Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

BÍ ẨN LỊCH SỬ 124

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những sự kiện "trời giáng" khiến Tần Thủy Hoàng sợ tái mặt

Trần Quỳnh |
Những sự kiện "trời giáng" khiến Tần Thủy Hoàng sợ tái mặt

Các sự kiện kỳ lạ được ghi trong chính sử dưới đây chính là nỗi ám ảnh đeo bám suốt cuộc đời của Tần Thủy Hoàng.


Thống nhất sáu nước khi còn rất trẻ, Tần Thủy Hoàng từ lâu đã được mệnh danh là một bậc “hùng tài đại lược”.
Vậy nhưng, ngay cả khi sở hữu tài trí, mưu lược kiệt xuất như vậy, vị Hoàng đế này vẫn mang trong mình nhiều nỗi sợ hãi đối với các thế lực mà ông không thể kiểm soát.
Các hiện tượng thiên văn
Từ cổ chí kim, đế vương Trung Hoa rất thành kính với trời cao, coi trọng việc chiêm tinh. Họ cho rằng những hiện tượng thiên văn đặc biệt đều xuất phát từ “ý trời” mà thành.
Trên phương diện này, có hai điều “đại cát” (điềm tốt) và “đại hung” (điềm xấu) mà các vị vua Trung Quốc đều quan tâm. Đó chính là “ngũ tinh liên châu và “huỳnh hoặc thủ tâm”.
“Ngũ tinh liên châu” là thời điểm các sao kim, mộc, thổ, thủy, hỏa xếp thành một đường thẳng. Hiện tượng này được cổ nhân xếp vào hàng “đại cát”, là một trong những điềm báo may mắn nhất được mọi bậc đế vương trông chờ.

Thời xưa, ngũ tinh liên châu được ví như một điềm lành và trở thành niềm mong đợi của nhiều bậc vua chúa Trung Hoa. (Ảnh minh họa).
Thời xưa, "ngũ tinh liên châu" được ví như một điềm lành và trở thành niềm mong đợi của nhiều bậc vua chúa Trung Hoa. (Ảnh minh họa).
Sử cũ có ghi, trong những năm Hán Cao Tổ Lưu Bang tại vị, “ngũ tinh liên châu” đã từng xuất hiện. Ngày nay, khi sử dụng máy tính để tái hiện lại chu kỳ của hiện tượng trên, các nhà thiên văn học hiện đại đã không khỏi kinh ngạc trước kết quả nhận được.
Theo tính toán chuẩn xác của máy móc, “ngũ tinh liên châu” quả thực đã từng xuất hiện vào năm thứ hai sau khi Lưu Bang lên ngôi.
Cũng theo kết quả của máy tính, các nguồn sử liệu Trung Hoa còn cố tình bỏ qua hai lần “ngũ tinh liên châu” xuất hiện. Lần thứ nhất là khi Lữ Hậu chấp chính, lần còn lại xảy ra trong giai đoạn Võ Tắc Thiên xưng đế.
Theo suy đoán của các chuyên gia, rất có thể các sử gia lúc bấy giờ không muốn thừa nhận việc nữ nhân chấp chính là thuận theo ý trời, nên đã cố tình bỏ qua sự kiện được cho là “điềm lành” này.
Ngược lại với “ngũ tinh liên châu”, “huỳnh hoặc thủ tâm” lại là điềm xấu ám ảnh nhiều vương triều trong lịch sử Trung Quốc.
“Huỳnh hoặc” là cách người xưa gọi sao Hỏa. “Tâm” là tên gọi tắt của chòm “Tâm Túc”. Chòm sao Tâm Túc được cấu thành từ 3 ngôi sao. Ngày nay, chòm sao này chủ yếu nằm trong chòm sao Bọ Cạp.
Theo đó, “Huỳnh hoặc thủ tâm” là hiện tượng sao Hỏa di chuyển đến gần ba ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian.

Ảnh tái hiện của hiện tượng Huỳnh hoặc thủ tâm. (Nguồn internet)
Ảnh tái hiện của hiện tượng "Huỳnh hoặc thủ tâm". (Nguồn internet)
Cổ nhân cho rằng: trong chòm Tâm Túc, vì sao sáng nhất đại diện cho Hoàng đế, hai ngôi sao còn lại tượng trưng cho Thái tử và con thứ.
Trong khi đó, sự xuất hiện của “huỳnh hoặc thủ tâm” sẽ ngăn cản ánh sáng của ngôi sao sáng nhất, nói một cách khác là làm lu mờ ánh sáo của vì sao tượng trưng cho Thiên tử,
Bởi vậy, đây bị xem là “đại hung chi triệu” (điềm báo có tai họa lớn), nhẹ thì Hoàng đế mất ngôi, nghiêm trọng thì nhà vua băng hà. Khi Tần Thủy Hoàng 49 tuổi (năm 210 TCN), “huỳnh hoặc thủ tâm” từng xuất hiện và được ghi lại trong “Sử ký”.
Thiên thạch rơi
Cùng năm ấy, một thiên thạch đã rơi xuống vị trí Đông quận. Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi, đây là khu vực tiếp giáp giữa hai nước Tần – Tề. Sau này, Đông Quận trở thành một phần của lãnh thổ nước Tần, nay thuộc thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Thiên thạch rơi xuống đất chưa phải là một điều đáng sợ. Nhưng những chữ khắc trên mảnh thiên thạch ấy lại làm cho một vị Hoàng đế bạo tàn như Doanh Chính phải tái mặt.

Sự kiện thiên thạch rơi đã từng trở thành nỗi ám ảnh của Tần Thủy Hoàng. (Ảnh minh họa).
Sự kiện thiên thạch rơi đã từng trở thành nỗi ám ảnh của Tần Thủy Hoàng. (Ảnh minh họa).
Theo sử cũ, mảnh thiên thạch rơi xuống vị trí Đông Quận có khắc bảy chữ “Thủy Hoàng Đế tử nhi địa phân”. Dòng chữ này ám chỉ hàm ý sau khi Thủy Hoàng băng hà, nhà Tần cũng theo đó mà diệt vong.
Sau khi phát hiện sự việc này, quan viên địa phương lập tức báo lên nhà vua. Lúc biết chuyện, Tần Thủy Hoàng khiếp sợ không thôi, lập tức phái Ngự sử đến Đông Quận để tìm cho ra kẻ dám cả gan khắc chữ.
Vậy nhưng, cuộc điều tra của Ngự sử không thu được kết quả. Vừa sợ hãi, vừa tức giận, Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh xử tử tất cả người dân xung quanh vị trí có thiên thạch rơi, đồng thời thiêu hủy thiên thạch.
Người đã chết, chứng cứ cũng bị thủ tiêu, nhưng sự việc này vẫn trở thành bóng đen ám ảnh Tần Thủy Hoàng.
Sự kiện “trầm bích”
Cũng vào mùa thu năm Tần Thủy Hoàng 49 tuổi, Tần quốc lại ghi nhận thêm một sự việc kỳ lạ. Tương truyền rằng, một vị sứ giả tới Đông Kinh, khi đi qua đường Hoa Âm đột nhiên bị một người lạ mặt cầm viên ngọc bích cản lại.
Người này đưa cho sứ giả một miếng ngọc bích rồi dặn: “Thay ta đưa miếng ngọc này cho Hạo Trì Quân và nói rằng ‘kim niên Tổ Long tử’ (năm nay rồng tổ sẽ mất).”
Sứ giả không hiểu chuyện gì, liền hỏi lại người lạ mặt. Vậy nhưng người đó chỉ để lại ngọc bích, không giải thích gì mà biến mất trong màn đêm.
Cảm thấy việc này có nhiều uẩn khúc, vị sứ giả ấy đã mang theo miếng ngọc bích trở lại Hàm Dương, sau đó lập tức báo với Tần Thủy Hoàng.

Vụ việc Trầm bích đã trở thành bí ẩn không lời giải đối với Tần Thủy Hoàng. (Tranh minh họa: nguồn internet).
Vụ việc "Trầm bích" đã trở thành bí ẩn không lời giải đối với Tần Thủy Hoàng. (Tranh minh họa: nguồn internet).
Thủy Hoàng sau khi nghe xong, nhanh chóng hiểu rằng “Tổ Long” trong lời người đó chính là ám chỉ mình.
Sau đó, Hoàng đế cho người kiểm tra miếng ngọc, lại phát hiện rằng đó chính là miếng ngọc mà năm 28 tuổi, Thủy Hoàng đã thả xuống sông để tế tự Thủy Thần trong lúc ra ngoài tuần tra.
Một miếng ngọc đã nằm dưới đáy sông từng ấy năm, vì cớ gì nay lại trở về trong tay chủ cũ?
Khi đã ở tuổi 49, Tần Thủy Hoàng lại tiến hành chuyến tuần du thứ 5 vào năm 210 TCN. Cũng vào năm đó, ông qua đời đột ngột tại hành cung Sa Khâu. Chuyến đi này cũng vì vậy mà trở thành cuộc tuần du cuối cùng trong cuộc đời của vị Hoàng đế ấy.
Ba sự kiện kỳ lạ nói trên đều xảy ra trong năm Thủy Hoàng qua đời, được ghi lại rõ ràng trong mục “Tần Thủy Hoàng bản kỷ” của cuốn “Sử ký”.
Đối với người hiện đại, đây chẳng qua chỉ là sự trùng hợp của các hiện tượng tự nhiên. Vậy nhưng, những sự kiện “trời giáng” ấy lại có thể khiến một vị vua bản lĩnh như Tần Thủy Hoàng lúc còn sống không khỏi hoảng sợ.
theo Trí Thức Trẻ

Gia Cát Lượng và chiêu bài thị uy khiến hậu thế kính nể

Tự mình giáng chức là cách để Gia Cát Lượng chứng minh quyền lực và địa vị đối với quân - thần của triều đình Thục Hán.

Năm Kiến Hưng thứ 6 (228 sau công nguyên), Gia Cát Lượng thân chinh tiến đánh Kỳ Sơn, nhanh chóng dẹp xong Nam An, Thiên Thủy, thu phục Tam Quận, chiến công vang dội khắp Quan Trung.
Sau đó, Ngụy Minh Đế Tào Duệ tự mình dẫn quân trấn thủ Trường An, hạ lệnh cho tướng Trương Hợp nghênh chiến. Gia Cát Lượng phái Mã Tốc dẫn quân ứng chiến với Trương Hợp tại Nhai Đình.
Tuy nhiên, Mã Tốc làm trái với phương án tác chiến của Khổng Minh, bị Trương Hợp đánh cho đại bại, Nhai Đình thất thủ. Mất đi chỗ dựa để tiến công, Gia Cát Lượng không còn cách nào khác, đành phải lui về Hán Trung.
Đây chính là hai cố sự “mất Nhai Đình” và “chém Mã Tốc” nổi tiếng Tam Quốc, cũng là nguyên nhân khiến Ngọa Long đi nước cờ “tự hạ mình ba cấp”.
Hành động “xưa nay hiếm” của Ngọa Long tiên sinh
Sau thất bại ở Nhai Đình, Gia Cát Lượng xin Lưu Thiện xử phạt mình. Mặc dù Hán Hoài đế đã hết lòng khuyên giải, nhưng Khổng Minh vẫn một mực không nghe, kiên quyết muốn tự giáng chức xuống ba cấp bậc.
Trước sự kiên quyết của Thừa tướng đương triều, Lưu Thiện không còn cách nào khác, đành phải phê chuẩn, giáng Gia Cát Lượng xuống làm Tả Tướng quân. Mặc dù cấp bậc thay đổi, nhưng Khổng Minh vẫn nắm trong tay quyền lực cai quản triều đình như trước đây.
Từ cổ chí kim, xử phạt đều là việc làm của cấp trên đối với cấp dưới. Mục tiêu của các triều đại phong kiến là độc chiếm thiên hạ, thi hành chính sách một người thống trị.
Trong đó, Hoàng đế là vị trí tối cao, nắm trong tay quyền xét xử người khác, cũng không ai có quyền xử phạt nhà vua.
Là thần tử của Hoàng thượng, các vị đại thần có quyền được đề xuất vấn đề cách chức hay thăng chức, nhưng quyền định đoạt và thực thi vẫn nằm trong tay Hoàng đế.
Do đó, việc một bề tôi như Gia Cát Lượng lại có quyền tự quyết định cấp bậc của mình là điều “xưa nay hiếm”.

Dù không ở ngôi Thiên tử, Gia Cát Lượng vẫn nắm trong tay quyền lực không thua kém Thiên tử. (Tranh minh họa).
Dù không ở ngôi Thiên tử, Gia Cát Lượng vẫn nắm trong tay quyền lực không thua kém Thiên tử. (Tranh minh họa).
Tuy là hiếm, nhưng sự việc trên cũng không phải chưa từng có tiền lệ. Chiêu bài “dùng tóc thay thủ cấp” của Tào Tháo – một đại nhân vật cùng thời với Gia Cát Lượng – chính là minh chứng cho điều này.
Trong một lần xuất chinh, đoàn quân của Tào Tháo có đi qua một ruộng lúa mạch. Khi ấy, ông hạ lệnh: “Sĩ tốt không được làm hư hao lúa mạch, ai trái lệnh sẽ bị chém đầu.”
Kết quả là binh sĩ không ai dám phạm đến đồng ruộng, chỉ có con ngựa của Tào Tháo vì giật mình mà xéo nát cả một vùng.
Tào Tháo vì việc này mà nhận tội với chủ bộ. Chủ bộ dùng điển cố Xuân thu để khuyên giải: “Từ xưa tới nay hình phạt vốn không sử dụng với người tôn quý.”
Nhưng Tháo nói: “Người định ra luật lệ mà còn làm trái luật, vậy sao có thể chỉ huy thuộc hạ? Nhưng ta thân là người cầm quân, chưa thể lĩnh tội chết, nay sẽ tự phạt mình.” Nói xong, Tào Tháo rút kiếm, cắt tóc rồi ném xuống đất.
Tự xử phạt mình hay chiêu bài để “thị uy”?
Có người cho rằng, không thể đánh đồng hành động tự hạ ba cấp của Gia Cát Lượng và việc cắt tóc của Tào Tháo, bởi một người là đại trung thần, kẻ kia lại là gian thần.
Trên thực tế, địa vị của hai nhân vật này không có nhiều điểm khác nhau, đều từng là người để “Thiên tử cậy nhờ”.
Chỉ khác ở chỗ Tào Tháo hoàn toàn khống chế Hán Hiến Đế, biến nhà vua trở thành bù nhìn còn quyền hành “nắm toàn bộ việc chính sự” của Gia Cát Lượng lại được Hán Hoài Đế Lưu Thiện "ban" cho.
Thực chất, hành động tự giáng ba cấp của Gia Cát Lượng là một cách "thị uy". Nhưng Khổng Minh đã nắm trong tay quyền lực gần như tuyệt đối, vì sao còn phải làm như vậy?
Nước cờ thâm sâu này của Gia Cát Lượng chủ yếu hướng tới hai đối tượng. Đó là đại thần Lý Nghiêm và Hán Hoài Đế Lưu Thiện.
Năm xưa, Lý Nghiêm cũng là một trong những vị trọng thần từng được tiên đế phó thác. Năm Chương Vũ thứ 3 (năm 223), trước lúc lâm chung, Lưu Bị có ủy thác cho ông cùng Gia Cát Lượng phò tá Lưu Thiện.
Theo di chiếu, Lý Nghiêm được quyền “thống lĩnh quân sự”. Nhưng sau đó, Lý Nghiêm đều ở tại Vĩnh Yên, việc nam chinh, bắc phạt đều không thấy bóng dáng vị đại thần này ở vai trò “thống lĩnh”.
Kết cục thất bại trong chuyến Bắc Phạt năm 228 của Gia Cát Lượng là một vấn đề quân sự. Phàm là việc liên quan tới quân cơ, chiến sự, triều đình đều họp bàn để xử lý công – tội của những người có liên quan.
Thiết nghĩ đợi kẻ khác tố lỗi không bằng tự mình nhận sai, Gia Cát Lượng đã nhanh tay thỉnh tội với Hoàng đế, sau đó tự hạ mình ba cấp.
Hành động này không chỉ tránh được việc chỉ trích từ phía quần thần mà còn là một nước cờ để Khổng Minh thị uy trước đại thần Lý Nghiêm.

Hành động tự hạ cấp bậc của mình phải chăng chỉ là cách để Ngọa Long tiên sinh chứng minh sức ảnh hưởng và quyền lực của bản thân? (Tranh minh họa).
Hành động tự hạ cấp bậc của mình phải chăng chỉ là cách để Ngọa Long tiên sinh chứng minh sức ảnh hưởng và quyền lực của bản thân? (Tranh minh họa).
Chưa dừng lại ở đó, chiêu bài của vị Thừa tướng này còn hướng tới một người khác – Hán Hoài Đế Lưu Thiện.
Khi mới lên ngôi, tân đế mới 17 tuổi, chỉ là một thanh niên chưa trưởng thành. Dựa vào việc Lưu Thiện chưa có đủ năng lực và kinh nghiệm điều hành đất nước, Gia Cát Lượng công khai nắm toàn bộ quyền chấp chính.
Nhưng khi Khổng Minh thất bại trong chiến tranh Bắc Phạt, Hán Hoài Đế đã 22 tuổi. Ngay cả khi sự việc này không phát sinh, Gia Cát Lượng cũng nên trao lại quyền hành cho Hoàng đế từ lâu.
Thực tế, ông không hề làm như vậy. Mặc dù danh nghĩa bên ngoài là xin Hoàng thượng trừng phạt, nhưng việc giáng chức vẫn do Gia Cát Lượng tự quyết. Trong quyết định này, Lưu Thiện chỉ đóng vai trò như một “cán sự” để đóng dấu vào chiếu chỉ mà thôi.
Kỳ thực, đây không phải là lần đầu tiên Khổng Minh chứng tỏ thực quyền của mình. Năm 288, quân Thục chiếm được “tam quận”, Gia Cát Lượng thu nhận Khương Duy. Chẳng bao lâu sau, ông phong cho đệ tử của mình là “Phụng Nghĩa Tướng quân, Đông Dương hầu.”
Dựa vào bối cảnh lúc bấy giờ mà nói, tước “hầu” chỉ được phong cho người có công trạng to lớn, mà Khương Duy lúc này lại chưa lập được chiến công hiển hách nào.
Nhưng quyết định này là do chính Gia Cát Lượng tự mình đưa ra, cũng không có ai dám lên tiếng phản đối.
Hơn nữa, Hoàng đế vốn là “con nuôi” của Gia Cát Lượng, bản thân ông cũng chính là “tướng phụ”, là người mà Lưu Thiện phải “cung kính như cha”.
Vậy mới nói, chiêu bài tự giáng chức của Khổng Minh một mặt để tránh sự dị nghị từ thiên hạ, mặt khác cũng là một nước cờ để chứng minh cho quyền lực và địa vị “chí cao vô thượng” của ông.
theo Trí Thức Trẻ

 

Trần Quỳnh |
Gia Cát Lượng và chiêu bài thị uy khiến hậu thế kính nể

Bí ẩn lớn nhất về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”

Nguyễn Nhung |

Bí ẩn lớn nhất về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”

Công cuộc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã thu được nhiều kết quả khả quan cho ngành khảo cổ song vẫn còn vô số bí ẩn liên quan đến nhân vật lịch sử này hiện chưa thể giải mã.


Uẩn khúc về cái chết
Tần Thủy Hoàng (259 - 210 TCN) là vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tần và cũng là vị vua đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất, sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu vào năm 221 TCN, chấm dứt hơn 200 năm chiến tranh và loạn lạc.
Ông qua đời khi mới 49 tuổi và cho đến nay, cái chết của đại nhân vật lịch sử này vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Có hai luồng quan điểm xung quanh cái chết của Tần Vương Doanh Chính. Theo đó, một quan điểm cho rằng ông chết vì mắc bệnh tại Hành cung Sa Khâu (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) khi đang trên đường tuần du lần thứ năm nhằm tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử.
Đây chính là thông tin được ghi chép lại trong “Sử ký” - tài liệu lịch sử quan trọng của người Trung Quốc nhằm giải thích cho cái chết của ông vua sáng lập ra nhà Tần.
Tuy nhiên, một quan điểm khác suy đoán cái chết của Tần Thủy Hoàng có liên quan đến hoạn quan Triệu Cao. Quan điểm này cũng được các nhà sử học Trung Quốc đưa ra sau khi phân tích cặn kẽ các tài liệu và bối cảnh lịch sử.
Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, đoàn xe của ông vì những âm mưu chính trị đã không được phép đi đường tắt để về Lạc Dương một cách sớm nhất mà tiếp tục đi tuyến đường tuần du - đi đường vòng về Lạc Dương.
Thời điểm vua Tần qua đời là mùa hè. Trong điều kiện thời tiết nóng nực, thi thể ông đã bị thối rữa và bốc mùi trên đường về kinh đô. Điều này cũng được ghi chép trong “sử ký”.
Chính vì lẽ đó, nhiều người suy đoán hài cốt của Tần Thủy Hoàng không còn nguyên vẹn do không được bảo quản tốt.
Xung quanh vấn đề này, 1 kiến trúc sư nổi tiếng của Trung Quốc là Trần Cảnh Nguyên mới đây thậm chí còn bày tỏ những nghi ngờ của mình, rằng thi thể của Tần Thủy Hoàng khó có thể được đưa về đến núi Ly Sơn như những gì chúng ta được biết từ trước đến nay.

Chân dung Tần Thủy Hoàng.
Chân dung Tần Thủy Hoàng.
Tùy táng mỹ nữ?
Lúc sinh thời, mỹ nhân trong hậu cung của Tần Thủy Hoàng nhiều vô số. Vì người đẹp quá nhiều, Tần vương đã phải xây dựng một cung điện hoa lệ, rộng lớn để làm nơi ăn chốn ở cho họ và cũng là nơi hưởng lạc cho chính bản thân mình.
Tần Thủy Hoàng vừa qua đời, những phi tần này đều vô cùng thê thảm khi Hồ Hợi – ông vua thứ 2 của triều Tân tuyên bố: “Bất cứ phi tần nào trong hậu cung của vua cha nếu chưa có con đều phải tuẫn táng theo tiên đế”.
Rốt cuộc đã có bao nhiêu phụ nữ phải chết theo Tần Thủy Hoàng, “Sử ký” không nói rõ song Tư Mã Thiên đã dùng bút pháp xuân thu miêu tả rằng, số lượng người chết là vô cùng lớn.
Tuy nhiên, trong những lần khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong 4 thập kỷ qua, các nhà khảo cổ học chưa một lần phát hiện dấu hiệu nào cho thấy phi tần, mỹ nữ được tùy táng cùng Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn tin rằng, họ nằm đâu đó trong lăng.
Địa cung có thủy ngân thách thức những người có ý đồ khai quật mộ

Hình ảnh mô phỏng địa cung của Tần Thủy Hoàng với các dòng sông thủy ngân bên trong.
Hình ảnh mô phỏng địa cung của Tần Thủy Hoàng với các dòng sông thủy ngân bên trong.
Trong “Sử ký”, Tư Mã Thiên đã đề cập đến việc sử dụng thủy ngân làm sông suối, biển hồ trong địa cung của Tần Thủy Hoàng nhằm ngăn những tên trộm mộ đột nhập trộm xác vị hoàng đế này cũng như các bảo vật, châu báu, đồ tùy táng khác.
Để giải mã bí ẩn này, các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu để xác minh xem có thủy ngân tại địa cung của Tần Thủy Hoàng hay không.
Theo đó, các chuyên gia đã lấy những mẫu đất ở lăng Tần Thủy Hoàng và phát hiện dấu hiệu cao bất thường của thủy ngân.
Đây chính là một trong những lý do mà các nhà khảo cổ học ngại ngần chưa dám động đến phần trung tâm của lăng và buộc phải cân nhắc những thiệt hại có thể khi xâm nhập vào địa phận của hoàng đế cổ xưa.
Dù vậy, cho đến nay, chưa một ai có thể giải đáp câu hỏi nguồn thủy ngân khổng lồ đó được dẫn vào lăng từ đâu.
Số cửa trong địa cung của Tần Thủy Hoàng

Công trình kiến trúc bên trong địa cung Tần Thủy Hoàng.
Công trình kiến trúc bên trong địa cung Tần Thủy Hoàng.
Cuốn “Sử ký “ có ghi chép rằng, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, thi thể của ông được đặt trong lăng mộ. Sau đó, cửa giữa đóng lại, cửa ngoài hạ xuống.
Tất cả số thợ làm việc tại lăng mộ của vị hoàng đế này đều bị giết hết nhằm giữ bí mật về nơi an nghỉ của nhà vua.
Căn cứ vào đó, các chuyên gia suy đoán địa cung của Tần Thủy Hoàng có 3 cửa đều nằm trên một trục thẳng gồm: cửa ngoài, cửa giữa và cửa trong.
Trong số này, cửa giữa được đóng một cách tự động, là cửa chết mà kẻ trộm không thể công phá từ bên trong hay bên ngoài.
Dù vậy, đây cũng mới chỉ là những giả thiết được các nhà nghiên cứu đưa ra mà thôi.
theo Thế giới trẻ

Tuyên bố gây "sốc nặng" về khả năng phẫu thuật cấy ghép đầu người

Diệp Anh |
Tuyên bố gây "sốc nặng" về khả năng phẫu thuật cấy ghép đầu người

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới đây đã thành công trong việc cấy ghép đầu cho một con khỉ. Điều này đang mở ra hy vọng cho các nhà nghiên cứu về việc cấy ghép đầu cho con người.

Bác sĩ phẫu thuật người Italia Sergio Canavero ngày 21/1 cho hay, nhà nghiên cứu Nhậm Hiểu Bình thuộc trường Đại học Y Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc mới đây đã thực hiện ca cấy ghép đầu khỉ thành công, nối liền nguồn cung cấp máu giữa đầu với cơ thể mới.
Tuy nhiên, họ chưa thể nối lền xương sống cho hai bộ phận tách rời này.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bộ phận cơ thể dưới cổ của con khỉ vẫn ở trong trạng thái bị liệt những vẫn chưa rõ con khỉ có thể cảm thấy đau sau cấy ghép hay không.
Theo nhà nghiên cứu Nhậm Hiểu Bình, con khỉ đã hồi phục hoàn toàn sau ca cấy ghép mà không chịu bất kỳ dạng tổn thương thần kinh nào. Tuy nhiên, vì lý do đạo đức, họ sẽ chỉ cho con khỉ này sống 20 tiếng sau phẫu thuật.

Hình ảnh con khỉ được ghép đầu được nhóm nghiên cứu công bố sau ca phẫu thuật.
Hình ảnh con khỉ được ghép đầu được nhóm nghiên cứu công bố sau ca phẫu thuật.
Trong khi đó, bác sĩ Sergio Canavero cho rằng, ca thí nghiệm này đã chứng minh, nếu chiếc đầu được làm lạnh tới -15°C, con khỉ có thể sống sót qua ca phẫu thuật cấy ghép mà không bị tổn hại não.
“Tôi phải nói rằng, chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc cần phải tiếp tục nghiên cứu. Nhưng quan niệm ‘đầu người không thể cấy ghép’ đã đến lúc dừng lại bởi điều này hiển nhiên có thể thực hiện được. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để làm điều đó”, Canavero nói.
Canavero, Nhậm Hiểu Bình cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên ở Nga vào cuối năm nay cho Valery Spiridonov - một nhà khoa học máy tính Nga mắc chứng hoại cơ Werdnig-Hoffman.
Theo kế hoạch, phần đầu của ông sẽ được cấy ghép với một phần thân thể do người khác hiến tặng.

Theo kế hoạch, nhóm của Canavero sẽ tiến hành ghép đầu cho Valery Spiridonov vào cuối năm nay.
Theo kế hoạch, nhóm của Canavero sẽ tiến hành ghép đầu cho Valery Spiridonov vào cuối năm nay.
Vào năm ngoái, Canavero đã gây ra một cơn bão truyền thông khi hé lộ kế hoạch nói trên. Bác sĩ này nhấn mạnh, đây có thể là một cách chữa trị hữu hiệu mới cho chứng bại liệt toàn thân chỉ trong vài năm tới.
Với thành công trong cuộc thí nghiệm trên khỉ, Canavero càng tin tưởng rằng những tham vọng của ông sẽ thành hiện thực.
theo Thế giới trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét