Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT19/d

(ĐC sưu tầm trên NET)

Thời kỳ Tái Vong Quốc và Tái Phục Quốc

Thời Pháp thuộc (1858-1956)

quân Pháp đổ bộ vào Thuận An
quân Pháp hạ thành Bắc Ninh năm 1884
Phong trào Cần Vương (1885-1896)(tiếp)

Mai Xuân Thưởng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mai Xuân Thưởng (chữ Hán: 枚春賞; 18601887), lúc nhỏ tên là Phạm Văn Siêu, là sĩ phu và là lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19Bình Định (Việt Nam).

Thân thế & sự nghiệp

Mai Xuân Thưởng là người thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Cha ông là Mai Xuân Tín, từng làm Bố chính tỉnh Cao Bằng; mẹ là bà Huỳnh Thị Nguyệt, con một nhà quyền quý trong làng  .
Thuở nhỏ ông thông minh, ham học. Năm lên 6 tuổi, cha mất sớm, ông lớn lên dưới sự nuôi dạy của mẹ và của tú tài Lê Duy Cung, nên giỏi cả văn lẫn võ. Năm 1878, Xuân Thưởng thi đỗ tú tài.
Đầu tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), nổ ra cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế, khi ấy ở Bình Định đang diễn ra kỳ thi Hương. Đến khi nghe tin Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương, mấy nghìn sĩ tử liền bỏ thi, trở về quê tụ nghĩa. Ở lại thi tiếp, chỉ còn 8 người và tất cả đều trúng tuyển cử nhân, trong số đó có Mai Xuân Thưởng. Thi đỗ xong, Mai Xuân Thưởng trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ ở Hòn Sưng (nay thuộc thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn).
Khi ấy, nguyên Tổng đốc Đào Doãn Địch sau khi về Bình Định truyền hịch Cần Vương, cũng đã chiêu mộ được khoảng 600 nghĩa quân rồi đóng quân ở thôn Tùng Giản (nay thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước). Kể từ đó (cho đến năm 1887), phong trào Cần VươngBình Định diễn ra rất sôi nổi, và lan nhanh ra đến Quảng Ngãi, Phú Yên...lôi kéo hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp tham gia.
Giữa tháng 7 năm 1885, chủ tướng Đoàn Doãn Địch tổ chức đánh chiếm thành tỉnh Bình Định. Trừng trị viên quan thân thực dân Pháp là Tổng đốc Lê Thận xong, quân của ông còn kéo nhau đi đánh phá các làng theo đạo Thiên Chúa giáo. Từ Quy Nhơn, quân Pháp kéo lên đàn áp. Đoàn Doãn Địch dàn quân kháng cự lại. Hai bên giao tranh dữ dội ở Trường Úc và Phong Niên. Trước hỏa lực mạnh, lực lượng của Đoàn Doãn Địch bị đánh tan, buộc vị thủ lĩnh này phải chạy về đại bản doanh của Mai Xuân Thưởng, lúc này đang đặt tại Lộc Đổng (Đồng Hươu) ở thôn Phú Phong (huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định).
Tháng 9 năm đó (1885), Đào Doãn Địch lâm bệnh mất, Trước đây, khi Mai Xuân Thưởng ứng nghĩa, được Đoàn Doãn Địch phong làm Tán tương quân vụ; nay trước khi mất, ông cử Mai Xuân Thưởng lên làm Nguyên soái thay mình. Sau khi làm lễ tế cờ tại Lộc Đổng, Mai Xuân Thưởng cho xuất quân và giao chiến với đối phương nhiều trận tại Cẩm Vân, Thủ Thiện, Hòn Kho (Tiên Thuận)...Hồi này, theo giúp sức Mai Xuân Thưởng, có các ông: Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Bùi Điền, Đặng Đề, Nguyễn Hóa, Lê Thượng Nghĩa, Hồ Tá Quốc, Võ Đạt... cùng hàng ngàn sĩ phu và nhân dân các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận...
Nhận thấy lực lượng của Mai Xuân Thưởng ngày càng lớn mạnh, và đã gây nhiều thiệt hại cho mình. Soái phủ Sài Gòn liền điều Thiếu tá De Lorme đem pháo thuyền án ngữ biển Quy Nhơn. Đồng thời sai Trần Bá Lộc mang quân từ Khánh Hòa đánh ra, Nguyễn Thân từ Quảng Ngãi đánh vào. Nhờ pháo binh yểm trợ, hai cánh quân này nhanh chóng gặp nhau tại Bình Định, rồi cùng tiến lên Phú Phong mặc sức tàn phá.
Tháng 3 năm 1887, sau trận ác chiến ở Bàu Sấu (An Nhơn), Mai Xuân Thưởng bị thương nặng, phải cho rút tàn quân vào Linh Ðỗng (núi Phú Phong) ẩn náu, tính kế kháng chiến lâu dài.
Theo vài tài liệu cũ, thì vào tháng 4 năm Đinh Hợi (1887), Trần Bá Lộc kéo quân đến tàn sát dân chúng ở quê ông và còn bắt tra tấn mẹ ông. Đau lòng, ông ra nạp mình để cứu mẹ và dân lành vào ngày 23 tháng 4 năm 1887. Triều đình Đồng Khánh hay tin, bèn ban lệnh lột áo mão cử nhân và hành quyết ông. Nhưng theo bài viết gần đây của TS. Đinh Bá Hòa, đăng trên báo Bình Định, thì Mai Xuân Thưởng bị bắt chứ không phải ra hàng. Ông viết:
Gần đây, nhiều tư liệu liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân hai tỉnh Bình ĐịnhPhú Yên được công bố; trong đó, có cả những tư liệu được khai thác từ kho lưu trữ của Pháp... Theo báo cáo gửi Thống đốc Nam Kỳ ngày 10 tháng 5 năm 1887, đã cho chúng ta biết khá tường tận về trường hợp bị bắt của Mai Xuân Thưởng như sau:
Lúc ấy, Mai Xuân Thưởng có năm mươi người đi theo ông, trong đó có toàn bộ gia đình của ông: mẹ, vợ và những người phụ tá, kể cả em của ông. Ngày 4 tháng 4, cả nhóm bị vây hãm trong một làng Chàm (có thể là Vân Canh), nhưng sau đó chạy thoát. Ngày 21 tháng 4 gia đình Mai Xuân Thưởng bị bắt, nhưng ngay đêm hôm sau ông Thưởng lại giải thoát được. Nhưng, đêm 31 tháng 4 rạng ngày 1 tháng 5, một trong những thủ hạ của Mai Xuân Thưởng bị bắt làm tù binh, đã chịu hàng và chỉ chỗ ở những người đang chạy trốn. Trần Bá Lộc và Bùi Giảng   đã bắt được Mai Xuân Thưởng ngày 4 tháng 5 khi ông đang trốn trong một cái hang núi Hòn Nhên ở làng Thang Ót, ở gần chỗ giáp giới Phú Yên và ngọn nguồn sông Côn. Ngày hôm sau, gia đình ông bị bắt.
Sau ông, những thủ lãnh cuối cùng hầu như cũng bị bắt hết: Nguyễn Ngọc Loan bị bắt 14 tháng 5; Lê Khanh 20 tháng 5..." 
Trong Luận án Tiến sĩ sử học của Phan Văn Cảnh cũng cho rằng, vào ngày 21 tháng 4 năm 1887, Trần Bá Lộc đã cho quân bao vây căn cứ Hầm Hô, Linh Đổng và cuối cùng, đã chiếm được căn cứ, bắt được một số nghĩa quân, trong đó có mẹ Mai Xuân Thưởng. Tuy nhiên, đêm 30 tháng 4 năm 1887, Mai Xuân Thưởng đã cử một đội quân cảm tử đột nhập doanh trại Trần Bá Lộc, giải vây cho những người bị bắt, trong đó, có bà mẹ Mai Xuân Thưởng. Sau khi giải vây, Mai Xuân Thưởng cùng đoàn thuộc hạ gồm 50 người vượt núi vào Phú Yên, tiếp tục kháng chiến, nhưng khi đến đèo Phủ Quý (ranh giới giữa Bình ĐịnhPhú Yên) thì bị phục binh Trần Bá Lộc đón bắt hết. Sau đó, đối phương cho đem tất cả nhóm về Phú Phong, tổ chức ăn mừng chiến thắng và phao tin Mai Xuân Thưởng ra hàng để hạ uy tín của ông...

Tuẫn quốc

Trần Bá Lộc dụ hàng, Mai Xuân Thưởng khẳng khái nói: Chỉ có đoạn đầu tướng quân, chứ không có hàng đầu tướng quân . Biết không thể khuất phục được, đối phương đã đưa ông cùng các thuộc hạ ra xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.
Và theo báo cáo do Tirant thiết lập ngày 11 tháng 6 năm 1887 gửi Thống đốc Nam Kỳ (tư liệu số Aix11.929), thì:
Có ba đợt hành quyết: ngày 1 tháng 6 có 5 người, trong đó có Lê Khanh; ngày 7 tháng 6 có 12 người, trong đó có Phạm Xuân Thưởng và Bùi Điền; ngày 12 tháng 6 có 9 người và ngày 13 tháng 6 có 1 người. Tổng cộng có 27 người bị hành quyết, trong đó có một vài người là thủ lĩnh lớn nhất của phong trào Bình Định-Phú Yên.
Căn cứ vào đây thì Mai Xuân Thưởng bị xử chém vào đợt thứ hai, ngày 7 tháng 6 năm 1887, chứ không phải ngày 6 tháng 6 như tài liệu lâu nay đã ghi.
Năm 1961, nhà thơ Quách Tấn và nhiều người dân đã đứng ra vận động xây dựng lăng mộ nhà Phạm Xuân Thưởng và các lãnh tụ Cần Vương khác của quê hương Bình Định. Ngày 22 tháng 1 năm đó (1961), nhân dân ở Tây Sơn đã làm lễ đưa hài cốt ông từ Phú Lạc về lăng mộ trên một quả đồi cao thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường. Đây cũng chính là căn cứ mà lúc sinh thời, ông dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp  

Thơ Mai Xuân Thưởng

Thơ làm trong lúc chiến đấu:
Chết nào có sợ, chết như chơi,
Chết bởi vì dân, chết bởi thời.
Chết hiếu chi nài xương thịt nát,
Chết trung bao quản cổ đầu rơi.
Chết nhân tiếng để vang nghìn thủa,
Chết nghĩa danh thơm vọng mấy đời.
Thà chịu chết vinh hơn sống nhục
Chết nào có sợ, chết như chơi.
Thơ làm trước lúc bị hành hình:
Không tính làm chi việc mất còn,
Nợ trai lo trả ấy là khôn.
Gió đưa hồn nghĩa gươm ba thước,
Ðá tạc lòng trung quý mấy hòn.
Tái ngắt mặt gian xương tợ giá,
Ðỏ loè bia sách máu là son.
Rồi đây thoi ngọc đưa xuân tới,
Một nhánh mai già nảy rậm non  

Giai thoại

Năm 1885 tại trường thi Bình Định, sĩ tử vừa thi xong trường ba, thì nghe tin Kinh thành Huế thất thủ, nên phần đông đều bỏ về. Vào trường tư chỉ còn tám người, mà Mai Xuân Thưởng là một. Khi ban áo mão, quan Chánh chủ khảo tặng tám ông tân khoa một bài thơ luật Đường như sau:
Sơn Hà phong cảnh dị tiền niên
Hoành giám du khan thử địa huyền
Hận mãn xương môn trần ám ngoại
Lệ linh văn viện bút đình biên
Lịch truyền giáo dục ân như hải
Bát giải thinh danh thẩm thị tiên
Nhất dự y quan nan tự ủy,
Cương thường khán tử cổ anh hiền.
Tạm dịch:
Non sông rày đã khác xưa
Gương nêu tài tuấn còn nêu chốn nầy
Hận tràn, cung khuyết bụi bay
Tay cam dừng bút, lệ đầy viện văn
Bao triều tắm gội biển ân
Phẩm tiên tám giải thêm phần thanh cao
Cân đai trót đã dự vào
Cương thường noi dấu anh hào soi chung.
Tương truyền rằng trước khi khảo lại các quyển thi, quan chánh chủ khảo nằm mộng thấy một bà lão cầm tặng một nhánh mai trắng chỉ trổ một bông nhụy vàng cánh trắng, mùi hương nhẹ nhàng. Viên quan vừa đưa tay nâng thì hoa rụng vào nghiên son, và bà lão biến mất. Quan giật mình tỉnh dậy, bâng khuâng không hiểu điềm chi. Khi xét thấy trong tám ông cử nhân có một ông họ Phạm, và xem lại quyển văn thì thấy văn chương có khí phách, thì đoán rằng điềm ứng vào Mai Xuân Thưởng, nên ban áo mão xong, quan mời riêng Xuân Thưởng vào dặn:
Lúc này nước nhà mất, một phần lớn do nơi đám sĩ phu. Cho nên làm việc gì cũng phải hết sức thận trọng.
Phạm Xuân Thưởng lĩnh ý lui ra, trở về nhà khởi binh chống Pháp 

Lê Thành Phương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Thành Phương (1825-1887) là một lãnh tụ phong trào Cần VươngPhú Yên hồi thế kỷ 19.

Tiểu sử

Lê Thành Phương quê ở Tuy An. Năm 1885, ông cắt máu ăn thề cùng hơn ngàn binh sĩ, tổ chức ra đạo quân khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của người Pháp.
Sau khi đánh bại và bắt được viên Tổng Binh tại Tuy Hòa, Thống soái Lê Thành Phương chia tỉnh làm 2 phân khu: Phân khu Bắc từ đèo Cù Mông đến đèo Tam Giang do ông chỉ huy và Phân Khu Nam từ đèo Tam Giang cho đến đèo Cả do Phó tướng Bùi Giảng chỉ huy.
Với khẩu hiệu "Bình Tây sát Tả" cộng với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, nghĩa quân nhanh chóng trưởng thành, liên tiếp hạ các đồn bốt của Pháp, triệt hạ bộ máy tay sai, làm chủ toàn bộ vùng nông thôn trong tỉnh. Lúc này địch chỉ còn nắm được các vị trí ở các huyện lỵ trung tâm.

Nam tiến

Trong khoảng thời gian 1885-1886, nghĩa quân nhiều lần hành quân vào Nam, đánh hạ các thành lớn ở vùng này. Ngày 30 tháng 8, 1885, theo lệnh Lê Thành Phương, Phó soái Bùi Giảng đem 3000 quân tiến vào Khánh Hòa, Bình Thuận mở đường liên kết với phong trào Cần VươngĐàng Trong.
23 tháng 11, 1885, quân Bùi Giảng hạ thành Ninh Thuận, chiếm thành Phan Rí, Bình Thuận. Tuy nhiên sau đó Pháp phản công, nghĩa quân rút lui về Khánh Hòa, phối hợp với cánh quân tăng viện, tiến hành phản công và hạ được thành Diên Khánh.

Thất bại

Nhận thấy sự lớn mạnh và nguy hiểm của nghĩa quân Lê Thành Phương, Pháp gấp rút tổ chức ra một đạo quân Nam Kỳ tinh nhuệ hòng đàn áp phong trào. Pháp huy động 1 lực lượng lớn 1500 quân với 500 lính chính quy (200 tên người Pháp và 300 còn lại là người bản xứ) do thiếu tá Chevrieux chỉ huy; còn lại là 1000 lính Nam Kỳ do Trần Bá Lộc chỉ huy.
Ngày 5 tháng 2 năm 1887, quân Pháp đổ bộ lên vịnh Xuân Đài. Với vũ khí vượt trội, Pháp nhanh chóng đánh chiếm được nhiều vùng lân cận, chọc thủng phòng tuyến của nghĩa quân tại Tân Thành, Xuân Đài và thành An Thổ. Đại Đồn Định Trung do Bùi Giảng chỉ huy cũng rơi vào tay địch. Quân Lê Thành phương chiến đấu anh dũng trong các trận phục kích tại đèo Quán cau, núi Một, đánh giáp lá ở Tuy Hòa song vẫn không cản nổi bước tiến của địch.
Ngày 8 tháng 2 năm 1887, Lê Thành Phương lọt vào tay quân Pháp. Ngày 20 tháng 2 năm 1887, quân Pháp xử chém ông tại bến đò Cây Dừa.

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1883 và kéo dài đến năm 1892 mới tan rã. Bãi Sậy là một trong những trung tâm chống Pháp lớn nhất vào cuối thế kỷ 19 
Trong thời kỳ đầu (1883 - 1885), phong trào do Đinh Gia Quế lãnh đạo, các địa bàn hoạt động lúc này còn giới hạn ở vùng Bãi Sậy (bao gồm địa phận các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên) Từ năm 1885 trở đi, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật. Ông là thủ lĩnh cao nhất của nghĩa quân Bãi Sậy. Bố chánh Thái Nguyên Vũ Giác là người giúp đỡ rất nhiều cho cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

Trước chiếu Cần vương

Sau khi đánh chiếm Nam Kỳ, người Pháp tiến quân ra Bắc và tiếp tục đánh chiếm được Bắc Kỳ của Việt Nam. Nhà Nguyễn hạ lệnh các cánh quân chống Pháp hạ vũ khí, Nguyễn Thiện Thuật kháng lệnh triều đình, quyết tâm đánh Pháp. Tháng 8 - 1883, Pháp chiếm Hải Dương, Nguyễn Thiện Thuật đã mộ quân, mưu đánh chiếm tỉnh lị, việc không thành, ông kéo quân lên phối hợp với Hoàng Tá Viêm chống Pháp ở Sơn Tây. Ông về Đông Triều mộ quân, hợp lực với tướng quân Cờ ĐenLưu Vĩnh Phúc chống Pháp. Ông liên lạc với Đinh Gia Quế phát triển lực lượng ở vùng đồng bằng, tập hợp được nhiều tướng như Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Giang (Lãnh Giang), Đốc Tít, Đốc Cọp, Đốc Sung, Đề Ban, Đội Văn, Đề Tính, bà Đốc Huệ và các nhà nho Ngô Quang Huy, Nguyễn Hữu Đức tham gia.
Cuối năm 1883, sau khi ký Hiệp ước Harmand, nhà Nguyễn ra lệnh bãi binh đợi chỉ dụ. Nguyễn Thiện Thuật không nghe theo, mang quân lên Tuyên Quang cùng với Nguyễn Quang Bích giữ thành. Sau khi các thành Hưng HóaLạng Sơn thất thủ, Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Long Châu (Trung Quốc) chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến đấu.

Hưởng ứng chiếu Cần vương

Sau cuộc tấn công ở kinh thành Huế đã thất bại, Tôn Thất Thuyết mang vua Hàm Nghi chạy ra ngoài. Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. Nguyễn Thiện Thuật trở về nước, thành lập căn cứ địa Bãi Sậy do Đồng Quế trao lại. Vua Hàm Nghi phong cho ông làm Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần, gia trấn Trung tướng quân, nên nhân dân còn gọi ông là quan Hiệp thống. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Bãi Sậy lan ra khắp tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh lân cận.
Tháng 9 năm 1885 nghĩa quân vượt sông Hồng sang đánh phá các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa  Đêm 28 rạng ngày 29 tháng 9, quân Bãi Sậy tấn công thành Hải Dương, quân Pháp phải điều hai pháo hạm tuần tiễu trên sông Thái Bình để bảo vệ.
Tháng 10 năm 1885 Thống tướng Roussel de Courcy giao cho thiếu tướng François de Négrier, trung tá Donnier cùng Hoàng Cao Khải mở cuộc càn quét lớn vào căn cứ Bãi Sậy. Được tin, Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho các tướng bí mật tấn công vào các đồn địch, chặn đường địch hành quân. Sau đó, ông nhử địch vào sâu căn cứ nơi đặt trận địa mai phục. Khi quân Pháp biết bị mắc lừa định rút lui thì quân Bãi Sậy nổ súng và dùng đoản đao, mã tấu đánh giáp lá cà. Nhiều quân Pháp bị giết, tướng Négrier chạy thoát.
Tại căn cứ Hai Sông, vào tháng 11-1885, suốt trong 2 tuần, nghĩa quân đã phải chống cự quyết liệt với một binh đoàn lớn do Falcon và Faure chỉ huy.
Ngoài hoạt động chống càn quét, nghĩa quân còn tổ chức nhiều trận tập kích hiệu quả. Ngày 26/6/1886, nghĩa quân tấn công một đồn PhápCầu Đuống. Tháng 9/1885, Nguyễn Thiện Thuật trực tiếp chỉ huy nghĩa quân tấn công chiếm lại thành Hải Dưong , rồi tỏa ra đóng giữ các làng xung quanh. Nhưng do lực lượng quá yếu, nên sau đó nghĩa quân phải rút lui. Tháng 9/1886, nghĩa quân chặn đánh binh đoàn Bazinet và tấn công đồn Bần Yên Phú, đẩy mạnh các hoạt động ra các miền phụ cận Hà Nội, Bắc Ninh 
Ngày 12/2/1887, một trận đụng độ lớn đã xảy ra ở vùng Kẻ Sặt (Hải Dưong). Từ cuối năm 1888 đến đầu năm 1889, nghĩa quân còn tổ chức đánh thắng quân Pháp nhiều trận, như các trận ở Lang Tài (Bắc Ninh), Dương Hòa (Hưng Yên)...
Thống tướng De Courcy bị bãi chức, Charles-Auguste-Louis Warnet sang thay. Warnet thực hiện càn quét quy mô lớn bằng chiến lược phân tán quân đội, lập các đồn nhỏ để dễ tuần tiễu, đồng thời chuyển chế độ cai trị bằng quân sự sang dân sự, nhưng cũng không thành công.
Ngày 9 tháng 2 năm 1888, em Nguyễn Thiện Thuật là Nguyễn Thiện Dương bị tử trận trong cuộc đụng độ với quân Pháp do viên đội Fillipe chỉ huy. Được tin em chết, ngay đêm đó Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho Tuần Vân, Đề Tính tấn công đồn Ghênh và đồn Bần Yên Nhân để trả thù, giết chết 21 quân địch.
Ngày 11 tháng 11 năm 1888, Hoàng Cao Khải cùng giám binh Ney chỉ huy đồn Mỹ Hào đưa lính về gặt lúa ở Liêu Trung tổng Liêu Xá, muốn buộc dân hết lương phải ra đầu thú, xa rời quân Bãi Sậy. Nguyễn Thiện Thuật được tin, lệnh cho các tướng Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Văn Sung, Vũ Văn Đồng đem 800 quân trong đó có 400 tay súng giả dạng phu gặt để phục kích. Quân Bãi Sậy nổ súng giết chết 31 quân địch, trong đó có giám binh Ney, Bang tá Nguyễn Hữu Hào. Hoàng Cao Khải trốn thoát về Mỹ Hào rồi nhờ giáo dân Kẻ Sặt đưa đường chạy về Hải Dương.
Tháng 6 năm 1889, Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh thành lập đạo quân Tuần cảnh do Hoàng Cao Khải với chức Khâm sai Bắc Kỳ làm Tư lệnh trưởng, Muselier làm Cảnh sát sứ. Quân Bãi Sậy giao chiến quân Tuần cảnh suốt 8 tháng, gây cho địch khá nhiều thiệt hại. Trận Đông Nhu, quân Bãi Sậy giết viên quản khố xanh Leglée; ngày 24 tháng 7 giết chết viên quản khố xanh Escot ở làng Hoàng Vân. Ngày 18 tháng 10 Nguyễn Thiện Thuật bắn viên quản Montillon bị trọng thương. Ngày 11/4/1891 quân của Hai KếĐề Vinh bị vây ở Mậu Duyệt, hai bên bắn nhau, viên quản Desmot bị giết, giám binh Lambert bị thương.
Nhiều lần không thắng được, người Pháp phải tặng Nguyễn Thiện Thuật danh hiệu "Vua Bãi Sậy" .

Thoái trào

Từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) và lưu đày ở châu Phi, phong trào Cần vương bắt đầu suy yếu. Sức mạnh của quân Bãi Sậy cũng suy yếu dần. Quân Pháp thiết lập được nhiều đồn quanh căn cứ Bãi Sậy, các tướng Lãnh Điều, Lãnh Lộ, Lãnh Ngữ, Đề Tính cùng một số tướng lĩnh khác tử trận, số còn lại bị truy kích. Hoàng Cao Khải nhân danh vua Đồng Khánh chiêu dụ Nguyễn Thiện Thuật ra hàng và hứa khôi phục chức tước. Ông đã viết vào tờ sớ dụ này 4 chữ "Bất khẳng thụ chỉ" (Không chịu nhận chỉ). Sau đó, ông giao quyền cho em là Nguyễn Thiện Kế và một số tướng lĩnh khác rồi sang Trung Quốc mưu tính cuộc vận động mới. Những cuộc mưu tính của Nguyễn Thiện Thuật ở Trung Quốc không thành, ông không tiếp tục được việc chống Pháp tại Việt Nam. Sau đó ông lâm bệnh mất tại Trung Quốc năm 1926, thọ 82 tuổi.
Từ tháng 7 - 1889, Pháp tập trung binh lực bao vây và tấn công nghĩa quân tại Trại Sơn là đại bản doanh của đội quân Hai Sông. Quân Pháp chia thành 4 đạo, vây chặt căn cứ trung tâm, rồi dùng tàu bè đi tuần tiễu ngày đêm trên tất cả ngả sông quanh căn cứ. Nghĩa quân phải rút chạy hết nơi này qua nơi khác. Quân Pháp thắt chặt vòng vậy, tăng cường truy quét và khủng bố nhân dân trong vùng nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa nghĩa quân và nhân dân. Thế cùng lực kiệt (lương thực, đạn dược hết).  Ngày 12/8/1889, Đốc Tít phải ra hàng[7], rồi bị đày sang Algérie. Sau những tổn thất nặng nề đó, phong trào kháng Pháp ở vùng Hưng Yên, Hải Dương bị giảm sút rõ rệt, nhưng vẫn còn duy trì thêm một thời gian nữa. Đến năm 1892, khi thủ lĩnh cuối cùng của phong trào Bãi Sậy là Đốc Vinh bị giết, lực ượng nghĩa quân Bãi Sậy mới tan rã hẳn. Nguyễn Thiện Kế trước đó cũng bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảo.
Tóm lại, khỏi nghĩa Bãi Sậy - Hai Sông (1883 - 1892) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19. Cuộc khởi nghĩa này đã để lại nhiều bài học bổ ích, nhất là về phương thức hoạt động và các hình thức tác chiến (du kích) của nghĩa quân ở một vùng đồng bằng đất hẹp, người đông 

Các chỉ huy

Nguyễn Quang Bích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Quang Bích (tranh vẽ)
Nguyễn Quang Bích (chữ Hán: 阮光碧, 18321890), còn có tên là Ngô Quang Bích, tự Hàm Huy, hiệu Ngư Phong; là quan nhà Nguyễn, nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại vùng Tây Bắc (Việt Nam).

Thân thế và sự nghiệp

Nguyễn Quang Bích sinh ngày 8 tháng Tư năm Nhâm Thìn (tức 7 tháng 5 năm 1832) tại làng Trình Phố, huyện Trực Định , phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (nay là làng Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình).
Ông vốn họ Ngô, dòng dõi vua Ngô Quyền và khai quốc công thần nhà Hậu Lê - Ngô Từ - ông ngoại vua Lê Thánh Tông , nhưng do ông nội ông đổi sang họ ngoại là họ Nguyễn nên sử sách thường gọi ông là Nguyễn Quang Bích  . Nguyễn Quang Bích là học trò của tiến sĩ Doãn Khuê. Năm 1861, ông đỗ cử nhân và được bổ làm Giáo thụ phủ Trường Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Năm Kỷ Tỵ (1869), thời Tự Đức, ông đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ đình nguyên (tức Hoàng giáp). Sau đó ông được cử làm Tri phủ tại phủ Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ ngày nay), rồi Tri phủ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và lần lượt làm Án sát tỉnh Sơn Tây, Tế tửu Quốc tử giám Huế, Án sát tỉnh Bình Định.
Năm Ất Hợi (1875), được vua Tự Đức giao cho duyệt bộ sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Cũng trong năm này, triều đình mở doanh điền Hưng Hóa (tức tỉnh Phú Thọ ngày nay) vừa khai hoang vừa phòng vệ vùng núi rừng Tây Bắc, ông được cử làm Chánh sơn phòng sứ. Đến năm sau (1876) ông kiêm thêm chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa. Tại đây, Nguyễn Quang Bích phối hợp với Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm vừa đánh dẹp vừa lôi kéo phân hóa các đội quân người Trung Quốc mà sử cũ gọi là "giặc khách" (tàn dư của các cuộc chống Thanh, nhưng đã biến chất). Đặc biệt, trong số người mà Nguyễn Quang Bích cảm hóa được có Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh đội quân Cờ Đen (dư đảng của Thái Bình Thiên quốc)

Sự nghiệp kháng Pháp

Ngày 12 tháng 4 năm 1884, thành Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích cai quản bị quân Pháp đánh hạ. Noi gương Tổng đốc Hoàng Diệu, ông định tuẫn tiết, nhưng nhờ quân sĩ phá vòng vây cứu ra[5]. Sau đó, ông thu tàn quân chạy về Tứ Mỹ, tiếp theo là Áo Lộc, rồi lên Tiên Động (nay thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) lập căn cứ để kháng Pháp.
Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi xuất bôn ra Cam Lộ (Quảng Trị), ban bố dụ Cần Vương. Biết Nguyễn Quang Bích là người có chí và có tài đức, nhà vua phong ông làm Lễ bộ thượng thư, sung Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần, tước Thuần Trung hầu; lãnh nhiệm vụ tổ chức kháng chiến ở vùng Tây Bắc (Bắc Bộ).
Kể từ đó, với uy tín của mình, ông vừa trực tiếp chỉ huy phong trào, vừa tìm cách liên hệ để phối hợp với các phong trào khác, như của Nguyễn Thiện Thuật, Đèo Văn Trì (thủ lĩnh người Thái), Nông Văn Quang, Cầm Văn Hoan, Cầm Văn Thanh,...Ngoài ra, ông còn lôi kéo được nhiều sĩ phu, tù trưởng và đông đảo người dân (gồm các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Mông) trong vùng tham gia chiến đấu hay ủng hộ.
Trong hai năm 1885-1886, ông đã hai lần sang Trung Quốc cầu viện (nhưng việc không thành, vì triều đình nhà Thanh đã thỏa hiệp với thực dân Pháp), mua vũ khí và phối hợp hoạt động với nhiều nhóm nghĩa quân khác ở Bắc Kỳ.
Cuối năm 1886, Nguyễn Quang Bích trở về nước. Xét thấy địa thế Tiên Động khá hẹp, lại do yêu cầu mới về chiến lược, chuẩn bị cho việc đón vua Hàm Nghi ra Bắc, nên ông và Nguyễn Văn Giáp (tức Bố Giáp, một cộng sự đắc lực) bèn đem quân lên Nghĩa Lộ (trước thuộc châu Văn Chấn, nay là thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái) xây dựng căn cứ mới.
Tháng 4 năm 1888, Soái phủ Nam Kỳ gửi thêm viện binh ra Bắc Kỳ. Ngay sau đó, quân Pháp chia làm hai đạo mở cuộc hành quân lên Nghĩa Lộ. Đạo thứ nhất gồm 400 quân do Thiếu tá Bose chỉ huy, đi từ Ngòi Hút (tức Đại Lịch). Đạo thứ hai gồm 384 quân do Thiếu tá Berger chỉ huy tiến từ Ngòi Lao. Dọc đường cả hai đạo quân đều chịu thiệt hại nặng vì bị mai phục và dịch bệnh, nên mặc dù chiếm được một số nơi mà vẫn phải triệt hồi.
Cầm cự ở đây thêm ít tháng nữa, thì Nguyễn Quang Bích mang một số quân rời Nghĩa Lộ đến Yên Lập, là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, để củng cố phong trào kháng chiến tại vùng này. Từ nơi đây, ông đã phái nhiều đạo quân đi đánh phá nhiều nơi. Công cuộc đang thu được một số kết quả, thì bất ngờ ông lâm bệnh nặng rồi mất tại núi Tôn Sơn, (thuộc xã Mộ Xuân, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) ngày rằm tháng Chạp năm Canh Dần (tức 24 tháng 1 năm 1890) 
Phong trào kháng Pháp ở vùng Tây Bắc (Việt Nam) vì thế bị giảm sút nặng nề sau cái chết của Bố Giáp và ông. Tuy nhiên, công cuộc do hai ông và các đồng đội đã dày công gầy dựng vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn mà còn được tiếp tục ở miền hạ lưu sông Đà (nổi bật là cuộc khởi nghĩa Thanh Sơn do Đốc Ngữ làm thủ lĩnh) cho đến năm 1893 mới chấm dứt hẳn.

Sự nghiệp văn chương

Nguyễn Quang Bích để lại Ngư phong thi tập (Tập thơ Ngư Phong), gồm 97 bài thơ bằng chữ Hán phần lớn theo các thể Đường luật, sáng tác trong những năm ông lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, biểu lộ tiếng nói bi phẫn, đặc trưng cho một giai đoạn lịch sử. Ngoài ra, ông còn có các bài văn, câu đối, liễn điếu viếng các đồng đội tử trận, và "Thư trả lời quân Pháp" với lời lẽ khẳng khái, ý chí quyết hi sinh vì độc lập, dân tộc  
Giới thiệu một bài thơ ông làm khi đang đi chinh chiến:
Phiên âm Hán-Việt:
Hữu chinh mại chi cảm
Kim triêu tiểu trú Quế Sơn bằng,
Khứ tuế kim triêu tại Bản Tăng.
Ưu phẫn nhất tâm đồng bộ uất,
Sơn nham đáo xứ cộng tằng lăng.
Khởi ưng cử thế tư vi quỷ,
Tối hữu ô nhân khả úy dăng.
Cận nhật bất kham tần đối kính,
Minh tu bạch đắc kỷ hành tăng.
Dịch nghĩa:
Cảm xúc về ngày tháng trôi qua
Hôm nay tạm trú trong nhà sàn đất Quế Sơn,
Nhớ lại khi ở Bản Tăng, cũng đúng ngày rày năm ngoái.
Trong lòng buồn bực, ở hai nơi nông nỗi giống nhau,
Đâu cũng núi non, bao lớp đá chập chồng cao ngất.
Nghĩ không lẽ khắp trần đời đều là những hạng tinh ma,
Duy phải tránh xa, rất dơ bẩn đáng khinh là bọn ruồi nhặng.
Gần đây khó chịu không muốn soi gương,
Vì râu tóc mấy chòm đã thấy bạc thêm ít nữa .

Ghi nhận công lao

Sử gia Phạm Văn Sơn viết:
Ngày nay, tên Nguyễn Quang Bích được đặt cho một con phố thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội (nguyên vào thời Pháp thuộc là hai phố: phố Phạm Phú Thứ và phố Hội Tin lành. Phố Nguyễn Quang Bích dài khoảng 120 m, nối phố Phùng Hưng với phố Nguyễn Văn Tố)  Ngoài ra, tên ông còn được đặt cho các đường phố ở các địa phương khác, như ở quận Tân Bình - thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Rạch Giá v.v...

Khởi nghĩa Ba Đình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm 1886-1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nghĩa quân cuộc Khởi nghĩa Ba Đình bị bắt

Giới thiệu sơ lược

Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ra dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng, Đinh Công Tráng đã cùng các đồng chí của mình đã chọn Ba Đình làm căn cứ kháng chiến lâu dài.
Khởi nghĩa Ba Đình nổ ra dưới sự chỉ huy chính của Đinh Công Tráng, Phạm Bành và một số tướng lĩnh khác.

Thủ lĩnh

Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842), quê ở làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (Hà Nam).
Là một người yêu nước, nên khi quân Pháp đến xâm chiếm, đang làm chánh tổng, Đinh Công Tráng đã rời quê gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm. Khi Hoàng Kế Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc cầm cự với Henri Rivière, Đinh Công Tráng đã tham gia trận đánh ở Cầu Giấy. Nhờ có kinh nghiệm chiến đấu, ý chí dũng cảm và tư chất thông minh nên ông đã trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
Phạm Bành là một viên quan chủ chiến, quê ở làng Tương Xá (Hậu Lộc, Thanh Hóa). Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã treo ấn từ quan về quê vận động sĩ phu và nhân dân khởi nghĩa. Trong cuộc khởi nghĩa này, ông là người đứng thứ hai sau Đinh Công Tráng.

Căn cứ Ba Đình

Căn cứ Ba Đình cách huyện lỵ Nga Sơn 4 km, tây bắc giáp huyện Hà Trung, được xây dựng trên địa bàn ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê.
Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia.
Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã cho bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3 m, chân rộng 8 đến 10m. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre chứa đất nhào rơm xếp vững chắc có những khe hở làm lỗ châu mai sẵn sàng chiến đấu. Thành rộng 400 m, dài 1.200 m. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận chuyển lương thực và vận động khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu được xây dựng theo hình chữ "chi", nhằm hạn chế thương vong.
Ở mỗi làng, tại vị trí ngôi đình được xây dựng một đồn đóng quân. Ở Thượng Thọ có đồn Thượng, ở Mậu Thịnh có đồn Trung và ở Mỹ Khê có đồn Hạ. Ba đồn này có thể hỗ trợ tác chiến cho nhau khi bị tấn công, đồng thời cũng có thể chiến đấu độc lập. Có thể nói rằng căn cứ Ba Đình có vị trí tiêu biểu nhất, là một chiến tuyến phòng ngự quy mô nhất thời kỳ Cần Vương cuối thế kỷ 19. Ngoài Ba Đình, còn có các căn cứ hỗ trợ: căn cứ Phi Lai của Tống Duy TânCao Điển, căn cứ Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn, căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao.
Từ Ba Đình, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc-Nam...Chính vì vậy, mà quân Pháp rất quyết tâm đánh dẹp.

Tổ chức biên chế

Lực lượng nghĩa quân Ba Đình có lúc đông tới hai vạn người, tuyển từ ba làng và các vùng Thanh Hóa, bao gồm cả người Kinh, Thái, Mường. Nghĩa quân có 10 toán, mỗi toán có một hiệp quản chỉ huy. Về vũ khí, nghĩa quân tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ.

Diễn biến

Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.
Từ 18 tháng 12 năm 1886 đến 20 tháng 1 năm 1887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình . Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa.
Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại đối phương đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt này, nghĩa quân đã tỏ ra mưu trí dũng cảm, nhưng vì hỏa lực mạnh của đối phương nên nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều.
Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở một con đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút lên căn cứ Mã Cao.
Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi triệt hạ luôn đồn này vào 2 tháng 2 năm 1887.
Sau đó, một số đông nghĩa rút lên Thung Voi, Thung Khoai, rồi lên miền Tây Thanh Hóa sáp nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.
Kết cục, các thủ lĩnh Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt tử trận. Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát...còn Đinh Công Tráng thì chạy về Nghệ An. Quân Pháp treo giải cái đầu ông với giá trị tiền thưởng rất cao. Tháng 10 năm 1887, vì tham tiền thưởng, viên lý trưởng làng Chính An  đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng.

Giá trị lịch sử

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và lãnh tụ Đinh Công Tráng được lịch sử đánh giá rất cao. Chính người Pháp đã phải thừa nhận "1886-1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã chọn tên Ba Đình để đặt cho Quảng trường Ba Đình, nơi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh là một cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Công cuộc này khởi phát năm 1887  tại Hùng Lĩnh (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), ngay sau khi căn cứ Ba ĐìnhMã Cao lần lượt thất thủ. Lãnh đạo chính là Chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa Tống Duy Tân cùng hai cộng sự đắc lực là Đề đốc Cao Điển  và tù trưởng người Thái Cầm Bá Thước. Tháng 10 năm 1892, cuộc khởi nghĩa kết thúc, sau khi thủ lĩnh là Tống Duy Tân bị đối phương bắt sống rồi xử chết.

Diễn biến sơ lược

Giai đoạn một

Năm 1886, Tống Duy Tân và Cao Điển nhận lệnh của thủ lĩnh Đinh Công Tráng đến Phi Lai (Hà Trung, Thanh Hóa) lập căn cứ, nhằm hỗ trợ cho căn cứ chính là Ba Đình. Ngoài căn cứ Phi Lai trong sự nghiệp chung, Tống Duy Tân còn chuẩn bị lực lượng và căn cứ kháng Pháp ngay tại quê hương mình, đó là vùng thượng nguồn sông Mã thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
Đầu năm 1887, đông đảo quân Pháp kéo đến đàn áp dữ dội phong trào Cần Vương ở tỉnh này. Căn cứ Ba Đình và căn cứ Mã Cao nối tiếp nhau thất thủ... Sau đó, các thủ lĩnh lần lượt hy sinh (Đinh Công Tráng, Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt), tự sát (Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại), hoặc đi tìm phương kế khác (Trần Xuân Soạn)...
Trước tình thế hiểm nguy, Tống Duy Tân bèn mang quân chạy lên thượng nguồn sông Mã, nơi mà ông đã gầy dựng từ trước, lập nên một trung tâm kháng chiến mới, đó là Hùng Lĩnh. Các cộng sự cùng theo có Cao Điển, Cầm Bá Thước, Hà Văn Nho,...Tuy nhiên, nghĩa quân Hùng Lĩnh chỉ mở được vài trận tập kích, thì bị thiếu tá Térillon dẫn quân đến vây đánh rất gắt.
Xét thấy lực lượng Hùng Lĩnh vừa gầy dựng bị cô thế và yếu sức hơn, Tống Duy Tân bèn đi ra Bắc rồi sang Trung Quốc để gặp gỡ các sĩ phu yêu nước, tìm nguồn hỗ trợ và liên kết với các lực lượng kháng Pháp khác. Theo sử gia Phạm Văn Sơn thì Tống Duy Tân đã gặp Tôn Thất Thuyết tại Quảng Đông, và ông đã nghe theo lời vị tướng này trở về Thanh Hóa để tiếp tục công cuộc kháng Pháp .

Giai đoạn hai

Đầu năm 1889, Tống Duy Tân về đến quê nhà. Sau khi tập hợp lại lực lượng, ông trở thành người chỉ huy chính của phong trào kháng Pháp tại Hùng Lĩnh. Từ nơi đó, ông cùng hai cộng sự chính là Cao ĐiểnCầm Bá Thước[4] cho quân mở rộng địa bàn hoạt động lên tận vùng hữu ngạn và tả ngạn sông Mã; đến hợp đồng chiến đấu với Đề Kiều-Đốc Ngữ ở vùng hạ lưu sông Đà, với Phan Đình Phùng ở vùng rừng núi Nghệ An-Hà Tĩnh, với Hà Văn Nho (thủ lĩnh Mường) tại châu Quan Hóa, và với Tôn Thất HànNông Cống, v.v...
Ngày 8 tháng 10 năm 1889, được tin Tống Duy Tân hoạt động mạnh ở Hùng Lĩnh, trưởng đồn ở Nông Cống là thiếu úy Morfond liền đem 4 lính Pháp và 20 lính khố xanh đến dò xét. Gần tới nơi, thì quân đối phương vấp phải công sự của quân Hùng Lĩnh. Sau một hồi đọ súng, quân đồn Nông Cống rút lui, sau khi thiếu úy Morfond, 4 lính Pháp và 4 lính khố xanh đều tử trận.
Ba hôm sau, khoảng 180 quân Pháp ở tỉnh Thanh rầm rộ kéo đến tấn công. Sau cuộc va chạm này, bên đối phương thiệt mất hàng chục lính nữa, mà không triệt hạ được cứ điểm.
Ngày 22 tháng 10, cũng từ tỉnh Thanh, Đại tá Barbaret dẫn 185 quân có trang bị đại bác tiến lên Hùng Lĩnh, nhưng lần này Tống Duy Tân đã kịp cho quân rút hết về Đa Bút (Vĩnh Lộc), một cứ điểm hiểm yếu hơn. Đại tá Barbaret liền cho quân truy đuổi, đến ngày 2 tháng 11 thì đụng độ. Đôi bên đã kịch chiến suốt 2 ngày và đều bị thiệt hại nặng. Thế nhưng, trước sức mạnh của đại bác, Tống Duy Tân phải cho quân lui về phía Bắc Phố Cát (Thạch Thành) rồi sang Vạn Lại (Vạn Ninh, Thọ Xuân).
Cuối tháng ấy, đội quân của tướng Trần Xuân Soạn (lúc này đã sang Trung Quốc) tìm đến gia nhập, nhờ vậy mà quân Hùng Lĩnh chóng phục hồi được khả năng chiến đấu.
Thấy công cuộc bình định bị cản trở, mà đánh mãi vẫn chưa tiêu diệt được; bộ chỉ huy quân đội Pháp liền đưa Trung tá Lefèvre đến thay Barbaret, và còn chi viện thêm một đội kỵ binh cùng một số súng cối 80 ly.
Ngày 30 tháng 11 năm 1889, Trung tá Lefèvre mang quân tấn công Vạn Lại. Giao tranh được một lúc, thì Lefèvre bị trọng thương. Đến lúc ấy, sĩ quan tạm quyền là Đại úy Colleta liền cho quân lui về Yên Lược (Xuân Thiệu, Thọ Xuân) ở phía Nam Vạn Lại. Nhân đà thắng lợi, Tống Duy Tân cho quân chia làm bốn cánh đi tấn công đồn Yên Lược. Đêm ngày 1 tháng 12 năm 1889, một trận đánh giáp lá cà đã diễn ra hơn hai giờ đồng hồ, mãi đến khi nghĩa quân đốt cháy được đồn mới chịu rút lui.
Liên tiếp bị tổn thất nặng, bộ chỉ huy quân đội Pháp bèn điều thêm 500 lính cùng hai khẩu đại bác đến chi viện, và cử Trung tá Jorne de Lacale thay Lefèvre. Ngay sau đó, viên sĩ quan này cho người đi thám thính rồi mở cuộc truy quét quân Hùng Lĩnh. Đến trưa ngày 1 tháng 1 năm 1890, quân Pháp bắt gặp nghĩa quân đang ở làng Kẽm. Lập tức, các họng đại bác Pháp thi nhau nổ suốt 45 phút thì phá được chiến lũy, mở đường cho bộ binh xung phong. Từ trong chiến hào, quân Hùng Lĩnh đánh trả quyết liệt cho đến tối mới rút lui. Kết thúc trận, ngoài số lính đôi bên bị thương vong, phía Pháp còn thiệt mất một viên đại úy tên là Christophe.
Vài hôm sau, được tin là Tống Duy Tân sẽ cho quân đánh đồn Nông Cống, viên trưởng đồn này là Thiếu úy Jolly vội cáo cấp về tỉnh. Công sứ Lebrun liền phái Thiếu úy Savereux mang viện binh đến nhưng không thấy động tĩnh gì. Trên đường về, nghe mật thám báo tin có khoảng 200 quân Hùng Lĩnh do Cao Điển chỉ huy đang có mặt bên một làng lân cận. Nhận được tin Savereux báo về, Công sứ Lebrun liền dẫn quân đến vây đánh nhưng lại bị đánh bạt về Nông Cống. Sau trận thắng này, Đề đốc Cao Điển dẫn quân về Yên Lãng (Xuân Yên, Thọ Xuân).
Ngày 29 tháng 3, quân Pháp từ hai ngã là Nông Cống và thành tỉnh Thanh Hóa kéo đại bác đến vây đánh Yên Lãng. Trận này, quân Hùng Lĩnh bị thua, ngoài số thương vong, còn mất đi viên chánh tổng Yên Lãng.
Sang ngày 26 tháng 4, tiền đồn của Cao Điển ở Na Lung bị quân Pháp tấn công. Xét không thể giữ được đồn, Cao Điển cho quân rút qua Thanh Khoái. Đến ngày 29 thì hai bên kịch chiến tại Mỹ Hòa, sau đó là tại Thanh Khoái. Tuy gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại (thiếu úy Bonnet và 6 lính cơ tử trận, nhiều lính bị thương trong đó có viên sĩ quan tên Viola), nhưng trước sức mạnh của đối phương, Cao Điền phải cho quân lui đến Cửa Đạt (châu lỵ Thường Xuân).
Tháng 10 năm 1890, hơn 200 quân Pháp kéo lên Cửa Đạt, nhưng lúc này quân Hùng Lĩnh đã dời sang An Lẫm thuộc châu Thường Xuân. Từ đây (cuối năm 1890) trở đi, quân Hùng Lĩnh bước vào thời kỳ chiến đấu gay go và gian khổ hơn  
Ngày 21 tháng 2 năm 1891, Tống Duy Tân và Cao Điển lại chuyển lực lượng từ An Lẫm lên Lang Vinh, cũng thuộc thuộc châu Thường Xuân, để lấy núi cao làm thế hiểm. Hay được, Giám binh Soler bèn dẫn quân tìm đến. Đợi cho quân Pháp chỉ còn cách đồn Lang Vinh chừng 60m, quân Hùng Lĩnh từ trong các chỗ ẩn nấp đồng loạt bắn ra, tiêu diệt được một số. Nhưng sau một hồi ác chiến, quân Hùng Lĩnh phải bỏ hết các công sự đang xây dựng dở dang, chạy tháo thân về Hòn Mông. Bị đối phương truy đuổi, Tống Duy Tân và Cao Điển phải cho quân chia thành nhiều toán nhỏ, bí mật rút về Trịnh Vạn, tức căn cứ của Cầm Bá Thước.
Kể từ lúc này (tháng 4 năm 1892 trở đi), bên cạnh Tống Duy Tân và Cao Điển không còn quá 100 quân và 50 súng , bởi nhân dân bị khủng bố quá dữ nên không dám theo và cung ứng đầy đủ các thứ nữa.
Tháng 3 năm 1892, từ sông Đà, Đốc Ngữ dẫn quân vượt sông Mã vào Thanh Hóa. Sau khi bàn bạc, Tống Duy Tân và Đốc Ngữ cùng hợp quân đi tấn công quân Pháp ở Niên Kỷ (Bá Thước, Thanh Hóa). Mặc dù thu được một số thắng lợi, nhưng rồi cũng không sao cứu vãn được tình thế.
Hoạt động ở đây một thời gian ngắn, thì Đốc Ngữ dẫn quân trở lại mạn sông Đà , còn Tống Duy Tân, thì ở lại cầm cự một thời gian nữa. Nhưng trước cuộc bao vây và càn quét ngày càng ác liệt của đối phương, khoảng tháng 9 năm 1892, ông tuyên bố giải tán lực lượng để tránh thêm thương vong.

Đoạn kết

Sau đó, Tống Duy Tân đến ẩn náu ở hang Niên Kỷ (nay thuộc xã Thiết Ống, huyện Bá Thước), còn Cao Điển cùng một số thuộc hạ quyết chí theo thì đóng trên một ngọn đồi gần bên. Chẳng lâu sau, Cao Ngọc Lễ (vừa là học trò cũ, vừa là cháu kêu Tống Duy Tân bằng cậu) đi mật báo cho Pháp đến bủa vây và bắt được Tống Duy Tân vào ngày 4 tháng 10 năm 1892  
Trước hôm đó một ngày (ngày 3 tháng 10), một toán quân Pháp khác gồm 30 người đi vây bắt Cao Điển. Hai bên đụng độ ác liệt. Nghĩa quân bị bắt 2, chết 6; nhưng Cao Điền đã kịp chạy thoát cùng bốn năm người với hai khẩu...Ẩn nấp ở đất Bắc được mấy năm, thì Cao Điển bị bắt tại Bắc Giang khi đang tìm đến với nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám làm thủ lĩnh. Hôm ấy là ngày 16 tháng giêng năm 1896.
Không chiêu hàng được, Tống Duy Tân bị thực dân Pháp cho hành hình tại Thanh Hóa ngày 5 tháng 10 (âm lịch) năm Nhâm Thìn (1892)  lúc 55 tuổi.
Số phận của Cao Điển về sau không rõ. Phần Cầm Bá Thước, mặc dù bị tổn thất lớn như vừa kể, ông vẫn kiên trì hoạt động cho đến tháng 5 năm 1895 thì bị mới quân Pháp được tại Thường Xuân. Không chịu qui hàng, ông bị đối phương bí mật thủ tiêu vào khoảng cuối tháng 5 năm Ất Dậu (1895). lúc 37 tuổi.
Tuy nhiên, theo các nhà sử học Việt Nam thì năm 1892, là thời điểm kết thúc cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, tức sau khi thủ lĩnh Tống Duy Tân bị xử chết.

Nhận xét

Sử gia Phạm Văn Sơn nêu ý kiến:
Về tổ chức, mỗi huyện đều có một cơ hương binh từ 200 người trở lên, đứng đầu là Cơ trưởng, lấy tên huyện để gọi như Nông Thanh cơ (tức cơ Nông Cống ở Thanh Hóa), Tống Thanh cơ (tức cơ Tống Sơn ở Thanh Hóa),...Còn về vũ khí, thì hãy còn khá thô sơ.
Buổi đầu, chiến thuật của Tống Duy Tân giống hệt chiến thuật của Đinh Công Tráng ở Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hóa), tức là chọn một địa điểm hiểm yếu, xây dựng chiến khu vững chắc rồi nhử quân đối phương đến mà tiêu diệt. Khi nào họ mạnh quá, các ông mới phải cho quân rút đi nơi khác. Chiến thuật này nguy ở chỗ địch có đại bác mạnh, nên cứ điểm dù có vững chắc đến mấy cũng khó mà bảo toàn được lực lượng. Về sau, trong nhiều năm ròng, Tống Duy Tân dùng thế du kích chiến để đột kích và quấy phá đối phương. Sau mỗi trận đánh, nghĩa quân lại rút lẹ về các vùng rừng núi để thủ hiểm. Tuy vậy, nếu có cơ hội ông cũng cho mở một số trận đánh lớn mà Pháp còn ghi nhận, như các trận ở Đa Bút, Vạn Lại, Yên Lãng, Nông Cống, Mỹ Hòa,...
Mặc dù đạt được một số thắng lợi, nhưng lực lượng nghĩa quân ngày một hao mòn, việc bổ sung quân số chậm chạp, vì nhân dân bị đối phương khủng bố quá dữ nên không dám đi theo và cung ứng đầy đủ các thứ nữa. Trái lại, đối phương tuy có hao tổn nhiều nhưng việc tiếp vận điều hòa, và luôn có sẵn những lực lượng hùng hậu để đàn áp.
Dù cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh thất bại, nhưng qua các hoạt động, ta thấy các thủ lĩnh đã thực hiện được sự đoàn kết rộng rãi của mọi tầng lớp dân tộc, tức trong hàng ngũ nghĩa quân, ngoài người Kinh ra còn có đông bảo người Mường, người Thái. Đáng chú ý nhất là trong bản tuyên cáo kêu gọi lính khố xanh ở đồn Thi Long đề ngày 24 tháng 2 năm Hàm Nghi thứ 6 (tức 14 tháng 3 năm 1890) do chính Cao Điển soạn ra có câu:...đánh lại giặc, đoạt súng của giặc để về với nghĩa quân, lương-giáo một nhà đừng sát phạt nhau nữa...đã thể hiện rất rõ chủ trương trên  

Khởi nghĩa Thanh Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Thanh Sơn là một trong số các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp ở vùng hạ lưu sông Đà thuộc Bắc Kỳ (Việt Nam). Công cuộc này khởi phát năm 1890 đến năm 1892 thì kết thúc sau khi thủ lĩnh Đốc Ngữ (? - 1892) bị quân Pháp sát hại.

Diễn biến

Năm 1890, thủ lĩnh Nguyễn Quang Bích lâm bệnh nặng rồi mất tại căn cứ ở vùng Quế Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ. Mất mát này khiến phong trào kháng Pháp ở vùng thượng du Bắc Kỳ mất đi sự phối hợp từng có hiệu quả. Sau đó Đốc Ngữ, một tùy tướng của Nguyễn Quang Bích, đã dẫn đạo quân của mình về Phú Thọ để tiếp tục công cuộc kháng Pháp.

Lập căn cứ Thanh Sơn


Một phần quang cảnh vùng sơn địa Thanh Sơn, thuộc Phú Thọ.
Ngay khi đến Phú Thọ, Đốc Ngữ đã tổ chức thành công hai trận phục kích, đó là:
  • Trận Thạch Khoán:
Khi hay tin có khoảng 50 lính Pháp do thiếu úy Marghen chỉ huy đang hành quân ở Thạch Khoán, một xã thuộc huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ); lập tức Đốc Ngữ cho quân mai phục, giết chết được 3 (trong đó có Marghen) và làm bị thương 11 lính Pháp. Nghe quân tháo chạy về báo lại, quân Pháp ở đồn Hưng Hóa liền rầm rộ kéo lên trận địa. Song, nhờ địa hình hiểm trở và lòng quyết tâm, nghĩa quân đã giết chết thêm 17 lính Pháp và đẩy lui được đối phương.
  • Trận Quảng Nạp:
Ngày 19 tháng 5 năm 1890, một toán lính Pháp gồm 38 người (trong đó có 16 người gốc Châu Phi) do thiếu úy Ehrer chỉ huy từ Ngọc Tháp (Phú Thọ) đang tiến lên Thái Bình. Biết được, Đốc Ngữ liền cho quân mai phục ở Quảng Nạp (nay thuộc xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Sau trận này, số quân Pháp bị giết chết là 6 người, trong đó có viên thiếu úy chỉ huy.
Sau hai trận này, lợi dụng địa hình vùng Sơn Hùng-Thục Luyện thuộc huyện miền núi Thanh Sơn, Đốc Ngữ đã xây dựng ở đây thành một căn cứ kháng chiến khá vững chắc.
Đây là vùng có địa thế hiểm trở, ra vào đều rất khó đi. Từ đây, quân khởi nghĩa có thể ra Tam Nông khống chế dải sông Hồng, hoặc ra La Phù hoạt động dọc sông Đà, sang Sơn Tây và khi cần có thể rút sang Nghĩa Lộ (Yên Bái). Ngoài những ưu điểm này, ở Sơn Hùng-Thục Luyện còn có nhiều đồng ruộng phì nhiêu, có sông suối chạy qua, có đông đảo dân cư gồm người Việtngười Mường.

Gian nan trong công cuộc kháng Pháp

Từ căn cứ Thanh Sơn, Đốc Ngữ dẫn quân tác chiến nhiều nơi làm quân Pháp bị thiệt hại không nhỏ, và làm cản trở con đường lưu thông giữa hai miền Tây Bắc và Bắc Trung Kỳ của họ. Thấy phong trào kháng chiến ở vùng này ngày càng lớn mạnh (vì ngoài Đốc Ngữ, còn có các cuộc khởi nghĩa, như của Đề Ngân, Lãnh Đa, Tán Dật ở Hạ Hòa; Đề Kiều, Tán Áo ở Cẩm Khê; Lãnh Mai, Đội Bốn, Đốc Thục ở Lâm Thao, v.v... ), bộ chỉ huy quân sự Pháp ở Bắc Kỳ liền tăng thêm thêm quân và số đồn bốt trên dải sông Hồng, vùng Bạch Hạc (Phú Thọ), vùng Vĩnh Tường và Lập Thạch (đều thuộc Vĩnh Phúc)...
Mặc dù bị đối phương ngăn chặn và bố ráp, nhưng trong khoảng thời gian này Đốc Ngữ vẫn tổ chức được những trận tập kích và chống càn quét khá thành công. Sau đây là một số trận nổi bật:

Trận tập kích thị xã Sơn Tây

Đêm ngày 8 tháng 10 năm 1890, lợi dụng nước sông Hồng đang dâng cao, ông cho một đội quân nhỏ lẻn đến phía đầu thị xã Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) đốt cháy một nhà cửa để đánh lạc hướng quân Pháp. Quả nhiên, lực lượng của đối phương liền kéo đến nơi đó. Tức thì Đốc Ngữ cho quân dùng bè nứa đổ bộ đánh thẳng vào nhà tù, giải thoát được 174 tù nhân mà phần lớn là nghĩa quân.

Trận đánh úp Chợ Bờ

Sang đầu năm 1891, đêm 29 rạng 30 tháng 1, Đốc Ngữ mang khoảng 500 quân có trang bị súng trường bắn nhanh, từ Yên Lãng (Thanh Sơn, Phú Thọ) vượt sông Đà tập trung ở Phượng Lâm (Bất Bạt, Sơn Tây) rồi đánh úp vào tỉnh lỵ Hòa Bình (tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ thuộc châu Đà Bắc, nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ).
Bị tấn công bất ngờ và dữ dội, quân khố xanh tháo chạy hết, nghĩa quân làm chủ Chợ Bờ. Trận này nghĩa quân thắng to. Công sứ Rougery, đội trưởng Zeigler, Lévy và 24 lính khố xanh bị giết chết. Giám binh Ferry và viên chủ bưu điện là Ganet bị vây, từ thuyền nhảy xuống sông bị nước cuốn trôi mất tích. Ngoài ra, nghĩa quân còn thu được 118 khẩu súng trường kiểu 1874, 4 súng lục và 40.000 viên đạn 
Hôm sau, một đội thủy quân lục chiến và một cơ lính khố đỏ từ Việt Trì vội vã lên chiếm lại Chợ Bờ, nhưng không xảy ra trận đụng độ nào vì nghĩa quân đã kịp rút về Yên Lãng, bên tả ngạn sông Đà.

Trận chống càn tại Thanh Sơn lần thứ nhất

Không thể để cho nghĩa quân thỏa sức tung hoành, bộ phận chỉ huy quân Pháp ở Phú Thọ liền tổ chức cuộc càn quét quy mô vào căn cứ Thanh Sơn.
Đầu tháng 3 năm 1891, với mục đích là "cách ly bọn phiến loạn của hai tướng trên (chỉ Đốc Ngữ & Đề Kiều ), dồn họ vào các dãy núi, tách họ khỏi những người Kinh vùng đồng bằng, do đó thúc đẩy sự tan rã của họ"  quân Pháp chia làm 3 đạo tiến theo 3 hướng:
  • Đạo thứ nhất do trung tá Geil thuộc trung đoàn số 11 thủy quân lục chiến chỉ huy, gồm 350 tay súng và 2 cỗ pháo. Theo phối hợp còn có 450 lính khố xanh . và lính cơ của thị xã Sơn Tây. Đạo quân này khởi từ Sơn Tây tiến lên rồi vượt sông Đà ở chỗ Tu Vũ (6 tháng 3), tiến qua Trí Cao về Kẽm Hem thuộc Hòa Bình.
  • Đạo quân thứ hai do trung tá Bergouniou thuộc trung đoàn lê dương số 2 chỉ huy, gồm 125 tay súng và 150 lính khố xanh của tỉnh Hưng Hóa. Đạo quân này xuất phát từ Hưng Hóa ngày 6 tháng 3 năm 1891. Theo kế hoạch thì ngày 10 tháng 3, họ sẽ phải gặp đạo thứ nhất tại Kẽm Hem.
  • Đạo quân thứ ba do thiếu tá Fouquet thuộc trung đoàn 2 lính khố đỏ chỉ huy, có 300 tay súng. Đạo quân này khởi từ Văn Yên ngày 11 tháng 3 năm 1891 đến đóng đồn ở Tu Hác, với nhiệm vụ là án ngữ và càn quét vùng Ngọc Lập, Địch Quả, Thu Ngạc. Nhiệm vụ chính của đạo quân này là ngăn chặn không cho nghĩa quân Đốc Ngữ liên hệ với nghĩa quân của Đề Kiều, đồng thời ngăn không cho các phong trào kháng Pháp ở vùng thượng du lan xuống vùng đồng bằng.
Thấy quân Pháp hùng hậu quá, liệu không thể chống ngăn được, Đốc Ngữ lập tức cho quân dân thực hiện chủ trương "vườn không nhà trống". Thóc lúa, trâu bò cất giấu kín; còn người già, phụ nữ và trẻ em đều cho sơ tán lên núi rừng. Phần nghĩa quân, để bảo toàn lực lượng, Đốc Ngữ cho rút hết sang xóm Giòn[6].
Tuy nhiên, ngày 13 tháng 3, tại đây cũng đã xảy ra một trận chạm súng ác liệt vì quân Đốc Ngữ bị quân đối phương (do trung úy Bérard và Hiertzman chỉ huy) truy đuổi. Trận đánh đã diễn ra từ 12 giờ trưa cho đến 4 giờ chiều cùng ngày. Phía quân Pháp bị chết 6, bị thương 15 người; còn số thương vong bên nghĩa quân thì không rõ.
Ngày hôm sau (14 tháng 3), tại Cự Thắng (Thanh Sơn), đôi bên còn đụng độ một trận kịch chiến nữa, sau đó nghĩa quân mới chịu tháo lui. Trận này, quân Pháp tịch thu của nghĩa quân khoảng 6.000 viên đạn.
Do không quen thủy thổ, ngày 24 tháng 3, đại bộ phận quân Pháp rút về Hưng Hóa và Sơn Tây, chỉ để lại một số lính ở đồn Yên Lãng. Sau lần chống càn khá thành công này, Đốc Ngữ đã được bộ chỉ huy phong trào Cần Vương phong làm phó tướng đạo Hà Ninh (Hà NộiNinh Bình

Trận đánh đồn Yên Lãng

Đồn Yên Lãng (Chợ Bờ) là một đồn quân khá lớn, có tới 90 lính khố đỏ do Đại úy Pouligo thuộc trung đoàn 1 lính khố đỏ chỉ huy.
Chập tối ngày 5 tháng 2 năm 1892, khi một số lính đang ăn cơm, một số lính khác đang đi vào làng ruồng bố; Đốc Ngữ cùng với 200 nghĩa quân liền áp sát đồn, giết lính canh, rồi đồng loạt xông vào chiếm lấy đồn. Bị đánh bất ngờ, 7 người bị giết tại trận, trong số đó có trưởng đồn Pouligo. Số bị thương và mất tích là 17 người, trong đó có 1 viên quản, 2 viên đội và 1 viên cai. Ngoài ra, nghĩa quân còn thu được 50 súng, 35.000 viên đạn và nhiều quân trang, quân dụng.
Sau trận này, quân Pháp thật sự hoảng sợ. Chính trung tướng Puy-pê-ru đã phải thú nhận rằng:
Tất cả vùng phía Tây đường Chợ Bờ, Sơn Tây, Hưng Hóa, Yên Bái ngày càng rối loạn. Các tướng Đề Kiều và Đốc Ngữ làm chủ tuyệt đối vùng này

Trận chống càn tại Thanh Sơn lần thứ hai

Để nhanh chóng ổn định tại các vùng vừa kể, thực dân Pháp liền điều quân từ Hà Nội lên quyết giành lại đồn Yên Lãng. Cuộc hành quân này tiến theo hai ngã:
  • Đạo thứ nhất do quan tư Bôgiơ chỉ huy, gồm 2 đại đội của trung đoàn 11 lính thủy đánh bộ và 1 đại đội của trung đoàn lính khố đỏ. Ngày 8 tháng 2 năm 1892, đạo quân này xuất pháp từ Hà Nội đến ngày 10 tháng 2 thì đến đồn Yên Lãng và tổ chức tấn công ngay.
  • Đạo thứ hai do quan năm Boa-le-vơ chỉ huy, gồm khoảng 500 quân thuộc lữ đoàn 2 với 2 khẩu pháo, 1 xe cứu thương và 1 đoàn hậu cần. Ngày 18 tháng 2 năm 1892, đạo quân này xuất phát từ Hưng Hóa tiến lên Khả Cửu (Thanh Sơn, Phú Thọ) cốt để tiêu diệt một bộ phận nghĩa quân đang trú đóng ở đây.
Lần chống càn thứ hai này, Đốc Ngữ cũng thực hiện chủ trương "vườn không nhà trống" giống như lần đầu. Không gặp được nghĩa quân, quân Pháp đành phải rút về Hà Nội và Hưng Hóa, sau khi đốt phá đồn lũy và nhà cửa của dân. Thấy không thể ở Thanh Sơn được nữa, Đốc Ngữ cho quân rút vào Trung Bằng La (giáp với Sơn LaYên Bái) xây dựng căn cứ mới.

Vượt vòng vây vào Thanh Hóa

Tháng 3 năm 1892, chỉ huy khu quân sự Tây Bắc là đại tá Pennequin sai quân tiến vào căn cứ Trung Bằng La. Sau một cuộc hành quân vất vả, nhưng khi đến nơi thì quân Pháp lại thấy cảnh "vườn không nhà trống" nên phải rút về Hưng Hóa và Trái Hút (Văn Yên, Yên Bái), rồi tổ chức cuộc bao vây gắt.
Trước tình hình đó, Đốc Ngữ cho quân dũng cảm mở vòng vây, rồi vượt sông Đà, sông Mã vào Thanh Hóa. Sau khi bàn bạc, Tống Duy Tân và Đốc Ngữ cùng hợp quân đi tấn công quân Pháp ở Niên Kỷ (Bá Thước, Thanh Hóa). Mặc dù thu được một số thắng lợi, nhưng rồi cũng không sao cứu vãn được tình thế. Hoạt động ở đây một thời gian ngắn, thì Đốc Ngữ dẫn quân trở lại mạn sông Đà 

Bị dập tắt

Lúc này phong trào kháng chiến ở nhiều nơi đã bị dập tắt, cho nên quân Pháp đã có thể tập trung lực lượng mở những cuộc càn quét quy mô lên vùng thượng du Bắc Kỳ. Bên cạnh giải pháp quân sự (chủ yếu đàn áp và bắt bớ); các quan chức Pháp còn dùng thủ đoạn chính trị, tức là dùng tiền của và quan tước để mua chuộc các thủ lĩnh và các nghĩa quân, làm chia rẽ các dân tộc với nhau, và làm chia rẽ người dân với quân kháng chiến...
Ngoài ra, họ còn điều đến đây các viên quan giàu kinh nghiệm, như đại tá Pennequin (chỉ huy khu quân sự Tây Bắc), Lê Hoan (tuần phủ Hưng Hóa)...nên các lực lượng kháng chiến ở vùng thượng du Bắc Kỳ, trong đó có quân của Đốc Ngữ, đã gặp khó khăn về nhiều mặt.
Theo sách Việt sử tân biên (quyển 5, tập trung) thì:
Ngày 7 tháng 8 năm 1892, nghĩa quân bị nội phản. Lúc bấy giờ bên cạnh Đốc Ngữ chỉ còn vài chục lính tráng, vì số đông bị ốm đau đã xin về xuôi. Sau đó, ông và 10 nghĩa quân người Kinh đều đã bị sát hại ở Khả Cửu  
Theo sách Lịch sử Vĩnh Phú thì:
Lợi dụng dịp Đốc Ngữ cho một số nghĩa quân về xuôi ăn Tết, quân Pháp mua chuộc số thủ hạ còn lại rồi mở cuộc tập kích vào Khả Cửu, và đã sát hại được ông 
Sau khi Đốc Ngữ hy sinh, khoảng ba tháng sau, Lãnh Khuê (một thuộc hạ thân tín của Đốc Ngữ) cùng một ít bộ hạ bị nội gián giết chết ở Đồng Văn (Hà Giang). Cuộc khởi nghĩa mà Đốc Ngữ và các đồng đội ông đã dày công xây dựng đến cuối năm 1892 thì kết thúc.

Sau khi khởi nghĩa Thanh Sơn thất bại

Trong khoảng thời gian này (1892-1893), nhiều thủ lĩnh ở các nơi khác cũng lần lượt bị đối phương sát hại, như: Lãnh Mai (thủ lĩnh nghĩa quân vùng Thanh Mai thuộc Lâm Thao) bị tay sai bắt nộp cho Pháp, rồi bị chém chết ở Sơn Tây. Lãnh Hặc (thủ lĩnh nghĩa quân vùng Mai Tùng, thuộc Hạ Hòa) bị quân Pháp bắt rồi bị chém chết tại đình làng. Lãnh Đa (thủ lĩnh nghĩa quân vùng Xuân Áng thuộc Hạ Hòa) bị quân Pháp bắn chết khi vượt sông Hồng.
Tán Dật (thủ lĩnh nghĩa quân vùng Lang Sơn, thuộc Hạ Hòa) lâm vào thế cô, uống thuốc độc tuẫn tiết... Một số thủ lĩnh khác cũng lần lượt ra hàng (trong số đó có Đề Kiều, một cộng sự đắc lực của Đốc Ngữ).
Phong trào khởi nghĩa ở vùng hạ lưu sông Đà (mà nổi bật hơn cả là cuộc khởi nghĩa do Đốc Ngữ làm thủ lĩnh), tiếp nối phong trào Tây Bắc do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo, đến 1893 thì bị đánh dẹp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét