Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT18/d

(ĐC sưu tầm trên NET)

Thời kỳ phân chia Nam Bắc lần thứ nhất (1533-1802)(tiếp)

 Trong giai đoạn này, ở Việt Nam xuất hiện ba triều đại bao gồm: Nhà Mạc (1527 - 1677), Nhà Lê trung hưng (1533 - 1789) và Nhà Tây Sơn (1778 - 1802). Ngoài ra còn có 3 tập đoàn quân phiệt cát cứ gồm: Chúa Trịnh (1545-1787), Chúa Nguyễn (1558-1802) và Chúa Bầu (1527-1699). Đây là giai đoạn rối ren loạn lạc nhiễu nhương lộn xộn phức tạp nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nội loạn và Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài

Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài là phong trào nổi dậy của nông dân miền Bắc nước Đại Việt giữa thế kỷ 18 thời vua Lê chúa Trịnh, hay thời Lê mạt, bắt đầu từ khoảng năm 1739 và kết thúc năm 1769, trong 2 đời vua Lê là Lê Ý TôngLê Hiển Tông, 3 đời chúa Trịnh là Trịnh Giang, Trịnh DoanhTrịnh Sâm.

Hoàn cảnh

Từ khi kết thúc chiến tranh phía nam với họ Nguyễn (xem Trịnh-Nguyễn phân tranh) và dứt được việc cát cứ ở Cao Bằng của họ Mạc, các chúa Trịnh là Tây Định vương Trịnh Tạc và Định Nam vương Trịnh Căn ra sức củng cố chính quyền Bắc Hà. Đến chắt Trịnh Căn là Trịnh Cương tiếp tục xây dựng nền thịnh trị ở Đàng Ngoài.
Năm 1729, An Đô vương Trịnh Cương mất, con là Trịnh Giang lên thay, tức là Uy Nam vương. Từ khi Trịnh Giang cầm quyền, chính sự Bắc Hà bắt đầu suy. Giang phế bỏ vua Lê Duy Phường làm Hôn Đức công năm 1732 và sau đó giết chết, lập anh Duy Phường lên ngôi, tức là Lê Thuần Tông (1732 - 1735). Không chỉ vua Lê, các đại thần như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn vốn có uy tín với đời trước cũng bị giết hại. Giang tiêu dùng xa xỉ, vì thế thuế má một ngày một nhiều, sưu dịch một ngày một nặng khiến nhân dân Đàng Ngoài vô cùng cực khổ. Do đó nông dân Đàng Ngoài đồng loạt đứng lên khởi nghĩa.

Khái quát về phong trào

Năm 1737, nhà sư Nguyễn Dương Hưng nổi dậy khởi nghĩa ở Tam Đảo. Năm 1739, Vũ Đình Dung nổi dậy ở Ngân Già (nên bị gọi là giặc Ngân Già), hậu duệ nhà Mạc (đã bị đổi họ) là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển cùng Vũ Trác Oánh nổi dậy ở Hải Dương. Theo "Lê Triều dã sử", Nguyễn Cừ và Nguyễn Tuyển tin theo Sấm Trạng Trình có câu: "Phá điền thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành" (Vỡ ruộng thiên tử ra, không đánh tự nhiên thành) nên dựng cờ khởi nghĩa. Khởi nghĩa này sau đó không lâu bị dẹp nhưng thuộc hạ của hai người là Hoàng Công ChấtNguyễn Hữu Cầu tiếp tục tập hợp lực lượng và trở thành hai cánh quân khởi nghĩa lớn và làm hao binh tổn tướng của chúa Trịnh nhiều hơn cả.
Tại Tam Đảo, sau khi Nguyễn Dương Hưng thất bại, Nguyễn Danh Phương nổi dậy và cũng trở thành một cuộc khởi nghĩa lớn trong nhiều năm. Tôn thất nhà Lê là Lê Duy Mật cũng định làm binh biến ở Thăng Long để lật đổ họ Trịnh nhưng không thành nên rút ra ngoài khởi nghĩa, cát cứ suốt 30 năm.
Ngoài những cuộc khởi nghĩa trên còn một số khởi nghĩa khác. Phong trào khởi nghĩa trải rộng khắp Bắc bộ vào tới Thanh Hoá, Nghệ An. Các cuộc khởi nghĩa phần đông lấy tiếng "phù Lê diệt Trịnh" làm cớ. Nhân dân mặt đông nam mang bừa vác gậy đi theo quân khởi nghĩa, toán nào đông thì kể có hàng vạn người, toán nào ít thì cũng có đến hàng trăm hàng nghìn người, rồi đi cướp phá ở các hương thôn và vây các thành ấp, quân triều đình đánh dẹp không được.
Trong cung, Trịnh Giang xa xỉ tư thông với cung nữ của cha, lại bị sét đánh nên tin theo lời hoạn quan, làm nhà hầm ở luôn dưới đất để tránh sét, còn việc chính trị thì để cho các hoạn quan là bọn Hoàng Công Phụ chuyên quyền làm bậy.
Trước tình hình đó, gia tộc họ Trịnh quyết định phế truất Giang, lập em Giang là Trịnh Doanh lên ngôi năm 1740. Là người có tài, Trịnh Doanh bắt đầu chỉnh đốn tình hình trong nước, ra tay đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa.
Năm 1740, ở làng Ngân Già, có Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chấn, Tú Cao, cướp phá rất dữ, giết chết Đốc lĩnh là Hoàng Kim Trảo. Trịnh Doanh phải tự làm tướng đem binh đi đánh, bắt được Vũ Đình Dung đem chém, và đổi tên xã Ngân Già làm Lai Cách (nay là Gia Hòa).
Nguyễn Cừ và Nguyễn Tuyển giữ đất Đỗ Lâm ở Gia Phúc, núi Phao Sơn ở Chí Linh, làm đồn, xây lũy liên lạc với nhau, quân lính kể có hàng mấy vạn người, quân triều đình đi đánh, nhiều người bị bắt. Năm 1741 thống lĩnh Hải Dương là Hoàng Nghĩa Bá phá được các đồn quân khởi nghĩa ở Phao Sơn, ở Ninh Xá và Gia Phúc; Nguyễn Tuyển thua chạy rồi chết, Vũ Trác Oánh trốn đi mất tích. Nguyễn Cừ thì chạy lên Lạng Sơn được mấy tháng, lại về Đông Triều, nhưng vì hết lương phải vào nấp ở núi Ngọa Vân, bị Phạm Đình Trọng bắt được đóng cũi đem về kinh hành hình.
Sau đó Trịnh Doanh còn mất nhiều năm đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác.

Các cuộc khởi nghĩa lớn

Quận He

Xem chi tiết: Nguyễn Hữu Cầu
Nguyễn Hữu Cầu, tục gọi là quận He, người huyện Thanh Hà (Hải Dương), trước vì nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn. Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long, được tin ấy rất lấy làm báo động.
Hoàng Ngũ Phúc đem binh về, cùng với Trương Khuông lấy lại thành Kinh Bắc, nhưng thế Nguyễn Hữu Cầu vẫn mạnh, phá quân của Trương Khuông ở làng Ngọc Lâm (thuộc huyện Yên Dũng), đuổi quân của quan thống lĩnh Đinh Văn Giai ở Xương Giang (thuộc huyện Bảo Lộc) rồi lại về vây dinh Thị Cầu. Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đem binh đến đánh bại Hữu Cầu ở Xương Giang.
Vì ngày thường cướp được thóc gạo của thuyền buôn, đem cho dân nghèo, cho nên quận He đi đến đâu cũng có người theo, muốn lấy bao nhiêu quân lương cũng có. Nguyễn Hữu Cầu được các sử gia đánh giá là người kiệt hiệt, nhiều mưu mẹo nhất trong số các thủ lĩnh khởi nghĩa lúc đó. Có khi bị vây hàng mấy vòng, ông chỉ một mình một ngựa phá vây ra, rồi chỉ trong mấy ngày lại có hàng vạn người đi theo.
Năm 1746, quận He cho người đem vàng về đút lót cho Đỗ Thế Giai và người nội giám là Nguyễn Phương Đĩnh để xin hàng, Trịnh Doanh thuận cho và lại phong cho làm Hướng Nghĩa Hầu.
Nguyễn Hữu Cầu tuy đã xin về hàng, nhưng vẫn cứ cướp phá các nơi, sau lại về phá ở đất Sơn Nam. Phạm Đình Trọng đánh đuổi Hữu Cầu ở Cẩm Giàng, Hữu Cầu nhân lúc kinh thành không ai phòng bị, nên lẻn về đánh, ngay đêm hôm ấy kéo quân về bến Bồ Đề. Đến nơi thì trời vừa sáng; có tin báo, Trịnh Doanh tự đem quân ra giữ ở bến Nam Tân. Phạm Đình Trọng biết tin ấy lập tức đem quân về đánh mặt sau, Hữu Cầu lại thua bỏ chạy, về cùng với Hoàng Công Chất cướp ở huyện Thần Khê và Thanh Quan. Phạm Đình Trọng và Hoàng Ngũ Phúc lại đem binh xuống đánh đuổi. Hoàng Công Chất chạy vào Thanh Hóa, Hữu Cầu chạy vào Nghệ An, hợp với thủ lĩnh khởi nghĩa tên là Diên ở Hương Lãm (thuộc huyện Nam Đường).
Năm 1751, Phạm Đình Trọng đem quân vào đánh phá trại. Hữu Cầu chạy đến làng Hoàng Mai thì bị bắt, đóng cũi đem về nộp chúa Trịnh và bị hành hình. Tương truyền trước khi chết ông có làm bài thơ "Chim trong lồng" nổi tiếng.

Quận Hẻo

Nguyễn Danh Phương, tục gọi là quận Hẻo, trước làm thủ hạ của các thủ lĩnh Tế và Bồng khởi nghĩa ở Sơn Tây. Năm 1740, tướng Vũ Tá Lý đánh bắt được Tế và Bồng ở huyện An Lạc. Nguyễn Danh Phương đem thủ hạ về giữ núi Tam Đảo, một mặt thì mộ quân trữ lương và một mặt thì cho người về nói dối xin hàng. Bấy giờ Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất đang hoạt động mạnh ở phía đông nam nên Trịnh Doanh cho hàng.
Năm 1744, quận Hẻo đem hơn một vạn quân về giữ đất Việt Trì, sang cướp phá ở bên huyện Bạch Hạc. Bấy giờ Đốc suất Sơn Tây là Văn Đình Ức đem binh đến vây đánh, Danh Phương chạy sang giữ làng Thanh Linh (huyện Bình Xuyên, đất Thái Nguyên). Từ đó quận Hẻo lập đại đồn ở núi Ngọc Bội (giáp huyện Bình Xuyên và huyện Tam Dương), trung đồn ở đất Hương Canh, ngoại đồn ở đất Ức Kỳ, rồi tự xưng là Thuận Thiên Khải Vận Đại Nhân, làm cung điện, đặt quan thuộc, thu các thứ thuế ở đất Tuyên Quang, thanh thế lừng lẫy.
Năm 1750, Trịnh Doanh tự đem đại quân đi đường Thái Nguyên đến đánh phá được đồn Ức Kỳ. Khi quân tiến lên đến đồn Hương Canh, quân khởi nghĩa bắn súng, đạn ra như mưa, quân triều đình hơi lùi. Trịnh Doanh ra lệnh nghiêm ngặt khiến quân lính mạnh dạn xông vào, phá được đồn Hương Canh. Quận Hẻo rút quân về giữ đồn Ngọc Bội, quân Trịnh tiến lên đuổi đánh. Tướng Nguyễn Phan sai thủ hạ cầm đồ đoản binh cho tự tiện đi trước mà vào, đại quân theo sau. Quận Hẻo giữ không nổi bỏ chạy tan vỡ. Nguyễn Danh Phương chạy vào núi Độc Tôn, quân Trịnh đuổi đến làng Tĩnh Luyện ở huyện Lập Thạch thì bắt được. Trịnh Doanh mang Phương về kinh đô xử tử.

Hoàng thân Lê Duy Mật

Lê Duy Mật là con thứ vua Lê Dụ Tông. Năm 1738 đời vua Ý Tông, ông cùng các hoàng thân Lê Duy Quy và Lê Duy Chúc định mưu giết họ Trịnh, nhưng không thành phải bỏ chạy vào Thanh Hóa. Sau Duy Quy và Duy Chúc bị bệnh mất, Duy Mật giữ đất thượng du phía tây nam. Những người đồng mưu với Duy Mật đều bị họ Trịnh bắt được giết cả.
Lê Duy Mật đánh thắng quân Trịnh vài trận, bắt giết được tướng Phạm Công Thế. Từ khi chạy về Thanh Hóa, Duy Mật chiêu tập binh sĩ. Năm 1740 ông mang quân đánh ở Hưng Hóa và Sơn Tây, sau lại cùng với thủ lĩnh quân khởi nghĩa nông dân tên là Tương giữ đồn Ngọc Lâu (thuộc huyện Thạch Thành). Đến khi tướng họ Trịnh phá được đồn Ngọc Lâu, Tương tử trận, Lê Duy Mật lại chạy vào Nghệ An, rồi sang Trấn Ninh giữ núi Trình Quang làm căn bản.
Năm 1764, Lê Duy Mật sai người đem thư vào cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Khoát nhưng chúa Nguyễn không muốn gây sự với họ Trịnh nên không giúp.
Năm 1767, được tin Trịnh Doanh vừa mất, con là Trịnh Sâm lên làm chúa, Lê Duy Mật đem quân về đánh ở huyện Hương Sơn và Thanh Chương rồi lại rút về Trấn Ninh. Trịnh Sâm cho người đưa thư sang vỗ về không được, mới quyết ý dùng binh để dứt mối loạn.
Năm 1769, Trịnh Sâm sai Bùi Thế Đạt làm thống lĩnh đất Nghệ An, Nguyễn Phan làm chánh đốc lĩnh Thanh Hóa, Hoàng Đình Thể làm đốc binh đất Hưng Hóa, cả ba đạo đều tiến sang đánh Trấn Ninh. Khi quân Bùi Thế Đạt và Nguyễn Phan đến vây Trình Quang. Lê Duy Mật định cứ giữ hiểm không ra đánh. Không ngờ là người con rể là Lại Thế Chiêu làm phản, mở cửa lũy cho quân họ Trịnh vào. Duy Mật biết có nội biến, bèn cùng với vợ con tự thiêu mà chết.

Chúa Mường Thanh

Hoàng Công Chất vốn là thủ hạ của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ nổi lên. Sau khi cánh Nguyễn Cừ thất bại, Công Chất tự lập thành cánh quân riêng, đánh phá ở đất Sơn Nam về hạt Khoái Châu.
Năm 1745, Công Chất thắng trận, bắt được và giết quan trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kỳ. Sau đó bị quân Trịnh đuổi đánh, Công Chất chạy vào Thanh Hóa rồi ra Hưng Hóa cùng với thủ lĩnh khởi nghĩa tên là Thành chiếm giữ vùng ấy.
Năm 1751, Thành bị bắt, Công Chất chạy lên giữ động Mãnh Thiên (phía bắc Hưng Hóa), vùng Mường Thanh, rồi chiếm giữ cả mấy châu gần đấy, thủ hạ có hàng vạn người. Từ đó Công Chất cướp phá ở Hưng Hóa và Thanh Hóa. Công Chất cùng con là Công Toản làm chủ Hưng Hóa nhiều năm, rất được lòng dân Mường Thanh, được dân chúng suy tôn làm chúa.
Năm 1769, Trịnh Sâm mới sai thống lĩnh là Đoàn Nguyễn Thục đem quân Sơn Tây lên đánh động Mãnh Thiên. Khi quân Trịnh lên đến nơi thì Hoàng Công Chất đã chết rồi, con là Hoàng Công Toản chống giữ không nổi, bỏ chạy sang Vân Nam.

Hậu quả

Các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài bị dẹp yên, nạn giặc giã không còn nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Theo đánh giá của GS. Nguyễn Phan Quang trong "Phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài", đời sống xã hội miền Bắc Đại Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chiến tranh kéo dài, đồng ruộng bị tàn phá, sản xuất bị đình đốn; người chết vì tòng quân cho triều đình và quân khởi nghĩa rất nhiều. Cá biệt như vùng Ngân Già (huyện Nam Chân, nay thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), sau khi khởi nghĩa của Vũ Đình Dung bị đàn áp, gần như toàn bộ làng đó bị triệt hạ, chết gần hết. Trịnh Doanh ra lệnh đổi tên làng đó từ Ngân Già thành Lai Cách với ý miệt thị (lai cách mang nghĩa là "không ai đến"). Hoặc như khởi nghĩa quận He bị dẹp, mộ cha của thủ lĩnh Nguyễn Hữu Cầu bị tướng Phạm Đình Trọng quật lên tiêu huỷ. Những việc làm đó càng làm khoét sâu mối thù hận trong dân chúng bị bóc lột và đàn áp.
Về phía triều đình, để có lực lượng đối phó với các cuộc khởi nghĩa, Trịnh Doanh ưu đãi tướng sĩ để khuyến khích sự hăng hái của họ. Binh lính nòng cốt là lính Thanh - Nghệ, vì cậy có công nên trở thành kiêu binh. Mặt khác, vì muốn dẹp loạn bằng mọi giá, chúa Trịnh đã hạ lệnh đốt hết sổ sách thư từ, thu nhặt hết chuông khánh trong các chùa để đúc binh khí.
Hoà bình được lập lại nhưng sức mạnh của Đàng Ngoài bị xói mòn khá nhiều, không còn khả năng phục hồi như thời Trịnh Cương trước đây.

Nhận định

Tới năm 1751, cơ bản các cuộc khởi nghĩa bị dẹp yên, chỉ còn Lê Duy Mật và Hoàng Công Chất dựa vào nơi xa xôi, hiểm yếu vẫn cầm cự được tới đầu thời Trịnh Sâm.
Các cuộc khởi nghĩa bùng phát rầm rộ cuối thời Trịnh Giang, xuất phát từ nỗi bất bình của nhân dân bị bóc lột bần cùng. Tuy nhiên, theo các nhà sử học, sau đó các cuộc khởi nghĩa không có được sự liên hợp cần thiết để đủ sức đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.
Mặc dù giữa các nhóm khởi nghĩa có sự phối hợp, như giữa Lê Duy Mật với Hoàng Công Chất, giữa Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu, với thủ lĩnh Thành... song đó chỉ là sự liên hợp, nương tựa tức thời, sự hợp tác hành động chứ không phải thống nhất về tổ chức. Giả sử các lực lượng khởi nghĩa hợp nhất tôn Lê Duy Mật làm chủ, bên dưới là các tướng Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, Công Chất, Hữu Cầu, Danh Phương... và quân số gần chục vạn người thì chính quyền Lê-Trịnh sẽ gặp phải khó khăn vô cùng lớn, tương tự như sau này Tây Sơn lấy danh nghĩa tôn Nguyễn Phúc Dương để nổi dậy.
Không chỉ Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ, dường như những người kế tục hai ông là Công Chất và Hữu Cầu và các thủ lĩnh khởi nghĩa khác cùng quá tin vào sấm Trạng Trình (đã đề cập ở trên) để mình được làm "thiên tử" nên không ai muốn đứng dưới ai. Do đó, thực chất các cuộc khởi nghĩa vẫn có tính độc lập và chúa Trịnh, bên cạnh việc điều chỉnh chính sách để giảm bớt gánh nặng cho dân, đã biết cách tận dụng điểm yếu này để tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa. Việc Trịnh Doanh, tại từng thời điểm, cho thủ lĩnh này hay thủ lĩnh khác giảng hoà, phong chức chính là cách chia bó đũa để bẻ từng chiếc.
Lê Duy Mật, hoàng tử con vua Lê, từng đứng ra cầu viện chúa Nguyễn đánh Trịnh nhưng Nguyễn Phúc Khoát từ chối, dù tiềm lực của Đàng Trong lúc đó đã mạnh lên nhiều (đã mở đất tới Nam Bộ). Điều đó càng cho thấy việc "Phù Lê" của họ Nguyễn không có thực mà vẫn chỉ là chiêu bài chính trị để cai trị miền nam.

Phạm Công Trứ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Công Trứ (chữ Hán: 范公著, 1600 - 1675) là tể tướng nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Phạm Công Trứ người làng Liêu Xuyên, tổng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên  một công thần, một nhà chính trị tài năng của chúa Trịnh, là một trong 39 người "phò tá có công lao tài đức" thời Trung Hưng, làm đến chức Quốc lão, Thái bảo Yên Quận công.

Sự nghiệp

Sự nghiệp chính trị của Phạm Công Trứ bắt đầu từ khi ông thành công trên đường khoa cử. Khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), Phạm Công Trứ dự kỳ thi Đình, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ) và được bổ làm Hàn lâm viện Hiệu thảo.
Từ đó trở đi, ông lần lượt giữ các chức vụ: Hiến sát sứ xứ Thanh Hoa (1631), Phụng Thiên Phủ doãn (1639), Tham chính xứ Thanh Hoa (1640), Thái thường Tự khanh (1642), Phó đô Ngự sử tước Khánh Yên bá (1645), Đô ngự sử (1646), Lễ bộ Thượng thư tước Yên Quận công (1657), Thiếu bảo kiêm Đông các Đại học sĩ, Tham tụng (1661), Lại bộ Thượng thư (1664), Thái bảo Quốc lão tham dự triều chính (1668), Chưởng Lục bộ sự - Thượng thư của sáu bộ (1673).
Năm 1675, ông mất, thọ 75 tuổi, được truy tặng Thái tể, ban tên thụy là Trung Cần.

Chính trị, kinh tế

Khi đảm đương trọng trách Lại bộ Thượng thư, năm Ất Tỵ (1665), Phạm Công Trứ giao cho Ngự sử đài khảo khoá các nha môn, đã phát hiện sai phạm của nhiều đại thần và tất nhiên, họ đều bị giáng chức. Những việc làm đó đã khiến cho "pháp lệnh nghiêm minh, sĩ phu danh đua cố gắng, người làm quan lấy phong thái khí tiết mà tự miễn, cho nên được gọi là đời thanh bình.
Trên lĩnh vực kinh tế, Phạm Công Trứ đề xuất thực thi phép Bình lệ (kê khai hộ khẩu tại các địa phương để làm cơ sở cho việc bình bổ thuế ngạch), ban hành phép Ngũ lượng nhằm thống nhất các đơn vị đo lường, đong đếm trong nhân gian.
Khi giữ chức Tham tụng, ông đã nêu rõ phép khảo khóa (cất nhắc quan lại), ban điều lệ giáo hóa, khen thưởng người có đức hiếu để tốt nghĩa, xét lại sổ đinh điền, định lại ngạch thuế. Những việc sắp đặt của ông được chúa Trịnh Tạc tín nhiệm, thường theo ý ông để ổn định việc trị an . Người đương thời đều khen ông là một Tể tướng tốt.

Quân sự

Từ khi cuộc chiến Trịnh-Nguyễn nổ ra, trải qua 7 lần đại chiến thì Phạm Công Trứ có đến 5 lần Nam chinh vào các năm: Quý Mùi (1643), Ất Mùi (1655), Canh Tý (1660), Tân Sửu (1661), Tân Hợi (1671). Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn vẫn không phân định được thắng thua.
Do mâu thuẫn trong nội bộ họ Trịnh, năm Ất Dậu (1645), Trịnh Lịch và Trịnh Sầm đã dấy quân phản loạn. Nhờ mưu lược khôn khéo và quyết đoán, Phạm Công Trứ và Đào Quang Nhiêu đã khuyên phủ Tiết chế (tức phủ chúa Trịnh) nên hành sự trước khi chúng tập hợp lực lượng. Kết quả là, nội loạn trong cung đã được dẹp yên, đó là công lớn của Phạm Công Trứ và Đào Quang Nhiêu.

Văn hóa- xã hội

Trên lĩnh vực văn hóa Phạm Công Trứ cũng có những đóng góp quan trọng. Đầu tiên là ban bố bản Lê triều giáo hóa điều luật (47 điều giáo hóa) nhằm chấn chỉnh tôn ti trật tự trong triều đình, khiến cho các kinh điển của Nho giáo thấm nhuần trong xã hội, làm cho nhân dân trở về với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Năm Bính Ngọ (1666), Phạm Công Trứ đã dâng biểu tấu nhằm tuyên dương 13 bầy tôi tử tiết thời Lê sơ, phong làm Phúc thần, cho dựng từ đường và phụng thờ hương khói.
Là người đứng đầu bộ Lễ, Phạm Công Trứ đã kiến nghị vua Lê chúa Trịnh sửa sang lễ nghi, triều phục và định thành quy chế rõ ràng cho các quan văn võ đại thần. Ông cũng quy định phụ nữ và nam giới ăn mặc y phục theo đúng tục lệ truyền thống. Ngoài ra, Phạm Công Trứ cũng nhiều lần tấu xin ra lệnh nghiêm cấm hút thuốc, bởi không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn trở thành một vấn nạn trong xã hội lúc bấy giờ.
Đặc biệt, trong chuyến hộ giá vua Lê Thần Tông đi Nam chinh ở Thuận Hóa năm Tân Sửu (1661), Phạm Công Trứ cùng với Trần Đăng Tuyển và Nguyễn Văn Thiệu làm thơ và xướng họa về những thắng tích, những nhân vật nổi tiếng của các địa phương mà đoàn quân đi qua, tất cả bao gồm 18 bài. Đây là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về thiên nhiên đất nước, con người của ông, đồng thời, quan trọng hơn là thể hiện ý chí quyết tâm của đoàn quân trong việc bình ổn và thu phục châu Ô (do nhà Nguyễn ở Đàng Trong chiếm đóng).
Để mở mang nền nếp Nho học, giáo dục kẻ sĩ, tuyển chọn nhân tài cho đất nước, ông phụng mệnh làm Giám thủ Quốc Tử Giám, vừa coi sóc việc trùng tu, tôn tạo Văn miếu Quốc Tử Giám, đồng thời đôn đốc và rèn luyện việc học tập của các học sinh ở Quốc Tử Giám. Không những thế, ông cùng quan Tham tụng Dương Trí Trạch dâng sớ xin cung đốn mọi vật cần thiết cho trường thi, đặc biệt là trường thi hương ở các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học trò học tập.
Khi về trí sĩ ở quê hương, ngoài thú vui điền viên, ông còn dạy học, nhiều học trò của ông sau này thành đạt, đỗ khoa bảng cao và đảm nhận những chức vụ quan trọng trong triều cũng như ngoài trấn, như: Đặng Công Chất, Nguyễn Công Bích, Đào Công Chính, Lê Hữu Danh, Lê Nhân Kiệt, Lê Sĩ Triệt, Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Viết Thứ...

Nhận định

Trải 50 năm làm quan, Phạm Công Trứ phò tá 5 đời vua Lê, 2 đời chúa Trịnh, từng giữ nhiều chức vụ và cương vị khác nhau, Phạm Công Trứ đã đạt đến đỉnh cao của công danh và quyền lực; là người mưu lược, luôn chăm lo việc nước, tài năng xuất chúng trên mọi lĩnh vực: Nội trị, văn hóa, sử học, ngoại giao. Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau :
Ông là người thâm trầm giản dị, chắc chắn... đặt ra phép tắc, sửa soạn kỷ cương, đè nén những kẻ cậy thế nhũng lạm, yêu chuộng những người có phong cách tiết tháo, được đời khen là bậc tể tướng tốt. Ông lại ham đọc sách, đến già vẫn không mỏi. Có đức tốt, có danh vọng, công lao sự nghiệp là bậc hiền tể thứ nhất sau đời Trung hưng.

Nguyễn Quốc Trinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Quốc Trinh (chữ Hán: 阮國楨, 1624-1674), người xã Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đỗ trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Có tài liệu ghi ông tên là Nguyễn Quốc Khôi (阮國櫆)  (toàn bộ các đoạn của quyển XIX trong Đại Việt Sử ký toàn thư khi viết về ông đều dùng tên gọi này ).

Sự nghiệp

Tháng 3 âm lịch năm Cảnh Trị thứ 2 (1664) thời Lê Huyền Tông ông làm Hình bộ Hữu thị lang 
Cảnh Trị năm thứ 5 (1667) ông được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) . Tháng 2 năm 1669, đoàn sứ thần Nguyễn Quốc Khôi, Nguyễn Công Bích, Lê Vinh về nước. Theo lệ cũ, cứ 3 năm một lần sang tiến cống, quà cáp tiễn đưa phiền phức. Đời Vạn Lịch nhà Minh đã cho phép cứ 6 năm cống gộp cả hai lần. Đến đây, nhà Hậu Lê lại muốn theo lệ cũ từ thời nhà Minh, liền soạn bản tâu, sai Quốc Khôi sang nhà Thanh tâu xin một thể. Hoàng đế Thanh Thánh Tổ (Khang Hy) y cho. Từ đấy về sau theo đó làm thường lệ. Tới tháng 6, xét công đi sứ, ông được giao làm Lễ bộ tả thị lang, tước Ngọc Trì tử .
Tháng 4 năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) ông cùng Lại bộ hữu thị lang Đặng Công Chất vào hầu kinh điện 
Sau khi vua Lê Gia Tông lên ngôi, vào tháng 3 năm Dương Đức thứ 2 (1673) ông được giao làm Hộ bộ hữu thị lang 
Tháng 12 năm 1673, ông được giao làm Lại bộ tả thị lang  Ngày 9 tháng 5 âm lịch năm Dương Đức thứ 3 (1674), Bồi tụng Lại bộ hữu thị lang Liên Trì tử Nguyễn Quốc Khôi chết. Quốc Khôi là người khẳng khái dám nói. Tin cáo phó đến, Tây Định vương Trịnh Tạc thương tiếc lắm, truy tặng ông chức Binh bộ thượng thư, tước Trì quận công, ban thụy hiệu là Cương Trung 

Cái chết

Về cái chết của ông, Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép rằng 
Phần chú giải cho văn bia số 41 của Viện Nghiên cứu Hán-Nôm Việt Nam cũng có viết: Tháng 5 năm Giáp Dần niên hiệu Đức Nguyên thứ 1 (1674) quân Tam phủ cậy công, sinh ra kiêu ngạo phóng túng, ông và Phạm Công Trứ bàn cách hạn chế bớt đi. Nên ông bị quân Tam phủ đón đường giết chết, dân chúng Thăng Long đều thương tiếc. Triều đình truy tặng ông chức thượng thư Bộ Binh, tước Trì quận công, tên thụy là Cương Trung, phong làm phúc thần 

Nguyễn Danh Phương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Danh Phương (阮名芳,[1] ?-1751), hay còn gọi Quận Hẻo, là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18.
Nguyễn Danh Phương còn có tên là Nguyễn Danh Ngũ, người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây – nay thuộc Phố Tiên, Phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

Đầu quân cho Đô Tế

Nguyễn Danh Phương được mọi người gọi là quận Hẻo. Ông vốn xuất thân từ nhà nho. Ban đầu ông dự định theo nghiệp văn, nhưng tình hình xã hội Đàng Ngoài từ khi Trịnh Giang lên nắm quyền thay Trịnh Cương (1729) có nhiều biến động tiêu cực: Trịnh Giang không lo việc triều chính, chỉ lo hưởng lạc, tăng cường bóc lột dân chúng; vì thế nhiều người bất bình với chính quyền họ Trịnh. Nguyễn Danh Phương bỏ dở nghiệp văn chương theo nghiệp võ.
Năm 1739, nghe tin Đô Tế và thủ lĩnh Bồng khởi nghĩa ở Sơn Tây, ông bèn đến xin đầu quân. Tháng 2 năm 1740, chúa Trịnh sai Võ Tá Lý làm Chinh tây đại tướng quân đi dẹp. Hai bên đụng nhau ở An Lạc (nay thuộc Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội). Đô Tế và Bồng đánh không lại với Tá Lý, bị bắt và bị giết.
Nguyễn Danh Phương tập hợp tàn quân của Đô Tế, rút về cố thủ ở núi Tam Đảo, xây dựng lực lượng để tính kế lâu dài.

Cát cứ Tam Đảo

Để tránh sự truy sát của triều đình, quận Hẻo sai người ra xin hàng. Lúc đó Trịnh Doanh phải đối phó với những cuộc khởi nghĩa mạnh của Nguyễn Hữu CầuHoàng Công Chất nên chấp thuận cho quận Hẻo hàng.
Tận dụng vùng núi hiểm trở, nhất là ngọn Độc Sơn Tôn, quận Hẻo ra sức xây đồn lũy để phòng thủ và chiêu thêm quân. Năm 1744, lực lượng dưới quyền ông có 1 vạn người. Ông mang quân đi đánh ra xung quanh. Thanh thế quân quận Hẻo lan sang vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa.
Tháng 11 năm 1744, Nguyễn Danh Phương mang quân đánh lên Việt Trì, tiến sang Bạch Hạc. Sau đó ông dùng kế nghi binh, đánh lừa đạo quân triều đình do Văn Đình Ức chỉ huy và tiến sang đánh chiếm Thanh Lãnh (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).

Trấn giữ Ngọc Bội

Tháng 9 năm 1748, quận Hẻo bắt đầu xây dựng hệ thống đồn trại kiên cố ở núi Ngọc Bội, gồm có Đại đồn là trung tâm, bên ngoài có đồn Hương Canh là Trung đồn và Ức Kỳ là ngoại đồn. Ngoài ra, ông còn cho xây nhiều đồn nhỏ xung quanh gọi là chi đồn. Hệ thống đồn của quận Hẻo trải rộng một vùng thuộc các huyện Tam Đái, Lâm Thao, Đà Dương thuộc trấn Sơn Tây và một số huyện thuộc trấn Thái Nguyên, Tuyên Quang. Ông tự xưng là Thuận thiên khải vận đại nhân, đặt hệ thống quan tước, ban hành chế độ thu thuế trong vùng mình quản lý.
Tháng 2 năm 1750, chúa Trịnh điều quân đánh vào Thanh Lãnh, bắt được hai người em ông là Nguyễn Văn Bị và Nguyễn Văn Quảng. Được tin, quận Hẻo mang quân đến giải vây, uy hiếp khiến quân Trịnh phải thả hai người em ông.

Thất bại

Trước sự lớn mạnh của Nguyễn Danh Phương, Trịnh Doanh buộc phải tập trung lực lượng tiến đánh. Chúa Trịnh đích thân cầm quân, có các tướng tài như Hoàng Ngũ Phúc làm giám quân, Nguyễn Nghiễm làm tá lý, Đoàn Chú là Hiệp đồng, chia quân làm 4 đạo tiến đánh. Sau nhiều đợt tấn công không kết quả, Trịnh Doanh phải lui quân.
Đầu năm 1751, Trịnh Doanh lại thân chinh đi đánh quận Hẻo. Để tạo bất ngờ, chúa Trịnh sai quân đánh lên vùng Kinh Bắc, vòng qua Thái Nguyên và từ đó đánh ập xuống ngoại đồn Úc Kỳ. Bị đánh bất ngờ trong đêm tối, quân khởi nghĩa tại Úc Kỳ không chống đỡ được và bị tiêu diệt.
Trịnh Doanh thúc quân đánh vào trung đồn Hương Canh. Dù đã phòng thủ trước, quân khởi nghĩa không chống lại nổi đại quân triều đình. Đồn Hương Canh bị hạ.
Quận Hẻo thu thập tàn quân về giữ đại đồn Ngọc Bội. Quân Trịnh tấn công phá vỡ đồn Ngọc Bội. Nguyễn Danh Phương dẫn quân phá vây chạy trốn, đến Tinh Luyện thuộc huyện Lập Thạch thì ông bị quân Trịnh mai phục bắt được.
Khi Trịnh Doanh giải quận Hẻo về thì giữa đường gặp tướng Phạm Đình Trọng cũng vừa bắt được quận He Nguyễn Hữu Cầu. Trịnh Doanh mở tiệc khao quân, quận Hẻo bị sai hầu rượu. Sau đó cả hai tướng khởi nghĩa bị giải về kinh và bị xử tử.

Hoàng Công Chất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng Công Chất (31/1/1706–21/3/1769), quê ở Nguyên Xá - Vũ Thư - Thái Bình, là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn giữa thế kỷ 18, chống lại triều đình vua Lê chúa Trịnh trong suốt 30 năm.
Theo sách Minh đô sử, ông có tên thật là Hoàng Công Thư.

Hoạt động ở Sơn Nam

Theo Minh đô sử, năm 1739, Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu đi theo Nguyễn Cừ và Nguyễn Tuyển hoạt động ở vùng Sơn Nam. Sau khi quân Nguyễn Cừ bị đánh bại, Công Chất tụ tập lực lượng riêng tiếp tục hoạt động ở Sơn Nam. Quân khởi nghĩa giỏi thuỷ chiến, thường ra vào nơi cỏ rậm bùn lầy không để lại dấu tích.
Năm 1740, chúa Trịnh cử các tướng Hoàng Công Kỳ, Phạm Trần Tông mang quân đánh Công Chất ở Công An nhưng không nổi.
Năm 1743, Công Chất lại chống cự thành công cuộc bao vây của thống lĩnh Trương Nhiêu. Quân triều đình lại buộc phải rút về. Cuối năm đó, chúa Trịnh Doanh sai sứ đi chiêu an, đòi Công Chất phải về yết kiến. Chất cự tuyệt, chiếm giữ phủ Khoái Châu (Hưng Yên). Trịnh Doanh bèn điều Đinh Văn Giai mang đại quân đi dẹp, quân khởi nghĩa thất bại nặng nề ở Đỗ Xá nhưng vẫn giữ được Khoái Châu.
Năm 1745, quân khởi nghĩa tập kích bắt và giết chết trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kỳ. Công Chất mang quân đánh phá các huyện lân cận và phối hợp với quân khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
Năm 17461748, quân Công Chất phối hợp với quân của Hữu Cầu đánh Sơn Nam và Thăng Long nhưng thất bại. Cuối năm 1748, Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Đình Trọng tấn công vào Mã Não và Hương Nhi, quân khởi nghĩa thua to, Công Chất cùng con là Công Toản đến Mỹ Lương theo thủ lĩnh khởi nghĩa tên là Tương. Sau đó quân của Tương bị đánh tan, cha con Công Chất bỏ chạy vào Thanh Hoá. Triều đình ban thưởng ai bắt được ông thì được tước quận công, hàm tam phẩm. Tuy nhiên năm 1750 ông theo đường núi tiến ra vùng Hưng Hoá.

Làm chúa ở Mường Thanh

Năm 1750, Hoàng Công Chất liên kết với một thủ lĩnh khởi nghĩa giáp biên giới Vân Nam (Trung Quốc) là Thành, quân triều đình do Đinh Văn Thản tới đánh không dẹp nổi. Năm 1751, Thản chết, Lê Đình Châu được cử thay. Tháng 6 năm 1751, Lê Đình Châu đánh bại Công Chất và Thành. Thành bị bắt, Chất rút lên động Mãnh Thiên, châu Ninh Biên, tức là Mường Thanh (Điện Biên), xây dựng căn cứ kháng cự lâu dài.
Tại đây quân khởi nghĩa đã lấy thành Tam Vạn do người Lự xây dựng trước đó (tiếng Thái gọi là Sam Mứn) làm đại bản doanh. Tương truyền tên gọi Tam Vạn là do trong thành có thể chứa 3 vạn quân, có thuyết nói rằng vì trong thành có 3 vạn cối giã gạo. Sau đó nhận thấy thành Tam Vạn ở địa thế bất lợi, Công Chất xây thành Bản Phủ làm căn cứ.
Hoàng Công Chất rất được lòng dân bản địa. Ông đánh tan quân giặc cướp, phát triển lực lượng ra khắp miền Tây Bắc, chia ruộng cho dân nghèo, lôi kéo những người cầm đầu ở các châu mường. Dân gian vùng này còn truyền câu hát:
Dưới xuôi có vua
Trên này có chúa
Những miền từ Mường Puồn, châu Ét
Từ Đà Bắc, chợ Bờ
Lại phía trên từ chợ Xo, La trở xuống
Tất cả đều quy phục chúa Mường Thanh...
... Chúa thật lòng yêu dân
Chúa xây dựng bản Mường
Mọi người đều yên ổn...
Quân khởi nghĩa của Công Chất ngoài người Kinh còn có cả người thiểu số. Người bản xứ gọi ông là "Then Chất" (tiếng Thái là "Thiên Chết") với ý tôn kính. Trong "Quám tổ Mường" (sử người Thái ở Tây Bắc) gọi ông là "vua Hoàng". Các tướng dưới quyền Công Chất nổi danh có: Bun Xao, Cầm Phẳn,.anh em Ngải, Khanh, cha con Cầm Tom, Cầm Phanh.
Quân Công Chất có thời gian phối hợp với lực lượng khởi nghĩa của hoàng thân Lê Duy Mật. Từ Tuần Giáo, Điện Biên trở lên thuộc phạm vi Công Chất, phía nam từ Mộc Châu tới Văn Chấn thuộc Duy Mật.
Từ động Mãnh Thiên, quân khởi nghĩa đánh ra xung quanh, làm chủ 10 châu Yên Tây, ngày nay thuộc địa bàn Lai Châu và một phần Vân Nam (Trung Quốc). Cuối năm 1767, Công Chất từ Yên Tây đánh xuống chiếm châu Mộc (Sơn La), châu Mai (Hoà Bình), lại chia quân tiến xuống thượng du Thanh Hóa. Các trấn thủ Thanh Hóa, Hưng Hoá cáo cấp, chúa Trịnh Sâm huy động các tướng Trịnh Phưởng, Đinh Văn Phục, Hoàng Đình Thể mang quân đi đánh. Quân Công Chất thua chạy vào Xa Hổ và Nậm Ban.
Tháng 2 năm 1768, Trịnh Sâm cử Nguyễn Đình Huấn và Phạm Ngô Cầu mang quân đánh Mường Thanh. Lê Duy Mật nghe tin bèn điều quân cứu ứng cho Công Chất. Đình Huấn sợ không dám tiến phải rút về.
Trịnh Sâm bèn giao quân cho Đoàn Nguyễn Thục chia làm nhiều cánh đánh thẳng vào Mường Thanh. Trong lúc chiến sự căng thẳng thì Hoàng Công Chất lâm bệnh qua đời tại căn cứ.
Con ông là Hoàng Công Toản tiếp tục cầm quân chống Trịnh. Đầu năm 1769, Toản đặt phục binh ở Nậm Cô đón đánh quân Trịnh nhưng thất bại. Nguyễn Phục một mặt đánh Nậm Cô, mặt khác điều quân đánh úp đốt căn cứ thành Bản Phủ. Công Toản chạy về thấy thành mất bèn bỏ trốn, không biết sau đó kết cục ra sao. Sách Đại Nam nhất thống chí chép Toản chạy sang Vân Nam, theo Minh đô sử thì Toản chạy vào Trấn Ninh. Cũng có nguồn cho rằng Hoàng Công Toản chạy sang Vân Nam, sau được an sáp ở Ô Lỗ Mộc Tề (Tân Cương) Ngày nay ở Điện Biên, trong di tích thành Bản Phủ cũ còn miếu thờ Hoàng Công Chất và 6 viên tướng nổi tiếng của ông.

Lê Duy Mật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Duy Mật (黎維Mat of Le Duy Mat.svg,  ?-1770) là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại chúa Trịnh vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa được hình thành và phát triển cùng với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và được gộp chung vào phong trào này.
Ông là hoàng thân nhà Hậu Lê, con thứ vua Lê Dụ Tông (1705-1729)

Chính biến bất thành

Thời Lê trung hưng, họ Trịnh nắm hết quyền bính, vua Lê chỉ có hư vị. Một số vị vua có ý định chống lại đều bị chúa Trịnh sát hại. Thời vua cha của Duy Mật là Lê Dụ Tông ở ngôi, tuy chúa An Đô vương Trịnh Cương khá mềm mỏng nhưng vẫn giữ quyền sắp đặt và quyết định mọi sự.
Năm 1728, theo ý của Trịnh Cương, Dụ Tông lên làm thái thượng hoàng, nhường ngôi cho con thứ là Duy Phường. Năm sau, Trịnh Cương đột ngột qua đời, Trịnh Giang lên thay, tức là Uy Nam vương. Trịnh Giang muốn tỏ rõ uy quyền nên sau khi thượng hoàng Dụ Tông mất (1731), Giang phế truất và giết Duy Phường (1732), lập người anh lớn nhất của Duy Mật, tức là con cả của Dụ Tông là Duy Tường lên ngôi, tức là Lê Thuần Tông. Được 4 năm, Thuần Tông mất sớm, Giang lập em Thuần Tông là Duy Thận nối ngôi, tức là Lê Ý Tông.
Sau khi làm việc phế lập, Trịnh Giang không quan tâm tới triều chính, ăn chơi sa đọa. Giang bỏ và sát hại nhiều công thần đời Trịnh Cương như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn. Xã hội rối ren, chính trị mất ổn định. Trong triều đình nhiều người bất bình với hành động của Giang.
Trước sự tàn bạo của Trịnh Giang, Lê Duy Mật bàn với chú là Lê Duy Chúc   và em là Lê Duy Quý làm binh biến ở Thăng Long để lật đổ họ Trịnh. Tháng 12 năm 1738, Duy Mật cùng Duy Chúc, Duy Quý định đốt kinh thành để khởi sự, nhưng chưa kịp thi hành thì mưu kế đã bị tiết lộ, ba người lập tức bỏ trốn.
Lê Duy Mật và chú Duy Chúc chạy đến Nghi Dương (Kinh Môn, Hải Dương), Duy Quý chạy đến Cẩm Thủy (Quảng Hóa, Thanh Hóa). Ít lâu sau, cả Duy Chúc và Duy Quý đều lâm bệnh nặng và qua đời.

Khởi nghĩa ở Thanh Hóa

Sau khi chú và em mất, Lê Duy Mật được sự giúp đỡ của viên thổ hào ở Nghi Dương là Ngô Hưng Tạo. Ông mang gia quyến và tùy tùng chạy vào Thanh Hóa. Nhờ danh nghĩa hoàng thân nhà Lê, ông được sự ủng hộ của dân chúng địa phương và bắt đầu xây dựng lực lượng chống họ Trịnh.
Đầu tiên, ông xây dựng căn cứ ở huyện Thạch Thành, dựng lũy ở Ngọc Lâu và tự xưng là Thiên Nam Đế Tử.
Sau khi Duy Mật nổi dậy, ngày càng nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân khác bùng phát, cùng mang danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh". Họ Trịnh buộc phải tìm cách phế Trịnh Giang, lập em Giang là Trịnh Doanh lên thay.

Bắc tiến lần thứ nhất

Tháng 1 năm 1740, Lê Duy Mật xuất phát từ Ngọc Lâu tấn công vào Phúc Lộc và Tiên Phong (Hà Tây). Chúa Trịnh vội sai Trần Đình Miên đến đánh trả, sau đó lại điều Nguyễn Bá Lân tới hợp sức tiến công. Do quân Trịnh đông hơn, Lê Duy Mật không chống nổi phải rút lui về Thanh Hóa.
Tháng 5 năm 1740, Trịnh Doanh ép vua Ý Tông nhường ngôi cho cháu là Duy Diêu – cũng là cháu của Duy Mật - lên ngôi, tức là Lê Hiển Tông. Theo các nhà nghiên cứu, đây là dụng ý chính trị rất lớn của Trịnh Doanh. Trước đây, khi Thuần Tông mất, lẽ ra Duy Diêu là con cả của vua cũng đã lớn phải được lập, nhưng Trịnh Giang cố tự làm theo ý mình nên lập chú Duy Diêu là Ý Tông khiến nhiều người không đồng tình. Lúc đó Trịnh Doanh lập Duy Diêu là trả lại ngôi cho ngành trưởng   khiến dẹp đi sự bất bình của thiên hạ, làm cho việc chống Trịnh của Lê Duy Mật không còn nhiều ý nghĩa chính trị như trước và duy trì ngôi vị làm chúa của họ Trịnh 

Bắc tiến lần thứ 2

Tháng 9 năm 1741, Lê Duy Mật tấn công ra Hưng Hóa và Sơn Tây. Trịnh Doanh điều Đặng Đình Mật. Đình Mật nhân đêm tối đánh úp khiến quân Duy Mật bị rối loạn. Sau đó, ông tổ chức lại đội ngũ và mai phục đánh thắng quân Trịnh một trận. Tuy nhiên sau đó Duy Mật không đánh lại được Đình Mật nên rút về Văn Lãng (Thái Nguyên) và sau đó trở về Ngọc Lâu.
Trong lần ra bắc thứ hai, ông được sự hậu thuẫn của thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân là Tương. Khi Duy Mật trở về Ngọc Lâu, Tương cùng đi theo về.

Dựng căn cứ mới

Sau khi Duy Mật rút lui, Trịnh Doanh sai Lê Hữu Kiều làm chức Lưu thủ, cùng với Thượng thư Bộ hình là Hà Tông Huân làm Tham tụng về Thanh Hóa để phủ dụ dân chúng. Do tài năng của Hữu Kiều và Tông Huân lấy danh nghĩa vua Hiển Tông làm danh nghĩa để phủ dụ, một bộ phận dân chúng ngả theo triều đình.
Do tình hình bất lợi, Lê Duy Mật để lại một bộ phận ở lại giữ Ngọc Lâu, còn ông mang quân vào Nghệ An, đánh chiếm Cổ Nam (Quỳ Châu, Nghệ An) và bắt đầu xây dựng căn cứ mới ở đây.
Giữa năm 1742, Lê Duy Mật trở về Thanh Hóa đánh bại quân Trịnh ở Bái Thượng (Thanh Hóa). Tháng 10 năm đó, Trịnh Doanh phải điều các tướng tài như Đặng Đình Mật, Nguyễn Nghiễm và Hà Tông Huân cùng phối hợp đánh vào nơi ông đóng quân ở Lôi Dương. Quân Trịnh quyết tâm tiêu diệt Lê Duy Mật ở Thịnh Mỹ. Tuy nhiên, khi quân Trịnh tiến vào Thịnh Mỹ thì Duy Mật đã rút lui về Lang Chánh.
Trong khi Trịnh Doanh phải đối phó với những cuộc khởi nghĩa mạnh mẽ của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất thì Lê Duy Mật tranh thủ phát triển lực lượng ở Lang Chánh. Ông xây dựng Lang Chánh trở thành căn cứ vững chắc trong 7 năm (1742 – 1749). Từ lúc đó, quân Lê Duy Mật có 3 căn cứ là Ngọc Lâu, Cổ Nam và Lang Chánh.

Bắc tiến lần thứ 3

Tháng 3 năm 1749, Lê Duy Mật đánh ra Kinh Lão (Hà Tây) gần Thăng Long. Trịnh Doanh lo lắng sai Văn Đình Ức và Mai Thế Chuẩn đi đánh mặt trước, lại sai Lân Trung hầu đi đánh vào căn cứ Ngọc Lâu của ông để chặn đường về.
Nghe tin Ngọc Lâu bị uy hiếp, Duy Mật buộc phải bỏ chiến trận dở dang ở Hà Tây để trở về bảo vệ căn cứ.

Trấn giữ Trấn Ninh

Các cuộc khởi nghĩa lớn của Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương bị dẹp, thủ lĩnh Tương theo Duy Mật cũng bị tử trận, tới năm 1763 chỉ còn ông và Hoàng Công ChấtMường Thanh chống lại họ Trịnh.
Dẹp xong các cuộc khởi nghĩa kia, Trịnh Doanh rảnh tay đối phó với Lê Duy Mật. Trước sức tấn công mạnh mẽ của quân Trịnh, Duy Mật nhiều lần phải rút lui.
Tháng 5 năm 1763, ông cho quân tiến vào Trấn Ninh và Cao Châu, nhanh chóng kiểm soát hai vùng này rồi sau đó tiếp tục đánh Quỳ Châu và Trà Lân. Ông xây dựng căn cứ mới ở núi Trình Quang (Trấn Ninh). Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, căn cứ gồm có 16 đồn lũy, thành cao hào sâu, có đài quan sát điếm canh từ xa để bảo vệ. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, quân chiến ước 3000 người, voi chiến hơn 100 con, ngựa hơn 300 con, súng lớn nhỏ có đến hàng nghìn khẩu, diêm tiêu lưu hoàng thuốc đạn không kể xiết được. Khi giới binh giáp rất là tinh nhuệ, đạn lửa, tên lửa quả ném bằng lửa, mồi lửa, những thứ cần dùng để đánh thành, không thứ gì là không có. Bên ngoài phủ chung quanh có 16 đồn gác trên núi, liên lạc với nhau, dựa nhau để phòng giữ. Đồn gác nào cũng: lần thứ nhất, đắp lũy đất, trên mặt lũy cứ cách 1 trượng dựng 1 lầu để bắn, phía ngoài lũy trồng tre, cách chỗ tre 1 trượng thì xẻ hào sâu hơn 13 trượng, chiều rộng cũng như thế. Ở chỗ quan hệ khẩn thiết cần phải canh phong, đều căm chông sắt. Ngoài ra đều cắm chông bằng tre liền như lông nhím. Cách hào 1 trượng lại làm thêm lần lũy nữa, ngoài lũy ấy đặt chông tre dày kín như lông mọc; trên lũy đặt nỏ gỗ, treo chuông có quả lắc, hễ động vào luỹ, thì tiếng chuông vang lên. Phòng bị chỗ nào cũng chu đáo. Về phạm vi uy hiếp thì có phía tây từ Hô Mường đến các Lào, cho đến cả ở các động ở biên giới Hưng Hoá, phía đông đến Lạc Hoàn, phía bắc đến 7 tổng ở phủ Trà, phủ Quỳ. Thường đem háng hóa buôn bán thông với Trung Quốc, thế lực có phần mở rộng thêm
Từ Trấn Ninh, ông thường tổ chức tấn công xuống đồng bằng Thanh HóaNghệ An. Trịnh Doanh bèn sai Bùi Thế Đạt vào Nghệ An làm Đốc suất, được tùy ý quyết định mọi việc. Tháng 7 năm 1764, Trịnh Doanh cử thêm Đàm Xuân Vực vào hỗ trợ cho Thế Đạt, kiêm quản cả Thanh HóaNghệ An.
Trước sự uy hiếp của quân Trịnh, Lê Duy Mật viết thư, sai người vào Thuận Hóa đưa cho chúa NguyễnNguyễn Phúc Khoát đề nghị hỗ trợ "diệt Trịnh phù Lê" nhưng Khoát không muốn gây hấn với họ Trịnh nên không ra quân giúp.
Năm 1767, Trịnh Doanh chết, con là Sâm lên thay. Lê Duy Mật nhân lúc chúa Trịnh mới lên ngôi bèn tiến quân đánh chiếm Thanh Chương (Nghệ An) và Hương Sơn (Hà Tĩnh) vào tháng 4 năm đó. Trịnh Sâm vội sai Nguyễn Nghiễm mang quân vào Nghệ An tiếp viện cho Bùi Thế Đạt, đẩy lui quân khởi nghĩa về phía tây Nghệ An.
Tháng 8 năm 1769, Trịnh Sâm sai Tham nghị Nghệ An là Nguyễn Mậu Dinh dụ hàng ông nhưng không kết quả. Trịnh Sâm bèn huy động lực lượng lớn gồm 3 đạo quân Thanh Hóa, Hưng Hóa, Nghệ An do Bùi Thế Đạt, Nguyễn Phan và Hoàng Đình Thể chỉ huy vào đánh Duy Mật.
Lê Duy Mật chủ động điều quân ra phủ Ngoại đối phó với quân Trịnh. Tháng 1 năm 1770, quân Trịnh tiến đến phủ Ngoại. Lê Duy Mật giữ vững đồn lũy phòng thủ không đánh. Các tướng Trịnh cũng không dám tiến quân. Trịnh Sâm thấy chiến sự không thuận lợi phải điều danh tướng Hoàng Ngũ Phúc đến tây Nghệ An tăng viện.
Hoàng Ngũ Phúc dày dạn trận mạc, biết đồn lũy Trấn Ninh vững vàng không đánh được, bèn dùng kế khác. Ngũ Phúc cho bắt mẹ của một thủ hạ, đồng thời là con rể của Lê Duy Mật là Lại Thế Thiều. Do sự tác động của Hoàng Ngũ Phúc, mẹ Thế Thiều viết thư dụ con.
Lại Thế Thiều nhận thư, vì thương mẹ nên quyết định phản Lê Duy Mật. Thiều sai thủ hạ là Lê Văn Bản mở cửa thành cho quân Trịnh tiến vào. Thấy tình hình nguy biến, Lê Duy Mật biết không thể thoát được bèn tụ tập hết vợ con lại rồi đốt lửa tự thiêu mà chết.

Trịnh Giang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trịnh Giang
Chúa Trịnh (chi tiết...)
Trịnh Giang.png
Chân dung Trịnh Giang trong Trịnh gia chính phả
Tại vị 1729 - 1740
Tiền nhiệm Trịnh Cương
Thời vua Đế Duy Phường
Lê Thuần Tông
Lê Ý Tông
Kế nhiệm Trịnh Doanh
Thông tin chung
Tên đầy đủ Trịnh Giang
Tước hiệu Uy Nam Vương (威南王)
Thụy hiệu Thuận Vương (順王)
Miếu hiệu Dụ Tổ (裕祖)
Hoàng tộc Chúa Trịnh
Thân phụ Trịnh Cương
Thân mẫu Vũ Thị Ngọc Nguyên
Sinh 1711
Mất 1762
Uy Nam Vương Trịnh Giang (chữ Hán: 鄭杠, 17111762), thụy hiệu là Dụ Tổ Thuận vương (裕祖順王), là vị chúa Trịnh thứ bảy thời Lê Trung Hưng, ở ngôi từ tháng 10 năm 1729 đến tháng giêng năm 1740. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, Việt Nam.
Trong thời gian cai trị của mình, Trịnh Giang làm nhiều việc mất lòng người như giết vua và nhiều đại thần được trọng vọng; lại sa vào con đường ăn chơi xa xỉ, tin dụng hoạn quan, gian nịnh khiến chính sự ngày càng đổ nát, cơ đồ của họ Trịnh rơi vào con đường suy vong. Đến nửa cuối giai đoạn trị vì của ông, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, thành một làn sóng mạnh mẽ khắp Đàng Ngoài càng làm lung lay sự thống trị của họ Trịnh. Trước tình hình đó, vào đầu năm 1740, mẹ ông là Thái phi Vũ thị cùng một số đại thần trong phủ chúa đã lật đổ ông và đưa người em trai là Trịnh Doanh lên quyền. Trịnh Giang được tôn làm Thái thượng vương nhưng bị giam lỏng trong cung điện cho đến lúc qua đời.

Thân thế và cuộc sống ban đầu

Uy Nam vương Trịnh Giang là con trưởng của An Đô Vương Trịnh Cương, mẫu thân là bà Vũ Thị Ngọc Nguyên, người xã Mĩ Thứ, huyện Đường Yên. Ông chào đời năm 1711 dưới triều Lê Dụ Tông. Khi ông còn làm thế tử, bảo phó của ông là Nguyễn Công Hãng đã dâng mật sớ nhận xét rằng ông là người ươn hèn, không thể gánh vác được ngôi chúa. Trịnh Cương đã có ý định thay đổi ngôi thế tử, nhưng vẫn chưa kịp tiến hành. Mùa đông năm 1729, Trịnh Cương đi tuần du ở Như Kinh, giữa đường thì bị bệnh chết, các quan bí mật đưa về phủ chúa rồi phát tang. Trịnh Giang với tư cách thế tử lên nối ngôi chúa.
Sau khi lên ngôi, Trịnh Giang có ý thực hiện một số cải cách với quy mô nhỏ. Theo lời đề nghị của Nguyễn Công Hãng, vào đầu năm 1730, chúa ra lệnh giảm bớt thuế tô cho ruộng tư theo các hạng; Thanh Hoa và Nghệ An không có đường đê cũng miễn cho tiền thuế điệu, hạng chính đinh được giảm bớt một nữa, hạng hoàng đinh và hạng lão thì nhất luật miễn trừ; sau đó còn có lệnh định lại niên hạn làm sổ đinh. Về sau còn ra lệnh bãi một số thứ thuế nặng như thuế thổ sản, thuế muối... 
Mùa hạ tháng 4 ÂL, Trịnh Giang tự tiến phong làm Nguyên soái, Thống quốc chính, Uy Nam vương, tôn tỗ mẫu Trương Thị làm Thái tôn Thái phi, mẹ đẻ là Vũ thị làm thái phi. Trịnh Giang là người hay nghi kỵ, lấy cớ rằng các viên trấn thủ trị nhậm ở trấn lâu ngày, được lòng quân dân, e sẽ sinh ra việc biến động, bèn đổi Nguyễn Minh Châu, hiện trấn thủ Kinh Bắc, đi trấn thủ Nghệ An, đại tư mã Đặng Đình Lân đi trấn thủ Sơn Nam. Những viên trấn thủ khác ở các xứ, phần nhiều thay đổi 
Tháng 6 ÂL, Trịnh Giang muốn biết số tài chính, thuế khóa thu chi thừa thiếu thế nào, bèn sai Nguyễn HiệuPhạm Khiêm Ích hội đồng viên chức trong lục phiên để kiểm điểm tra xét việc chi dùng của lục cung. Lại theo lời bàn của các quan, tăng tiền thuế dung, thuế điệu những hộ bỏ làng đi trú ngụ (khách hộ) và bọn tạp lưu. Vì có lần giặc giã, phải chi tiêu nhiều cho đến năm (1731), Trịnh Giang lập sổ chi thu biên rõ đồng niên thu vào được bao nhiêu và chi ra mất bao nhiêu, để liệu sự chi dụng cho vừa; lại đặt quan chức để cùng Hộ phiên trông nom các sổ ấy 

Tàn sát

Tháng 6 ÂL năm 1731, Trịnh Giang hạ lệnh cho bầy tôi nói thẳng. Thái thường khanh Bùi Sĩ Tiêm dâng sớ trình bày 10 điều, đại khái là về việc truyền ngôi năm trước  và việc chấn hưng nho học, lại chỉ trích những sự tệ hại lúc bấy giờ. Vì thế các quan lại ra sức phản bác Bùi Sĩ Tiêm, cuối cùng Trịnh Giang cách chức, đuổi Sĩ Tiêm về quê .
Mùa thu tháng 8 ÂL năm 1732, Trịnh Giang vì muốn ra uy với thiên hạ, bèn lấy cớ Lê hoàng tư thông với phi tần của Trịnh Cương rồi truất Lê Đế Duy Phường làm Hôn Đức công, Thái hậu làm quận quân . Sau đó triệu 12 người con của Dụ Tông Hòa hoàng đế vào để xem mặt. Lê Duy Tường là con trưởng, được lập làm vua, tức là Lê Thuần Tông. Đó là ngày 14 tháng 10 năm 1732.
Sau việc đó, Trịnh Giang tự tiến phong Đại nguyên soái, Thượng sư, Uy vương, bổ dụng Nguyễn Hiệu làm Thượng thư bộ Lễ, vào phủ chúa giữ chức Tham tụng; bãi chức của tể tướng Lê Anh TuấnNguyễn Công Hãng, chuyển ra địa phương. Tháng 11 ÂL, Trịnh Giang và tay chân vu cao Nguyễn Công Hãng các tội: cùng kết thành bè đảng, Công Hãng mưu tính việc chôn cất hài cốt tiên tổ ở một kiểu đất to; rồi bắt phải tự tử[1].
Tháng 7 ÂL năm 1734, do ghét người quận Vân Đỗ Bá Phẩm, chúa đã truất làm tuần thủ ở Yên Quảng, lại muốn giao cho tể tướng Nguyễn Hiệu tìm cớ định tội. Hiệu chần chừ nên bị giáng chức, sau đó chúa bắt ép Bá Phẩm phải tự tử. Cuối năm này, Trịnh Giang tự tiến phong Đại nguyên soái, Tổng quốc chính, Thượng sư Thái phụ, Thông Đức Anh Nghị Thánh Công Uy vương, lại giết Lê Anh Tuấn, đốc trấn Lạng Sơn vì nghi ông ta trước kia có mưu đồ phế mình. Mùa thu tháng 9 ÂL năm 1735, Trịnh Giang sai giết Hôn Đức công bằng cách thắt cổ.
Tháng 4 ÂL năm 1735, sao Thái Bạch phạm vào vị trí của sao Hỏa; nhà vua mất. Trịnh Giang bỏ hoàng trưởng tử Duy Diêu đã lớn mà lập con thứ 11 của Dụ Tông là Duy Thận, từ nhỏ được nuôi dạy trong phủ chúa lên ngôi. Ngày 17 tháng 6 năm 1735, Duy Thận lên ngôi, là Lê Ý Tông  Tháng 5 ÂL năm 1736, bè đảng tên hoạn quan Hoàng Công Phụ to nhỏ trước mặt Trịnh Giang rằng Thiêm quận công Trương Nhưng (em ruột Trương thái phi, Trịnh Giang gọi là ông cậu) đang giữ chức trấn thủ Nghệ An có ý làm phản. Vì thế, chúa sai Dật Trung hầu thắt cổ giết Trương Nhưng, dùng Nguyễn Minh Châu thay giữ công việc trấn Nghệ An. Sau đó, Giang lại toan dùng kế để giết Minh Châu, nhưng Minh Châu biết chuyện, nên việc ấy mới thôi

Hưởng lạc

Mùa đông năm 1729, Trịnh Giang cho sửa chữa xây dựng hai ngôi chùa Quỳnh Lâm  và Sùng Nghiêm  Sửa chữa xây dựng hai ngôi chùa này, công việc phiền phức nặng nề, phải dỡ lấy gỗ ở phủ Cổ Bi thả xuống sông chở xuôi để cung cấp vào việc xây dựng. Lại hạ lệnh cho dân ba huyện Đông Triều, Thủy Đường và Chí Linh phải gánh vác công việc này, bắt dân khơi đường sông để việc vận tải được lưu thông, dân phải kéo gỗ, xe đá, thường có hàng vạn người làm, ngày đêm không được nghỉ ngơi 
Lúc ấy nhân lâu ngày được bình yên, Trịnh Giang hạ lệnh cho bầy tôi bàn định lễ nhạc. Khi bàn định xong, ngày chúa Trịnh ra coi chầu, phường nhạc sắp hàng ở phủ đường, cửa phủ đường bên tả và bên hữu đã mở, thì bắt đầu cử nhạc, các quan văn quan võ lạy xong, lúc ấy tiếng nhạc sẽ ngừng. Phàm khi chúa đi tuần du hoặc xuất phát quân lính, thì bắn ba tiếng súng, buổi trưa lúc đi nghĩ, ban đêm lúc đi nằm cũng theo quy tắc như thế; khi ra đi thì có cờ lệnh, phường nhạc chia nhau đi trước dẫn đường... Những buổi không có triều hội, ông thường mời các quan đến cùng ngâm tụng thơ ca, bình luận văn sách và các lối viết chữ; ra đề tại chỗ cho mọi người cùng làm thi và có thưởng. Trịnh Giang còn khuyến khích các nho thần sưu tầm thơ văn.
Trịnh Giang thích chơi bời, cung quán chùa chiền xây dựng kế tiếp. Đầu năm 1736, chúa cho xây chùa Hồ Thiên , bắt dân phải phục dịch. Từ đường, phủ đệ ở các làng ngoại thích như Tử Dương và Mi Thữ xây dựng cực kỳ nguy nga đẹp đẽ. Những người xưng là nội sứ tỏa ra bốn phương bắt lấy vật liệu, vì bọn này ức hiếp hà khắc, nên người làm ruộng, người đi buôn mất hết nghề nghiệp. Nhân dân trở nên khốn cùng 
Trịnh Giang có người em thứ ba là Trịnh Doanh, tuổi còn trẻ nhưng có tài kiêm văn võ, được ông rất tin tưởng. Do không tha thiết việc chính sự, nǎm 1736 Trịnh Giang phong cho Doanh lúc đó mới 17 tuổi làm Tiết chế thủy bộ chủ quân, chức Thái úy, tước Ân Quốc công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng ba lần, Doanh thay Giang triều kiến trǎm quan ở Trạch Các để nghe tâu trình công việc. Giang rảnh tay vào ǎn uống, chơi bời, tin dùng hoạn quan Hoàng Công Phụ. Giang cho xây dựng rất nhiều cung quán, chùa chiền rất nguy nga và tốn kém: Chùa Hồ Thiên, hành cung Quế Trạo, Tử Dương, phủ đệ ở các làng họ ngoại như làng Tử Dương, làng My Thữ. Việc xây cất, chơi bời của Trịnh Giang làm tốn kém nhiều tiền của nên Giang ra lệnh tăng các thứ thuế khoá và bắt dân lao dịch nặng nề khiến nhân dân rất bất bình. Bấy giờ trong nước đã nhiều kì thi Đình mà không lấy đỗ Trạng nguyên; nên vào khoa thi năm 1736, Trịnh Giang nghe lời nội giám Hoàng Công Phụ cho triệu sĩ tử vào thi ở phủ đường, cất nhắc Trịnh Tuệ đỗ cập đệ đệ nhất danh, còn các sĩ tử khác đỗ cập đệ và xuất thân có người cao người thấp khác nhau. Do việc đó mà Trịnh Tuệ bị mọi người chê bai 
Ngoài ra để có tiền chi xài, Trịnh Giang đẩy mạnh việc buôn bán quan tước. Năm 1736, chúa ra lệnh: Quan và dân đều cho phép nộp tiền, sẽ được cất nhắc trao cho chức phẩm: Các viên quan trong triều ban từ lục phẩm trở xuống, ai nộp 600 quan tiền sẽ được thăng chức một bậc; nhân dân, ai nộp 2.800 quan được bổ thụ tri phủ, nộp 1.800 quan được bổ thụ tri huyện
Trước kia triều đình chỉ có hai ban văn và võ. Đến đây, hoạn quanHoàng Công Phụ lộng quyền, nên vào mùa hạ năm 1739, Trịnh Giang đặt ra thêm giám ban, ngang hàng với hai ban trên; hạ lệnh: ai thi khảo trúng cách sẽ được trao cho quan chức. Các quan lấy thế làm hổ thẹn, nhưng không ai dám nói 
Tháng 9 ÂL năm 1739, Trịnh Giang tiến xưng là Bác Đạt Mậu Hòa Tuy Du Dụ Nghĩa Trịnh vương. Khi đó đang tuần du ở xã Quế Trạo  là quê hương Hoàng Công Phụ. Chúa mật sai Nguyễn Trác LuânTrần Văn Hoán từ kinh sư chạy trạm lên, nói thác ra rằng sứ thần nhà Thanh sang nước ta, phong cho Giang làm An Nam thượng vương, ngang hàng với vua nhà Lê 

Khởi nghĩa nông dân

Trước những việc làm ngang ngược của Trịnh Giang, nền chính trị ngày càng hủ bại, kinh tế cũng tuột dốc, mất mùa đói kém xảy ra; vì thế các cuộc khởi nghĩa cũng bắt đầu. Mùa xuân năm 1734, Quách Công Thi ở Lạc Thổ  làm phản, hô hào tụ hợp nhiều người đi cướp bóc, đó là mầm móng đầu tiên của phong trào nông dân kéo dài hơn 30 năm ở Đàng Ngoài.
Tháng 9 ÂL năm 1737, nhà sư Nguyễn Đương Hưng lãnh đạo nhân dân nổi dậy ở núi Tam Đảo. Lúc ấy, nhân trong nước thái bình, dân không hiểu biết việc binh, chợt nghe có tin báo nguy cấp, thì lo sợ, dắt díu nhau ra ngoài thành, hay chôn giấu của cải, sắp sẵn lương khô làm thức ăn phòng khi nghĩa quân đánh vào Thăng Long. Tuy nhiên quân Trịnh nhanh chóng đánh bại được cuộc khởi nghĩa này. Sau việc đó, triều đình Lê-Trịnh hạ lệnh cho các lộ Sơn Tây và Thanh Hoa đều đặt đồn hỏa hiệu ở trên đỉnh núi, bắt dân sở tại ngày đêm canh giữ, nếu có nguy cấp thì đốt lửa để thông báo về triều 
Mùa đông tháng 12 ÂL năm 1738, bọn hoàng thân nhà Lê là Duy Mật, Duy Chúc, Duy Quy tức giận về việc họ Trịnh lấn quyền, giết vua, bèn cùng quan trong triều là bọn Phạm Công Thế, Vũ Thước và thuộc hiệu là Lại Thế Tế bàn mưu đốt kinh thành, nhưng không xong. Vì sợ công việc bị lộ, nên các hoàng thân đều bỏ trốn. Giang sai binh lính đuổi theo không kịp. Bọn Vũ Thước bị bắt, đem giam trong ngục rồi giết đi. Duy Chúc và Duy Quy sau bị bệnh chết, Duy Mật bèn chiếm cứ mặt thượng du vùng tây nam. Ngoài Lê Duy Mật ra, ở khắp các vùng, dân chúng đã nổi lên khởi nghĩa dưới cờ các thủ lĩnh Vũ Đình Dung, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oánh, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, v.v... với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Triều đình bất lực, không trị nổi.
Từ khi đó đất nước rối loạn, triều đình tăng cường bắt lính, hạ lệnh: tuyển thêm thủy binh ở Thanh - Nghệ, 5 huyện thuộc Thanh Hoa, theo ngạch cũ, cứ 6 suất đinh lấy một người làm lính . Lại lập ra phép đoàn kết, quy định mỗi xã, cứ 10 dân đinh thì lấy 2 người, bắt tự sắm lấy đồ binh khí, đặt điếm canh để canh giữ; cứ 4, 5 xã hoặc 6, 7 xã địa thế tiếp giáp nhau kết hợp làm một đặt dưới sự quản lí của một quan chức địa phương, gặp có sự nguy cấp thì theo tình thế mà chống; nếu không đủ sức, thì báo cho nơi khác đến tiếp ứng. Vì vậy nên ở dân gian đâu đâu cũng có binh khí. Bọn gian nhân sự sơ hở, tụ họp nhau đi cướp bóc ngày càng quá tệ, vì thế không lâu sau phép này phải bãi bỏ

Chính biến năm 1740

Mùa thu năm 1739, chúa bổ dụng Trịnh Tuệ làm thượng thư bộ Hình, vào phủ đường giữ chức tham tụng, giáng chức Tham tụng Phạm Khiêm Ích, bồi tụng Cao Huy Trạc.
Trịnh Giang lao vào ǎn chơi, ham mê tửu sắc nên sức khỏe ngày càng kém sút. Ông quan hệ cả với cung nữ của cha là Kỳ Viên họ Đặng, điều cấm kỵ thời phong kiến. Sau Vũ Thái phi biết chuyện, bắt ép Đặng thị phải tự tử. Một hôm bất ngờ Trịnh Giang bị sét đánh gần chết. Từ đó Giang mắc bệnh "kinh quý", tâm thần bất định, hoảng hốt và hay sợ hãi. Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ nói dối rằng: "Đấy là vì dâm dục mà bị ác báo. Muốn không bị hại chỉ có cách là trốn xuống đất." Nhân đó các hoạn quan hạ lệnh đào đất, làm hầm cho chúa, gọi là cung Thưởng Trì. Từ đó Trịnh Giang ở hẳn dưới hầm, không hề ra ngoài . Công Phụ càng có điều kiện để lộng quyền.
Còn Trịnh Doanh là người sáng suốt, quả quyết, có tài văn võ, rất được lòng người, Nhưng bị Hoàng Công Phụ ngăn trở nên chẳng nắm được quyền hành. Trước tình hình đó, vào đầu năm 1740, bà Trịnh thái phi Vũ thị cho triệu Bồi tụng Hữu tư giảng Nguyễn Quý Cảnh, nhờ đến khuyên Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang. Quý Cảnh đem việc ấy nói với bồi tụng Nguyễn Công Thái và các đại thần Trịnh Đạc, Vũ Tất Thận, Nguyễn Đinh Hoàn, họ đều đồng tình 
Lúc đó Hoàng Công Phụ đã đem quân đánh Nguyển Tuyển ở Ninh Xá, thành Thăng Long bỏ trống. Quý Cảnh chia binh giữ các cung điện và các ngỏ ngách trong thành, rồi vào ngày khai bảo  họp các quan phò lập Trịnh Doanh lên làm chúa.
Bọn hoạn quan ở cung Thưởng Trì được tin, vội tập hợp lực lượng đánh Quý Cảnh và tôn Trịnh Giang làm chúa như cũ, nhưng bị hương binh của Quý Cảnh đánh bại, giết sạch. Trăm quan cùng đem nhau đến lạy mừng. Trịnh Doanh tự tiến phong Nguyên soái, tổng quốc chính, Minh Đô vương, tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương. Kể từ đó đến khi chết, ông bị giam lỏng luôn ở cung Thưởng Trì do chính mình dựng nên.
Trịnh Giang ở ngôi được 11 nǎm (1730-1740) rồi lánh ở cung Thưởng Trì thêm 20 nǎm nữa mới mất (tháng 12 âm lịch năm 1761, tức đầu năm 1762), thọ 51 tuổi, được tôn là Dụ Tổ Thuận Vương . Về sau, khi cháu nội Trịnh Doanh là Trịnh Tông bị Tây Sơn tiêu diệt (1786), con Trịnh Giang là Trịnh Bồng được lập lên ngôi chúa, tức là Án Đô Vương, chúa Trịnh cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Bình luận

Trịnh Giang là người làm hỏng chính sự Đàng Ngoài, khiến thế nước của Bắc Hà suy yếu. Giang vu cho vua Lê Duy Phường tư thông với vợ của cha mình để phế truất nhưng rồi chính ông lại phạm vào điều cấm đó với Kỳ Viên họ Đặng, là một trong những nguyên nhân khiến ông bị mất ngôi. Ham chơi bời, háo sắc, bỏ bê chính sự, sợ sấm sét và bị mất địa vị, những nét đó của Trịnh Giang khá giống với Mạc Mậu Hợp. Tuy nhiên, vì họ Trịnh đã xây dựng được bộ máy cai trị nề nếp, quy củ từ nhiều đời trước nên cơ đồ vẫn được giữ vững bởi tay Trịnh Doanh và nhờ đó Trịnh Giang mới được sống vô sự đến hết đời.
Dưới đây là lời cẩn án trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục  thời Nguyễn:
Trịnh Giang bạo nghịch giết vua, cũng như Vương Mãng, Đổng Trác nhà Hán. Có người nói "Đế Duy Phường là con của người khác". Câu nói ấy chẳng qua kẻ bè đảng với họ Trịnh bịa ra để gở tội cho Giang mà thôi. Tra trong Ngọc Phả nhà Lê nói: "Duy Phường là con của Dụ Tông". Thế hệ nhà Lê nói: "Giang vu cho nhà vua thông gian với vợ Trịnh Cương mà phế truất đi". Ngọc Phả và Thế Hệ đều chép rành rành như thế, có thể dùng làm chứng cớ. Thế mà người tục biên Lê Sử lại nói rằng: "Nhà vua hoang dâm càn rỡ không kiêng kỵ gì", nhưng họ không nêu rõ được sự việc. Chép như thế là hồ đồ, họ theo ý riêng mình mà múa mép câu văn, toan đem việc ấy để buộc tội Duy Phường. Tội Trịnh Giang phải trừng trị không tha thứ được mà người tục biên Lê Sử chép như thế, thì còn có thể gọi được là bộ sử đáng tin không? Lại còn việc này nữa: Duy Tường là con trưởng, Cương phế truất đi mà lập Duy Phường; Duy Phường đã lên ngôi vua rồi, Giang lại phế truất đi mà lập Duy Tường. Sử cũ chép về việc truất bỏ Duy Phường thì nói: "Lễ số gia ân đều xén bớt"; về việc lập Duy Tường thì nói: "Dẫn hoàng tử vào trong phủ để xem mặt". Vua tôi là nghĩa lớn, bỏ vua này lập vua kia là việc lớn. Lúc ấy, mũ và giầy lộn ngược như thế, cũng có phải tội lỗi chỉ tại một mình họ Trịnh đâu!.

Hậu duệ

Nguyễn Quý Cảnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Quý Cảnh (1669-1743) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

Sự nghiệp

Nguyễn Quý Cảnh người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông là cháu nội của thám hoa Nguyễn Quý Đức, con hoàng giáp Nguyễn Quý Ân. Từ khi đỗ hương cống, Nguyễn Quý Cảnh được làm quan ở trong phiên của chúa Trịnh 
Thời Lê Thuần Tông, Nguyễn Quý Cảnh được tiến cử vào triều làm chức tự khanh, coi việc ở Hộ phiên, giảng bài cho em chúa Trịnh GiangTrịnh Doanh.
Thời Lê Ý Tông, Trịnh Giang ăn chơi sa đọa, tin dùng hoạn quan Hoàng Công Phụ. Công Phụ chuyên quyền, triều chính nghiêng ngả trước các cuộc nổi dậy của nông dân.
Nguyễn Quý Cảnh cùng đại thần Nguyễn Công Thái đề nghị Vũ thái phi dựng Trịnh Doanh lên ngôi để cứu vãn tình hình. Đầu năm 1740, ông cùng Nguyễn Công Thái thu quân lính tại kinh thành, cùng nhau khởi sự trừ phe cánh Hoàng Công Phụ rồi tâu lên Lê Ý Tông. Được sự phê chuẩn của Ý Tông, Nguyễn Quý Cảnh mang sắc dụ ra tuyên bố, cùng các quan lập Trịnh Doanh làm chúa.
Tình hình bên ngoài vẫn không yên ổn vì sự chống đối của các cuộc nổi dậy. Trịnh Doanh cần ông làm tham mưu, giữ luôn ở trong phủ, đêm ngày bàn chính sự  Tình hình dần dần sáng sủa lên nhờ đóng góp của ông, do đó được Trịnh Doanh thăng làm Tham tụng, Thượng thư bộ Binh, Thống quận công.
Năm 1741 thời Lê Hiển Tông, ông kiêm chức Đốc phủ ở Sơn Tây, thống lĩnh việc quân. Bấy giờ triều đình ưu đãi cho kiêu binh để họ hăng hái đánh dẹp, nhưng ông bác bỏ bớt những yêu sách thái quá của họ. Vì vậy đám kiêu binh thù hận ông, kéo nhau tới phá nhà ông Trịnh Doanh sai bắt kẻ cầm đầu vụ đó giết chết.
Sợ bị người khác đố kỵ, sau lần đó Nguyễn Quý Cảnh giấu mình, không phát lộ tài năng, giả có bệnh, rồi xin thôi chức Tham tụng. Trịnh Doanh không nghe, vẫn dùng ông vào chức cũ. Trịnh Doanh lại sai ông điều hành việc ở bộ Lại, ông cố từ không được.
Ông được lệnh cùng Thượng thư Vũ Công Tể làm chiêu phủ sứ chia nhau đi các đạo khuyên dân phiêu tán vì loạn lạc về làm ruộng để ổn định cuộc sống.
Đầu năm 1742, Nguyễn Quý Cảnh bày tỏ việc mình bị nhiều người ghen ghét, xin thôi những chức vụ trọng yếu.
Giữa năm 1743, ông lại được chúa Trịnh Doanh phong làm Thượng thư bộ Hộ, hàm thái tử thái phó, Đại tư mã, rồi cho về hưu.
Ít lâu sau ông lại được gọi ra làm Ngũ lão hầu chúa. Ít lâu sau ông mất, thọ 75 tuổi, được truy tặng làm Đại tư đồ, Huyên trung công, truy phong làm phúc thần.

Nguyễn Hữu Cầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Hữu Cầu (chữ Hán: 阮有求; ?–1751) là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Ông là người xã Lôi Động, huyện Thanh Hà, Hải Dương, Việt Nam.
Nguyễn Hữu Cầu xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, có tài cả văn kiêm võ, lại bơi lội rất giỏi nên được gọi là quận He. He là tên loài cá ở biển Đông, bởi Hữu Cầu bơi khoẻ và hùng dũng nên được gọi như vậy.

Đối trận với quân Trịnh

Đầu quân

Hữu Cầu vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Chẳng bao lâu ông nổi tiếng là một viên tướng giỏi võ nghệ, dũng cảm gan dạ và nhiều mưu lược. Cầu được nhân dân gọi là quận He.

Thủ lĩnh ba quân

Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn. Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long được tin ấy triều đình rất lo lắng.
Hoàng Ngũ Phúc đem binh về, cùng với Trương Khuông lấy lại thành Kinh Bắc, nhưng thế Nguyễn Hữu Cầu vẫn mạnh, phá quân của Trương Khuông ở làng Ngọc Lâm (thuộc huyện Yên Dũng), đuổi quân của quan thống lĩnh Đinh Văn Giai ở Xương Giang (thuộc huyện Bảo Lộc) rồi lại về vây dinh Thị Cầu. Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đem binh đến đánh bại Hữu Cầu ở Xương Giang.
Vì ngày thường cướp được thóc gạo của thuyền buôn, đem cho dân nghèo, cho nên quận He đi đến đâu cũng có người theo, muốn lấy bao nhiêu quân lương cũng có. Nguyễn Hữu Cầu được các sử gia đánh giá là người kiệt hiệt, nhiều mưu mẹo nhất trong số các thủ lĩnh khởi nghĩa lúc đó. Có khi bị vây hàng mấy vòng, ông chỉ một mình một ngựa phá vây ra, rồi chỉ trong mấy ngày lại có hàng vạn người đi theo.
Các tướng sĩ họ Trịnh ai cũng sợ quận He, duy chỉ có Phạm Đình Trọng là bạn học thuở nhỏ là người hiểu quận He. Hai người đố kỵ nhau từ trước (xem phần Đối chữ với Phạm Đình Trọng bên dưới), sau đó lại đối địch, Hữu Cầu đào mồ mẹ Trọng đổ xuống sông. Từ đó Phạm Đình Trọng thề không cùng sống ở đời với Nguyễn Hữu Cầu.
Năm 1746, quận He cho người đem vàng về đút lót cho Đỗ Thế Giai và người nội giám là Nguyễn Phương Đĩnh để xin hàng, Trịnh Doanh thuận cho và lại phong cho làm Hướng Nghĩa Hầu.
Nguyễn Hữu Cầu tuy đã xin về hàng, nhưng vẫn cứ cướp phá các nơi, sau lại về phá ở đất Sơn Nam. Phạm Đình Trọng đánh đuổi Hữu Cầu ở Cẩm Giàng, Hữu Cầu nhân lúc kinh thành không ai phòng bị, nên lẻn về đánh, ngay đêm hôm ấy kéo quân về bến Bồ Đề. Đến nơi thì trời vừa sáng; có tin báo, Trịnh Doanh tự đem quân ra giữ ở bến Nam Tân. Phạm Đình Trọng biết tin ấy lập tức đem quân về đánh mặt sau, Hữu Cầu lại thua bỏ chạy, về cùng với Hoàng Công Chất cướp ở huyện Thần Khê và Thanh Quan. Phạm Đình Trọng và Hoàng Ngũ Phúc lại đem binh xuống đánh đuổi. Hoàng Công Chất chạy vào Thanh Hóa, Hữu Cầu chạy vào Nghệ An, hợp với thủ lĩnh khởi nghĩa tên là Diên ở Hương Lãm (thuộc huyện Nam Đường).
Năm 1751, Phạm Đình Trọng đem quân vào đánh phá trại. Hữu Cầu chạy đến làng Hoàng Mai thì bị bắt, đóng cũi đem về nộp chúa Trịnh. Trịnh Doanh đem cùng lúc đó dẹp được Nguyễn Danh Phương, bắt mang về Kinh đô, đi đến làng Xuân Hi, huyện Kim Anh, gặp người của Phạm Đình Trọng giải Nguyễn Hữu Cầu đến. Trịnh Doanh bèn mở tiệc khao quân, bắt Danh Phương dâng rượu, Hữu Cầu thổi kèn.
Hữu Cầu nuốt nhục hầu chúa, khi về kinh thành định vượt ngục nhưng không thành. Tháng 3 năm 1751, ông bị hành hình. Phạm Đình Trọng mang quân về quê ông, quật mộ bố Nguyễn Hữu Cầu, giết 3 họ gia quyến ông. Vợ ông là Nguyễn Thị Quỳnh tự tử. 

Đối chữ với Phạm Đình Trọng

Thuở hàn vi

Tương truyền thuở nhỏ Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng cùng học một thầy. Trọng hay được thầy khen nhưng Cầu không phục. Một hôm đi đám ma về, thầy cho cả hai người đi theo. Nhà đám biếu thủ lợn, Cầu và Trọng tỵ nhau không ai chịu xách. Thầy bèn ra vế đối, bảo ai đối được thì không phải xách:
Huề trư thủ (xách đầu lợn)
Trọng đối lại:
Phan long lân (Vịn vây rồng)
Còn Cầu đối:
Diệt Tần phá Sở
Thầy gõ quạt lên đầu Cầu, nói câu đối không chuẩn, thừa chữ và bắt xách thủ lợn. Nhưng Cầu vẫn gân cổ cãi:
Tôi đối sai thật, nhưng ý tôi là muốn bóc vẩy rồng kia, chứ không thèm vịn vây rồng như Trọng!
Một lần khác thầy lại ra vế đối:
Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo
Trọng đối:
Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc
Cầu lại đối rằng:
Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động
Thầy nghe xong bảo:
Thằng Trọng có khẩu khí làm quan to, còn thằng Cầu thì chỉ làm giặc!
Rồi từ đó ông đồ sợ không dám nhận dạy Cầu nữa. Sau này quả nhiên Trọng làm quan cho nhà Lê còn Cầu khởi nghĩa chống triều đình.

Ra chiến trận

Tương truyền có lần hai bên đối trận, Phạm Đình Trọng ra vế đối sai người đưa cho Cầu như sau:
Thổ triệt bán hoành, thuận giả thượng, nghịch giả hạ
Nghĩa là: chữ "thổ" bỏ nửa một nét ngang, để xuôi là chữ "thượng", để ngược là chữ "hạ". Câu này có ý đe doạ Cầu nếu thuận theo triều đình thì có chức, chống lại thì bị diệt.
Hữu Cầu viết thư đối lại rằng:
Ngọc tàng nhất điểm, xuất vi chúa, nhập vi vương (出為主, 入為王)
Nghĩa là: bộ "ngọc" có một dấu chấm, để lên đầu là chữ "chúa", bỏ đi là chữ "vương". Ý nói chí lớn của mình chẳng làm chúa cũng làm vua chứ không chịu hàng.

"Chim trong lồng"

"Chim trong lồng" là bài thơ nổi tiếng trước khi bị đem hành hình của Nguyễn Hữu Cầu còn lưu truyền đến ngày nay. Bài thơ làm cả tiếng Hán cả tiếng Nôm, có những từ cổ mà có lẽ tiếng Việt thời đó quen dùng.
Khi Cầu bị bắt, Trọng lại gần xem Cầu có kêu cầu gì không, nhưng Cầu thản nhiên ngồi hát xướng rất ngang tàng. Trọng hỏi:
Anh bây giờ như con chim trong lồng, còn gì mà hát? Nghe nói anh có tài thơ, trong trường hợp nào cũng làm được, vậy anh thử làm bài thơ "Chim trong lồng" xem sao?
Cầu không cần đợi giục hai lần, liền ngâm:
Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu
Vạn lý phong vân cử mục tần
Hỏi sao sao luỵ cơ trần
Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng
Nào khi vỗ cánh rỉa lông
Hót câu thiên túng trong vòng lao lung
Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc
Đàn loan kia túc tắc cành nam
Mặc bay đông ngữ tây đàm
Chờ khi phong tiện dứt dàm vân lung
Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu Hán
Phá vòng vây làm bạn kim ô 
Giang sơn khách diệc tri hồ? 
Theo Việt Nam sử lược, khi Cầu bị bắt mang nộp chúa Trịnh cùng lúc với Nguyễn Danh Phương, chúa sai bày tiệc, bắt Phương rót rượu và Cầu thổi kèn hầu tiệc. Không rõ có phải đó chính là lúc Cầu ngâm bài thơ này hay không.

Bình luận

Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng một đời đối địch. Những người tin vào tâm linh có thể coi hai người như có nợ từ kiếp trước, chẳng những đối địch từ khi đi học đến khi cầm quân, khi ra mặt trận không chỉ đối gươm mà đối cả chữ. Hai người chí hướng khác hẳn nhau, người ra làm quan, người đi làm giặc. Cầu đào mộ mẹ Trọng thì đúng là hành động quân cường khấu, nhưng Trọng là đại quan triều đình cũng trả thù quật lại mộ cha Cầu thì cũng không khá hơn giặc cướp. Dẹp được Cầu, Trọng được phong làm Binh Bộ thượng thư. Nhưng cũng chỉ 3 năm sau (1754), Trọng chết lúc mới 40 tuổi. Có Cầu thì có Trọng đối địch, Cầu không còn thì Trọng cũng ra đi, như truyện dân gian "Trạng chết thì chúa băng hà".

Đền thờ

Tập tin:Dinh Tra Co.gif
Đình Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh)
Ngày nay có nhiều nơi thờ Nguyễn Hữu Cầu. Tại thôn Cựu Điện, xã Nhân Hoà, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) có đền thờ Nguyễn Hữu Cầu rất lớn. Tại Đồ Sơn, ông được thờ ở miếu Ngọc Xuyên, trong 6 vị tiên công và 2 vị thần có Nguyễn Hữu Cầu (gọi là "bát bộ tôn thần"). Cũng tại Đồ Sơn có "đài lên ngôi" của quận He.
Tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) có đình Trà Cổ thờ các vị tổ (Thành Hoàng làng), đồng thời là nơi thờ Quận He.
Tại thôn Kinh Giao (An Hưng, An Nại, Hải Phòng) quê của Phạm Đình Trọng, bên cạnh đền thờ Đình Trọng có cả đền thờ Nguyễn Hữu Cầu.
Trên đường Yên Tử, gần Suối Tăm, có miếu nhỏ thờ Nguyễn Thị Quán (được tôn là Nguyệt Nga công chúa) là em gái quận He - người cũng tham gia khởi nghĩa, vợ của bộ tướng Giang Tâm. Tương truyền bà tự vẫn ở bến Đầu Cầu.
Nơi thờ tại quê hương ông:
Giữa cánh đồng Chàng làng Đồng Nổi, gần sông Ngựa Lồng quê hương ông(Tân An, Thanh Hà, Hải Dương), có miếu Quận đây chính là mộ của cha ông, nơi phát tích của quận He,trong miếu có bia ghi: "Tiên triều Ninh Đông vương phát tích mộ". Đình Lôi Động thờ tam vị thành hoàng trong đó có quận He. Hàng năm vào ngày 11-13/3 âm lịch tổ chức lễ hội.

Giai thoại về Hội chọi trâu ở Đồ Sơn

Theo dân gian truyền miệng ở Đồ Sơn, hội chọi trâu có liên quan đến khởi nghĩa quận He. Tương truyền khi Nguyễn Hữu Cầu mang quân về đây, dân trong vùng mang 3 con trâu ra khao quân. Hữu Cầu định làm thịt 3 con trâu đó để khao quân thì bất ngờ chúng xông vào húc nhau. Quân sĩ của ông và nhân dân kéo nhau tới xem. Từ đó hàng năm nhân dân vùng Đồ Sơn thường mở hội chọi trâu để tưởng nhớ Nguyễn Hữu Cầu.
Tuy nhiên, theo sách Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn sau này, hội chọi trâu Đồ Sơn lại liên quan đến sự tích đền Thủy thần: Tại chân núi xã Đồ Sơn có đền Thủy thần, tương truyền có người bản thổ đi đêm qua dưới đền, thấy hai con trâu chọi nhau, nên hàng năm có tục chọi trâu để tế thần.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét