Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT 19/f

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Thời kỳ Tái Vong Quốc và Tái Phục Quốc

Thời Pháp thuộc (1858-1956)

quân Pháp đổ bộ vào Thuận An
quân Pháp hạ thành Bắc Ninh năm 1884

Những cuộc chiến tranh và khởi nghĩa khác

(TIẾP)

Xô Viết Nghệ Tĩnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Một phần của Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945)
Red flag.svg
.
Thời gian 1930-1931
Nguyên nhân bùng nổ Người Pháp đàn áp, bóc lột dân chúng 2 tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh. Đảng Cộng sản Đông Dương vừa thành lập muốn chống Pháp và gây thanh thế.
Kết quả Nhiều cuộc biểu tình tự vệ vũ trang kết hợp yêu sách chính trị, kết hợp đấu tranh bạo động và đấu tranh chính trị nổ ra. Cuối cùng bị quân đội Pháp trấn áp và tan rã.
Tham chiến
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Đảng Cộng sản Đông Dương
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Xứ ủy Trung Kỳ
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Lực lượng Tự vệ Đỏ
Flag of France.svg Thực dân Pháp
Flag of Colonial Annam.svg Liên bang Đông Dương
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Nam triều
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Trung Kỳ thuộc Pháp
Chỉ huy
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Trần Phú
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Nguyễn Đức Cảnh
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Nguyễn Phong Sắc
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Lê Mao
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Lê Viết Thuật
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Nguyễn Văn Uy
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Nguyễn Thị Nhuyễn
Flag of France.svg Flag of Colonial Annam.svg Toàn quyền Đông Dương Pasquier
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Khâm sứ Trung Kỳ
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Trần Ủ
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Trần Đàng
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Trần Tiêu
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Lê Toàn
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Lê Văn Trì
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Hà Văn Bân
Flag of Central Vietnam (1885-1890).gif Nguyễn Văn Liêm


.
Xô Viết Nghệ Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhânnông dânNghệ AnHà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà những người cộng sản gọi là "Xô viết"
Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8 năm 1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Đứng đằng sau những vụ việc này là sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Xứ ủy Trung Kỳ (hệ thống cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương ở vùng này).
Từ tháng 9 năm 1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, v.v... làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương (vốn bị coi là bù nhìn)  của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.
Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn...
Các chính quyền xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này.
Tuy vậy những chính quyền kiểu này chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của thực dân Pháp phối hợp với chính quyền địa phương của triều đình nhà Nguyễn trấn áp làm cho nó tan rã và giải thể.
Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931 và theo các tài liệu ở Việt Nam hiện hành thì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời  

Phong trào công nông năm 1930

Nguyên nhân nổi dậy

  • Về mặt kinh tế: Chính quyền Pháp ở chính quốc thực hiện việc trút gánh nặng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 lên các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam làm cho đời sống người dân bản địa trở nên cơ cực, nhất là ở vùng Nghệ AnHà Tĩnh, chính vì vậy những người dân ở đây đã phản kháng lại chính sách này để giành quyền dân sinh, dân chủ.
  • Về mặt chính trị: Chính sách khủng bố nặng nề về mọi mặt của đế quốc thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái dẫn đến bầu không khí chính trị thêm căng thẳng và ngột ngạt, từ đó càng làm người Việt Nam thêm bất mãn, phẫn nộ và quyết tâm bạo động chống lại chính quyền Pháp và chính quyền địa phương.

Diễn biến

Bắt đầu là cuộc biểu tình của người dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An). Vào ngày 12 tháng 9 năm 1930, ước tính có hơn 8.000 nông dân kéo về phủ lị và trương các khẩu hiệu như: Bỏ sưu thuế, bớt giờ làm, chống khủng bố trắng, bồi thường cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc bạo động Yên Bái,... thậm chí là chia lại ruộng đất, Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, Đả đảo phong kiến.
Đoàn biểu tình này xếp hàng dài hơn 1 cây số, tập trung kéo về thành phố Vinh. Theo mô tả, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là đội viên tự vệ được trang bị các loại dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình có lúc dừng lại để diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm cho đến khi đến gần Vinh con số đã lên tới 30.000 người và xếp hàng dài tới hơn 4 cây số.
Chính quyền thực dân Pháp đã phản ứng đáp trả mạnh mẽ, họ chủ trương kiên quyết trấn áp. Lực lượng vũ trang đã vào cuộc, thậm chí họ đã huy động cả máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm 217 người chết và 125 người bị thương.[5] Tuy vậy hành động trên, không ngăn được đoàn người biểu tình đấu tranh. Người biểu tình kéo về huyện lỵ, đập phá nhà lao, đốt phá các huyện đường, bao vây đồn lính khố xanh. Điều này đã làm cho hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tan rã hay lung lay ở nhiều huyện, xã. Nhiều viên chức nhà nước như: lý trưởng, tri huyện đã bỏ trốn vì sức ép này. Nhưng cuối cùng cuộc nổi dậy của phong trào này đã bị nhà Nguyễn và chính quyền Bảo hộ Pháp đàn áp.

Sự hình thành các Xô viết

Chính quyền Xô viết hình thành ở các thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu (Nghệ An) còn ở Hà Tĩnh là các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào tháng 9 năm 1930.
Các Xô viết thực hiện vai trò của một chính quyền thay cho bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến đã bị tê liệt, một số tan rã. Xô viết Nghệ Tĩnh được coi là một hình thức mới về các thức tổ chức chính quyền nhà nước của lực lượng nông dân và công nhân. Nó ra đời ở Nghệ AnHà Tĩnh nên gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Các chính quyền Xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời đòi yêu sách với các chủ xưởng, chủ tàu. 

Bị đàn áp và tan rã

Nhận thấy tình hình đã chuyển biến nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng, chính quyền Phápthuộc địa đã tập trung lực lượng để đàn áp tiêu diệt phong trào. Đến giữa năm 1931, thực dân Pháp trở lại thực hiện chính sách khủng bố, trấn áp phong trào này. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh dần lắng xuống, rồi thoái trào và cuối cùng đi đến thất bại, chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng.
Trong quá trình trấn áp, chính quyền Pháp đã điều động binh lính lập hệ thống đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh nhằm phong tỏa, bao vây cô lập và tiến đến kiểm soát vùng này. Cùng việc cho lực lượng binh lính đi càn quét, triệt hạ làng mạc, bắn vào lực lượng nổi dậy, quân Pháp còn dùng thực hiện việc chia rẽ mua chuộc một số phần tử trong cuộc biểu tình này.
Ngày 12 tháng 9 năm 1930, thực dân Pháp cho máy bay ném bom xuống các đoàn biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (cách Bến Thủy 10 km), làm chết 217 người và 120 người bị thương. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ, 217 nóc nhà bị đốt cháy, 30 người bị bắn chết. Nhiều cơ quan đầu não của Đảng, các cơ sở trong dân bị phá vỡ, nhiều đảng viên, người biểu tình bị bắt giam hoặc hành quyết. Theo ước tính, có hàng trăm người bị bắt, bị kết án tù giam trong các nhà tù ở Nghệ An, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, và Côn Đảo. 

Tưởng niệm và di tích lịch sử

Ngày tưởng niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là ngày 12 tháng 9 hàng năm, đánh dấu bằng sự đàn áp cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên. Hàng năm cứ đến ngày này lại có những hoạt động tưởng niệm phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh như dâng hương tưởng niệm, các chương trình biểu diễn, truyền hình.. 
Tên Xô Viết Nghệ Tĩnh được đặt cho một số con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Vinh, thành phố Hà Tĩnh... và một cây cầu ở Cần Thơ.
Nhiều chiến sĩ, những người lãnh đạo phong trào đã được phong tặng liệt sĩ, anh hùng, nhiều người tên được đặt cho nhiều con đường, trường học như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật,...

Bào tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh được xây dựng trong thành cổ, trên đất khu nhà lao Vinh trước đây, là nơi từng giam cầm hàng ngàn chiến sĩ cách mạng trong năm 1929 - 1931. Đây là nơi lưu giữ các hiện vật, hình ảnh gốc chứng minh cho phong trào từng địa phương.

Di tích lịch sử

Có nhiều di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp thành. Trong đó phải kể tới:

Nghệ An

  • Đình Võ Liệt (xã Võ Liệt, Thanh Chương): Đây từng là trụ sở của phong trào cách mạng của làng trong những năm 1930-1931, đặc biệt là nơi diễn ra cuộc họp ngày 1 - 9 năm 1930 để thành lập chính quyền Xô viết đầu tiên;
  • Cụm di tích "làng đỏ Hưng Dũng" (phường Hưng Dũng, Vinh): một trong những nơi tiêu biểu cho phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, một trong nơi mà phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Những di tích tiêu biểu trong cụm di tích: Đình Trung, cây sanh chùa Nia, dặm mụ Nuôi; 
  • Khu di tích Bến Thuỷ: nơi đánh dấu sự mở đầu của phong trào công nhân ở Nghệ Tĩnh, hiện nay còn lưu giữ nhiều di tích như: Cồn Mô (nơi đặt Cột cờ Bến Thuỷ; hiện nay đã được xây tượng đài kỉ niệm), ngã ba Bến Thuỷ (nơi diễn ra cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của công nhân Vinh - Bến Thuỷ. Hiện nay đã được xây Tượng đài liên minh công nông);
  • Nghĩa trang liệt sĩ Thái Lão và khu tưởng niệm: Thái Lão là nơi diễn ra cuộc biểu tình ngày 12 - 9 -1930 của nhân dân Hưng Nguyên, Nghệ An và bị chính quyền Pháp đàn áp làm hơn 200 người chết;
  • Mộ các liệt sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh hy sinh ngày ngày 7 tháng 11 năm 1930 (xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu);
  • Đình Lương Sơn: nơi thành lập chính quyền Xô Việt Nghệ Tĩnh ở xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương;
  • Nhà cụ Vi Văn Khang và cây đa Cồn Chùa: nơi thành lập chính quyền dân tộc ở Môn Sơn, huyện Con Cuông;
  • Đài tưởng niệm 72 liệt sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh (làng Trụ Pháp, xã Mỹ Thành, Yên Thành) nơi tưởng niệm 72 chiến sĩ cách mạng bị Pháp xử bắn ở Yên Thành; 

Hà Tĩnh

  • Ngã ba Nghèn, thị trấn Nghèn, Can Lộc: Nơi ghi dấu cuộc đấu tranh của nhân dân Can Lộc, Hà Tĩnh. Nơi đây có Đài tưởng niệm, tấm bia ghi tên các liệt sĩ và hiện nay là nơi để đặt tượng đài Xô Viết Nghệ Tĩnh
  • Di tích Rộc Cồn, xã Phú Phong, Hương Khê
  • Đình Tứ Mỹ, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3 tháng 2 năm 1930), Tứ Mỹ nói riêng và tổng Đậu Xá nói chung là nơi gieo hạt nảy mầm đầu tiên của cách mạng Hương Sơn. Tháng 6-1930, chi bộ Đảng Tứ Mỹ được thành lập do Trần Bình làm Bí thư.
  • Miếu Biên Sơn, xã Hồng Lộc, Can Lộc: Xứ ủy, Tỉnh ủy và Huyện ủy Can Lộc đã chọn miếu Biên Sơn làm trung tâm liên lạc, hội họp, in ấn, cất dấu tài liệu của Đảng.
  • Di tích Nhà cụ Mai Kính, xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà: nơi thành lập Tỉnh uỷ Hà Tĩnh và là cơ sở của cách mạng nơi đây.
  • Đền Đô Đài hay đền Bùi Ngự Sử, thuộc xã Đậu Liêu, huyện Can Lộc: nơi liên lạc, hội họp của Ban chấp hành lâm thời của huyện ủy Can Lộc.
  • Chùa Chân Tiên hay Chân Tiên Tự, thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc: nơi tổ chức Đại hội thành lập Chi bộ Đảng Yên Điềm tại chùa.

Trong văn học - nghệ thuật


Xô Viết Nghệ Tĩnh, sơn mài, 160,6 x 320,5 cm, 1957

Phong trào Dân chủ Đông Dương (1936-1939)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phong trào Dân chủ ở Đông Dương là một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Đông Dương phát động. Phong trào có sự liên kết rộng rãi với quần chúng qua tổ chức Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Kèm theo đó là sự ủng hộ của các đảng phái, nhân sĩ, trí thức.

Tình hình quốc tế

Thập niên 1930, thế giới tư bản có sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít mà trục chính của nó là trục Bá Linh - La Mã - Đông Kinh, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới đang tới gần. Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản triệu tập Đại hội lần thứ VII tại Moskva, Liên Xô với sự có mặt của 65 đoàn đại biểu. Đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu, lần đầu tiên tham dự Đại hội.
Đại hội đó quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
  • Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.
  • Xây dựng mặt trận thống nhất, đoàn kết rộng rãi.
Các Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Tây Ban Nha, Đảng Cộng sản Trung Quốc làm nòng cốt trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm đoàn kết mọi lực lượng chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, đòi dân chủ, tự do.
Trước sức ép của Đảng Cộng sản Pháp và phong trào cánh tả Pháp, nhà cầm quyền Pháp đã phải thi hành một số thay đổi về chính sách. Với các nước thuộc địa, chính quyền Pháp đã có 3 quyết định rất quan trọng: Trả lại tự do cho tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình các thuộc địa, và thi hành một số cải cách xã hội.

Hội nghị Đảng Cộng sản Đông Dương

Cuối thập niên 1930, tình hình chính trị - xã hội - kinh tếĐông Dương rất rối loạn, đời sống nhân dân rất khó khăn. Công nhân bị thất nghiệp, lương giảm. Nông dân không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ. Tư sản dân tộc ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép. Tiểu tư sản trí thức bị thất nghiệp, lương thấp. Các tầng lớp lao động chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.
Tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) dựa trên Nghị quyết Đại hội 7 của Quốc tế Cộng sản, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh:
  • Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp, bán hợp pháp, và bất hợp pháp.
Từ đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra những phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
Trước tình hình thế giớiViệt Nam có nhiều biến đổi, tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì, đã họp tại Thượng Hải để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới, đưa phong trào cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển. Hội nghị đã xác định mục tiêu chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là đấu tranh chống chế độ thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân nhằm thực hiện được mục tiêu đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (từ tháng 3-1938 được đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).

Diễn biến

Đông Dương Đại hội

Mở đầu là phong trào Đại hội Đông Dương. Biết được Quốc hội Pháp sẽ cử các phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động một phong trào rộng lớn trong người dân đấu tranh công khai, hợp pháp nêu lên nguyện vọng về tự do, dân chủ và cải thiện đời sống.
Phong trào Đông Dương Đại hội, từ một sáng kiến ở Sài Gòn đã được nhân rộng khắp toàn quốc. Tại Nam Kỳ đến cuối tháng 9-1936 đã thành lập hơn 600 uỷ ban hành động của công nhân, nông dân, viên chức. Nhiều ủy ban hành động có trụ sở, tổ chức sinh hoạt chính trị công khai, vạch trần hiện trạng bất công, cực khổ dưới chế độ thuộc địa tàn bạo, thảo luận các biện pháp đấu tranh thích hợp nhằm đạt được các yêu sách về tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã buộc nhà chính quyền Đông Dương ra Nghị định ngày 11-10-1936, quy định một số quyền lợi của công nhân như thời gian làm việc không được quá 8 giờ/ngày kể từ ngày 1-1-1938; công nhân được nghỉ chủ nhật và nghỉ phép năm có lương; cấm bắt phụ nữ và lực cai làm việc ban đêm...
Nhân dân lao động dựa vào những cơ sở pháp lý đó đấu tranh với giới chủ tư bản và chính quyền thuộc địa nhằm từng bước cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt của mình. Những tháng cuối năm 1936 đã có 361 cuộc bãi công, trong đó có một số cuộc bãi công có quy mô lớn và có tiếng vang trên cả nước như cuộc bãi công của hàng ngàn công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), đặc biệt là cuộc bãi công của hơn 30.000 công nhân mỏ than Hồng Gai - Cẩm Phả tháng 11-1936.
Kết quả của sự phối hợp đấu tranh giữa dân Pháp và dân Việt là đã buộc chính quyền thuộc địa phải trả lại tự do cho 1.532 tù chính trị, phần lớn là các chiến sĩ cộng sản. Ngay sau khi ra khỏi nhà tù thực dân, họ đã lao ngay vào cuộc chiến đấu mới, tổ chức quần chúng, xây dựng lại cơ sở, đưa phong trào cách mạng đi lên.
Đầu năm 1937, từ Bắc chí Nam người dân lao động mít tinh biểu dương lực lượng nhân dịp Justin Godart, phái viên của chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương. Ngày 1-1-1937, ở Nam Kỳ, hơn 20.000 người đủ các giới, nhất là giới lao động Sài Gòn - Chợ Lớn và nông dân phụ cận đón Godart bằng những khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, công bằng, thi hành luật lao động, thi hành chế độ ngày làm 8 giờ, đòi quyền phụ nữ, quyền nông dân, công nhân, hủy thuế thân, giảm sưu cao thuế nặng, ân xá chính trị phạm, v.v.
Phong trào của Mặt trận Dân chủ Đông Dương đạt tới đỉnh điểm với lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1938. Lần đầu tiên ở Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm công khai, rầm rộ.
Để phong trào tiến lên mạnh mẽ hơn nữa, nhiều quyết định về tổ chức đã được thực hiện: lập Đoàn thanh niên phản Đế, Hội cứu tế bình dân, Công hội, Nông hội. Tại nông thôn, các hình thức tổ chức như Hội cấy, Hội lợp nhà, Hội chèo được phát triển rộng khắp, tập hợp được hàng triệu quần chúng.
Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương thảo ra bản "nguyện vọng" gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, đấu tranh đòi tự do, dân chủ. Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh. Tháng 9/1936 chính quyền Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.
Năm 1937, lợi dụng sự kiện Toàn quyền mới sang Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng và đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Những năm sau đó nhiều cuộc mít tinh, xuống đường, biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra, nhân ngày Quốc tế Lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn, có đông đảo quần chúng tham gia.
Đảng đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ….
Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân. đây là hình thức đấu tranh mới của Đảng có tầm nhìn mới

Lĩnh vực xuất bản

Từ năm 1937, Đảng Cộng sản Đông Dương lưu hành hợp pháp, bán hợp pháp, và bất hợp pháp các tờ báo Tin tức, Đời nay, Phổ thông, Dân chúng, Lao động, Tranh đấu... bằng tiếng Việttiếng Pháp. Những tờ báo đó đã trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh.
Nhiều sách chính trị – lý luận xuất bản công khai hoặc bí mật, ngay tại thuộc địa hoặc đưa từ Pháp về. Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ, thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu...
Cuối năm 1937, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trịcách mạng.
Cao trào dân chủ đã buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam. Cán bộ cộng sản được tập hợp và trưởng thành. Phong trào đó cũng là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám sau này. 

Nam Kỳ khởi nghĩa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nam Kỳ khởi nghĩa
Một phần của Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945)
Thời gian 1940
Nguyên nhân bùng nổ Ý muốn đánh đuổi Pháp-Nhật, giành lại độc lập cho Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Kết quả Cuộc khởi nghĩa tạo tiếng vang lớn, gây nhiều tổn hại cho Pháp-Nhật, nhưng về sau bị đàn áp và đã thất bại, nhiều đảng viên, cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương bị hành quyết. Một bộ phận nghĩa quân rút vào tiến hành chiến tranh du kích.
Tham chiến
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Đảng cộng sản Đông Dương
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Xứ ủy Nam Kỳ
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Quân du kích Nam Kỳ
Flag of France.svg Chính phủ Vichy
Flag of Japan.svg Phát xít Nhật
Chỉ huy
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Võ Văn Tần
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Phan Đăng Lưu
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Tạ Uyên
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Nguyễn Văn Cừ
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Hà Huy Tập
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Nguyễn Thị Minh Khai
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Nguyễn Thị Bảy
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Mười Đen
Flag of France.svg Jean Decoux
Flag of Japan.svg Yuichi Tsuchihashi
Flag of Japan.svg Takeshi Tsukamoto


.
Nam Kỳ khởi nghĩa là cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp và Nhật của người dân miền Nam Việt Nam vào năm 1940, do Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương và lãnh đạo.

Bối cảnh lịch sử

Tháng 6 năm 1940, nước Pháp bị quân đội Đức Quốc xã xâm lược và chiếm đóng. Nhân cơ hội này, tháng 9 năm đó, đế quốc Nhật Bản xâm lược bán đảo Đông Dương từ tay Pháp. Từ đây, Việt Nam bị hai thế lực cùng thống trị là thực dân Phápphát xít Nhật. Sẵn tinh thần chống Pháp-Nhật và noi gương cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, người dân nhiều tỉnh miền Nam Việt Nam đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp-Nhật 

Công tác chuẩn bị

Tháng 3 năm 1940, Ban thường vụ Xứ ủy do Võ Văn Tần làm bí thư đã soạn thảo Đề cương chuẩn bị đưa các hoạt động lẻ tẻ vào phong trào chống Pháp, chuẩn bị nổi dậy vũ lực. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra giữa ban ngày. Có nơi, khi mật thám kéo đến bắt cán bộ, người dân nổi trống mõ uy hiếp, đánh tháo.
Các đội tự vệ, du kích dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, phát triển ngay tại những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son, F.A.C.I., bến tàu, nhà đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ... Còn ở nông thôn phần lớn các đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích.
Lò rèn trong các thôn làng ngày đêm sản xuất vũ khí. Người dân góp nồi đồng, mâm thau, lư hương để du kích đúc đạn. Nhiều nơi xuất hiện những cơ sở làm bom, lựu đạn xi măng, súng thô sơ ở Móp Xanh (Tân An), Bà U (Mỹ Tho), chùa Hòa Thượng Đồng (Rạch Giá).
Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu "không một người lính, không một đồng xu cho đế quốc chiến tranh" diễn ra sôi nổi trong nhân dân và binh lính. Do công tác binh vận được tốt, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy

Diễn biến

Ông Phan Đăng Lưu, đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, được cử ra Bắc họp Hội nghị Trung ương lần thứ VII để báo cáo và xin chỉ thị của Trung ương. Sau khi nghe báo cáo cặn kẽ việc chuẩn bị khởi nghĩa, Hội nghị Trung ương nhận định điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, vì vậy đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Trung ương cũng phái Phan Đăng Lưu quay trở lại để tạm hoãn lại cuộc khởi nghĩa. Nhưng khi về đến Sài Gòn thì Phan Đăng Lưu đã bị bắt. Lệnh khởi nghĩa lúc đó đã phát đi khắp nơi và không thể thu hồi lại.
Kế hoạch của cuộc khởi nghĩa đã phần nào bị thực dân Pháp biết trước ít ngày. Tối 22.11.1940, ông Tạ Uyên, bí thư Xứ ủy mới thay ông Võ Văn Tần và một số đồng đội khác trong Thành ủy Sài Gòn cũng sa lưới Phòng nhì Pháp.
Mặc dù vậy, đêm 22 rạng sáng 23 tháng 11 năm 1940 cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa vẫn bùng nổ với khí thế mạnh mẽ và quy mô lớn. Từ Biên Hòa đến Cà Mau, 18 tỉnh nổi dậy giành chính quyền. Tại Mỹ Tho 54 trong số 56 bị nghĩa quân chiếm giữ. Tại Chợ Lớn, lực lượng khởi nghĩa giành được nhiều tổng. Tại Tân An, các xã hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, hữu ngạn Vàm Cỏ Đông đều về tay lực lượng nổi dậy...
Cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm được kéo lên trước nhà làm việc của chính quyền cách mạng. Những người Pháp và Việt gian bị xét xử. Ruộng, thóc của những địa chủ được cho là phản động bị đem chia cho dân nghèo. Chính quyền cách mạng chỉ giữ được một thời gian ngắn, lâu nhất ở Mỹ Tho giữ được 49 ngày. Thực dân Pháp đàn áp kịch liệt, tìm cách tiêu diệt chính quyền cách mạng. Máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Quân du kích Nam Kỳ đã chiến đấu chống trả quyết liệt.
Tại khắp các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, nhất là Mỹ Tho, quần chúng nổi dậy chiến đấu rất dũng cảm. Chính quyền Pháp ở một số quận hoang mang, tan rã. Đội viên các đội tự vệ và du kích trong cuộc khởi nghĩa hầu hết là trẻ tuổi, họ chiến đấu chống Pháp bằng vũ khí thô sơ.
Trong trận phục kích quân tiếp viện của Pháp từ Tây Ninh đến cứu Hóc Môn bị quân khởi nghĩa vây hãm, du kích đã bắn chết tướng Pháp và nhiều quân lính ở Cầu Bông. Tại Mỹ Tho, các đội tự vệ phá tan bộ máy chính quyền của Pháp ở 54 trong tổng số 57 xã thuộc hai huyện Châu Thành và Cai Lậy.
Tại Hóc Môn (Gia Định), dưới sự chỉ huy của ông Mười Đen - xứ ủy viên, du kích vây đồn, chặn đánh quân Pháp tiếp viện ở Cầu Bông, hạ sát tên chủ tỉnh Tây Ninh Renou  và một số lính, thu 15 súng rồi kéo lên Truông Mít (Tây Ninh).
Tại Cần Giuộc, Bến Lức, đội du kích của nữ tướng Nguyễn Thị Bảy đã làm cho người Pháp sợ và gọi bà là "Bà Chúa Đỏ".
Tại Vũng Liêm (Vĩnh Long), đội du kích nơi đây đã chiếm đồn Pháp trong 3 ngày, hàng ngàn du kích do bí thư tỉnh ủy chỉ huy phá hủy 2 đồn, phá hủy gần 10 km đường bộ, 14 cầu, ngăn 6 con sông, bóc đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Ngày 14 tháng 12, thực dân Pháp phải dùng thủy, lục, không quân 3 mũi tiến công vào Mỹ Tho nhưng mãi đến 14.1.1941 họ mới chiếm lại được và đẩy lui quân du kích vào Đồng Tháp Mười.
Tháng 12-1940, Đảng bộ Nam Kỳ họp ở Bà Quẹo (Gia Định) quyết định rút lui để tránh tổn thất, đưa lực lượng còn lại xây dựng căn cứ U MinhĐồng Tháp Mười. Ngay từ khi được tin Nam Kỳ khởi nghĩa, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra thông báo khẩn cấp, chỉ thị cho các địa phương hỗ trợ Nam Kỳ. Từ việc xuống đường biểu tình, rải truyền đơn, bãi khóa, đình công, bãi thị đến việc phát động chiến tranh du kích, phá đường, cầu cống để ngăn quân Pháp đàn áp.
Tại Sài Gòn, kế hoạch bị lộ, chính quyền Pháp tại đây kịp đề phòng, khởi nghĩa không thực hiện được. Pháp thẳng tay đàn áp quân khởi nghĩa. Hàng nghìn người bị giết và bị bắt, nhiều làng mạc bị triệt phá, nhiều cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương (Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai...) bị tử hình. Thực dân Pháp và các cộng sự người Việt đã đàn áp cuộc khởi nghĩa vô cùng tàn khốc. Họ cho máy bay dội bom và bắn phá nhiều làng mạc, có thôn xóm không còn ai sống sót. Cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa cuối cùng bị dập tắt 

Nhận định


Cái mõ này đã được Võ Văn Kiệt dùng để phát động Nam Kỳ khởi nghĩa tại Vũng Liêm tháng 11 năm 1940
Cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa nổ ra vào lúc thực dân Pháp còn mạnh nên đã bị thất bại, song sự kiện đó đã nêu cao tinh thần anh dũng bất khuất của dân Việt, là "tiếng kèn xung trận" dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Đông Dương
Ông Phan Xuân Biên, trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng do những điều kiện khách quan và chủ quan, cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa chưa thành công và bị đàn áp tàn bạo, nhưng cuộc khởi nghĩa đó đã để lại nhiều bài học vô giá, mãi mãi có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc với những chặng đường lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Việt Nam.
Ông Trần Trọng Tân, nguyên ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lại đây là cuộc khởi nghĩa rộng lớn và mạnh mẽ nhất so với các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện, tung bay ở nhiều nơi
Dù thất bại, nhưng Nam Kỳ khởi nghĩa đã để lại những bài học quý báu về vấn đề chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang, chuẩn bị cho Đảng Cộng sản Đông Dương những kinh nghiệm để thực hiện cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
Nam Kỳ khởi nghĩa là trang sử oanh liệt của "Nam Bộ Thành đồng", của miền Nam "đi trước về sau" trên suốt chặng đường cách mạng của đất nước Việt Nam.
Nam Kỳ khởi nghĩa nêu một tấm gương sáng về tinh thần kiên cường bất khuất của người dân Việt Nam. Qua trận thử lửa này, người dân càng gắn bó với Đảng, càng tôi luyện chí khí cách mạng, củng cố nhận thức.
Nam Kỳ khởi nghĩa đã nêu cao ý chí đấu tranh vì độc lập tự do của người Việt Nam trong hoàn cảnh mới, báo hiệu một cuộc khởi nghĩa toàn quốc, bước đầu đấu tranh vũ trang của các dân tộc Đông Dương.

Khởi nghĩa Bắc Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Bắc Sơn
Một phần của Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945)
Thời gian 1940
Nguyên nhân bùng nổ Chớp cơ hội Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp chạy về Thái Nguyên qua Bắc Sơn, Đảng bộ Bắc Sơn phục kích chặn đánh và cướp chính quyền ở địa phương.
Kết quả Pháp-Nhật hòa nhau. Pháp tập trung quân lực chiếm lại các đồn, đàn áp và tàn sát dân chúng, cán bộ, đảng viên, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn tan rã.
Tham chiến
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Đảng bộ Bắc Sơn
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Đội du kích Bắc Sơn
Flag of France.svg Chính phủ Vichy
Flag of Japan.svg Phát xít Nhật
Chỉ huy
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Hoàng Văn Thụ
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Chu Văn Tấn
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Lương Văn Tri
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Phùng Chí Kiên
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Trần Đăng Ninh
Flag of France.svg Jean Decoux
Flag of Japan.svg Yuichi Tsuchihashi
Flag of Japan.svg Takeshi Tsukamoto


.
Khởi nghĩa Bắc Sơn - cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là một cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại thực dân Phápphát xít Nhật diễn ra tại Bắc Sơn, Lạng Sơn vào năm 1940 trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến. Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn ngày 22 tháng 9 năm 1940, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo người dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940). Nhưng sau đó Nhật thỏa hiệp với Pháp để quay trở lại đàn áp phong trào khởi nghĩa.

Diễn biến

Quân Nhật tiến vào Đông Dương

Năm 1940, Tướng Nhật Takuma Nishimura được giao quyền chỉ huy quân đoàn Hoa Nam, tiến hành đàm phán với đô đốc Pháp Decoux, toàn quyền Đông Dương, để thỏa thuận triển khai quân Nhật trên lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp. Cuộc đàm phán tiến triển quá chậm chạp nên giới tướng lãnh Nhật chỉ huy quân đoàn Hoa Nam quyết định gây hấn để phá hoại quá trình đàm phán. Để tránh giao tranh, ngày 21 tháng 9 năm 1945, phía Pháp đồng ý nhượng bộ, cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ, được quyền sử dụng 4 sân bay, đồng thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc kỳ vào Vân Nam, quyền sử dụng cảng Hải Phòng để vận chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn 21.
Bất chấp việc đàm phán đã ngã ngũ, lực lượng quân sự Nhật vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép Nhật uy hiếp Lạng Sơn, buộc quân Pháp tại đây giương cờ đầu hàng ngày 22 tháng 9. Tới lúc này các đơn vị quân thuộc địa bắt đầu hoảng loạn rút chạy, hàng trăm lính tập rã ngũ, vứt bỏ vũ khí lại trên đường chạy về Hà Nội. Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp trên bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính bộ binh và hơn một chục xe tăng ở phía nam cảng Hải Phòng, tiến hành tước khí giới quân Pháp tại Đồ Sơn. Tới tối ngày 26, quân Nhật đã chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào CaiPhủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Phòng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.

Khởi nghĩa bùng nổ

Cuối tháng 9, khi tàn quân Pháp rút chạy qua Lạng Sơn, các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao thu thập hàng trăm vũ khí bị vứt bỏ lại, tước vũ khí hoặc thuyết phục các toán tàn binh lính tập hạ vũ khí. Do có tin đồn chính quyền Pháp sụp đổ trên toàn Đông Dương, những người nổi dậy đánh phá vài đồn cảnh sát, uy hiếp các gia đình có người làm việc cho Pháp Tiếp đó, ngày 27 tháng 9, khoảng 600 quân khởi nghĩa, vũ trang bằng súng trường, mã tấu, đao, tiến về huyện Bắc Sơn và chiếm đồn binh Mõ Nhai, đốt bỏ tài liệu và ấn tín. Quan huyện Bắc Sơn và tiểu đội lính dõng đóng tại đây bỏ chạy. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau, một đơn vị lính tập do sỹ quan Pháp chỉ huy chiếm lại đồn Mõ Nhai và huyện lỵ Bắc Sơn.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra tự phát, nên khi lãnh đạo chi bộ Chu Văn Tấn được tin, ông cấp tốc liên lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ xin chỉ thị. Xứ ủy nhanh chóng điều Trần Đăng Ninh về Bắc Sơn cùng Chu Văn Tấn thiết lập ủy ban khởi nghĩa ngày 16 tháng 10, thành lập đội du kích gồm 20 người, và tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân. Lực lượng khởi nghĩa đánh phá nhà cửa của các thành phần bị coi là phản động, cướp thóc gạo, vải vóc và tiền bạc đem chia cho dân nghèo. Họ cũng xử tử các nhân vật bị buộc tội làm mật thám cho Pháp.
Ngày 28 tháng 10, khoảng một ngàn người tập trung tại làng Vũ Lăng để nghe diễn văn cách mạng và chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mõ Nhai. Tuy nhiên một chủ đồn điền Pháp tại địa phương nghe được tin này từ trước đã cấp báo cho Pháp. Quân Pháp từ đồn Mõ Nhai dùng đường tắt băng qua đèo, tấn công vào khu mitting. Những người tham gia cuộc mitting bị bất ngờ, bỏ chạy toán loạn. Quân Pháp tiếp đó cho hành quyết công khai, đốt phá nhà cửa, ruộng nương, tịch thu thóc lúa và gia súc. Quân Nhật không can thiệp, để Pháp rảnh tay tái lập trật tự, theo thỏa thuận ký ngày 22 tháng 9. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Đến cuối năm 1940 thì khởi nghĩa Bắc Sơn bị coi như tan rã hoàn toàn.

Chiến dịch Đông Dương (1940)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Đông Dương thuộc Pháp năm 1940 hay Chiến dịch Đông Dương lần thứ nhất là quá trình Đế quốc Nhật Bản tấn công vào Đông Dương thuộc Pháp năm 1940.

Mục đích

Một trong những mục đích của Nhật Bản là cắt đứt một trong những tuyến viện trợ chính của Hoa Kỳ cho Trung Quốc trong chiến tranh Trung-Nhật (1937 - 1945) qua đường cảng Hải Phòngtuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam.

Bối cảnh

Ngày 22.6.1940, Pháp kí thỏa thuận ngừng bắn với Đức Quốc xã, Chính phủ Vichy được thành lập, thừa kế hầu hết các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, bao gồm cả Đông Dương.
Trung Quốc lúc đó đang trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1937 - 1945), bị bao vây và Đông Dương là một trong những cửa ngõ duy nhất còn lại để nhận viện trợ từ bên ngoài (Hoa Kỳ) là qua tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam. Dù bị Nhật liên tiếp oanh tạc nhưng tuyến đường sắt vẫn hoạt động. Nhật Bản muốn ép chính phủ Vichy đóng cửa tuyến đường sắt này.

Diễn biến


Quân nhật tiến vào Hải Phòng ngày 24/11/1940
Ngày 5 tháng 9 năm 1940, Nhật Bản thành lập Đông Dương phái khiển quân để đồn trú tại Đông Dương. Lực lượng này sẽ nhận được sự hỗ trợ bằng máy bay và tàu chiến của Nhật từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Tướng Nhật Takuma Nishimura được giao quyền chỉ huy quân đoàn Hoa Nam, tiến hành đàm phán với đô đốc Pháp Decoux, toàn quyền Đông Dương, để thỏa thuận triển khai quân Nhật trên lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp. Cuộc đàm phán tiến triển quá chậm chạp nên giới tướng lãnh Nhật chỉ huy quân đoàn Hoa Nam quyết định gây hấn để phá hoại quá trình đàm phán. Để tránh giao tranh, ngày 21 tháng 9 năm 1940, phía Pháp đồng ý nhượng bộ, cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ, được quyền sử dụng 4 sân bay, đồng thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc kỳ vào Vân Nam, quyền sử dụng cảng Hải Phòng để vận chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn 21.
Bất chấp việc đàm phán đã ngã ngũ, lực lượng quân sự Nhật vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép Nhật uy hiếp Lạng Sơn, buộc quân Pháp tại đây giương cờ đầu hàng. Tới lúc này các đơn vị quân thuộc địa bắt đầu hoảng loạn rút chạy, hàng trăm lính tập rã ngũ, vứt bỏ vũ khí lại trên đường chạy về Hà Nội. Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp trên bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính bộ binh và hơn một chục xe tăng ở phía nam cảng Hải Phòng, tiến hành tước khí giới quân Pháp tại Đồ Sơn. Tới tối ngày 26, quân Nhật đã chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào CaiPhủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Phòng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.

Chiến tranh Pháp-Thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Pháp-Thái
Một phần của chiến tranh thế giới thứ hai
Indochine française (1913).jpg
Đông Dương thuộc Pháp
.
Thời gian tháng 10, 1940–9 tháng 5, 1941
Địa điểm Đông Dương thuộc Pháp
Kết quả Bất phân thắng bại 
  • Nhật Bản dàn xếp việc ngừng bắn 
  • Thái giành thắng lợi chiến thuật 
Thay đổi lãnh thổ Các lãnh thổ tranh chấp ở Đông Dương thuộc Pháp được nhượng lại cho Thái Lan 
Tham chiến
Pháp Chính phủ Vichy
 Thái Lan
Chỉ huy
Pháp Jean Decoux Thái Lan Plaek Phibunsongkhram


Lực lượng
12.000 quân chính quy
38.000 thực dân
20 xe tăng hạng nhẹ
~100 máy bay
60.000 quân chính quy
134 xe tăng
~140 máy bay
18 tàu chiến
Tổn thất
Trên bộ:
321 thương vong
178 mất tích
222 bị bắt làm tù binh
22 máy bay bị phá hủy
Trên biển:
1 tuần dương hạm hạng nhẹ bị hư hại
Trên bộ:
54 bị giết
307 bị thương
21 bị bắt
8–13 máy bay bị phá hủy
Trên biển:
36 bị giết
không rõ số bị thương
2 tàu phóng lôi bị chìm
1 tàu tuần duyên bị mắc cạn
.
Chiến tranh Pháp-Thái (tiếng Thái: กรณีพิพาทอินโดจีน tiếng Pháp: Guerre franco-thaïlandaise) (1940–1941) là một cuộc chiến giữa Thái Lanchính phủ Vichy của Pháp trong các vùng đất của Đông Dương thuộc Pháp mà từng thuộc về Thái Lan.
Các cuộc đàm phán với Pháp ngay trước chiến tranh thế giới thứ hai đã chỉ ra rằng chính phủ Pháp sẵn sàng chỉnh sửa đường biên giới giữa Thái Lan và Đông Dương thuộc Pháp một cách thích hợp, nhưng chỉ ở mức độ nhỏ. Sau khi nước Pháp thất thủ năm 1940, thiếu tướng Plaek Pibulsonggram (thường được biết đến là "Phibun"), thủ tướng Thái Lan, quyết định rằng việc thua trận của nước Pháp đem đến cho người Thái một cơ hội chưa từng có để giành lại những vùng đất đai mà họ đã mất dưới triều vua Chulalongkorn.
Quân Đức xâm chiếm mẫu quốc Pháp khiến cho việc cai trị của Pháp ở những thuộc địa hải ngoại, bao gồm Đông Dương, trở nên vô nghĩa. Việc quản lý các thuộc địa cô lập không còn nhận được những sự hỗ trợ và giúp đỡ từ bên ngoài. Sau khi Nhật Bản tiến vào Đông Dương tháng 9 năm 1940, người Pháp buộc phải cho phép quân Nhật thiết lập những căn cứ quân sự ở đây. Động thái được coi là hèn nhát này đã thuyết phục Phibun rằng chính phủ Vichy sẽ không thể chống lại một cuộc đối đầu với Thái Lan.

Lực lượng hai bên

Pháp


Đội quân của Vichy đã sử dụng một số xe tăng Renault FT-17 thời thế chiến thứ nhất trong cuộc chiến này.
Lực lượng của Pháp ở Đông Dương bao gồm một đội quân xấp xỉ 50.000 lính, trong đó có 12.000 người Pháp, được biên chế thành 41 tiểu đoàn bộ binh, hai trung đoàn pháo binh và một tiểu đoàn công binh . Khuyết điểm dễ thấy của quân Pháp là thiếu xe thiết giáp: chỉ có 20 xe tăng Renault FT-17 đã lỗi thời để chống lại gần 100 xe bọc thép của Lục quân Hoàng gia Thái Lan. Quân chủ lực của Pháp đóng gần biên giới với Thái Lan bao gồm các trung đoàn số 3 và số 4 quân đoàn bộ binh Bắc Kỳ (Tirailleurs Tonkinois) cùng với đó một tiểu đoàn quân Đề Ga, quân thường trực Pháp trong bộ binh thuộc địa và các đơn vị Lê Dương viễn chinh Pháp 
Armée de l'Air có 100 máy bay trong biên chế, trong số đó có 60 chiếc có thể tham chiến, bao gồm 30 chiếc Potez 25 TOEs, 4 chiếc Farman 221, 6 chiếc Potez 542, 9 chiếc Morane-Saulnier M.S.406 và 8 chiếc Loire 130 

Armée de l'Air Pháp từng sử dụng máy bay chiến đấu Morane-Saulnier M.S.406 (trong ảnh là một máy bay mẫu đang được bảo quản)

Thái Lan

Quân đội Thái là một đội quân được trang bị khá tốt . Lục quân Hoàng gia Thái Lan tập trung 60.000 quân, phân thành bốn tập đoàn quân, trong đó lớn nhất là Tập đoàn quân Burapha với 5 sư đoàn. Independent formations under the direct control of the army high command included two motorised cavalry battalions, one artillery battalion, one signals battalion, one engineer battalion, and one armoured regiment. The artillery was a mixture of aged Krupp and modern Bofors howitzers and field guns, while 60 Carden Loyd tankettes and 30 Vickers six-ton medium tanks made up the bulk of the army's tank force.
Hải quân Hoàng gia Thái Lan yếu thế hơn Hải quân Pháp khi chỉ có hai tàu tuần duyên, 12 tàu phóng lôi và bốn tàu ngầm . Tuy nhiên Không quân Hoàng gia Thái Lan lại trội hơn Armée de l'Air về cả mặt số lượng lẫn chất lượng.  Trong số 140 máy bay tạo nên sức mạnh tuyến đầu của Thái Lan có 24 máy bay ném bom hạng nhẹ Mitsubishi Ki-30, 9 máy bay ném bom tầm trung Mitsubishi Ki-21, 25 tiêm kích Hawk 75N, 6 máy bay ném bom tầm trung Martin B-10, và 70 máy bay ném bom hạng nhẹ O2U Corsair. 

Chiến dịch

Trong khi các cuộc biểu tình thể hiện chủ nghĩa dân tộc và các cuộc mít tinh chống Pháp được tổ chức tại Bangkok, các cuộc giao tranh nhỏ lẻ diễn ra ở dọc biên giới sông Mekong. Không quân Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành các vụ ném bom ban ngày ở Vientiane, Phnom Penh, SisophonBattambang. Người Pháp đã trả đũa bằng chính chiếc máy bay của họ, nhưng thiệt hai gây cho đối phương là ít hơn. Những hoạt động của Không quân Thái Lan, đặc biệt trong việc ném bom bổ nhào  đã được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux nhận xét một cách miễn cưỡng rằng những chiếc phi cơ Thái Lan dường như được lái bởi những phi công dày dạn kinh nghiệm trận mạc.

Xe tăng lội nước hạng nhẹ Vicker phục vụ trong quân đội Thái (Xiêm)

Kết quả

Thỏa thuận ngừng bắn

Nhật Bản đã làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột này. Một "Hội nghị đình chiến" do Nhật Bản bảo trợ đã diễn ra ở Sài Gòn và một văn kiện sơ bộ cho việc ngừng bắn giữa chính phủ Vichy của tướng Philippe PétainVương quốc Xiêm đã được ký kết trên tàu tuần dương Natori của Nhật ngày 31 tháng 1, 1941 và một lệnh đình chiến hoàn toàn được áp đặt vào lúc 10 giờ ngày 28 tháng 1. Ngày 9 tháng 5, một hiệp ước hòa bình đã được ký kết ở Tokyo . Pháp bị Nhật ép buộc phải từ bỏ chủ quyền đối với các vùng đất tranh chấp gần biên giới. Pháp đã phải nhượng lại các tỉnh sau cho Thái Lan:
(từ lãnh thổ Campuchia):
(từ lãnh thổ Lào):
Tuy vậy, thị xã Siem Reap và đền Angkor Wat vẫn thuộc Đông Dương thuộc Pháp.

The provinces ceded from Cambodia by France to Thailand were regrouped into four new Thai provinces - Phra Tabong, Phibunsongram, Nakhon Champassak and Koh Kong

Hiệp ước

Những gì cuộc xung đột này đem lại được đông đảo người Thái hoan nghênh và đây cũng được xem như là một chiến thắng cá nhân của Phibun. Đây cũng là lần đầu tiên Thái Lan nhận được sự nhượng bộ từ một cường quốc phương Tây dù rằng là nước yếu hơn. Đối với người Pháp ở Đông Dương, cuộc chiến này là một lời nhắc nhở cay đắng về tình trạng bị cô lập của họ sau khi nước Pháp thất thủ.

Thương vong


Chợ Phsar Thom Thmei ở Phnom Penh trước cuộc không kích của Thái Lan.
Con số thương vong của Pháp là 321, trong đó có 15 sĩ quan. Tổng số binh sĩ bị mất tích sau ngày 28 tháng 1 là 178 người (6 sĩ quan, 14 hạ sĩ quan và 158 lính ). Có 222 người trở thành tù binh của Thái Lan (17 lính Bắc Phi, 80 lính Pháp và 125 người Đông Dương).
Lục quân Thái Lan tổn thất 54 binh sĩ thiệt mạng và 307 binh sĩ bị thương  Có 41 lính thủy đánh bộ và lính hải quân của Thái bị thiệt mạng trong khi bị thương 67 người. Trong trận Ko Chang có 36 binh sĩ Thái Lan bị giết, trong đó có 20 thuộc tàu HTMS Thonburi, 14 người tàu HTMS Songkhla và 2 người thuộc tàu HTMS Chonburi. Không quân Thái mất 13 người. Con số binh sĩ Thái bị Pháp bắt chỉ là 21 người.

Binh biến Đô Lương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Binh biến Đô Lương xảy ra ngày 13 tháng 1 năm 1941, là cuộc nổi dậy chống lại thực dân Pháp của những binh lính người Việt bị Pháp bắt lính tại đồn Đô Lương, Nghệ An.

Diễn biến

Phong trào cách mạng dâng cao của quần chúng đã ảnh hưởng đến tinh thần của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính rất bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp trong Chiến tranh Pháp-Thái Lan.
Ngày 13-1-1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung, binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương-Nghệ An) đã nổi dậy. Tối hôm đó, họ đánh chiếm đồn Đô Lương rồi lên ôtô kéo về Vinh, định cùng binh lính người Việt ở đây tấn công quân Pháp để chiếm thành. Kế hoạch không thành. Đội Cung bị Pháp bắt và bị xử tử cùng với 10 đồng chí của ông tại Vinh ngày 24/4/1941. Nhiều người khác bị kết án khổ sai và đưa đi đày.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét