổi tiếng thế giới của Campuchia như cung điện Hoàng Gia, quần thể Angkor Wat, Angkor Thom,… thì còn có những di tích lịch sử Campuchia vô cùng đáng sợ trong thời kì diệt chủng của Khmer Đỏ vẫn luôn hấp dẫn trí tò mò du khách.

Cánh đồng chết Choeung Ek

Một ngôi mộ tập thể nhiều xác nhất ở Cánh đồng chết Choeung Ek
Một ngôi mộ tập thể nhiều xác nhất ở Cánh đồng chết Choeung Ek
Nằm cách thủ đô Phnom Penh khoảng 15km và mất 30 phút đi xe, cánh đồng chết Choeung Ek là một điểm đến lịch sử thu hút nhiều du khách nhất Campuchia. Nơi đây nổi tiếng bởi từng làm nơi thảm sát tập thể 1,7 triệu người Campuchia của Pol Pot và binh lính Khmer Đỏ. Hiện nay, cánh đồng chết Choeung Ek đã được đưa vào điểm du lịch nhưng nơi đây vẫn mang đến cho du khách những cảm giác nghẹn ngào, rùng mình ghê rợn vì nơi đâu cũng là những chứng tích còn sót lại của một cuộc thảm sát kinh hoàng.
Tại cánh đồng chết, du khách sẽ phải nhìn thấy nhiều hố chôn tập thể với những cái tên đáng sợ như “Mộ 100 trẻ sơ sinh và mẹ”, “Mộ nhiều xác nhất với 450 xác”, “Mộ 166 người không đầu”, “Mộ 87 người mất tay, chân”,…

Tháp tưởng niệm nạn nhân diệt chủng Pol Pot

Tháp tưởng niệm nạn nhân diệt chủng Pol Pot
Tháp tưởng niệm nạn nhân diệt chủng Pol Pot
Nhằm để tưởng niệm những nạn nhân của nạn diệt chủng, Chính phủ Campuchia đã quyết định xây dựng một đài tưởng niệm ở giữa Cánh đồng chết. Tòa tháp này có 7 tầng, từ khi bước vào bạn sẽ bị choáng ngợp với hơn 8000 hộp sọ của các nạn nhân được lưu giữ tại đây. Bên cạnh đó là những dụng cụ mà Khmer Đỏ đã dùng để tra tấn dã man người dân vô tội như búa rìu, dao, những bộ quần áo còn sót lại.

Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng

Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng là một trong những di tích lịch sử Campuchia đáng sợ đối với du khách
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng là một trong những di tích lịch sử Campuchia đáng sợ đối với du khách
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng hay còn biết đến là nhà tù S21, đây là một trong nhưng di tích lịch sử Campuchia đáng sợ đối với du khách ghé thăm không kém gì Cánh đồng chết Choeung Ek. Đến đây, du khách sẽ hiểu rõ thêm về tội ác của Khmer Đỏ. Theo sử sách ghi lại, trước khi trở thành nhà tù an ninh S21, nơi đây là một trường trung học. Nhà tù đã giam giữ và tra tấn dã man  khoảng 20.000 người gồm công nhân, nông dân, kỹ sư, giáo viên, giáo sư, học sinh và thậm chí là nhân viên ngoại giao, công dân nước ngoài.
Ngày nay, nhà tù S21 đã trở thành một bảo tàng cho du khách đến tham quan tìm hiểu, nhưng mỗi khi đến đây du khách vẫn sẽ cảm thấy một không khí lạnh lẽo, u ám bởi cảm nhận được một nhà tù đúng nghĩa. Ngôi nhà đã được cải tạo lại, xây thêm hàng rào điện, hành lang đều dây thép kín mít. Ngay lối ra vào, bảo tàng có treo biển “No Smile” – “Cấm cười”. Ngoài các nhà giam, hình ảnh tù nhân, bảo tàng còn lưu lại những dụng cụ và bức tranh tái hiện những đòn tra tấn dã man như rút móng tay, rút móng chân, đổ axit, dùng búa rìu đánh đập tù nhân nhằm giúp người xem có cái nhìn toàn diện hơn.

Anlong Veng – căn cứ địa Pol Pot

Đi từ Siêm Riệp, hướng đến biên giới Campuchia – Thái Lan khoảng 165km, du khách sẽ đến được Anlong Veng, được biết đến là căn cứ địa của Pol Pot – thủ lĩnh quân Khmer Đỏ từng khiến nhiều người kinh hoàng khiếp sợ. Đường đến với căn cứ vẫn mang một nỗi ám ảnh ngày nào với các biển báo bom mìn có mặt ở khắp nơi, một dấu vết của quân Khmer Đỏ dùng để bảo vệ căn cứ. Lên đến đỉnh đồi, du khách sẽ thấy một ngôi nhà rộng 1000m2 hoàn toàn đổ nát và hoang tàn. Nơi đây từng có vị trí vô cùng quan trọng, có khả năng bao quát toàn bộ chân núi dù đang ở bất cứ nơi đâu trong ngôi nhà.
Mặc dù các di tích lịch sử Campuchia như Cánh đồng chết, Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng,… thu hút rất nhiều khách du lịch trên thế giới, song không ít du khách vẫn còn rụt rè khi bước vào những điểm tham quan quá ghê rợn và đáng sợ này.
Rate this post

Lịch sử Campuchia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử Campuchia
Angkor Wat W-Seite.jpg
Phù Nam (thế kỷ 1- 550)
Chân Lạp (550-802)
Đế quốc Khmer (802-1432)
Thời kỳ hậu Angkor (1432-1863)
Campuchia thuộc Pháp (1863-1946)
Campuchia thuộc Nhật (1945)
Vương quốc Campuchia (1946-1953)
Vương quốc Campuchia (1953-1970)
Cộng hòa Khmer (1970-1975)
Campuchia Dân chủ (1975-1979)
CHND Campuchia (1979-1993)
Vương quốc Campuchia (1993-nay)
sửa

Các vương quốc đầu tiên

Người ta biết về nước Phù Nam trước hết là nhờ những ghi chép của thư tịch cổ Trung Hoa như Lương thư (sử nhà Lương 502-556) là đầy đủ hơn cả. "Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn ở phía Tây biển. Nước cách Nhật Nam chừng 7.000 lý và cách Lâm Ấp hơn 3.000 lý về phía Tây Nam. Đô thành cách biển 500 lý. Một con sông lớn từ Tây Bắc chảy về phía Đông và đổ ra biển. Nước rộng hơn 3.000 lý. Đất thấp và bằng phẳng. Khí hậu và phong tục đại để giống Lâm Ấp" 
Tấn thư còn cho biết thêm: "Đất rộng 3.000 lý, có những thành phố xây tường, có lâu đài và nhà ở. Đàn ông Phù Nam xấu và đen, quấn tóc, ở truồng và đi chân không. Tính đơn giản và không trộm cắp. Họ chăm công việc nhà nông, gieo 1 năm gặt 3 năm. Họ thích trang trí bằng điêu khắc, chạm trổ; nộp thuế bằng vàng, bạc, hạt châu, hương liệu. Họ có sách vở, thư viện và nhiều vật khác. Chữ viết giống người Hồ. Ma chay cưới hỏi đại để giống Lâm Ấp"
Theo truyền thuyết cổ được ghi chép lại bởi Khang Thái (Kang Tai), một quan lại Trung Hoa đã từng tới Phù Nam giữa thế kỷ thứ 3 thì xứ này do một người phụ nữ tên Liễu Diệp (Liu Yeh) cai trị. Sau đó một người nước ngoài tên là Hỗn Điền (Hun Tien), có thể là từ Ấn Độ, sang đã cưới Liễu Diệp và lập ra một triều đại tại đây  Theo các truyền thuyết địa phương thì vị ẩn sĩ Ấn Độ này tên là Kambu đã kết hôn với nữ thần Mera và con cháu của họ được gọi là Kambuja (con cháu của Kambu) và tên ghép của hai vợ chồng trở thành tên dân tộc là Kambu-Mera, Kmer hay Khmer.
Thực sự thì Phù Nam là một quốc gia hỗn hợp gồm nhiều tộc người khác nhau, do một xứ Phù Nam chánh tông nắm địa vị tôn chủ và các tiểu quốc kia phải thần phục và cống nạp cho nó.
Triều đại Phù Nam đầu tiên có 4 đời vua kế tiếp nhau là:
  • Hỗn Điền
  • Con Hỗn Điền (chưa rõ tên họ)
  • Hỗn Bàn Huống
  • Hỗn Bàn Bàn
Tiếp đó một viên tướng khác lên ngôi, lập một triều đại khác bắt đầu là Phạm Sư Man (khoảng 220-280)
  • Phạm Sư Man
  • Phạm Chiêu
  • Phạm Tràng
  • Phạm Tầm
Vào thế kỷ thứ 5 tài liệu Trung Hoa có nói tới một ông vua tên là Trì Lê Đà Bạt Ma ở ngôi từ 424-438 rồi tới Đồ Da Bạt Ma và Lưu Đà Bạt Ma. Thư tịch cổ còn nói tiếp sau đó nước Phù Nam bị một nước khác ở phía Bắc đánh bại (cuối thế kỷ thứ 6, giữa thế kỷ thứ 7). Phù Nam tới đây là dứt.

Vương quốc Chân Lạp

Nước đã đánh bại Phù Nam là Chân Lạp, một quốc gia do người Khmer sáng lập. Trung tâm của họ nằm ở Sae Mun (nay thuộc Thái Lan) và Champasack (nay thuộc Nam Lào). Quốc gia này do Bhavavarman sáng lập trong thế kỷ thứ 6, gọi là nước Bhavapura, tức Chân Lạp.
Bhavavarman đã chấm dứt sự lệ thuộc Phù Nam. Sau khi ông mất, con ông là Mahendravarman lên kế ngôi và tấn công Phù Nam, buộc vua Phù Nam phải chạy trốn tới Naravana tức nước Chí Tôn (nay là Ba Thê, xã Vọng Thê, An Giang). Isanavarman kế ngôi Mahendravarman, tiếp tục tấn công "Với sức mạnh của mình đã vượt qua ranh giới lãnh thổ của Tổ tiên" . Các vua thất trận đã bỏ chạy ra vùng hải đảo.
Jayavarman I lật đổ Isanavarman để cai trị một lãnh thổ rộng lớn. Bia ký của ông được tìm thấy trên một vùng lãnh thổ bao gồm cả Sae Mun, Battambang, Seam Reap, Kompong Thom, Takeo, Prey VengKampot.
Sau khi đánh thắng Phù Nam, người Chân Lạp đã ồ ạt di cư xuống phía Nam. Họ đã dừng lại ở Takeo (cụm di tích Angkor Borey) và Prey Veng (cụm di tích Ba Phnom), trung lưu sông Mekong và Đông Bắc biển Hồ. Isanavarman đã xây dựng kinh đô Isanapura ở gần Kompong Thom. Theo Tùy thư của Trung Hoa thì nơi đây có tới 20.000 gia đình sinh sống. Ngoài ra vương quốc còn có 30 thành thị do các tổng đốc cai quản và quan tước cũng tựa như Lâm Ấp.

Thời kỳ khủng hoảng của Chân Lạp

Jayavarman qua đời năm 680. Hoàng hậu Jayadevi, nắm quyền trong khoảng 681-713, đã gây bất bình trong giới quý tộcquan lại. Do những mâu thuẫn này mà năm 713, Puskaraksa đã truất phế bà và tự lên ngôi, lập kinh đô mới là Sambhupura ở gần Sambaur.
Do sự biến này mà phần phía Bắc của vương quốc (tức nước Bhavapura cũ) tách ra khỏi Chân Lạp, lập lại nước riêng. Tài liệu Trung Hoa ghi lại là nước này chia làm hai: Thủy Chân LạpLục Chân Lạp. Biên giới nằm ở dãy núi Dângrêk (nay là biên giới Thái Lan-Campuchia).
Ở miền Nam, Puskaraksa không thể kiểm soát nổi lãnh thổ của mình. Nhiều nơi nổi lên, tự lập nước riêng. Trong lúc đó vương triều Sailendra của nước Kalinga ở đảo Java, Indonesia mạnh lên đã tấn công vương quốc của Puskaraksa năm 774, chiếm được kinh đô Sambhupura và đẩy đất nước này tới hồi diệt vong.

Thời kỳ Angkor (802-1432)

Phục quốc (802-944)

Đầu thế kỷ thứ 9, nhân khi vương triều Sailendra suy yếu, một người trong hoàng tộc Chân Lạp bị bắt làm tù binh đã trốn về nước, tập hợp lực lượng đấu tranh để thoát ra khỏi ảnh hưởng của Sailendra và thống nhất lại Campuchia, khởi đầu một đế chế hùng mạnh ở Đông Nam Á - đế quốc Khmer (802-1434). Ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Jayavarman II 
Jayavarman II đã cố công tìm kiếm một địa điểm mới để đặt kinh đô. Trong thời của ông, vương quốc đã dời đô nhiều lần, từ Indrapura cho tới Hariharalaya và Mahendrapura ở núi Kulen rồi cuối cùng là quay trở lại Hariharayala.
Thời kỳ Jayavarman II tại vị, sự sùng bái thần Shiva có khuynh hướng biến thành sự sùng bái nhà vua (Devaraja). Do đó mà ông cũng được tôn sùng như một vị thần. Khi ông qua đời năm 854, người ta đã phong tặng cho ông danh hiệu Paramesvara tức "Chúa tể".
Cháu của Jayavarman II là Yasovarman I cai trị từ 889-900 lại tiếp tục dời đô thêm 50 km, tại một nơi mà ông gọi là Yasohadrapura tức là Angkor. Đây là biến âm từ chữ Phạn Nagara, tức "Quốc đô". Đế quốc Khmer vì thế còn được gọi là vương quốc Angkor, đế quốc Angkor.

Phát triển (944-1181)

Đế quốc Khmer cuối thế kỷ 12
Rajendravarman II lên ngôi năm 944 được thừa kế cả hai dòng Khmer Nam và Bắc. Ông là con Mahendravarman thuộc hoàng tộc Bhavapura (phía Bắc) và Mahendradevi, dì ruột của Harsavarman II (942-944), vua của dòng Nam. Do sự kiện này mà hai dòng tộc Thủy Chân LạpLục Chân Lạp đã lập lại được sự thống nhất. Các văn bia thời kỳ này đều nhấn mạnh về nguồn gốc tộc Mặt trời (Suryavamsa) phía Bắc và tộc Mặt trăng (Somavamsa) phía Nam của vương triều. Tên nước được xác định là Kambuja và vua là Kambujaraja.
Tuy đã tái thống nhất nhưng giữa hai dòng tộc vẫn có sự mâu thuẫn. Năm 1002, Jayaviravarman II lên ngôi ở Angkor tại miền Nam thì một hoàng thân khác cũng tự lên ngôi ở Sae Mun phía Bắc là Suryavarman I. Năm 1010, Suryavarman I đã lật đổ vua phía Nam rồi làm vua cả hai miền. Năm 1082, Jayavarman VI tự lên ngôi ở Sae Mun cũng đem quân đi lật đổ vua ở Angkor và cai trị vương quốc từ 1082 đến 1107.
Tuy nhiên về sau thế lực của nhóm phía Bắc tập trung ở Sae Mun dần suy yếu và không còn là đối trọng với phía Nam được nữa. Cuối thế kỷ 12, các văn bia chỉ còn nhắc tới một tộc Kambu Mặt trời nhưng đã di cư xuống phía Nam mà thôi.
Do sự thống nhất và ổn định, Rajendravarman II (944 – 968) vừa lên ngôi đã đem quân sang đánh Champa. Suryavarman I (1002-1050) còn tiến xa hơn, chinh phục được trung và hạ lưu sông Chao Phraya (sông Mê Nam nay thuộc Thái Lan) và cao nguyên Khorat. Harsavarman II (1066-1080) đã đánh ChampaĐại Việt. Tới thời Suryavarman II (1113-1150) thì vương quốc đã chinh phục được Champa trong khoảng 1145-1149 và thậm chí 5 lần đem quân đánh Đại Việt (1128, 1129, 1132, 1138, 1150).
Sau cuộc tranh ngôi năm 1010, kinh đô bị hư hại nặng nên Suryavarman II đã cho tiến hành xây dựng Angkor Wat như là một biểu tượng cho sức mạnh của vương triều.

Cực thịnh (1181-1201)

Sau khi Suryavarman II qua đời, ngôi vua bị một người lạ tự xưng là Tribhuvanadi, tức Tyavarman, đánh cướp năm 1165 khiến quốc gia suy yếu. Năm 1177, Jaya Indravarman IV của Champa thừa cơ tấn công Angkor. Một hoàng thân trẻ của Angkor phải chờ đợi trong 16 năm mới tập hợp được lực lượng để đánh bại Champa và lên ngôi vua năm 1181, tức Jayavarman VII.
Trong thời kỳ cai trị của Jayavarman VII, vương quốc Angkor đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển.
Sau vài năm để khôi phục vương quốc, Jayavarman VII đã tính tới chuyện trả thù Champa. Năm 1190, Jayavarman VII đã cử một đạo binh lớn sang tấn công Champa và đánh bại hoàn toàn người Chăm. Một hoàng thân người Chăm thân Khmer được cử tới cai trị và Champa trở thành một tỉnh của Chân Lạp trong một thời gian dài. Ngoài việc đánh Champa, ông còn thôn tính luôn cả Haripunjaya gần biên giới Miến Điện-Thái Lan và bán đảo Malaya. Có thể quân Chân Lạp đã tới được cả Luang Prabang ở Lào nữa.
Vương quốc Chân Lạp dưới thời Jayavarman VII có 23 tỉnh. Để cai trị đất nước rộng lớn, ông đã cho xây dựng 121 trạm nghỉ (Dharmasala) dọc theo các tuyến giao thông quan trọng mà ngày nay vẫn còn tồn tại dấu tích trên tuyến đường nối Angkor với Pimai ở Thái Lan và từ Sambor cho tới Vi Jaya của Champa (kinh đô Phật Thệ, nay ở Bình Định). Jayavarman VII cũng đã cho xây dựng kinh đo mới là Angkor Thom.

Suy thoái

Không rõ Jayavarman VII qua đời năm nào nhưng con trai ông là Indravarman II đã lên thay thế ông sau năm 1201 và cai trị tới 1243.
Trong những năm cai trị đầu tiên của Indravarman II, đế quốc Khmer từng 3 lần giao chiến với quân Đại Việt trong các năm 1207, 1216 và 1218. Tuy nhiên, sau năm 1218, không còn thấy Đế quốc Khmer có chiến tranh với các quốc gia khác trong khu vực nữa. Không những vậy, năm 1220, Đế quốc Khmer còn cho lui quân khỏi Champa mà không có bất kỳ sự đấu tranh hay biến động nào từ Champa.
Ở phía tây, những tộc người Thái nổi dậy, thành lập vương quốc Sukhothai, đẩy lui người Khmer. Trong khoảng 200 năm tiếp theo, người Thái trở thành đối thủ chính của người Khmer.
Nối ngôi Indravarman II là Jayavarman VIII (trị vì từ 1243-1295). Không như các vua trước theo đạo Phật Đại thừa và có ảnh hưởng của đạo Hindu, Jayavarman VIII theo đạo Hindu và rất quá khích chống lại đạo Phật. Ông cho phá hủy phần lớn các tượng Phật trong vương quốc (các nhà khảo cổ ước tính trên 10 ngàn tượng Phật bị phá hủy, chỉ để lại rất ít dấu tích) và biến chùa chiền thành đền thờ của đạo Hindu.
Từ bên ngoài, đế quốc này bị đe dọa bởi quân Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của tướng Sagatu. Nhà vua tìm cách tránh nạn binh đao bằng cách triều cống cho người Mông Cổ, lúc này đang làm chủ Trung Quốc. Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (còn gọi là Indravarman III) (trị vì từ 1295-1309) lật đổ. Tân vương là người theo Phật giáo Theravada, là trường phái Phật giáo đến từ Sri Lanka, rồi lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á.
Sau thời kỳ trị vì của Srindravarman, có rất ít tư liệu ghi lại lịch sử vương quốc thời kỳ này. Cột đá cuối cùng mang văn khắc được biết đến là từ năm 1327. Không có đền đài lớn nào được xây dựng thêm. Các nhà sử học ngờ rằng điều này gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo Theravada vốn không đòi hỏi việc xây cất các công trình vĩ đại để thờ phụng. Tuy nhiên, việc vắng bóng các công trình lăng tẩm lớn cũng có thể do việc quyền uy của triều đình sút giảm và do đó thiếu nhân công xây dựng. Các công trình thủy lợi cũng dần đổ nát, mùa màng do đó cũng bị thất bát khi có lũ lụt hoặc hạn hán, làm đế quốc càng suy yếu.
Quốc gia Thái láng giềng, vương quốc Sukhothai, sau khi đẩy lùi đế quốc Angkor, bị một vương quốc Thái khác, vương quốc Ayutthaya, chinh phục năm 1350. Từ sau năm 1352, Ayutthaya trở thành đối thủ chính của Angkor. Họ mở nhiều chiến dịch tấn công Khmer, nhưng đều bị đẩy lùi.
Tuy nhiên tới năm 1431, cuối cùng thì sức mạnh áp đảo của Ayutthaya cũng trở nên quá lớn để chống lại, và Angkor thất thủ trước quân Thái.

Thời kỳ hậu Angkor

Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 là giai đoạn suy tàn liên tục và thu hẹp đất đai. Từ giữa thế kỷ 15, Campuchia liên tục bị các cuộc xâm lăng của vương quốc Ayutthaya (Thái Lan cổ) tàn phá. Angkor liên tục bị chiếm đóng và tàn phá. Để duy trì sự tồn tại của vương quốc Khmer, vua Ang Chan I (1516–1567) phải chuyển kinh đô từ Angkor về Longvek   Campuchia có được một giai đoạn thịnh vượng ngắn, trong khoảng giữa thế kỷ 16 sau khi đã xây dựng thủ đô Longvek mới ở vùng đông nam Tonle Sap. Dọc theo lưu vực Sông Cửu Long, Chân Lạp mở rộng buôn bán với các vùng khác ở châu Á. Đây là giai đoạn khi những nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, là Blas Ruiz de Hernan Gonzales và Diogo Veloso, lần đầu tiên tới nước này và bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của Phương tây tại đây.
Nhưng năm 1594, vương quốc Ayutthaya của người Thái một lần nữa lại tấn công Chân Lạp, tàn phá Longvek. Vua Satha I của Campuchia phải chạy trốn. Sự sụp đổ của Lovek như bắt đầu một thảm họa mà Campuchia không bao giờ gượng lại được nữa, đồng thời việc này cũng tạo cơ hội can thiệp cho người Tây Ban Nha. Năm 1596, Blas Ruiz de Hernan Gonzales và Diogo Veloso giúp vua Satha quay về Campuchia lấy lại Lovek. Tuy nhiên, năm 1598, sự can thiệp của người Tây Ban Nha cũng chấm dứt, do đoàn quân này bị sát hại cùng với vua Satha trong nội chiến giữa những người Khmer với nhau.
Sang đầu thế kỷ 17, Campuchia có sự gắng gượng ổn định đôi chút dưới thời vua Chey Chettha II, tuy không thể bằng các thời kỳ trước đặc biệt là thời Angkor, với việc thành lập một thủ đô mới tại Oudong năm 1618. Vua Chey Chettha II đã mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam, để cân bằng ảnh hưởng từ vương quốc Ayutthaya của Thái Lan. Đồng thời Chey Chettha II cũng giao thương với người Hà Lan, cho họ mở một nhà máy ở Oudong năm 1620
Từ giữa thế kỷ 17 trở đi, Campuchia trở nên suy yếu trầm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là XiêmĐàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việtchâu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ 17 dẫn tới việc họ sáp nhập hoàn toàn vùng đó vào năm 1757, vì thế Campuchia mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông. ở phía tây người Thái tiếp tục xâm lấn và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ. Khi người Pháp tới Đông Dương bảo hộ Campuchia từ năm 1863 đã dần lấy lại phần lãnh thổ Battambang, Siem Reap từ Xiêm La.

Giai đoạn thuộc địa Pháp

Bản đồ Campuchia (bảo hộ) và Nam Kỳ (thuộc địa) của Pháp khoảng năm 1863-1876 (thời kỳ đầu Campuchia nằm dưới sự bảo hộ của Pháp 1863-1890).
Bản đồ Campuchia vào năm 1889.
Năm 1863 vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính quyền bảo hộ trên toàn vương quốc. Dần dần đất nước này rơi vào quyền cai trị thuộc địa của Pháp. Năm 1906, Pháp gây chiến với Xiêm và giành lại 4 tỉnh vùng tây bắc từng bị người Xiêm chiếm trong thế kỷ 18,19 là Battambang, Siem Reap, Meanchey, Oddar. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật cho phép chính phủ Pháp (chính phủ Vichy) đang hợp tác với Đức Phát xít tiếp tục cai quản Campuchia và các lãnh thổ Đông Dương khác, nhưng họ cũng nuôi dưỡng chủ nghĩa quốc gia Khmer. Campuchia lại được hưởng một thời kỳ độc lập ngắn năm 1945 trước khi quân Đồng Minh tái lập quyền kiểm soát của Pháp. Vua Norodom Sihanouk, người từng được Pháp lựa chọn để kế vị Sisowath Monivong năm 1941, nhanh chóng chiếm lấy vị trí chính trị trung tâm khi ông tìm cách trung lập hóa những người cánh tả và những đối thủ cộng hòa và cố gắng đàm phán những điều kiện có thể chấp nhận được để giành lấy độc lập từ tay người Pháp. "Cuộc thập tự chinh giành độc lập" của Sihanouk dẫn tới việc người Pháp miễn cưỡng bằng lòng trao lại chủ quyền cho ông. Một thoả thuận từng phần được đưa ra tháng 10 năm 1953. Sau đó Sihanouk tuyên bố rằng công việc đòi độc lập đã hoàn thành và thắng lợi trở về Phnom Penh.

Chính phủ đầu tiên của Sihanouk

Những nỗ lực của Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp đã đem lại kết quả. Theo Hiệp ước Geneva về Đông Dương, Việt Minh đang đóng trên lãnh thổ của Campuchia tập kết ra Bắc Việt Nam, quân Pháp phải rút khỏi Đông Dương. Chính quyền do Sihanouk xây dựng một Campuchia độc lập, thân thiện với Bắc Việt Nam và các đồng minh.
Trung lập là yếu tố cơ bản của chính sách đối ngoại Campuchia trong các thập kỷ 1950 và 1960. Tuy nhiên, chính phủ Campuchia xây dựng quan hệ tốt đẹp với khối Xã Hội Chủ nghĩa, nhận viện trợ to lớn từ Liên XôTrung Quốc, giúp đỡ to lớn quân Giải Phóng Việt Nam. Tới giữa thập kỷ 1960, nhiều phần tại các tỉnh phía đông Campuchia được dùng làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng (NVA/VC) hoạt động chống lại Nam Việt Nam, cảng Sihanoukville được xây dựng và sử dụng để tiếp tế cho họ. Song song với việc đó là hàng hóa từ Hạ Lào qua đông bắc Campuchia vào Việt Nam. Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của các tuyến Đường Hồ Chí Minh, trước năm 1970, phần lớn hàng hóa được chuyển qua đây.
Khi các hoạt động của NVA/VC tăng lên, Hoa KỳNam Việt Nam bắt đầu lo ngại, và vào năm 1969, Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch ném bom rải thảm dài mười bốn tháng nhắm vào các cơ sở của NVA/VC khiến nước này rơi vào tình trạng bất ổn định. Hoa Kỳ tuyên bố rằng chiến dịch ném bom chỉ diễn ra ở vùng không lớn hơn mười, và sau này là hai mươi dặm bên trong biên giới Campuchia, các vùng nơi có dân Campuchia sinh sống đã được NVA di tản. 
Những cuộc ném bom này gây ra thương vong rất lớn cho dân Campuchia, vốn không quen với chiến tranh như dân Việt Nam. Hoàn toàn không có việc sơ tán dân như tuyên bố, đơn giản vì quân Mỹ và Nam Việt Nam không đến những vùng bị ném bom, được cho là còn quân Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng (NVA/VC). Từ vị thế trung lập Campuchia bị lôi kéo vào cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Trong suốt thập kỷ 1960, chính trị trong nước Campuchia bị chia rẽ. Chống đối nổi lên bên trong tầng lớp trung lưu và cánh tả gồm cả những lãnh đạo từng được đào tạo ở Pháp như Son Sen, Ieng Sary, và Saloth Sar (sau này được gọi là Pol Pot), những người này đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy dưới sự lãnh đạo bí mật của Đảng cộng sản Campuchia (CPK). Sihanouk gọi những người nổi dậy đó là Khmer Rouge, dịch chính xác là "Khmer đỏ." Nhưng cuộc bầu cử quốc hội năm 1966 cho thấy cánh tả được ủng hộ nhiều hơn, và tướng Lon Nol đã lập ra một chính phủ, tồn tại tới tận năm 1967. Trong giai đoạn 1968 và 1969, cuộc nổi dậy ngày càng tồi tệ. Tháng 8, 1969, tướng Lon Nol lập ra một chính phủ mới. Hoàng tử Sihanouk đi ra nước ngoài để chăm sóc sức khoẻ từ tháng 1, 1970.

Cộng hòa Khmer và cuộc chiến

Tháng 3, 1970, khi hoàng tử Sihanouk đang vắng mặt, tướng Lon Nol lật đổ hoàng tử Sihanouk và nắm lấy quyền lực. Sơn Ngọc Thành tuyên bố ủng hộ chính phủ mới. Ngày 9 tháng 10, chế độ quân chủ ở Campuchia bị bãi bỏ, và đất nước được đổi tên thành Cộng hòa Khmer.
Hà Nội từ chối yêu cầu của chính phủ mới đòi họ rút quân. Khoảng từ 2.000-4.000 người Campuchia từng tới Bắc Việt Nam năm 1954 trở về Campuchia, được các binh sĩ Bắc Việt Nam hỗ trợ. Để đáp lại, Hoa Kỳ cung cấp viện trợ vũ khí cho các lực lượng của chính phủ mới, và họ lao vào cuộc chiến chống lại cả những kẻ nổi loạn bên trong và cả những lực lượng Bắc Việt Nam.
Tháng 4 năm 1970, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố với công chúng rằng các lực lượng trên bộ của Mỹ và Nam Việt Nam đã tiến vào Campuchia trong một chiến dịch nhằm tiêu diệt các vùng căn cứ của NVA tại Campuchia (xem Cuộc xâm nhập Campuchia). Người Mỹ ném bom Campuchia trong hơn một năm. Những cuộc phản đối diễn ra tại các trường đại học Mỹ, dẫn tới cái chết của bốn sinh viên tại Kent State, ủng hộ việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam.
Dù một số lượng lớn trang thiết bị đã bị Hoa Kỳ và các lực lượng Nam Việt Nam chiếm được và phá huỷ, chính sách ngăn chặn các lực lượng Bắc Việt vẫn tỏ ra không thành công. Quân Bắc Việt di chuyển sâu hơn vào bên trong Campuchia để tránh các cuộc hành quân của Hoa Kỳ và Nam Việt Nam. Các đơn vị NVA tràn qua các vị trí quân sự của Campuchia trong khi CPK mở rộng các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào những đường thông tin liên lạc.
Trong ban lãnh đạo Cộng hòa Khmer có tình trạng không thống nhất giữa ba thành viên chính: Lon Nol, Sirik Matak anh em họ của Sihanouk, và lãnh đạo Quốc hội In Tam. Lon Nol vẫn nắm quyền lực một phần nhờ bởi không có ai đã được chuẩn bị để thế chỗ ông. Năm 1972, một hiến pháp ra đời, nghị viện được bầu ra, và Lon Nol trở thành tổng thống. Nhưng tình trạng không thống nhất, những vấn đề về việc nâng lực lượng quân đội 30.000 người lên hơn 200.000, và tình trạng tham nhũng tràn lan làm suy yếu chính quyền hành chính và quân đội.
Cuộc nổi dậy của những người cộng sản bên trong Campuchia tiếp tục lớn mạnh, và được cung cấp trang bị cũng như ủng hộ quân sự từ phía Bắc Việt Nam. Pol PotIeng Sary nắm được quyền lãnh đạo lực lượng cộng sản do người Việt Nam đào tạo, nhiều người trong số đó đã bị thanh lọc. Cùng lúc đó các lực lượng của Đảng cộng sản Campuchia trở nên mạnh hơn và độc lập hơn khỏi quyền kiểm soát của người Việt Nam. Tới năm 1973, CPK đã đánh những trận lớn chống lại các lực lượng chính phủ mà không cần hoặc có rất ít sự hỗ trợ từ phía quân Bắc Việt Nam, họ kiểm soát gần 60% lãnh thổ Campuchia và 25% dân số.
Chính phủ đã ba lần nỗ lực đàm phán với những người nổi dậy nhưng không mang lại kết quả, nhưng tới năm 1974, CPK đã hoạt động thành những nhóm tách biệt với nhau và một số lực lượng Bắc Việt Nam đã chuyển vào trong Nam Việt Nam. Quyền kiểm soát của Lon Nol bị giảm xuống chỉ còn những vùng bao quanh thành phố và những đường vận chuyển chính. Hơn hai triệu người tị nạn chiến tranh sống ở Phnom Penh và các thành phố khác.
Vào ngày đầu năm 1975, quân cộng sản tung ra một cuộc tấn công kéo dài 117 ngày và vô cùng ác liệt làm sụp đổ chính quyền Cộng hòa Khmer. Những cuộc tấn công đồng thời xung quanh vành đai Phnom Penh ghìm chặt các lực lượng cộng hòa, trong khi các đơn vị của CPK vượt qua và chiếm quyền kiểm soát vùng tiếp tế chiến lược là hạ lưu sông Cửu Long. Chiến dịch không vận cung cấp vũ khí và lương thực do Hoa Kỳ thực hiện đã chấm dứt khi Quốc hội nước này từ chối viện trợ thêm cho Campuchia. Phnom Penh và các thành phố khác bị tấn công bằng rocket hàng ngày gây ra thương vong cho hàng nghìn thường dân. Chính phủ Lon Nol đầu hàng ngày 17 tháng 4, 5 ngày sau khi phái đoàn Hoa Kỳ rời khỏi Campuchia.

Campuchia dân chủ (1975-1979)

Ngay sau khi giành chiến thắng, CPK ra lệnh sơ tán dân ra khỏi tất cả các thành phố và thị trấn, đưa những người dân thành thị tới những vùng nông thôn để làm việc như những nông dân, bởi vì CPK đang muốn tái lập lại xã hội thành một hình thức mà Pol Pot đang thai nghén.
Hàng ngàn người đã chết đói và chết vì bệnh tật trước khi CPK giành được chính quyền. Hàng ngàn người chết đói hay chết vì bệnh tật trong thời gian tản cư sau đó và vì những hậu quả của nó. Nhiều người trong số đó bị buộc phải rời khỏi các thành phố và định cư tại những ngôi làng mới được lập nên, thiếu lương thực, dụng cụ lao động và chăm sóc y tế. Nhiều người từng sống trong các thành phố nên đã đánh mất khả năng tự kiếm sống để tồn tại trong môi trường nông nghiệp. Hàng ngàn người chết đói trước khi mùa màng được thu hoạch. Thiếu ăn và suy dinh dưỡng - ở bờ vực của nạn đói – là điều xảy ra liên tục trong nhiều năm. Đa số các lãnh đạo quân sự và dân sự của chế độ cũ, những người không thể che giấu được nhân thân của mình đã bị hành quyết.
Bên trong CPK, những lãnh đạo từng được đào tạo tại Pháp -Pol Pot, Ieng Sary, Nuon Chea, và Son Sen— nắm quyền lực. Một hiến pháp mới vào tháng 1 năm 1976 biến nước Campuchia dân chủ thành một nước Dân chủ nhân dân cộng sản, và một quốc hội gồm 250 thành viên đại diện cho Nhân dân Campuchia (PRA) được chọn ra vào tháng 3 để lựa chọn một kiểu lãnh đạo nhà nước tập thể, chủ tịch của ban lãnh đạo đó trở thành nguyên thủ quốc gia.
Hoàng tử Sihanouk từ chức nguyên thủ quốc gia ngày 4 tháng 4. Vào ngày 14 tháng 4, sau khoá họp đầu tiên, PRA thông báo rằng Khieu Samphan sẽ làm chủ tịch hội đồng lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm. Nó cũng lựa chọn ra 15 thành viên chính phủ do Pol Pot lãnh đạo với chức vụ Thủ tướng. Hoàng tử Sihanouk bị quản thúc tại gia.
Chính phủ mới tìm cách tái cơ cấu hoàn toàn lại xã hội Campuchia. Những tàn tích của xã hội cũ bị xoá bỏ và tôn giáo, đặc biệt là Phật giáoThiên chúa giáo, bị đàn áp. Nông nghiệp được hợp tác hóa, và những gì còn sót lại của các cơ sở công nghiệp đều bị vứt bỏ hay bị đưa vào dưới quyền kiểm soát của nhà nước. Campuchia không có hệ thống tiền tệ cũng như hệ thống ngân hàng.
Cuộc sống dưới chính quyền Campuchia dân chủ rất ngặt nghèo và bạo tàn. Ở nhiều vùng trong nước, người dân bị bố ráp và bị hành quyết vì tội nói tiếng nước ngoài, đeo kính, bới rác kiếm thức ăn, và thậm chí là than khóc khi có người thân qua đời. Những doanh nghiệp và các quan chức thời trước bị săn đuổi một cách tàn nhẫn và bị giết chết cùng toàn bộ gia đình họ. Khmer đỏ sợ rằng những người đó có lòng tin là họ có thể sẽ đứng lên phản đối lại chế độ của chúng. Một số kẻ trung thành với Khmer đỏ thậm chí còn bị giết vì tội không thể kiếm đủ số "phản cách mạng" để hành quyết.
Chưa có những ước tính chính xác về số lượng người đã chết trong giai đoạn 1975 và 1979, nhưng có lẽ hàng trăm ngàn người đã bị hành quyết một cách tàn nhẫn bởi chính quyền Khmer đỏ. Hàng trăm ngàn người chết vì đói và bệnh tật (cả dưới thời Khmer đỏ và thời cai trị của Việt Nam từ năm 1978). Một số ước tính về số người chết nằm trong khoảng từ 1 đến 3 triệu người, trong tổng số dân năm 1975 của nước này là 7,3 triệu. Theo ước tính của CIA, có chừng 50.000-100.000 đã bị hành quyết, cùng với khoảng 1,2 triệu người bị chết từ năm 1975 đến năm 1979.
Quan hệ của nước Campuchia dân chủ với Việt NamThái Lan trở nên xấu đi nhanh chóng vì các cuộc xung đột biên giới và khác biệt về ý thức hệ. Mặc dù theo chủ nghĩa cộng sản, CPK có tư tưởng dân tộc rất nặng, và thanh trừng đa số các thành viên của họ từng sống tại Việt Nam. Campuchia dân chủ thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, và cuộc xung đột Campuchia-Việt Nam đã trở thành một phần của sự đối đầu giữa Trung QuốcLiên Xô trong đó Moskva hỗ trợ Việt Nam. Các cuộc xung đột biên giới ngày càng tệ hại khi Campuchia dân chủ tấn công quân sự vào các làng mạc nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Tháng 12 năm 1977, Campuchia chấm dứt quan hệ ngoại giao với Hà Nội, buộc tội Việt Nam có mưu đồ thành lập một Liên bang Đông Dương. Giữa năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công Campuchia, tiến sâu khoảng 30 km rồi rút lui trước khi mùa mưa diễn ra.
Lý do để Trung Quốc ủng hộ CPK là vì họ muốn ngăn chặn phong trào liên kết toàn thể Đông Dương nhằm giữ vững ưu thế quân sự của mình trong vùng. Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ cho Việt Nam để giữ một mặt trận thứ hai chống lại Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột giữa họ với Trung Quốc và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Từ khi Stalin qua đời, các quan hệ giữa nước Trung Quốc của Mao Trạch Đông và Liên Xô trở nên lạnh nhạt hơn bao giờ hết. Cuối thập niên 1970 và đầu 1980, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xảy ra một cuộc chiến tranh ngắn về vấn đề này.

Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979 - 1993)

Tháng 12, 1978, Việt Nam thông báo thành lập Mặt trận Campuchea thống nhất bảo vệ quốc gia (KUFNS) dưới sự lãnh đạo của Heng Samrin, một cựu chỉ huy trong quân đội Campuchia dân chủ. Nó bao gồm những người Khmer cộng sản còn ở lại Việt Nam sau năm 1975 và các viên chức ở khu vực phía đông – như Heng Samrin và Hun Sen – người từng chạy sang Việt Nam từ Campuchia năm 1978. Cuối tháng 12 năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công tổng lực vào Campuchia, chiếm Phnom Penh vào ngày 7 tháng 1, đuổi những tàn quân của nước Campuchia dân chủ chạy về phía tây sang Thái Lan.
Được Việt Nam hậu thuẫn, ngày 8 tháng 1 năm 1979 Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập. Tuy vậy chính quyền này chỉ được một số nước cộng sản công nhận và chưa tự bảo vệ được mà vẫn cần đến sự có mặt của quân đội Việt Nam. Năm 1981, Cộng hòa Nhân dân Campuchia tổ chức bầu quốc hội và ban hành hiến pháp.
Trong thời gian này, Campuchia dân chủ của Khmer Đỏ vẫn giữ được ghế đại diện cho Campuchia ở Liên Hiệp Quốc.
Năm 1989, Việt Nam hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia. Các nỗ lực khôi phục hòa bình diễn ra sôi động trong thời gian 19891991 với hai hội nghị quốc tế ở Paris, và một phái đoàn gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc giúp đỡ duy trì ngừng bắn.
Ngày 23 tháng 10 năm 1991, Hội nghị Paris tái họp để ký kết một thỏa ước tổng thể, trao cho Liên Hiệp Quốc quyền giám sát ngừng bắn, hồi hương người tị nạn Khmer dọc theo biên giới Thái Lan, giải giáp và giải ngũ các phe xung đột, chuẩn bị tiến hành bầu cử tự do. Hoàng thân Sihanouk, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao Campuchia (SNC), và các thành viên khác của SNC trở về Phnom Penh tháng 11 năm 1991, bắt đầu quá trình hòa giải tại Campuchia. Phái đoàn Tối cao Liên Hiệp Quốc về Campuchia (UNAMIC) được triển khai cùng thời gian đó để duy trì liên lạc giữa các phe phái, bắt đầu các chiến dịch tháo mìn và đưa người tị nạn, khoảng 370 ngàn người, trở về từ Thái Lan.
Trong cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức năm 1993, có hơn 4 triệu người Campuchia (chừng 90% số người trong độ tuổi bầu cử) bỏ phiếu, mặc dù Khmer Đỏ, vốn không chịu giải giáp và giải ngũ, tìm cách đe dọa và ngăn chặn một số người tham gia bầu cử. Đảng FUNCINPEC của hoàng thân Ranariddh nhận được nhiều phiếu nhất, khoảng 45,5% số phiếu, tiếp theo là đảng Nhân dân của Hun Sen, rồi đến đảng Dân chủ Tự do Phật giáo. Đảng FUNCINPEC tiếp đó thành lập chính phủ liên minh với các đảng phái tham gia bầu cử, với quốc hội gồm 120 thành viên. Quốc hội thông qua hiến pháp mới ngày 24 tháng 9, theo đó Campuchia sẽ là một quốc gia quân chủ lập hiến, đa đảng, tự do, với cựu hoàng thân Sihanouk được đưa lên làm vua trở lại. Hoàng thân Ranariddh và Hun Sen trở thành Thủ tướng thứ nhất và thứ hai, trong chính phủ Hoàng gia Campuchia (RGC).

Vương quốc Campuchia (1993 - hiện tại)

Đảng Nhân dân Campuchia - CPP dần dần dẹp yên Khmer đỏ và thanh trừng các thành phần Hoàng Gia chống đối. Các lực lượng Khmer đỏ cuối cùng phải đầu hàng năm 1998. Sau các cuộc xung đột vũ trang giữa các đảng kình địch nhau khiến hơn 100 người chết, Hun Sen tiến hành đảo chính giành chính quyền, hoàng thân Norodom Ranarit bị phế trất, và Hun Sen trở thành Thủ tướng duy nhất.
Giới lãnh đạo đảng FUNCINPEC quay trở lại Cambodia sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 1998. Trong cuộc bầu cử đó, đảng CPP giành được 41% số phiếu, đảng FUNCINPEC được 32%, và đảng của Sam Rainsy (SRP) được 13%. Do tình hình bạo lực chính trị và việc thiếu tiếp cận từ giới truyền thông, nhiều quan sát viên quốc tế cho rằng có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong cuộc bầu cử. Đảng CPP và FUNCINPEC lập một chính phủ liên hiệp mới, trong đó CPP đóng vai trò đối tác chính.
Do tình hình sức khỏe ngày càng kém đi, năm 2004, vua Sihanouk tuyên bố thoái vị, ở lại Bắc KinhBình Nhưỡng để chữa bệnh. Hoàng thân Norodom Sihamoni được truyền ngôi và trở thành vua mới của Campuchia.
Ngày 4 tháng 10 năm 2004, Quốc hội Campuchia phê chuẩn thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc về việc thiết lập một tòa án xét xử tội ác của các quan chức cao cấp Khmer đỏ. Các quốc gia bảo trợ cam kết tài trợ 43 triệu USD tài chính cho tòa án, dự kiến kéo dài trong 3 năm, trong khi chính quyền Campuchia cũng đóng góp phần của mình là 13,3 triệu USD. Tòa án dự kiến sẽ bắt đầu xét xử các quan chức cấp cao của Khmer đỏ vào năm 2008.

Ẩm thực Campuchia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một món tráng miệng của Campuchia
Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
Côn trùng chiên - món ăn ưa thích của người Campuchia

Đặc điểm

Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn ĐộTrung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên.
Các thực phẩm chủ yếu cho người dân Campuchia là lúa gạo. Hầu như mỗi bữa ăn đều có cơm. Các món khác như cari, súp hoặc khoai tây chiên thường là các món chính đi kèm khá phổ biến. Ngoài gạo, người Campuchia còn sử dụng nếp để chế biến ra các món xôi và cơm lam. Xôi thường đi kèm sầu riêng như là một món tráng miệng còn cơm lam thường dùng như là một món thay thế cơm cho người nông dân làm ruộng khi mà họ không có thời gian chế biến.

Các gia vị đặc trưng

  • Trái xăng: Gia vị chua, thay vì Việt Nam dùng me chua, trái sấu thì người Cambodia dùng trái xăng làm vị chua trong các món súp, canh.
  • Sầu đâu: vị đắng, thanh dùng trộn gỏi
  • Trái chúc: chanh rừng.

Một số món ăn thông dụng

Đu đủ trộn

Cà-ri Campuchia
Món ăn của Campuchia thấy có nhiều nét tương đồng với Thái LanLào. Đặc biệt nhiều món ăn sống và rau trộn là phổ biến. Trong đó món tomyam - đu đủ bào - một loại gỏi được mỗi nước chế biến theo cách khác nhau. Ở Thái Lan thì có tôm khô, cà chua, đậu đũa, dưa chuột, tỏi, ớt v.v.; ở Lào lại có thêm ba khía; còn ở Campuchia nó được chế biến lạt hơn và ít thêm nguyên liệu phụ mà nguyên liệu chính là đu đủ.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt
Giống như miền Nam Việt Nam có nhiều dừa, Campuchia đặc trưng với sự hiện diện của cây thốt nốt. Hình ảnh cây thốt nốt gắn bó với đời sống của người dân với nhiều công dụng. Lá thốt nốt dùng để lợp nhà, thân cây dùng làm cột. Nước thốt nốt ngọt, chắt lọc từ hoa thốt nốt nên hương vị rất tinh khiết, được nấu thành đường. Đường thốt nốt không chỉ dùng nấu chè, còn có thể nêm vào thức ăn, canh hay các món kho.
Ngoài ra, nước thốt nốt còn chế biến thành một loại rượu nhẹ như rượu vang rất đặc biệt còn có tên gọi là "tức-thốt-chu" (thốt nốt chua).

Chè ngọt

Chè Campuchia rất ngọt, có rất nhiều loại chè khác nhau mà người Campuchia chế biến theo vùng địa phương mang khẩu vị rất lạ. Đặc biệt có món chè thốt nốt - nguyên liệu lấy chủ yếu từ trái thốt nốt.

Amok

Là món làm từ thịt gà hoặc ức gà kèm theo đường thốt nốt, nước dừa, mắm prohok, và khượng  củ ngải bún, riềng, nghệ, hành tím, tỏi, sả bằm nhuyễn.
Món ăn làm xong thì được cuốn bằng lá chuối non và khi ăn được múc vào trái dừa. Đây là món đặc trưng Campuchia.

Dị bản

Nguyên liệu thay vì gà thì amok làm bằng cá phi-lê cá lóc (hoặc cá trê), khượng, nước cốt dừa, trứng vịt, đường thốt nốt, một chút mắm bò hóc và ít lá chùm ruột (hoặc lá ngót).
Khượng, mắm bò hóc, đường và trứng đánh thành hỗn hợp, đem nấu cho sệt. Bọc cá phi-lê nguyên miếng bằng hỗn hợp, thêm vài chiếc lá chùm ruột rồi gói lại bằng lá chuối và đem hấp.

Cơm lam

Cơm lam- một loại xôi nếp được nướng trong ống tre cho hương vị ngon đặc biệt. Món cơm lam nhiều khi được người Campuchia còn trộn lẫn cùng với đậu phộng hay dừa làm cho hương vị xôi ngon nhưng không quá ngán. Nguyên liệu chính để làm xôi này chính là loại nếp thơm - một loại nếp sạch và thơm mà vùng miền quê Campuchia trồng theo kỹ thuật của Thái Lan, loại nếp lùn cho năng suất cao mà hạt nếp rất thơm và đặc biệt rất ít sử dụng thuốc trừ sâu.

Hoa sầu đâu

Hoa sầu đâu - một loại hoa thu hoạch từ cây sầu đâu ra hoa trong khoảng những tháng từ tháng 12-1-2-3 - là một loại hoa được xem là đặc sản của Campuchia. Loài hoa này mang vị khá đắng giống mướp đắng nhưng vị đắng mang tính trầm - có vị thuốc, ăn xong có cảm giác vị ngọt nơi đầu lưỡi. Hoa sầu đâu được chế biến món ăn là trộn chung với khô (khô mực, khô cá, khô nai) xé nhỏ gọi là "gỏi sầu đâu". Cách trộn món gỏi "hoa sầu đâu" nguyên liệu gồm: củ cải bào mỏng, dưa leo bào mỏng, nước mắm me, sau đó trộn cùng với hoa sầu đâu. Hoa sầu đâu khi trộn gỏi phải trụng sơ với nước sôi, tước bỏ xơ trên hoa rồi trộn chung với tất cả. Khô có thể trộn chung hoa là khô cá lóc, cá trê, cá sặc v.v. Cùng với "hoa sầu đâu" thì một số loại rau dân dã khá ngon khác được người dân Campuchia sử dụng như là một loại đặc sản như rau rừng, hoa lục bình, chùm ruột, bông súng v.v.

Món ăn từ Côn trùng

Dế chiên
Loại thức ăn giàu đạm này được tìm thấy rất nhiều trên đất nước Campuchia. Người Campuchia rất thích dùng côn trùng đẻ chế biến nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon. Đắt nhất vẫn là con cà cuống - một loại côn trùng có ích sống nhiều ở đồng ruộng Campuchia với hương vị thơm cay. Cà cuống hiện nay đang trên đà tuyệt chủng vì nạn săn bắt quá mức và do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. Cà cuống hiện nay đang bày bán tại các chợ côn trùng Campuchia hầu hết đã được lấy túi hương ra, chỉ còn lại thân mà thôi, còn túi hương người ta sẽ bán riêng với giá khá cao. So với món ăn chế biến từ côn trùng của Thái LanLào , món ăn chế biến từ côn trùng của Campuchia ít món hơn, chủ yếu vẫn là dế và nhền nhện. Các loại côn trùng khác, hầu hết Campuchia vẫn nổi tiếng là nước xuất khẩu côn trùng sang Thái Lan. Món ăn chế biến từ côn trùng của Campuchia không cầu kỳ và ít gia vị hơn món ăn từ côn trùng của Thái Lan.

Mắm bồ hóc

Một loại mắm chế biến theo nguyên tắc giữ được thực phẩm lâu bằng cách ướp muối và đường. Mắm bồ hóc, hay pohok, được làm từ những con cá con tốt nhất, mổ ruột ướp muối rồi để trong tủ đậy kín, vài tháng sau mới đem ra ăn. Có thể nói đây là món ăn truyền thống được chế biến trong đời sống ẩm thực Campuchia và cả những dân tộc Nam phần Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Khmer. Ngoài ra, còn có nhiều món ăn khác không kém phần hấp dẫn như cá lóc quấn trong bẹ chuối và nướng trực tiếp trên bếp than. Khô cá trèn, khô cá lóc, đặc biệt cá amok hấp nước cốt dừa với cà ri có vị rất riêng Khmer. Trong các món xào như bò xào kruong, cá amok hấp, mắm bồ hóc đều có nước cốt dừa, nghệ, riềng, chanh rừng, lá ngótcà ri, v.v. Khác với mắm của Việt Nam, mắm bồ hóc rất mặn do chỉ ướp muối và không màu. Đây được xem là món ăn đặc sản của Campuchia. Mắm bồ hóc được người dân giữ lại lâu bằng cách ướp muối khi đánh bắt cá ở Biển Hồ không sử dụng hết và được dự trữ để dùng dần. Từ đó mắm đã trở thành món ăn không thể thiếu trong người dân. Mắm bồ hóc chính là tổ tiên của mắm cá Châu Đốc Việt Nam. Dựa theo nguyên tắc làm mắm bồ hóc, bà Giáo Khỏe, tên gọi thân mật của người dân An Giang dành cho bà đã cất công lặn lội sang Campuchia, mày mò và sáng tạo, cuối cùng bà đã sáng tạo một loại mắm mới mang phong cách rất riêng cho dân tộc Việt Nam. Mắm Châu Đốc đa dạng hơn mắm bồ hóc gồm nhiều loại: mắm cá linh, mắm cá trèn, mắm cá chốt, mắm cá lóc, mắm cá sặc, v.v. Mắm Châu Đốc dễ ăn, thơm và màu sắc đẹp hơn mắm bồ hóc. Mắm bồ hóc có thể nấu bún nước lèo, nấu canh rất ngon ăn cùng rau ghém, hoa lục bình, bông súng, giá sống thái nhỏ cùng với thịt cá, ốc nấu nhừ chan vào.
Cua đồng

Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Đây được xem là món ăn mà ai khi đến Campuchia cũng phải thưởng thức. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực v.v. nhưng nhất thiết phải có thịt bằm. Không giống như hủ tiếu Trung Hoa và hủ tiếu Mỹ Tho của Việt Nam, hủ tiếu Nam Vang có vị ngọt của nước lèo chính là thịt bằm nhỏ khá đặc biệt.

Món nướng

Gà nướng
Nếu vùng Siêm Riệp, người dân thích dùng món mắm Siêm Riệp và mắm Thái thì trái lại người dân Phnom Penh lại thích dùng các món chiên, nướng. Đặc biệt các món nướng được người dân ưu chuộng, từ gà nướng, cút nướng, thịt ba rọi nướng,v.v. Buổi tối, người dân Phnom Penh thường đóng cửa hàng sớm, và họ tập trung tại các công viên, quảng trường hay các bờ sông, trải chiếu và cùng thưởng thức các món nướng này.

Trứng vịt

Vịt được người dân Campuchia nuôi trong điều kiện không nuôi thức ăn, chúng được nuôi thả rong và ăn các loại thức ăn tự nhiên nên trứng vịt khi luộc cho ra lòng đào. Người dân Campuchia luộc và xỏ que nhìn như trái sapoche. Trứng vịt luộc được bán từng chục hay từng quả kèm muối tiêu là món ăn mà du khách tìm thấy rất nhiều khi đến với đất nước Campuchia.

Thức uống

Thức uống tại các vùng nông thôn phổ biến là nước thốt nốt- một loại nước được tìm thấy dễ dàng tại hầu hết các vùng. Nước thốt nốt được lấy trực tiếp từ cây thốt nốt được người dân lấy bằng thủ thuật của riêng mình. Thức uống này thơm và ngon nhưng không để được lâu và được uống trong ngày. Chỉ cần một giọt nước rơi vào, nước thốt nốt sẽ mau chóng hư.
Cà phê cũng được người dân chọn làm thức uống được ưu thích. Cách pha cà phê của người Campuchia là cà phê đen thì nhạt và cà phê sữa đá thì được pha bằng sữa tươi (không phải sữa đặc).
Rượu của Campuchia phổ biến là rượu thốt nốt (tức thốt chu - thốt nốt chua), một loại rượu nhẹ được người dân ưu chuộng trở thành loại "rượu đặc sản".

10 món ăn nên thử khi đến Campuchia

Đất nước chùa tháp có đủ rừng, biển, núi sông nên chẳng có gì ngạc nhiên khi ẩm thực Campuchia lại khá phong phú. Trên hành trình du lịch, bạn đừng quên tranh thủ thưởng thức những món ăn nổi tiếng của đất nước này.
Nhắc đến ẩm thực Vùng Đông Nam Á thì chắc chắn Thái Lan và Việt Nam sẽ là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Còn về ẩm thực Campuchia thì thường không được du khách chú ý đến, nhưng nếu đã một lần được nếm thử, ắt hẳn bạn sẽ bị ấn tượng bởi những hương vị độc đáo của xứ sở này. Sau đây là danh sách 10 món ăn mà du khách nên thử khi đến thăm Campuchia.
Bai sach chrouk
món ăn, du lịch, Campuchia
Bai sach chrouk là món ăn luôn có mặt ở các góc phố trên khắp Campuchia vào những buổi sáng sớm. Đây là một món ăn đơn giản và rất phổ biến ở Campuchia. Bai sach chrouk bao gồm cơm trắng ăn cùng thịt heo xắt lát mỏng, được ướp trong nước cốt dừa hoặc tỏi và nướng trên than hồng, để thịt thấm từ từ và có một vị ngọt thơm tự nhiên. Kèm theo đó là bát nước canh được nấu từ gà, một chén nhỏ dưa chuột tươi và củ cải đỏ ngâm gừng.
Cá amok
món ăn, du lịch, Campuchia
Amok là một món mang đầy đủ những hương vị riêng của Campuchia, tương tự như món chưng của Việt Nam. Amok được chế biến từ đường thốt nốt, nước dừa, mắm prohok và thường được gói trong lá chuối, các món amok đặc trưng thường là gà amok, cá amok… Món cá amok thường được chế biến từ cá lóc hoặc cá trê. Mắm bò hóc, đường và trứng sẽ được đánh thành một hỗn hợp, đem nấu cho sệt, sau đó bọc cá phi-lê nguyên miếng bằng hỗn hợp này, thêm vài chiếc lá slok Ngor, một loại thảo mộc địa phương rồi gói lại bằng lá chuối và đem hấp.
Cà ri đỏ Khmer
món ăn, du lịch, Campuchia
Ít cay hơn các món cà ri của nước láng giềng là Thái Lan, cà ri đỏ thường được chế biến từ thịt bò, thịt gà hay cá, cà tím, đậu xanh, khoai tây, nước cốt dừa tươi, sả và rất ít ớt, vì thế sẽ dễ ăn hơn nhiều so với cà ri Thái. Cà ri đỏ thường được ăn kèm với bánh mì - bị ảnh hưởng từ thời Pháp. Món ăn này thường dùng để phục vụ tại các dịp đặc biệt ở Campuchia như đám cưới, họp mặt gia đình và các ngày lễ tôn giáo như Pchum Ben, hoặc ngày tổ tiên - là dịp người dân Campuchia làm những món ăn để dâng lên các nhà sư thay mặt những người đã khuất.
Lap Khmer
món ăn, du lịch, Campuchia
Lap là tên gọi của món gỏi bò Khmer, bao gồm thịt bò xắt lát mỏng hoặc thịt bò tái ướp với nước cốt chanh, trộn cùng với sả, hành khô, tỏi, nước mắm và các loại rau thơm, tất nhiên sẽ kèm thật nhiều ớt tươi. Đây là món ăn rất được yêu thích ở Campuchia và là món nhắm bắt miệng của đàn ông Campuchia.
Nom banh chok
món ăn, du lịch, Campuchia
Nom banh chok là một món ăn vô cùng phổ biến ở Campuchia, đến nỗi trong tiếng Anh nó được gọi đơn giản là Khmer Noodle (mì Khmer). Là một món ăn sáng điển hình, du khách sẽ bắt gặp món ăn này được bán trên các gánh hàng ven đường của những người phụ nữ. Nom banh chok bao gồm mì gạo chan với nước dùng được làm từ các loại gia vị truyền thống, ăn kèm lá bạc hà tươi, giá, hoa chuối, dưa chuột và các loại rau xanh khác.
Kdăm Chaa (cua chiên)
món ăn, du lịch, Campuchia
Cua chiên là một món ăn đặc sản tại các thị trấn ven biển ở Campuchia. Một loại gia vị đặc trưng không thể thiếu của món ăn này chính là tiêu Kampot. Tiêu Kampot là loại gia vị nổi tiếng trong giới sành ăn trên toàn thế giới, mặc dù du khách có thể tìm thấy loại tiêu này ở dạng khô có sẵn nhưng chỉ có thể thưởng thức hương vị độc đáo của những hạt tiêu xanh non này ở Campuchia. Nếu có dịp đến các vùng ven biển ở Campuchia, du khách đừng quên thưởng thức món cua chiên với tỏi và tiêu hấp dẫn này.
Thịt bò xào kiến
món ăn, du lịch, Campuchia
Côn trùng là một món ăn rất bình thường ở Campuchia, bạn sẽ tìm thấy tất cả các loại côn trùng trên thực đơn tại các nhà hàng ở xứ sở này. Và một trong các món ăn hấp dẫn nhất mà bạn nên thử chính là kiến cây xào với thịt bò và rau húng quế. Kiến với các kích cỡ, từ nhỏ đến mức không nhìn thấy hoặc dài khoảng 1 inch sẽ được xào chung với gừng, sả, tỏi, hẹ tây và thịt bò xắt lát mỏng. Món ăn mang một hương vị độc đáo bởi vị chua tinh tế do kiến tiết ra và thấm vào thịt bò. Món ăn này thường được dùng kèm với cơm.
Ang dtray - meuk (mực nướng)
món ăn, du lịch, Campuchia
Trong thị trấn ven biển như Sihanoukville và Kep, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy những người bán hải sản rong, mang theo lò than nhỏ trên vai và phục vụ du khách ngay trên bờ biển. Mực được ướp với nước chanh hoặc nước mắm, sau đó nướng trên xiên bằng gỗ và ăn kèm một loại nước chấm đặc trưng của Campuchia, được làm từ tỏi, ớt tươi, nước mắm, nước cốt chanh và đường.
Cha Houy Teuk (thạch tráng miệng)
món ăn, du lịch, Campuchia
Sau giờ học là lúc những bạn trẻ tụ tập xung quanh một quán hàng ven đường, nơi phục vụ món tráng miệng đặc trưng Cha Houy Teuk với giá chỉ 1.000 riel, khoảng $0,25 (5.000 đồng). Cha Houy Teuk là một hỗn hợp gồm bánh dẻo làm từ gạo nếp, khoai môn, đậu đỏ, bí ngô, mít và các loại thạch đủ màu, ăn cùng nước cốt dừa và đá lạnh.
Cá chiên
món ăn, du lịch, Campuchia
Cá chiên là một món ăn truyền thống trong các dịp đặc biệt ở Campuchia. Cá nguyên con được chiên vàng lên, sau đó được đặt lên một chiếc đĩa có nước sốt được làm từ cà ri dừa, kroeung vàng và ớt, ăn chung với các loại rau như súp lơ, bắp cải…và cơm hoặc mì.
(Theo Chudu24)

"Mất ăn mất ngủ" vì 6 hot girl Campuchia

Nhật Minh |
"Mất ăn mất ngủ" vì 6 hot girl Campuchia

(Soha.vn) - Trẻ đẹp, dễ thương và tài năng không đợi tuổi, những hotgirl đình đám Campuchia khiến cho không ít fan hâm mộ mê mẩn đến mất ăn mất ngủ.

Riet Rada
Tên thật là Kong Channa, tuy mới bước vào làng giải trí với tư cách ca sĩ độc quyền của hãng đĩa Diamond Music Production chưa lâu, nhưng Riet Rada đã nhanh chóng trở thành thần tượng âm nhạc của thế hệ tuổi teen tại Campuchia.
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Kong Chan Sreymom
Kong Chan Sreymom là một cái tên từng có thời gian gây “bão” trên cộng đồng mạng. Cô là hotgirl thuộc thế hệ 9x đời đầu (sinh năm 1990) và bắt đầu nổi danh sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi “Freshie Girl 2007”.
Mỹ nhân 23 tuổi hiện đang là một diễn viên đắt khách tại Campuchia. Ngoài ra, cô còn lấn sân sang cả nghề người mẫu và quảng cáo.
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Pich Sophea
Sinh ra trong một gia đình không lấy gì làm khá giả ở tỉnh Prey Veng, đã có thời điểm Pich Sophea phải đi bán nước mía trên phố để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Năm lớp 11, cô nghỉ học giữa chừng và trở thành một ca sĩ hát tại nhà hàng vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn.
Mặc dù cuộc sống rất vất vả nhưng chưa bao giờ Sdey (nickname thân mật của Pich Sophea) có ý định từ bỏ niềm đam mê ca hát.
Những nỗ lực vượt khó, vượt khổ của Pich  đã được đền đáp xứng đáng khi cô lọt vào mắt xanh của công ty sản xuất âm nhạc lớn nhất Campuchia, Rasmey Hang Meas. Dưới sự nâng đỡ của Rasmey Hang Meas, Pich Sophea đã vụt sáng trở thành một ngôi sao ca nhạc của thể loại nhạc pop và dance.
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Prim Liza
Nữ diễn viên trẻ được ví là một “yêu nữ hàng hiệu” đích thực của giới showbiz Campuchia. Là một trong những siêu mẫu và nữ diễn viên hàng đầu Khmer, Prim Liza nổi tiếng với sở thích xài đồ đắt tiền thuộc thương hiệu xa xỉ Chanel hay Louis Vuitton.
Chia sẻ với giới truyền thông, Liza từng thẳng thắn tuyên bố sử dụng những món đồ hàng hiệu luôn đem lại cho cô cảm giác tự tin, quyến rũ và đẳng cấp.
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Saray Sakana
Hotgirl sinh năm 1991 này hiện đang là người mẫu, ngôi sao truyền hình thực tế và diễn viên rất được giới trẻ Campuchia yêu thích.
Bước vào showbiz từ khi mới 15 tuổi, Saray nhanh chóng gây được ấn tượng bởi một gương mặt toát lên vẻ đẹp cá tính. Tuy nhiên, cũng chính vì nổi tiếng từ quá sớm mà cô đành bỏ dở sự nghiệp học hành khi nghỉ giữa chừng ở lớp 11 vì quá bận rộn với các dự án đóng phim.
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Aok SokunKanha
Aok SokunKanha có một tuổi thơ không mấy ngọt ngào khi cha mẹ của cô đã đường ai nấy đi. Không theo cha sang Australia, Aok quyết định ở lại Phnom Penh cùng mẹ và em gái. Mặc dù bận rộn với công việc ca hát, Aok SokunKanha vẫn hoàn tất tấm bằng cử nhân tại Đại học nghệ thuật chuyên ngành múa dân gian.
Hiện tại, Aok SokunKanha còn kinh doanh thêm cả Salon chăm sóc sắc đẹp cùng với mẹ của mình.
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
Những cô nàng hotgirl xinh đẹp được săn đón nhất Campuchia
 
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét