Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 105

(ĐC sưu tầm trên NET)




Giải mã kế hoạch giải phóng Đài Loan bất thành của Trung Quốc - Kỳ 1

Vĩnh Hà |
Giải mã kế hoạch giải phóng Đài Loan bất thành của Trung Quốc - Kỳ 1
Thủy quân Lục chiến Trung Quốc diễn tập đổ bộ
 

Sau khi Trung Quốc đại lục cơ bản được giải phóng, Mao Trạch Đông bắt đầu lên kế hoạch giải quyết vấn đề Đài Loan.






Ngoài việc chuẩn bị giải phóng Đài Loan bằng vũ lực, lãnh đạo Trung Quốc cũng chuẩn bị phương án giải quyết hòa bình.
Sau chiến tranh Triều Tiên, do lực lượng Hạm đội 7 của Mỹ tập kết tại khu vực eo biển Đài Loan, việc giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực lại tiếp tục bị trì hoãn.
500 NGHÌN QUÂN ĐƯỢC HUY ĐỘNG
Theo tính toán của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, việc giải phóng Đài Loan có thể chia thành 3 bước:
Một là nhanh chóng xây dựng lực lượng hải quân, không quân để giành quyền kiểm soát trên biển, trên không; hai là nhanh chóng giải phóng các đảo vùng Đông Nam duyên hải nhằm xây dựng trận địa tiền duyên để tấn công Đài Loan; ba là phát động tấn công toàn diện đối với Đài Loan.
Từ ngày 1 - 3/2/1949, Mao Trạch Đông đã bí mật gặp đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Ivanovich Mikoyan.
Trang mạng Nhân dân của Trung Quốc cho biết tại cuộc gặp này, Mao Trạch Đông bày tỏ: “Hiện nay, chúng tôi vẫn còn một nửa lãnh thổ chưa được giải phóng. Vấn đề trên bộ tương đối dễ giải quyết, sử dụng đến quân đội là được.
Vấn đề trên biển thì tương đối phức tạp, cần áp dụng phương thức giải quyết linh hoạt, hoặc áp dụng biện pháp quá độ hòa bình, như vậy sẽ cần nhiều thời gian”.
Ông dự báo toàn bộ lực lượng tàn dư của Quốc dân đảng sẽ rút về Đài Loan. Do Đài Loan nằm dưới sự bảo hộ của Mỹ, cho nên, vấn đề Đài Loan phức tạp hơn vấn đề Tây Tạng, muốn giải quyết được càng cần thời gian.
Đây là lần đầu tiên Mao Trạch Đông bàn về vấn đề Đài Loan và ông đã lường được cục diện phức tạp có thể xuất hiện.

Chân dung nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Hoa Đông Lật Dụ
Chân dung nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Hoa Đông Lật Dụ
Tháng 3/1949, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức hội nghị để thảo luận về phạm vi phụ trách của Cục Hoa Đông (cơ quan đại diện tại khu vực Hoa Đông của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Mao Trạch Đông đề nghị phải đưa Đài Loan vào phạm vi phụ trách của cơ quan này.
Theo yêu cầu của Trung ương Đảng, Cục Hoa Đông đề xuất danh sách nhân sự trong chính quyền tỉnh Đài Loan sau giải phóng gồm: Thư Đồng là Bí thư Tỉnh ủy, Lưu Cách Bình làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Lúc này ê kíp lãnh đạo của Tỉnh ủy, Thị ủy, Huyện ủy và lãnh đạo các ban ngành thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Đài Loan sau giải phóng cũng được xây dựng xong, đồng thời họ được tập trung để bồi dưỡng kiến thức, chính sách về Đài Loan.
Sau đó, cuộc tấn công Đài Loan không thực hiện được, những cán bộ này được chuyển sang thành lập trường Đại học Cách mạng Nhân dân Hoa Đông.
Ngày 15/3/1949, Tân Hoa xã đăng bài xã luận với tiêu đề “Nhân dân Trung Quốc nhất định phải giải phóng Đài Loan”.
Đây là khẩu hiệu đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến việc giải phóng Đài Loan. Đầu tháng 7/1949, Mao Trạch Đông và Chu Đức thảo luận về vấn đề tấn công Đài Loan.
Họ cho rằng, chỉ cần Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc vài chục chiếc máy bay, giành được quyền kiểm soát trên không, quân đội Trung Quốc sẽ có thể phát động chiến dịch tấn công Đài Loan.

Trận địa pháo của quân đội Trung Quốc trong sự kiện Pháo kích Kim Môn
Trận địa pháo của quân đội Trung Quốc trong sự kiện Pháo kích Kim Môn
Ngày 3/7/1949, Mao Trạch Đông và Chu Đức gửi điện cho Trần Nghị, Lật Dụ, Trương Ái Bình thuộc Quân khu Hoa Đông với nội dung:
“Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sắp được thành lập, hy vọng các đồng chí nhanh chóng làm tốt công tác chuẩn bị để giải phóng Đài Loan, tăng cường sức mạnh hải quân để khi có lệnh của Trung ương thì kịp thời tiêu diệt địch”.
Thất bại của trận chiến Kim Môn vào tháng 10/1949 cũng không hề lay chuyển quyết tâm giải phóng Đài Loan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông.
Qua nghiên cứu Trung ương Đảng quyết định: nhiệm vụ trong năm 1950 của quân đội Trung Quốc là giải phóng đảo Hải Nam, Đài Loan, Tây Tạng và quét sạch lực lượng tàn dư của Quốc dân đảng trong vùng lãnh thổ đã giải phóng.
Cùng với việc giải phóng đảo Hải Nam vào tháng 5/1950, hầu hết mọi người cho rằng ngày giải phóng Đài Loan không còn xa nữa.

Quang cảnh đấu pháo trong sự kiện Pháo kích Kim Môn
Quang cảnh đấu pháo trong sự kiện Pháo kích Kim Môn
Ngày 17/5/1950, Quân đoàn dã chiến 3 công bố “Một số kiến nghị về việc bảo đảm thắng lợi trong cuộc tấn công Đài Loan”.
Bên cạnh đó, Sở chỉ huy tiền phương được thành lập do Lật Dụ làm tổng chỉ huy, đồng thời huy động lực lượng khoảng 500.000 quân làm công tác chuẩn bị cho cuộc tấn công Đài Loan.
Đầu tháng 6/1950, trong Hội nghị Trung ương 3 Khóa 7, Mao Trạch Đông nhắc lại quyết tâm “giải phóng Đài Loan, Tây Tạng, đấu tranh đến cùng với chủ nghĩa đế quốc”.
Tại hội nghị, Phó Tư lệnh Quân khu Hoa Đông Lật Dụ đã báo cáo các bước triển khai cụ thể và tình hình công tác chuẩn bị cho việc giải phóng Đài Loan. Mao Trạch Đông ngay lập tức quyết định Lật Dụ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chiến dịch này.
Có lẽ vì vậy, Phòng Tình báo Viễn Đông của Mỹ từng cảm thán rằng: “Trước ngày 15/7/1950, Đài Loan sẽ hứng chịu cuộc tấn công toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Do quân đội của chính quyền Đài Loan rời rạc, lòng dân hoang mang, chỉ trong vài tuần kể từ sau khi phát động tấn công, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chiếm được Đài Loan một cách thuận lợi”.
Đón xem kỳ cuối: Tuột mất thời cơ vàng
theo Báo tin tức



Giải mã kế hoạch giải phóng Đài Loan bất thành của Trung Quốc - Kỳ cuối

Vĩnh Hà |
Giải mã kế hoạch giải phóng Đài Loan bất thành của Trung Quốc - Kỳ cuối
Ảnh minh họa

Ngày 25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ dẫn đến những thay đổi to lớn, ảnh hưởng tới kế hoạch của Trung Quốc.

Giữa tháng 7/1950, quân đội Mỹ đổ bộ lên Incheon. Quân đội Triều Tiên trước sau đều có địch nên chịu thương vong nặng nề, đối mặt với bước chuyển ngoặt tiêu cực.
TUỘT MẤT THỜI CƠ VÀNG
Ngày 29/9, Mao Trạch Đông gửi thư cho Tổng cục trưởng Tổng cục truyền thông Hồ Kiều Mộc, chỉ thị: “Sau này hãy chú ý, chỉ nói đến việc tấn công Đài Loan và Tây Tạng, không đề cập mốc thời gian”.
Ngày 2/10/1950, quân đội Liên hợp quốc vượt qua vĩ tuyến 38 và nhanh chóng tiến đến khu vực sông Áp Lục. Tình thế nghiêm trọng buộc Mao Trạch Đông phải trì hoãn kế hoạch giải phóng Đài Loan.
Khi bàn về vấn đề này, nguyên Phó Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Vương Lực nhớ lại: “Mao Trạch Đông từng nói với tôi, đây là sai lầm lịch sử to lớn đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau Đại hội 7.
Khi đó, Tưởng Giới Thạch chưa ổn định vị thế, Mỹ cũng rút Hạm đội 7 ra khỏi Đài Loan. Đây vốn là thời cơ tốt nhất để giải phóng Đài Loan, nhưng chúng ta (Trung Quốc) đã để tuột mất.
Chúng ta chỉ thấy Hồ Tông Nam vẫn còn nắm giữ lượng quân lớn tại Tây Nam nên cử một phần của Quân đoàn dã chiến số 2 đi Tây Nam. Quân đoàn dã chiến số 3 lại có nhiệm vụ trấn giữ các thành phố lớn và tiễu trừ lực lượng tàn dư của địch.
Do vậy, ta không tập hợp lực lượng của 2 quân đoàn này lại để giải phóng Đài Loan mà chỉ sử dụng lực lượng không tinh nhuệ vào trận chiến Kim Môn để rồi bại trận.
Như vậy, ở đại lục chúng ta thắng, Tưởng Giới Thạch thua, còn ở Đài Loan thì ngược lại. Đây là một sai lầm lịch sử to lớn và không thể cứu vãn.
Tuy nhiên chúng ta và Tưởng Giới Thạch vẫn còn 2 điểm chung: thứ nhất, Trung Quốc cần độc lập; thứ hai, Trung Quốc cần thống nhất. Việc thống nhất này sẽ là vấn đề lâu dài”.

Tranh cổ động có tiêu đề “Chúng ta nhất định phải giải phóng Đài Loan”
Tranh cổ động có tiêu đề “Chúng ta nhất định phải giải phóng Đài Loan”
Tháng 7/1953, Hiệp định Đình chiến tại Triều Tiên được ký kết. Mao Trạch Đông cho rằng đã đến lúc cần giải quyết vấn đề Đài Loan.
Tháng 10/1953, Mao Trạch Đông phát biểu tại hội nghị của Quân ủy Trung ương: “Chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên đã kết thúc, chúng ta đã nhẹ gánh...
Hai năm qua, nhân lúc chúng ta mải tập trung vào việc chống Mỹ, chi viện Triều Tiên, lại ỷ thế được Mỹ chống lưng, Tưởng Giới Thạch tha hồ làm mưa làm gió, thậm chí còn mơ tưởng đến việc phản công Đại lục!
Giờ chúng ta đã rảnh tay, tôi thấy đã đến lúc cần tập trung lực lượng để giải quyết vấn đề Đài Loan”.
Mao Trạch Đông yêu cầu mọi người “Ngay từ bây giờ phải lập tức bắt tay chuẩn bị, xét vấn đề an ninh lâu dài, không thể không giải phóng Đài Loan”.

Bộ đội Biên phòng Trung Quốc quan sát tình hình sau khi không quân Mỹ vừa ném bom xuống khu vực Sinuiju, Triều Tiên vào thời điểm cuối năm 1950
Bộ đội Biên phòng Trung Quốc quan sát tình hình sau khi không quân Mỹ vừa ném bom xuống khu vực Sinuiju, Triều Tiên vào thời điểm cuối năm 1950
Ngày 23/7/1954, Mao Trạch Đông điện cho Chu Ân Lai khi đó đang ở Geneva, chỉ rõ: “Nhằm phá vỡ sự liên kết Mỹ - Đài về chính trị, quân sự, cần nêu rõ khẩu hiệu ‘giải phóng Đài Loan’ đối với nhân dân cả nước cũng như toàn thế giới.
Ngay sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc mà chúng ta không đề ra nhiệm vụ ‘giải phóng Đài Loan’ là không thỏa đáng. Nếu chúng ta vẫn không triển khai thực hiện nhiệm vụ đó vào thời điểm này, chúng ta sẽ phạm sai lầm chính trị nghiêm trọng”.
Ngày 22/8/1954, trong Hội nghị Hiệp thương chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng các đảng phái dân chủ và các đoàn thể, tổ chức nhân dân cùng ra “Tuyên bố chung về việc giải phóng Đài Loan”.
Cao trào tuyên truyền về việc “nhất định phải giải phóng Đài Loan” dấy lên.

Lễ xuất quân tham chiến tại Triều Tiên ngày 6/5/1951 của Sư đoàn 11 độc lập đóng tại Hoa Bắc thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Lễ xuất quân tham chiến tại Triều Tiên ngày 6/5/1951 của Sư đoàn 11 độc lập đóng tại Hoa Bắc thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Quân ủy Trung ương cũng đề ra phương án tác chiến “Tấn công đảo Đài Loan theo hướng từ bắc đến nam với quy mô từ nhỏ đến lớn”.
Tháng 8/1954, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Quân khu Hoa Đông ra mệnh lệnh chuẩn bị tác chiến với quân đội Quốc dân đảng cho binh sĩ tham chiến, đồng thời phê chuẩn thành lập Sở chỉ huy tiền phương Chiết Đông do Trương Ái Bình làm Tư lệnh kiêm Chính ủy.
Đầu năm 1955, lực lượng bộ đội của Quân khu Hoa Đông bắt đầu thực hiện kế hoạch giải phóng các đảo vùng Đông Nam duyên hải. Đến ngày 25/2/1955, toàn bộ các đảo duyên hải thuộc tỉnh Chiết Giang đã được giải phóng.
Sau đó, tuân theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương, lực lượng bộ đội của Quân khu Hoa Đông tiến vào Phúc Kiến hội nhập với lực lượng bộ đội Phúc Kiến, chuẩn bị tiến đánh Kim Môn, Đài Loan.
Cùng lúc này, Chính phủ Mỹ không ngừng mở rộng can thiệp vào vấn đề Đài Loan. Ngày 2/11/1954, Mỹ và Đài Loan ký kết “Hiệp định phòng thủ chung”.
Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua “Nghị quyết khẩn cấp về việc Quốc hội trao quyền cho Tổng thống Mỹ sử dụng lực lượng vũ trang tại eo biển Đài Loan”.
Theo thống kê, Hạm đội 7 của Mỹ đã tập kết lực lượng đông đảo gồm 5 tàu sân bay, 3 tuần dương hạm, 40 khu trục hạm tại vùng Đông Nam duyên hải nhằm can thiệp vào công cuộc giải phóng Đài Loan của Trung Quốc.
Sự can thiệp của Mỹ đã tạo ra rất nhiều khó khăn, khiến cho kế hoạch giải phóng Đài Loan của Trung Quốc bất thành.
theo Báo tin tức



6 chiến thuật lạ đời tạo chiến thắng bất ngờ trong lịch sử chiến tranh

Anh Tuấn |
6 chiến thuật lạ đời tạo chiến thắng bất ngờ trong lịch sử chiến tranh

Đã có lúc, kết cục của một cuộc chiến được quyết định không phải bằng sức mạnh quân sự hay sức người, mà bằng những mánh khóe không ai ngờ tới. Dưới đây là 6 chiêu trò đã được sử dụng.

1. Chiến dịch Mincemeat
Quân Đồng minh đổ bộ lên đảo Sicily (Ý) vào tháng 7/1943.
Trong thời Thế chiến II, quân đội Anh đã tiến hành một hoạt động phản gián mang tên Chiến dịch Mincemeat.
Mục tiêu của nó là nhằm khiến quân Phát xít Đức tưởng rằng quân Đồng minh sẽ đổ bộ lên đảo Sardinia và Hy Lạp thay vì Sicily, nơi họ đã tiến quân vào tháng 7/1943.
Chiến dịch này diễn ra thành công nhờ việc quân đội Anh có trong tay thi thể của một người đàn ông vô gia cư ở London.
Thi thể được hóa trang trở thành một Thiếu tá của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh, đồng thời được giấu hồ sơ giả vào trong người rồi thả ra ngoài khơi Tây Ban Nha.
Quân đội Anh đã cảnh báo phía Tây Ban Nha, trước đó đã tuyên bố trung lập trong cuộc chiến, hãy cảnh giác tìm kiếm thi thể của một binh lính Anh mang tài liệu quan trọng.
Số văn bản này ngay lập tức được chính quyền Tây Ban Nha thời đó giao cho quân Phát xít và khiến Hitler điều quân khỏi Sicily sau đó.
2. Dùng thuốc lá cuộn Heroin
Binh lính Anh thời Thế chiến I trong chiến hào.
Binh lính Anh thời Thế chiến I trong chiến hào.
Vào thời Thế chiến I, quân đội Anh và đế chế Ottoman giao tranh kiịch liệt với nhau trên các chiến hào ở Palestine trong một thời gian dài, song không đạt được tiến triển rõ rệt.
Sau đó, quân Anh phát hiện ra rằng quân Ottoman đã không còn thuốc lá để hút, và để hạ thấp tinh thân của quân dịch, binh lính Anh bắt đầu tuồn các bao thuốc lá bọc thư tuyên truyền cho quân Ottoman.
Thay vì đầu hàng, quân Ottoman vứt thư tuyên truyền và hút thuốc như bình thường. Quân Anh ngay lập tức thay đổi chiến thuật của mình: trước khi tấn công, họ vứt các bao thuốc lá có cuộn heroin.
Say sưa với hương vị heroin, sức khỏe của binh lính Ottoman suy yếu và dần bị thua cuộc trước sức tấn công của quân Anh.
3. Di chuyển toàn bộ hạm đội qua đất liền
Quân đế chế Ottoman đã đưa toàn bộ lực lượng hải quân của mình lên bờ để vượt qua dây xích khổng lồ của quân Byzantine.
Quân đế chế Ottoman đã đưa toàn bộ lực lượng hải quân của mình lên bờ để vượt qua dây xích khổng lồ của quân Byzantine.
Trong cuộc chinh phạt thủ đô Constantinople (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) của Đế chế Byzantines vào năm 1453, quân đội đế chế Ottoman đã đối mặt với một thách thức lớn.
Quân Byzantines đã dựng một dây xích khổng lồ dọc vịnh Sừng Vàng, vùng biển cửa ngõ nối Constantinople ra biển. Dây xích này khiến hải quân Ottoman không thể tiếp cận thủ đô Byzantine.
Sau đó quân Ottoman nghĩ ra một ý tưởng độc đáo, đó là di chuyển toàn bộ hải quân của mình lên bờ vòng qua vịnh bằng cách dùng các cây gỗ tròn lót đáy tàu và dùng sức người để kéo di chuyển trên đất liền.
Chiến thuật này đã giúp quân Ottoman vòng qua qua dây xích khổng lồ trên Vịnh, thực hiện cuộc tấn công quân Byzantines từ nhiều mặt trận và giành chiến thắng cuối cùng
4. Hành quân nghi binh
Quân miền Bắc nước Mỹ vào Thế kỷ 19 chờ đợi đối phương đến.
Quân miền Bắc nước Mỹ vào Thế kỷ 19 chờ đợi đối phương đến.
Vào thời Nội chiến ở Mỹ, Tướng miền Nam Mỹ John B. Magruder đã đối đầu với Tướng miền Bắc George B. McClellan tại thành phố Yorktown. Quân miền Nam khi đó đã bị áp đảo về quân số khi miền Bắc đông hơn họ gấp 4 lần.
Để đánh lừa quân miền Bắc, ông Magruder cho quân lính hành quân qua lại liên tục để đánh lừa thám báo của quân miền Bắc rằng quân trong thành phố đông hơn họ nghĩ. Kết quả là cuộc tấn công đã bị hoãn lại, và Magruder có thêm thời gian để củng cố quân số của mình.
5. Đối đãi tử tế sĩ quan cấp cao của đối phương
Một số sĩ quan cấp cao Đức đã được quân Anh đối đãi tử tế để tiết lộ thông tin mật.
Một số sĩ quan cấp cao Đức đã được quân Anh đối đãi tử tế để tiết lộ thông tin mật.
Vào thời Thế chiến II, quân đội Anh đã giam giữ các sĩ quan cấp cao của Phát xít Đức tại một biệt thự ở vùng quê nước Anh. Sĩ quan Đức được ăn uống đầy đủ, được nghe đài của Đức và được tự do nói chuyện với nhau thoải mái.
Nhưng có một điều mà các tù binh này không ngờ, đó là toàn bộ biệt thự đã bị cài máy nghe trộm và ở dưới tầng hầm là nhân viên tình báo Anh đã đang bí mật làm việc.
Toàn bộ cuộc nói chuyện của các sĩ quan Đức bị ghi âm lại và quân Anh biết được những chiến lược mà Phát xít Đức sử dụng, cũng như thông tin giữa các tướng lĩnh và Hitler.
6. Dùng... mèo để gây hoang mang cho quân địch
Mèo là loài vật thiêng liêng đối với người Ai Cập cổ đại.
Mèo là loài vật thiêng liêng đối với người Ai Cập cổ đại.
Vào năm 525 Trước Công nguyên, quân Ba Tư đã tiến quân vào Ai Cập để mở rộng đế chế của mình. Biết rằng người Ai Cập coi mèo là một loài vật thiêng liêng, quân Ba Tư đã lợi dụng điều này một cách rất hiệu quả.
Theo một văn tự cổ, quân Ba Tư đã cho sơn hình mèo lên khiên của mình, đồng thời mang hàng trăm con mèo ra chiến trường khi tiến công vào thành phố Pelusium của Ai Cập.
Do lo sợ làm tổn thương “loài vật thiêng liêng”, quân Ai Cập không dám tấn công quân Ba Tư và thành phố này đã thất thủ nhanh chóng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
theo Infonet



Quân đội Nga phát triển robot quái thú 4 chân phục vụ chiến đấu

Thanh Tùng |
Quân đội Nga phát triển robot quái thú 4 chân phục vụ chiến đấu

Theo Rossiyaskya Gazeta, hôm 4/4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đang phát triển loại robot chiến đấu dựa trên cơ sở những bản năng sinh học của các loài động vật hoang dã.






Hệ thống robot này có tên gọi là Rys (Lynx), được phát triển nhằm tạo ra một phương tiện trinh sát trên bộ hiệu quả (có khả năng tương tự như UGV), bên cạnh đó có thể đảm nhiệm tốt vai trò vận chuyển quân nhu đạn dược.
Hệ thống robot này có tên gọi là Rys (Lynx), được phát triển nhằm tạo ra một phương tiện trinh sát trên bộ hiệu quả (có khả năng tương tự như UGV), bên cạnh đó có thể đảm nhiệm tốt vai trò vận chuyển quân nhu đạn dược.

Tất cả các biến thể của nền tảng robot này đều có khối lượng từ 400 kg trở lên. Có khả năng vượt qua các bãi lầy, hố sâu… tầm 40 cm, Lynx sẽ đạt tốc độ khoảng 15 km/h trên đường tốt và 10 km/h đối với địa hình hiểm trở.
Tất cả các biến thể của nền tảng robot này đều có khối lượng từ 400 kg trở lên. Có khả năng vượt qua các bãi lầy, hố sâu… tầm 40 cm, Lynx sẽ đạt tốc độ khoảng 15 km/h trên đường tốt và 10 km/h đối với địa hình hiểm trở.

Đặc biệt hơn nhà sản xuất còn mong muốn tạo ra một sản phẩm có thể rà phá bom mìn hay các loại vũ khí...
Đặc biệt hơn nhà sản xuất còn mong muốn tạo ra một sản phẩm có thể rà phá bom mìn hay các loại vũ khí...

... thêm vào đó, loại robot này còn có thể tiến hành thiết lập một khu vực sơ cấp cứu trên chiến trường.
... thêm vào đó, loại robot này còn có thể tiến hành thiết lập một khu vực sơ cấp cứu trên chiến trường.

Rất nhiều phiên bản robot đã được quân đội Nga giới thiệu tại triển lãm RAE 2015, vũ khí mà chúng mang theo khá giống những loại đang trang bị cho các dòng xe bọc thép chiến đấu.
Rất nhiều phiên bản robot đã được quân đội Nga giới thiệu tại triển lãm RAE 2015, vũ khí mà chúng mang theo khá giống những loại đang trang bị cho các dòng xe bọc thép chiến đấu.

Thậm chí hệ thống pháo 30 mm cũng được nhà sản xuất (theo tin đồn sẽ có sự tham gia phát triển của Tập đoàn Uralvagonzavod) giới thiệu có khả năng trang bị cho nền tảng robot này. Thời gian để tiến hành các thử nghiệm trên thực địa dự kiến diễn ra trong năm 2019.
Thậm chí hệ thống pháo 30 mm cũng được nhà sản xuất (theo tin đồn sẽ có sự tham gia phát triển của Tập đoàn Uralvagonzavod) giới thiệu có khả năng trang bị cho nền tảng robot này. Thời gian để tiến hành các thử nghiệm trên thực địa dự kiến diễn ra trong năm 2019.

Tương tự như vậy, Hoa Kỳ cũng đang tiến hành đánh giá một vài mẫu robot quân sự do Cơ quan nghiên cứu quốc phòng cấp cao (DARPA) phát triển.
Tương tự như vậy, Hoa Kỳ cũng đang tiến hành đánh giá một vài mẫu robot quân sự do Cơ quan nghiên cứu quốc phòng cấp cao (DARPA) phát triển.
Dưới đây là một vài nguyên bản thử nghiệm của DARPA (Hoa Kỳ)

Mặc dù trông không hầm hố như các ý tưởng thiết kế của Nga, nhưng robot của DARPA được đánh giá có tính thực tiễn cao hơn nhiều.
Mặc dù trông không "hầm hố" như các ý tưởng thiết kế của Nga, nhưng robot của DARPA được đánh giá có tính thực tiễn cao hơn nhiều.
theo Trí Thức Trẻ



Balikatan 2016: Mỹ phô diễn vũ khí ngăn chặn tiếp cận hàng hải

Ly Vy |
Balikatan 2016: Mỹ phô diễn vũ khí ngăn chặn tiếp cận hàng hải

Trong ngày đầu tiên của cuộc tập trận vai-kề-vai Balikatan 2016, quân đội Mỹ đã tiến hành bắn thử nghiệm hệ thống rocket M142 HIMARS tại Philippines.




Theo đó, 2 hệ thống M142 của lính thủy đánh bộ Mỹ đã bắn tổng cộng 6 quả đạn tập giảm tầm (rút ngắn tầm bắn so với đạn thông thường chỉ còn 15km tối đa và không có đầu nổ) tại Crow Valley, Philippines vào hôm 04-04 vừa qua.
Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ triển khai các hệ thống M142 HIMARS đến cuộc tập trận Balikatan.
Tại Crow Valley, các hệ thống M142 đã trình diễn cho phía Philippines thấy khả năng tấn công các mục tiêu trên đất liền, trên không và trên biển. Sau đó các hệ thống này sẽ được chuyển đến đảo Palawan.

Hệ thống M142 HIMARS khai hỏa.
Hệ thống M142 HIMARS khai hỏa.
M142 HIMARS (hệ thống rocket pháo binh có tính cơ động cao) là phiên bản hạng nhẹ của hệ thống pháo phản lực M270 MLRS, giúp nó có thể dễ dàng được vận chuyển bằng các máy bay C-130.
Mỗi hệ thống bao gồm 6 ống phóng rocket hoặc 1 ống phóng tên lửa MGM-140 (bằng một nửa cơ số đạn của hệ thống M270 MLRS) đặt trên khung gầm xe tải 5 tấn. M142 HIMARS cũng có thể dùng chung các loại đạn của M270 MLRS.
Hiện không rõ Mỹ đã triển khai bao nhiêu hệ thống M142 HIMARS đến Philippines nhưng Đại úy Celeste Frank Sayson, người phát ngôn của Balikatan 2016 cho biết, các hệ thống này sẽ diễn tập bắn mô phỏng ngăn chặn tiếp cận hàng hải ở phía Đông đảo Palawan.
Ông Sayson cũng giải thích rằng, ngăn chặn tiếp cận hàng hải tức là các biện pháp quân sự nhằm đối phó với cướp biển hoặc các tàu xâm phạm vùng biển Philippines bất hợp pháp.
Balikatan 2016 diễn ra từ ngày 04 - 15/04. Dự kiến khoảng 3.773 lính Philippines và 4.904 lính Mỹ tham gia cuộc tập trận thường niên này.
Cuộc tập trận năm nay được cho là nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa hai quốc gia đồng minh và gửi một thông điệp về sự sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trong trường hợp cần thiết.
Hệ thống M142 HIMARS của Mỹ khai hỏa tại Balikatan 2016
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét