Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 90

Tổ quốc Việt Nam "lẹt bẹt" đâu phải vì thiếu nhân tài, mà vì nhà nước Việt Nam không chịu nghe nhân tài dạy dỗ!

--------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Nguyễn Lân Dũng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Lân Dũng
GS Nguyễn Lân Dũng.JPG
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
Dân tộc Việt
Nguyễn Lân Dũng, sinh năm 1938 là một giáo sư tiến sĩ sinh học, Nhà giáo Nhân dân của Việt Nam   Công tác chính của ông là giảng dạy và nghiên cứu tại Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thân thế

Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938 tại xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học là con trai thứ ba của NGND Nguyễn Lân.

Công tác hiện tại

Ông hiện là Phó Chủ tịch (PCT) Hội liên lạc với người VN ở nước ngoài, UV UBTWMTTQVN, Chuyên gia cao cấp Viện VSV&CNSH ĐHQG HN, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, chủ nhiệm chương trình tự nguyện đưa KHKT vào hộ nông dân; UV UB Đối ngoại của Quốc hội; Đại biểu Quốc hội khóa XII (tỉnh Đắc Nông). 

Cống hiến

GS Nguyễn Lân Dũng (người đứng bên trái)
Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa X, XI, XII.
Ông là nhà nghiên cứu sinh học hàng đầu Việt Nam. Quá trình công tác trong ngành sinh học của ông đã làm cho ngành này phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Ông đóng góp công lớn cho công tác nghiên cứu sinh học tại Việt Nam, đồng thời đưa nhiều ý kiến quan trọng để hoàn thiện bộ sách giáo khoa sinh học rất được đánh giá cao tại Việt Nam. Ông luôn luôn đóng góp ý kiến cho việc xây dựng bộ sách giáo khoa ở Việt Nam. Ông tham gia chuyên mục nổi tiếng "Hỏi gì đáp nấy" chuyên về giải đáp mọi thắc mắc của mọi người, ông cũng viết một bộ sách cũng mang tên này.
Ông có nhiều lời khuyên cụ thể, thiết thực cho bà con nông dân Việt Nam để phát triển kinh tế.

Đánh giá

  • Ông nổi tiếng là một người hiểu biết rộng (chuyên mục "hỏi gì đáp nấy" thể hiện phần nào sự uyên thâm của ông)
  • Ông là nhà khoa học có tên tuổi nhưng không có công trình khoa học nào tiêu biểu.
  • Ông là một người nói chuyện rất "tếu" và thể hiện được nguyện vọng của nhân dân.
  • Ông được người nông dân Việt Nam yêu quý vì là rất quan tâm tới những nguyện vọng chính đáng của họ và luôn nỗ lực để phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam. 
  • Ông là một trong những người tích cực hưởng ứng phong trào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", không nên sính ngoại. 

Gia đình

 

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...

Ông được xếp vào hàng “tứ trụ” (Nhất Thước/Nhất Ngoạn – Nhì Trân – Tam Lân – Tứ Quốc) trong Quốc hội, là người không thích nói suông  mà phải xắn tay vào thực hiện, đó là điều chúng tôi cảm nhận được từ con người ông.
Có gần ông, nghe ông trong những lúc “trà dư tửu hậu” mới hiểu rằng những khao khát cống hiến của ông cho đời thật là ghê gớm. Và đây là một trong những lần nói chuyện như thế mà chúng tôi ghi lại được với Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng.

 
Sách giáo khoa là linh hồn của bài giảng. Vâng, vấn đề sách giáo khoa (SGK) hiện nay phải nói là không ổn một chút nào.

Tôi đi nước nào tôi cũng mua SGK phổ thông, hiện nay tôi có chừng 70 cuốn SGK sinh học của các nước và tôi giật mình thấy SGK của nước mình không giống với SGK của bất cứ nước nào.

SGK Việt Nam dạy cái gì? Xin thưa, dạy tất cả các môn của Đại học Sư Phạm: Thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao, động vật không xương, động vật có xương, giải phẫu người, giải phẫu động vật, sinh lý người, sinh lý động vật, sinh thái học, vi sinh học, tiến hóa, di truyền…

Trong khi đó một nước phát triển như nước Pháp, trong chương trình giáo dục học sinh phổ thông không dạy chương trình biologie, từ lớp 1 đến lớp 12 nhưng họ có môn “la science de la vie”, “science de la terre” (khoa học về sự sống, khoa học về trái đất).

Như vậy thay vì họ học về dương xỉ, mộc bá, quyết… cấu tạo dây thần kinh của thằn lằn, dây thần kinh thỏ… như chúng ta thì họ dạy những khái niệm rất chung như thần kinh từ vi khuẩn đến người, dinh dưỡng từ vi khuẩn đến người… còn những thứ mình dậy là vấn đề của những nhà nghiên cứu, của trình độ đại học.

Mô hình thứ hai là mô hình giáo dục của Nepal, một nước rất nghèo, nghèo hơn cả Việt Nam, nhưng giáo dục của họ tuyệt vời. Tôi mua 2 cuốn sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12 mỗi cuốn 700 trang. Với số lượng trang như vậy chắc học sinh của họ không cần phải học thêm gì nữa. Tại sao họ có thể dạy sinh học cho lớp 11, 12 với những cuốn sách 700 trang?

Câu trả lời cực đơn giản, nhưng tôi nói không ai nghe!

Đó là coi lớp 9 và lớp 10 là xong phổ thông. Thế hệ của tôi cũng vậy. Hai năm lớp 11 và 12 họ chia 4 phân ban: một là quản trị kinh doanh, hai là khoa học xã hội và nhân văn, ba là toán lý, bốn là hóa sinh. Và mỗi một chuyên ban lại học 4 môn.

Chỉ có ban hóa sinh mới học sinh học, còn 3 ban kia chỉ cần kiến thức sinh học ở bậc phổ thông là đủ. Như vậy mới có cuốn sách giáo khoa 700 trang dành cho lớp 11 và 12. Lớp 11, 12 gần như bước đệm, dự bị đại học.

Hơn nữa, không có nước nào có một bộ sách giáo khoa duy nhất như nước ta. Khi ở trong quốc hội, tôi đấu tranh chuyện này mà không thành công là bởi vì họ nghĩ một bộ SGK còn chưa ra gì huống hồ nhiều bộ. 

 
Nhưng, chính là một bộ mới chưa ra gì vì không có cạnh tranh, còn ở các nước thì rất nhiều bộ SGK. Cũng như không có nước nào có một loại thuốc đánh răng, và đương nhiên không phải ai cũng làm được thuốc đánh răng vì nó phải có tiêu chuẩn của Bộ Y tế, cho nên phải có một chương trình chuẩn, phải dùng được lâu dài, nhiều năm chứ không phải như hiện nay.

Thế nhưng, kiến nghị của tôi cũng không ai nghe!

Xây dựng một chương trình chuẩn đâu có khó. Tôi không đồng ý với cách Nhà nước chuẩn bị đến 2015 mới bắt đầu đổi mới toàn diện chương trình giáo dục, làm thử vài năm rồi mới viết sách giáo khoa, rồi lại thử nghiệm vài năm nữa… đến lúc đó chắc thế hệ chúng tôi đã hai năm mươi rồi.

Tôi cũng không hiểu tại sao không giao việc này cho các Hiệp hội chuyên ngành để chỉ cần trong một năm có thể hoàn thành Bộ Chương trình Giáo dục phổ thông trước khi đưa ra thảo luận rộng rãi, sau đó có thể thông qua tại một Hội đồng đủ quyền lực cấp Nhà nước.

Hội sinh học chúng tôi sẵn sàng chỉ với điều kiện cho chúng tôi xin những chương trình dạy học của một số nước. Việc đó cực dễ hỏi Đại sứ quán nào người ta cũng có thể cho ngay.

Để cho các hội chuyên ngành tham gia viết SGK là điều nên làm, và họ sẽ mời những người dạy lâu năm cùng tham gia. Như vậy SGK phải là chuyện của  các nhà khoa học hay nhóm các nhà khoa học, của các thày giáo hay nhóm thày giáo… khi đã có một chương trình chuẩn rồi. Và cuốn nào hay thì người ta dùng. Chỉ tập chung làm một việc đó thôi cũng đủ tạo ra một bứt phá rõ rệt trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục. Một câu chuyện rất đơn giản đó nhưng…

Tôi nói cũng không ai nghe, không ai làm!

Học sinh của chúng ta đâu có kém, bằng chứng là đã có lần tôi ngạc nhiên và vô cùng phấn khởi khi dự một buổi lễ trao phần thưởng ở một trường Dược khá nổi tiếng ở bang California khi những em học sinh lên lĩnh phần thưởng đa phần là người Việt.

Như vậy người Việt Nam không kém nhưng chương trình học của người Việt không tốt, SGK không tốt mà ở bậc đại học lại càng không tốt. Các trường Đại học lại mở ra quá nhiều mà không có SGK.

Hiện nay nước ta có khoảng 400 trường Đại học cao đẳng, dự kiến đến năm 2020 có đến 600 trường, tôi nghĩ rằng nếu như thày không đủ trình độ để giải quyết những vấn đề của xã hội thì mở ra nhiều trường như vậy để làm gì. Ví dụ như ngành môi trường chẳng hạn. Giải quyết các vấn đề về rác thải, nước thải, ô nhiễm… đến thày các em còn chả làm được huống hồ sinh viên mới ra trường.

GS Nguyễn Lân Dũng: Lương khởi điểm của tiến sĩ 3,5 triệu

    "Ở Viện nghiên cứu của tôi, lương tiến sĩ từ nước ngoài về khởi điểm là 3,5 triệu đồng một tháng. Lương cử nhân còn thấp hơn nữa”, GS Nguyễn Lân Dũng nói.
    Vào nhà nước không phải con đường duy nhất

    Trong buổi giao lưu cùng sinh viên tại Hà Nội, trong ngày hội Hướng nghiệp và việc làm tối 23/9, GS Nguyễn Lân Dũng nhắc đến chuyện mỗi năm có 170.000 cử nhân thất nghiệp bằng giọng hóm hỉnh: “Hỡi sinh viên, các bạn đừng nghĩ đến chuyện phải xin việc vào nhà nước. Ở Viện nghiên cứu của tôi, lương tiến sĩ từ nước ngoài về, trong đó có lương con gái tôi, khởi điểm là 3,5 triệu đồng một tháng. Lương cử nhân còn thấp hơn nữa”.
    GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, nhiệm vụ quan trọng của ông là xây dựng công việc, tăng thu nhập cho nhân viên, vì chế độ lương bổng dành cho cán bộ khoa học quá thấp. Viện đã xây dựng xưởng để có thể đưa ngay kết quả nghiên cứu vào sản xuất cũng một phần muốn cải thiện mức sống cho các thành viên.
    Ông nói vui: “Tôi cố gắng tăng mức lương cho anh em lên 8 triệu đồng, bằng lương người lái ô tô”.
    GS Nguyễn Lân Dũng giao lưu cùng sinh viên. Ảnh: Quyên Quyên.
    GS Nguyễn Lân Dũng giao lưu cùng sinh viên. Ảnh: Quyên Quyên.
    Vị GS nổi tiếng nhắn nhủ tới sinh viên: Hãy nắm vững hai loại "vũ khí" để thành công, đó là ngoại ngữ và tin học.
    Với những bạn trẻ có ước mơ làm giàu trên chính quê hương mình, GS Nguyễn Lân Dũng nói sẵn sàng giúp đỡ. Ngay trong buổi tọa đàm, vị GS đưa ra bí quyết khởi nghiệp làm giàu với 10 triệu đồng trong tay.
    “Với ao sẵn có quê nhà, bạn bỏ ra 3 triệu đồng để mua máy ấp trứng, 3 triệu tiếp theo để mua vịt trời, còn lại 4 triệu dùng thức ăn. Vịt trời có đặc tính đẻ nhiều, không bị bệnh, chủ yếu ăn ngô mầm, mang lại giá trị cao khi thịt mua tại gốc là 200.000/kg, ra thị trường 300.000- 400.000/kg.
    Ông dẫn trường hợp anh Tô Quang Dần (Bắc Giang) được mệnh danh tỷ phú vịt trời. Anh Dần nhận ra việc "thuần" giống này khi thấy vịt trời mắc trong lưới của mình.

    'Đứng dậy đi, những thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp'

    Tôi xin lỗi các ông bà đang thất nghiệp và cầm tấm bằng thạc sĩ, cử nhân. Tốt nhất hãy xem lại bản thân. Đừng đổ tại xã hội, nền giáo dục, đổ tại xuất thân nghèo khó.
    GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, chẳng có lý do gì để vịt trời không thể xuất khẩu sang nước ngoài nếu nghiêm túc đầu tư cả về số lượng và chất lượng vịt.
    Chân dung người làm giàu thứ hai, GS Nguyễn Lân dũng kể lại với sinh viên, là nông dân Trịnh Xuân Mười (Mười Bơ). Anh đã giúp nhiều người dân thoát nghèo từ mô hình trồng bơ xen cà phê.
    Xuất phát từ đứa trẻ bỏ học, trốn nhà tìm đường thoát nghèo, anh bén “duyên” với bơ khi là người làm thuê, đi thu gom quả cho thương lái. Phát hiện những cây cho ra quả ngon, giá cao, anh nghĩ đến chuyện chiết cành từ những cây bơ quý.
    Được GS Nguyễn Lân Dũng chỉ nguyên tắc “tính di truyền quyết định bởi ngọn ghép”, anh Mười kiên nhẫn ghép chồi cây quý vào những cây non mọc lên từ các hạt bơ bình thường nhặt được ngoài chợ. Bước ngoặt tiếp theo là người nông dân này đã trồng bơ sen cà phê để che bóng mát.
    Từ câu chuyện của anh Mười Bơ, nhiều người nghĩ cách kéo dài thời gian sử dụng loại quả này, hay xuất khẩu bơ…
    Qua hai câu chuyện trên, GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ với sinh viên: Đừng sợ khó khăn. Ông nêu lại tấm gương của Steven Jobs và Bill Gates để khuyến khích sinh viên.
    GS lập kỷ lục khi tốt nghiệp đại học năm 18 tuổi
    “Em bị ép học ngành theo lời bố mẹ và bây giờ chán nản không muốn tiếp tục nữa. Xin GS cho em lời khuyên”, một sinh viên nói. GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho biết, ông từng làm những công việc mình không nghĩ sẽ làm tốt.
    Ông kể tốt nghiệp đại học khoa Lịch sử năm 18 tuổi, sau đó được phân công dạy môn... Vi sinh vật học. Đây là thử thách lớn khiến ông hốt hoảng.
    Tìm ngay đến GS Đặng Văn Ngữ -  nhà khoa học danh tiếng, người đã được đào tạo chính quy về Vi sinh vật học tại Nhật, ông nhận được 3 lời khuyên: "Thứ nhất, em phải học ngoại ngữ vì không có ngoại ngữ em không thể có kiến thức. Thứ hai, dạy đại học, em phải làm nghiên cứu nếu không sẽ là những bài giảng khô khan. Thứ ba, em phải viết sách giáo khoa, không thể dạy chay ở bậc đại học được". Điều ấy trở thành “kim chỉ nan” cho GS Nguyễn Lân Dũng đến hiện tại.
    Qua nhiều khó khăn, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) của GS Nguyễn Lân Dũng có 40 cán bộ khoa học trẻ. Ông luôn tự hào vì ở đó có những người “giỏi hơn tôi, giỏi hơn thế hệ của cúng tôi”.
    Mới đây, ông viết sách tiếng Anh trong khi tự nhận trình độ còn “thua xa nhiều sinh viên”. GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, chúng ta vẫn có thể tự học có kết quả theo phương pháp học những từ tối thiểu, những ví dụ tối thiểu. Ông xây dựng 1.400 từ tiếng Anh tối thiểu và hứa hẹn sẽ xuất bản cuốn sách tiếng Pháp tối thiểu.
    Câu chuyện GS Nguyễn Lân Dũng muốn nhắn gửi đến các bậc phụ huynh, không nên ép con mình theo học ngành bố mẹ yêu thích, tuy nhiên nên định hướng cho con theo đam mê từ nhỏ. Sinh viên cũng có thể chọn sai hướng, nhưng các bạn sẽ vượt qua nếu có nghị lực.

    Ông chủ lớp 7, nhân viên toàn cử nhân

    Ông chủ văn hóa lớp 7 nhưng nhân viên toàn… đại học. Số người có bằng đại học được sử dụng ở đó không chỉ một vài người mà tính tổng công các điểm đã lên tới vài chục người!
    Quyên Quyên

    Đại biểu QH Nguyễn Lân Dũng: ‘Tôi thấy bất lực mà không biết phải làm gì!’

    A- A A+ ‹Đọc›
    Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
    "Tôi thấy mình thật bất lực nhưng cũng không biết cần phải làm gì thêm để đáp ứng được với sự tin cậy của nhân dân", đại biểu Quốc hội - GS. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.

    Đại biểu QH Nguyễn Lân Dũng: ‘Tôi thấy bất lực mà không biết phải làm gì!’
    ảnh minh họa
    GS. NGND Nguyễn Lân Dũng đã chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về những trăn trở trong các nhiệm kỳ đại biểu quốc hội đã qua của mình, cũng như những bức xúc của nhân dân hiện nay.
    "Hoan nghênh GS" nhưng... "không có gì phải xem xét lại"!
    - Trong các nhiệm kì đã qua của mình, GS còn cảm thấy day dứt, trăn trở với những điều gì? Những vấn đề nào GS lên tiếng giúp cử tri nhưng hiện nay vẫn chưa được xử lý rốt ráo?
    Trong ba nhiệm kỳ Quốc hội Khoá X, XI,XII tôi đã cố gắng phản ánh được trên diễn đàn Quốc hội những bức xúc trong từng năm của nhân dân và được đông đảo cử tri cả nước hoan nghênh.
    Ngoài ra tôi thường xuyên tiếp tại nhà riêng rất nhiều cử tri, không chỉ cử tri nơi tôi ứng cử mà bất kỳ cử tri nào tìm đến mình, đông nhất vẫn là cử tri Hà Nội (họ phản ánh là gặp được đại biểu quốc hội Hà Nội rất khó!). Tôi vui mừng khi bà con gọi tôi là người của công chúng.
    Tuy nhiên tôi rất băn khoăn khi không đáp ứng được sự trông đợi của những người gửi khiếu nại, tố cáo. Bao giờ tôi cũng nhận được hồi âm rất nhanh của các cơ quan có trách nhiệm giải quyết. Đại khái là “Hoan nghênh GS đã quan tâm đến công tác tư pháp, nhưng sau khi xem lại hồ sơ chúng tôi thấy không có gì cần xử phúc thẩm (hay xem xét lại cách đã xử lý)”.
    Thật rất buồn, người ta có đơn từ khiếu nại tố cáo có nghĩa là hồ sơ từng được thụ lý là không đúng (có khi là do bức cung, có khi là do thiếu trách nhiệm…). Thế thì phải điều tra lại chứ xem lại cái hồ sơ ấy mà làm gì?
    - Giáo sư có thể đưa ra ví dụ cụ thể hơn được không?
    Gần đây tôi đã gửi đơn thư kêu oan cho cựu chiến binh Trần Văn Vót ở xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tới các đồng chí lãnh đạo cao nhất (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban tư pháp của Quốc hội).
    Tôi nhận được hồi âm rất nhanh của nhiều đồng chí lãnh đạo, nhưng đợi mãi không thấy trả lời của Tòa án Nhân dân tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
    Vài chục bài báo đã được đăng, ngay bố của nạn nhân cũng một mực kêu oan cho nạn nhân mà cũng chưa làm động lòng những người để nạn nhân nằm trong tù đến 23 năm rồi với hàng trăm đơn từ kêu oan của bản thân, gia đình, bà con làng xóm.
    Tôi thấy mình thật bất lực nhưng cũng không biết cần phải làm gì thêm để đáp ứng sự tin cậy của nhân dân.
    - Vấn đề mà cử tri gửi gắm GS nhiều nhất và GS cho là nhức nhối nhất hiện nay, cần phải nêu lên trên diễn đàn Quốc hội là gì?
    Trong tình hình hiện nay nhân dân đang rất bức xúc về biến đổi khí hậu dẫn đến các thiệt hại quá nghiêm trọng trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Nhân dân cần có ngay những hỗ trợ trước mắt và những giải pháp căn bản cho tương lai.
    Nhân dân cũng đang rất lo lắng về những biến động ngày càng đáng lo ngại trên biển Đông. Đảng và Nhà nước cần có các quyết sách đảm bảo giữ gìn trọn vẹn bờ cõi nghìn năm của cha ông ta.
    Nhân dân cũng mong mọi cán bộ trong bộ máy nhà nước cần làm đúng yêu cầu như Bác Hồ thường căn dặn: “Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân… Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm như vậy, chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”.
    Cần loại trừ mọi hành vi tham nhũng và sách nhiễu nhân dân, nhất là chuyện quá phổ biến là làm bất cứ chuyện gì cũng phải “bôi trơn” bằng tiền.
    Muốn làm được cần thực thi dân chủ một cách rộng rãi, bởi vì như Bác Hồ đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”.
    Nhiều đại biểu gần như không phát biểu gì!
    - Quốc hội khóa XIII đã bước vào kỳ họp cuối. Theo GS, trong nhiệm kỳ qua Quốc hội đã làm được những gì?
    Quốc hội Khoá XIII đã để lại những dấu ấn quan trọng. Đó là việc thông qua Bản Hiến pháp sửa đổi và thông qua nhiều luật để triển khai phù hợp với Hiến pháp sửa đổi.
    Quốc hội cũng đã thực hiện tốt việc giám sát các hoạt động của Chính phủ và nhờ đó đã có thể đạt và vượt 12/14 chỉ tiêu đã đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt cao nhất kể từ năm 1968, chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất kể từ năm 2011.
    Cả nước đã có 15 huyện và 1.526 xã đạt chuẩn nông thôn mới. tạo thêm việc làm cho 1,62 triệu người…
    Ngoài ra, việc chất vấn ở hội trường có nhiều thay đổi giúp cho mọi vấn đề của cuộc sống đều được thảo luận tại diễn đàn quốc hội, làm cho dân chúng gắn bó hơn với các hoạt động ở nghị trường.
    - GS đánh giá thế nào về tiếng nói của các đại biểu quốc hội trong kỳ họp vừa qua? GS kỳ vọng gì ở chất lượng của đại biểu quốc hội sắp tới cũng như đội ngũ lãnh đạo đất nước sắp tới?
    Vẫn còn có những đại biểu quốc hội hầu như không phát biểu gì tại diễn đàn quốc hội trong suốt 5 năm làm nhiệm vụ. Điều đó có thể do chúng ta  quá chú trọng về cơ cấu nên đã khoác lên một số đại biểu cùng lúc 4 cơ cấu (nữ, trẻ, đồng bào dân tộc ít người và chưa vào Đảng khi ứng cử).
    Tôi hy vọng cuộc bầu cử Quốc hội Khoá XIV sẽ coi trọng chất lượng hơn là cơ cấu. Cơ cấu là cần thiết nhưng nữ phải là những phụ nữ tiêu biểu, trẻ cũng là nhưng đoàn viên TNCS xuất sắc, đồng bào dân tộc ít người không cần có đủ mọi đại diện nhưng phải là những người am hiểu chính sách dân tộc và biết bảo vệ quyền bình đẳng cho các dân tộc.
    Còn người ngoài Đảng là đại diện cho số đông dân chúng (chỉ trừ 4,5 triệu đảng viên) cho nên cần là những người suốt cả khoá vẫn là người ngoài Đảng.
    Với các đồng chí lãnh đạo mới, tôi hy vọng sẽ thừa hưởng được những kinh nghiệm tốt của các đồng chí đi trước, có thái độ lắng nghe tiếng nói của cử tri, nhất là của đội ngũ trí thức và các cựu chiến binh lão thành, để đưa đất nước bứt phá lên nhanh hơn trong sự nghiệp đổi mới. 
    Cảm ơn ông!

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét