Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT 19/g

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Thời kỳ Tái Vong Quốc và Tái Phục Quốc

Thời Pháp thuộc (1858-1956)

quân Pháp đổ bộ vào Thuận An
quân Pháp hạ thành Bắc Ninh năm 1884

Những cuộc chiến tranh và khởi nghĩa khác

(TIẾP)

Cao trào kháng Nhật cứu nước

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xung đột Việt Nam - Nhật Bản
Một phần của Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945)
Thời gian 1945
Nguyên nhân bùng nổ Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, và thay thế vai trò cai trị của người Pháp
Kết quả Việt Minh tổ chức tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám giành chính quyền, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, Pháp quay lại tái chiếm thuộc địa, Chiến tranh Đông Dương bùng nổ
Tham chiến
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Đảng Cộng sản Đông Dương
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Việt Minh
Flag of Japan.svg Đế quốc Nhật Bản
Flag of the Empire of Vietnam (1945).png Đế quốc Việt Nam
Chỉ huy
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Nguyễn Ái Quốc
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Võ Nguyên Giáp
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Phạm Văn Đồng
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Trường Chinh
Flag of Japan.svg Yuichi Tsuchihashi
Flag of Japan.svg Takeshi Tsukamoto


.
Cao trào kháng Nhật cứu nước là phong trào quần chúng Việt Nam nổi dậy chống đế quốc Nhật sau ngày họ đảo chính lật đổ đế quốc thực dân PhápĐông Dương.

Bối cảnh lịch sử

Cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, phe Trục liên tục thất bại trước phe Đồng minh trên nhiều mặt trận. Tháng 8 năm 1944, thủ đô Paris bị chiếm lại, chính phủ bù nhìn thân Đức Vichy bị sụp đổ, chính phủ chống Đức của tướng Charles de Gaulle lên nắm quyền. Tại Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Charles de Gaulle hoạt động ráo riết.
Tối 9-3-1945, Nhật ra tay trước, tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Ngay trong đêm đó, Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp khẩn tại Đình Bảng (Bắc Ninh).
Sau khi độc chiếm Đông Dương, phát xít Nhật liền thi hành chính sách mua chuộc kết hợp với những chính sách đàn áp, khủng bố. Về chính trị, Đế quốc Nhật dùng biện pháp tuyên bố "trao trả độc lập" cho chính phủ Đế quốc Việt Nam nhưng vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp và thay người Nhật vào vị trí người Pháp. Các đảng phái, tổ chức chính trị theo Nhật chống Việt Minh thừa dịp lập ra khắp nơi. Người Nhật dùng bộ máy tuyên truyền đồ sộ quảng bá tinh thần bài Pháp, theo Nhật. Mặt khác, họ huy động quân đội tấn công vào các chiến khu, các cơ sở cách mạng của Việt Minh.
Về kinh tế, Nhật chiếm các cơ sở kinh tế của chế độ cũ, in giấy bạc mới tung ra thị trường, vơ vét tư liệu sản xuất, hàng hóa, lương thực và cướp đoạt tài sản của dân chúng; làm cho nền kinh tế Đông Dương bị kiệt quệ, cuộc sống người dân điêu đứng, cùng quẫn. Giá gạo ở Bắc Kỳ vào tháng 10-1944 còn là 1150 đồng/tạ, thì đến tháng 2-1945 đã là 1.000 đồng/tạ. Tình trạng đó đã dẫn đến nạn đói Ất Dậu 1945, làm gần 2 triệu người bị chết đói.
Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" trước sự kiện phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp để độc chiếm Đông Dương. Chỉ thị nhận định cuộc đảo chính đã làm cho điều kiện khởi nghĩa chín muồi nhanh chóng. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động cao trào kháng Nhật mạnh mẽ và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa; đồng thời thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ mới: thời kỳ tiền khởi nghĩa.
Chỉ thị "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã nhận định rằng mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện tổng khởi nghĩa ở Việt NamĐông Dương hiện nay chưa thật sự chín muồi. Vì:
  • Tuy hàng ngũ PhápĐông Dương hoang mang, tan rã đến cực điểm. Nhưng thế lực thống trị Nhật về cơ bản vẫn ổn định.
  • Các tầng lớp nhân dân đứng giữa tất nhiên phải qua một thời kỳ chán ngán những kết quả tai hại của cuộc đảo chính của Nhật, lúc đó mới ngả hẳn về phe Việt Minh, mới quyết tâm giúp đỡ lực lượng khởi nghĩa.
  • Các lực lượng vũ trang vẫn còn lúng túng ở chỗ sửa soạn khởi nghĩa, chưa sẵn sàng chiến đấu, chưa quyết tâm hy sinh.
Tuy nhiên, chỉ thị đó cũng cho rằng có nhiều cơ hội tốt đang giúp cho những điều kiện tổng khởi nghĩa mau chín muồi. Cao trào kháng Nhật sẽ là một cuộc tổng dợt và tiền đề cho tổng khởi nghĩa.

Diễn biến

Phong trào đã diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức, tấn công Nhật toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa v.v. trên khắp các thành phố, thôn quê, và miền núi. Việt Minh thực hiện khởi nghĩa chống Nhật từng phần, mở rộng căn cứ địa, làm tiền đề tiến lên tổng khởi nghĩa. Phong trào đã chiếm giữ được nhiều vùng rộng lớn từ tay Nhật, hình thành nhiều vùng căn cứ cộng sản, trong đó Khu Giải phóng Việt Bắc – bao gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, và một số vùng ở Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái – là rộng lớn nhất, và là căn cứ địa chính của toàn quốc.
Quân đội Nhật đã mạnh bạo mở các cuộc càn quét, tấn công vào các vùng Việt Minh. Quân Việt Minh, các đội dân quân - tự vệ, du kích xã đã chống trả quyết liệt, bảo vệ căn cứ địa, tiêu biểu là các trận đánh bảo vệ chiến khu Vần, chiến khu Hiền Lương, và chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại các đô thị, các phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh, viên chức dâng cao. Nhiều tổ chức công nhân cứu quốc được xây dựng ở nhiều xí nghiệp. Cao trào kháng Nhật hoạt động sôi nổi trên cả nước.

Nổi dậy từng phần

Tại chiến khu Việt Bắc, liên tỉnh ủy CaoBắcLạng quyết định nổi dậy cướp chính quyền ở những nơi đã đủ điều kiện. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quânCứu quốc quân phối hợp với nhân dân nổi dậy. Hàng loạt các , tỉnh, châu thuộc các vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang đều bị Việt Minh chiếm giữ.
Tại Bắc Giang, nhiều xã thuộc vùng Thượng Yên Thế, Hữu Lũng, Bố Hạ, Hòa Hiệp v.v., quần chúng nổi dậy biểu tình thị uy vũ trang, lập Ủy ban giải phóng. Việt Minh huy động hàng ngàn quần chúng kéo đi cướp vũ khí của lính đồn, nhiều tri huyện, tri phủ phải bỏ chạy. Toàn bộ huyện Hiệp Hòa, một phần Yên Thế, Phú Bình đều do quân nổi dậy kiểm soát.
Tại Bắc Ninh, sau đêm Nhật đảo chính Pháp, chi bộ Đảng của xã Trung Màu (Tiên Du) lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa lập chính quyền ở hai xã Trung Màu và Dương Hút. Trong tình hình đó, tỉnh ủy Bắc Ninh chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa phong trào quần chúng tiến lên. Do đó, chỉ trong tháng 3 và tháng 4, số hội viên Việt Minh trong tỉnh đã tăng lên hàng vạn người.
Tại Hưng Yên, đêm 11-3–1945, đội dân quân - tự vệ và du kích địa phương đã đánh đồn Bần Yên Nhân, cướp được toàn bộ vũ khí.
Hàng ngàn đảng viên cộng sản, cán bộ Việt Minh đang bị giam trong các nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn La, Hỏa Lò (Hà Nội), Buôn Ma Thuột, Hội An (Quảng Nam) v.v. nhân cơ hội Nhật–Pháp bắn nhau và tình hình hỗn loạn đã đấu tranh đòi tự do, hoặc nổi dậy phá nhà lao, vượt ngục ra ngoài hoạt động.
Tại Quảng Ngãi, ngày 11–3–1945, những đảng viên, cán bộ cộng sản đang bị giam trong trại tập trung Ba Tơ, khi nghe tin Nhật đảo chính Pháp, đã phá trại giam, cướp súng, thành lập đội du kích Ba Tơ. Đây là đội du kích đầu tiên của miền Trung do Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức, lãnh đạo, trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc nổi dậy giành chính quyền ở Quảng Ngãi và các tỉnh khác.
Tại Nam Kỳ, trong tháng 3 và tháng 4, chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chưa đến được, nhưng một số địa phương có phong trào mạnh từ trước cũng có những hình thức đấu tranh chống lại nhiều quận trưởng, tỉnh trưởng, như ở Mỹ Tho.

Phá kho thóc cứu đói

Khi phong trào khởi nghĩa từng phần lên cao, cũng là lúc Bắc Kỳ, bắc Trung Kỳ, diễn ra nạn đói trầm trọng do chính sách vơ vét, tích trữ lương thực của NhậtPháp. Để giải quyết nạn đói và thúc đẩy phong trào đi lên, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương quyết định tiến hành phá kho thóc, giải quyết nạn đói.
Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, hàng ngàn quần chúng đi phá kho thóc của Nhật, Pháp; thu hàng ngàn tấn thóc chia cho nông dân. Tại Vĩnh Yên, Phúc Yên, hàng chục kho thóc bị phá. Tại Phú Thọ trong một thời gian ngắn có 14 kho thóc bị phá.
Tại Ninh Bình, ngày 15 – 3 quần chúng các huyện Nho Quan, Gia Viễn đã phá 12 kho thóc, thu hàng trăm tấn thóc chia cho dân nghèo. Tại Thái Bình, trong tháng 3 và tháng 4, nhân dân các huyện Phụ Dực, Thư Trì, Tiền Hải, Vũ Tiên, Tiên Hưng đã thu 1.000 tấn thóc chia cho dân.
Tại Hải Dương, nhân dân phá 39 kho thóc và lấy 43 thuyền gạo với 2.000 tấn. Riêng các huyện phía Nam đã phá 26 kho thóc, thu 26 thuyền với hơn 1.000 tấn gạo. Tại Hưng Yên, Hòn Gai, Hà Đông, Sơn Tây, người dân phá kho thóc, gạo của Nhật.
Tại ngoại thành Hà Nội, người dân tiến hành phá các kho thóc, gạo của Nhật ở phố Bắc Ninh, phố Lê Lợi, Phà Đen, thu hàng trăm tấn. Tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng diễn ra nhiều cuộc phá kho thóc, cứu đói.
Phong trào phá kho thóc, cứu đói dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là một trong những hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

Đấu tranh ở thành thị và các khu công nghiệp

Trong phong trào phá kho thóc, công nhân và dân nghèo Hà Nội cũng đi phá các kho thóc của Nhật. Công nhân bến cảng Hải Phòng bí mật đốt phá các kho lương thực ở bến Sáu Kho, cho đồng bào vào lấy gạo. Công nhân mỏ Đông Triều chặn bắt tàu thuyền chở gạo của người Nhật, công nhân Sài Gòn quyên góp gạo, tiền gửi ra Bắc giúp đồng bào cứu đói.
Phong trào công nhân đấu tranh tiến lên hình thức cao hơn, như phá hoại kế hoạch của Nhật, tự tạo vũ khí, cướp súng, đạn của Nhật cung cấp cho bộ đội du kích ở các chiến khu. Công nhân Hà Nội tổ chức cướp súng của Nhật ở phà Đen, Ngọc Hà. Tại Quảng Yên, công nhân khởi nghĩa chiếm mỏ Mạo Khê, Tràng Bạch, Uông Bí. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, công nhân tuyên truyền gây thanh thế cho Việt Minh. Nhiều hoạt động treo cờ diễn thuyết ở chỗ đông người, các rạp hát, trường học, ngã 3 đường trên tàu điện đã diễn ra ở Hà Nội. Tại đây, học sinh và thanh niên bất hợp tác với Nhật, không học tiếng Nhật, tổ chức những cuộc mít tinh, tuyên truyền tinh thần yêu nước tại Mễ Trì, chợ Canh, Láng. Thanh niên tổ chức tuyên truyền xung phong tại các trường Gia Long, Kỹ nghệ thực hành. Đông đảo giáo viên, học sinh đã hưởng ứng phong trào Việt Minh.
Tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam, từ tháng 5 năm 1945 xuất hiện phong trào Thanh niên tiền phong. Dưới hình thức hoạt động công khai hợp pháp, tổ chức, tập hợp, rèn luyện quần chúng yêu nước, chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa. Chỉ vài tháng sau, ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam có hàng vạn người tham gia tổ chức Thanh niên tiền phong. Đến ngày 22–8–1945, Đoàn Thanh niên Tiền phong ra tuyên bố đứng trong Mặt trận Việt Minh và trở thành một lực lượng quan trọng của Việt Minh trong những ngày khởi nghĩa Cách mạng tháng tám giành chính quyền ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.

Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ

Để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ lực, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Hội nghị họp từ ngày 15 đến 20–4–1945 tại huyện Hưng Hóa (Bắc Giang), do Trường Chinh chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện các chiến khu ở Việt Bắc, xứ ủy Bắc Kỳ.
Hội nghị này quyết định phát triển lực lượng vũ trang và bán vũ trang, thống nhất đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu quốc quân, đội du kích Bắc Sơn, và các tổ chức vũ trang khác thành Việt Nam Giải phóng quân, xây dựng 7 chiến khu chống Nhật trong cả nước: Chiến khu Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Trưng Trắc, Phan Đình Phùng (miền Trung) và Nguyễn Tri Phương (miền Nam).
Hội nghị cử ra Ủy ban quân sự cách mạng gồm Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn. Ủy ban này chỉ huy các chiến khu ở miền Bắc Việt Nam, đồng thời có nhiệm vụ lãnh đạo và hỗ trợ toàn quốc về quân sự.
Ngày 16–4–1945, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về viêc tổ chức Ban dân tộc giải phóng các cấp, lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và địa phương.
Đến tháng 5–1945, Hồ Chí Minh quyết định về chiến khu Hoàng Hoa Thám và chọn Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) làm đại bản doanh chỉ đạo phong trào cả nước.
Ngày 4–6–1945, tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị tuyên bố thành lập khu giải phóng, bao gồm các tỉnh CaoBắcLạngTuyênThái và một số vùng thuộc các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. Khu giải phóng đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời.
Ngoài các chiến khu do Trung ương và Xứ ủy chủ trương thành lập, nhiều tỉnh, huyện cũng xây dựng những khu căn cứ riêng của địa phương, như Yên Thế (Bắc Giang), Lập Trạch (Vĩnh Yên), Bãi Sậy (Hưng Yên), Trầm Lộng (Hà Đông), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Tam Kỳ, Quốc Sơn, Tiên Phước (Quảng Nam), Đá Trắng, Sông Quao (Ninh Thuận).

Khởi nghĩa Ba Tơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Ba Tơ
Một phần của Xung đột quân sự Việt-Nhật 1945
Thời gian 1945
Nguyên nhân bùng nổ Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, và thay thế vai trò cai trị của người Pháp
Kết quả Đội du kích Ba Tơ chiến thắng, trở thành trung tâm của cao trào kháng Nhật ở miền Trung Việt Nam và là hạt nhân của các lực lượng vũ trang Liên khu V sau này
Tham chiến
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Chi bộ nhà lao Ba Tơ
Flag of the Communist Party of Vietnam.svg Đảng bộ Quảng Ngãi
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Đội du kích Ba Tơ
Flag of France.svg Đế quốc Pháp
Flag of Japan.svg Đế quốc Nhật
Chỉ huy
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Nguyễn Chánh
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Phạm Kiệt
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Nguyễn Đôn
Flag of France.svg Jean Decoux
Flag of Japan.svg Yuichi Tsuchihashi
Flag of Japan.svg Takeshi Tsukamoto


.
Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc nổi dậy giành chính quyền của quân dân châu Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nổ ra ngày 11 tháng 3 năm 1945, sau 2 ngày Nhật đảo chính PhápViệt Nam.

Sơ lược

Tại Ba Tơ, thực dân Pháp xây dựng một đồn sơn phòng do một sĩ quan Pháp chỉ huy và một "căng" giam tù chính trị. Những đảng viên cộng sản bị an trí ở "căng" này đã thành lập một chi bộ Đảng.
Trưa ngày 10 tháng 3 năm 1945, Ba Tơ nhận được tin Nhật làm đảo chính lật đổ Pháp. Ngay tối hôm đó, chi bộ quyết định lãnh đạo khởi nghĩa. Hội nghị cử ra một Ủy ban Khởi nghĩa, định chương trình và kế hoạch hành động.

Diễn biến

Lợi dụng thời cơ chính quyền Trung ương của Nhật còn chưa ổn định ở Đông Dương, chính quyền địa phương của Nhật còn chưa tới Ba Tơ, chính quyền Pháp thì bất ổn, tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Ba Tơ đã lập ra Ủy ban Khởi nghĩa, lãnh đạo quần chúng phá "căng" (nơi an trí tù chính trị) giành chính quyền. Cuộc mít tinh được tổ chức tại sân trại giam đã biến thành cuộc biểu tình kéo đi vây đồn Ba Tơ. Sĩ quan Pháp chỉ huy đồn bỏ chạy, quân lính đầu hàng. Chính quyền cộng sản được thành lập, đội du kích Ba Tơ ra đời. Đây là đội quân vũ trang cách mạng thoát ly đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương ở miền Trung Trung Kỳ. Đội quân du kích này đã hoạt động tốt và trở thành lực lượng nòng cốt trong Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945, xây dựng và phát triển các chiến khu chống NhậtQuảng Ngãi.[2]
Chiều 11 tháng 3, hai cuộc mít tinh lớn do Việt Minh tổ chức tại sân vận động Ba Tơ rồi biến thành cuộc biểu tình tuần hành thị uy kéo đến đồn Ba Tơ. Các chỉ huy Pháp và một số lính bỏ đồn chạy trốn, chỉ còn lại người cai đồn và nhóm lính khố xanh, khố đỏ. Sau khi bị quân khởi nghĩa bao vây, họ đều đầu hàng, quân khởi nghĩa cướp được 17 súng, 15 thùng đạn và nhiều quân trang, quân dụng.
Ngày 12 tháng 3, Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa tổ chức một cuộc mít tinh, thành lập chính quyền mới. Ngày 14 tháng 3, đội du kích Ba Tơ chính thức được thành lập. Tháng 4 năm 1945, đội du kích hoạt động ở một vùng của người Thượng trên dãy núi Trường Sơn hiểm trở. Quân Nhật tìm cách truy lùng nhằm tiêu diệt đội du kích đang còn trong thời kỳ trứng nước. Đội đã phải chịu đựng nhiều gian khổ. Từ cán bộ đến chiến sĩ, ai nấy đều giữ trọn lời thề trong ngày thành lập, quyết "hy sinh vì Tổ quốc". Trong hoàn cảnh gay go thiếu thốn, đội du kích Ba Tơ vẫn đoàn kết và gắn bó với dân.
Đầu tháng 5 năm 1945, Tỉnh ủy Quảng Ngãi cử Nguyễn Chánh làm chính trị viên cùng với Phạm KiệtNguyễn Đôn - những người trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa - chỉ huy đội du kích. Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương cũng được thành lập, do Nguyễn Chánh làm bí thư. Lúc này phong trào toàn tỉnh đã lên cao, các tổ chức cứu quốc của toàn tỉnh đã có tới 11 vạn người, với khoảng 2.000 tay súng, Tỉnh ủy quyết định đưa đội du kích về châu hoạt động làm nòng cốt cho việc xây dựng 2 chiến khu ở trong châu: Chiến khu Bắc ở vùng Vĩnh Tuy (Sơn Tịnh) và chiến khu Nam ở vùng Núi Lớn (Mộ Đức).
Về Trung châu, các chiến sĩ du kích Ba Tơ tuyên truyền, vận động, tổ chức quần chúng, huấn luyện cho các chiến sĩ tự vệ cứu quốc và du kích địa phương. Đội du kích Ba Tơ trở thành trung tâm của cao trào kháng Nhật cứu nước ở miền Trung Trung Bộ và là hạt nhân của các lực lượng vũ trang liên khu V sau này.

Nhận định

Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã cho thấy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Đông Dương và tinh thần cách mạng hăng hái của người dân Việt Nam, đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam.

Tổng khởi nghĩa Hà Nội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng khởi nghĩa Hà Nội năm 1945 là sự kiện nhân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và chính phủ Đế quốc Việt Nam vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng mở đầu cho Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Bối cảnh lịch sử

Vào những ngày đầu tháng 8 năm 1945, tình hình chính sự Hà Nội ngày càng trở nên nóng bỏng hơn do những biến động của Thế chiến thứ hai. Quân đội Nhật liên tiếp chịu hết thất bại này tới thất bại khác trên các mặt trận trước quân đội Đồng Minh. Trong thời điểm đó, lãnh đạo Việt Minh đã chỉ thị tiến hành các cuộc tiếp xúc bí mật với Khâm sai Phan Kế Toại, người đại diện cho triều đình nhà Nguyễn tại miền Bắc, đề nghị ông đứng về phía Việt Minh. Ông Toại đang phân vân trước lời mời tham chính của Việt Minh.

Chỉ thị của Hồ Chí Minh về tổng khởi nghĩa
Chiều 15 tháng 8, khi có tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh, hai ông Trần Tử BìnhNguyễn Khang, hai đại diện của Xứ ủy Bắc Kỳ được giao nhiệm vụ ở lại Hà Nội, đã cấp tốc bàn bạc và đi tới quyết định thành lập Uỷ ban Quân sự Cách mạng Hà Nội (Ủy ban khởi nghĩa) của Mặt trận Việt Minh - do ông Khang làm chủ tịch và bốn ủy viên: Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng NghĩaNguyễn Quyết cùng cố vấn Trần Đình Long - để gấp rút chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. Ủy ban khởi nghĩa sẽ trực tiếp tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành, biểu dương lực lượng gây hoang mang cho chính phủ Trần Trọng Kim trước khi đi tới việc giành chính quyền. Đồng thời gia tăng vận động để ông Phan Kế Toại nhanh chóng có quyết định từ chức và giao chính quyền cho Việt Minh, qua đó hạn chế những sự cố gây đổ máu cho lực lượng cách mạng. Khâm sai Phan Kế Toại đã gặp Nguyễn Khang, người do Xứ Ủy Bắc Kỳ cử đến. Ông đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Đế quốc Việt Nam và ngừng các hoạt động chống Nhật nhưng Nguyễn Khang bác bỏ 
Ngay sau đó, chính quyền thân Nhật Đế quốc Việt Nam thành lập Uỷ ban Chính trị để đàm phán với Việt Minh. Ủy ban này đề nghị Việt Minh: "Đằng nào các ông cũng thắng, nhưng để điều đình với Đồng Minh sẽ vào Đông Dương giải giáp quân Nhật, đề nghị vùng nông thôn cách thành phố 15km là thuộc quyền các ông, còn thành phố cần có nhân sĩ, trí thức đứng ra giao dịch với Đồng Minh". Đại biểu Việt Minh đã trả lời dứt khoát: "giao dịch với Đồng Minh lúc này, ngoài Việt Minh không ai có thể có lực lượng và danh nghĩa cả".
Sau cuộc họp cuối cùng của Hội đồng Tư vấn ngày 16/8/1945, Phan Kế Toại và hầu hết các phụ tá của ông cùng với các quan chức cấp cao của chính quyền Đế quốc Việt Nam tại miền Bắc chạy trốn vào kinh đô Huế.

Ngày 17 tháng 8 năm 1945

Ngày 17 tháng 8, cuộc mít tinh của Tổng hội công chức chính quyền Trần Trọng Kim tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố để ủng hộ chính phủ thu hồi chủ quyền. Hàng vạn người đứng đầy đường Paulbert (nay là phố Tràng Tiền), người đi xem rất đông, trên bao lơn nhà hát lớn, cờ quẻ ly được kéo lên, mọi người hát vang bài Tiếng Gọi Thanh Niên và hoan hô chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi độc lập, họ hô to "Việt Nam độc lập muôn năm". Các đội viên đội Tuyên truyền Giải phóng quân cũng trương cờ đỏ sao vàng và hô to "Ủng hộ Việt Minh". Họ tạo ra một sự hỗn loạn cực độ phá vỡ chương trình tổ chức. Ban tổ chức cố gắng lập lại trật tự nhưng không thể nào kiểm soát nổi tình hình. Theo một tín hiệu đã định trước, nhiều đội viên đội Danh dự của Việt Minh (chuyên ám sát các đối thủ chính trị của Việt Minh) nhảy lên khán đài với súng ngắn trong tay dồn các viên chức Đế quốc Việt Nam vào một góc, hạ cờ Đế quốc Việt Nam xuống, trương cờ đỏ sao vàng lên. Các cán bộ tuyên truyền Việt Minh chuyển sang vừa hô khẩu hiệu vừa kêu gọi quần chúng ủng hộ họ nhưng không có kết quả. Quần chúng không muốn tiếp tục cuộc mít tinh, sự náo động bắt đầu xảy ra. Cuối cùng Nguyễn Khang phát biểu kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh với lập luận Việt Nam đã giành độc lập từ tay người Nhật chứ không phải từ tay Pháp, nay Nhật đã bị đánh bại và Việt Nam được tự do, đồng thời kết tội Chính phủ Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam phục vụ quyền lợi nước ngoài và kêu gọi dân chúng ủng hộ Việt Minh đánh đổ chính quyền tay sai, đấu tranh cho độc lập dân tộc. Cuộc mít tinh sau đó đã biến thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng do Việt Minh điều khiển. Nhiều lính bảo an cũng khoát súng đi theo. Sau cuộc biểu tình Việt Minh phân phát cờ đỏ cho dân chúng để đón quân giải phóng sắp ở chiến khu về. Hàng trăm, hàng ngàn người vào Bắc bộ phủ hô đả đảo phát xít, hoan hô giải phóng, hô hào dân chúng đi chiếm các công sở.
Chiều ngày 17 tháng 8, tại làng Vạn Phúc - An toàn khu của Xứ uỷ tại Hà Đông, ông Nguyễn Khang sau khi trực tiếp khảo sát tình hình Hà Nội trở về đã trao đổi với ông Trần Tử Bình và đi tới quyết định: Dựa trên chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" tiến hành cho Hà Nội khởi nghĩa mà không cần chờ tới lệnh của Trung ương. Quyết định quan trọng này được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi có tin Nhật đầu hàng Đồng Minh và Pháp còn đang lúng túng trong chính sách cụ thể đối với Việt Nam và Đông Dương.
Việc chớp thời cơ này thật táo bạo vì lúc đó Ủy ban khởi nghĩa chỉ dựa hoàn toàn vào sức mạnh của chính nhân dân thủ đô, với các tổ tự vệ chiến đấu mà chưa có sự hỗ trợ của đội quân giải phóng từ Trung ương và các chiến khu. 

Phủ Khâm Sai (Bắc Bộ Phủ) 19/8/1945
Sáng ngày 18 tháng 8, Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở làm việc về số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Các uỷ viên tích cực chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945: Tổng khởi nghĩa Hà Nội

Tinh mơ sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó một cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm sai, cơ quan đầu não của chính phủ, và nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà không có bất kỳ hành động kháng cự nào trước sức mạnh của nhân dân Hà thành. Khâm sai Bắc kỳ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông.
Cùng thời gian đó, ông Nguyễn Quyết đã chỉ huy nhân dân chiếm Trại Bảo an binh. Nhưng quân đội Nhật đã can thiệp, đưa xe tăng cùng binh lính bao vây quanh trại, đòi tước vũ khí của lực lượng cách mạng. Ông Nguyễn Khang và ông Trần Tử Bình đã quyết định tiến hành đàm phán với quân đội Nhật vì theo phân tích thì quân Nhật đã rất rệu rã, không còn tinh thần chiến đấu cao và muốn bảo toàn lực lượng khi rút về nước. Hơn nữa nếu quân đội Nhật cố ngăn cản thì cũng không được lợi ích gì vì bản thân chính quyền do họ dựng lên quá yếu ớt, không thể đối trọng với sức mạnh của Việt Minh. Đúng như dự đoán, sau khi tiếp nhận đề nghị của Ủy ban Khởi nghĩa, Nhật đã đồng ý rút quân nhưng yêu cầu phải có một cuộc đàm phán chính thức với cấp chỉ huy tối cao của họ.
Chiều tối 19 tháng 8, phái đoàn của đàm phán của Việt Minh do ông Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long dẫn đầu đã trực tiếp gặp gỡ và đàm phán với tướng Tsuchihashi - Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật - ngay tại Tổng hành dinh quân đội Nhật (nay là 33 Phạm Ngũ Lão). Cuộc đàm phán diễn ra khá gay go nhưng cuối cùng phía Nhật, đúng như đã được dự đoán, đã chấp nhận án binh bất động, không can thiệp vào công việc của Việt Minh; đổi lại binh lính của họ sẽ được bảo đảm an toàn, không bị Việt Minh tấn công. Họ đã chấp nhận chính quyền cách mạng. Kết quả đàm phán với Nhật mang ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Hà Nội bởi phe Việt Minh đã không chỉ tránh được cuộc đối đầu trực tiếp với lực lượng vũ trang của Nhật mà còn loại trừ mọi hy vọng của các lực lượng chính trị khác vào khả năng đảo ngược tình thế tại thủ đô vào thời điểm đó.
Ngay 19 tháng 8, Xứ ủy quyết định thành lập Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ và Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Hà Nội, chính thức hoá vai trò của chính quyền cách mạng với nhân dân và cộng đồng quốc tế.
Ngày 20 tháng 8, khoảng 10 giờ 30 sáng, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng Lâm thời, đã chính thức ra mắt quốc dân đồng bào tại Vườn hoa Con Cóc trước Bắc Bộ phủ.
Ngày 21 tháng 8 tại Huế phong trào Việt Minh bùng nổ. Tướng tư lệnh Nhật đã nhận được chỉ thị của Đông Kinh phải giữ ngôi cho Hoàng đế Bảo Đại, đã bàn với Thủ tướng Trần Trọng Kim như sau: "Mặc dù nước Nhật đã đầu hàng nhưng quân đội Nhật tại đây vẫn có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cho tới khi quân đội Đồng minh đến tiếp thu. Xin ngài hãy làm văn thư yêu cầu để chúng tôi tái lập trật tự." nhưng Thủ tướng đã từ chối sự giúp đỡ của họ.
Đại tướng Nhật cũng vào yết kiến vua Bảo Đại xin tái lập trật tự để bảo vệ ngai vàng nhưng cũng bị từ chối.
Thắng lợi ở Hà Nội lập tức kéo theo một sự rung động và làm tan vỡ hệ thống chính quyền thân Nhật ở toàn vùng. Các tỉnh trưởng, thị trưởng Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Nguyên... đang ngóng trông tin từ Hà Nội, phải vội vàng chuyển sang tìm gặp và theo Việt Minh ở địa phương. Ngày 23 tháng 8, chính quyền cách mạng ở Hải Phòng được thành lập 

Cách mạng tháng Tám

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cách mạng tháng Tám
Một phần của Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
CMT8b.jpg
Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội
.
Thời gian 14 tháng 8 năm 194530 tháng 8 năm 1945
Địa điểm Việt Nam
Kết quả Mặt trận Việt Minh nhanh chóng giành được chính quyền
Vua Bảo Đại thoái vị
Thay đổi lãnh thổ Lực lượng Đế quốc Nhật Bản phần lớn hạ vũ khí
Đế quốc Việt Nam giải thể
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập
Tham chiến
Nhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Flag of the Empire of Vietnam (1945).svg Đế quốc Việt Nam
Flag of France.svg Pháp
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Mặt trận Việt Minh


.
Cách mạng tháng Tám là tên gọi được ngành sử học chính thống tại Việt Nam hiện nay dùng để chỉ việc Việt Minh tiến hành khởi nghĩa buộc chính phủ Đế quốc Việt Nam do vua Bảo Đại phê chuẩn, được Nhật bảo hộ, bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho lực lượng này trong tháng 8 năm 1945. Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ Đế quốc Việt Nam thực hiện cơ bản trong hoà bình, ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, Hòa Hảo,... ở một số địa phương. Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp, hơn nữa vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh. 
Cũng trong thời điểm này các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng... cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam tại một số ít địa phương trao quyền lực cho họ. Trừ một số địa phương tỉnh lỵ Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên nằm trong tay Việt Quốc, Việt Cách và quân Tưởng; còn lại chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các tỉnh lỵ (muộn nhất 28/8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên), hầu hết địa phương trong cả nước. Một số nơi có khó khăn hơn như Hà Giang, quân Tưởng bức rút quân Nhật (29/8), Cao Bằng (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng tràn vào), Lạng Sơn (giành chính quyền sau đó Tưởng tràn vào, tháng 10 mới thành lập chính quyền cách mạng), Vĩnh Yên (Quốc dân đảng nắm giữ), Hải Ninh - Móng Cái (Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), một số địa bàn ở Quảng Ninh (do Đại Việt, Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), ở Đà Lạt (quân Nhật còn kháng cự mạnh như ngày 3/10)...
Kết quả chính phủ cũ giải tán và sau đó đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bối cảnh lịch sử

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật đánh lại phe Đồng Minh gồm Anh, Pháp, Liên Xô. Sau có Mỹ và nhiều nước nữa tham chiến.
Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Thế chiến thứ hai, Chính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc Xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ. Ngay lập tức quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung QuốcĐông Nam Á. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ vùng Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đức tại châu Âu, Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương. (Trong những trận đánh lớn hồi đó có thể kể đến việc hải quânkhông quân Nhật xuất phát từ Cam RanhSài Gòn tiêu diệt Hạm đội Viễn Đông của Anh).
Thời gian này, Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, như Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn nhưng đều thất bại. Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô Lương cũng thất bại.
Vào tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản Đông Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới Việt-Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt Nam gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi vắn tắt là Việt Minh. Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc.
Trong khi đó, phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền).
Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân cướp các kho thóc Nhật. Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâm thời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước trong mười mấy ngày.
Tại Châu Âu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo HiroshimaNagasaki. Ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Do đó quân Nhật tại Việt Nam dao động và tan rã. Theo tối hậu thư Postdam của phe đồng minh gửi Nhật ngày 26 tháng 7, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và do quân đội Anh từ nam vĩ tuyến 16.
Trước tình hình đó Nhật bàn giao cho Khâm sai Bắc Kỳ Phan Kế Toại bộ máy hành chính địa phương, sở Bảo An, Sở Mật thám trung ương, sở Kiểm duyệt và một số công sở khác. Nhật chỉ giữ quyền kiểm soát Ngân hàng Đông Dương và Phủ Toàn quyền  Đầu tháng 8/1945, cán bộ Việt Minh Đoàn Xuân Tín được giao nhiệm vụ gặp Phan Kế Toại để nắm bắt tư tưởng và vận động ông ủng hộ Việt Minh, đồng thời thăm dò thái độ của chính phủ Trần Trọng Kim  Sau đó Khâm sai Phan Kế Toại gặp Nguyễn Khang, người do Xứ ủy Bắc Kỳ cử đến. Ông đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Bảo Đại và ngừng các hoạt động chống Nhật nhưng Nguyễn Khang bác bỏ 

Diễn biến tại miền Bắc


Chỉ thị của Hồ Chí Minh về tổng khởi nghĩa
Khi nhận chức, Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo của chính phủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia, đồng thời cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai. Tin đồn lực lượng quân Nhật sắp sửa đầu hàng đã lan tỏa khắp nơi tại miền Bắc, lợi dụng cơ hội, dân chúng đã tụ tập biểu tình, bãi công nhiều nơi, như ở Thái Bình vào ngày 11 tháng 8. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1945, các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh lần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái... và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ.
Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945 dưới chủ trì của Hồ Chí Minh với sự tham gia của Trường Chinh (chủ tọa), Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng đã nhận định rằng những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập gồm: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn. Tuy nhiên nhiều nơi nổi dậy khi chưa nhận được chỉ thị của Trung ương. Một đoàn cán bộ gồm Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Huy Cận vào Huế, và Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, Nguyễn Thị Thập vào Sài Gòn để đôn đốc khởi nghĩa.
Ngày 14-8 một số cán bộ Đảng Cộng sản và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định cùng nhân dân khởi nghĩa, khởi nghĩa lan rộng ra xã thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng như Thanh Hóa, Thái Bình...
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào (Tuyên Quang) kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

Tổng khởi nghĩa Hà Nội

Sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!
. Chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Nội có Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, Nguyễn Quyết.

Diến biến tại Huế

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh ra mắt quốc dân nhưng cuộc mít tinh đã trở thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Ngày 23/8 khởi nghĩa giành thắng lợi. Chỉ đạo khởi nghĩa có Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu. Cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp của lực lượng Thanh niên tiền tuyến (Thanh niên Phan Anh).

Diễn biến tại miền Nam

Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc gia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh và Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật). Chỉ đạo nổi dậy ở nội thành là nhóm Việt Minh Tiền phong do Trần Văn Giàu chỉ đạo.
Đến ngày 28 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh cướp được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.

Bảo Đại thoái vị

Sau khi Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.
Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền.
Bên cạnh sức ép quá lớn, sự mê tín cũng đóng vai trò quan trọng trong những giờ phút quyết dịnh. Đại thần Phạm Khắc Hòe không ngừng nhắc lại câu sấm truyền: "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh". Vị thánh đó có thể là nhà chí sĩ Phan Bội Châu, nhưng Phan Bội Châu đã không thành công và đã mất năm 1940. Từ những năm 1920, người ta lại giải thích vị thánh cứu nước chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc, cùng quê ở Nam Đàn (Nghệ An). Chính câu sấm truyền ấy cùng với dư luận đồn đại, theo ông Hòe kể lại sau này, đã khiến Nhà vua đi đến quyết định cuối cùng. Ngày 20 tháng 8, Bảo Đại cho biết ông sẵn sàng thoái vị ngay nếu người đứng đầu Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc
Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25 tháng 8, hàng ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn xem nhà vua đọc Tuyên ngôn Thoái vị, ông tuyên bố "muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị". 
Sau đó công dân Vĩnh Thụy trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và được gắn huy chương. Khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, Hồ Chí MinhTân Trào mới về Hà Nội, dân chúng vẫn chưa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

Tuyên ngôn độc lập

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tiếp theo đó, đất nước non trẻ tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng nhà nước dân chủ độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh được 98% ủng hộ 
Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc... Bài báo không nhắc đến Đảng cộng sản 

Tại Sài Gòn

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hàng ngàn người dân từ nhiều tỉnh và tại Sài Gòn kéo về quảng trường Norodom (gần nhà thờ Đức Bà) chờ được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập từ quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Nhưng do thời tiết xấu và trình độ kỹ thuật lúc đó, những lời tuyên bố của Hồ Chí Minh trước quốc dân không đến được với những người dự mít tinh. Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm ủy hành chính Nam Bộ bước lên khán đài kêu gọi nhân dân đoàn kết chung quanh chính phủ Hồ Chí Minh, nâng cao cảnh giác, "sẵn sàng đập tan mưu đồ của thực dân, đế quốc trở lại xâm lược nước ta lần nữa".[cần dẫn nguồn] Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người được cử chức Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời thay mặt chính phủ tuyên thệ trước quốc dân "Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước, vượt qua khó khăn nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam".
Khi cuộc mít tinh chuyển sang biểu tình tuần hành, từ trên những tầng lầu cao xung quanh, quân Pháp đã nổ súng bắn vào đoàn biểu tình tuần hành, làm 47 người chết và bị thương  Ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông Trần Văn Giàu viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến: "Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu..."

Ý nghĩa

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật,quyền và bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền hoạt động công khai.

Nam Bộ kháng chiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nam Bộ kháng chiến
Một phần của Chiến tranh Đông DươngChiến tranh Lạnh
Thời gian 13 tháng 9, 194530 tháng 3, 1946
Địa điểm Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Việt Nam
Kết quả Quân đội Việt Nam sau khi chống trả, rút về chiến khu và tiến hành kháng chiến lâu dài
Tham chiến
Flag of France.svg Pháp Flag of the United Kingdom.svg Anh
Nhật Bản Nhật Bản
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Chỉ huy
Flag of France.svg Philippe Leclerc de Hauteclocque
Flag of the United Kingdom.svg Douglas Gracey
Flag of France.svg Roger Trinquier
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Phạm Ngọc Thạch
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Nguyễn Văn Nguyễn
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Dương Văn Dương
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Nguyễn Bình
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Nguyễn Sơn
Flag of North Vietnam (1945-1955).svg Lê Duẩn


Lực lượng
Flag of France.svg 35.000 Flag of the United Kingdom.svg Ấn Độ 10.000
Nhật Bản 4.000
Không thống kê được
.
Nam Bộ kháng chiến là xung đột quân sự giữa Việt Nam và liên quân Anh, Pháp, Nhật bắt đầu xảy ra trước khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ, được lấy mốc là ngày 23/9/1945, khi các lực lượng quân sự Việt Nam chống lại việc Pháp tái chiếm Nam Bộ. Chiến sự ban đầu diễn ra trên chiến trường Nam Bộ, sau đó phát triển ra Tây NguyênNam Trung Bộ.

Bối cảnh

Tại miền Nam, sự lãnh đạo của Việt Minh không vững như tại miền Bắc. Những người Trotskyist đang kiểm soát ngành cảnh sát và các tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài có ác cảm với Việt Minh. Các giáo phái được Nhật hỗ trợ phát triển phong trào chính trị của họ mạnh mẽ. Cao Đài đông hàng triệu người, tỉnh nào cũng có, họ tập trung ở Sài Gòn đến mấy vạn làm công nhân và làm binh lính. Lực lượng Cao Đài có Đảng Phục Quốc của Trần Quang Vinh. Hòa Hảo đông hàng chục vạn người, nhiều nhất là ở Hậu Giang, tập trung tại Sài Gòn đến vài ngàn. Hòa Hảo có chính đảng là Dân Xã Đảng. Giáo phái Tịnh độ cư sĩ có hàng vạn quần chúng, họ không tập trung lên Sài Gòn, nhưng làm cơ sở quần chúng cho Quốc Gia Đảng. Phe Trotskyist không có đông quần chúng nhưng một cánh Trotskyist là cánh Hồ Vĩnh Ký, Huỳnh Văn Phương cầm đầu Sở Mật thám và Sở Cảnh sát Nam Kỳ tạo thế cho các cánh khác hoạt động. Nhiều tổ chức khác có năm, bảy trăm, vài ba ngàn người hợp tác với Sở Sen đầm Kempeitai của Nhật. Đảng viên bí mật Đảng cộng sản Đông Dương Phạm Ngọc Thạch được Thống đốc Nam Kỳ Minoda Fujio và Tổng lãnh sự Nhật Ida mời tổ chức Thanh niên Tiền phong. Lực lượng này chỉ riêng tại Sài Gòn đã có hơn 20 vạn người và phát triển hơn 1 triệu đoàn viên trong toàn cõi Nam Kỳ 
Sau khi giành chính quyền trên toàn quốc, Việt Minh thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại miền Nam, sau khi đảo Pháp, ngày 14/8/1945, Nhật cho phép Bảo Đại cử một Khâm sai đại thần nắm quyền cai trị tại Nam Kỳ đồng thời bổ nhiệm những người Việt thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất vào các vị trí trong bộ máy chính quyền do các viên chức dân sự Pháp đã bị Nhật tống giam. Ngày 16/8/1945, người Việt tiếp quản Sài Gòn. Điều này được chào đón như một cuộc cách mạng ở Sài Gòn. Ngày 17/8/1945, Khâm sai Nguyễn Văn Sâm đến Sài Gòn. Nhật chuyển giao vũ khí cho chính quyền Việt Nam và các đảng phái thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Trong cuộc họp ngày 22/8/1945 của Mặt trận Quốc gia Thống nhất, Trần Văn Giàu thuyết phục các đảng phái trong Mặt trận chuyển giao quyền lực cho Việt Minh vì Mặt trận có thể bị Đồng Minh xem là một tổ chức thân Nhật còn Việt Minh lại đang hợp tác với Đồng Minh (tình báo quân sự Mỹ OSS) chống Nhật. Ngày 23/8/1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhất quyết định rút lui, nhường quyền lãnh đạo cho Việt Minh thành lập Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ ra tuyên bố họ là bộ phận phía Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
CP 42.jpg
Đêm 22/8/1945, Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ (thuộc chính phủ De Gaulle) Jean Cédile nhảy dù xuống gần Biên Hòa và bị nông dân bắt giữ giao cho quân đội Nhật. Sau đó ông được thả ra.  Ngày 27/8/1945, Cédile gặp Trần Văn Giàu để bàn về tương lai của Việt Nam. Cédile đề nghị tương lai chính trị của Việt Nam chỉ được bàn sau khi người Pháp đã khôi phục quyền hành và phải được đặt trong khuôn khổ Tuyên bố ngày 24/3/1945 của Pháp còn Giàu giữ quan điểm Pháp trước hết phải công nhận nền độc lập của Việt Nam rồi mới bàn tới quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Hai bên không đi đến thống nhất về vấn đề này. Khi biết được điều này, những người Trotskyist tố cáo Việt Minh là bán mình cho Pháp và phản cách mạng.
Jean Cédile đến Việt Nam theo mệnh lệnh lập lại trật tự và khôi phục chủ quyền của Pháp . Cédile có cảm tình với nguyện vọng độc lập của người Việt nhưng ông chủ trương trao trả độc lập từng bước cho Việt Nam. Ngay sau khi đến Việt Nam, Cédile đã tiếp xúc với các lãnh đạo Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ và cố gắng để đi đến một sự thông cảm nhưng quan điểm của ông là chỉ bàn đến độc lập của Việt Nam sau khi người Pháp đã khôi phục quyền hành và phải được đặt trong khuôn khổ Tuyên bố ngày 24/3/1945 . Cédile đồng ý thương lượng với Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ nhằm tránh xung đột vũ trang Pháp Việt nhưng khá nhiều chủ nhà băng, chủ đồn điền, chủ mỏ, quan chức, chính trị gia Nam Kỳ người Pháp, Việt, Hoa phản đối ông với lý do Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ do những đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.  Giữa tháng 9-1945 và tháng 10-1946 khi rời Nam Kỳ, Cédile ủng hộ chính sách của D'Argenlieu-Pignon với ý đồ thành lập "Nam Kỳ tự trị" và hậu thuẫn những đảng phái thân Pháp như Đảng Nam Kỳ của Béziat. Jean Cédile cho lập Hội đồng tư vấn Nam Kỳ (Conseil consultatif de Cochinchine) với 12 ủy viên. Thành phần Hội đồng gồm 4 người Pháp và 8 người Việt nhưng tất cả đều có quốc tịch Pháp. Kết quả quan trọng là cú đảo chính nổi tiếng ngày 22-23/9/1945 ở Sài Gòn và việc ông ký Hiệp định ngày 3-6-1946 thành lập Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ với bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thân Pháp làm Thủ tướng. Mục đích của Pháp là tách Nam Kì ra khỏi Việt Nam thống nhất 
Người Việt cũng bị chia rẽ. Việt Minh sẵn sàng đối thoại và thỏa thuận với phía Pháp để Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy đó làm điểm xuất phát cho quá trình Pháp dần trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngược lại, phe đối lập muốn hủy bỏ thương lượng với Jean Cédile và phát động cuộc chiến chống Pháp. 
Trong tháng 8/1945, những người Trotskyist đưa ra một chương trình cách mạng xã hội. Họ cùng với các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên khuyến khích nông dân tước đoạt tài sản địa chủ, chia nhau ruộng đất của địa chủ. Nhiều địa chủ bị nông dân giết. Việt Minh phản đối việc xúi giục nông dân chiếm ruộng đất của địa chủ và tuyên bố: "chúng tôi chưa làm cách mạng cộng sản chủ nghĩa nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất. Chính phủ hiện nay chỉ là chính phủ dân chủ vì thế không có nhiệm vụ nói trên. Tất cả những người nào xúi giục nông dân chiếm tài sản của địa chủ sẽ bị trừng trị nghiêm khắc" 
CP 57.jpg
Ngày 2/9/1945, tại Sài Gòn, những người lãnh đạo Việt Minh ở Sài Gòn, hoặc các chỉ thị của Hà Nội hoặc muốn biểu thị một sự đoàn kết với Hà Nội, đã tổ chức một cuộc biểu tình khổng lồ nhân Ngày Độc lập. Nhưng các lãnh tụ Việt Minh đã kinh ngạc khi thấy trong đám quần chúng khoảng 20 vạn người đi diễu hành dọc phố Catinat, các đảng phái chính trị hợp thành liên minh miền Nam, đã trương lên những biểu ngữ, bích trương đầy tính chất tranh giành chia rẽ đảng phái. Khi người biểu tình đến trước cửa Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn thì có tiếng súng nổ từ phía Câu lạc bộ Pháp. Cuộc biểu tình biến thành một sự hỗn loạn. Không điều tra thủ phạm vụ nổ súng, cảnh sát Việt Nam đã bắt ngay hàng trăm người Pháp và thân Pháp. Bọn lưu manh thừa cơ hội cướp bóc một số nhà hàng người Hoa và Pháp. Các đảng phái nghi ngờ nhau đem đến một tương lai chính trị u ám cho đất nước.  Vụ nổ súng làm thiệt mạng 4 người Pháp và 14 người Việt. Cảnh sát không tìm ra được thủ phạm vụ nổ súng.
Ngày 7/9/1945, tờ Đấu Tranh, cơ quan ngôn luận của những người Trotskyist đăng một bài xã luận chỉ trích Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ không có những biện pháp bảo đảm an toàn cho cuộc biểu tình vào ngày 2/9/1945 tại Sài Gòn khiến một số người chết. Sau đó, ngày 8/9/1945, Trần Văn Giàu thay mặt Ủy ban Hành chính Lâm thời ra thông cáo tố cáo những kẻ khiêu khích (ám chỉ những người Trotskyist và các giáo phái) đã phá hoại trật tự và gây đổ máu vào ngày 2/9/1945 đồng thời họ đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi vũ trang cho quần chúng. Bản thông cáo nhắc nhở rằng quân đội Nhật mặc dù đã bại trận nhưng theo thỏa thuận với Đồng Minh vẫn có trách nhiệm duy trì trật tự cho đến khi Đồng Minh tới. Tổng hành dinh Nhật có thể tước vũ khí bộ đội quốc gia, cấm các phong trào chính trị gây rối loạn trị an, cấm các cuộc biểu tình không được phép trước Tổng Hành dinh Nhật, tước vũ khí dân chúng. Thông cáo kêu gọi người dân vì lợi ích quốc gia hãy tin cậy Ủy ban Hành chính Lâm thời, đừng để bọn phản bội tổ quốc lôi kéo. Chỉ như vậy việc đàm phán giữa phong trào độc lập của Việt Nam với Đồng Minh mới thuận lợi. 
Ngay sau đó, những người Trotskyist và các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài công khai thách thức Ủy ban Hành chính Lâm thời. Họ tổ chức biểu tình yêu cầu cấp vũ khí cho dân chúng và kêu gọi mọi người chống lại quân đội Anh. Các Ủy ban Nhân dân địa phương ủng hộ yêu sách của các tổ chức này. Tại các tỉnh xảy ra xung đột vũ trang giữa bộ đội Việt Minh và các đơn vị quân sự của Cao Đài và Hòa Hảo. Phe đối lập kết tội Việt Minh phản bội, từ chối không giao nộp vũ khí và đòi Giàu từ chức.
Ngày 9/9/1945, Việt Minh cải tổ Ủy ban Hành chính Lâm thời. Trần Văn Giàu từ chức nhường chỗ cho Phạm Văn Bạch. Số thành viên thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương rút từ 6 (trong số 9 người) xuống còn 4 (trong số 13 người). Trong Ủy ban Hành chính Lâm thời mới có 1 thuộc Cao Đài, 1 người Trotskyist, 2 thuộc Hòa Hảo, 3 người không đảng phái, 2 người thuộc các đảng phái quốc gia khác. Tuy nhiên sự cải tổ này không đem lại ổn định cho miền Nam. Ủy ban mới nhanh chóng sụp đổ chưa đầy 2 tuần lễ sau do các cuộc đấu tranh đảng phái, tinh thần chống Pháp, tâm lý phân biệt chủng tộc và nỗi lo sợ các đội ám sát của Việt Minh.
Đến ngày 16/9/1945, cuộc đàm phán Jean Cédile - Phạm Văn Bạch không đạt kết quả cụ thể. Theo phía Việt Nam, người Pháp tham gia đối thoại chỉ nhằm có thêm thời gian để củng cố vị trí và chờ quân đội của tướng Leclerc đổ bộ vào Việt Nam. Phạm Văn Bạch do chịu áp lực của phe đối lập đã công khai lên án Anh không chịu công nhận Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ là chính phủ hợp pháp duy nhất ở Nam Kỳ và gạt bỏ đề nghị hợp tác của Ủy ban. Sau khi không nhận được hồi đáp, Ủy ban tổ chức một cuộc tổng bãi công vào ngày 17/9/1945 để phản đối điều mà họ gọi là âm mưu Pháp - Anh nhằm lật đổ Chính phủ Việt Nam.
Ngay sau khi tướng Douglas D. Gracey, chỉ huy quân đội Anh, đến Sài Gòn ông ra lệnh cho quân đội Nhật tước vũ khí của người Việt Nam, đuổi Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ ra khỏi Dinh Toàn Quyền ở Sài Gòn. Chỉ huy quân đội Nhật, Thống chế Terauchi, điều 7 tiểu đoàn vào Sài Gòn để tước vũ khí người Việt. Nhật đòi Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ phải tước vũ khí và giải tán lực lượng vũ trang của Việt Nam. Trên thực tế, chỉ có Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên có lực lượng vũ trang có tổ chức còn Việt Minh và những người Trotskyist chỉ có lực lượng tượng trưng do đó lệnh tước vũ khí áp dụng chủ yếu cho các giáo phái này. Người Pháp ngay lập tức treo cờ Pháp lên tất cả các công sở và xe quân sự. Phạm Văn Bạch gửi phái đoàn OSS một bức điện thông báo tình hình và yêu cầu phái đoàn thay mặt Đồng Minh chứng minh quyền được độc lập của nhân dân Việt Nam và tuyên bố Việt Nam đã hoàn toàn độc lập, người Việt có quyền tự quyết định số phận của mình.
Tình hình Sài Gòn ngày càng hỗn loạn. Quân đội Nhật bắt được nhiều nhóm khiêu khích thuộc lực lượng Bình Xuyên đã đánh bị thương một số quân nhân Pháp và đốt hai nhà của người Pháp. Đến đêm các cuộc tấn công vào người Pháp và người Việt tăng lên. Người Pháp bắt đầu lo sợ còn người Việt chuẩn bị sơ tán về nông thôn. Cédile gặp chỉ huy quân đội Anh, Douglas D. Gracey, để yêu cầu ông này cấp vũ khí cho tù bình Pháp nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của người Pháp 
Thiếu tướng Douglas D. Gracey, chỉ huy quân đội Anh không được lệnh cung cấp vũ khí cho người Pháp. Ông cũng muốn tránh một cuộc xung đột giữa quân đội của ông và người Việt. Ông đã được tướng Mounbatten nhắc nhở về việc quân đội Anh chỉ có trách nhiệm giải giáp quân đội Nhật chứ không được tham gia vào việc duy trì trị an vốn là trách nhiệm của quân đội Nhật cũng như tránh xa các diễn biến chính trị Pháp Việt. Tuy nhiên quân đội Nhật tỏ ra không muốn cộng tác với người Anh trong việc tước vũ khí người Việt. Gracey triệu tập chỉ huy quân đội Nhật đến và chỉ thị cho ông này phải có những biện pháp cấp bách và hiệu quả để khôi phục trật tự công cộng, thậm chí có thể dùng vũ lực. Nhật phải thực hiện mệnh lệnh ngày 6/9/1945 của phía Anh thực hiện việc tước vũ khí của bộ đội, dân quân, công an và dân thường Việt Nam.
Trước tình hình mâu thuẫn Pháp Việt ngày càng leo thang, Cédile nhờ Thiếu tá A. Peter Dewey, chỉ huy OSS tại Sài Gòn, gặp các lãnh đạo Việt Minh để thuyết phục họ khôi phục lại trật tự. Đêm 18/9/1945, A. Peter Dewey bí mật gặp Trần Văn Giàu, Phạm Văn Bạch, Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc ThạchNguyễn Văn Tạo. Tất cả đều cho rằng quá muộn để thương lượng và hợp tác. Dân chúng bị xúc phạm và kích động vì thái độ kiêu căng của Pháp đã ở tư thế sẵn sàng làm mọi việc để giữ vững nền độc lập. Trần Văn Giàu phát biểu: "Hiện nay, việc cực kỳ khó khăn là kiểm soát được các bè phái chính trị khác nhau vì không phải tất cả thân Việt Minh mà tất cả đều chống Pháp". 
Sáng ngày 19/9/1945, Cédile tổ chức họp báo và tuyên bố Việt Minh không đại diện cho nguyện vọng của người Đông Dương và không đủ khả năng duy trì trật tự công cộng. Các cuộc thương lượng với người Việt sẽ dừng lại cho đến khi trật tự được lập lại và sẽ chỉ được tiếp tục dựa trên cơ sở Bản Tuyên bố ngày 24/3/1945 của Pháp 
Ngày 21/9/1945, Thiếu tướng Anh Gracey ra bản Tuyên cáo số 1 tuyên bố sẽ duy trì pháp luật và trật tự ở Đông Dương phía Nam vĩ tuyến 16. Ông cấm tất cả các loại báo vì họ đưa tin sắp xảy ra nổi loạn và nội chiến trừ đài Sài Gòn và các báo của người Pháp. Trong 24 giờ sau, tình hình trở nên cực kỳ tồi tệ. Các vụ phá hoại, cướp bóc, hành hung, bắt cóc,... do cả hai phía Pháp Việt gây ra bùng nổ đáng sợ. Để đối phó với tình hình, ngày 21/9/1945, tướng Gracey ra lệnh thiết quân luật. Quân đội Anh sẽ thực hiện giới nghiêm; cấm tụ tập, hội họp, biểu tình công khai; hạn chế đi lại ở một số khu vực; cấm mang vũ khí; thiết lập toà án binh để xử các vụ vi phạm trật tự, xử tử hình đối với tội cướp bóc và phá hoại. Gracey cũng cho sáp nhập cảnh sát Việt Nam vào quân đội Anh coi như một đơn vị dưới quyền chỉ huy của ông.
Đêm 21/9/1945, tình báo Pháp SLFEO báo cho Cédile biết người Việt đang củng cố lực lượng vũ trang của họ dưới sự chỉ đạo của Việt Minh. Cédile lại gặp Gracey để yêu cầu ông này trang bị vũ trí cho 14.000 tù binh Pháp (thuộc Chính phủ Vichy) để hỗ trợ quân Anh giữ trật tự. Gracey đồng ý. Ngay sau khi được thả ra, để chứng tỏ lòng trung thành với chính phủ De Gaulle, số lính này ra đường bắt bất cứ người Việt nào họ gặp được. Cédile muốn tái lập trật tự sau đó nối lại các cuộc thương lượng với người Việt. Ngày 22/9/1945, Cédile cho lính Pháp thay thế người Nhật chiếm giữ các đồn cảnh sát ở Sài Gòn, Kho bạc, Sở Mật thám, Bưu điện. Việt Minh phản ứng bằng cách thông báo với phái đoàn OSS rằng họ sẽ tổ chức một cuộc biểu tình vì nền độc lập của Việt Nam dù lệnh thiết quân luật của Anh cấm biểu tình. Phạm Ngọc Thạch nói rằng Việt Minh muốn khích cho Anh Pháp tiến hành đàn áp, gây nhiều thương vong để thế giới chú ý đến tình cảnh của Việt Nam 
Rạng sáng ngày 23/9/1945, quân Pháp tấn công Toà Thị chính Sài Gòn, nơi làm việc của Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ, bắt toàn bộ ban lãnh đạo của cơ quan này. Pháp đã chiếm lại Sài Gòn. Dân thường Pháp xem đây là dịp để trả thù. Từng toán đàn ông và đàn bà Pháp xông ra đường bắt và đánh đập bất cứ người Việt nào họ gặp được. Số nạn nhân có thể lên tới hàng ngàn người. Lính Pháp và Anh chỉ đứng nhìn chứ không can thiệp. Chỉ huy OSS, A. Peter Dewey, xin gặp Gracey để phản đối Anh, Pháp để tình trạng này xảy ra. Ngày hôm sau, Dewey bị Gracey trục xuất khỏi Sài Gòn 
Cédile muốn chấm dứt tình trạng này. Ông ra lệnh ngừng việc bắt bớ nhưng không ai tuân thủ. Ông giải thích hành động của mình để tái lập trật tự chứ không phải để trả thù và muốn nhanh chóng nối lại điều đình trong khuôn khổ Bản Tuyên bố ngày 24/3/1945 của Pháp. Ông cho thả tất cả người Việt Nam vừa bị bắt. Báo chí quốc tế phản ứng mạnh trước tình hình. Người Anh bị chỉ trích gay gắt. Gracey ra lệnh cho Cédile tước vũ khí tù binh Pháp, đưa họ trở về trại và giao cho người Nhật trách nhiệm khôi phục lại trật tự. 
Sau khi được thả khỏi nhà giam, người Việt tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của Việt Minh để tiến hành chiến tranh. Ngày 24/9/1945, một số người Pháp bị giết, nhà máy và kho tàng bị đập phá, điện nước bị cắt hoàn toàn. Các đơn vị dân quân Việt Nam và các đội công nhân vũ trang tấn công phi trường Tân Sơn Nhất, đốt một tàu Pháp ở cảng, phá nhà giam, thả hàng ngàn người Việt vừa bị bắt. Đến trưa chợ Bến Thành bị đốt cháy. Chướng ngại vật được dựng lên khắp đường phố. Sài Gòn chìm trong tình trạng vô chính phủ. Người Pháp trốn vào khách sạn Continental, nơi ở của các sĩ quan Đồng Minh được bảo vệ cẩn thận. Cả người Anh và người Nhật đều không muốn can thiệp vào tình hình. Khi bị Anh khiển trách vì không thể duy trì trật tự, người Nhật giải thích rằng lính Nhật sợ bị người Việt trả thù nếu họ can thiệp. Đêm 24/9/1945, lực lượng Bình Xuyên tấn công khu Hérault tại Tân Định, Sài Gòn bắt cóc 300 dân thường Pháp. Khoảng một nửa bị giết, số còn lại được trả về sau khi đã bị đánh đập. Để đối phó, Gracey một lần nữa chấp nhận yêu cầu của Cédile cấp vũ khí cho tù binh Pháp nhưng tình hình đã quá muộn.

Lực lượng


Một đơn vị Vệ quốc đoàn tại Chiến khu An Phú Đông - Hóc Môn - Sài Gòn năm 1948
Tại miền Nam, nhiều tổ chức vũ trang của các tổ chức, đảng phái, tôn giáo được thành lập (bao gồm cả các lực lượng do Việt Minh lãnh đạo, hay các lực lượng trong biên chế Vệ quốc đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng do các đảng phái, tôn giáo khác lãnh đạo). Lâm ủy hành chính thiết lập Quốc gia Tự Vệ Cuộc và lực lượng Quốc vệ đội - công an vũ trang. Tại các tỉnh, cấp ủy và chính quyền đều tổ chức các đội tự vệ và du kích chiến đấu.
Theo Hoàng Quốc Việt, riêng Sài Gòn, đến tháng 10-1945 đã có 800 đội tự vệ với 15.000 chiến sĩ .
  • Việt Minh nắm lực lượng vũ trang của Tổng công đoàn Nam Bộ, một phần lực lượng Bình Xuyên (hai lực lượng của Ba Dương, Tám Mạnh).
  • Đệ nhất sư đoàn (Cộng hòa vệ binh) thành lập trên cơ sở cải tổ các đơn vị Bảo an binh trước đây là lữ đoàn cơ động Chí Hoà (brigare mobile Chí Hoà), lữ đoàn cơ động Gia Định (brigare mobile Gia Định) và lữ đoàn trợ giúp (brigade auxiliaire) được bổ sung thêm nhiều công nhân, thanh niên cốt cán, tất cả khoảng một vạn người do các chỉ huy cũ của Pháp và Nhật (Trương Văn GiàuNguyễn Văn Quạn) chỉ huy.
  • Đệ nhị sư đoàn của Dương Văn Giáo, tất cả khoảng 1.000 người.
  • Đệ tam sư đoàn của Lý Huê Vinh quân số lên 500 người  (sau tan rã).
  • Đệ tứ sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp bao gồm những người Trotskyist, các giáo phái tổng cộng khoảng 1.000 người.
  • Quân đội Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên do các giáo phái này tổ chức.
  • Các cấp chính quyền sau Cách mạng nhiều nơi tổ chức các lực lượng dân quân.

Chiến sự tại Sài Gòn

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp bất ngờ đánh úp quân đội Việt Nam tại Sài Gòn-Chợ Lớn. Họ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của các lực lượng Việt Minh ở đây, đặc biệt là Liên khu Bình Xuyên do Dương Văn Dương (sau là Thiếu tướng) chỉ huy. Quân Pháp bị bao vây trong thành phố.

Phản ứng của Chính quyền Việt Nam

Ngay sáng 23 tháng 9, chính quyền Nam Bộ đã họp tại phố Cây Mai, Chợ Lớn. Tham dự có các nhân vật quan trọng như Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Nguyễn, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng... Hội nghị nhất trí điện ra Chính phủ Trung ương xin phép được kháng chiến. Hội nghị cũng thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch và Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn-Chợ Lớn do Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch.
Đến chiều, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ ra tuyên cáo: "Sáng hôm 23 tháng 9, quân Pháp công nhiêm chiếm trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và quốc gia tự vệ cuộc. Chúng đã gây đổ máu ở đường phố Sài Gòn... Không lẽ chịu nhục hoài; vì danh dự của dân tộc, chúng ta coi trọng quyền lợi của quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra Trung ương xin phép cho kháng chiến..."
Ngày 24 tháng 9, Chính phủ Việt Nam ra Huấn lệnh gửi quân dân Nam Bộ.
Ngày 26 tháng 9, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Hồ Chí Minh gửi thư biểu dương "lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ". Cùng ngày, Chính phủ lại ra lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân "Hãy ủng hộ phong trào đấu tranh oanh liệt của đồng bào Nam Bộ". Cùng với đó, chính phủ Việt Nam thành lập các đoàn quân Nam tiến, quỹ Nam Bộ Kháng chiến... và nhiều lần quyên góp ủng hộ, chi viện cho Nam Bộ. Các tướng lĩnh quan trọng được cấp tốc cử vào như Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn...

Việt Nam phong tỏa Sài Gòn

Trần Văn Giàu ra lệnh tổng bãi công; sơ tán người Việt khỏi Sài Gòn; cấm bán lương thực, thực phẩm cho Pháp; đặt Sài Gòn trong tình trạng cô lập. Giàu đe dọa sẽ phá hủy Sài Gòn nếu Pháp không bỏ vũ khí, rút lui và công nhận độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các đơn vị Việt Nam dựng các chướng ngại trên đường vào Sài Gòn, ngăn chặn mọi người ra vào trừ người Anh và Mỹ. Họ bắn bất cứ quân nhân Pháp nào xuất hiện. Những rối loạn tại Sài Gòn lan rộng ra toàn miền Nam. Ngoài phạm vi Sài Gòn, trong vùng do Nhật kiểm soát, tình hình hoàn toàn hỗn loạn.
Ngày 26/9/1945, Thiếu tá chỉ huy OSS A. Peter Dewey bị lực lượng Việt Nam bắn chết vì tưởng ông là người Pháp. Tin này lan khắp thế giới làm xấu đi hình ảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thiếu tá OSS Archimedes L.A Patti đang công tác tại miền Bắc Việt Nam nhận xét: "Họ đã giết hại người bạn độc nhất của họ ở Nam Kỳ và chắc chắn những tin này sẽ chẳng đề cao được lý tưởng của họ trước nhân dân Mỹ.". Sau đó Gracey ra lệnh bắt chỉ huy quân đội Nhật Thống chế Bá tước Térauchi vì ông này bất lực trong việc giữ trật tự
Ngày 28/9/1945, tướng Mounbatten triệu tập Gracey và Cédile đến Singapore để nhắc nhở hai người về việc quân đội Anh không được can thiệp vào tình hình chính trị Đông Dương và nhất là không được giao chiến với người Việt. Mounbatten đề nghị nên nối lại thương lượng với các lãnh đạo Việt Nam 
Ngày 1/10/1945, Gracey nối lại đàm phán với Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ. Hai bên tạm thời ngừng bắn. Phía Anh nhấn mạnh chính sách trung lập của mình nhưng theo sự thỏa thuận giữa các nước Đồng Minh, Anh sẽ không công nhận bất kỳ sự thay đổi chủ quyền trên bất kỳ lãnh thổ nào đã phải chiếm lại bằng vũ lực trong thời kỳ chiến tranh. Người Pháp yêu cầu trả lại các con tin bị bắt và xác của Thiếu tá Dewey trước khi tiếp tục thương lượng. Phía Việt Nam yêu cầu trước hết Pháp phải công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nước tự do và độc lập. Người Việt chỉ ngừng bắn với điều kiện Pháp trao trả quyền hành chính tại Sài Gòn cho Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ, lực lượng cảnh sát phải được trao lại cho Việt Nam, quân đội Pháp phải giải giáp và không được đưa quân mới vào, người Pháp phải tập trung vào những khu vực nhất định.
Trong khi thương lượng, Việt Nam đã triển khai quân đội xung quanh Sài Gòn tại các vị trí chiến lược phía Bắc và phía Nam thành phố. Hoàng Quốc Việt vẫn liên lạc chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hà Nội và chỉ thị cho Giàu và Bạch phải chống lại mọi mưu đồ của Đồng Minh nhằm giúp Pháp nắm quyền kiểm soát Sài Gòn. Nếu cần, chỉ sau 24 tiếng Hà Nội sẽ gửi quân tăng viện cho miền Nam. Do lo ngại bị Việt Nam tấn công, phía Pháp yêu cầu Anh can thiệp. Tướng Mounbatten gặp Thạch và Bạch để yêu cầu kéo dài cuộc ngừng bắn thêm 48 giờ. Phạm Ngọc Thạch cho rằng Việt Nam đã độc lập và tất cả những gì còn phải bàn cãi chỉ là quy chế cho nước Việt Nam tương lai. Người Anh trả lời vẫn tiếp tục chấp nhận đối thoại cho đến khi nào có thể đạt được thỏa thuận. Người Việt đồng ý kéo dài cuộc ngưng bắn 

Dân quân Nam Bộ năm 1945
Ngày 3/10/1945, 10.000 quân Pháp (1 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn cơ giới, 1 đội thủy quân) do Leclerc chủ huy đổ bộ xuống Sài Gòn. Ngày 9/10/1945, Pháp Anh ký thỏa hiệp tại Luân Đôn xác định Anh hoàn toàn ủng hộ Pháp trong việc cai trị toàn Đông Dương dưới vĩ tuyến 16. Đêm ngày 10/10/1945, bộ đội Việt Nam tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Lực lượng Việt Nam giao chiến với quân Anh, Pháp tại tất cả các cửa ngõ vào Sài Gòn. Người Anh yêu cầu Nhật hỗ trợ. Nhật đồng ý tham chiến. Lực lượng Anh, Pháp, Nhật đã phá vỡ cuộc phong tỏa Sài Gòn của Việt Nam sau hai tuần chiến đấu liên tục. Ngày 16/10/1945, phía Việt Nam ngừng bao vây Sài Gòn và rút quân về vùng nông thôn do lực lượng Anh, Pháp, Nhật quá mạnh. Không quân Hoàng gia Anh và không quân Nhật tiếp tục ném bom vào các địa điểm đóng quân của Việt Nam 
Phản ứng trước việc Anh dùng quân đội Nhật tấn công lực lượng Việt Nam, tướng Mac Arthur phát biểu: "Nếu có gì đó làm máu tôi sôi lên thì đó là việc tôi thấy các nước Đồng Minh của chúng ta ở Đông Dương và Java sử dụng quân Nhật để đàn áp các dân tộc nhỏ bé này mà chúng ta đã hứa giải phóng. Đó là một sự phản bội kinh tởm nhất.".
Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ kêu gọi dân chúng sơ tán về nông thôn và thi hành chiến lược dùng nông thôn bao vây thành thị bằng cách cắt đứt mọi hoạt động thương mại giữa nông thôn và thành thị. Dân chúng trong đó có nhiều nhân sĩ yêu nước theo lời kêu gọi của Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ rời bỏ Sài Gòn và các thành phố, thị trấn, thị xã khác về nông thôn. Lực lượng kháng chiến và cơ quan Quốc gia Tự vệ Cuộc bắt giam và thủ tiêu nhiều nhân sĩ, trí thức và lãnh tụ các đảng phái bị kết tội làm Việt gian hợp tác với Pháp hoặc bị tình nghi là Việt gian. Thậm chí những nhân viên thừa hành của Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ hoặc một số nhóm kháng chiến còn lợi dụng công vụ để cướp bóc, trấn lột; nếu ai chống đối sẽ bị kết tội là Việt gian rồi thủ tiêu. Tháng 12/1945, Nguyễn Bình được cử vào Nam lãnh đạo phong trào kháng chiến tại Nam Bộ. Ông lập lại trật tự bằng cách lập tòa án quân sự xét xử tất cả các chỉ huy quân sự lợi dụng danh nghĩa kháng chiến để cướp bóc, quấy nhiễu dân chúng, tổ chức lại lực lượng kháng chiến thành các chi đội Vệ quốc đoàn.

Chiến sự lan rộng

CP 52.jpg
Quân Pháp nhanh chóng mở rộng vùng chiếm đóng xuống vùng đồng bằng châu thổ sông Cứu Long: Ngày 25 tháng 10, chiếm Mỹ Tho, Gò Công; ngày 29 tháng 10 chiếm Vĩnh Long; nhày 30 tháng 10 chiếm Cần Thơ. Trước đó, quân đội Anh chiếm Biên Hoà, Thủ Dầu Một và giao lại cho Pháp.
Việt Nam mất Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu vào tháng 1 năm 1946. Tháng 3 năm 1946, quân Anh rút khỏi đây để lại cho Pháp. Ngày 5 tháng 2 năm 1946, Anh-Pháp tiến vào đất mũi Cà Mau.
Tháng 9 năm 1945, quân Anh tiến lên miền duyên hải Nam Trung Bộ đổ bộ lên Nha Trang, tước vũ khí Nhật trang bị cho 2.000 tù binh Pháp và Pháp kiều ở đây. Anh cho quân Nhật chiếm các thị xã Phan Rang, Phan Thiết, Đà Lạt, nhưng đều thất bại.
Ngày 23 tháng 10 năm 1945, Pháp đổ bộ lên Nha Trang, ngay sau đó bị các đội quân dân Việt Nam bao vây trong thành phố. Quân Pháp bị cầm chân gần hai tháng.
Trước sự lan rộng của cuộc chiến, ngày 15 tháng l0 năm 1945, tại Hội nghị cán bộ Đoàn xứ Nam Kỳ họp ở ngoại ô Mỹ Tho, Tôn Đức Thắng được Xứ ủy phân công phụ trách Uỷ ban kháng chiến chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ và ngày 25 tháng 10 năm 1945, Xứ ủy Nam Bộ do Hoàng Quốc Việt thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trì đã họp Hội nghị Thiên Hộ, bầu ra một Xứ ủy lâm thời thống nhất có 11 vị, gồm tất cả các vị Tiền phong, Giải phóng, Côn Đảo về do Tôn Đức Thắng làm Bí thư. Hội nghị cũng quyết định giải thể để tổ chức lại cơ quan lãnh đạo thống nhất ở những tỉnh, quận có hai Tỉnh ủy, hai Quận ủy và hai hệ thống Việt Minh cũ, Việt Minh mới... đề ra những biện pháp hạn chế quân Pháp.
Đến ngày 4 tháng 12 năm 1945, Pháp chiếm Buôn Ma Thuột; ngày 27 tháng 1 chiếm Đà Lạt; ngày 28 tháng 1 chiếm Phan Rang và cuối cùng là Quy Nhơn, Kon Tum (tháng 7 năm 1946), kiểm soát phía Nam Quốc lộ 1.
Chiến sự tại Tây NguyênNam Trung Bộ cũng khốc liệt như Nam Bộ. Sự kháng cự của quân đội Việt Nam khiến quân Pháp phải bỏ nhiều buôn làng, vị trí mới chiếm được ở Tây Nguyên. Quân đội Việt Nam giành lại thị xã Buôn Ma Thuột vào trung tuần tháng 12.
Cuối tháng 12 năm 1945, để củng cố các tỉnh miền tây, chính quyền Việt Nam tại Nam Bộ đã tước vũ khí quân NhậtHà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, đây là nguồn vũ khí đáng kể đầu tiên của quân đội Việt Nam tại Nam Bộ.

Kết quả

Sau này, tướng Nguyễn Bình tổ chức thống nhất các lực lượng năm 1948, thành lập lực lượng Vệ quốc đoàn (lực lượng quân sự của Việt Minh). Việt Minh rút về những căn cứ đầm lầy và rừng núi, xây dựng chiến khu. Một số lực lượng do mâu thuẫn với Việt Minh chuyển sang hợp tác với Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ, sau đó là Quốc gia Việt Nam.

Tưởng niệm

Trong văn hóa - nghệ thuật

Nhạc sĩ nghiệp dư Tạ Thanh Sơn đã cảm hứng sáng tác bài Nam Bộ Kháng Chiến.
"Mùa thu rồi ngày hăm ba
Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến.
Rền khắp trời lời hoan hô
Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.
Thuốc súng kém, chân đi không
Mà đoàn người giàu lòng vì nước.
Nóp với giáo mang ngang vai
Nhưng thân trai nào kém oai hùng.
Cờ thắm tung bay ngang trời
Sao vàng xao xuyến khắp nơi bưng biền
Một lòng nguyện với tổ tiên.
Thề quyết chống quân ngoại xâm!
Ta đem thân ta liều cho nước
Ta đem thân ta đền ơn trước
Muôn thu sau lưu tiếng anh hào
Người dân Việt lắm chí cao.
Thề quyết chống quân gian tham!
Ta đem thân ta liều cho nước
Ta đem thân ta đền ơn trước
Xây giang san hạnh phúc muôn đời
Nền độc lập khắp nước Nam."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét