Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 5

-Chiến dịch Mậu Thân nếu là một chiến thắng thì là một chiến thắng tốn quá nhiều sinh mạng. Do hoang tưởng mà chỉ có tổng tấn công chứ không có nổi dậy, và khi thấy vấn đề thì thành chuyện đã rồi!Mới thấy danh vọng cá nhân, một khi phát tác, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng gây tác hại ghê gớm như thế nào!
-Dù vậy, xét về thành quả chính trị đạt được sau đó, nó vẫn có thể được ca ngợi!  
-Nếu gọi cuộc chiến thắng phát xít Hittle của Liên Xô là "Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại", thì phải gọi cuộc chiến thắng Mỹ-ngụy của Dân Tộc ta là "Cuộc chiến tranh cứu nước thần thánh"! Còn nếu gọi cuộc chiến thắng phát xít Hittle của Liên Xô là "Cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh", thì phải gọi cuộc chiến thắng Mỹ-ngụy của Dân Tộc ta là "Cuộc chiến tranh cứu nước  vĩ đại"! Đó là hai cuộc chiến cứu mình đồng thời cũng cứu người, tưởng thua mà thắng vẻ vang, mang nét thần kỳ.
-Lời Võ Văn Kiệt: "Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn".
-Có hai luồng ý kiến khen và chê câu nói trên. Riêng phần tôi, luôn đứng về bên luồng khen! Tôi cho rằng, câu nói đó không những chính xác theo nghĩa đen, mà còn thỏa mãn về mặt tình cảm ghét chiến tranh của con người. Ngày 30/4 là ngày Giải Phóng khỏi ách nô dịch của Dân Tộc, không lẽ không vui? Nhưng để có ngày đó, Dân Tộc Việt đã phải đổi bằng khoảng 5 triệu sinh mạng con em mình (nếu kể cả chiến tranh với Pháp thì hơn thế nữa!) ở cả hai phía chính nghĩa lẫn phi nghĩa. Ngày Chiến Thắng, trong niềm vui chung, tất nhiên cũng có nỗi buồn riêng của từng gia đình về những người thân đã nằm xuống vĩnh viễn, không về. Có thể nói, chiến tranh Việt Nam là cần thiết nhưng quá đắt, ai coi ngày 30/4 là ngày vui trọn vẹn thì rõ ràng là người vô cảm, cuồng tín, và ai coi ngày đó là ngày "quốc hận"thì chính là kẻ ác tâm, cố tình mù quáng lịch sử Việt Nam!
 



-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trênNET)

Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"SP4 Ruediger Richter (Columbus, Georgia), Tiểu đoàn 4, Trung đoàn Bộ binh 503, Lữ đoàn nhảy dù chiến đấu 173 đưa mắt mệt mỏi vì trận đánh đang nhìn lên bầu trời trong khi Trung sĩ Daniel E. Spencer (Bend, Oregon) nhìn xuống xác đồng đội. Trận chiến ban ngày kết thúc, họ chờ đợi trực thăng đến di tản đồng đội của họ khỏi các ngọn đồi có rừng nhiệt đới bao phủ tại tỉnh Long Khánh."
Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 2 đến 5 triệu người Việt (tùy từng nguồn khác nhau). Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Hàn Quốc bị chết; Úc có khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương; Thái Lan 351 chết và bị thương; còn Philippines vẫn chưa có con số thống kê cụ thể  Tổn thất trực tiếp và gián tiếp trong Chiến tranh Việt Nam được chia ra như sau:

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng Miền Nam Việt Nam

Số liệu chính thức về thương vong của phía Việt Nam được chính thức công bố gần đây nhất là:
Theo tài liệu Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có:
  • 1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác)
  • 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong tất cả các cuộc chiến tranh kể từ sau năm 1945 (Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới Việt-Trung) và một số chiến dịch chống thổ phỉ và FULRO, cả Việt Nam có trên 1.140.000 liệt sĩ. Thống kê này nêu ra tổng số liệt sĩ của Việt Nam nhưng không nêu rõ số liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam và trong các cuộc chiến tranh khác chiếm bao nhiêu trong số này 
Nhờ các hoạt động quy tập mộ liệt sĩ, đến năm 2012 cả nước đã quy tập được hơn 937.000 hài cốt liệt sĩ, trong đó tổng số mộ liệt sĩ trong các nghĩa trang liệt sĩ là 780.522 mộ; tổng số mộ liệt sĩ gia đình quản lý là 156.904 mộ. Số địa phương còn nhiều mộ liệt sĩ chưa được quy tập là 18 tỉnh, là những địa bàn chiến tranh ác liệt. Tính đến tháng 7/2014, sau 20 năm liên tục tiến hành các cuộc tìm kiếm, cả nước đã tìm thêm được gần 90.000 hài cốt liệt sỹ, song vẫn còn khoảng 214.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Nhiệm vụ tìm kiếm số hài cốt còn lại là hết sức khó khăn, phức tạp do địa hình, địa vật tại nơi chôn cất có nhiều thay đổi, đặc biệt là thông tin trong giấy báo tử, hồ sơ danh sách liệt sĩ được ghi theo ký hiệu, phiên hiệu, mật danh riêng của đơn vị để giữ bí mật. 
Theo tư liệu giải mã của Chính phủ Việt Nam năm 1995 cũng như sự xác nhận của các viên chức chính phủ từng tham gia vào cuộc chiến. Trong một phim tài liệu trình chiếu trên kênh truyền hình The History Channel, có nhiều viên chức của Việt Nam trong các cuộc phỏng vấn đã xác nhận con số gần đây từ tài liệu giải mã, và số chiến binh tử trận của Quân đội Nhân dân Việt Nam (hay còn gọi là quân Giải phóng Miền Nam) vào khoảng 1,1 triệu, bao gồm 300.000 mất tích. Cần lưu ý, số thiệt mạng không chỉ bao gồm số thiệt mạng trong chiến đấu, mà còn bao gồm số thiệt mạng do bệnh tật, tai nạn, kiệt sức..., và cũng không chỉ gồm lính chiến đấu mà còn gồm bộ phận không tham gia chiến đấu như cán bộ dân chính, cơ sở chính trị ngầm, tổ chức dân vận...
Quân đội Mỹ trước đây ước đoán hành động quân sự của họ đã giết chết khoảng 500.000 quân đối phương, trong lúc 400.000 bị tiêu diệt bởi các lực lượng đồng minh (900.000 tổng số). Trong các báo cáo sau trận đánh, quân đội Mỹ thường dùng tỉ lệ "1 đổi 10" (1 lính Mỹ thương vong đổi 10 lính Quân đội Nhân dân Việt Nam). Tuy nhiên, tỉ lệ này là phi lý vì nó còn vượt quá tổng quân số của QĐNDVN. Số liệu toàn cuộc chiến cho thấy thương vong của hai bên khá tương đương. Do đó, tỷ lệ này hiện nay được các nhà sử học xác định là phóng đại nhiều lần so với thực tế, cả vì vô tình lẫn cố ý, ví dụ như:
  • Để đơn vị và bản thân được khen thưởng, các sĩ quan Mỹ thường cố ý khai khống số thi thể đối phương đếm được vì dù sao cũng chẳng có ai kiểm chứng lại báo cáo của họ.
  • Khi ném bom hoặc pháo kích, nhiều thi thể không còn nguyên vẹn, thi thể của một người có thể bị tưởng là của nhiều người.
  • Mặt khác, trong nhiều trường hợp, cả do vô tình lẫn cố ý, lính Mỹ đã tính luôn xác thường dân vào số lính đối phương bị tiêu diệt.
Các tài liệu mới do Quân đội Nhân dân Việt Nam công bố về thương vong trong các trận đánh cũng thấp hơn khá nhiều so với ước tính của Mỹ. Một số ví dụ khác về tài liệu Mỹ tịch thu được cho thấy con số thương vong thực của Quân đội Nhân dân Việt Nam thường chỉ bằng một nửa so với con số mà Hoa Kỳ công bố.  Thực tế tổng kết số liệu toàn cuộc chiến, thương vong của hai bên khá tương đương (tuy rằng tỉ lệ chết của lính Mỹ và đồng minh thấp hơn do được hỗ trợ quân y tốt hơn).
Một tỉ lệ khá lớn số binh sĩ thiệt mạng của Quân đội Nhân dân Việt Nam (có thể lên tới 40%) không phải trong chiến đấu mà bởi các nguyên nhân diễn ra trong hoàn cảnh chiến đấu khó khăn (như tai nạn, rắn cắn, thú dữ, bệnh tật...), đặc biệt với những đoàn quân hành quân qua những chặng đường gian khổ của Đường mòn Hồ Chí Minh. Tính trung bình, trong giai đoạn nửa đầu (trước 1968), khi quân Mỹ đánh phá ác liệt và hệ thống quân y viện chưa phổ biến, cứ 10 lính Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Nam chiến đấu thì chỉ 5-6 người vào tới miền Nam, còn lại hầu hết bị ốm hoặc tử vong dọc đường do sốt rét, rắn cắn, kiệt sức hoặc tai nạn. Hiện Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn là nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất Việt Nam với hơn 1 vạn mộ, song cũng chỉ chiếm một phần số bộ đội hi sinh khi hành quân trên tuyến đường này. 
Con số bị thương cũng khó xác định bởi nhiều chiến binh bị thương nhiều lần, nhiều người khác lại không bị thương do bom đạn mà bị mất sức chiến đấu do bệnh tật, và khó lần tìm bằng cách xem sổ sách lưu giữ, nhất là đối với lực lượng du kích ở miền Nam. Hơn nữa việc cấp cứu y tế khó khăn và thiếu thốn thuốc men cho lực lượng du kích đồng nghĩa với tỷ lệ chết của thương binh cao hơn nhiều so với của lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh ở miền Nam   (thông thường cứ 2 lính quân Giải phóng bị thương thì có 1 chết vì không đủ phương tiện cứu chữa, trong khi cứ 6 lính Mỹ và đồng minh bị thương thì mới có 1 chết do có hệ thống quân y trang bị đầy đủ).

Việt Nam Cộng hòa

Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  • ~250.000-310.000 tử trận hoặc mất tích
  • ~1.170.000 bị thương  
Con số 220.357 tử trận được Lewy dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, tính từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng hơn 250.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 316.000 tử trận 
Từ năm 1965 đến năm 1972, ước tính có khoảng 840.000 binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã đào ngũ. Giữa tháng 4 tới tháng 12/1974, có 176.000 lính đào ngũ  Số lượng lính đào ngũ không được tính vào số thương vong.

Tổn thất dân sự

  • ~900.000 đến 4.000.000 dân thường chết: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam đưa ra con số này vào ngày 3 tháng 4 năm 1995 , hai triệu thường dân tại miền Bắc và hai triệu tại miền Nam đã chết khoảng giữa năm 1954 và 1975. Con số tổn thất dân sự của miền Bắc có thể là hậu quả của các chiến dịch ném bom của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
  • ~3.000.000 ảnh hưởng bởi chất độc da cam
  • Số liệu chính thức về thương vong của phía Việt Nam được chính thức công bố gần đây nhất:[4]
- Gần 2 triệu thường dân chết;
- Hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốt đời;
- Khoảng 2 triệu người (gồm cả quân nhân) bị phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại.
Nick Turse, trong sách "Giết mọi thứ di động, lập luận rằng: việc không ngừng tìm kiếm nhiều hơn số xác chết, việc sử dụng lan tràn vùng tự do bắn phá, thường dân có thể bị xem là du kích, và thái độ khinh miệt phổ biến dành cho thường dân Việt Nam đã dẫn đến thương vong lớn và tội ác chiến tranh gây ra bởi quân đội Mỹ. Một ví dụ là Chiến dịch Speedy Express, được mô tả bởi John Paul Vann, là một vụ thảm sát còn ghê gớm gấp nhiều lần Thảm sát Mỹ Lai.  Cụ thể hơn:
Đại úy không quân, Brian Wilson, thực hiện ném bom vào vùng tự do bắn phá, nhận thấy những kết quả đầu tiên: "Đó là hình ảnh thu nhỏ của sự vô đạo đức... Một trong những lần tôi đếm số xác chết sau khi không kích kết thúc với hai quả bom napalm, thứ sẽ đốt cháy tất cả mọi thứ, tôi đếm được 62 thi thể. Trong báo cáo của tôi, tôi mô tả họ gồm rất nhiều phụ nữ ở khoảng 15 tới 25 tuổi và rất nhiều trẻ em - thường nằm chết trong vòng tay người mẹ hoặc chị, và rất nhiều người già." Thế nhưng sau khi đọc báo cáo chính thức, Wilson lại thấy những thi thể thường dân này được quân đội Mỹ liệt kê là 130 binh lính địch bị giết.

Hoa Kỳ

  • 100.000 tử trận và chết vì lý do khác
  • Hơn 305.000 bị thương. Trong đó 153.303 bị thương nặng hoặc tàn phế 
  • 1.948 mất tích
Quốc gia Binh chủng Con số phục vụ Chết Bị thương Mất tích
Hoa Kỳ[4] Lục quân 4.368.000 38.218 96.802

Thủy quân lục chiến 794.000 14.840 51.392

Hải quân 1.842.000 2.565 4.178

Không quân 1.740,000 2.587 1.021

Tổng số 8.744.000 58.209 153.303 1.948
Quốc gia Năm chết Số người chết
Hoa Kỳ[5]

1956-1964 401

1965 1.863

1966 6.143

1967 11.153

1968 16.592

1969 11.616

1970 6.081

1971 2.357

1972 641

1973 168

1974-1998 1333
Tổng thương vong của Hoa Kỳ lên tới hơn 362 ngàn lính, còn cao hơn cả tổn thất trong chiến tranh Thái Bình Dương (khoảng 354.500 lính) và chiến tranh thế giới thứ nhất (khoảng 320 ngàn lính), và là số thương vong cao thứ 2 trong một cuộc chiến tranh đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên tỷ lệ lính Mỹ thiệt mạng được so với các cuộc chiến trước được giảm xuống khá thấp. Tại Việt Nam, lần đầu tiên Hoa Kỳ trang bị rộng rãi các phương tiện cơ giới như xe bọc thép và nhất là trực thăng. Điều này cho phép quân Mỹ khi bị thương nặng có thể được vận chuyển đến trạm phẫu thuật rất nhanh chóng (chỉ dưới 15 phút), cho phép hạn chế tỉ lệ tử vong của thương binh xuống đáng kể. Nếu như trong chiến tranh thế giới thứ haichiến tranh Triều Tiên, trung bình cứ 3 lính Mỹ bị thương thì có 1 chết, thì tỉ lệ này ở Việt Nam là 6 lính Mỹ bị thương mới có 1 chết (tức giảm 1 nửa số lính thiệt mạng so với trước).
Thương vong của lính Mỹ chia theo nguyên nhân 
  • 51% số tử vong và 16% số bị thương là do súng bộ binh như AK-47, SKS...
  • 36% số tử vong và 65% số bị thương là do mảnh văng từ đạn pháo binh, súng cối, lựu đạn.
  • 11% số tử vong và 15% số bị thương là do các loại bẫy treo và mìn
  • 2% số bị thương gây ra bởi hầm chông, cọc nhọn...
  • 2% số tử vong và 2% số bị thương được gây ra bởi các phương tiện khác
Bên cạnh những tổn thất về sinh mạng về thể xác, lính Mỹ còn phải chịu những mất mát nặng nề về tinh thần. Hàng trăm ngàn lính Mỹ khi về nước đã mắc nhiều chứng rối loạn tâm thần do bị chấn thương tâm lý bởi những nỗi khiếp sợ họ gặp ở Việt Nam (thường được người Mỹ gọi là Hội chứng Việt Nam); khoảng 200 ngàn lính Mỹ đã mắc nghiện ma túy trong những ngày ở Việt Nam . Thêm vào đó, hàng trăm ngàn lính Mỹ đã bị nhiễm chất độc màu da cam, khiến sức khỏe của họ dần hao mòn và con cháu mà họ sinh ra bị mắc nhiều chứng dị tật bẩm sinh khác nhau.

Tổn thất đầu tiên và cuối cùng của Hoa Kỳ

Tù binh chiến tranh

  • Tù binh chiến tranh đầu tiên bị bắt
  • Tù binh chiến tranh cuối cùng bị bắt
  • Tù binh chiến tranh bị giữ lâu nhất
    • 8 năm, 355 ngày- Floyd James Thompson bị bắt ngày 26 tháng 3 năm 1964 và được phóng thích ngày 16 tháng 3 năm 1973. Chỉ thiếu 10 ngày là đủ 9 năm làm tù binh chiến tranh, ông bị bắt giữ làm tù binh lâu nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là tù binh Hoa Kỳ bị bắt giữ lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Hàn Quốc

  • 5.099 tử trận
  • 11.232 bị thương
  • 4 mất tích trong chiến đấu

CHDCND Triều Tiên

14 phi công chết, 2 cố vấn bị thương.

Trung Quốc

  • 1.446 công binh bị chết (phần lớn do bệnh tật hoặc tai nạn) 

Liên Xô

Khoảng 6.000 quân nhân Xô Viết tham gia vào Chiến tranh Việt Nam với vai trò cố vấn kỹ thuật và huấn luyện; 16 trong số đó thiệt mạng do bệnh tật hoặc tai nạn (không có ghi nhận thiệt mạng trong chiến đấu)[cần dẫn nguồn].

Philippines

  • 552 tử trận 

Thái Lan

  • 351 tử trận
  • 1.358 bị thương

Úc

Khoảng 500 chết, bao gồm 426 chết trong chiến đấu và 76 chết vì các nguyên nhân khác (tai nạn hoặc bị bệnh).

New Zealand

  • 55 tử trận + 2 dân thường
  • 212 bị thương 

Campuchia

Thường dân Campuchia
  • 70.000 

Lào

  • ~30.000 quân Hoàng gia Lào chết
  • ~50.000 thường dân chết 

Chiến tranh Việt Nam nhìn từ phía Mỹ

Chien tranh Viet Nam nhin tu phia My
TTCN - Chiến tranh Việt Nam (1954- 1975) là một trong khoảng 11 cuộc chiến tranh lớn trên thế giới thời hiện đại (đã, đang và sẽ được nhân loại nhìn nhận, đánh giá từ những góc nhìn).
Đối với Mỹ, những cái “nhất” trước hết và dĩ nhiên phải được biểu thị bằng những gam màu tối bởi chính Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc chiến đẫm máu và cũng là kẻ chiến bại nhục nhã.
Còn những gam màu sáng, phải chăng là những bài học cho hiện tại và tương lai được đúc rút từ kinh nghiệm đau lòng của quá khứ (mà trên thực tế người Mỹ đã làm được một số điều...)?
1. Cuộc chiến tranh qui mô lớn nhất trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ
Trước hết, về mặt thời gian, cuộc chiến này kéo dài ngày nhất với hơn hai mươi năm (từ tháng 7-1954 đến 4-1975) so với một năm bảy tháng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (do Mỹ tham chiến muộn, từ tháng 4-1917), ba năm tám tháng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (tính từ khi Mỹ tuyên chiến với phe phát xít và chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ), ba năm một tháng của cuộc chiến tranh Triều Tiên (tính từ khi Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp)...
Thứ đến, cuộc chiến này huy động sức mạnh trí tuệ và sức người, sức của cao nhất của nước Mỹ.
Năm đời tổng thống Mỹ, từ D. D. Eisenhower, John K. Kennedy đến Lyndon Johnson, Richard Nixon rồi Gerald Ford đã nối chân nhau điều hành bốn chiến lược chiến tranh thực dân mới ở chiến trường VN, từ chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt đến chiến tranh cục bộ, (và chiến tranh phá hoại miền Bắc VN lần thứ nhất) rồi VN hóa chiến tranh (và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai). Bên cạnh đó là những “bộ óc nước Mỹ” luôn luôn sát cánh cùng những người đứng đầu Nhà nước Mỹ để “bày binh, bố trận” như Henry Kissinger, người được xem là “cây đại vĩ cầm về địa-chính trị” của Mỹ, Z. Bigniew Brzezinski, một chiến lược gia chống cộng nổi tiếng thế giới...
Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiên và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh VN. Chừng như chưa đủ, Mỹ còn lôi kéo năm nước phụ thuộc Mỹ bao gồm Úc, New Zealand (châu Đại Dương), Hàn Quốc (Đông Bắc Á) và Thái Lan, Philippines (Đông Nam Á) với số quân lúc cao nhất hơn 70.000 cùng tham chiến với 550.000 quân viễn chinh Mỹ, làm nòng cốt cho hơn 1 triệu quân ngụy Sài Gòn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh VN tới 676 tỉ USD, so với 341 tỉ USD trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ trong chiến tranh Triều Tiên, và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ USD (VN, con số và sự kiện (1945-1989), 1990-Sức mạnh VN, 1976). Những chi phí khổng lồ này tính theo thời giá hiện nay đủ sức vực cả các nước thế giới thứ ba vượt qua đói nghèo, lạc hậu để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước thuộc “câu lạc bộ nhà giàu” như các nhóm G7, OECD... (!).
Hơn hai thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thành lập, và người Mỹ có quyền tự hào về những vinh quang mà nước Mỹ gặt hái được trên mọi phương diện trong suốt tiến trình lịch sử của đất nước mình.
Nhưng chiến tranh VN đã là vết thương hằn sâu trong lòng nước Mỹ, bởi chính nơi đây, niềm kiêu hãnh của đế quốc Hoa Kỳ đã bị dập tắt bởi dân tộc bé nhỏ mang tên VN.
Kế đến chiến tranh VN là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất mà Mỹ trực tiếp tham chiến trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu Đông-Tây (từ năm 1945 đến thời điểm 1989-1991), một cuộc đụng đầu lịch sử không chỉ giữa hai nước Mỹ - VN mà còn giữa hai hệ thống chính trị-xã hội đối lập là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh VN vì vậy được quốc tế hóa cao độ.
2. Cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt nhất của Mỹ, đã để lại những di chứng đầy tội ác ở VN.
Để thực hiện mục đích “hủy diệt và nô dịch” dân tộc VN, Mỹ đã giội xuống hai miền Nam, Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó. Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc VN của Mỹ, bình quân một người dân phải chịu 45,5 kg bom đạn, 1km2 chịu 6 tấn bom đạn. Tỉ lệ này lớn hơn nhiều so với một số nước bị thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là: Đức: 1 người/27 kg, 1km2/5,4 tấn; Nhật Bản: 1 người/1,6 kg, 1km2/0,43 tấn. Những con số thật khủng khiếp (!).
Chien tranh Viet Nam nhin tu phia My
Chỉ trong mười năm (1961-1971), quân đội Mỹ đã phun hơn 20 triệu gallon (1gallon = 3,78 lít) chất độc da cam cũng như nhiều thuốc “diệt cỏ” chứa hóa chất chết người dioxin đã làm cho hàng triệu người VN mắc bệnh, vô số thai nhi biến dạng và di chứng kéo dài cho đến tận ngày nay.
Loài người có lương tri không thể không đau xót, căm phẫn khi phải chứng kiến hàng ngàn, hàng vạn người dân VN vô tội, nhất là trẻ em, hôm nay mang trong mình dị tật quái ác do hậu quả dioxin dù rằng chiến tranh đã qua đi 30 năm. Vì không ai khác hơn, chính các công ty hóa chất Mỹ và những người điều hành cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác này phải là những kẻ chịu trách nhiệm chủ yếu và đầu tiên trước công lý.
3. Cuộc chiến tranh mà Mỹ phải chịu thất bại lớn và nặng nề nhất trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ
Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của khoảng 58.000 quân Mỹ, khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. (So với hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq vừa qua, Mỹ chỉ tổn thất 1.102 binh sĩ tính đến ngày 19-10-2004). Điều đáng nói là trong số đó có không ít người bị bắt lính và họ không biết mình chiến đấu trên đất Việt xa xôi này để làm gì (!).
Thất bại của Mỹ trong cuộc chiến VN vào mùa xuân năm 1975 đã làm phá sản sự phản kích lớn nhất của Mỹ vào các lực lượng cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quan trọng ở Đông Nam Á mà Mỹ đã đổ nhiều công sức tạo dựng, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn về nhiều mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Và nói như tướng Taylor - một nhà chiến lược quân sự Mỹ: “Trong suốt cả cuộc chiến tranh này, chúng ta (người Mỹ) không có một anh hùng nào cả, chúng ta chỉ là những lũ ngốc... Giá như người Mỹ sớm nhận thức ra vấn đề này thì...”.
4. Cuộc chiến tranh để lại vết thương lòng lớn nhất nước Mỹ: “Hội chứng VN”
Vào đầu năm 1988, lần đầu tiên Chính phủ Mỹ buộc phải chính thức thừa nhận rằng 15% cựu chiến binh Mỹ từ chiến tranh VN trở về, nghĩa là khoảng 50.000 người vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà nguyên nhân của căn bệnh này là do họ đã tham chiến ở VN và tất nhiên đã từng gây tội ác dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Ngày càng có nhiều hồi ký chiến tranh về “người thật, việc thật”, ghi chép lại cuộc chiến và những cơn ác mộng khủng khiếp từng ám ảnh những người lính viễn chinh Mỹ. Các nhà xã hội học Mỹ đã khẳng định bình quân mỗi ngày có ba cựu chiến binh Mỹ tự sát bằng những cách thức ghê rợn, có lẽ để xóa đi mặc cảm tội lỗi.
Điều đáng lưu ý là hiện tượng nói trên chưa hề xảy ra trước đó, nhất là sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cả sau cuộc chiến tranh Triều Tiên.
HOÀNG NGUYỄN (ĐH Khoa học Huế)
Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ )

Tranh luận về chiến tranh Việt Nam tiếp diễn sau hơn 50 năm

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson trong khuôn viên Đại học Texas ở Austin, ngày thứ tư 27/4/2016.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson trong khuôn viên Đại học Texas ở Austin, ngày thứ tư 27/4/2016.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lần đầu kể chuyện đi xuống bên dưới lăng ông Hồ Chí Minh để tìm binh sĩ Hoa Kỳ mất tích, trong khi hai bên đang tìm cách bình thường hóa quan hệ.
    Greg Flakus
    Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ tư đã đọc bài diễn văn đầy cảm xúc tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson trong khuôn viên Đại học Texas ở Austin. Theo tường thuật của thông tín viên Greg Flakus của đài VOA, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã nghẹn ngào, suýt khóc, khi ông nói tới cái giá kinh khiếp mà những người tham gia cuộc chiến đã phải trả, cũng như sự chuyển đổi của mối quan hệ Việt-Mỹ thông qua những liên hệ về thương mại và sự hợp tác trong các lãnh vực khác mà ông nói là đã làm cho hai nước cựu thù trở thành đối tác của nhau.
    Trong lúc vụ tranh luận về cuộc chiến tranh Việt Nam tiếp diễn, sự có mặt của ông Kerry tại cuộc hội thảo này đã gây ra những sự tranh cãi. Một số cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam không tán thành vai trò của ông tại sự kiện này. Họ chỉ trích ông Kerry là người đã phản bội lý tưởng mà họ từng theo đuổi khi tham gia cuộc chiến ở Việt Nam là bảo vệ cho miền Nam Việt Nam trước cuộc xâm lăng của Cộng Sản miền Bắc.
    Một số những người chỉ trích ông Kerry đã tham dự một buổi lễ tại khoảng sân trống bên ngoài thư viện Tổng thống Johnson để vinh danh những người tham chiến ở Việt Nam. Ông Edward Zielinski, người từng lái máy bay trực thăng ở Việt Nam vào năm 1969 và 1970, cảm thấy tức giận vì sự có mặt của ông Kerry. Ông Zielinski nói “Tôi nghĩ rằng đây là một việc đáng xấu hổ. Bởi vì tôi nghĩ rằng ông ấy là một kẻ phản bội, nhất là đối với các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam.”
    Ông Zielinski nằm trong số những cựu chiến binh cảm thấy bị phản bội vì những hoạt động phản chiến của ông Kerry sau khi ông về nước từ chiến trường Việt Nam. Nhiều người trong số họ cũng tin rằng ông Kerry đã lợi dụng sự phục vụ của mình trong quân ngũ cũng như những hoạt động phản chiến để theo đuổi những tham vọng chính trị của mình.
    Ông Edward Zielinski, người từng lái máy bay trực thăng ở Việt Nam vào năm 1969 và 1970, cảm thấy tức giận vì sự có mặt của ông Kerry.
    Ông Edward Zielinski, người từng lái máy bay trực thăng ở Việt Nam vào năm 1969 và 1970, cảm thấy tức giận vì sự có mặt của ông Kerry.
    Tuy nhiên, những cựu chiến binh khác không tán thành ý kiến đó. Ông Thomas Goff, cựu trung tá lục quân từng chiến đấu ở Việt Nam, nói rằng ông rất kính nể ông Kerry.
    Ông nói “Tôi cũng đã trở thành một người phản chiến. Cuộc chiến đó là một thảm hoạ cho quân đội Mỹ, một thảm hoạ kinh khiếp. Phải mất nhiều năm chúng ta mới vượt qua được.”
    Trong số những người bênh vực cho ông Kerry có cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, là người đã phục vụ dưới thời Tổng thống Richard Nixon và thực hiện những cuộc thương thuyết hoà bình với Bắc Việt dẫn tới hoà ước Paris. Ông Kissinger nói rằng ông nhớ tới thời gian khi ông ngồi trong Tòa Bạch Ốc và ông Kerry dẫn đầu những cuộc biểu tình phản chiến ở bên ngoài. Nhưng ông nói rằng ông và ông Kerry đã trở thành bạn thân và kính trọng lẫn nhau.
    Hôm thứ ba, cả ông Kissinger lẫn ông Kerry đều là mục tiêu đả kích của hơn 30 người biểu tình bên ngoài Thư viện Tổng thống Johnson. Họ tố cáo ông Kissinger tiếp tay thực hiện cuộc chiến tranh bất hợp pháp ở Việt Nam và lên án ông Kerry vì vai trò của ông trong các chính sách can thiệp của Mỹ ở Trung Đông và những nơi khác.
    Trong một cuộc nói chuyện trên sân khấu với nhà làm phim tài liệu Ken Burns, ông Kerry đã nói tới sự phẫn nộ còn tồn đọng của nhiều người chưa thoát ra được sự ám ảnh của cuộc chiến tranh Việt Nam.
    Ảnh tư liệu: Nhiếp ảnh gia AP Horst Faas đi cùng với các binh sĩ ở miền nam Việt nam.
    Ảnh tư liệu: Nhiếp ảnh gia AP Horst Faas đi cùng với các binh sĩ ở miền nam Việt nam.
    Ông nói “Một số người bị đóng băng tại chỗ và họ không thể thay đổi và đó là một điều đáng buồn.”
    Ông Kerry tỏ ý hoan nghênh sự kính trọng mà đại đa số dân chúng Mỹ ngày nay dành cho những người phục vụ trong quân đội – một việc mà ông nói là đã không có trong những năm tháng có nhiều chia rẽ vì cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng ông nói rằng có một vấn đề mà ông gọi là “một sự tách biệt nguy hiểm” giữa những người Mỹ chiến đấu cho tổ quốc với đa số những người không có liên hệ với quân đội. Ông cho rằng mọi công dân Mỹ nên phục vụ cho đất nước dưới một hình thức nào đó, cho dù không ở trong quân đội.
    Ngoại trưởng Kerry nói rằng bài học quan trọng nhất của chiến tranh Việt Nam là nước Mỹ cần phải nhìn thế giới từ những góc độ của người dân ở những nước khác.
    Ông nói “Chúng ta nên đặt mình vào vị thế của người khác và nhìn nước họ như họ nhìn nó.” Ông nói thêm rằng nếu được như vậy thì “chúng ta sẽ có được nhiều thành quả hơn.”
    Cuộc hội thảo Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam sẽ tiếp diễn trong ngày hôm nay, thứ 5, với những ý kiến của các ca sĩ, nhạc sĩ phản chiến, một cuộc thảo luận của các cựu chiến binh về cái nhìn của những người ở tiền tuyến đối với cuộc chiến và một bài diễn văn của Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh.

    14/11/1965: Trận Ia Đrăng trong Chiến tranh Việt Nam

    Print Friendly
    ia-drang-battle
    Nguồn:Major battle erupts in the Ia Drang Valley,” History.com (truy cập ngày 13/11/2015).
    Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
    Vào ngày này năm 1965, trong trận đánh lớn đầu tiên giữa các lực lượng quân chính quy Hoa Kỳ và Bắc Việt, Lữ đoàn 3, Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ đã có một trận hội chiến với các đơn vị quân chủ lực cộng sản tại thung lũng Ia Đrăng, Tây Nguyên.
    Sáng hôm đó, Trung tá Harold G. Moore thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ Đoàn 7 đã tiến hành một cuộc tấn không bằng trực thăng vào bãi đáp “X-Ray” gần núi Chư Prông. Khoảng giữa trưa, Trung đoàn 33 Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tấn công lính Mỹ. Cuộc chiến kéo dài trong cả ngày đến đêm. Lính Mỹ đã nhận được hỗ trợ từ các đơn vị pháo binh gần đó và các cuộc không kích chiến thuật.
    Sáng hôm sau, Trung đoàn 66 Bắc Việt tham gia tấn công chống đơn vị lính Mỹ. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, nhưng sự hỗ trợ từ các cuộc không kích chiến thuật và pháo binh đã gây nhiều tổn thất cho phía Bắc Việt và cho phép Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ cầm cự trước các cuộc tấn công liên tục.
    Đến giữa trưa ngày 15, hai đại đội tiếp viện của Mỹ đổ xuống và được Trung tá Moore sử dụng khéo léo để hỗ trợ cho quân lính đang bị bao vây của ông. Đến ngày thứ ba của cuộc chiến, phía Mỹ phần nào giành được thế thượng phong. Trận chiến kéo dài năm ngày (14 đến 18 tháng 11) đã khiến 634 lính Bắc Việt hy sinh và hơn 1.000 người bị thương (tuy nhiên theo tài liệu của Việt Nam, con số này là khoảng 550 người chết và gần 700 người bị thương).
    Cũng trong chiến dịch này, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7 Kỵ binh Hoa Kỳ đã bị quân đội Bắc Việt phục kích trên đường tới bãi đáp Albany vào sáng ngày 17. Trong 500 quân số ban đầu, khoảng 150 lính Mỹ đã thiệt mạng và chỉ 84 lính còn khả năng chiến đấu; trong đó Đại đội C chịu 93% tổn thất, một nửa trong số đó hy sinh.
    Bất chấp những con số thiệt hại này, các quan chức cấp cao của Mỹ ở Sài Gòn lại tuyên bố trận Ia Đrăng là một trận đánh vô cùng quan trọng vì đây là cuộc đụng độ đáng kể đầu tiên giữa quân đội Mỹ và các lực lượng Bắc Việt. Nó chứng minh rằng quân đội Bắc Việt đã chuẩn bị sẵn sàng để đứng lên chiến đấu trong những trận đánh lớn ngay cả khi họ có thể phải chịu thương vong nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của Mỹ đã kết luận rằng quân đội Mỹ có thể gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng cộng sản trong các trận chiến như vậy – chiến thuật này đã dẫn tới một cuộc chiến tranh tiêu hao khi các lực lượng Hoa Kỳ cố gắng dần triệt hạ phía cộng sản.
    Bắc Việt cũng đã học được một bài học quý giá trong trận đánh này: bằng chiến thuật “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh,” tức cận chiến áp sát lính Mỹ, quân đội Mỹ sẽ không thể sử dụng pháo binh hoặc không kích mà không có nguy cơ gây tổn thất cho chính lính Mỹ. Phong cách chiến đấu này đã được Bắc Việt áp dụng cho đến khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
    Ảnh: Trực thăng UH-1D của quân đội Hoa Kỳ rời đi sau khi đổ lính bộ binh xuống thung lũng Ia Đrăng, tháng 11 năm 1965. Nguồn: United States Army.
    - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/11/14/tran-ia-drang/#sthash.ObjW5pCf.dpuf

    14/11/1965: Trận Ia Đrăng trong Chiến tranh Việt Nam

    Print Friendly
    ia-drang-battle
    Nguồn:Major battle erupts in the Ia Drang Valley,” History.com (truy cập ngày 13/11/2015).
    Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
    Vào ngày này năm 1965, trong trận đánh lớn đầu tiên giữa các lực lượng quân chính quy Hoa Kỳ và Bắc Việt, Lữ đoàn 3, Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ đã có một trận hội chiến với các đơn vị quân chủ lực cộng sản tại thung lũng Ia Đrăng, Tây Nguyên.
    Sáng hôm đó, Trung tá Harold G. Moore thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ Đoàn 7 đã tiến hành một cuộc tấn không bằng trực thăng vào bãi đáp “X-Ray” gần núi Chư Prông. Khoảng giữa trưa, Trung đoàn 33 Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tấn công lính Mỹ. Cuộc chiến kéo dài trong cả ngày đến đêm. Lính Mỹ đã nhận được hỗ trợ từ các đơn vị pháo binh gần đó và các cuộc không kích chiến thuật.
    Sáng hôm sau, Trung đoàn 66 Bắc Việt tham gia tấn công chống đơn vị lính Mỹ. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, nhưng sự hỗ trợ từ các cuộc không kích chiến thuật và pháo binh đã gây nhiều tổn thất cho phía Bắc Việt và cho phép Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ cầm cự trước các cuộc tấn công liên tục.
    Đến giữa trưa ngày 15, hai đại đội tiếp viện của Mỹ đổ xuống và được Trung tá Moore sử dụng khéo léo để hỗ trợ cho quân lính đang bị bao vây của ông. Đến ngày thứ ba của cuộc chiến, phía Mỹ phần nào giành được thế thượng phong. Trận chiến kéo dài năm ngày (14 đến 18 tháng 11) đã khiến 634 lính Bắc Việt hy sinh và hơn 1.000 người bị thương (tuy nhiên theo tài liệu của Việt Nam, con số này là khoảng 550 người chết và gần 700 người bị thương).
    Cũng trong chiến dịch này, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7 Kỵ binh Hoa Kỳ đã bị quân đội Bắc Việt phục kích trên đường tới bãi đáp Albany vào sáng ngày 17. Trong 500 quân số ban đầu, khoảng 150 lính Mỹ đã thiệt mạng và chỉ 84 lính còn khả năng chiến đấu; trong đó Đại đội C chịu 93% tổn thất, một nửa trong số đó hy sinh.
    Bất chấp những con số thiệt hại này, các quan chức cấp cao của Mỹ ở Sài Gòn lại tuyên bố trận Ia Đrăng là một trận đánh vô cùng quan trọng vì đây là cuộc đụng độ đáng kể đầu tiên giữa quân đội Mỹ và các lực lượng Bắc Việt. Nó chứng minh rằng quân đội Bắc Việt đã chuẩn bị sẵn sàng để đứng lên chiến đấu trong những trận đánh lớn ngay cả khi họ có thể phải chịu thương vong nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của Mỹ đã kết luận rằng quân đội Mỹ có thể gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng cộng sản trong các trận chiến như vậy – chiến thuật này đã dẫn tới một cuộc chiến tranh tiêu hao khi các lực lượng Hoa Kỳ cố gắng dần triệt hạ phía cộng sản.
    Bắc Việt cũng đã học được một bài học quý giá trong trận đánh này: bằng chiến thuật “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh,” tức cận chiến áp sát lính Mỹ, quân đội Mỹ sẽ không thể sử dụng pháo binh hoặc không kích mà không có nguy cơ gây tổn thất cho chính lính Mỹ. Phong cách chiến đấu này đã được Bắc Việt áp dụng cho đến khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
    Ảnh: Trực thăng UH-1D của quân đội Hoa Kỳ rời đi sau khi đổ lính bộ binh xuống thung lũng Ia Đrăng, tháng 11 năm 1965. Nguồn: United States Army.
    - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/11/14/tran-ia-drang/#sthash.ObjW5pCf.dpuf

    14/11/1965: Trận Ia Đrăng trong Chiến tranh Việt Nam

    Print Friendly
    ia-drang-battle
    Nguồn:Major battle erupts in the Ia Drang Valley,” History.com (truy cập ngày 13/11/2015).
    Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
    Vào ngày này năm 1965, trong trận đánh lớn đầu tiên giữa các lực lượng quân chính quy Hoa Kỳ và Bắc Việt, Lữ đoàn 3, Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ đã có một trận hội chiến với các đơn vị quân chủ lực cộng sản tại thung lũng Ia Đrăng, Tây Nguyên.
    Sáng hôm đó, Trung tá Harold G. Moore thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ Đoàn 7 đã tiến hành một cuộc tấn không bằng trực thăng vào bãi đáp “X-Ray” gần núi Chư Prông. Khoảng giữa trưa, Trung đoàn 33 Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tấn công lính Mỹ. Cuộc chiến kéo dài trong cả ngày đến đêm. Lính Mỹ đã nhận được hỗ trợ từ các đơn vị pháo binh gần đó và các cuộc không kích chiến thuật.
    Sáng hôm sau, Trung đoàn 66 Bắc Việt tham gia tấn công chống đơn vị lính Mỹ. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, nhưng sự hỗ trợ từ các cuộc không kích chiến thuật và pháo binh đã gây nhiều tổn thất cho phía Bắc Việt và cho phép Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ cầm cự trước các cuộc tấn công liên tục.
    Đến giữa trưa ngày 15, hai đại đội tiếp viện của Mỹ đổ xuống và được Trung tá Moore sử dụng khéo léo để hỗ trợ cho quân lính đang bị bao vây của ông. Đến ngày thứ ba của cuộc chiến, phía Mỹ phần nào giành được thế thượng phong. Trận chiến kéo dài năm ngày (14 đến 18 tháng 11) đã khiến 634 lính Bắc Việt hy sinh và hơn 1.000 người bị thương (tuy nhiên theo tài liệu của Việt Nam, con số này là khoảng 550 người chết và gần 700 người bị thương).
    Cũng trong chiến dịch này, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7 Kỵ binh Hoa Kỳ đã bị quân đội Bắc Việt phục kích trên đường tới bãi đáp Albany vào sáng ngày 17. Trong 500 quân số ban đầu, khoảng 150 lính Mỹ đã thiệt mạng và chỉ 84 lính còn khả năng chiến đấu; trong đó Đại đội C chịu 93% tổn thất, một nửa trong số đó hy sinh.
    Bất chấp những con số thiệt hại này, các quan chức cấp cao của Mỹ ở Sài Gòn lại tuyên bố trận Ia Đrăng là một trận đánh vô cùng quan trọng vì đây là cuộc đụng độ đáng kể đầu tiên giữa quân đội Mỹ và các lực lượng Bắc Việt. Nó chứng minh rằng quân đội Bắc Việt đã chuẩn bị sẵn sàng để đứng lên chiến đấu trong những trận đánh lớn ngay cả khi họ có thể phải chịu thương vong nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của Mỹ đã kết luận rằng quân đội Mỹ có thể gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng cộng sản trong các trận chiến như vậy – chiến thuật này đã dẫn tới một cuộc chiến tranh tiêu hao khi các lực lượng Hoa Kỳ cố gắng dần triệt hạ phía cộng sản.
    Bắc Việt cũng đã học được một bài học quý giá trong trận đánh này: bằng chiến thuật “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh,” tức cận chiến áp sát lính Mỹ, quân đội Mỹ sẽ không thể sử dụng pháo binh hoặc không kích mà không có nguy cơ gây tổn thất cho chính lính Mỹ. Phong cách chiến đấu này đã được Bắc Việt áp dụng cho đến khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
    Ảnh: Trực thăng UH-1D của quân đội Hoa Kỳ rời đi sau khi đổ lính bộ binh xuống thung lũng Ia Đrăng, tháng 11 năm 1965. Nguồn: United States Army.
    - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/11/14/tran-ia-drang/#sthash.ObjW5pCf.dpuf

    Bức thư này đã khiến nước Mỹ rúng động trong chiến tranh Việt Nam

    Thứ Năm, 21/04/2016 07:30:00

    Vntinnhanh.vn - Vụ thảm sát Mỹ Lai diễn ra vào ngày 16/3/1968, giữa thời điểm chiến tranh Việt Nam đang diễn ra quyết liệt. Một tháng sau, Ronald Ridenhour lần đầu được nghe về sự kiện này - nơi lính Mỹ vẫn gọi là "Pinkville" và những điều đã xảy ra tại đó.

    Mỹ Lai chiến tranh Việt Nam
    Xác người chết la liệt sau thảm sát Mỹ Lai (Ảnh: Ron Haeberle/Getty Images)
    Tháng 3/1969, Ronald gửi bức thư viết về vụ thảm sát Mỹ Lai tới các quan chức chính phủ Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Richard Nixon. Ridenhour không có mặt trong vụ thảm sát, nhưng anh được bạn bè kể lại về những gì xảy ra tại đó.
    Tạp chí TIME - khi đó còn nhầm lẫn tên "Ronald" của anh thành "Richard" - thuật lại sau khi tin tức về vụ thảm sát lan đầy trên khắp các mặt báo: "Lúc đầu anh ấy không tin về những gì nghe được, và giờ đang dùng câu chuyện ấy khuấy động công chúng".
    Bức thư ấy của Ronald đã ngay lập tức lay động trái tim người dân Mỹ, thay đổi hoàn toàn suy nghĩ và những gì họ vốn được nghe về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ở một đoạn trong bức thư, Ronald mô tả vụ thảm sát diễn ra:
    Mỹ Lai là một ngôi làng nghèo khó nằm cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 10km về phía Đông Bắc. Lính Mỹ thường kể nơi ấy vốn đầy những bẫy mìn và quân địch. Lực lượng đặc nhiệm Baker đặt một cái tên đặc biệt cho nơi này: "Pinkville".
    Một buổi sáng giữa tháng 3, Lực lượng đặc nhiệm Baker nhận lệnh tập trung toàn bộ hoả lực nhắm vào "Pinkville" với mục đích tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này, cùng toàn bộ người dân sống tại nơi đây.
    Khi lần đầu nghe người bạn có tên Butch kể lại, tôi hoàn toàn không tin đó là sự thật. Song Butch khẳng định anh ấy đã có mặt ở đó, và tiếp tục mô tả lại cảnh tượng diễn ra lúc ấy. 2 nhóm biệt kích khác bao vây ngôi làng, để nhóm biệt kích có tên "Charlie" xông vào đốt phá nhà cửa, giết hại thường dân.
    Bất cứ người dân làng nào chạy thoát khỏi họng súng của "Charlie" ngay lập tức bị các nhóm khác bao vây. Tôi có hỏi Butch vài lần về những người bị giết hại. Anh ấy nói họ bao gồm tất cả mọi người: đàn ông và đàn bà, người già và trẻ nhỏ.
    Butch kể lại về một cậu bé chỉ khoảng 3-4 tuổi đứng bên đường bị đạn bắn trúng cánh tay, máu chảy đầm đìa. "Cậu bé ấy chỉ đứng đó, mở to đôi mắt nhìn cảnh vật xung quanh. Dường như nó không hiểu điều gì đang xảy ra. Sau đó một vị đại uý thuộc lực lượng thông tin chĩa khẩu súng M-16 bắn chết cậu ấy".
    Một người lính khác có tên Gruver kể lại vụ thảm sát là một khoảnh khắc tồi tệ. Anh thậm chí đã phải tự bắn vào chân mình để không phải nhúng tay vào việc sát hại dân thường.
    Mặc dù không được chứng kiến những gì xảy ra sau đó, Gruver được nghe kể lại về vị Trung uý Kally (tên có thể không chính xác) đã vòng qua vài nhóm người trong ngôi làng và xả súng máy vào họ. Anh ước chừng ngôi làng này có khoảng 300-400 dân, và rất ít người trong số ấy đã may mắn sống sót.
    Sau khi nghe câu chuyện trên, tôi thực sự không thể tin nổi. Tôi không tin những người lính trẻ Mỹ lại trở thành những tên sát nhân đầy man rợ đến vậy. Kinh khủng hơn, lệnh đó lại do chỉ huy của họ đưa ra.
    Bức thư 2.000 chữ trở thành bằng chứng đầy giá trị cho "một sự thật đen tối" đã diễn ra. Sau này, phóng viên Seymour Hersh điều tra kỹ càng hơn về vụ thảm sát Mỹ Lai và đăng lên tờ Tin tức Washington sau khi tạp chí LIFE từ chối xuất bản bài báo này.
    Mỹ Lai chiến tranh Việt Nam
    Một người dân Mỹ Lai bị bắn chết bên vệ đường cùng đứa con nhỏ (Ảnh: Ron Haeberle/Scribol.com)
    Mùa thu năm 1969, một trong những lính chỉ huy có tham gia vào cuộc thảm sát - được biết tới dưới cái tên Calley - đã phải ra toà vì bị cáo buộc tội sát hại dân thường. Vài binh sĩ và quan chức khác cũng bị kiện với tội danh tương tự. Tuy nhiên, nhiều binh sĩ phủ nhận tội trạng. Họ nói mình chỉ làm theo mệnh lệnh được chỉ huy đưa ra.
    Việc đưa những người này ra toà đã mắc phải nhiều khó khăn, một phần nằm ở việc không có nguồn hậu thuẫn. Tờ TIME từng khảo sát và cho thấy nhiều người dân Mỹ không tin vào bức thư Ronald kể lại, số khác coi đó chỉ đơn giản là kết cục tự nhiên do chiến tranh mang lại.
    Tuy vậy, hành trình trừng phạt những kẻ sát nhân cũng có chuyển biến tích cực. Năm 1971, Calley bị tuyên có tội (Sau này cũng có một vài trường hợp khác được đem ra xét xử, song Calley là người duy nhất bị kết án).
    Phong trào phản đối vụ thảm sát Mỹ Lai sau đó vẫn chưa chấm dứt. Trong một buổi phản đối tại New York, cậu thanh niên John Kerry - người giờ đây đang là Ngoại trưởng Mỹ - phát biểu: "Tất cả chúng ta đều mang tội lỗi với đất nước vì đã cho phép chiến tranh tiếp diễn. Chúng tôi chỉ muốn nước Mỹ nhận ra rằng họ không thể đem Calley ra làm tốt thí cho những tướng lĩnh và cả ngài Tổng thống khi họ khuyến khích binh sĩ làm những việc như vậy. Tất cả họ đều phải chịu một phần trách nhiệm về việc này".

    Phát biểu trên đã làm chia cắt nước Mỹ trong cách nhìn về thảm sát Mỹ Lai. Một số cho rằng cần xét xử những người có tội - thậm chí cả những vị chỉ huy cấp cao - vì đã để vụ thảm sát diễn ra, trong khi số còn lại phản đối kịch liệt. Họ đưa ra luận điểm binh sĩ được phép giết đối phương, thế nên kết án chẳng khác gì "một trò hề".
    Đất nước Mỹ đã bị chia rẽ sâu sắc vào thời điểm đó. "Thảm sát Mỹ Lai gây chia rẽ nước Mỹ nghiêm trọng hơn cả vụ ám sát Tổng thống Kennedy", tờ TIME nhận định.
    Dù vậy, lịch sử đã trả lời cho tranh cãi về người đúng kẻ sai trong vụ thảm sát Mỹ Lai.
    Năm 1998, ba người lính từng buông súng thay vì nã đạn sát hại người dân Mỹ Lai được vinh danh tại Washington (vài tháng sau đó tác giả bức thư Ronald Ridenhour qua đời vì đau tim ở tuổi 52). Tới năm 2009, cựu binh Calley cũng lên tiếng xin lỗi về những gì mình đã gây ra ngày đó. "Không một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận", ông thú nhận.
    Hải Sơn (Theo TIME)

    Nỗi niềm một cựu binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam: Từ Sài Gòn đến Baghdad

    31/07/2003 00:00

    Cuộc chiến tại Iraq đã và đang gây cho những lính Mỹ từng tham gia chiến tranh VN nhiều suy tư trắc trở. Jeff Danziger là một trong những người như thế. Danziger (ảnh) năm nay 59 tuổi, tham gia chiến tranh VN từ 1969 đến 1970 thuộc Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 khét tiếng với biệt danh “Anh cả đỏ” với cấp bậc sĩ quan tình báo. Hiện nay ông là họa sĩ vẽ tranh biếm cho nhiều tờ báo Mỹ, trong đó có tờ Los Angeles Times. Từ trải nghiệm bản thân, hơn ai hết, Danziger hiểu rõ tâm trạng của lính Mỹ hiện nay ở Iraq khi ngày nào cũng có thương vong, số lính chết chỉ tăng không giảm và ngày về Mỹ chưa biết đến bao giờ.

    Ông đã nói lên những suy nghĩ riêng tư trong bài viết Từ Sài Gòn đến Baghdad trên tờ Los Angeles Times. Nội dung bài viết như sau:
     Năm 1969 phải bay từ 10 đến 18 tiếng đồng hồ mới tới VN. Một chuyến bay không nghỉ, không có rượu cũng chẳng có bia để đưa chúng tôi đến với chiến trường ác liệt. Các tiếp viên hàng không, có thể là những người Mỹ cuối cùng chúng tôi được nhìn thấy, phục vụ chúng tôi bữa ăn đạm bạc với nụ cười đau buồn như thể coi những người lính chúng tôi là những đứa trẻ yểu mệnh. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, nỗi nhục nhã đầu tiên là cái nóng khủng khiếp. Chúng tôi sắp phải sống trong một địa ngục.
    Nhưng có một điều cho phép chúng tôi an tâm: Chúng tôi chỉ ở chiến trường VN một năm. Quân đội đã cam đoan như vậy. Người ta nói mọi người hoàn toàn có thể chịu đựng trong một năm. Ba tháng sau, nhất là trong các đơn vị chiến đấu, chúng tôi không còn tự tin nữa. Tuy nhiên, vì biết rằng mỗi ngày qua đi chúng tôi càng gần đến ngày được giải thoát, rời xa nóng bức, xa tiếng bom đạn, chiến sự ác liệt và cái chết, nên hầu hết chúng tôi vẫn tỉnh táo.
    Ngày 15-7 vừa qua, Lầu Năm Góc thông báo binh lính Sư đoàn Bộ binh số 3 tại Iraq không được rút về Mỹ như đã được hứa hẹn. Thời gian phục vụ của họ bị kéo dài “không thời hạn”. Sự can thiệp quân sự tại Iraq đã phạm những sai lầm về nhận định và cách tổ chức mà theo tôi thì không có sai lầm nào nghiêm trọng hơn. Điều đó có nghĩa là Chính phủ Mỹ đã có những dự đoán sai lầm và lính Mỹ sẽ phải trả giá cho thất bại đó. Thời kỳ chiến tranh VN, mỗi lính Mỹ có một cuốn lịch nhỏ gói kỹ trong túi và hàng ngày xem lịch để tính còn bao nhiêu ngày ở lại chiến trường. Mỗi buổi sáng, chúng tôi lại xóa đi ngày đã qua và cuốn lịch đã như lời hứa hẹn ngày trở về với đời thường miễn là biết chịu đựng và sống sót.
    Chế độ quân dịch đã bảo đảm thời gian tại ngũ của chúng tôi chỉ có một năm. Hồi đó, quân đội không thiếu bộ binh và lực lượng dự bị ở hậu phương. Còn hiện nay, tất nhiên không có chuyện đó. Và binh lính của chúng ta ở chiến trường Iraq đang phải trả giá cho sự thật về cuộc chiến của George W.Bush mà cho đến nay người ta đã khéo léo che đậy. Không ai thực sự muốn đến đó. Chúng ta muốn tăng cường sức mạnh Mỹ để đập tan quân khủng bố. Nhưng trực tiếp tới đó để tham gia mọi hoạt động khốn khổ thường ngày của quân Mỹ, thì xin lỗi, không bao giờ. Quân đội khác, ai đi xin cứ đi. Khốn thay, binh lính nước khác cũng không còn muốn đến đó nữa. Chẳng còn ai muốn đến đó để chơi cái trò đỏ đen chết người mà ngày nào cũng có lính Mỹ bỏ mạng.
    Lầu Năm Góc không thể kéo dài vô thời hạn sứ mệnh của Sư đoàn Bộ binh số 3. Thực tế, thậm chí họ cũng không thể kéo dài thời gian phục vụ của lính Mỹ thêm vài tháng mà không vấp phải phản ứng dữ dội của gia đình những người lính ấy. Nhiều gia đình đã bắt đầu kiện với các nghị sĩ do họ bầu ra. Những vị nghị sĩ đó cũng căm ghét chuyện đó.
    Trong những năm cuối cùng của chiến tranh VN, số thương vong của lính Mỹ đạt tới gần 100 người mỗi tuần. Bất hạnh thay, tướng Westmoreland  lại nghĩ rằng nếu ông ta có thể giới hạn số thương vong đó ngang với số người chết vì tai nạn giao thông ở Mỹ thì người Mỹ sẽ không phản ứng gì. Quan điểm đó bộc lộ một thiên hướng thuần túy quân sự lạnh lùng coi thống kê thương vong chỉ đơn giản là những con số chứ không phải nói về sự mất mát của con người. Phe tướng tá thì nghĩ như thế, nhưng người dân thường thì không. Hiện nay, đối với những người dân thường, mỗi ngày dù chỉ có 1 hay 2 lính Mỹ chết ở Iraq là không thể tha thứ. Đáng buồn thay, binh lính Mỹ ở Iraq thừa hiểu rằng hiểm họa bị thương, bị giết đang tăng lên hàng ngày. Và tất nhiên tinh thần của họ đã suy sụp. Hội chứng VN gây ra biết bao khổ đau cho quân đội Mỹ rất có thể lại sống lại. Không còn nữa những ngày để xóa đi trên cuốn lịch bỏ túi, không còn nữa ngày giải ngũ mà mọi người sốt ruột chờ đợi. Điều duy nhất để người lính hy vọng đã không còn nữa. Nhưng, như ông Donald Rumsfeld, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã nói Iraq không phải là VN. Ông ta có thể có lý. Chính điều đó mới là tệ hại.
    Hiền Lương (lược dịch từ Courrier International)
     
    Những tổn thất của MĨ trong chiến tranh ở Việt Nam
    Những tổn thất của nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)


    Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) hay còn gọi là “chiến tranh Đông Dương lần thứ hai” là sự tiếp tục và cao nhất chính sách bành trướng của đế quốc Mỹ. Chính sách này bắt đầu từ thời kì Mỹ thực hiện “học thuyết Tờ-ru-man” (1947) nhằm đảm bảo “an ninh quốc gia” và “bao vây chủ nghĩa cộng sản”. Để thực hiện âm mưu, dã tâm xâm lược của mình, đế quốc Mỹ đã sử dụng bạo lực phản cách mạng đến cao độ, tiến hành một cuộc chiến tranh lớn nhất từ sau thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, điều mà Mỹ không bao giờ có thể ngờ tới là cuộc chiến tranh Việt Nam của chúng không những không đạt được mục đích ban đầu mà còn vấp phải những thất bại to lớn cả về sinh mạng lẫn tiền của. Vậy những tổn thất đó lớn đến mức nào và để lại những hậu quả tai hại gì cho cường quốc số 1 thế giới này?

    1. Những tổn thất về sinh mạng
    Tiến hành cuộc chiến xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã huy động một bộ máy chiến tranh với quy mô khổng lồ. Một lực lượng lớn gồm các nước đồng minh và phụ thuộc đã được Mỹ sử dụng cho mục đích tham chiến của mình. Trong đó có tới 5 nước tham gia trực tiếp và 29 nước tham gia gián tiếp [4; 55]. Bên cạnh đó, Mỹ đã huy động tới 6.000.000 lượt binh sĩ (riêng lính Mỹ chiếm khoảng 3 triệu người) chiếm 68% bộ binh, 60% lính thủy đánh bộ, 32% không quân chiến thuật, 50% không quân chiến lược, 40% hải quân,… chỉ để phục vụ cho riêng chiến tranh Việt Nam [6; 48].

    Như vậy, có thể thấy chưa bao giờ nước Mỹ sử dụng lực lượng quân đội đông và mạnh để tham chiến như trong chiến tranh Việt Nam. Tập trung cao độ nguồn nhân lực như vậy, ý đồ của Mỹ là nhanh chóng dẹp yên quân lực “cộng sản”, giành thắng lợi áp đảo. Song, trái với tham vọng đó, chiến tranh Việt Nam không những không mang lại lợi nhuận gì mà còn gây ra nỗi đau dài cho nhân dân Mỹ. Theo thú nhận chính thức của chính phủ Mỹ, con số thương vong của lính Mỹ ở Việt Nam đã cao hơn tất cả các cuộc chiến tranh trong lịch sử nước này, trừ cuộc thế chiến thứ hai. Đó thực sự là món thuế máu nặng nề đối với nhân dân Mỹ.

    Hậu quả đầu tiên là số người chết trong chiến tranh ngày một tăng. Tính chung cả cuộc chiến tranh, con số thống kê công khai cho biết từ 1961 đến 1974 có tới 57.259 người Mỹ đã chết ở Việt Nam trong đó có gần 37.000 người (64%) không quá 21 tuổi. Riêng năm 1970, gần 70% số thương vong là những lính quân dịch trẻ. [6; 98]

    Tuy nhiên, cái chết chưa phải là tất cả, chiến tranh Việt Nam còn để lại những hậu quả khôn lường cho những binh lính Mỹ sống sót trở về. Nó đã “mở ra” một thời kì “sau Việt Nam” đầy đen tối cho nước Mỹ.

    Đầu tiên có thể thấy, đi liền với chết chóc là thương vong, bệnh tật. Cũng theo con số chính thức, có 303.704 người đã bị thương trong chiến đấu. Trong số này có 153.329 người bị thương nặng phải nằm bệnh viện dài ngày còn 150.343 người mang những vết thương đã được chữa khỏi. Lầu Năm Góc cũng thừa nhận có đến 20.000 người Mỹ chắc chắn đã nhiễm chất da cam ở Việt Nam [5; 35]. Ngoài ra còn có gần 350.000 cựu binh khác (15% tổng số) bị giải ngũ một cách không vinh dự [8; 52] không được bảo đảm việc làm, không được tôn trọng và tin cậy sau khi về nước.

    Đi liền với cái chết, thương tật và những di chứng, binh lính Mỹ còn gặp phải nỗi ám ảnh mang tên “hội chứng Việt Nam”. Đó là những chấn động lớn về tâm lý và tình cảm của người Mỹ nói chung và các cựu chiến binh Mỹ nói riêng. Nó khiến cho hầu hết lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đều nghiện một chất gì đó ví dụ: rượu, thuốc lá,… thậm chí cả heroin. Theo số liệu thống kê có khoảng 1/5 số lính Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam trong những năm 70 đã nghiện ma túy. [3; 49]. Bên cạnh đó, những tổn thương về tâm lý ở họ còn biểu hiện rõ ràng là thường xuyên trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Hàng chục năm sau chiến tranh Việt Nam, những triệu chứng bệnh đó vẫn còn tồn tại. Đó là cái giá quá đắt mà nước Mỹ phải trả cho cuộc chiến “định mệnh” của chúng ở Việt Nam.

    2. Những tổn thất về tài chính và sự suy yếu về địa vị kinh tế
    Đối với bất cứ cuộc chiến tranh nào, kinh tế - tài chính bao giờ cũng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, “trong điều kiện bọn đế quốc tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa… khả năng đeo đuổi chiến tranh phụ thuộc phần lớn ở việc tập trung tài chính vào tay chính phủ đế quốc” [11; 84].

    Khi mới mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, các nhà thống kê tài chính của Mỹ cho rằng: tỉ lệ chi phí cho chiến tranh Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3%. Và theo cách tính toán đó, cuộc chiến tranh Việt Nam không thấm vào đâu so với sức mạnh kinh tế vô địch của Mỹ. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh cái gọi là “cuộc chiến tranh ba phần trăm” đã gây ra cho nước Mỹ những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội gay go, phức tạp hơn tất cả những cuộc chiến tranh lớn mà Mỹ đã từng tham gia trước kia.

    Cái gay go, phức tạp ấy thể hiện rõ nét nhất qua khoản chi phí khổng lồ mà nước Mỹ phải hứng chịu. Những nguồn thông tin và cách tính khác nhau đã đưa đến những số liệu khá đa dạng cơ bản dao động từ 515 tỷ đến 1647 tỷ đôla [4; 55 - 56]. Những con số đó dù không trùng khít nhưng đã chững tỏ chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến vô cùng hao người tốn của, nó đã “rút ruột” từ ngân sách Mỹ một khoản tiền khổng lồ. Khoản tiền ấy lớn hơn bất kì cuộc chiến tranh nào trong lịch sử nước Mỹ trừ cuộc đại chiến thế giới thứ hai.

    Có thể nói chính chi phí khổng lồ trên đã làm suy yếu đế quốc Mỹ. Tham vọng ban đầu của chúng là dựa vào tiềm lực mạnh để thống trị thế giới. Tuy nhiên, chính chiến tranh Việt Nam đã làm tiêu cực hóa nền kinh tế của chúng. Bởi lẽ, để có thể nuôi dưỡng bộ máy chiến tranh, đầu tư cho các khoản chi kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp, Mỹ đều phải “bòn rút” từ ngân khố quốc gia, “bóp nặn” từng đồng xu của nhân dân Mỹ. Đồng thời để huy động mọi nguồn lực cho chiến tranh Việt Nam, Mỹ còn buộc phải tiết giảm các khoản đầu tư chính đáng khác. Theo tính toán của Lầu Năm Góc, chi phí cho chiến tranh Việt Nam gấp 2,6 lần giá trị toàn bộ hệ thống đường sá giữa các bang Hoa Kỳ (số liệu năm 1972), gấp 2,5 lần tiền Mỹ viện trợ cho tất cả các nước kém phát triển trong 25 năm, ngốn 70% tiền chuẩn chi cho quốc phòng Mỹ từ 1967 đến 1972. [2, 798] Như vậy, có thể thấy chi phí cho chiến tranh Việt Nam là một con số “rợn người” và chính nó đã đẩy nền kinh tế Mỹ lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc.

    Biểu hiện của cuộc khủng hoảng tài chính trước hết là ngân sách. Để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh, chính phủ Johnson đã yêu cầu Quốc hội chuẩn chi ngày càng cao, nhanh chóng đạt tới rồi vượt 10% ngân sách toàn liên bang: từ 10 tỷ đô-la năm 1966 đã lên đến 26 tỷ năm 1968. [5]
    Thậm chí có năm Mỹ phải chi đến 30 tỷ đô-la (nếu chỉ tính theo các khoản chi mà Bộ Quốc phòng Mỹ phải gánh chịu) và lên tới 50 tỷ đô-la (nếu tính cả các khoản chi phí khác) để phục vụ cho cuộc chiến này. Đến năm 1967, chiến tranh Việt Nam đã ngốn của nước Mỹ trung bình 25 tỷ đô-la một năm. Khoản tiền này đã tạo ra sự thâm hụt ngân sách khổng lồ cho kinh tế Mỹ. [7; 1089]

    Tiếp đó, chiến tranh Việt Nam còn làm cho kinh tế Mỹ lâm vào cảnh lạm phát nặng nề. Trong những năm 1966 – 1969, thời kì Mỹ tăng cường chiến tranh Việt Nam, lạm phát tăng nhanh từ 2.8% lên 4.8% (1969) [4; 58 ].Các nhà sử học đã tính được rằng “lạm phát của 5 năm sau những năm 60 tăng gấp ba lần lạm phát của 5 năm đầu những năm 60” (1; 38). Nhìn chung trong suốt thời kì Mỹ tham chiến tại Việt Nam tỉ lệ lạm phát tăng mức 12,2% hàng năm . Đây được coi là nạn lạm phát lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

    Quy luật kinh tế dễ nhận thấy là, lạm phát cao sẽ thúc đẩy nhập siêu và nhập siêu lại gây ra lạm phát cao. Chính lạm phát và thâm hụt ngoại tệ trầm trọng, kéo dài của Mỹ đã đưa đến cuộc khủng hoảng về đồng đô-la và khủng hoảng vàng bắt đầu từ tháng 3 năm 1968. Trước tình hình này, ngày 15/08/1971, tổng thống Mỹ quyết định hủy bỏ chế độ chuyển đổi đồng đô-la với tỷ giá cố định sang thả nổi. Quyết định này đã làm sụp đổ hệ thống tiền tệ thế giới lập ra năm 1944 ở Bretton Woods. Có thể nói rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đã “kết liễu” hệ thống tiền tệ thế giới do Mỹ thống trị gần 30 năm. [1; 35]

    Bên cạnh đó, chiến tranh Việt Nam còn làm suy giảm vị trí siêu cường Mỹ trên trường quốc tế. Nếu vào năm 1945, thế giới chỉ có một trung tâm kinh tế duy nhất đó là Mỹ (lúc đó nền kinh tế Mỹ chiếm 52% nền kinh tế thế giới lớn hơn tất cả các nước khác cộng lại) thì tới năm 1971, chính Nixon phải thừa nhận rằng, trên thế giới lúc này có tới 5 trung tâm kinh tế lớn: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. [1; 36]

    Như vậy, có thể thấy chiến tranh Việt Nam đã gây ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng đối với kinh tế Mỹ. Và để cứu vớt nền kinh tế này, đế quốc Mỹ đã không ngần ngại trút “gánh nặng” lên vai nhân dân mình.

    Trước hết, để bù đắp nạn lạm phát, thâm hụt ngân sách, những người đứng đầu Nhà Trắng đã đẩy giá sinh hoạt lên cao chưa từng thấy. Từ 1966 đến 1972, giá sinh hoạt ở Mỹ tăng 32%, năm 1974, giá tiêu dùng tăng 12,2%. Riêng giá lương thực tăng 21%. Một số mặt hàng như đường và dầu tăng 400%. Các nhà kinh tế Mỹ đã chỉ ra rằng, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, kể cả thời kì sau chiến tranh Triều Tiên, chưa bao giờ giá sinh hoạt Mỹ lại tăng nhanh như giai đoạn 1960 – 1975. [11; 203].

    Những nạn nhân chủ yếu của nạn sinh hoạt đắt đỏ không ai khác chính giai cấp công nhân, nhân dân lao động Mỹ. Giá sinh hoạt tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của họ. Do vậy, tâm trạng lo lắng và thái độ bất bình ngày càng gia tăng trong nhân dân Mỹ. Và đó cũng là lí do những giai cấp, tầng lớp đáy của xã hội Mỹ đã kết hợp cuộc đấu tranh mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi của mình với cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

    Đồng hành với việc tăng giá sinh hoạt, giới cầm quyền Mỹ còn tìm cách cắt xén tiền lương của giai cấp công nhân song lại bắt họ đóng thuế cao hơn một cách phi lí. Tính chung, số tiền thuế mà người dân Mỹ phải đóng đã tăng 60% so với trước khi Mỹ đưa quân vào xâm lược Việt Nam. Trước tình cảnh này, báo “Tin Mỹ và thế giới” đã bình luận: “Người dân phải chịu thuế ở Mỹ đang phải chịu đựng sức ép từ tất cả mọi phía. Một đợt tăng thuế mới đang tràn qua các bang, các thành phố và các quận ở Mỹ” [11; 98].

    Như vậy, để phục vụ chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ đã ra sức bòn rút ngân sách, tạo ra tình trạng lạm phát, tăng thuế để “thò tay móc túi” nhân dân. Điều đó càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn gay gắt giữa chính quyền và nhân dân Mỹ. Đồng thời đó cũng là lí do làm xuất hiện các cuộc đình công của công nhân đòi tăng lương, giảm giá hàng và các quyền lợi sống còn hàng ngày khác.
    Bên cạnh đó, chiến tranh Việt Nam còn tác động tới các chính sách xã hội khác và làm rối loạn tình hình chính trị, xã hội nước Mỹ.

    Năm 1965, khi mới lên nắm quyền, chính quyền Johnson cam kết tiến hành hai cuộc chiến tranh cùng một lúc: chiến tranh Việt Nam và chiến tranh chống nghèo khó. Tuy nhiên trên thực tế, chính sách đó bị biến thành một ảo tưởng. Gánh nặng tài chính của chiến tranh đã làm cho chương trình “xã hội vĩ đại” của Johnson hiện nguyên hình là một lời hứa rỗng tuếch. Và chính sách “cả đại bác lẫn bơ” về cơ bản chỉ còn là “chính sách đại bác”.

    Nếu vào năm 1964, theo số liệu chính thức của nước Mỹ có 36,4 triệu người nghèo khổ (bằng 20% dân số) thì đến năm 1968, số người nghèo đói kinh niên vẫn còn ở mức 10 – 14 triệu người [1; 393]. Quả thực, cuộc chiến tranh Việt Nam không khác gì một thanh gươm ác nghiệt đã chặt phăng cái đầu của chương trình “xã hội vĩ đại”.

    Đi liền với đói nghèo là tình trạng thất nghiệp. Thực tế đã cho thấy, Mỹ càng đẩy nhanh tốc độ chiến tranh xâm lược Việt Nam thì số người thất nghiệp càng tăng. Nếu vào tháng 9 năm 1960 cả nước Mỹ mới có 3.232 người thất nghiệp thì tới tháng 12 năm 1974, số người thất nghiệp đã lên tới 5.079 người gấp 2,3 lần. [10; 243]

    Mặc dù chính phủ Mỹ đã cố tình làm giảm ý nghĩa của sự tổn thất to lớn về tài nguyên của nước Mỹ bằng cách biện bạch trắng trợn rằng: chi phí cho chiến tranh chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng sản lượng quốc gia. Nhưng điều mà họ không giải thích được hoặc cố tình lảng tránh là tại sao cái “tỉ lệ nhỏ” ấy lại làm đảo lộn hoàn toàn đời sống kinh tế nước Mỹ? Tại sao nhiều chương trình trong nước của Mỹ buộc phải gác lại hoặc bị cắt xén “đến xương tủy”? Thủ đoạn biện bạch quanh có đó cuối cùng đã bị hàng triệu người Mỹ đập lại. Chẳng hạn, thượng nghị sĩ Venxo Hác-cơ tuyên bố: “Nếu nói với nhân dân Mỹ tổn phí trong cuộc chiến tranh Việt Nam không đáng kể thì là nói láo” [11; 368].

    Từ thực tế ấy, nhân dân Mỹ nhận thức rõ rằng việc chống nghèo đói, thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột nói chung không thể tách khỏi cuộc đấu tranh chống chính quyền Mỹ xâm lược Việt Nam.

    Đó là lí do tại sao phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã trở thành khẩu hiệu đấu tranh nhằm bảo vệ sinh mạng và lợi ích trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân Mỹ. Nó giống như tiếng kèn thôi thúc, tập hợp đại đa số nhân dân Mỹ không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp, chính kiến, ngoài xã hội cũng như trong giới cầm quyền với nhiều hình thức đấu tranh đa dạng mà nước Mỹ chưa hề chứng kiến.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét