Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

HÁT NỮA ĐI, ĐỜI ! 14

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kỳ lạ: Nhiều cá tầng đáy ngoài khơi bơi vào gần bờ biển Thừa Thiên – Huế

ca vau ca tang day ngoai khoi boi vao gan bo bien thua thien hue
Con cá vẩu trôi dạt vào bờ biển Chân Mây sáng ngày 26/4. (Ảnh do UBND xã Lộc Vĩnh cung cấp/nld.com.vn)
Trong hai ngày qua, ngư dân xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế ghi nhận tình trạng khác thường khi nhiều loài cá tầng đáy ở ngoài khơi bơi vào gần bờ biển với biểu hiện lờ đờ, bơi lưng chừng mặt nước.
Báo Người Lao Động phản ánh, theo nhiều ngư dân, trong khoảng 2 ngày trở lại đây, ở vùng biển Bình An (xã Lộc Vĩnh) xuất hiện những con cá bình thường sống ở độ sâu cách mặt nước biển khoảng từ 15-20 m như cá liệt chạng, cá phèn, cá đuối,… nhưng bây giờ lại xuất hiện ồ ạt tại khu vực chỉ cách mặt nước từ 3-4 m.
Sau khi xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt dạt vào bãi biển xã Lộc Vĩnh, vì vẫn hy vọng sự việc sẽ sớm kết thúc và cơ quan chức năng cũng sớm đưa ra kết luận nên các ngư dân ở đây vẫn bỏ lưới vào bao ở sát bờ để đợi ngày ra khơi. Tuy nhiên, từ sáng ngày 27/4, khi nhiều thợ lặn tôm hùm tại vùng biển gần chân cảng Chân Mây sau khi lặn xuống biển thì phát hiện nhiều cá mú gai vừa chết ở dưới biển thì họ chính thức thu lưới, không ra khơi nữa.
Ông Ngô Thảo (thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh), một trong số những thợ lặn trông thấy cá mú chết cho biết, khi đang lặn tìm tôm hùm ở độ sâu khoảng 6 m thì phát hiện tầm 7-8 con cá mú gai vừa chết nhưng vẫn còn tươi. Theo miêu tả của ông Thảo, các con cá chết nằm rải rác trong phạm vi 50 m, do lo sợ nên ông cũng nhanh chóng ngoi lên mặt nước để vào bờ.
ca tang day ngoai khoi boi vao gan bo bien thua thien hue
Cá vẩu – cá tầng đáy ngoài khơi bơi vào gần bờ biển Thừa Thiên – Huế hôm 26/4. Sau khi trôi dạt vào bờ, khoảng hơn 15 phút, con cá này bị chết. (Ảnh: nld.com.vn)
Ông Nguyễn Thanh Phát, Chủ tịch Hội nghề cá xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, nhiều tàu đánh bắt xa bờ sau nhiều ngày ra khơi chỉ đánh được vài tạ cá. Theo ông Phát, lúc trước, có tàu mỗi chuyến ra khơi có thể thu về được vài tấn đến vài chục tấn cá, nhưng từ khi biển xuất hiện cá chết thì cá ngoài khơi ít hẳn đi.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thừa Thiên – Huế cho biết, tỉnh đã có khoảng 35 tấn cá nuôi bị chết, thiệt hại 7 tỷ đồng và 1 tấn cá biển tự nhiên chết, trôi vào bờ.
Theo ông Hùng, các cơ quan chức năng chỉ có thể thống kê được thiệt hại của người dân có cá nuôi bị chết, riêng ảnh hưởng kinh tế của ngư dân tại các vùng biển không thể ra khơi thì cần có nghiên cứu, đánh giá xã hội học.
Trong 2 ngày 18 và 26/4, ngư dân xã Lộc Vĩnh phát hiện hai con cá vẩu có trọng lượng hơn 30 kg trôi dạt vào bờ biển. Hiện tượng này rất kỳ lạ đối với người dân nơi đây bởi cá vẩu là loài sống ở tầng đáy, ngoài biển khơi. Con cá vẩu có kích thước lớn như vậy xưa nay ngư dân chưa từng thấy và cũng chưa ai đánh bắt được.
ca vau dat vao bo nuoc bien nhiem kim loai nang tai thua thien hue
Cá vẩu “khủng” được ngư dân xã Lộc Vĩnh vớt lên bờ chôn cất, ngày 26/4. (Ảnh: ông Lê Công Minh cung cấp/laodong.com.vn)

Vùng biển cá chết ở Huế nhiễm kim loại nặng

Mới đây, sau khi tiến hành phân tích 9 mẫu nước và 7 mẫu trầm tích tại khu vực đầm Lập An, gần cửa biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc; vùng ven bờ xã Quảng Công, huyện Quảng Điền và các xã Điền Hương, Điền Hải, huyện Phong Điền, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định vào thời điểm xuất hiện cá biển và cá nuôi lồng chết hàng loạt trong khu vực của tỉnh, tại vùng cá chết, nước biển nhiễm kim loại nặng.
Theo kết luận điều tra, nguyên nhân cá biển, cá nuôi bị chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh – chất độc trong môi trường nước dẫn đến việc cá chết hàng loạt trên địa bàn.
Vào khoảng 20h tối qua (27/4), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân công bố kết quả điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt tại khu vực biển miền Trung. Theo đó, sau khi phối hợp tiến hành kiểm tra, phân tích cùng các bộ ngành liên quan và nhiều nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, cơ quan chuyên môn thống nhất nhận định có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến cá chết:
  • Một là do tác động hóa học của con người trên đất liền và trên biển.
  • Hai là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa (hay thủy triều đỏ).
Ông Nhân cho hay, cho đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối liên quan của Formosa và các nhà máy với vấn đề cá chết hàng loạt.
Theo ông Nhân, đây là vấn đề phức tạp, đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới nên đòi hỏi phải có thời gian để xác định nguyên nhân.
Tuy nhiên, nhiều phóng viên đài báo và người dân không đồng tình với công bố của Bộ TN&MT.
Hòa An tổng hợp

Thêm 5 thợ lặn của dự án Formosa nhập viện

them 5 tho lan nhap vien o vung bien formosa
Cá voi chết bất thường trôi dạt vào bờ biển Thừa Thiên - Huế. (Ảnh: nld.com.vn)
Trong khi đang chờ kết quả giám định pháp y để tìm nguyên nhân cái chết bất thường của một thợ lặn sau khi lặn xuống biển để xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương (Vũng Áng, Hà Tĩnh), có thêm 5 thợ lặn nhập viện với các dấu hiệu tương tự.
Chiều ngày 26/4, ông Phan Thanh Sơn – Trưởng công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết, hiện có thêm 5 thợ lặn của Công ty Nibelc cũng có dấu hiệu tức ngực khó thở, người ngứa ngáy bất thường, phải vào viện để kiểm tra sức khỏe.
Trước đó, theo thông tin trên báo Người Lao Động, ngày 24/4, thợ lặn Lê Văn Ngầy (SN 1970, quê ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) là công nhân của Công ty Cổ phần xây dựng và cung ứng lao động quốc tế (gọi tắt là Công ty Nibelc – một nhà thầu của Dự án Formosa có trụ sở ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), tử vong sau khi lặn xuống biển.
Vào chiều ngày 24/4, sau khi lặn xuống biển để thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương thuộc Khu công nghiệp Formosa – Vũng Áng, anh Ngầy có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi nên được đi bệnh viện khám, sau đó anh được đưa trở về để chờ ngày hôm sau đi khám lại. Tuy nhiên, đến khoảng 18h cùng ngày, anh đột ngột tử vong tại ký túc xá của công ty đóng trên địa bàn xã Quảng Đông.
Trùng với thời điểm này, nhiều thợ lặn của công ty sau khi lặn xuống biển xây dựng đê chắn sóng, khi trở lên bờ cũng cảm thấy tức ngực, khó thở và người ngứa ngáy bất thường.
Trao đổi về 5 thợ lặn vừa nhập viện với các dấu hiệu tương tự, ông Sơn cho hay, hiện 5 thợ lặn đang được Công ty Nibelc đưa đi khám sức khỏe ở Bệnh viện Trung ương Huế, phải đợi sau 2 ngày mới có kết quả, sau khi có kết quả, phía cơ quan chức năng sẽ phối hợp với các ban ngành liên quan để điều tra sự việc.
5 tho lan nhap vien tai vung bien formosa ca van tiep tuc chet troi dat vao bo
Cá mới chết trôi dạt vào bờ sông Nhật Lệ TP. Đồng Hới, Quảng Bình vào sáng ngày 25/4. (Ảnh: Lê Phi Long/laodong.com.vn)
Chiều qua (26/4), Công ty Formosa đã tổ chức họp báo sau nghi vấn hệ thống xả thải của công ty có vấn đề. Tại buổi họp báo, phía công ty đã nói lời xin lỗi sau phát ngôn “gây sốc” của ông Chu Xuân Phàm – Giám đốc đối ngoại của Formosa.
Theo ông Trương Phục Ninh – Phó tổng giám đốc Công ty Formosa, phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa Formosa và chính quyền Hà Tĩnh, Chính phủ Việt Nam.
Ông Ninh cho biết, ông Chu Xuân Phàm không được quyền phát ngôn về Công ty Formosa ở Hà Tĩnh, quyền phát ngôn là ông Khâu Nhân Kiệt – Giám đốc phụ trách an toàn của công ty. Ông Phàm đã đưa ra một số ý kiến cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín công ty, gây hiểu lầm.
Về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung, ông Ninh cho hay, trước khi có kết luận của cơ quan chức năng Việt Nam, Formosa sẽ không đưa ra bất cứ phát ngôn nào.
Trước đó, ngày 25/4, trong cuộc trao đổi với PV báo Tuổi Trẻ về việc cá chết hàng loạt tại biển miền Trung suốt gần 1 tháng qua, ông Phàm nói: “Nhiều khi được cái nọ phải mất cái kia […] Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này? Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi… Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được”.
Những phát biểu của ông Phàm đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận.
Hòa An tổng hợp
“Vương quốc” chim đã chết
Tiền Phong, Hoàng Nam, 28-4-2016 Khi nghe thông tin người dân phát hiện nhiều xác chim nằm bên xác cá và đảo chim vắng hẳn bóng chim hải âu xám, nghi do ăn phải cá nhiễm độc trôi dạt trên biển, PV Tiền Phong đã điện thông báo cho lãnh đạo Sở NN&PTNT Quảng Bình. Ông giám đốc sở nói đi công tác Hà Nội, đề nghị phóng viên liên lạc với phó giám đốc sở, ông Trần Đình Du. Ông Du nói, chim chết là việc chim chết, không liên quan gì đến ông cả.
Xác chim và lông chim vương vãi khắp đảo. Ảnh: TP
TP – Trong lúc cá chết trắng bờ biển miền Trung chưa có dấu hiệu dừng lại, thì chim trời cũng dần thưa thớt và mất bóng hẳn dọc các làng chài ven biển trong mấy ngày qua. Ngay như đảo Chim, từng được xem là vương quốc của hơn 2 triệu hải âu xám (loài hải âu đặc hữu, quý hiếm) cách cảng Hòn La chừng 12 hải lí, thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), tuyệt không còn một bóng chim, nằm trơ trọi giữa bốn bề sóng nước.

Vắng bóng chim trời

Thông tin về việc ngư dân phát hiện nhiều xác chim nằm bên xác cá dọc bờ biển Quảng Bình, nghi ăn cá nhiễm độc mà chết khiến tôi giật mình nhớ đến đảo Chim. “Thiên đường” của loài chim biển quý hiếm này nằm quá gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông – Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường trong gần 1 tháng qua.

Ngư dân các làng chài ven biển Quảng Bình chẳng ai chịu nhận chở chúng tôi ra đảo Chim dù trả giá cao gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Họ nói, không muốn nhìn thấy xác cá trôi bồng bềnh trên biển, nỗi đau này chỉ có những ngư dân như họ mới hiểu. Phải cậy hết các mối quan hệ, cuối cùng thì hai ngư dân trẻ, người xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch “đành phải” nhận chở chúng tôi ra đảo Chim, nhưng kèm theo cảnh báo: “Chim chết theo cá cả rồi, ra đó không thấy chim thì đừng trách bọn tui đó nha”.

Trời động giông, chiếc thuyền đánh cá trong lộng bé như chiếc lá tre, trồi lên trụt xuống theo từng con sóng, đôi lúc nghĩ dại, sợ không đến được nơi cần đến. Nhiều vô kể những xác cá dạt xô theo từng con sóng bạc đầu. Chủ thuyền Dương Quang Trung, chưa vợ, buồn rầu tâm sự: “Gần tháng nay giờ em mới ra lại biển. Dân làm nghề bãi ngang như bọn em, chỉ cần 2 ngày không ra biển là thiếu gạo, nhiều nhà đói lắm rồi”.

Người dân trong vùng còn gọi đảo Chim là Hòn Gió. Còn vì sao gọi Hòn Gió, theo anh Trung kể thì có vẻ rất ma mị. Anh Trung nói, bình thường đảo Chim có hình ê líp, rộng chừng 1km, nằm theo hướng Tây – Đông, nhưng khi gió thổi theo hướng nào, nhìn từ xa, đảo Chim như xoay theo hướng đó, nên có tên Hòn Gió là vậy. Anh Trung cũng khẳng định, mặc dù trên đảo toàn đá nhưng đảo Chim ngày một lớn ra, vì đá trên đảo là đá sống, nở ra theo thời gian.

Gần 3 giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, đảo Chim cũng xuất hiện trước mặt, nhưng ai cũng cảm nhận được điều gì đó bất thường. Không một bóng chim bay lượn, không một tiếng chim kêu cảnh báo có người lạ xuất hiện, như trước đây cách vài hải lý đã râm ran tiếng chim rộn vang cả vùng sông nước. Đảo Chim nằm đó trơ trọi, vô hồn giữa bốn bề gầm gào sóng bạc đầu.

Xác chim, lông chim vương vãi trên đảo

Mới đây ra đảo Chim, khi cách đảo chừng vài hải lý đã nghe tiếng chim râm ran cả một vùng trời nước, những cánh chim hải âu rợp trời che mờ cả một góc đảo. Cứ mỗi bước chân đi trên đảo cũng phải hết sức cẩn trọng để tránh giẫm phải trứng chim và chim non trong tổ trải khắp bề mặt đảo.

Nhiều chú chim non nghe tiếng động, tưởng bố mẹ về há cái miệng đỏ hỏn đòi ăn. Chim mẹ đang ấp trứng, dạn người đến mức không thèm rời tổ khi thấy bóng người, chỉ cần đưa tay ra là có thể bắt được. Nhiều doanh nghiệp đã tính đến chuyện đưa tour du lịch ra đây nhưng vẫn chưa được chính quyền chấp thuận, vì sợ ảnh hưởng môi trường nguyên sơ trên đảo.

Thuyền cập bờ, mặc dù rất thất vọng nhưng chúng tôi vẫn quyết định lên đảo tìm nguyên nhân. Một cảnh tượng thật hãi hùng đầu tiên đập vào mắt là vô số cua đá chết trơ xác bên trong những hốc đá. 

“Những mồ chôn tập thể” này có nơi chứa cả trăm con cua chết đỏ au xếp chồng lên nhau. Theo như anh Trung nói, thì đây là hiện tượng bất thường chưa bao giờ thấy. Nhìn xác cua có thể biết chúng chết cách đây khoảng mươi ngày. “Chẳng lẽ độc chất trong nước biển đã lan ra đến tận đây?” – anh Trung tự hỏi.


Bám theo những vách đá dựng đứng, chúng tôi tìm đường lên đỉnh đảo. Đã có rất nhiều người đến đảo, bằng chứng là hai bên lối mòn lên đảo, vương vãi rất nhiều vỏ chai nước giải khát. Anh Trung cho biết, có nhiều người dân đi thuyền ra đảo Chim dưới dạng du lịch khám phá tự phát, nhưng cũng không ít người thường xuyên ra đây để bắt chim và nhặt trứng chim về ăn hoặc bán lấy tiền. Có người xem đây như một nghề và cứ vài ngày họ lại ra đảo một lần.

“Trứng chim hải âu xám luộc ăn không ngon vì lòng đỏ không bao giờ chín, nhưng họ dùng để ngâm rượu, nghe nói là “chồng uống vợ khen”. Vì vậy trứng chim hải âu xám được xem là hàng hiếm nên giá bán rất cao. Riêng ngư dân bọn em thì không bao giờ làm vậy, vì chim hải âu như là bạn của những người đi biển. Dù lênh đênh trên biển, nhưng chỉ cần nhìn thấy cánh chim hải âu là có cảm giác như ở nhà mình vậy” -Anh Trung tâm sự.

Trên đỉnh đảo, vẫn thảm thực vật từ những cây dại đan xen nhau xanh mướt, nhưng tuyệt không tìm thấy một tổ chim còn trứng, hay chim non nào trong đó. Nhiều chiếc tổ trống không, xơ xác. Tiếp tục luồn rừng đến đồi chim phía Tây của đảo, chúng tôi bắt gặp không ít xác chim và lông chim vương vãi khắp nơi. Trên nền đất, hay trong các lùm cây, một số xác chim đang phân hủy, số còn lại đã rục xương chỉ còn lại những đám lông. Một cảm giác hoang vắng đến lạnh người.

Theo anh Trung thì chim hải âu xám có đặc tính bắt mồi trên mặt biển. Chúng thường bay lượn để quan sát, khi thấy cá nổi trên mặt biển là chúng lao xuống thật nhanh và dùng chiếc mỏ dài kẹp lấy con mồi. Chúng ăn tất cả các loài cá nhỏ, đủ vừa để nuốt hoặc mang về tổ.

“Đợt cá chết vừa rồi, cá to cũng chết mà cá nhỏ cũng chết trôi nổi đầy mặt biển, kiểu gì chim hải âu cũng ăn phải cá chết nhiễm độc. Ngày cá mới chết được một hai ngày, chưa hiểu chuyện gì nên bọn em vẫn ra biển, thi thoảng có thấy xác chim hải âu trôi nổi trên mặt nước, nhưng vẫn không nghĩ là chim chết do ăn phải cá nhiễm độc” – anh Trung nói.

Chúng tôi cố ngồi đợi đến cuối chiều, với hy vọng nhìn thấy một cánh chim hải âu nào đó còn sót lại về trú đêm. Nhưng tuyệt nhiên không, thi thoảng chỉ thấy thưa thớt vài cánh chim én chao liệng bắt muỗi hoàng hôn.

Một câu hỏi cứ mãi đeo đẳng chúng tôi sau khi rời đảo. Chẳng lẽ người ta bắt chim, lấy trứng mà làm cho một vương quốc hải âu xám đến độ tuyệt diệt, hay do chính những con cá nhiễm độc thời gian qua gây nên? Ai đã làm cho đảo Chim hoang lạnh như hôm nay?

Những câu hỏi đó đối với những người làm báo chúng tôi thật khó để cắt nghĩa, nhưng sự thật thì đảo Chim đã “chết”!

Khi nghe thông tin người dân phát hiện nhiều xác chim nằm bên xác cá và đảo chim vắng hẳn bóng chim hải âu xám, nghi do ăn phải cá nhiễm độc trôi dạt trên biển, PV Tiền Phong đã điện thông báo cho lãnh đạo Sở NN&PTNT Quảng Bình. Ông giám đốc sở nói đi công tác Hà Nội, đề nghị phóng viên liên lạc với phó giám đốc sở, ông Trần Đình Du. Ông Du nói, chim chết là việc chim chết, không liên quan gì đến ông cả.

Loại trừ nguyên nhân thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt ở miền Trung

Các nhà khoa học đang hướng nghiên cứu vào nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt là tác động của độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người.

Chiều 28/4, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp  Chính phủ với các bộ ngành liên quan (NN-PTNT, KH-CN, TN-MT, Công an, Thông tin-Truyền thông, Y tế..) họp về vấn đề cá chết hàng loạt ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế. Cùng dự có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương.

Theo nguồn tin từ Văn phòng  Chính phủ, về vụ việc này, tại cuộc họp Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan phải vào cuộc với tinh thần khẩn trương nhất,  khoa học nhất để làm rõ các vấn đề liên quan, kịp thời thông báo cho người dân biết.
Xác chim cạnh xác cá trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình
Xác chim cạnh xác cá trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình 

Một thông tin đáng chú ý tại cuộc họp này là Bộ NN-PTNT báo cáo trong ngày 28/4 đã có kết quả xét nghiệm mẫu, theo đó bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà  thế giới gọi là thủy triều đỏ.

Bằng phương pháp loại trừ, các nhà khoa học hiện nay đang hướng nghiên cứu vào nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt là tác động của độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển.

Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì huy động và điều phối các cơ quan nghiên cứu khoa học để xét nghiệm, nghiên cứu làm rõ về tác động của độc tố hóa học trên cơ sở các kết luận khoa học, sớm công bố kết quả cho nhân dân.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, sau khi có kết luận của các nhà khoa học, nếu phát hiện sai phạm của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến độc tố hoá học thải ra làm chết cá hàng loạt thì phải xử lý nghiêm  theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ NN-PTNT sớm đưa ra khuyến cáo về hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản; chuẩn bị nguồn giống nuôi trồng để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khôi phục sản xuất; các địa phương tổ chức quan trắc chất lượng nước ven bờ có khuyến cáo về các hoạt động du lịch, tắm biển. Bộ LĐ-TB và XH rà soát để trình Chính phủ hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại.

Chiều mai, 29/4, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin-Truyền thông sẽ thông tin tới các cơ quan báo chí về vấn đề này.

Chuyên gia phản bác nguyên nhân thuỷ triều đỏ làm chết cá

Hiện tượng tảo nở hoa thường làm chết cá tầng mặt, dễ phát hiện bằng mắt thường trong khi ở miền Trung cá lại chết ở tầng đáy, không có biểu hiện rõ ràng, nhiều chuyên gia phân tích.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra sơ bộ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Theo đó, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa được khoanh vùng. Tuy nhiên, hướng điều tra này lại khiến một số nhà khoa học không tin tưởng.
"Không thể có hai nguyên nhân này một lúc, bởi có chất độc thì không có tảo và ngược lại", một chuyên gia 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu thủy sản nói.
Theo ông, nếu do tác động của độc tố hóa học khiến cá to chết nghĩa là cá nhỏ cũng vậy, trong đó có sinh vật phù du, tức là tảo cũng sẽ chết. "Tảo chết rồi thì làm gì nở hoa được", ông nói và khẳng định hiện tượng này đúng ra gây hại với cá tầng mặt chứ không phải tầng đáy.
Vẫn theo chuyên gia này, nếu tảo nở hoa nước sẽ có màu đỏ rực hoặc màu xanh chủ đạo trên cả vùng biển. Khi dạt vào bờ nó sẽ gây mùi hôi thối khó chịu, trong khi các biểu hiện này không có ở khu vực ven biển miền Trung.
Thủy triều đỏ khi tràn vào bờ biển Bình Thuận. Ảnh: Viện Hải dương học Nha Trang.
Thủy triều đỏ từng xuất hiện bờ biển Bình Thuận. Ảnh: Viện Hải dương học Nha Trang.
Đồng tình quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, từng làm ở Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, tảo nở hoa không thể khiến cá chết đột ngột, tức thời như vừa qua mà không có dấu hiệu rõ ràng. Nó thường xảy ra gần bờ chứ không ở ngoài xa và sẽ gây cá chết tầng mặt chứ không phải tầng đáy. "Làm gì có chuyện tảo nở hoa trong cả sinh khối nước từ đáy lên mặt", ông Dũng nói. 
Về lý do độc tố từ nước thải con người, ông Dũng đề nghị làm rõ đó là độc tố là gì, "chứ không thể công bố chung chung như thế".
Phát hiện thủy triều đỏ không khó, mọi người đều có thể nhìn bằng mắt thường. Các tỉnh có nhiều cá chết chưa tỉnh nào báo cáo có thủy triều đỏ, đó cũng là băn khoăn của Viện trưởng Y học biển Việt Nam Nguyễn Trường Sơn. Ông cho rằng nguyên nhân nước biển bị ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp... cần được chú ý nghiên cứu càng sớm càng tốt. 
chuyen-gia-phan-bac-nguyen-nhan-thuy-trieu-do-lam-chet-ca-1
Một mảnh tảo hiếm hoi trên bờ biển Hà Tĩnh những ngày qua. Ảnh: Đức Hùng.
Theo ông Sơn, hiện tượng thủy triều đỏ thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Nước ta cũng có hiện tượng này ở một vài vùng biển Nam Trung bộ, Trung trung bộ và cả Bắc Trung bộ. "Tảo nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng oxy trong nước, làm chết nhiều loài sinh vật biển. Tuy nhiên không phải hiện tượng thủy triều đỏ nào cũng có hại. Nếu tảo nở hoa ở mức độ nhẹ sẽ không làm chết cá.
Thủy triều đỏ có nhiều thành phần độc chất trong đó có loại chất cực độc gây tê liệt thần kinh. Việc tê liệt thần kinh có thể còn do nhiễm các hóa chất từ tàu chuyên chở hóa chất độc của ngành hàng hải, hoạt động sản xuất của các nhà máy, khu công nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường biển hoặc ven biển, rồi những cơn mưa sẽ đưa chúng xuống biển. 
Chia sẻ kinh nghiệm khi gặp thủy triều đỏ, một chuyên gia thuỷ sản cho hay người nuôi thường dìm lồng bè sâu xuống đáy hoặc di chuyển đến nơi khác để tránh lớp nước mặt. Nếu là do tảo thì người dân sẽ phát hiện nó dạt vào bờ hoặc có mùi khó chịu.
Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những đợt tảo biển sinh sôi nảy nở mạnh, tích tụ ở cửa sông, biển khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu khác nhau tùy loại tảo như tím, hồng, xanh hoặc đỏ. (Thủy triều đỏ nguy hiểm như thế nào?)
Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Thống kê đến ngày 25/4, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết dạt bờ, chủ yếu là các loài cá sống ở tầng đáy.
7-bo-hop-ve-doc-to-khien-ca-chet-hang-loat
Ngày 25/4, những nguyên nhân bệnh dịch, động đất, tràn dầu bị loại trừ. Các mũi điều tra khẳng định có độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên, tuy nhiên, độc tố đó là gì thì chưa được xác định.
Phạm Hương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét