Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT19/c

  (ĐC sưu tầm trên NET)

Thời kỳ Tái Vong Quốc và Tái Phục Quốc

Thời Pháp thuộc (1858-1956)

quân Pháp đổ bộ vào Thuận An
quân Pháp hạ thành Bắc Ninh năm 1884
Phong trào Cần Vương (1885-1896)

Phong trào Cần Vương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ý nghĩa và khái quát phong trào

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.
Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896.

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương

Sau khi cuộc tấn công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết - một đại thần thuộc phe chủ chiến - đưa vua Hàm Nghi ra ngoài, phát hịch Cần Vương chống Pháp. Người Pháp dựng vua Đồng Khánh lên ngôi tại Huế. Ngoài Khởi nghĩa Cần Vương của vua Hàm Nghi, Tôn Thất ThuyếtTrần Xuân Soạn, các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi gồm có:
Đêm 30/10/1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt trong lúc mọi người đang ngủ say. Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra sức dụ dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối quyết liệt. Không mua chuộc được vua Hàm nghi thực dân Pháp quyết định đưa vua Hàm Nghi đi đày tại Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi (châu Phi), các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi tiếng súng cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.

Nguyên nhân thất bại

Tác giả Nguyễn Thế Anh trong sách Kinh tế & xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn nêu các nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:
  1. Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng. 
  2. Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng. .
  3. Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.
  4. Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.
Theo Đào Duy Anh, ngoài việc thiếu liên kết và thống nhất về tổ chức (tương tự như "tính chất địa phương" mà Nguyễn Thế Anh phản ánh), phong trào Cần Vương còn có những nguyên nhân thất bại khác[4]:
  1. Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thô sơ không thể chống lại vũ khí hiện đại của Pháp
  2. Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng chính quy của địch
  3. Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và chết vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân khởi nghĩa, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Hàm Nghi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hàm Nghi
咸宜
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...)
Emperor Ham Nghi.jpg
Chân dung thông dụng của Hoàng đế Hàm Nghi.
Hoàng đế nhà Nguyễn
Trị vì 2 tháng 8 năm 18841885
Tiền nhiệm Kiến Phúc
Kế nhiệm Đồng Khánh
Thông tin chung
Thê thiếp Marcelle Loe
Hậu duệ
Tên húy Nguyễn Phúc Ưng Lịch
Nguyễn Phúc Minh
Niên hiệu Hàm Nghi
Triều đại Nhà Nguyễn
Hoàng gia ca Đăng đàn cung
Thân phụ Nguyễn Phúc Hồng Cai
Thân mẫu Phan Thị Nhàn
Sinh 3 tháng 8 năm 1872
Huế, Việt Nam
Mất 4 tháng 1, 1943 (71 tuổi)
Alger, Algérie, Pháp
An táng Làng Thonac, Vigeois,Dordogne, Pháp.
Hàm Nghi (Chữ Hán: 咸宜) (3 tháng 8 năm 1872 – 4 tháng 1 năm 1943), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.
Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.
Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ông qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày.

Xuất thân

Hàm Nghi húyNguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.
Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn TườngTôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren  Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự ĐứcNguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.
Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh. 

Thời gian tại kinh thành Huế

Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến đúng như đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt Triều đình phải xin phép. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt làm bằng chữ Nho. Hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu và sau đó đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi. Công việc đầu tiên mà vua Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hướng dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ Tòa khâm sứ ở bờ Nam sông Hương sang điện Thái Hoà làm lễ tôn vương cho nhà vua. Đây là thắng lợi mà phe chủ chiến của triều đình Huế đã đạt được trong việc bảo vệ ngai vàng của Hàm Nghi; còn đối với người Pháp thì sau những yêu sách, đòi hỏi bất thành, họ đành phải nhân nhượng để tránh thêm những rắc rối mới bằng cách chấp nhận một sự việc đã rồi.
Lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gồm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Thuyền trưởng Wallarrmé cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành Huế. Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa, là lối chỉ dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác thì đi cổng hai bên. Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng buổi lễ thọ phong cuối cùng cũng kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ Môn lại nên đoàn Pháp phải theo hai lối cửa bên để về. Nhìn nhận về sự kiện này, Marcel Gaultier đã viết:
Năm sau 1885, Thống tướng de Courcy được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ. Tướng de Courcy muốn vào yết kiến vua Hàm Nghi nhưng lại muốn là toàn thể binh lính của mình, 500 người, đi vào cửa chánh là cửa dành riêng cho đại khách. Triều đình Huế xin để quân lính đi cửa hai bên, chỉ có các bậc tướng lĩnh là đi cửa chánh cho đúng nghi thức triều đình, nhưng de Courcy nhất định không chịu.

Phong trào Cần Vương


Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913)
Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá. Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường. Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm Nghi đã thảng thốt nói:
"Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy". 
Vua Hàm Nghi ngồi trong kiệu bị chao đảo liên tục, đầu bị va đập nhiều lần vào thành kiệu rất đau, sau cùng nhà vua phải xuống nằm trên võng cho lính cáng. Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi tới thành Quảng Trị để lánh nạn. Chiều ngày 6 tháng 7 thì cả đoàn mới tới Quảng Trị. Nhưng sau đó ông lại ra trình diện với quân Pháp. Tướng de Courcy hẹn cho Nguyễn Văn Tường hai tháng phải tìm cách để rước vua về. Nguyễn Văn Tường viết sớ ra Quảng Trị xin rước vua về nhưng ông Tôn Thất Thuyết cản thư không cho vua biết. Hết hạn hai tháng, cả gia đình Nguyễn Văn Tường bị de Courcy đày ra Côn Đảo, sau đó đưa tới đảo TahitiThái Bình Dương. Một thời gian sau Nguyễn Văn Tường qua đời, xác được đưa về Việt Nam. Ngày 9 tháng 7, dưới áp lực của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi đành từ biệt Tam cung, lên đường đi Tân Sở.
Hàm Nghi ở Tân Sở rồi về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình. Vua Hàm Nghi đã phải chịu nhiều khổ ải vì phải luồn lách giữa núi rừng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, giữa muôn vàn thiếu thốn, bệnh tật, đói khát và sự hiểm nguy về tính mạng luôn đe dọa . Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập. Sự ủng hộ, che chở giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của đồng bào các địa phương từ Quảng Trị qua tới đất Lào cũng như trong vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho Hàm Nghi thấy được vai trò của bản thân mình nên nhà vua đã không còn cảm thấy bị cưỡng ép như trước. "Nhà vua bị những gian lao mà luyện thành người nhẫn nại và đón cuộc phong trần bằng thái độ rất thản nhiên"  Dân chúng nổi dậy rất đông, nhưng vì rải rác các nơi nên lực lượng không mạnh. Nhà vua đã hai lần xuống dụ Cần vương trong đó có một lần gửi thư cầu viện cho Tổng đốc Vân-Quý của triều Mãn Thanh và rất nhiều chỉ dụ khác tới các quan lại, lãnh tụ của phong trào chống Pháp. Tên của ông ta đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia... Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông vua xuất hạnh 
Trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, vua anh Đồng Khánh và 3 bà Thái hậu liên tục gửi thư kêu gọi vua trở về nhưng ông khẳng khái từ chối. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Paul Bert cũng đã định lập Hàm Nghi làm vua 4 tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh Bình nhưng cũng không thành. Nhà vua thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa của người  Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất ĐạmTôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ, cùng đề đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng.
Tháng 9 năm 1888, suất đội Nguyễn Đình Tình phản bội ra đầu thú với Pháp tại đồn Đồng Cá. Nguyễn Đình Tình lại dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú. Sau đó Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc tình nguyện với Pháp đem quân đi vây bắt vua Hàm Nghi. Đêm khuya 26 tháng 9 1888  vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ, Tôn Thất Thiệp bị đâm chết. Khi đó, ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:
"Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây".
Từ đêm hôm đó ở bờ khe Tá Bào, huyện Tuyên Hóa (nay là huyện Minh Hóa) tỉnh Quảng Bình, Trương Quang Ngọc mang vua Hàm Nghi về các đồn Thanh Lạng, Đồng Ca rồi sang Quảng Khê và đến đồn Thuận Bài vào chiều ngày 14 tháng 11 năm 1888. Quân Pháp tổ chức chào đón vua rất long trọng nhưng vua đã tỏ ra không hiểu, không nhận mình là Hàm Nghi. Viên trung uý chỉ huy quân đội Bonnefoy đã chuyển bức thư của Tôn Thất Đàm gửi cho vua Hàm Nghi xem nhưng nhà vua ném lá thư xuống bàn và làm như không có can hệ gì đến mình. Viên đề đốc Thanh Thuỷ là Nguyễn Hữu Viết được Pháp cử tới để thăm hỏi và nhận mặt thì nhà vua giả như không hay biết. Nhưng khi người Pháp đem thầy học cũ là Nguyễn Nhuận đến xem thì nhà vua vô tình đứng dậy vái chào. Đến lúc đó thì người Pháp mới yên trí đó là vua Hàm Nghi. Từ Thuận Bài, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22 tháng 11 năm 1888.
Lúc này, triều đình Huế đã biết tin Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh sai quan lại Thừa Thiên và bộ binh ra đón để đưa về Huế. Nhưng người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy mặt vị vua kháng chiến nên Pháp đã báo cho Viện Cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc này tính tình khác thường, về kinh e có điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng nơi khác một thời gian. Kỳ thực người Pháp đã có quyết định dứt khoát với vị vua kháng chiến này là đày sang xứ AlgérieBắc Phi. Rheinart đã báo cho ông biết là Thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt. Nghe vậy, vua Hàm Nghi đáp: "Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa", rồi ông cáo từ về phòng riêng.
Sau khi bị truất, cựu hoàng được chính thức gọi là Quận công Ưng Lịch. 

Lưu vong


Đám cưới cựu hoàng Hàm Nghi
Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã oà khóc. . Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên "Biên Hoà" vượt đại dương đi Bắc Phi. Do không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên miên nhưng vẫn không hề thốt ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889 , cựu hoàng Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18. Mười ngày đầu, cựu hoàng Hàm Nghi tạm trú tại L'hôtel de la Régence (Tòa nhiếp chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biết thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số.
Ngày 24 tháng 1, Toàn quyền Tirman của Algérie tiếp kiến và mời Hàm Nghi ăn cơm gia đình. Ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, cựu hoàng nhận được tin mẹ là bà Phan Thị Nhàn; vợ thứ của Kiên Thái Vương; đã mất vào ngày 21 tháng 1 năm 1889 tại Huế.
Trong mười tháng tiếp đó, cựu hoàng Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình và vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh. Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm 1889 ông bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, vua Hàm Nghi có thể nói và viết tiếng Pháp rất sõi.
Cựu hoàng Hàm Nghi cũng giao du cùng những trí thức Pháp nổi tiếng. Năm 1899, ông có sang thăm Paris và đến xem một triển lãm của danh họa Paul Gauguin, về sau khi vẽ tranh Hàm Nghi cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin. Hơn 100 năm sau, bức tranh Déclin du jour (Chiều tà) của cựu hoàng phát hiện được dưới nghệ danh Xuân Tử khi bán đấu giá ở Paris ngày 24 tháng 11 năm 2010 bán được với giá 8.800 euro.
Đối với người Việt thì Kỳ Đồng, tức Nguyễn Văn Cẩm từng lui tới thăm cựu hoàng. Cũng chính vì đó mà người Pháp sinh nghi rồi ra lệnh trục xuất Kỳ Đồng về Việt Nam.

Đời tư

Năm 1904, cựu hoàng Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884, mất năm 1974), con gái của ông Laloe chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger. Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có ba người con:
Công chúa Như Mây tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Công chúa Như Luân tốt nghiệp tiến sĩ y khoa và lập gia đình với Công tước François Barthomivat de la Besse. 
Ngày 4 tháng 1 năm 1943, cựu hoàng Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Ông được chôn cất ở Thonac  (quận Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp. Trên mộ của vua Hàm Nghi và một số tài liệu ghi ông mất năm 1944. Ông ra đi mang theo nỗi hờn vong quốc không bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí. 

Vinh danh

Vì có tư tưởng chống Pháp, vua Hàm Nghi, cùng với các vua Thành Thái, Duy Tân, được xem là 3 vị vua yêu nước của Việt Nam thời Pháp thuộc. Đến thời điểm tháng 05 năm 2014, hài cốt vua Hàm Nghi ở Làng THONAC (Pháp). Năm 2009, Bài vị và di ảnh Vua Hàm Nghi được hội đồng Nguyễn Phúc Tộc đưa về thờ tại Thế Tổ Miếu (Hoàng thành Huế).
Niên hiệu của ông (Hàm Nghi) được đặt cho một con đường trung tâm ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Thành phố Hà Nội có tên dường Hàm Nghi thuộc xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm.Tại Thành phố Hải phòng có tên đường Hàm Nghi ở phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng. Tại Thành phố Đà Nẵng có tên đường Hàm nghi tại quận Hải châu. Tại Thành phố Huế có tên đường Hàm Nghi ở phường Phước Vĩnh. Tại thành phố Móng Cái, phố Hàm Nghi kéo dài từ phố Duy Tân đến phố Trần Nhật Duật.
Năm 1955, trường Trung học Thành Nội được dời về trường Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế và đổi tên thành trường Trung học Hàm Nghi. Trường bị giải thể năm 1975 để rồi 30 năm sau vào ngày 4 tháng 9 năm 2005 ngôi trường này chính thức được khai giảng trở lại với sự đóng góp rất lớn của Cựu học sinh Trường Hàm Nghi trước 1975. Tại thành phố Đà Nẵng có trường Tiểu học Hàm Nghi và tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh có trường Trung học Hàm Nghi, Thành phố Huế có Trung học Hàm Nghi.

Đoàn Chí Tuân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đoàn Chí Tuân (1855-1897), hay Đoàn Đức Mậu, hiệu là Bạch Xĩ, là nhà thơ và là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam. Ông đã từng xưng danh hiệu hoàng đế để kế tục vua Hàm Nghi chống Pháp nhưng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi và cuối cùng thất bại.

Thân thế

Đoàn Chí Tuân sinh tại làng Hòa Ninh, nay thuộc xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam trong một gia đình có truyền thống Nho học. Tổ 4 đời của Bạch Xĩ là Đoàn Chí Nguyện từng tham gia giúp nhà Tây Sơn và dự trận Ngọc Hồi-Đống Đa 
Cha Bạch Xĩ là Đoàn Chí Thông, còn được gọi là cụ Hương Thân, là người có chí hướng chống Pháp. Từ khi người Pháp vào đánh Việt Nam, Đoàn Chí Thông thường tập hợp người làng tại nhà bàn việc nước .

Tuổi trẻ

Bạch Xĩ thông minh từ nhỏ, nổi tiếng là thần đồng. Năm lên 5 tuổi (1860), ông được cha cho đi học. Chỉ sau một thời gian, ông Tú Nguyễn trong làng đã khâm phục chí thông minh của Chí Tuân. Năm 6 tuổi (1861), ông được cha cho theo học thầy quan biện họ Trần ở làng Thọ Linh. Sau 1 năm, thầy không dám dạy Chí Tuân nữa vì trò Tuân "đã học hết chữ của thầy"  Sau này ông còn theo học vài danh Nho nữa và đến năm lên 10 tuổi thì tự học ở nhà.
Năm 12 tuổi (1867), Đoàn Chí Tuân đọc được nhiều sách của Trung Quốc, Nhật Bản. Dù còn ít tuổi, Bạch Xĩ đã thông hiểu lịch sử Trung Quốc, việc đất nước bị người Hoa đô hộ và công trạng của những người chống xâm lược của Việt Nam Tài năng văn thơ của ông nổi danh khắp vùng khiến vua Tự Đức nghe tiếng, sai Tùng Thiện vương đến tận nơi xem có phải là lời đồn ngoa. Sau đó Tùng Thiện Vương về tâu lại rằng lời đồn đại về Đoàn Chí Tuân là đúng. Tự Đức lo ngại và cho rằng phải đề phòng sau này ông lớn lên "sẽ làm giặc" 
Năm 1873, quân Pháp tấn công Bắc Kỳ, các phong trào chống Pháp nổ ra, từ đó tư tưởng chống Pháp của ông hình thành rõ rệt  Ông đi nhiều nơi, tìm kết giao với những người cùng tư tưởng chống Pháp, đến cả những vùng người Lào, người Mường. Đối với những hòa ước của nhà Nguyễn, Đoàn Chí Tuân tỏ ra bất mãn không đồng tình, vì vậy dù có tài nhưng ông quyết định không bao giờ đi thi, bởi ông cho rằng vua đã bán nước thì đi thi làm quan với ai? Ông bỏ bút sách và đi học võ mưu cứu nước 

Hưởng ứng phong trào Cần Vương

Hoạt động ở Quảng Bình

Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra ngoài, phát chiếu Cần Vương. Bạch Xĩ ra đón ra giá vua Hàm Nghi để xin theo giúp nhưng Tôn Thất Thuyết không trọng dụng ông, vì vậy ông trở về quê tổ chức quân đội chống Pháp.
Trong vòng 2 tháng, Bạch Xĩ tập hợp được một đội quân gồm 490 người, chủ yếu là người Hòa Ninh, còn lại là những người xã lân cận như Minh Lệ, Vĩnh Lộc, La Hà, Vĩnh Phúc. Trong thành phần đội quân này có cả người theo Công giáo và lính cũ của triều đình  Vũ khí trong quân ngoài súng còn có cung nỏ, giáo mác, đoản đao.
Vì Hòa Ninh không có địa bàn hiểm trở để tổ chức căn cứ nên sau một thời gian huấn luyện quân, Bạch Xĩ phải chia quân ra làm 3 nhóm đi về 3 hướng đánh địch.
  1. Nguyễn Hưng Vương dẫn 130 người đi nhập vào với nghĩa binh Cao Thượng Trí hoạt động ở Xuân Mai
  2. Đinh Hán dẫn 120 người lên nhập với quân của Mai Lượng ở Cao Mại
  3. Bạch Xĩ cùng Nguyễn Ngọc Hiền mang số quân còn lại lên nhập vào quân của Hoàng Phúc ở Vạn Xuân (Nam Quảng Bình).
Tại Vạn Xuân, Bạch Xĩ làm mưu sĩ phụ tá cho Hoàng Phúc, số quân của ông được nhập cùng đạo quân của Đề Phú. Từ năm 1885 đến 1888, 3 cánh quân Hoàng Phúc, Mai Lượng và Cao Thượng Trí đã hoạt động khá mạnh.
Vì sự chống đối của các cánh quân này, Đồng Khánh đi bắc tuần từ Quảng Trị ra Đồng Hới mất 23 ngày (27/7 – 19/8) mới đến nơi. Tại đây Đồng Khánh đã kêu gọi quân nổi dậy ra đầu thú và treo giải cho ai bắt được các thủ lĩnh, trong đó có Bạch Xĩ, nhưng không kết quả. Sau 10 ngày, Đồng Khánh phải bỏ dở chuyến bắc tuần trở về Huế 

Đến Hương Khê

Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, các cánh quân Quảng Bình tan rã. Các thủ lĩnh còn lại đều thoái chí: Tôn Thất Đàm tự sát, Lê Trực đi ẩn dật, Cao Thượng Chí, Mai Lượng, Đề Phú và Đề Én đều trốn tránh về quê làm ăn. Chỉ còn lại Bạch Xĩ và cánh quân Hòa Ninh quyết tâm đánh Pháp đến cùng. Ông mang quân trở về Hòa Ninh, tập hợp thêm lực lượng, sau đó tiến ra Hà Tĩnh hoạt động.
Bạch Xĩ tìm đến Hương Khê theo Phan Đình Phùng và được thu nạp. Cánh quân của ông nhập vào với quân Hương Khê, còn Đoàn Chí Tuân trở thành một tướng bên cạnh Cao Thắng, Nguyễn Chánh và 10 tướng khác trong bản doanh của Phan Đình Phùng.
Vua Hàm Nghi bị đi đày, Đoàn Chí Tuân kiến nghị với Phan Đình Phùng nên tôn một vị vua mới lên lãnh đạo phong trào chống Pháp, tập hợp liên kết nhân dân các thành phần theo LươngCông giáo cùng đánh Pháp. Tuy nhiên, Phan Đình Phùng và các tướng lĩnh Hương Khê đều không tán thành ý kiến của ông, thậm chí tỏ ra nghi ngờ lòng trung thành của ông . Bạch Xĩ thất vọng bèn bí mật rút cánh quân Hòa Ninh ra khỏi quân Hương Khê đi chiến đấu độc lập.

Hoàng đế Long Đức

Bạch Xĩ mang quân về Đại Hàm xây dựng căn cứ. Ông cho rằng tầng lớp sĩ phu yêu nước muốn tôn vua đánh giặc, do đó nhất định phải có một vị vua tập hợp nhân dân chống Pháp. Để kế tục vua Hàm Nghi đánh Pháp, ông tự mình lên ngôi hoàng đế, tự xưng niên hiệu là Long Đức, lập ra triều nghi, cắt đặt 28 thủ hạ làm 28 triều thần rồi truyền hịch kêu gọi nhân dân theo Lương và Công giáo cùng nhau đứng lên chống Pháp 
Để tận dụng lòng tin của dân, Đoàn Chí Tuân tuyên truyền phép thuật, rằng đội quân của ông có thể dùng bùa hộ mệnh, phép tàng hình để tránh giặc và thần thông biến hóa khi ra trận để thắng giặc; dùng phép "nhâm, cầm, độn" để phán đoán tình hình... Ông đã tập hợp thêm được một số nhân dân vùng Hương Khê, Hương Sơn, La Sơn và cả từ Quảng Bình ra hưởng ứng. Ông và tổ chức chiến đấu trên cùng chiến trường với quân Phan Đình Phùng.
Lực lượng quân Bạch Xĩ lúc đông nhất có 600 người . Ông chia thành 4 vệ: tiền, hậu, tả, hữu có chính vệphó vệ quân.
Ngoài những trận đánh nhỏ, đội quân của Long Đức hoàng đế có những trận thắng địch đáng kể.
Ngày 15 tháng 1 năm 1891, quân Pháp tiến hành cuộc càn quét lớn kéo dài 15 ngày vào Hương Khê. Bạch Xĩ cho quân phục ở tả ngạn sông Ngàn Sâu, chỗ bến đò Thanh Luyện bất ngờ đổ ra đánh khiến quân địch bị thiệt hại khá nhiều, đồng thời thu được 9 súng trước khi rút lui an toàn 
Ngày 4 tháng 3 năm 1891, nhân ngày phiên chợ. Bạch Xĩ được một đội lính khố xanh làm nội ứng kéo quân Pháp ra chợ ăn uống. Nhân lúc đồn địch còn lại ít người, ông cho quân tập kích chớp nhoáng cướp được 11 khẩu súng.
Sau trận này, quân Bạch Xĩ ra sức khuếch trương thắng lợi, đề cao thủ thuật biến hóa, pháp thuật cao cường. Nhiều người nghe nói như vậy đều rất khâm phục Bạch Xĩ, tin rằng ông có phép thuật thật.
Bên cánh quân Hương Khê cũng có nhiều người bàn tán về tài năng của ông. Vì vậy Phan Đình Phùng không bằng lòng, kết tội ông tự ý xưng vua, bắt tay với Công giáo là phản nghịch, lại dùng bùa phép mê hoặc lòng người. Do đó Phan Đình Phùng quyết định cử người đi bắt giết ông. Bạch Xĩ biết được ý định đó, ông cho rằng chỉ vì hai người không cùng quan điểm. Để tránh đổ máu giữa hai cánh quân, ông kéo các thủ hạ rút khỏi Đại Hàm, không tỏ ý thù oán Phan Đình Phùng. Vì vậy ý định của Phan Đình Phùng không thực hiện được 
Giữa tháng 5 năm 1892, Bạch Xĩ mai phục một đoàn tiếp tế vận lương từ Minh Cầm lên Hương Khê. Khi quân địch lọt vào ổ phục kích ở tả ngạn Ngàn Sâu, quân Bạch Xĩ dùng súng và cung nỏ bắn ra. Quân địch bị thương vong gần hết, Bạch Xĩ thu được 9 súng, 15 hòm đạn và 9 gánh quân lương .
Sau đó quân Bạch Xĩ còn giành được một số thắng lợi nữa vào tháng 1 và tháng 8 năm 1893 và tháng 6 năm 1894.
Cuối năm 1895, Phan Đình Phùng lâm bệnh mất, quân Pháp tổ chức càn quét lớn để bắt nốt các tướng lĩnh Hương Khê. Bạch Xĩ cùng các tướng lĩnh tích cực chống trả nhằm đỡ đòn cho lực lượng còn lại của quân Hương Khê. Tháng 3 năm 1896, ông tổ chức tấn công vào đồn Trì Bản, dùng hầm chông bẫy địch khi rút lui và giết được một số quân đuổi theo
Cuối tháng 5 năm 1896, các tướng lĩnh cuối cùng của quân Hương Khê bị bắt, tại Hà Tĩnh chỉ còn lực lượng chống Pháp của Bạch Xĩ. Quân Pháp được sự hỗ trợ của trưởng đồn Linh Cảm người Việt vốn thông thạo địa hình nên tiến sâu vào Đại Hàm, núi Quạt và Chúc A. Đội quân của Đoàn Chí Tuân bị bệnh sốt rét hoành hành, trong đó có cả ông và phụ tá Nguyễn Ngọc Hiền. Chính vì vậy, quân dưới quyền ông không có ai chỉ huy tổ chức chiến đấu Hoạt động của quân Bạch Xĩ yếu hẳn đi, phải rút vào rừng sâu; một số người lần trốn trong dân nhưng bị bắt; cùng lúc đó Phó vệ Hoàng Hiểu cùng 11 người Công giáo ra hàng.
Chính vệ Nguyễn Ngọc Hiền cố gượng dậy tổ chức chống càn, đánh thắng một trận ở làng Hòa Duyệt tại hữu ngạn sông Ngàn Sâu vào tháng 9 năm 1896, diệt 17 lính khố xanh và thu 4 súng. Đây là thắng lợi cuối cùng của cánh quân Bạch Xĩ.
Được một số người Việt chỉ điểm, quân Pháp tập trung 430 người nửa đêm kéo đến bao vây 2 làng Trung Định và Đại Hoàng ở trước mặt núi Đại Hàm. Rạng sáng ngày 12 tháng 10 năm 1896, Đoàn Chí Tuân bị bắt khi đang bị sốt rét nặng, nằm trong nhà một người dân ở làng Trung Định. Trong các thủ hạ của ông, 60 người bị bắt, 27 người bị bắn chết cùng 3 dân làng 

Qua đời

Quân Pháp trói Đoàn Chí Tuân khiêng về Vinh và giam tại nhà lao Vinh. Người Pháp tìm cách dụ hàng ông nhưng ông từ chối. Sau đó người Pháp sai Hồ Lệ là người quen cũ của ông đi thuyết phục ông đầu hàng.
Hồ Lệ làm câu thơ tỏ ý thương xót ông:
Thương người răng trắng gặp hồi đen
Đoàn Chí Tuân bèn đáp lại:
Đau kẻ lòng son ôm máu đỏ
Không thể thuyết phục được ông, người Pháp dùng đòn tra tấn nhưng ông vẫn không chịu khuất phục. Cuối cùng, ông đã qua đời trong nhà lao vào cuối năm 1897. Năm đó ông 42 tuổi. Ban đầu người Pháp muốn giấu việc này, nhưng sau đó sang đầu năm 1898 mới công bố ông đã chết cuối năm 1897 nhưng không nêu rõ ngày tháng 
Sau khi ông mất, phụ tá Nguyễn Ngọc Hiền tập hợp số quân còn lại, tuyên bố giải tán quân sĩ, chia những quân trang vật dụng còn lại, khuyên mọi người về quê làm ăn, chờ thời cơ có thủ lĩnh chống Pháp khác.

Nhà thơ

Đoàn Chí Tuân làm khá nhiều thơ, chủ yếu góp phần động viên, cổ vũ quần chúng chống Pháp và chống chủ trương thỏa hiệp của nhà Nguyễn. Không chỉ sáng tác trong thời trẻ, suốt quá trình chiến đấu, ông vẫn liên tục làm thơ, phú, viết câu đối...
Thơ văn Đoàn Chí Tuân viết cả bằng chữ Hánchữ Nôm. Nhiều tác phẩm đã bị người Pháp truy tìm và tiêu hủy. Sau đó, một số người thu thập và sưu tầm lại thơ văn của ông, đến nay còn lại:
  • 7 bài thơ Đường bằng chữ Nôm: Bới khoai, Quét nhà, Rang bắp, Không lấy vợ, Đi Lào Mường, Thanh kiếmTự xưng ngôi.
  • 2 bài thơ Đường chữ Hán: Tự thuậtTặng Phan Đình Phùng
  • 2 bài phú Nôm theo thể ca trù: Chí nam nhiTế thế yên dân
  • Một bài phú chữ Hán theo thể hịch: Hịch kêu gọi đánh giặc
Thơ Đoàn Chí Tuân toát lên lòng yêu nước, dù mô tả những việc làm thông thường trong cuộc sống nhưng luôn bày tỏ tư tưởng chống xâm lược. Đó là những trường hợp bài thơ Bới khoaiQuét nhà - được lựa chọn vào Hợp tuyển thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ 19 của Phi Bằng.
Bài Bới khoai:
Xâm lấn đất ta đã bấy nay
Anh hùng gặp hội quyết ra tay
Nhỏ to những mấy vơ ngang cả
Dài vắn bao nhiêu bứt cả dây
Bài Quét nhà:
Chỉ sợ muôn dân nhuốm bụi hồng
Ra tay một trận sạch như không
Đền từ quét tước thêm vui mắt
Đài các vào ra mới thỏa lòng
Lũ kiến bất tài xua mái bắc
Đoàn trùng vô hại gạt tường đông
Từ nhà mà nước, mà thiên hạ
Cũng có tay mình mới sạch trong
Bài Rang bắp:
Hay làm rồi lại cũng hay ăn
Có một nhà ta tiếng dậy răn
Tả hữu dàn ra nào các tướng
Ngô lao đánh ráo ghẹo đông quân
Hỏa công chịu chước thày Gia Cát
Bộ chiếu tài cao tướng Triệu Vân
Đánh dẹp yên rồi ngồi chem chẻm
Dồi dào ơn nước sướng muôn ngàn

Nhận định

Đoàn Chí Tuân được đánh giá là một thủ lĩnh chống Pháp kiên cường bất khuất. Trong bối cảnh nhiều người thoái chí từ bỏ chiến đấu hoặc đầu hàng, ông là một trong những người vẫn chiến đấu đến cùng.
Đặc biệt, Bạch Xĩ được xem là người có tư tưởng khá tiến bộ trong số những văn thân chống Pháp. Ông chủ trương đoàn kết giữa hai tôn giáo là lương giáoCông giáo - một chủ trương đúng đắn và độc đáo trong hoàn cảnh lịch sử khi đó. Với phong trào "bình Tây sát tả", nhiều người cho rằng tất cả giáo dân đều là giặc và muốn đánh Tây phải diệt đạo – quan điểm này tồn tại rộng rãi trong các văn thân sĩ phu và hoàn toàn sai lầm. Chính vì vậy, quan điểm đoàn kết tôn giáo của ông lại không được họ ủng hộ, thậm chí phản đối. Do đó, Đoàn Chí Tuân phải chiến đấu đơn độc 
Ngoài ra, Đoàn Chí Tuân cũng có những nhược điểm 
  • Ông dùng pháp thuật để kêu gọi quần chúng. Trên thực tế, nhiều thủ hạ của ông đã cường điệu hóa, thần thánh hóa những việc làm của ông. Vì vậy nhiều người phê phán ông, cho đó là "tà đạo".
  • Việc ông lên ngôi hoàng đế không tranh thủ được sự ủng hộ của các sĩ phu và uy tín của cá nhân ông chưa đủ để tập hợp đông đảo quần chúng.
Các nhà nghiên cứu có ý kiến khác nhau quanh việc Bạch Xĩ xưng đế. Phi Bằng và Trần Huy Liệu phê phán cho rằng Đoàn Chí Tuân mang mộng làm đế vương. Tuy nhiên theo Võ Xuân Trang và Đoàn Kiến Thứ, ông tự lập trong bối cảnh bế tắc không tìm được người khác để tôn lên làm vua 

Đường phố

Tưởng nhớ công lao của ông hiện nay tại Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam có đường phố mang tên Đoàn Chí Tuân

Nghĩa hội Quảng Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghĩa hội Quảng Nam là tổ chức của những người chống Pháp tại tỉnh Quảng Nam theo chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi (ở ngôi 1884-1885). Nghĩa hội là một bộ phận quan trọng của phong trào Cần vương (1885-1895), thu hút được nhiên chí sĩ yêu nước ở đất Quảng như Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La... Nhiều người đã hy sinh vì sự nghiệp Cần vương.

Hoạt động

Trần Văn Dư làm hội trưởng

Sau sự biến kinh thành ngày 5 tháng 7 năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết cùng với các viên quan chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đưa vua Hàm Nghi rút lên Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) xây dựng căn cứ kháng Pháp lâu dài. Ngày 22 tháng 5, Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước phò vua đánh Pháp. Lời hịch Cần vương nhanh chóng lan ra cả nước, dấy lên một cao trào phò vua Hàm Nghi chống Pháp, "nghĩa hội mọc lên như rừng rậm, hịch quân truyền khắp như gió bay" (Huỳnh Thúc Kháng) 
Trước đó một năm, tháng 7 năm 1884, đốc tiểu sứ Trần Văn Dư từng xin Hàm Nghi củng cố Nha sơn phòng Quảng Nam lúc này đặt tại Dương Hòa (phủ Thăng Bình) để giữ tả kỳ, phên dậu phía nam của kinh đô Huế. Chỉ ít ngày sau khi chiếu Cần Vương ban bố, ở Quảng Nam các nghĩa sĩ như Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến đứng ra thành lập Nghĩa hội Quảng Nam ở Quế Sơn, cử Trần Văn Dư làm hội trưởng. Doanh trại ban đầu đóng tại Trung Lộc (Tân Tỉnh, Quế Sơn). Vua thân Pháp Đồng Khánh ra lệnh thuyên chuyển Trần Văn Dư nhưng ông không tuân chỉ, còn kéo quân chiếm giữ sơn phòng và uy hiếp tỉnh thành La Qua (Điện Bàn). Để đối phó, thực dân Pháp và quân đội của Đồng Khánh thẳng tay đàn áp và mua chuộc. Khâm sứ Pháp ở Huế Deschampeaux điều quân Bắc Phi đánh chiếm lại La Qua.
Quân nổi dậy tiến đánh nhiều căn cứ quan trọng của Pháp ở Quảng Nam như thành La Qua, Đà Nẵng, An Hải, Hà Thân, Nam Chơn gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Nghĩa hội nhờ đó mở rộng được uy tín và lực lượng ra khắp Quảng Nam đến Quảng Ngãi, Bình Định và được người dân nhiệt tình ủng hộ. Nhưng sau đó thực dân Pháp tập trung đàn áp, các thủ lĩnh của nghĩa hội quyết định dời căn cứ về sơn phòng Dương Yên ở Trà My. Căn cứ này được xem như một Tân Sở thứ hai ở các tỉnh phía nam kinh đô Huế 

Nguyễn Duy Hiệu làm hội trưởng

Căn cứ Tân Tỉnh, Trung Lộc

Cuối năm 1885, tình hình bất lợi cho nghĩa hội khi quân Pháp tấn công dữ dội sơn phòng Dương Yên. Ngày 13 tháng 12 năm 1885, Trần Văn Dư bị bắt và bị xử trảm. Nguyễn Duy Hiệu lên làm hội chủ. Ông dời bản doanh về làng Thanh Lâm, xã Tiên Thọ lập căn cứ mới. Qua nhiều trận chiến chiến, nhiều binh sĩ nổi dậy hy sinh. Những người này được đưa về táng ở đồi Gò Cao, khu vực Chổm Bồ (Tiên Mỹ, Tiên Phước). Mộ chí của họ khi chôn đều hướng đỉnh đầu về căn cứ chính là sơn phòng Dương Yên.
Tân Tỉnh, Trung Lộc là một địa bàn thuận lợi về mọi mặt cho cuộc kháng chiến: núi non hiểm trở, cây cối rậm rạp, hào sâu vực thẳm, giao thông thủy bộ đều dễ dàng, có tỉnh lộ 611 chạy từ Hương An lên, có bến phà Tân An xuyên Phú Bình đến đường 16, nối liền với đường chiến lược 14 và dãy Trường Sơn hùng vĩ, đường thủy xuôi theo dòng sông Thu Bồn đến Hòn Kèm Đá Dừng qua Nông Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn về Cửa Đại. Ngoài ra, đây còn là một vùng trung du, đất đai màu mỡ, nằm bên dòng sông Thu Bồn, thuận lợi cho việc tự cung tự cấp lương thực cho lực lượng nổi dậy.
Căn cứ Tân Tỉnh, Trung Lộc nằm trong một thung lũng có diện tích khoảng 15 km2, được xây dựng trên một cánh đồng rộng, chạy dài khắp hai xã Trung Lộc Tây và Trung Lộc Đông (nay là xã Quế Lộc, huyện Quế Sơn). Toàn bộ khu căn cứ được bao bọc bởi những hàng rào bằng tre, đầu vót nhọn, đan chéo vào nhau như những bàn chông cắm xiên; chung quanh căn cứ được che chắn bởi những núi cao, hào sâu nên thuận lợi cho việc chống lại sự càn quét của quân Pháp, vốn đưa quân bằng đường sông từ Đà NẵngHội An đánh lên, hay quân của Nguyễn Thân từ Quảng Ngãi đánh ra.
Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn chưa đầy hai năm 1885-1887, Tân Tỉnh, Trung Lộc là căn cứ quân sự quan trọng nhất của Nghĩa hội Quảng Nam, là cơ quan hành chính, quân sự thu nhỏ của phong trào

Trận Nam Chơn

Trong thời gian nghĩa hội hoạt động, người Pháp đang xây dựng con đường chiến lược từ Huế qua đèo Hải Vân tới Đà Nẵng trong kế hoạch khai thác thuộc địa cũng như để đàn áp các lực lượng nổi dậy. Đích thân Tổng tư lệnh lực lượng quân Pháp ở BắcTrung Kỳ De Courcy đã ra lệnh cho tướng Prud'Homme điều động công binh và buộc vua Đồng Khánh phải huy động phu dịch để làm đường. Gần 2.000 dân phu Quảng NamThừa Thiên Huế được huy động thi công con đường này, nhiều người bỏ trốn và thiệt mạng vì chế độ lao động quá khắc nghiệt.
Từ Tân Tỉnh, nghĩa quân của Nguyễn Duy Hiệu tổ chức cuộc tập kích vào đơn vị của đại úy công binh chịu trách nhiệm thi công đường Huế-Đà Nẵng Besson vào đêm ngày 28 tháng 2, rạng sáng ngày 1 tháng 3 năm 1886, tiêu diệt tại chỗ đại úy Besson, một trung sĩ công binh và sáu lính thủy đánh bộ tại Nam Chơn 

Tan rã

Sau trận đánh nói trên, mà người Pháp coi là "một biến cố đau thương vừa xảy ra ở Trung Kỳ" (điện của Prud'Homme ngày 8 tháng 3 năm 1886), chính quyền thực dân càng quyết tâm tiêu diệt lực lượng nổi dậy. Trên đất Quảng Nam, 36 đồn bốt mới được thành lập. Kết hợp sức mạnh quân sự và chính sách dụ dỗ, ly gián, quân Pháp dần đẩy lực lượng nổi dậy vào thế cùng.
Tháng 10 năm 1887, sau khi Nguyễn Duy Hiệu bị Pháp bắt và xử chém, Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự tử để khỏi rơi vào tay kẻ thù, Nghĩa hội Quảng Nam tan rã 

Di tích

Đèo Đá Bon

Đèo Đá Bon (ở Thôn An Tây, xã Quế Thọ) có vị trí hiểm trở, một bên là núi có độ cao 381 m, cách Tân An 6 km về hướng bắc, một bên là ruộng bậc thang, lưng chừng đèo có một hòn đá rất to và có lỗ hổng bên trong, theo lời kể của dân gian khi gõ vào đá kêu bon, nên gọi là đèo Đá Bon, đây là căn cứ phòng thủ của Nghĩa hội Quảng Nam. Cuối năm 1886, khi quân Pháp tiến hành càn quét, Nguyễn Duy Hiệu rút quân khỏi Trung Lộc và chọn Hiệp Đức làm căn cứ kháng chiến mới. Về Hiệp Đức, Nguyễn Duy Hiệu cho đóng quân ở các điểm: Ang Vang, An Lâm, Ang Tráng, Bình Huề, Mỹ Lưu. Trong đó An Lâm được chọn làm cứ điểm chính, đèo Đá Bon và Bình Huề là hai cứ điểm phòng thủ quan trọng của nghĩa quân. Đèo Đá Bon, An Lâm và Bình Huề đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ra quyết định bảo vệ vào năm 1999.

Căn cứ An Lâm và Bình Huề

Căn cứ An Lâm (nay là thôn An Lâm, xã Thăng Phước, cách thị trấn Tân An 15 km về phía đông và cách trung tâm xã Thăng Phước 3 km về phía đông) là một trong những vị trí quan trọng thuận lợi về giao thông và phòng thủ nên được chọn làm đại bản doanh của Nghĩa hội Quảng Nam.
Song song với xây dựng trụ sở căn cứ ở An Lâm, Nguyễn Duy Hiệu còn cho xây dựng căn cứ Bình Huề (ở thôn 1 xã Quế Bình, cách Tân An 3,5 km về hướng tây). Tại hai căn cứ này, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La cho xây dựng tuyến phòng thủ kiên cố cùng với Đèo Đá Bon tạo nên thế phòng thủ vững chắc. Cuối năm 1887, các căn cứ này bị thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp.
Hiện trong dân gian còn tương truyền nhiều giai thoại về lực lượng nổi dậy do Nguyễn Duy Hiệu chỉ huy. Khi đóng quân ở đây, ông chủ trương tăng gia sản xuất, khai mương, đắp đập, chăm lo đời sống cho người dân. Vì thế quân nổi dậy nhận được sựủng hộ từ người dân. Ngày nay, các di tích này không còn nguyên trạng như xưa 

Khởi nghĩa Hương Khê

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phan Đình Phùng, thủ lĩnh Khởi nghĩa Hương Khê.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là đỉnh cao của phong trào Cần vương, và thất bại của công cuộc này cũng đã đánh dấu sự kết thúc sứ mạng lãnh đạo chống thực dân Pháp của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam.
Lãnh đạo chính của khởi nghĩa là Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng (1847 - 1895), và một cộng sự đắc lực của ông là tướng Cao Thắng (1864 - 1893)

Giới thiệu sơ lược

Tập hợp lực lượng

Sau khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương (tháng 7 năm 1885), ở Hà TĩnhNghệ An đã bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh vũ trang. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là của Lê Ninh ở Trung Lễ (Đức Trung, Đức Thọ), sau đó lần lượt là:
Trên cơ sở các cuộc khởi nghĩa đó, sau khi được vua Hàm Nghi và đại tướng Tôn Thất Thuyết giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh (tháng 10 năm 1885), Phan Đình Phùng đã tiến hành tập hợp, phát triển thành một phong trào có quy mô rộng lớn, dưới sự chỉ đạo thống nhất là ông.

Địa bàn hoạt động

Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; với địa bàn chính là Hương Khê (Hà Tĩnh), tồn tại suốt 10 năm liên tục.
Ở bốn tỉnh này, Phan Đình Phùng đã chia địa bàn thành 15 quân thứ, đồng thời dựa vào địa thế rừng núi hiểm yếu, ông cho xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu chính nằm ở hai huyện Hương SơnHương Khê (Hà Tĩnh). Theo sử liệu  thì Phan Đình Phùng đã cho xây dựng bốn căn cứ lớn, đó là:
  • Căn cứ Cồn Chùa ở xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh), án ngữ đường sang Nghệ An. Đây là nơi dự trữ lương thực và rèn đúc vũ khí.
  • Căn cứ Thượng Bồng-Hạ Bồng ở tây nam Đức Thọ (Hà Tĩnh) dựa vào địa thế của sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi. Ngoài ra, Phan Đình Phùng còn cho lập nơi đây hệ thống hào lũy, đồn trại, kho lương, bãi tập,...Đây là một căn cứ lớn trong buổi đầu kháng chiến của nghĩa quân Hương Khê.
  • Căn cứ Trùng Khê-Trí Khê nằm ở hai xã Hương Ninh - Hương Thọ thuộc huyện Hương Khê. Đây là căn cứ dự bị, có đường sang Lào, phòng khi bị quân Pháp bao vây.
  • Căn cứ Vụ Quang ở phía tây Hương Khê. Nơi đây có địa hình hiểm trở, tựa lưng vào dãy Trường Sơn. Từ đây, nghĩa quân có thể theo đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, ra Nghệ An, Thanh Hóa hay theo đường sông đi xuống các vùng đồng bằng hoặc khi cần thiết có thể lánh sang Lào.

Tổ chức

Theo giúp Phan Đình Phùng, có các trí thức như tiến sĩ Phan Trọng Mưu, cử nhân Phan Quảng Cư, Ấm Ninh (Lê Ninh),...và rất nhiều chỉ huy xuất thân từ nhân dân lao động nghèo khổ như Cao Thắng, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Can, Phan Đình Phong, Nguyễn Mục, Phan Bá Niên,...
Về tổ chức lực lượng, nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ: Hà Tĩnh có 10, Nghệ An có 2, Quảng Bình có 2, và Thanh Hóa có 1. Các quân thứ được xây dựng trên các cơ sở đơn vị hành chính, thường là huyện, có khi là xã, và lấy tên nơi đó để gọi. Liệt kê ra như sau:
  1. Khê thứ ở huyện Hương Khê (Hà Tỉnh), chỉ huy là Nguyễn Thoại.
  2. Can thứ ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chỉ huy là Nguyễn Chanh và Nguyễn Trạch.
  3. Lai thứ ở tổng Lai Thạch thuộc Can Lộc (Hà Tĩnh), chỉ huy là Phan Đình Nghinh.
  4. Hương thứ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), chỉ huy là Nguyễn Huy Giao.
  5. Nghi thứ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), chỉ huy là Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ.
  6. Cẩm thứ ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), chỉ huy là Hoàng Bá Xuyên.
  7. Thạch thứ ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), chỉ huy là Võ Phát.
  8. Diệm thứ ở làng Tình Diệm thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), chỉ huy là Cao Đạt.
  9. Lễ Thứ ở làng Trung Lễ, thuộc huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), chỉ huy là Nguyễn Cấp.
  10. Kỳ thứ ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), chỉ huy là Võ Phát.
  11. Anh thứ ở huyện Anh Sơn (Nghệ An), chỉ huy là Nguyễn Mậu.
  12. Diễn thứ ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), chỉ huy là Lê Trọng Vinh.
  13. Thanh thứ ở Thanh Hóa, chỉ huy là Cầm Bá Thước.
  14. Bình thứ ở Quảng Bình, chỉ huy là Nguyễn Thụ.
  15. Lệ thứ ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), chỉ huy là Nguyễn Bí.
Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 quân, đứng đầu là người có năng lực và uy tín. Nghĩa quân có phục trang cùng một kiểu giống nhau.
Vũ khí của nghĩa quân, ngoài những thứ thông thường, họ còn có khoảng 500 trăm khẩu súng tự chế (kiểu súng Pháp năm 1874) và rất nhiều súng hỏa mai 
Phần lương thực và của cải chủ yếu là nhờ nhân dân đóng góp.

Phương thức tác chiến

Nghĩa quân Hương Khê dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở với hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích. Nghĩa quân luôn phân tán hoạt động, đánh quân Pháp bằng nhiều hình thức, như: công đồn, chặn đường tiếp tế, dùng cạm bẫy, và dụ đối phương ra ngoài đồn để diệt họ...

Diễn biến

Khởi nghĩa Hương Khê có thể chia làm hai giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu (1885 - 1888)

Đây là giai đoạn chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu. Sau một vài trận tập kích và chống càn không hiệu quả, Phan Đình Phùng cho quân rút về làng Phùng Công (Hương Sơn), rồi lại rút lên rừng núi đánh du kích.
Đầu năm 1887, thấy thực lực nghĩa quân Hương Khê quá suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh,...tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.
Ở lại Hà Tĩnh, Cao Thắng cùng các chỉ huy khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên,...đem quân đến làng Lê Động (Hương Sơn) để tổ chức lại lực lượng, luyện quân, xây dựng hệ thống đồn lũy , rèn đúc vũ khí,...

Giai đoạn sau (1889 - 1896)

Cuối tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác, mà lực lượng lúc này đã có khoảng ngàn lính và 500 khẩu súng tốt . Nhận thấy trong công tác chuẩn bị, mọi mặt đều đã khá, Phan Đình Phùng bèn cho mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp bốn tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; làm cản trở con đường đi lại Bắc-Nam và công cuộc thôn tính nước Việt của quân Pháp.
Đối phó lại, thực dân Pháp cho bố trí nhiều đồn lẻ ở các nơi để phong tỏa từng khu vực và kiềm chế hoạt động của nghĩa quân. Riêng ở Hương Khê, đối phương đã cho lập tới 20 đồn, mỗi đồn có khoảng 30 lính đóng giữ  .
Trong những năm từ 1889 đến 1892, nghĩa quân bốn tỉnh trên đã phối hợp và hoạt động mạnh trên một vùng rộng lớn bao gồm Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc,...để đánh trả và quấy rối quân Pháp. Theo sách Việt sử tân biên  thì nghĩa quân đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ trong giai đoạn này, để tập kích và chống càn quét, như là:
-Trận chống càn ở Cồn Chùa và Khe Đen do Đề Niên (Phan Bá Niên) chỉ huy vào ngày 1 tháng 9 năm 1889.
-Trận tấn công đồn Dương Liễu vào ngày 15 và 16 tháng 12 năm 1889.
-Trận tấn công huyện lỵ Hương Sơn vào cuối tháng 12 năm 1889.
-Trận chống càn ở La Sơn và Thường Sơn do Đề Thăng và Phan Trọng Mưu chỉ huy vào tháng 3 năm 1890.
-Trận phục kích đánh chặn quân Pháp tại làng Hốt (Phú Lộc, Can Lộc) do Đốc Chanh (Nguyễn Chanh) và Đốc Trạch (Nguyễn Trạch) chỉ huy vào tháng 4 năm 1890.
-Trận Trường Lưu (Can Lộc) vào đêm 26 rạng 27 tháng 5 năm 1890. Đến đêm 31 tháng này, đồn Trường Lưu còn bị nghĩa quân đánh lần nữa, rồi tiếp theo là đánh đồn Hương Sơn, v.v...
Sau nhiều trận thua đau, kể từ đầu năm 1892 trở đi, thực dân Pháp cho mở nhiều cuộc càn quét, trong số ấy đáng kể là trận càn lớn vào khu Hói Trùng và Ngàn Sâu, là căn cứ của Cao Thắng, vào đầu tháng 8 năm 1892.
Để đối phó với quân Pháp, Phan Đình Phùng bố trí một lực lượng chống trả tại chỗ, một nhóm khác đi hoạt động ở phía sau lưng đối phương, buộc họ phải rút về vì sợ bị đánh tập hậu. Trong khoản thời gian này, đã xảy ra nhiều trận giao tranh, đáng kể là trận:
-Ngày 7 tháng 3 năm 1892, nghĩa quân Hương Khê tiến đánh đồn Trung Lễ. Sau đó, Bá hộ Thuận (Nguyễn Hữu Thuận) còn tiến đánh huyện Thạch Hà, bắt được viên tri huyện. Còn Cao Thắng thì cho quân giả làm lính khố xanh bắt sống được Tuần phủ Đinh Nho Quang.
-Đêm 23 tháng 8 năm 1892, nghĩa quân Hương Khê do Bá hộ Thuận (Nguyễn Hữu Thuận) chỉ huy đã táo bạo tập kích vào tỉnh lỵ Hà Tĩnh, phá được nhà lao và giải phóng hơn 70 nghĩa quân bị cầm tù.
Thấy nghĩa quân Hương Khê ngày càng lớn mạnh, quân Pháp một mặt tăng cường càn quét, thu hẹp phạm vi hoạt động của quân, mặt khác tìm cách cắt đứt liên lạc giữa các quân thứ, và giữa nghĩa quân với nhân dân.
Để phá thế bị bao vây và mở rộng địa bàn hoạt động, được Phan Đình Phùng đồng ý, tháng 11 năm 1893 , Cao Thắng đưa khoảng một ngàn quân từ Ngàn Trươi mở trận tấn công lớn vào tỉnh lỵ Nghệ An. Trên đường hành quân, nhiều đồn trại đối phương bị phá bỏ. Nhưng trận tấn công đồn Nu ở Thanh Chương (một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh Nghệ An), Cao Thắng bị thương nặng rồi hy sinh lúc 29 tuổi, gây tổn thất lớn cho nghĩa quân Hương Khê.
Lợi dụng cơ hội nghĩa quân bị mất người đứng đầu tài giỏi, quân Pháp tăng thêm binh lực rồi siết chặt vòng vây. Nghĩa quân Hương Khê cố gắng đánh trả những cuộc vây quét, nhưng thế lực của lực lượng ngày càng giảm sút.
Khoảng cuối năm này (1893), Phan Đình Phùng cho người đến vây nhà Trương Quang Ngọc ở làng Thanh Lang, thuộc huyện Tuyên Hóa, chém lấy đầu ông này để báo thù cho việc ông bắt vua Hàm Nghi giao cho quân Pháp  
Ngày 31 tháng 3 năm 1894, Bá hộ Thuân lại mang quân tập kích vào tỉnh lỵ Hà Tĩnh lần nữa, nhưng sau đó phải rút lui về cố thủ tại núi Quạt và núi Vụ Quang thuộc Hương Khê (nay thuộc huyện Vụ Quang).
Khoảng tháng 10 (âm lịch) năm Giáp Ngọ (1894), một đại thần thân Pháp là Hoàng Cao Khải bắt tay vào việc khuyến dụ Phan Đình Phùng và nghĩa quân của ông.
Năm 1895, thực dân Pháp điều võ quan thân Pháp là Nguyễn Thân đến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem ba ngàn quân đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá ba ngày 
Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Khởi đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều. Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn thì sau trận này, phía Pháp ngoài số quân trang và đạn dược bị mất mát, còn có ba sĩ quan và trên trăm lính bị tiêu diệt  
Đây là trận thắng cuối cùng, vì gần ba ngàn quân do Nguyễn Thân cầm đầu ngày càng xiết chặt vòng vây.
Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng, rồi hy sinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1895  Mười hai ngày sau khi thủ lĩnh Phan Đình Phùng mất, Nguyễn Thân mới tới được căn cứ Vụ Quang. Sau đó, Nguyễn Thân cho quật mồ Phan Đình Phùng ở chân núi Quạt, đổ dầu đốt cho xương thịt ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông La .
Sang đầu năm 1896, một số chỉ huy lần lượt mất vì ở lâu nơi rừng sâu nước độc, một số bị tử trận hoặc bị bắt rồi bị giết , một số khác thì rút qua Xiêm La  hoặc ra hàng...Khởi nghĩa Hương Khê đến đây kết thúc.

Nhận xét

Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinhngười Thượng, của cả đồng bằng và miền núi). Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc. Đó cũng chính là những hạn chế của thời đại, của bộ phận lãnh đạo phong trào Cần vương nói chung 

Nguyễn Xuân Ôn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Xuân Ôn (18251889), hiệu Ngọc Đường, Hiến Đình, Lương Giang nhân dân thường gọi ông là Nghè Ôn; là quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ - Tĩnh (Việt Nam) hồi cuối thế kỷ 19.

Thân thế và sự nghiệp

Nguyễn Xuân Ôn sinh ngày 23 tháng Ba năm Ất Dậu (10 tháng 5 năm 1825) tại làng Quần Phương, xã Lương Điền, tổng Thái Xá, huyện Đông Thành (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An.
Từ nhỏ, vốn thông minh ham học, nhưng vì ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, mẹ mất sớm phải đến ở với bà nội, nên đi học muộn.
Năm Giáp Thìn (1844), ông đỗ tú tài lúc 18 tuổi, nhưng rồi lận đận mãi đến năm 42 tuổi, ông mới đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão (1867), và bốn năm sau, ông mới đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1871) cùng khoa với Nguyễn Khuyến và Phó bảng Lê Doãn Nhã, người bạn đồng hương sau này cộng tác đắc lực với ông trong cuộc khởi nghĩa.

Làm quan nhà Nguyễn

Bước đầu ra làm quan, Nguyễn Xuân Ôn làm việc ở Viện Hàn lâm (Huế) ba năm với chân Biên tu, rồi được bổ làm Tri phủ Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình). Đến đây, biết có lệ bắt dân phải nạp gạo củi hàng tháng, ông liền đòi gửi sớ về kinh hạch tội khiến các viên quan cai trị địa phương phải vội vàng bỏ lệ đó.
Một lần, vì bắt tội một giáo sĩ người Pháp (ông này đã dùng lọng vàng [màu chỉ dành riêng cho nhà vua] trong lúc đi giảng đạo), ông bị vua Tự Đức (khi ấy đang có chủ trương hòa nghị với thực dân Pháp), đổi làm Đốc học tỉnh Bình Định. Mến tiếc viên quan cương trực, thanh liêm, nhân dân phủ Quảng Ninh đã ba lần làm đơn xin lưu ông lại mà không được. Ở Bình Định một thời gian, ông vào Huế giữ chức Ngự sử rồi Biện lý bộ Hình.
Chứng kiến cảnh các quan lại bất tài ở kinh, chỉ chuyên lo tranh giành quyền lợi, Nguyễn Xuân Ôn lại lên tiếng phê phán, thì bị họ tìm cách đẩy ông vào làm Án sát tỉnh Bình Thuận, là nơi tiếp giáp với đất Nam Kỳ, khi ấy đã bị quân Pháp chiếm đóng. Nhận thấy ông ghét thực dân Pháp quá, sợ sẽ xảy ra việc lôi thôi nên triều đình lại đổi ông làm Án sát Quảng Ngãi.
Năm Kỷ Mão (1879), Nguyễn Xuân Ôn lại gửi tấu sớ về kinh, trình bày mọi điều lợi hại thời bấy giờ (nhấn mạnh việc nên chọn những người có dũng lược để làm rường cột).
Năm Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 35 (1882), ông lại gửi tấu sớ xin được đi kinh ký miền thượng du, để chọn nơi lập đồn điền và sơn phòng. Cũng trong năm ấy, nghe tin thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai, khi này Nguyễn Xuân Ôn đã đổi về làm Án sát Quảng Bình, liền bài tâu xin được về quê nhà để tập hợp tráng đinh chống Pháp và động viên tinh thần của nhân dân.
Năm 1883, ông lại làm bài tâu điều trần các việc nên làm, gồm 4 việc: xin hợp các tỉnh nhỏ thành trấn lớn, xin dời các tỉnh thành, xin bớt tiêu dùng để sung vào quân nhu, xin dứt việc hòa hảo với Pháp để khích lệ lòng người. Cũng trong năm này, trước khi bị sa thải, ông còn gửi thêm về triều bài tâu xin đình hoãn án kiện và trù tính thời sự.
Nhìn chung, đa phần các tấu sớ của ông đều phản đối chủ trương hòa nghị và trình bày những phương cách, như: chọn lựa người hiền tài giao phó việc, chấn chỉnh võ bị, lập đồn điền và sơn phòng, khuyến khích việc cày cấy, bớt việc tiêu dùng xa xỉ...Buồn vì các tấu sớ của mình cứ bị triều đình làm ngơ, bản thân mình lại bị cách chức (1883), nên khi về đến quê nhà, Nguyễn Xuân Ôn liền tự mình tổ chức việc chống Pháp.

Về quê kháng Pháp

Tháng Năm năm Ất Dậu (Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885), kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn rồi hạ dụ Cần Vương, ông được Phụ chính Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua) cử làm An-Tĩnh Hiệp thống quân vụ đại thần, có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh giúp vua, cứu nước.
Ông cùng Nguyễn Nguyên Thành, Lê Doãn Nhạ, Đinh Nhật Tân lập chiến khu ở xã Đồng Thành thuộc huyện Yên Thành (Nghệ An). Nơi vùng núi đó, Nguyễn Xuân Ôn chọn một thung lũng làm nơi xây dựng Đại đồn Đồng Thông. Đại đồn rộng khoảng 30 ha chung quanh có núi non bao bọc. Từ đây có thể đi ngược lên phía Tây vào sâu đến núi Trọc cao gần 500m, hoặc có thể vượt qua dốc Lội đi về phía Tây Bắc vào vùng Động Đình, Nhà Đũa, nơi mà chủ soái Lê Lợi và tướng Đinh Lễ, đã cho ém quân vào cuối năm 1424 để 8 tháng sau kéo về xuôi đánh thắng Thành Trài bị quân Minh chiếm đóng vào tháng 6 năm 1425, giải phóng Nghệ An.
Buổi đầu nghĩa quân lên đến khoảng hai ngàn người, hầu hết là nông dân trai tráng, có nhiều người chỉ huy giỏi quân như Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Bảng, Lãnh Thừu, Lãnh Tư, Lãnh Tư, Đốc Nhạn... Ở đây, nghĩa quân ngày đêm luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí và sản xuất lương thực. Kể từ đó, căn cứ Đồng Thông đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ.
Và mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng Nguyễn Xuân Ôn luôn dũng cảm, đi đầu trong các trận nhau với quân Pháp, gây cho họ nhiều thiệt hại.

Bị bắt giam và mất

Ngày 2 tháng 4 năm Đinh Hợi (25 tháng 7 năm 1887), nhờ chỉ điểm, quân Pháp bất ngờ tập kích Đồng Nhân (nay là thôn Đồng Đức, xã Mã Thành, huyện Yên Thành), nơi ông đang nằm dưỡng thương sau trận Xóm Hố. Bị đột kích bất ngờ, không kịp tự sát, ông bị đối phương bắt được rồi lần lượt trải qua các nhà lao ở Diễn Châu (Nghệ An), Vinh, Hải Dương, Huế.
Dù đã bắt được ông, các chỉ huy Pháp vẫn tiếp tục xua quân đi ruồng bố, bắt bớ các nghĩa quân nhằm dập tắt cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo. Quê hương ông cũng bị họ đến đốt phá tan tành, khiến gia đình ông phải tan nát, mỗi người mỗi ngã...
Trong thời gian bị cầm cố khổ sở, năm Mậu Tý (1888), thời vua Đồng Khánh, ông có gửi Lời trình về Bộ kêu oan về việc ông tuân theo dụ Cần vương của vua Hàm Nghi, mà bị kết án là đã tham gia "đảng ngụy"; đồng thời gửi thư cho các bạn đồng liêu ở kinh nhờ có lời bênh vực cho mình. Tuy vậy, đến khi vua Thành Thái lên thay (1889), Nguyễn Xuân Ôn mới được ân xá nhưng không cho về quê, vì sợ ông lại tổ chức kháng Pháp. Bị quản thúc ở Huế, chẳng bao lâu sau ông lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 64 tuổi (1889).

Tác phẩm

Sáng tác của Nguyễn Xuân Ôn bằng chữ Hán, có:
  • Ngọc Đường thi tập, gồm 311 bài thơ.
  • Ngọc Đường văn tập, gồm 22 bài văn văn xuôi cùng một số câu đối.
Và một ít bài thơ Nôm.
Thơ Nguyễn Xuân Ôn, lúc ông còn đèn sách, thường thể hiện ý chí, hoài bão của một người đầy tráng khí, muốn giúp nước, cứu đời. Tiêu biểu là bài: Bột hứng (Cảm hứng bột phát), Trung dạ khởi tư (Nửa đêm nảy ra ý nghĩ), Tiểu hữu nhân (Trách bạn), Độc Trang Chu dưỡng sinh thiên, cảm hoài (Cảm hoài khi đọc thiên Dưỡng sinh của Trang Tử)...
Đến khi ra làm quan, dù là chức quan nhỏ, ông vẫn "nguyện giá trường phong phá hải đào" (nguyện cưỡi gió lớn phá tan sóng biển). Tiêu biểu là bài: Đắc chỉ bổ Quảng Ninh tri phủ, hậu bản bộ đường quan hồi tác (Làm lúc được chỉ vua bổ cức Tri phủ Quảng Ninh, hầu quan bản bộ về), Thuật hoài (Thuật ý nghĩ của mình), Phỏng Thanh Đàm công tiêu tức bất kiến, bi thuật (Hỏi thăm tin tức ông Thanh Đàm không thấy, buồn thuật)...
Gặp buổi thực dân Pháp xâm lược, ông dùng ngòi bút của mình để châm biếm, đả kích những tiêu cực, nói lên nỗi phẫn uất của mình vì đất nước cứ mất dần vào tay ngoại bang, ca ngợi khí phách dũng cảm và hy sinh của quân dân, khẳng định chỗ yếu mạnh của cả hai bên, tỏ rõ một tinh thần quyết đánh, và tin tưởng sẽ có cách đánh thắng. Tiêu biểu là bài: Nhân duyệt quán đoàn dũng ở xã Mỹ Lộc, giản Bang biện cử nhân Võ Bá Liêm (Nhân duyệt quân ở xã Mỹ Lộc, làm gửi cho Bang biện là ông cử Võ Bá Liêm), Thu nhật cảm tác (Ngày thu cảm hoài), Trường An hoài cổ (Nhớ cảnh cũ Tràng An), Văn tứ trấn thất thủ cảm tác (Làm khi nghe bốn trấn thất thủ), Khấp Thanh Hóa, Hải Phòng Tham biện Nguyễn Phương nghĩa tử (Khóc Nguyễn Phương, Tham biện Hải Phòng, người Thanh Hóa, chết vì nghĩa), Cảm thuật (Cảm khái thuật ra), Điếu trận vong tướng sĩ (Viếng tướng sĩ chế trận)...
Nhìn chung, thơ văn ông thường theo sát những đề tài thời sự, chính trị, biểu hiện rõ ý chí, nhân cách, tình cảm của ông.
Về mặt nghệ thuật, thơ văn ông đều mộc mạc, chân chất, không chạm trổ hay đẽo gọt. .

Trích tác phẩm

Phiên âm Hán-Việt:
Thuật hoài
Báo quốc thần tâm bất cảm khuy
Nam kham nhân sự mỗi tương vi.
Lâm hiên hữu sách qui thần giản,
Chế khổn vô tài phụ chủ tri.
Nhất khứ cố kinh dầu điệp vãn,
Tái lai Tân Sở hiến thư trì.
Thử thân vinh nhục hà tu quải,
Địch khái đan thầm tử bất suy.
Dịch nghĩa:
Tả nỗi lòng
Báo ơn nước, lòng kẻ làm tôi không dám thiếu sót,
Bực nỗi việc người thường hay trái ngược lòng mình.
Vào thi Đình có đối sách được nhà vua lựa chọn,
Giữ cõi ngoài không tài cán, phụ lòng chúa biết đến.
Một lần bỏ kinh đô ra đi, dâng sớ quá chậm,
Tới Tân Sở lần thứ hai, dâng thư cũng trễ rồi.
Thân này vinh hay nhục không đáng kể,
Lòng son ghét giặc dù chết cũng không suy.
Phiên âm Hán-Việt
Tràng An hoài cổ
Thiên lý bang kỳ thống địa dư
Bách niên lăng tẩm biến khâu khư
Ỷ thiên lâu lỗ tinh chiên xứ
Phác địa lư diêm ổi tận dư
Doanh xá liên triêu oanh hỏa pháo
Nhai cù tận nhật tẩu kim cư (xa)
Hà dương phục đổ thanh di hội
Tứ cố sơn hà ủng đế cư.
Dịch nghĩa:
Nhớ cảnh cũ Tràng An.
Nghìn dặm đất kinh kỳ thống trị toàn cõi nước nhà,
Lăng tẩm trăm năm biến thành gò đống.
Lầu gác cao chọc trời hóa thành nơi hôi tanh,
Xóm làng ở khắp nơi cháy thành gò đống tro tàn
Doanh trại suốt sáng vang dội tiếng súng nổ,
Đường phố xe sắt chạy cả ngày.
Làm thế nào thấy cảnh tượng thái bình trở lại,
Núi sông bốn mặt chầu về chốn đế đô?

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét