Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 172

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tuổi thơ dữ dội của "tội đồ" Edward Snowden

Từ lâu trước khi trở nên nổi tiếng toàn cầu như một nhà thầu an ninh Mỹ đào tẩu, Edward Snowden đã làm việc cho một công ty nhựa Nhật Bản và có các biệt danh "The True HOOHA" và "Phish".

Edward Snowden, tuổi thơ dữ dội, tiết lộ, CIA
Edward Snowden đã đào tẩu khỏi Mỹ sang Hongkong sau khi ăn trộm các bí mật của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA)
Năm 2002, khi 18 tuổi, Snowden bỏ học cấp 3 và cha mẹ anh ta li dị. Trên trang web của công ty nhựa do các bạn điều hành, Snowden viết về các kỹ năng trò chơi video và sự hấp dẫn phái nữ của bản thân.
Khi trưởng thành, cựu nhân viên CIA không để lại nhiều dấu vết của mình trên Internet. Snowden, người sẽ bước sang tuổi 30 vào cuối tháng này, dường như không hoạt động tích cực trên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Twitter - ít nhất là không bằng tên thật.
Tuy nhiên, trang web Ryuhana Press của công ty nhựa đã cung cấp một cái nhìn về tuổi thơ "dữ dội" của Snowden. Là biên tập viên của website này, trang hồ sơ của Snowden là một sự pha trộn giữa sự thật, những chế nhạo mỉa mai và những câu chuyện đùa ngớ ngẩn.
Chẳng hạn, anh ta khai ngày sinh thật sự của mình là 21/6/1983 - và nói rằng đó là ngày Hạ chí, ngày dài nhất trong năm. Nhưng anh ta cũng tự nhận đã 37 tuổi và là cha của hai đứa con nhỏ tuổi.
"Tôi thực sự là một gã khá được", Snowden viết trên trang của mình. "Bạn thấy đấy, tôi hành động ngạo mạn và tàn nhẫn vì khi còn nhỏ tôi đã không nhận được đủ sự ôm ấp vỗ về, và vì hệ thống giáo dục công đã quay cái lưng thảm hại gai góc của nó về phía tôi".
Edward Snowden, tuổi thơ dữ dội, tiết lộ, CIA
Edward Snowden khi còn nhỏ
Reuters đã ghé thăm trang web này ngày 11/6 và đã liên hệ với các nhân viên cũ của công ty để phỏng vấn. Ngay hôm sau đó website bị hạ xuống.
Snowden viết rằng anh ta thích kính râm màu tía và ca ngợi đội bóng chày Baltimore Orioles.
"Tôi thích dáng vẻ điệu đà thu hút con gái của mình", anh ta tự nhận. "Đó là tiểu sử đầy đủ nhất mà các người có thể khai thác từ tôi, cớm ạ!".
Những bức ảnh mà bạn bè Snowden đăng tải vào sinh nhật tuổi 19 của anh ta cho thấy một thanh niên trẻ đang kéo quần lót của mình xuống cho các đồng nghiệp xem, kẹp cặp phơi quần áo lên ngực, và nhảy múa.
Edward Snowden, tuổi thơ dữ dội, tiết lộ, CIA
Edward Snowden nhảy trong dịp sinh nhật tuổi 19.
Một entry trong Blog của một nhân viên công ty đùa: "Ai đấy nhỉ? Anh ta làm gì thế? Bạn có tin anh ta thực sự yêu bản thân nhiều như kiểu làm hàng trơ trẽn của mình không?".

Snowden viết trong hồ sơ cá nhân rằng anh ta thích những trò chơi nhập vai (RPG) trực tuyến. Cựu nhân viên CIA còn đùa rằng anh ta "bị ép" làm biên tập viên cho trang web bởi một đám nghệ sĩ và "những cô gái trẻ đẹp khêu gợi".
Snowden thích chơi trò Tekken. Anh ta giỏi đến mức thu hút được cả đám đông người hâm mộ tại hội nghị Anime USA 2002, theo một cộng sự làm việc ở mảng khác của trang web.
"Anh ta có xu hướng đột phá thành tia sáng mặt trời và nguồn cảm hứng. Anh ta là một thính giả tuyệt vời và anh ta luôn muốn giúp mọi người cải thiện bản thân". Người cộng sự này không trả lời các câu hỏi từ Reuters hôm 12/6.

Công ty nhựa Ryuhana đóng cửa năm 2004 khi những người chủ nhỏ tuổi bước vào đại học và mở một doanh nghiệp mới ở California, theo trang web này. Việc liên lạc với những thành viên khác của website không thể thực hiện được.
Ryuhana đăng ký một địa chỉ ở Fort Meade, Maryland, ngay cạnh Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).

Thanh Hảo(Theo Huffington Post)

Edward Snowden - Mỹ truy lùng, Nga săn đón

Mọi chi tiết liên quan đến Edward Snowden tiếp tục được dư luận quan tâm và theo dõi sát sao trong bối cảnh nhân vật này bị cáo buộc tội phản quốc và đang bị tình báo Mỹ truy lùng ráo riết.
 


Mỹ, Edward Snowden, tị nạn, tiết lộ tình báo, anh hùng, phản bội
Edward Snowden đã làm việc cho NSA 4 năm.

Edward Snowden, 29 tuổi, là một chuyên gia kỹ thuật làm việc cho một công ty tư nhân nhận hợp đồng phụ của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA). Anh ta đã đi trốn sau khi lấy trộm các tài liệu mật của NSA tại cơ sở ở Hawaii và đến Hongkong ngày 20/5.
Anh hùng hay kẻ phản bội?
Vào tuần trước, Snowden quyết định lộ mặt sau những tiết lộ động trời về chương trình PRISM theo dõi rộng khắp của NSA đối với các hồ sơ Internet và điện thoại của người dân nước này. Các nhà lập pháp Mỹ đã lên tiếng đòi yêu cầu dẫn độ nhân vật này ngay lập tức từ Hongkong về nước.
Một ngày sau khi công khai danh tính trên tờ báo Anh The Guardian, ngày 10/6, Snowden đã trả phòng tại khách sạn ở Hongkong, Không một ai biết người đàn ông 29 tuổi này đi đâu và hành động tiếp theo của anh ta là gì.
Nhà Trắng chưa có bình luận gì, mặc dù đã xác định Edward Snowden chính là nguồn tiết lộ cho báo chí rằng chính phủ Mỹ có các chương trình tuyệt mật theo dõi điện thoại và Internet của người dân. Phát ngôn viên Jay Carney của Nhà Trắng cho biết vụ này đang được điều tra và khẳng định các chương trình theo dõi đó được giám sát chặt chẽ, được cả Tòa án lẫn Quốc hội phê chuẩn.
Hiện tại, cơ quan tình báo quốc gia Mỹ đang duyệt lại những hậu quả tai hại từ việc tiết lộ này và cho biết thêm rằng "bất cứ người nào đã được điều chuẩn an ninh để có thể xử lý các thông tin tuyệt mật đều phải hiểu là mình có nghĩa vụ phải bảo vệ các thông tin đó và tuân thủ luật pháp".
Ngay khi Edward Snowden lộ danh tính, nhiều người đã tham gia kiến nghị ủng hộ anh ta trên trang mạng của Nhà Trắng. Họ ca ngợi Snowden là một người hùng và yêu cầu Tổng thống Barack Obama đặc xá cho anh ta. Phát ngôn viên Jay Carney không đưa ra bình luận nào, chỉ nói rằng phải có ít nhất 100.000 chữ ký thì Nhà Trắng mới phản hồi.
Trái lại, nhiều nghị sĩ Mỹ mô tả hành vi của anh là "phản quốc". Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, cho biết nhà chức trách Mỹ đang "hành động cương quyết" để tìm cách bắt giữ Snowden.
Chủ tịch Tiểu ban An ninh nội địa Hạ viện Peter King cho rằng "phải dùng hình phạt nặng nhất đối với Snowden và bắt đầu quá trình dẫn độ càng sớm càng tốt". Thượng nghị sĩ Bill Nelson thì mô tả hành vi của Snowden không phải là "thổi còi" mà là "phản quốc". "Anh ta phải bị truy tố theo pháp luật" - ông Nelson nhấn mạnh.
Nga "bật đèn xanh" tị nạn?
Ngay sau khi Snowden biến mất khỏi khách sạn ở Hongkong, ngày 11/6, nhật báo Kommersant dẫn lời phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Putin rằng Nga sẽ xem xét một yêu cầu tị nạn từ "người thổi còi" Mỹ nếu như yêu cầu đó được đưa ra.

Hiện tại, một câu hỏi được đặt ra liệu Snowden có xin tị nạn tại Nga sau khi được Moscow "bật đèn xanh" hay không? Thực tế, Nga không có các điều luật dẫn độ với Mỹ.
Vào đầu năm 2012, Mỹ và Nga có thương thảo nhằm thiết lập một hiệp ước dẫn độ tiếp sau hai trường hợp Viktor Bout và Vladimir Zdorovenin, đều là công dân Nga bị các điệp vụ Mỹ bắt ở nước ngoài và đưa tới Mỹ. Tuy nhiên, các cuộc thương thảo đó không mang lại kết quả.
Một thực tế khác là nhiều thành viên chính phủ Nga luôn sẵn sàng đồng ý cho tị nạn. Nhật báo Kommersant dẫn lời một thành viên Ủy ban Duma Quốc gia Nga phụ trách Chính sách thông tin, Robert Schlegel, nói rằng cho Snowden tị nạn sẽ là một "ý kiến hay".
Snowden từng kể với báo The Guardian rằng anh ta hy vọng sẽ được cho phép tị nạn ở Iceland song người đứng đầu cơ quan nhập cư Iceland khẳng định nước này chưa nhận được yêu cầu chính thức nào, đồng thời cho biết Snowden sẽ phải có mặt ở trên lãnh thổ nước này thì mới làm được điều đó.
Trước đó, Snowden nói với báo The Guardian của Anh rằng quyết định công bố các tài liệu của NSA đồng nghĩa với việc anh ta không bao giờ có thể trở về nhà được nữa. Chuyên gia công nghệ này cũng khẳng định anh ta muốn hy sinh bởi "động cơ duy nhất của tôi là công bố cho công chúng về "bộ máy giám sát khổng lồ".

Các tiền lệ
Trước vụ Snowden, nước Mỹ cũng rúng động bởi tiết lộ của Bradley Manning - một chuyên gia phân tích tình báo trong quân đội Mỹ.
Mỹ, Edward Snowden, tị nạn, tiết lộ tình báo, anh hùng, phản bội
Bradley Manning

Bradley Manning được quyền tiếp cận với rất nhiều thông tin nhạy cảm và đứng sau vụ rò rỉ tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử Mỹ cho trang mạng chuyên cung cấp thông tin mật WikiLeaks. Trong số hàng nghìn trang tài liệu mà Bradley bị buộc tội trao cho Wikileaks có video trực thăng Apache giết hại 12 dân thường ở Baghdad năm 2007.
Lịch sử Mỹ cũng từng chứng kiến một vụ rò rỉ chấn động của cựu nhân viên Cục điều tra liên bang Mỹ William Mark Felt trong vụ bê bối Watergate hồi những năm 1970.
Ông Felt đã tiết lộ thông tin cho 2 phóng viên tờ Washington Post là Bob Woodward và Carl Bernstein để điều tra và đưa ra ánh sáng vụ đột nhập gài máy nghe trộm tại khách sạn Watergate ở Washington DC của chính các nhân vật thân cận của Tổng thống Nixon nhằm vào đối thủ. Trước áp lực và nguy cơ mất chức, vào tháng 8/1974, Tổng thống Nixon đã phải tuyên bố từ chức.

Thanh Hảo (Tổng hợp)

Một loạt cường quốc đau đầu vì bê bối gián điệp Mỹ

Các tiết lộ động trời về chương trình do thám internet bí mật và khổng lồ của Mỹ đã dấy lên các câu hỏi khó xử cho các quốc gia đồng minh, buộc họ phải giải thích xem liệu họ có để cho Washington do thám các công dân của mình hay được lợi gì từ việc vốn bị cho là bất hợp pháp ở quốc gia họ hay không.
TIN BÀI LIÊN QUAN

tình báo, do thám, gián điệp,nghe lén, PRISM
Edward Snowden - người đã tiết lộ về chương trình do thám PRISM. Hiện, Snowden đang ở HongKong.
Các quan chức Mỹ đã xác nhận rằng chương trình này có tồn tại, với mật danh là PRISM. Theo báo Mỹ và Anh, chương trình này cho phép Washington thâm nhập vào email, các đoạn trao đổi trên web và các loại hình giao tiếp khác từ các công ty như Goolge, Facebook. Twitter và Skype.
Luật pháp của Mỹ đặt ra các giới hạn đối với việc chính quyền do thám người dân trong nước, nhưng lại không có giới hạn nào đối với việc nghe lén các cuộc đối thoại của người nước ngoài, bao gồm cả với các quốc gia đồng minh mà Mỹ chia sẻ thông tin tình báo.
Điều này cũng có nghĩa là Washington có thể cung cấp cho các chính phủ thân thiết thông tin không hạn chế về các cuộc đối thoại của công dân nước họ trên internet.
Ngoại trưởng Anh đã lên truyền hình để trấn an người dân rằng các cơ quan tình báo của Anh không hề vi phạm các luật hạn chế hoạt động của họ, trong đó có việc nhận các thông tin do Washington thu thập.
Tại Anh, các chính trị gia đặt câu hỏi liệu việc tiếp cận dữ liệu mà Washington thu thập có cho phép đơn vị nghe lén của London là GCHQ vượt qua các giới hạn về quyền lực trong việc do thám hay không. Anh là đồng minh chính của Mỹ trên chiến trường Iraq và Afghanistan nên các cơ quan tình báo hai bên đã có mối quan hệ rất bền chặt.
Ngoại trưởng Anh William Hague không nói về những thông tin mà Anh nhận được từ Mỹ về công dân của mình, nhưng lại nói rằng việc GCHQ sử dụng quan hệ với Washington để 'né' luật của Anh là việc làm 'vô nghĩa'.
"Tất nhiên là chúng tôi chia sẻ rất nhiều thông tin với Mỹ. Nhưng nếu thông tin mà Anh nhận được từ phía Mỹ thì nó vẫn nằm trong luật định"- ông Hague nói.
Tuy nhiên, người phát ngôn phe đối lập Công Đảng là Douglas Alexander nói rằng ông Hague cần cởi mở hơn. "Điều sống còn là chính phủ giờ phải trấn an những người dân đang lo ngại về các báo cáo này" - ông Alexander nói.
Tại Đức, phe đối lập nói rằng Thủ tướng Angela Merkel cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ người dân Đức khỏi bị Mỹ do thám và yêu cầu câu trả lời về vấn đề này khi Tổng thống Barack Obama có chuyến công du tới Đức vào tháng này.
Đức là quốc gia có các luật rất mạnh về vấn đề bảo mật. Phe đối lập nói rằng chính phủ phải chịu trách nhiệm cho việc Mỹ do thám công dân Đức.
"Không ai cảm thấy có vấn đề gì với việc Mỹ do thám các tên khủng bố - điều đó cũng ngăn những tên khủng bố này tấn công Đức" - phát biểu của Thomas Oppermann, một nhà lập pháp cấp cao thuộc đảng đối lập Dân chủ Xã hội.
"Nhưng việc Mỹ do thám toàn bộ các công dân lại hoàn toàn không thích đáng. Chính phủ Đức cũng phải bảo vệ quyền bảo mật của người dân Đức trước Mỹ" - Oppermann nói thêm.
Nhà lập pháp Renate Kuenast của đảng Xanh nói rằng vụ việc 'có vẻ như sẽ là một trong những bê bối lớn nhất trong việc chia sẻ dữ liệu' (giữa tình báo các nước).
Tại Australia, một nguồn tin chính phủ nói rằng các tiết lộ về chương trình do thám của Mỹ có thể gây khó khăn thêm cho việc thông qua luật cho phép chính phủ thâm nhập vào dữ liệu internet trong nước.
Phe đối lập bảo thủ đang có nhiều cơ hội thắng cử trong tháng Chín này nói rằng chương trình PRISM gây 'phiền phức' cho họ, và lo ngại là dữ liệu của công dân Australia cũng bị thâm nhập. Đảng Xanh của Australia cũng kêu gọi chính phủ trả lời rõ liệu các cơ quan tình báo của Australia có thâm nhập vào dữ liệu của Mỹ hay không.
"Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ lưỡng bất kỳ dấu hiệu nào nổi lên đối với an ninh và bảo mật của người dân Australia" - Ngoại trưởng Bob Carr của Australia nói.
Còn tại New Zealand, vụ bê bối của CIA có thể gây thêm nhiều rắc rối cho một chính phủ từng bị buộc thừa nhận rằng họ đã do thám bất hợp pháp một ông trùm của hãng chia sẻ dữ liệu internet Kim Dotcom, bản thân người này đang đấu tranh với việc dẫn độ sang Mỹ vì sao chụp, phát tán dữ liệu máy tính.
Lê Thu (theo Reuters/CNA/AP)

Edward Snowden muốn trở về Mỹ chịu tội

Ngày 3/3, luật sư của cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden cho biết nhân vật đang bị Mỹ truy nã gắt gao vì đã tiết lộ hàng loạt thông tin mật liên quan đến chương trình do thám toàn cầu của NSA đang tìm cách trở về Mỹ để “chịu tội”.   

    Thông tin trên được luật sư người Nga Anatoly Kucherena đưa ra trong một cuộc họp báo giới thiệu về cuốn sách mà ông đã viết về thân chủ của mình, Edward Snowden. Hiện Snowden đang sống ở Nga theo quy chế tị nạn tạm thời trong thời hạn 3 năm.
    Ông Kucherena nói: “Tôi sẽ không giữ bí mật rằng cậu ấy muốn trở về nhà. Và hiện chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đang hợp tác với các luật sư Mỹ và Đức để thu xếp ổn thỏa cho Snowden về nước”.
     edward snowden muon tro ve my chiu toi hinh anh 1
    Edward Snowden hiện đang bị Mỹ truy nã gắt gao vì đã tiết lộ các tài liệu mật của NSA

    Sau khi nhận được thông tin trên, các quan chức Mỹ cho biết họ sẵn sàng chào đón Snowden trở về nước, nhưng anh ta sẽ vẫn phải đối mặt với các cáo trạng hình sự liên quan đến hành vi gián điệp.
    Mỹ muốn đưa Snowden ra trước tòa án để xét xử vì hành vi tiết lộ các tài liệu mật của anh này đã vi phạm các đạo luật liên quan đến hoạt động gián điệp của Mỹ. Theo quy định của luật pháp Mỹ, các hành vi gián điệp có thể phải chịu mức án tử hình.
    Trước đây, Snowden đã tuyên bố rằng anh sẵn sàng trở về Mỹ nếu nhà chức trách Mỹ đảm bảo rằng anh sẽ được xét xử trong một phiên tòa công bằng.
    Dù được nhiều tổ chức nhân quyền và nhà hoạt động ca ngợi về lòng dũng cảm quên mình, song Snowden lại bị gọi là “kẻ phản bội nước Mỹ” ở chính quê hương mình.
    Ông Marc Raimondi, người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi vẫn giữ quan điểm rằng Snowden phải trở về Mỹ để đối mặt với các cáo trạng hình sự. Nếu làm vậy, anh ta sẽ được áp dụng các quy trình xét xử và bảo vệ đầy đủ”.
    Từ trước tới nay, chính phủ Mỹ luôn thể hiện quan điểm rằng Snowden không phải là một “người tuýt còi” mà là một nghi phạm tiết lộ thông tin mật, “gây nguy hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của nước Mỹ”, ông Raimondi nhấn mạnh.
    Theo Trí Dũng (Theo Reuters)

    Hết hạn tỵ nạn tại Nga, Snowden sẽ sống ở đâu?

    Ngày 2.6, hãng tin AFP trích dẫn nguồn tin của truyền thông Brazil cho biết: Cựu tình báo Mỹ Edward Snowden đang sống tại Nga, đã xin tỵ nạn ở quốc gia Nam Mỹ này.   

      Cựu tình báo Mỹ Edward Snowden nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Globo của Brazil rằng: “Tôi muốn sống ở Brazil”. Anh cũng cho biết thêm rằng đã chính thức xin sống tỵ nạn ở một số quốc gia, trong đó có Brazil.


       het han ty nan tai nga, snowden se song o dau? hinh anh 2Edward Snowden

      Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Brazil lại khẳng định rằng chưa nhận được đề nghị nào của Edward Snowden.


      Trước đó, truyền thông đã đưa tin, Edward Snowden đã gửi thư ngỏ cho chính quyền Brazil tỏ ý muốn trợ giúp cuộc điều tra do thám của Mỹ, đổi lại anh được cấp giấy phép tỵ nạn chính trị. Tuy nhiên, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff phát biểu, chính phủ của bà không có bình luận gì về lá thư ngỏ.

      Trong khi đó, người dân Brazil ra sức bênh vực, muốn cho Edward Snowden được sống tỵ nạn tại đây. Chiến dịch kêu gọi cấp giấy phép sống tỵ nạn cho cựu tình báo Mỹ này đã thu được hơn 1 triệu chữ ký ủng hộ.

      Trước đây, Edward Snowden đã nói muốn trở về Mỹ, song cũng muốn được gia hạn sống tỵ nạn tại Nga. Được biết, giấy phép sống tỵ nạn tạm thời tại Nga của anh sẽ hết hạn trong tháng 8 tới.
      Theo Cẩm Mai (theo RIA) (Cẩm Mai (theo RIA))

      Kẻ bị truy nã hàng đầu ở Mỹ được đề cử cho Nobel Hòa bình

      Edward Snowden đã “tiết lộ bản chất và khả năng thực sự của công nghệ giám sát hiện đại,” và điều đó góp phần không nhỏ cho việc xây dựng hòa bình thế giới - là khẳng định của hai nhà lập pháp Na Uy trên website của Đảng Cánh Tả nước này.   

        Theo các quy định của Ủy ban Nobel Na Uy, Bard Vegar Solhjell và Snorre Valen hoàn toàn có đủ khả năng giới thiệu các đề cử cho giải Nobel với tư cách là những nhà lập pháp.
        Hạn cuối tiếp nhận các đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm nay là vào thứ Bảy tới đây và chủ nhân giải thưởng sẽ được công bố trong tháng Mười. Danh sách đề cử của mỗi năm sẽ được giữ kín trong vòng 50 năm sau đó.
        Đây là một trong 5 giải thưởng ban đầu của giải Nobel và theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, giải thưởng này nên được trao cho “những người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình” (theo Wikipedia).
         ke bi truy na hang dau o my duoc de cu cho nobel hoa binh hinh anh 1
        Kẻ bị truy nã hàng đầu ở Mỹ Edward Snowden.

        Edward Snowden - kẻ đã tiết lộ hàng loạt các thông tin động trời về Cơ quan Anh ninh Quốc gia Mỹ (NSA)
        “Không thể phủ nhận rằng những hành động của Edward Snowden rất có khả năng ảnh hưởng xấu đến lợi ích an ninh của một số quốc gia trong thời gian ngắn. Chúng tôi không nhất thiết phải bỏ qua hay biện hộ cho những tiết lộ của anh ta” Solhhejll và Valen cho biết. “Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những hành động công khai và sự chuyển biến trong các chính sách mới sau làn sóng nổi dậy từ các thông tin của Snowden đã góp phần làm cho trật tự thế giới trở nên ổn định và hòa bình hơn. Những hành động của anh ta đã làm chuyển hướng niềm tin và sự minh bạch, đó là nguyên tắc hàng đầu cho chính sách an ninh toàn cầu. Giá trị của nó là không thể đánh giá được”
        Snowden đã được Nga cho phép tị nạn từ tháng Sáu năm trước và hiện vẫn đang cư trú tại quốc gia này. Ở Mỹ, Snowden phải đối mặt với các tội danh gián điệp, trộm cắp tài sản của Chính phủ cũng như tiết lộ các thông tin cơ mật của chương trình gián điệp.
        Theo Hạ Anh (theo CNN) (Hạ Anh (theo CNN))

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét