Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

HIỆN THỰC KỲ ẢO 125 (Thuyết tương đối)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Thuyết tương đối của Einstein



I/ Thuyết tương đối hẹp:                
                
                Năm 1905 Einstein phát biểu nguyên lý tương đối về sự bình đẳng của các hệ qui chiếu quán tính với hai tiên đề:
  1. Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính.
  2.         Tiên đề này chỉ ra rằng các phương trình mô tả các hiện tượng tự nhiên đều có cùng dạng như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính. Nó cũng phủ định sự tồn tại của một hệ qui chiếu quán tính đặc biệt, như một hệ qui chiếu đứng yên thật sự. Nói cách khác mọi hệ qui chiếu quán tính là hoàn toàn tương đương nhau. Từ tiên đề này các nhà khoa học khẳng định không thể tồn tại một môi trường ête truyền sóng điện từ (ánh sáng) với một vận tốc khác biệt các hệ qui chiếu khác.

  3. Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính.
  4.         Giả thuyết này giải thích cho kết quả của thí nghiệm Michelson-Morley và thí nghiệm Sitter vì vận tốc truyền ánh sáng là như nhau theo mọi phương nên không thể sử dụng công thức cộng vận tốc Galileo cho ánh sáng.
    Thực tế giả thuyết này có thể suy trực tiếp từ tiên đề đầu tiên. Mọi phương trình vật lý không thay đổi khi đi từ hệ quy chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác, nghĩa là các phương trình Maxwell cũng bất biến, và một kết quả của nó là tiên đoán về tốc độ ánh sáng cũng phải bất biến. Do đó giả thuyết này không thể là tiên đề, chỉ là hệ quả của tiên đề tổng quát đầu tiên, nếu coi lý thuyết điện từ Maxwell là đúng.
    E=mc²

     

Einstein giải thích về lực hút (Newton)


II/ Thuyết tương đối rộng:

                    Thuyết tương đối rộng hay Thuyết tương đối tổng quát là một lý thuyết hình học về hấp dẫn được Albert Einstein công bố năm 1915. Hiện nay nó là lý thuyết thành công nhất miêu tả về hấp dẫn của ngành vật lý học hiện đại.
                Lý thuyết tương đối rộng, ở dạng thuần túy, mô tả không thời gian như một đa tạp Lorentz 4 chiều, bị làm cong bởi sự có mặt của khối lượng,năng lượng, và xung lượng (tenxơ ứng suất năng lượng) nằm trong nó. Mối liên hệ giữa tenxơ ứng suất năng lượng và độ cong của không thời gian được biểu thị qua phương trình trường Einstein.
R_{\mu \nu} \ - \ \frac{1}{2} \, g_{\mu \nu} \, R \ - \ \Lambda \ g_{\mu \nu} \ = \ -\frac{8 \pi G}{c^4} \ T_{\mu \nu}
Trong đó:
  • Rμν: tenxơ Ricci
  • R: vô hướng Ricci
  • gμν: tenxơ mêtric
  • Λ : hằng số vũ trụ
  • c : vận tốc ánh sáng trong chân không
  • G : hằng số hấp dẫn (giống như hằng số hấp dẫn trong định luật hấp dẫn của Newton)
  • Tμν : tenxơ năng lượng-xung lượng


Mô phỏng một lỗ đen có khối lượng bằng mười lần khối lượng Mặt Trời khi nhìn từ khoảng cách 600 Km với nền là dải Ngân Hà.

Thuyết tương đối rộng: Sự hấp dẫn trước Einstein

Pedro Ferreira
Năm 1686, Isaac Newton đề xuất một lí thuyết có sức mạnh vô song của sự chuyển động. Tại tâm điểm của nó là định luật vạn vật hấp dẫn, phát biểu rằng lực hấp dẫn giữa hai vật thể tỉ lệ với khối lượng của mỗi vật và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Định luật Newton là phổ quát vì nó có thể áp dụng cho bất kì tình huống nào trong đó lực hấp dẫn là quan trọng: các quả táo từ trên cây rơi xuống, các hành tinh quay xung quanh mặt trời, và nhiều, nhiều trường hợp khác nữa.
>> Phần 1 - Thuyết tương đối rộng: quá khứ, hiện tại và tương lai
>> Phần 2 - Thuyết tương đối rộng: nhà siêu khoa học
>> Phần 3 - Thuyết tương đối rộng: Sự hấp dẫn trước Einstein>> Phần 4 - Thuyết tương đối rộng: Các lỗ đen
>> Phần 5 - Thuyết tương đối rộng: Vũ trụ giãn nở
Trong hơn 200 năm, lí thuyết hấp dẫn của Newton đã được sử dụng thành công để dự đoán chuyển động của các thiên thể và mô tả chính xác quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời. Một minh chứng cho sức mạnh đó của nó là vào năm 1846, nhà thiên văn học người Pháp Urbain Le Verrier đã có thể dùng nó để tiên đoán sự tồn tại cua Hải vương tinh.
Tuy nhiên, có một trường hợp trong đó lí thuyết của Newton dường như không cho câu trả lời chính xác. Le Verrier đã đo quỹ đạo của Thủy tinh với độ chính xác ngoại hạng và nhận thấy nó bị dịch đi một lượng hết sức nhỏ - chưa tới một phần trăm của một độ trong một thế kỉ - so với cái trông đợi thu về từ lí thuyết Newton. Sự không nhất quán giữa lí thuyết của Newton và quỹ đạo của Thủy tinh vẫn không được phân giải vào đầu thế kỉ thứ 20.

alt
Lí thuyết tương đối rộng của Einstein đã làm sáng tỏ rằng vũ trụ là nơi cực độ. Ngày nay, chúng ta biết nó nóng và đặc và đã giãn nở trong 13,7 tỉ năm qua. Nó còn chứa nhung nhúc những vùng không-thời gian cuộn hết sức chặt gọi là các lỗ đen bắt giữ mọi thứ rơi vào trong tầm mút của nó.
Còn tiếp...
  • Xuân Nguyễn dịch (Theo New Scientist)
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi
 

Khoa học sẽ làm sáng tỏ Thuyết tương đối của Albert Einstein

Năm 1915, Albert Einstein công bố Thuyết tương đối tổng quát, trong đó mô tả lực hấp dẫn là một thuộc tính cơ bản của không-thời gian.

Năm 1915, Albert Einstein công bố Thuyết tương đối tổng quát, trong đó mô tả lực hấp dẫn là một thuộc tính cơ bản của không-thời gian. Ông đã đưa ra một tập hợp các phương trình mô tả sự biến dạng của không-thời gian liên quan đến năng lượng và động lượng. Tuy nhiên cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tiến hành những thử nghiệm thực tế của Thuyết tương đối, mà vẫn chỉ nghiên cứu trên lý thuyết.
Một cách nhìn khác về trọng lực
Theo Einstein thì trọng lực không phải chỉ là một lực thông thường, như những gì nhà vật lý Isaac Newton khám phá ra nó. Trọng lực có thể được coi như là một độ cong của không-thời gian do khối lượng của các đối tượng gây ra.
Bạn có thể tưởng tượng đơn giản như Trái đất quay quanh Mặt Trời, thực chất không phải là do lực hấp dẫn của Mặt Trời khiến Trái đất quay quanh nó. Mà là lực hấp dẫn của Mặt Trời quá lớn khiến cho không gian xung quanh nó bị bẻ cong, và trong khi Trái đất quay quanh Mặt Trời thì thực chất nó đang đi thẳng trong một không gian bị uốn cong.
Cách miêu tả không gian trong vũ trụ của Newton và Einstein hoàn toàn khác nhau.
Cách miêu tả không gian trong vũ trụ của Newton và Einstein hoàn toàn khác nhau.
Lý thuyết của Einstein cũng giải thích tính chất của các hố đen vũ trụ, nơi mà có lực hấp dẫn lớn đến mức ánh sáng không thể thoát ra khỏi nó. Cũng theo thuyết tương đối thì lực hấp dẫn cùng làm biến dạng thời gian, nơi có lực hấp dẫn càng lớn thì thời gian trôi qua càng chậm.
Thuyết tương đối của Einstein đã từng được quan sát thấy nhiều lần trong thực tế, Einstein cũng nổi tiếng với việc sử dụng lý thuyết của mình để dự đoán quỹ đạo của một số hành tinh. Ông cũng dự đoán trước hiện tượng một đối tượng mà có khối lượng đủ lớn có thể bẻ cong ánh sáng của chính nó và gây ra một hiệu ứng gọi là thấu kính hấp dẫn.
Ánh sáng có thể bị uốn cong bởi đối tượng có lực hấp dẫn rất lớn, tuy nhiên bản chất là do không gian bị uốn cong chứ không phải lực hấp dẫn làm biến dạng ánh sáng.
Ánh sáng có thể bị uốn cong bởi đối tượng có lực hấp dẫn rất lớn, tuy nhiên bản chất là do không gian bị uốn cong chứ không phải lực hấp dẫn làm biến dạng ánh sáng.
Hiện tượng này đã từng được quan sát thấy trong vũ trụ, các nhà thiên văn học cũng dựa trên hiện tượng này để tìm kiếm những hành tinh bên ngoài dải Ngân hà, dựa trên độ lệch của ánh sáng từ một hành tinh nào đó. Độ lệch ánh sáng này chính là do có một hành tinh với khối lượng rất lớn gây ra, nó bẻ cong ánh sáng phát ra từ những hành tinh xung quanh.
Tuy nhiên chúng ta mới chỉ quan sát được các hiện tượng mà có thể giải thích bằng Thuyết tương đối. Trên thực tế các nhà khoa học vẫn chưa thể tiến hành các thử nghiệm thực tế của Thuyết tương đối này.
Thử nghiệm lý thuyết của Einstein
Các nhà khoa học cần một thử nghiệm thực tế mà có thể chứng minh lý thuyết của Einstein là đúng. Họ đã tìm đến một hiện tượng có tiềm năng nhất để tiến hành thử nghiệm, đó là một dạng sóng trong không-thời gian gọi là sóng hấp dẫn. Sóng hấp dẫn được sản sinh ra từ những sự kiện rất lớn trong vũ trụ, như một vụ va chạm của hai đối tượng có khối lượng vô cùng lớn, như hai lỗ đen hoặc hai ngôi sao neutron (những ngôi sao có kích thước không lớn nhưng dày đặc vật chất bên trong khiến cho khối lượng của chúng rất lớn).
Sóng hấp dẫn này có thể làm biến dạng không thời gian tại điểm mà nó đi qua. Giống như hiện tượng sóng biển, bạn có thể tưởng tượng mặt nước biển là không gian trong vũ trụ và sóng hấp dẫn là các đợt sóng biển. Hai điểm trên mặt nước biển có khoảng cách cố định, nhưng khi sóng biển đi qua, nó làm dâng mặt nước biển lên và khiến cho khoảng cách giữa hai điểm đó thay đổi.
Ví dụ nếu như hai hố đen va chạm với nhau trong phạm vi dải Ngân Hà, nó sẽ tạo ra sóng hấp dẫn mà nếu truyền đến Trái đất, có thể khiến khoảng cách 1 m giữa hai đối tượng bị nén lại một khoảng rất nhỏ, chỉ 1/1000 đường kính hạt nhân nguyên tử.
Do đó, các nhà khoa học đã phải chế tạo ra một chiếc máy dò bằng laser để phát hiện sóng hấp dẫn truyền đến Trái đất. Chiếc máy này có tên là LIGO và bắt đầu hoạt động từ năm 2002. Chiếc máy này sử dụng tia laser để phát hiện sự biến dạng không gian dù rất nhỏ, nếu sóng hấp dẫn đi qua Trái đất. Tuy nhiên cho đến nay LIGO vẫn chưa phát hiện được dấu vết nào của sóng hấp dẫn.
Toàn bộ hệ thống LIGO nhìn từ trên cao, nó đo khoảng cách giữa hai đầu của chữ L và có thể phát hiện những biến dạng rất rất nhỏ.
Toàn bộ hệ thống LIGO nhìn từ trên cao, nó đo khoảng cách giữa hai đầu của chữ L và có thể phát hiện những biến dạng rất rất nhỏ.
Năm 2010, chiếc máy LIGO đã bị ngừng hoạt động để nâng cấp, và một phiên bản hoàn toàn mới sẽ được ra mắt và đưa vào sử dụng trong năm 2015. Chiếc máy mới hứa hẹn sẽ phát hiện được sóng hấp dẫn trong vũ trụ, bằng cách mở rộng tầm rà soát rộng hơn.
Việc chứng minh được Thuyết tương đối có ý nghĩa rất lớn trong ngành vật lý thiên văn và vật lý nói chung, vì đây sẽ là nền móng vững chắc cho vật lý lượng tử sau này. Bên cạnh đó, với những thử nghiệm thực tế, các nhà khoa học có thể sửa đổi và bổ sung những thiếu sót trong lý thuyết của Einstein.
Tham khảo: mashable

Hoc thuyết tương đối của Einstein sụp đổ?

Thứ Bảy, ngày 24/9/2011 - 14:14
Khi còn sinh thời, nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein từng tuyên bố không có thứ gì nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tại Cơ quan nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) đã vừa tìm thấy một loại hạt có tốc độ di chuyển còn vượt mặt cả ánh sáng.

Kết quả nghiên cứu của CERN lập tức gây nên nhiều tranh cãi trong cộng đồng khoa học, bởi nếu chính xác, nó sẽ buộc nhân loại thay đổi toàn bộ tư duy về các định luật cơ bản của tự nhiên, gồm cách thức vũ trụ hoạt động ra sao.
Học thuyết tương đối của Albert Einstein là một trong những nền tảng cơ bản nhất của vật lý hiện đại. Trong đó Einstein khẳng định không có bất kỳ vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng (299.792 km/giây) trong môi trường chân không. Nhưng học thuyết này có thể được chứng minh là sai, nhờ một phát hiện mới đây tại CERN.
Khác biệt nhỏ, ý nghĩa lớn
Máy gia tốc hạt lớn LHC của CERN, phương tiện giúp tìm ra kết quả chấn động kể trên.
Các nhà khoa học đang làm việc tại phòng nghiên cứu vật lý lớn nhất thế giới nói rằng những hạt hạ nguyên tử mang tên neutrino có thể đạt vận tốc lớn hơn ánh sáng. Trong thí nghiệm mang tên OPERA, một luồng hạt neutrino đã được tăng tốc bằng máy gia tốc hạt lớn LHC và bắn từ ngoại ô thành phố Geneva, Thụy Sỹ, tới một máy thu thuộc Phòng nghiên cứu Gran Sasso ở Italia, cách đó hơn 700km.
Kết quả các nentrino này đã tới đích nhanh hơn 60 nano giây so với tốc độ ánh sáng, tức khoảng 300.006 km/giây. Sai số của thí nghiệm này chỉ là 10 nano giây. "Sự khác biệt vô cùng nhỏ, song lại vô cùng quan trọng về mặt lý thuyết"- ông Antonio Ereditato, một nhà vật lý ở Đại học Bern, Thuỵ Sĩ và là phát ngôn viên của OPERA cho biết - "Chúng tôi chưa tìm thấy bất kỳ sai sót nào về mặt thiết bị có thể gây ảnh hưởng tới kết quả đo đạc. Chúng tôi thực sự muốn phát hiện ra lỗi, nhưng không thể".
James Gillies, một phát ngôn viên khác của CERN nói rằng kết quả đã khiến tất cả các nhà khoa học ngạc nhiên và họ đã đề nghị được kiểm tra lại trước khi tuyên bố đây là phát hiện mới. "Cảm giác của hầu hết mọi người là chuyện này không đúng, nó không thể có thực. Các nhà khoa học hiện đang mời cộng đồng vật lý quốc tế xem xét những gì họ làm và nghiên cứu từng chi tiết để kiểm tra độ chính xác" - Gillies nói.
Bởi kết quả quá mức "điên rồ" này, nhóm nghiên cứu đã quyết định công bố toàn bộ dữ liệu họ thu thập được, sau 3 năm đo đạc liên tục, lên Internet để cộng đồng khoa học có thể xác nhận hoặc bác bỏ. Ngoài ra người ta cũng có kế hoạch tổ chức một buổi hội thảo tại CERN để bàn về kết quả.
Không khí nghi ngờ bao trùm
Được biết đây không phải là lần đầu tiên người ta tìm thấy vật chất có khả năng di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Năm 2007, phòng thí nghiệm Fermilab ở Chicago, Mỹ, từng tiến hành hoạt động tương tự mang tên MINOS và kết quả là họ đẩy được các hạt neutrino đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng.
Nhưng tỉ lệ sai sót trong nghiên cứu của thí nghiệm đó lớn hơn so với tỉ lệ sai sót của CERN nên Fermilab đã bác bỏ kết quả. "Hồi năm 2007, chúng tôi đã tiến hành đo đạc thử hạt neutrino và thấy một tốc độ tương tự" - Jenny Thomas, đồng phát ngôn viên chương trình MINOS nói - "Nhưng chúng tôi đã bác bỏ kết quả, một phần lý do cũng vì rất khó có khả năng hạt này đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng". Rob Plunkett, phát ngôn viên khác của MINOS nói rằng sai số trong thử nghiệm của họ là 70 nano giây, lớn hơn 7 lần thí nghiệm của CERN.
Các nhà khoa học đã lập tức đánh giá kết quả của CERN là một tin tức chấn động và nhìn chung họ đều nghi ngờ vào tính đáng tin của nó. "Đây là một sự kiện gây sốc" - Stephen Parke, một nhà khoa học hàng đầu ở Fermilab nói - "Nếu anh có những hạt đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng, về nguyên tắc anh có thể đi ngược trở lại thời gian. Và anh có thể trở thành ông của chính mình. Như vậy chuyện này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề".
Phản biện
Liệu thuyết tương đối của Einstein có trở thành sai lầm sau phát hiện mới này?
Giáo sư vật lý Dave Goldberg thuộc Đại học Drexel nhận xét: "Về cơ bản, tất cả những điều trong thuyết tương đối của Einstein đều có thể trở thành sai lầm. Nhưng thực sự mà nói, tôi rất nghi ngờ về kết quả thử nghiệm. Tôi tin rằng phần lớn những người trong nghề khác đều có chung quan điểm"
Theo John Ellis, một nhà vật lý lý thuyết ở CERN, thuyết tương đối của Einstein đã đóng vai trò cơ sở cho phần lớn mọi thứ trong vật lý hiện đại. "Thuyết này vẫn hoạt động hoàn hảo cho tới tận nay" - Ellis nói. Ông khuyến cáo các nhà nghiên cứu neutrino cần thận trọng khi kết luận và họ phải giải thích vì sao các kết quả tương tự không được phát hiện trước đây, trong những sự kiện như một sự phát nổ của ngôi sao từng được quan sát hồi năm 1987.
Có chung quan điểm với Ellis, Nicole Bell, một giáo sư vật lý tại Đại học Melbourne, Australia, chỉ ra vụ nổ supernova xảy ra hồi năm 1987 trong dải thiên là Large Magellanic Cloud là chứng cứ quan trọng chống lại kết luận của CERN.
Khi phát nổ, ngôi sao này đồng thời tung ra rất nhiều neutrino và ánh sáng. Các máy dò phân rã phóng xạ Kamioka của Nhật Bản khi đó đã bắt được các hạt neutrino và chúng tới sớm hơn 3 giờ trước khi ánh sáng từ vụ nổ supernova đến trái đất. "Tuy nhiên điều này không có nghĩa là neutrino di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Nó chỉ có nghĩa neutrino đã rời khỏi vụ nổ supernova trước, trong khi ánh sáng bị kẹt lại khá lâu trước khi nó có thể thoát ra" - Bell nói.
Ông cho rằng nếu neutrino từ vụ nổ đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng như thí nghiệm của CERN nói, chúng đã tới Trái đất từ nhiều năm trước, thay vì chỉ vài giờ trước khi ánh sáng xuất hiện. "Nói cách khác, anh có thể xem việc quan sát vụ nổ supernova như một kết quả thí nghiệm độc lập bác lại các đo đạc trong thí nghiệm OPERA" - ông đánh giá.
Mặc dù vẫn còn những nghi ngờ, song các nhà khoa học đều đồng tình rằng nếu kết quả được xác nhận, nó sẽ buộc nhân loại phải tư duy lại hoàn toàn về các định luật cơ bản của tự nhiên.

Khả năng đảo lộn nền tảng vật lý
CERN hiện đang trông chờ các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản xác nhận lại kết quả cho họ. Theo Stavros Katsanevas, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia về Nguyên tử và Vật lý hạt Pháp, chỉ có Fermilab, với máy gia tốc hạt cỡ lớn của họ, mới đủ sức tiến hành một thí nghiệm tương tự như CERN. Katsanevas cũng nói rằng CERN có thể nhờ Chương trình thử nghiệm T2K ở Nhật Bản, nơi có máy gia tốc hạt đủ mạnh để lặp lại thí nghiệm.
Tuy nhiên dù CERN chưa đề nghị thì Fermilab cũng đã rục rịch tự làm thí nghiệm. "Một thí nghiệm như thế này mang tính cách mạng quá hiển hiện nên ai có khả năng đều sẽ muốn lặp lại nó" - Rob Plunkett nói. Ông cho biết các nhà khoa học MINOS có thể thực hiện một thí nghiệm tương tự của riêng họ sớm nhất sau 6 tháng tới. Trong khi đó nhà vật lý neutrino Chang Kee Jung, phát ngôn viên Chương trình thử nghiệm T2K nói rằng kết quả của CERN cũng đang được thử nghiệm ở Nhật Bản.
 
 Theo Tường Linh (TT&VH)

Kỷ lục thế giới: Cậu bé 12 tuổi “thách thức” thuyết tương đối của Einstein

Jacob Barnett (12 tuổi) có chỉ số IQ là 170 – cao hơn cả Albert Einstein – hiện đang theo học Tiến sĩ tại trường Đai học Indiana (Mỹ).

Cậu bé cũng đang bắt tay vào nghiên cứu học thuyết lý giải sự hình thành vũ trụ của riêng mình. Học thuyết của Jacob Barnett được gọi là: Phiên bản mở rộng lý thuyết tương đối của Einstein.
Với việc nghiên cứu này, Jacob Barnett đã trở thành người trẻ tuổi nhất nghiên cứu về vật lý thiên thể.
Kỷ lục thế giới: Cậu bé 12 tuổi thách thức thuyết tương đối của Einstein 
Jacob Barnett viết các phương trình toán học lên cửa sổ
Mẹ của Jacob, bà Kristine Barnett cho hay, bà và các thành viên khác trong gia đình học rất kém môn toán. Bà Kristine nói: "Tôi thi trượt môn toán. Tôi biết, khả năng toán học của Jacob không bắt nguồn từ tôi".
 Bà Kristine Barnett còn nói thêm: "Mỗi lần Jacob bàn bạc toán học với ai đó trong gia đình, mọi người cứ ngớ người ra”.
Hồi đầu, bà Kristine Barnett không biết con mình là một kẻ ăn nói nhảm nhí hay là một thiên tài. Vì thế, bà mới gửi cuộn video ghi lại cảnh Jacob đang thuyết trình về các lý thuyết của mình tới học viện danh tiếng gần trường đại học Princeton.
Giáo sư môn vật lý học thiên thể Scott Tremaine đã xác nhận độ chính xác mà các học thuyết do Jacob đưa ra. Trong bức thư gửi gia đình Barnett, Giáo sư Tremaine đã viết: "Tôi bị ấn tượng bởi niềm đam mê dành cho môn vật lý của Jacob và những kiến thức mà cậu ấy có được. Học thuyết của Jacob liên quan tới những vấn đề khó nhất của môn vật lý học thiên thể và vật lý lý thuyết. Bất cứ ai nếu giải được nó sẽ dành được giải Nobel".
Kỷ lục thế giới: Cậu bé 12 tuổi thách thức thuyết tương đối của Einstein
Jacob và bố mẹ
Khi còn nhỏ, Jacob là một đứa trẻ không bình thường. Cha mẹ cậu đã vô cùng lo lắng vì đã 2 tuổi mà Jacob vẫn chưa biết nói. Cậu bé cũng rất khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc và giao tiếp. Bác sĩ chuẩn đoán Jacob bị mắc một căn bệnh tự kỷ dạng nhẹ.
Tuy nhiên, Jacob ngày càng thể hiện những khả năng hiếm có. Cậu bé có thể vẽ kín các tập giấy những kiểu hình học phức tạp hoặc các phép toán hay viết các phương trình toán học lên trên cửa sổ.
Ba tuổi, Jacob bắt đầu chơi trò xếp hình từ 5000 miếng hình, thậm chí còn nghiên cứu cả bản đồ giao thông tiểu bang và có thể đọc thuộc lòng tên các đường cao tốc.
Khi 5 tuổi, Jacob tỏ ra rất chán ghét trường học. Một vài năm sau đó, theo lời khuyên của các chuyên gia, bố mẹ cho Jacob thôi học ở trường tiểu học và đăng ký học chương trình học sớm tại Đại học Indiana. Chương trình này dành cho những trẻ em có tài năng, nhưng đó phần lớn là những học sinh cấp 3, chứ không phải là một cậu bé.
Kỷ lục thế giới: Cậu bé 12 tuổi thách thức thuyết tương đối của Einstein
Jacob từng bị mắc căn bệnh tự kỷ dạng nhẹ
Ngoài thời gian ở giảng đường, khi về nhà Jacob là một chú bé bình thường. Jacob thích chơi game, bóng rổ. Mới đây Jacob còn theo học lớp học khiêu vũ.
Sách Guinness cũng ghi nhận kỷ lục người trẻ tuối nhất được cấp giấy phép mua bán cổ phiếu chứng khoán là Jason A.Earle (Princeton, New Jersey, Mỹ). Anh này đã vượt qua các bài kiểm tra về chứng khoán ở tuổi 17.
Theo Bưu Điện Việt Nam
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét