Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 54

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Nghèo mạt rệp mà đòi sài sang. Dân đã có nhu cầu đâu? Chỉ các "ngài" thích xây-phá như thế mà thôi!
-Chửi hay không chửi thì làm đéo gì được các "ngài"? Nhưng chửi đổng cho...đỡ tức dái hơn!

 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Xây sân bay 8.000 tỷ đồng, người dân tỉnh nghèo Lai Châu rồi sẽ về đâu?





xây sân bay 8.000 tỷ đồng
Trẻ em ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, Lai Châu. (Ảnh qua hayen.com.vn)

Lai Châu, tỉnh thuộc nhóm nghèo nhất nước, vừa đề xuất xây sân bay với vốn đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng. Đề xuất đã được Thủ tướng chấp thuận về mặt chủ trương và yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng xem xét, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Theo báo Lao Động đưa tin, ngày 23/4, tại cuộc họp trước thềm Hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu, ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu đã đề xuất “xin” Thủ tướng sớm cho xây dựng sân bay ở tỉnh này.
Hiện chưa có tổng mức đầu tư cụ thể cho dự án này nhưng dự kiến tổng đầu tư sân bay sẽ vào khoảng 8.000 tỷ đồng cho 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 hết 4.000 tỷ đồng. Theo đề án, đây sẽ là sân bay lưỡng dụng, bao gồm cả mục đích dân sự và quốc phòng.

Một trong những tỉnh nghèo nhất nước

Lai Châu có diện tích hơn 9.000 km2 nhưng chỉ có hơn 40 vạn dân sinh sống. Mật độ cao nhất ở thị xã Lai Châu 379 người/km² và thấp nhất là huyện Mường Tè 14 người/km².
Đây cũng là tỉnh có tỷ lệ đói nghèo cao nhất cả nước. Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, tính đến 31/12/2014, số hộ nghèo của toàn tỉnh là 20.219 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 23,48%, liên tục từ năm 2009 đến 2015 phải xin cấp gạo cứu đói.
Tại nơi nghèo nhất Lai Châu – xã Tá Bạ (huyện Mường Tè) có tới 93% là hộ nghèo. Sản xuất vẫn theo kiểu chọc lỗ tra hạt.
Cũng trong huyện Mường Tè, tại xã Thu Lũm, toàn xã có 418 hộ thì tới 133 hộ nghèo, tức cứ 3 hộ thì 1 hộ nghèo.




Trẻ em trường Mầm non bản Huổi Chát 1, xã Nậm Manh, huyện Mường Tè, Lai Châu nhận áo ấm cứu trợ. (Ảnh qua giothi.blogspot.com)
Trẻ em trường Mầm non bản Huổi Chát 1, xã Nậm Manh, huyện Mường Tè, Lai Châu nhận áo ấm cứu trợ. (Ảnh: giothi.blogspot.com)

Theo chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là hơn 40%, cao thứ 3 trong cả nước. Tổng thu ngân sách đứng thứ 63/63 tỉnh, thành (năm 2013), theo thông tin từ Bộ Tài chính. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh vẫn còn 3 xã chưa có đường ô tô; một số tuyến đường huyện, xã xuống cấp hoặc là đường đá lởm chởm.
Theo chỉ số cận nghèo đa chiều, Lai Châu có tỷ lệ hộ nghèo thuộc hàng cao nhất cả nước, khoảng 44% và hộ cận nghèo khoảng 10%. Điều này đồng nghĩa với việc có tới 1/2 dân số Lai Châu thuộc diện nghèo và cận nghèo.
Lai Châu cũng đứng cuối trong tổng số 63 tỉnh, thành phố về tỷ lệ biết đọc biết viết trong dân số từ 15 tuổi trở lên theo giới và nông thôn/thành thị (số liệu năm 2009). Toàn tỉnh chỉ có 57,4% dân số trên 15 tuổi biết đọc biết viết, còn lại 42,6% chưa biết chữ. Đây là tỷ lệ thấp trong phổ cập giáo dục của cả nước, theo Tổng cục thống kê, “Giáo dục Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu”.




Cảnh xiêu vẹo, đổ sập của những ngôi nhà tái định cư ở xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, sau trận mưa lốc. (Ảnh: nhandan.com.vn)
Cảnh xiêu vẹo, đổ sập của những ngôi nhà tái định cư ở xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, sau trận mưa lốc. (Ảnh: nhandan.com.vn)

Nghèo nhưng phí sinh hoạt đắt nhất nước

Theo kết quả biên soạn chỉ số SCOLI (Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian) năm 2015, Lai Châu đã vượt Hà Nội, trở thành đơn vị hành chính có mức sinh hoạt đắt đỏ nhất Việt Nam trong năm 2015.
Lai Châu có chỉ số giá SCOLI cao nhất cả nước: 100,3%. Hà Nội: 100%.
Các tỉnh thuộc Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức giá đứng liên tiếp sau Lai Châu và Hà Nội là Sơn La (99,27%), Lào Cai (99,02%) và Điện Biên (98,85%).
Sài Gòn đứng thứ 6 với chỉ số giá SCOLI 97,39% so với thành phố Hà Nội.
Lai Châu có phí sinh hoạt đắt đỏ là do là tình trạng mất cân đối lớn trong cung – cầu hàng hoá. Sản xuất tại chỗ nghèo nàn, thu nhập thấp. Cung nhỏ hơn cầu đã đẩy mặt bằng giá cả lên cao.
Hàng hoá nhu yếu phẩm không thể tự sản xuất mà phải vận chuyển từ tỉnh khác về. Giá cả hàng hóa tăng cao do phí vận chuyển, phí dự trữ, kho bãi hay phân phối đều rất cao.

Gạo cứu đói và con số “không tưởng” 8.000 tỷ đồng

Tháng 6/2009, Lai Châu nhận trợ cấp 1.000 tấn gạo cứu đói trong mùa mưa lũ.
Tháng 2/2010, nhận 1.000 tấn gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và thời kỳ giáp hạt.
Tháng 1/2011, nhận 1.000 tấn gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán Tân Mão và thời kỳ giáp hạt.
Tháng 1/2012, nhận 2.034 tấn gạo cứu đói trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt.
Tháng 1/2013, 2.160 tấn gạo tấn gạo cứu đói trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt.
Tháng 1/2014, nhận 730 tấn gạo cứu đói dịp Tết nguyên đán và giáp hạt.
Tháng 3/2015, nhận 847 tấn gạo cứu đói trong thời gian giáp hạt.
Tháng 3/2016, nhận 713,2 tấn gạo cứu đói trong thời gian giáp hạt.
Tổng cộng trong 8 năm liên tiếp, Lai Châu “xin” 9.484,2 tấn gạo. Nếu tính theo giá 10.000 đồng/kg, số gạo trên tương tương đương với 94,842 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,2% trong tổng số 8.000 tỷ đồng nói trên.
8.000 tỷ đồng tương đương 359 triệu USD (theo tỷ giá 1 USD = 22.280 VND (cập nhật ngày 27/4/2016).
359 triệu USD tương đương với lợi nhuận sau khi khai thác và bán 5,1 triệu tấn dầu với doanh thu dự kiến 3,9 tỷ USD.




Những đứa trẻ trần truồng, tự trượt chơi trên dốc taluy, tại bản Cung Mù Phìn, xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ, Lai Châu, tháng 7/2012. (Ảnh: baolaichau.vn)
Những đứa trẻ trần truồng, tự trượt chơi trên dốc taluy, tại bản Cung Mù Phìn, xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ, Lai Châu, tháng 7/2012. (Ảnh: baolaichau.vn)

Thừa sân bay, thiếu vốn

Nói về ý nghĩa của sân bay này với việc phát triển kinh tế ở Lai Châu, ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu cho hay: “Sân bay sẽ giúp phát triển ngành du lịch của tỉnh, đặc biệt có ý nghĩa trong việc cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra”. Theo VOV, Chủ tịch UBND tỉnh này cho hay 8.000 tỷ đồng không phải là vốn Nhà nước mà là vốn tư nhân hay còn gọi là vốn xã hội hóa.
Tuy nhiên, trao đổi với BizLIVE, TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia cao cấp về tài chính ngân hàng bày tỏ quan điểm rằng, xây dựng một sân bay cho Lai Châu là không cần thiết tại thời điểm này.
Bởi vì, ngân sách của Lai Châu hiện không đủ mà ngân sách quốc gia đang bội chi và gặp nhiều khó khăn. Việc xã hội hóa dự án theo nghĩa huy động vốn tư nhân cũng không khả thi vì sân bay là một dự án dài hạn, cần nhiều năm để có thể lấy lại được vốn bỏ ra.
Vay vốn từ các tổ chức quốc tế lại càng khó hơn vì họ sẽ đòi hỏi bảo lãnh của Chính phủ. Về mặt lợi ích kinh tế một sân bay tại Lai Châu có thể làm tăng hoạt động du lịch đến vùng này, nhưng chi phí bỏ ra rất lớn so với lợi ích đem lại trong ngắn hạn”, ông Hiếu nói.
Trên News Zing, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – ông Trần Bắc Hà đưa ra ý kiến: “Về việc xây dựng sân bay, theo tôi chắc phải xem lại bởi Sapa – Lào Cai là sân bay cấp 4E, theo nguyên tắc là xã hội hóa và theo thông lệ điểm sân bay cự ly đường bộ khoảng dưới 300 km“.
Theo ông Hà, từ Lai Châu tới sân bay Điện Biên khoảng 4 tiếng đồng hồ còn về Lào Cai chỉ khoảng 2 tiếng. Có sân bay là có khách, nhưng với các điểm du lịch ở Lai Châu, đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng cho một sân bay về lâu dài thì cần, nhưng hiện tại chưa phải trọng điểm tập trung.




Các giáo viên lội suối, men theo triền đèo để đi dạy, tại Trường mầm non Tà Mít (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu), tháng 4/2016. (Ảnh: Facebook Tô Hồng Điệp)
Các giáo viên lội suối, men theo triền đèo để đi dạy, tại Trường mầm non Tà Mít (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu), tháng 4/2016. (Ảnh: Facebook Tô Hồng Điệp)

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, dự án trên có khả năng đầu tư, nhưng cần sự phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải. Còn Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị Bộ Quốc phòng sớm xem xét, kết luận về nội dung này.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Quốc phòng có báo cáo về sự cần thiết của việc xây dựng sân bay dành cho các loại máy bay nhỏ ở Lai Châu. “Trước sau gì cũng phải làm, nhưng lộ trình như thế nào Bộ Quốc phòng cân nhắc”, ông Phúc nói.
Được biết, hiện cả nước có 21 sân bay, gồm cả 9 sân bay quốc tế. Trừ sân bay Phú Quốc được quy hoạch mới, các sân bay chủ yếu được quy hoạch từ thời Pháp thuộc. Trung bình ở Việt Nam, cứ 16.000 km2 lại có 1 sân bay.
Theo Vnexpress tháng 11/2015, ông Lê Mạnh Hùng – Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết trong tổng số 22 cảng hàng không do ACV quản lý chỉ có Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang có lãi, còn lại đều thua lỗ, theo kết quả kiểm toán năm 2014.
Ví dụ, Sân bay Chu Lai (Quảng Nam) chỉ đạt trên 8% trong tổng công suất thiết kế 500.000 khách/năm; Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ chỉ đạt công suất trên 15% trên mức thiết kế 2 triệu khách/năm; các sân bay khác như Cà Mau, Rạch Giá, Tuy Hòa, Điện Biên, Đồng Hới, Liên Khương, Phú Quốc… chỉ đạt công suất hoạt động 11-37%.
Các sân bay như Cát Bi, Phú Bài… đã bắt đầu hết lỗ. Sân bay Đà Nẵng đã hòa vốn.
Dự kiến đến năm 2020, cả nước sẽ có thêm 6 sân bay nữa đi vào hoạt động.
Phan A tổng hợp

Bỏ mặc dự án dân sinh để xây quảng trường nghìn tỷ





Dự án quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang tiến hành san lấp mặt bằng vào tháng 3 vừa qua.
Dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 2.200 tỷ đồng. (Ảnh: baoapbac.vn)
Dự án quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang tiến hành san lấp mặt bằng vào tháng 3 vừa qua. Dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 2.200 tỷ đồng. (Ảnh: baoapbac.vn)

Sang năm 2016, tỉnh Tiền Giang sẽ không có tiền để thực hiện các công trình phục vụ dân sinh, thế nhưng dự án xây dựng quảng trường trung tâm khoảng 2.200 tỷ vẫn được ưu tiên cấp vốn xây dựng.
Hiện tại, UBND tỉnh Tiền Giang đã chi 112 tỷ đồng để tổ chức đấu thầu một số hạng mục phục vụ cho dự án này, và đầu năm 2016 sẽ tiến hành thi công.
Về lý do cần xây dựng quảng trường này, các quan chức tỉnh Tiền Giang đều cho rằng nhằm đạt tiêu chuẩn để xin cho thành phố Mỹ Tho trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, ông Trần Thanh Đức – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Việc thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, làm cơ sở để UBND thành phố tiếp tục huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư cho thành phố và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương.
Dự án với tổng đầu tư 2.200 tỷ được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đang triển khai với chi phí hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó có đền bù giải tỏa 457 tỷ đồng cho khoảng 600 hộ dân.
Các hộ dân thuộc diện giải tỏa đều buồn bã, vì số tiền đền bù không đủ để họ mua nhà khác, trong khi đó khu nhà tái định cư vẫn chưa xây xong, nhiều người dân phải đi thuê nhà trọ để ở.
Trong khi đó nhiều công trình quan trọng rất cần xây dựng nhưng không thể tiến hành do không có vốn đầu tư, như việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, đây là việc rất cần thiết do bệnh viện cũ đã quá lâu, trang thiết bị lạc hậu, không đủ sức phục vụ nhu cầu người dân.
Dự án xây bệnh viện mới đã có sẵn khu đất 10ha, không cần giải tỏa. Bệnh viện mới này sẽ đáp ứng thêm 1.000 giường bệnh, cũng như các trang thiết bị khác nhằm phục vụ người dân. Chi phí xây dựng là 2.350 tỷ đồng nhưng không biết lấy nguồn tiền từ đâu, việc xin tài trợ từ vốn ODA không có kết quả, việc xin vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ nhưng khả năng có cũng rất thấp.
Nhiều ý kiến cho rằng việc đầu tư bệnh viện với kinh phí 2.350 tỷ đồng cũng tương đương với làm quảng trường, lại có mặt bằng sẵn không phải đền bù giải tỏa, việc xây dựng nhanh hơn, lại thiết thực đến đời sống người dân nhưng sao không được ưu tiên?
Trong khi đó, việc xây quảng trường với mục đích chính là được công nhận là đô thị loại 1, giúp thành phố có được bộ mặt đẹp hơn, nhưng cuộc sống người dân chắc chắn sẽ không cải thiện chút nào khi mà các dự án dân sinh không thể triển khai do không có vốn.
Ngọn Hải Đăng

Xung quanh việc mua trực thăng chữa cháy 1.000 tỷ/chiếc





truc thang chua chay
Hình ảnh 1 chiếc trực thăng chữa cháy. (Ảnh: naval-technology.com)

Báo chí trong nước vừa đưa tin Sài Gòn dự định sắm trực thăng chữa cháy, chi phí lên đến 1.000 tỷ/chiếc, thực hư xung quanh chuyện này ra sao?

Cảnh sát PCCC Sài Gòn nói về việc mua trực thăng chữa cháy

Báo Người Lao Động đưa tin vào ngày 8/4, Cảnh sát PCCC Sài Gòn tổ chức buổi họp báo định kỳ quý I/2016.
Qua đó, Đại tá Trần Thanh Châu – phó giám đốc Cảnh sát PCCC Sài Gòn cho biết đã có kế hoạch mua trực thăng chữa cháy, kế hoạch đã được trình lên Hội đồng nhân dân TP để xem xét. Ông Châu cũng cho báo Người Lao Động biết: “Giá của mỗi chiếc trực thăng chữa cháy lên đến 1.000 tỷ đồng. Việc trang bị trực thăng chữa cháy đáp ứng nhu cầu trong công tác dập lửa ở các nhà cao tầng, khu vực khó dập lửa”.
Theo báo cáo của Cảnh sát PCCC Sài Gòn thì trong 3 tháng quý 1/2016, thành phố đã có gần 1.000 vụ việc liên quan đến cháy nổ.
Tuy nhiên sau đó, khi trả lời báo Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Lê Tấn Bửu – giám đốc Cảnh sát PCCC Sài Gòn cho rằng chưa trình mua trực thăng chữa cháy nhưng việc mua là cần thiết, ông nói: “Chúng tôi chưa trình nhưng chúng tôi thấy cần thiết mua máy bay trực thăng chữa cháy. Bởi vì TP.HCM là một đô thị đặc biệt, có rừng, có nhiều nhà cao tầng, nhiều khu dân cư với nguy cơ cháy cao. Máy bay trực thăng sẽ phát huy hiệu quả trong cứu nạn, cứu hộ nhà cao tầng, nhà trong hẻm sâu hoặc chữa cháy rừng”.
Trước việc người dân quan tâm tới chi phí mua trực thăng lên đến 1.000 tỷ/chiếc, ông Bửu cho rằng không phải thế, ông nói cụ thể trên báo Pháp Luật TP.HCM rằng: “Tôi xin khẳng định không ai nói 1.000 tỉ đồng/chiếc. Mỗi loại máy bay trực thăng tùy theo số lượng chỗ như thế nào sẽ có giá khác nhau. Người ta chào giá là một chuyện nhưng chúng tôi chưa báo cáo đầu tư, chưa có báo cáo đề xuất bằng văn bản nên cũng chưa biết giá trị mỗi chiếc máy bay như thế nào”.
Báo Đất Việt cũng dẫn lời ông Bửu cho rằng phát ngôn của đại tá Trần Thanh Châu – Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC với báo chí về việc trình lên Hội đồng nhân dân TP kế hoạch mua trực thăng chữa cháy là do một số phóng viên ngộ nhận, đưa tin chưa chính xác: “Tôi xin khẳng định lại, hiện nay chúng tôi chưa có đề xuất, nhưng quy định thông tư thì có. Trong việc của anh Châu phát biểu, đó là do một số phóng viên ngộ nhận. Khi đó anh Châu nói rằng, nếu bây giờ mà trang bị máy bay trực thăng thì phải có cả nghìn tỷ thì mới đạt hiệu quả, phải tính toán tới vấn đề đào tạo, bảo trì bảo dưỡng, hoạt động lái như thế nào… Anh Châu cũng phân tích những cái đó. Tất cả chỉ dừng lại ở nghiên cứu chủ trương thôi, chưa có gì cả”.
Tuy nhiên trả lời trên Báo Đất Việt, ông Trần Thanh Châu khẳng định: “Tôi đã trả lời hôm đó rồi. Đề xuất rồi nhưng mà chưa duyệt, chưa có dự án. Đấy là dự án quy hoạch ngành của lực lượng PCCC. Giải quyết việc cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy nhà cao tầng thì ai chả muốn nhưng mà bây giờ còn vấn đề về kinh phí”.

Cảnh sát PCCC Hà Nội nói về kế hoạch mua trực thăng chữa cháy

Ở Hà Nội, trong cuộc họp với báo chí vào chiều ngày 12/4, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định – Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội phát biểu rằng, hiện tại thành phố chưa xem xét đến việc mua trực thăng chữa cháy do kinh tế khó khăn và hạ tầng chưa đáp ứng được.
Số vụ việc liên quan đến cháy nổ ở Hà Nội cũng tương tự như Sài Gòn khi trong 3 tháng quý 1/2016, thành phố có khoảng 1.000 vụ việc liên qua đến cháy nổ.

Các chuyên gia đánh giá về kế hoạch mua trực thăng chữa cháy

Các chuyên gia trong nước đều cho rằng việc mua trựa thăng chữa cháy là không khả thi.
Thông tin trên Báo Đất Việt, đại tá Nguyễn Thế Từ  – Nguyên Trưởng phòng đào tạo trường ĐH PCCC cho biết: “Các nước trên thế giới chủ yếu dùng những loại máy bay trực thăng cho cứu hộ cứu nạn, chữa cháy rừng là chính. Vì làm gì có nước để máy bay phun vào trong nhà được. Cháy nhà cao tầng thường là dùng trực thăng để cứu người, đặc biệt là ở trên sân thượng thôi. Còn những khu vực lưng chừng khác cũng không thể vào được.
Ngay như ở Úc hay Indonesia họ có trực thăng chữa cháy loại cực lớn chở được 4 – 5 m3 nước nhưng chủ yếu là chữa cháy rừng và đám cháy ngoài trời, cháy nhà khu dân cư thấp tầng. Chứ mà để chữa cháy nhà cao tầng thì chả nước nào người ta dùng trực thăng cả. Như thế không có tác dụng”.




Trên thế giới trực thăng dùng để chữa cháy rừng là chính. Ảnh helicopterservice.com.au
Trên thế giới, trực thăng dùng để chữa cháy rừng là chính. (Ảnh: helicopterservice.com.au)

Ông Từ cũng cho rằng ở Sài Gòn nên dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ và xe chữa cháy mini sẽ hiệu quả hơn. Ông cũng cho biết nếu mua trực thăng chữa cháy thì cần xem xét cẩn thận xem có sử dụng hết hiệu quả tính năng của máy bay không, nếu không sẽ rất lãng phí.
Đại tá, PGS. TS. Ngô Văn Xiêm – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC nói trên báo Đất Việt rằng: Các nước khi dùng trực thăng chữa cháy là cần sử dụng đồng bộ với các phương tiện khác, có sự hỗ trợ của lực lượng PCCC có chuyên môn cao, cũng như khả năng khai thác và bảo quản. Ông Xiêm cho rằng chúng ta thiếu và yếu về mọi mặt nên khó sử dụng hiệu quả trực thăng chữa cháy.
Ông Xiêm bày tỏ rằng, bỏ 1.000 tỷ cho 1 trực thăng chữa cháy là quá lãng phí, trong khi đó nếu số tiền đó để nâng cấp và trang bị thêm các phương tiện khác sẽ tốt hơn. Ông chia sẻ ý kiến: Chúng ta bỏ ra một khoản tiền lớn 1.000 tỷ đồng để mua một chiếc trực thăng nhưng phải xét về hiệu quả kinh tế. Trước đây TP.HCM cũng mua xe thang cao 72m dùng để chữa cháy nhưng hơn 10 năm nay có khai thác, sử dụng được đâu. Như vậy rất lãng phí”.
Cũng thông tin trên Báo Đất Việt, trước ý kiến của các chuyên gia về vấn đề dùng trực thăng chữa cháy, ông Lê Tấn Bửu – giám đốc Cảnh sát PCCC Sài Gòn cũng đồng tình với các ý kiến này, ông nêu quan điểm: “Tôi rất đồng tình với ý kiến của một số nhà khoa học. Theo nghiên cứu mà tôi thấy, trong điều kiện hiện nay khi mà chữa cháy ở các nhà cao tầng thì khu vực cháy ở bên trong, cho nên việc tổ chức chữa cháy để dập lửa từ bên trong bằng các loại máy bay trực thăng, thì bằng mắt thường mình cũng thấy cái đó là cũng khó có hiệu quả rồi. Ví dụ tổ chức cứu hộ, cứu nạn các nhà cao tầng trên cao thì cái này rất là thích hợp”.
Ông Bửu cũng cho rằng cần phải sử dụng các phương tiện chữa cháy mini trong điều kiện thành phố có nhiều ngõ sâu và hẻm.
Vậy các nước tiên tiến trên thế giới dùng cách gì nhằm đạt hiệu quả cao trong chữa cháy?

Robot chữa cháy

Thực tiễn trên thế giới cho thấy việc sử dụng các robot chữa cháy đạt hiệu quả cao, robot có thể đến được bất kỳ nơi nguy hiểm nào mà con người không thể vào được.
Ngoài việc tận dụng các công cụ chữa cháy mini, Việt Nam có thể nhập khẩu robot chữa cháy, chi phí cho các robot này cũng không cao nhưng hiệu quả khá tốt.
Đầu năm 2015, Sài Gòn đã sử dụng 12 xe chữa cháy với công nghệ hiện đại mua từ Pháp, trong đó có 3 xe robot.




robot-chua-chay-1
Xe chữa cháy robot đầu tiên tại Việt Nam. (Ảnh: An Nhơn/vnexpress.net)

Tuy nhiên, đây là các xe robot loại lớn, cần sử dụng thêm các robot loại nhỏ để dễ dàng tiếp cận nơi hỏa hoạn, đến những chỗ nguy hiểm mà con người không thể đến được.




robot-chua-chay-3
Robot Octavia của Mỹ có thể đi xuyên qua các đám cháy, dập tắt lửa bằng nước hoặc khí. Robot này được trang bị camera hồng ngoại. (Ảnh: Wired.com)
robot-chua-chay-2
Robot chữa cháy Thermite của Mỹ có thể bơm 2.000 lít nước mỗi phút, người điều khiển có thể cách xa 400m. Thiết kế vành lăn kép cho phép robot đi vào khu vực có địa hình khó di chuyển và nguy hiểm, tiến gần ngọn lửa hơn, chi phí thấp hơn nhiều so với một xe chữa cháy thông thường. (Ảnh: technabob.com)

Ngọn Hải Đăng tổng hợp


ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH


Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…


Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…


Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…


Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…


Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết, em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

TRẦN THI LAM (Hà Tĩnh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét