Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 53

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Chưa thấy người Trung Quốc sang Việt Nam giúp ích được gì, kể cả trong thời "chống Mỹ".
-Đã biết Tàu là thâm độc mà cứ để Tàu làm hoài? Đừng vì lợi trước mắt! Coi chừng, đó cũng chính là xâm lược! Rất nguy hiểm cho tương lai Tổ quốc!
-Chửi hay không chửi thì làm đéo gì được các "ngài"? Nhưng chửi đổng thì...đỡ tức dái hơn!

 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

'Thanh tra Chính phủ vượt quyền, thay Thủ Tướng kết luận vụ đơn tố cáo của tôi'

14:06 | 03/10/2014
Vụ ông Huỳnh Uy Dũng đứng đơn tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, tưởng đã ổn, sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận về việc xác minh vụ tố cáo này. Tuy nhiên mới đây, thật bất ngờ, ông Huỳnh Uy Dũng đã cho rằng Thanh tra Chính phủ đã vượt thẩm quyền, khi “thay” Thủ tướng Chính phủ kết luận vụ việc tố cáo của ông Dũng. Điều này là không đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo… Sau đây là phỏng vấn của báo Tầm Nhìn với ông Huỳnh Uy Dũng.
TIN LIÊN QUAN
ÔNG HUỲNH UY DŨNG TRẢ ĐẤT, ĐÒI LẠI 1.800 TỶ ĐỒNG
Ông Huỳnh Uy Dũng đề nghị Thủ Tướng phúc tra

Ông Huỳnh Uy Dũng
PV: Thời gian qua báo chí đưa tin ông có đơn tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương có hành vi phạm pháp luật, vậy vụ việc này cơ quan có thẩm quyền giải quyết như thế nào?
Ông Dũng: Ngày 04/7/2014 Thanh tra Chính phủ đã có kết luận số 1549/KL-TTCP kết luận nội dung tố cáo và ngày 29/7/2014 có Thông báo số 1751/TB-TTCP thông báo kết quả giải quyết tố cáo gửi cho tôi. Sau khi đọc kết luận nội dung tố cáo của Thanh tra Chính phủ tôi rất ngạc nhiên về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của người ký ban hành kết luận này. Tôi là một người dân bình thường tôi cũng hiểu được Luật Tố cáo không quy định Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Theo khoản 2 Điều 23 của Luật tố cáo, khi được Thủ tướng là người giải quyết tố cáo giao việc, thì Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ có quyền đi xác minh nội dung tố cáo và kết luận nội dung xác minh để về báo cáo Thủ tướng. Trên cơ sở kết quả xác minh nội dung tố cáo, Thủ tướng căn cứ vào đó để kết luận nội dung tố cáo và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Tôi không hiểu vì lý do gì mà Tổng Thanh tra Chính phủ lại tự cho mình cái quyền kết luận nội dung tố cáo và yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương xử lý các sai phạm và đề xuất hình thức xử lý đối với người tố cáo không có cơ sở ?
Theo Luật Tố cáo qui định, chỉ có người giải quyết tố cáo mới có quyền kết luận nội dung tố cáo và xử lý, chỉ đạo xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ đã vượt quá thẩm quyền của một cơ quan tham mưu trong việc xác minh nội dung tố cáo, không phù hợp với Luật Tố cáo. Tôi xin nhấn mạnh Tổng Thanh tra Chính phủ ra quyết định thành lập tổ xác minh nội dung tố cáo, do đó trình tự, thủ tục phải tuân theo quy định của Luật Tố cáo. Đây không phải là cuộc thanh tra mà kết luận giống như khi đi tiến hành thanh tra.
PV : Trước sự vụ mới phát sinh này, ông tính sao ?
Ông Dũng: Tôi đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ để tố cáo việc Thanh tra Chính phủ giải quyết tố cáo không đúng, không tuân thủ trình tự, thủ tục của Luật Tố cáo, kết luận vượt quá thẩm quyền hay nói cách khác Thanh tra Chính phủ đã làm thay Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết tố cáo.
PV : Ông có bình luận gì về kết luận giải quyết tố cáo của Thanh tra Chính phủ?
Ông Dũng: Thanh tra Chính phủ kết luận tôi tố cáo UBND tỉnh Bình Dương trong việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; không cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật; không phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Sóng thần 3 là có cơ sở.
Nhưng Thanh tra Chính phủ cũng lại kết luận người chịu trách nhiệm các vi phạm trên là thuộc các cơ quan tham mưu và các vị nguyên Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời kỳ trước; không thuộc trách nhiệm của ông Lê Thanh Cung. Tôi có cảm nhận Thanh tra Chính phủ có dấu hiệu biểu hiện của sự bao che rằng ông Cung không sai trái, với kết luận như vậy thì tôi không đồng ý. Mặt khác, sau khi có đơn tố cáo của tôi, báo chí phỏng vấn ông Cung về nội dung tố cáo ông Cung không phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 cho Công ty Đại Nam, chính ông Cung thừa nhận đã chỉ đạo các ngành chức năng là không xem xét giải quyết đối với các kiến nghị của Công ty Đại Nam.
Nội dung trả lời đã đăng công khai trên Báo điện tử VTC News ngày 29/10/2013. Đồng thời ông Cung còn có nhiều lời lẽ miệt thị, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự cá nhân tôi. Tôi đã lập vi bằng vụ việc trên để làm bằng chứng, cùng với đoạn băng ghi âm đoạn phỏng vấn trên thì đây là tình tiết mới của ông Cung vi phạm pháp luật mà ông Cung tự thú nhận sau khi bị tôi tố cáo. Do đó, tôi sẽ tố cáo tiếp.
PV: Cụ thể ông sẽ tố cáo tiếp những gì?
Ông Dũng: Qua nghiên cứu kết luận nội dung tố cáo của Thanh tra Chính phủ, đối chiếu với các qui định pháp luật tôi phát hiện việc giải quyết tố cáo của Thanh tra Chính phủ không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo qui định của Luật Tố cáo và có dấu hiệu biểu hiện sự bao che người bị tố cáo.
PV: Theo ông, các biểu hiện Thanh tra Chính phủ bao che cho ông Lê Thanh Cung, người bị tố cáo là gì thưa ông?
Ông Dũng: Ông Cung làm Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương từ năm 2009, chính ông Cung lúc đó đã chỉ đạo việc tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra đối với Công ty Đại Nam. Sau kiểm tra, Sở Xây dựng đại diện đoàn kiểm tra liên ngành UBND tỉnh đã ra kết luận kiểm tra số 2021/BC-SXD ngày 04/9/2009 đối với các hoạt động của Công ty Đại Nam là tuân thủ đúng pháp luật, chỉ duy nhất kiến nghị bổ sung thêm quy hoạch 1/500 đối với khu đất ở.
Ngày 21/10/2009 ông Cung đã ký văn bản số 3184/UBND-KTTH chỉ đạo tiếp tục kiểm tra tình hình thực hiện Dự án KCN Sóng Thần 3, yêu cầu Công ty Đại Nam phải nộp quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đối với các khu chức năng (dịch vụ, kho bãi và khu ở). Ngay khi nhận được văn bản do ông Cung ký, Công ty Đại Nam đã nộp đầy đủ hồ sơ quy hoạch 1/500 cho UBND tỉnh từ tháng 10/2009. Tuy nhiên, chính ông Cung đã chỉ đạo các ngành chức năng là không xem xét giải quyết đối với các kiến nghị của Công ty Đại Nam và ông Cung cũng đã trả lời công khai như vậy trên báo chí, như tôi đã nói, tôi có bằng chứng cụ thể về lời nói của ông Cung.
Tôi nói rõ là đã hơn 6 năm kể từ khi nộp quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đến nay, ông Cung với tư cách là Chủ tịch UBND tỉnh đã không có sự chỉ đạo gì đối với việc phê duyệt quy hoạch 1/500 cho Công ty Đại Nam nên đã gây nhiều thiệt hại cho chúng tôi. Là doanh nghiệp, tôi chỉ biết Chủ tịch UBND Tỉnh là người chịu trách nhiệm chính xử lý những vấn đề của tỉnh, do vậy tôi cho rằng ông Cung phải chịu trách nhiệm với những sai phạm gây ra thiệt hại cho Công ty Đại Nam.
Bởi, ông Cung là Chủ tịch UBND Tỉnh, là người đứng đầu thì phải chịu trách nhiệm theo qui định tại Điều 126, 127 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình giải quyết. Ông Cung không thể đứng ngoài cuộc, chính ông Cung đã chỉ đạo các ngành chức năng là không xem xét giải quyết đối với kiến nghị của Công ty Đại Nam, nhưng nay ông Cung lại đùn đẩy trách nhiệm thuộc về các cơ quan tham mưu và các vị nguyên Chủ tịch hoặc  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời kỳ trước có sai phạm đối với Công ty Đại Nam.
Trong khi đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ đã không thể xác định ông Cung với trách nhiệm Chủ tịch UBND Tỉnh phải làm gì để khắc phục những sai phạm đối với Công ty Đại Nam, mà còn khẳng định rằng ông Cung không có liên quan gì đến tố cáo của tôi. Nhưng trái lại, tôi là người tố cáo không những không được bảo vệ theo qui định của Luật Tố cáo mà ngược lại Kết luận của Thanh tra Chính phủ lại yêu cầu cơ quan chức năng phải xử lý người tố cáo đúng là không thoả đáng, là trái với qui định của pháp luật. Đây là dấu hiệu của Thanh tra Chính phủ đã biểu hiện bao che người bị tố cáo là ông Lê Thanh Cung.  
Công ty Đại Nam đã chấp hành nghiêm chỉnh và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và các nghĩa vụ với tỉnh, đã hoàn thiện hồ sơ dự án Sóng Thần 3 nhưng ông Cung không phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 gây nhiệt hại nghiệm trọng cho Công ty Đại Nam. Trong khi đó, Công ty Becamex IDC cũng nằm sát với khu đất của Công ty Đại Nam, cũng chưa được duyệt quy hoạch 1/500 nhưng lại được chính ông Cung, Chủ tịch UBND Tỉnh cho phép phân lô, bán nền và xây dựng như tại Thông báo số 72/TB-UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh Bình Dương. Do đó, doanh nghiệp chúng tôi chỉ mong được xử lý công bằng, bình đẳng trước pháp luật giữa các doanh nghiệp.
PV: Ông có suy nghĩ gì về nội dung tố cáo lần này?
Ông Dũng: Tôi xin khẳng định rằng, việc tôi tố cáo là có cơ sở, đúng người, đúng việc. Tôi rất có niềm tin việc tố cáo của tôi sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết. Tôi đã chịu đựng hơn 10 năm qua về những thiệt thòi trên, nên tôi rất tin tưởng Thủ tướng Chính phủ sẽ quan tâm giải quyết.
PV: Xin được hỏi ông thêm một nội dung cuối cùng: hiện nay ông đang thực thực hiện Chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” mỗ tim các các em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh, ông có thể chia sẽ tâm tư của ông về chương trình này ?
Ông Dũng: Đây là niềm vui lớn nhất của tôi hiện nay. Tâm nguyện của tôi là dành hết lợi nhuận kinh doanh, những gì tôi làm được và có được trong hơn 30 năm qua ở  Bình Dương tôi sẽ thực hiện Chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” mổ tim các các trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh. Hiện tại mỗi ngày có từ một đến hai cháu bị bệnh tim được cứu sống từ chương trình trên và tôi sẽ dành hết thời gian còn lại để thực hiện chương trình để có thêm nhiều trẻ em bị bệnh tim được cứu sống.
PV : Xin cảm ơn ông./.
Cao Hùng (Thực hiện)

Thanh tra “chém” Thủ tướng “che”

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-03-04
ha-tinh-1-622.jpg
Đường vào công trường xây dựng Dự án Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.
RFA PHOTO
Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc cấp phép đầu tư cho dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh. Tuy vậy Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý hợp thức hóa, không xét lại việc chính quyền địa phương cố tình nâng thời hạn giấy phép từ 50 năm theo luật định lên 70 năm.

Trái qui định của nhà nước

Dự án Formosa trị giá 15 tỷ USD bao gồm Khu liên hợp gang thép công suất 22 triệu tấn/ năm và Cảng nước sâu Sơn Dương ở Hà Tĩnh được cấp phép từ năm 2008. Năm ngoái thông tin về dự  án Formosa xuất hiện nhiều trên mạng quốc tế là do cuộc biểu tình bạo loạn chống Trung Quốc ngày 14/5 ở khu công nghiệp Vũng Áng. Vụ bạo loạn này gây tổn thất vật chất và thương vong cho một số công nhân Trung Quốc.
Đây là một vấn đề hết sức là nghiêm trọng, bởi vì chính các cơ quan nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước này là những nơi vi phạm pháp luật rất là nghiêm trọng. Việc hợp thức hoá một quyết định trái với qui định của nhà nước thì tôi nghĩ cũng lại là trái pháp luật nữa.
-TS Nguyễn Quang A
Tuy vậy, đối với các chuyên gia Việt Nam thì Formosa là một dự án đầy tranh cãi cả về an ninh quốc phòng lẫn an ninh kinh tế và an ninh môi trường. Tập đoàn Đài Loan được phép sử dụng diện tích 3.300 ha trong vòng 70 năm, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Ngày 3/3/2015 sau phiên họp Chính phủ tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Nên cho báo chí biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý không thay đổi thời hạn giấy phép kéo dài 70 năm của Fomosa, mặc dù tỉnh Hà Tĩnh thực hiện sai pháp luật và Thanh tra Chính phủ đã có kết luận và đề nghị xử lý kể cả điều tra hình sự. Theo Dân Trí Online, tỉnh Hà Tĩnh cho biết chính Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký cho phép địa phương thực hiện việc cấp chứng nhận đầu tư thời hạn 70 năm.
Nhận định về sự kiện vừa nêu, TS Nguyễn Quang A một nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập từ Hà Nội phát biểu:
du-an-formosa-250.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khởi công dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu của Formosa tại Hà Tĩnh, tháng 7 năm 2008. File photo.
“Đây là một vấn đề hết sức là nghiêm trọng, bởi vì chính các cơ quan nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước này là những nơi vi phạm pháp luật rất là nghiêm trọng. Việc hợp thức hoá một quyết định trái với qui định của nhà nước thì tôi nghĩ cũng lại là trái pháp luật nữa. Về vấn đề Vũng Áng thì đúng là một chuyện hết sức kỳ quặc. Quyết định này cho thấy có những thế lực thực sự đã bán rẻ theo ý người ta.”
Báo Tuổi Trẻ bản tin trên mạng ngày 2/3/2015 đưa tin Thanh tra Chính phủ phát hiện hàng loạt sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Riêng đối với dự án Formosa, ngày 21/5/2008 Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu với thời hạn 70 năm. Đúng ra Hà Tĩnh chỉ được cấp phép tối đa 50 năm, còn nhiều hơn thì phải có ý kiến Chính phủ. Ngoài ra Hà Tĩnh còn miễn thuế đất 15 năm và cho thuê 33 triệu m2 vuông đất với giá rẻ chỉ có 80 đồng/m2/năm, tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2. Không những vậy Formosa nợ gần 200 tỷ đồng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

Một hiểm họa khó lường

Khá lâu trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, giới nhân sĩ trí thức chuyên gia, cựu tướng lãnh đã cảnh báo trong vô vọng về vấn đề an ninh quốc phòng đối với dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh. 3.300 ha đất và biển giao đứt cho nước ngoài 70 năm trấn thủ vị trí chiến lược nhạy cảm về an ninh quốc phòng.  Theo đó Vũng Áng Hà Tĩnh đối diện và khá gần đảo Hải Nam của Trung Quốc, nếu có chiến tranh Trung Quốc dễ khống chế vịnh Bắc Bộ cắt đứt hải lộ Bắc Nam. Đó là chưa nói tới sự kiện đường bộ từ Lào qua Hà Tĩnh chỉ tốn vài giờ vận chuyển. Một khu vực 3.300 ha khép kín với cảng biển nước sâu Sơn Dương nằm trong tay Trung Quốc-Đài Loan thật là một hiểm họa khó lường trong tình huống xấu.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từng nói với chúng tôi:
Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Cho nên tôi cho là những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước.
-Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
“Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Cho nên tôi cho là những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước.”
Sự kiện Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm của Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt đối với dự án khu liên hợp gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương, một lần nữa đánh động dư luận về chủ trương trải thảm đỏ mời gọi đầu tư nước ngoài, thu hút nhiều nhà thầu Trung Quốc sang thi công mang theo hàng chục ngàn công nhân người Hoa. Giới phản biện từng cho rằng, các địa phương lạm dụng chủ trương này là lợi bất cập hại. TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Dự án Vũng Áng dư luận lên tiếng rất nhiều về chuyện lao động nước ngoài cụ thể là lao động Trung Quốc, đó là những chuyện nổi cộm nhưng theo tôi chưa phải là vấn đề trầm trọng nhất ở đây mà là vấn đề người ta trải thảm đỏ để mời đầu tư nước ngoài mà không cân nhắc những hậu quả của nó. Thí dụ tất cả những dự án mà tốn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều, tôi chưa nói đến chuyện an ninh quốc phòng hay an ninh kinh tế, mà vẫn khuyến khích thì đấy là những khuyến khích hết sức nông cạn và nó có thể gây tác hại cho Việt Nam hàng năm bảy chục năm nữa. Bởi vì những hệ quả nó để lại có thể rất khủng khiếp về vấn đề môi trường, về tiêu thụ năng lượng mà tiêu thụ năng lượng cũng dính tới môi trường và không những thế, rất có khả năng người ta trải thảm đỏ thì người ta đồng ý cho những nhà đầu tư nước ngoài được hưởng một giá rẻ nhất định.”
Trong cuộc tiếp xúc với báo chí Hà Nội chiều ngày 3/3 sau phiên họp Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên từ chối không bình luận về việc tỉnh Hà Tĩnh xác định việc nâng thời hạn dự án Formosa từ 50 năm lên 70 là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Theo lời Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, mặc dù Thủ tướng bảo lưu giấy phép đầu tư dự án Formosa có thời hạn 70 năm, nhưng Thủ tướng thống nhất cơ bản với những kết luận Thanh tra Chính phủ công bố.
Các nhà phản biện độc lập, giới nhân sĩ trí thức cựu tướng lĩnh từng cảnh báo Chính phủ Việt Nam cần lưu tâm nhiều hơn nữa về tính hai mặt của chủ trương trải thảm đỏ mời gọi đầu tư nước ngoài. Một sự sai lầm ngày hôm nay có thể khiến thế hệ con cháu mai sau phải gánh chịu hậu quả.

Đừng chửi ông Chu Xuân Phàm
Đồng Phụng Việt - Dân mình và báo chí xứ mình đang xúm vào chửi ông Chu Xuân Phàm – Trưởng Văn phòng tại Việt Nam của Tập đoàn Formosa. Càng chửi ông Phàm thì càng khó khá!
Ông Chu Xuân Phàm
Formosa của ông Phàm không tự tiện chiếm cứ Vũng Áng để thành lập Khu Kinh tế Vũng Áng rồi xây dựng Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh. Họ được Đảng và Nhà nước – chủ của Việt Nam mời gọi đến đó đầu tư. Thậm chí để Formosa yên tâm đầu tư, Đảng và Nhà nước – chủ của Việt Nam đã dành cho Formosa đủ thứ ưu đãi mà rất nhiều chuyên gia thuộc đủ mọi giới ở Việt Nam từng nhiều lần thắc mắc là tại sao lại bất thường như vậy.

Nói cách khác, Formosa là khách mà chủ của Việt Nam mời. Trên “đất khách, quê người”, Formosa chỉ làm những gì mà chủ của Việt Nam cho phép.

Chủ của Việt Nam chưa nói gì về chuyện Formosa đúng hay sai, bạn chỉ là kẻ được tá túc trong nhà mà đã ngoác miệng ra chửi, rõ ràng là quá phận.

Hãy nhìn lại mình. Bạn có thật sự là một trong những người chủ của căn nhà Việt Nam chăng?

***

Bên ngoài Việt Nam, Formosa ra sao thì không khó biết.

Năm 1998, Formosa gửi sang Campuchia 300 tấn rác được bọc kỹ bằng những tấm nhựa dày. Thấy những tấm nhựa này quá tốt, người nghèo ở Sihanoukville, Campuchia xúm vào, gỡ những tấm nhựa đó mang về nhà làm mái, làm vách.

Ít ngày sau, những người nghèo đó bị sốt, bị tiêu chảy rồi có người lăn ra chết… Hóa ra rác được bọc trong các tấm nhựa là rác nhiễm thủy ngân! Những tấm nhựa tất nhiên cũng vậy.

Khi nhiễm độc thủy ngân trở thành nguy cơ phát tán trên diện rộng.. Dân chúng nổi giận và nổi loạn. Riêng chuyện nổi loạn và dẹp loạn làm thêm năm người chết. Trong vụ này, Việt Nam đã gửi giúp Campuchia 500 mặt nạ và đồ bảo hộ để hỗ trợ tẩy độc ở Sihanoukville. Khi mời Formosa, chủ của Việt Nam có lẽ đã quên chuyện này!

Thật ra Formosa không chỉ nổi tiếng ở Campuchia mà đã nổi tiếng từ lâu trên toàn thế giới.

Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường) của Hoa Kỳ, phạt 2,8 triệu Mỹ kim vì không thông báo cho dân chúng địa phương tác hại của các chất mà Formosa thải ra và bị buộc phải chi 10 triệu Mỹ kim để khắc phục ô nhiễm tại bang Texas và Louisiana.

Vụ Formosa là một “case” được giới thiệu trong giáo trình về Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).

2009 cũng là năm Formosa được trao giải “Hành tinh Đen”. Đây là giải đặc biệt mà Ethecon – một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức xét trao cho những cá nhân/tổ chức hủy diệt môi trường.

Tại Đài Loan, các chuyên gia y tế và môi trường cũng đã từng cảnh báo công nghệ của Formosa thải ra ở Yulin chứa các chất gây ung thư và phá hủy gan. Tháng 2 năm 2014, dân Đài Loan từng biểu tình trước trụ sở Formosa, phản đối tập đoàn này hủy diệt môi trường (1).

Song phải nhấn mạnh rằng, bất kể Formosa thế nào, gây hậu quả ra sao, nếu vùng biển khu vực Vũng Áng trở thành biển chết, tôm, cá, thậm chí con người suốt dải đồng bằng ven biên miền Trung lăn ra chết thì nơi đáng chửi cũng không phải là Formosa.

Tại sao lại chọn và ai đã mời Formosa vào xứ này mới là chuyện chính.

***

Phải thẳng thắn bảo với nhau rằng, ông Phàm đã nói rất thật và rất đúng lý về chuyện chỉ có thể chọn một trong hai, giữa nhà máy hiện đại và cá, tôm. Chọn nhà máy hiện đại thì ít hoặc thậm chí không có cá, tôm. Vậy thôi!

Tại sao lại chửi kẻ nói thật trong khi không chửi kẻ tạo ra sự thật đau lòng đó và sự trần trụi của nó làm bạn phẫn nộ?

***

Mãi tới gần đây, dân mình và báo chí xứ mình mới dám chửi viên chức mang hàm bộ trưởng nhưng nhìn tới nhìn lui, các ông, các bà bị chửi cũng chỉ là bộ trưởng các bộ y tế, giáo dục, công – thương, văn hóa – thể thao – du lịch, nông nghiệp – phát triển nông thôn, tài nguyên – môi trường, kế hoạch – đầu tư…

Bộ trưởng những bộ như: quốc phòng, công an, thông tin – truyền thông đều xứng đáng nên không có gì để chửi?

Và những kẻ đặt các ông, các bà mà bạn đã chửi vào ghế bộ trưởng đều toàn bích nên có nói thì cũng chỉ tụng ca?

***

Chửi dường như đang là mốt để bày ra sự “dũng cảm” và dường như cũng là phương thức hữu hiệu để tự trấn an rằng, mình cũng có “tinh thần trách nhiệm trước thời cuộc”, sau khi đã chửi thì… thôi, dành thời gian và sức lực cho việc viết thêm nhiều chữ… “nhẫn”.

Cả tôi và bạn, có lúc chúng ta sắm vai Chí Phèo, có lúc chúng ta thủ vai “dân làng” và xứ sở của chúng ta là một ngôi làng khổng lồ như làng Vũ Đại mà Nam Cao từng mô tả.

Chẳng phải đợi đến đời con cháu của chúng ta đâu, số phận, cuộc sống của chúng ta đã là cái lò gạch ở làng Vũ Đại từ lâu rồi.

Nếu không thể nói gì hơn thì xin thôi, đừng chửi ông Chu Xuân Phàm và Formosa!

Đồng Phụng Việt
(Blog Đồng Phụng Việt)

Chú thích:
(1) Hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới kinh khủng như thế nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét