Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT18/l

 (ĐC sưu tầm trên NET)

 

Thời kỳ phân chia Nam Bắc lần thứ nhất (1533-1802)(tiếp)

 Trong giai đoạn này, ở Việt Nam xuất hiện ba triều đại bao gồm: Nhà Mạc (1527 - 1677), Nhà Lê trung hưng (1533 - 1789) và Nhà Tây Sơn (1778 - 1802). Ngoài ra còn có 3 tập đoàn quân phiệt cát cứ gồm: Chúa Trịnh (1545-1787), Chúa Nguyễn (1558-1802) và Chúa Bầu (1527-1699). Đây là giai đoạn rối ren loạn lạc nhiễu nhương lộn xộn phức tạp nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nhà Nguyễn (1802 - 1945)(tiếp)

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn NhànLê Văn Bột làm đồng thủ lĩnh, khởi phát từ Sơn Tây vào đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Giới thiệu sơ lược

Chống áp bức bất công, mưu tìm một cuộc sống ấm no và tốt đẹp hơn, đó là nguyên nhân chính đã làm bùng phát nhiều cuộc nổi dậy ở thời đầu nhà Nguyễn. Trong số đó có cuộc nổi dậy của Ba Nhàn, Tiền Bột ở tỉnh Sơn Tây cũ.
Ba Nhàn tên đầy đủ là Nguyễn Văn Nhàn (hoặc Nhờn, khi khởi binh chống nhà Nguyễn được người dân gọi là Quận Nhờn), là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm Giếng, xã Dẫn Tự, huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây (nay là thôn Dẫn Tự, thuộc xã Tân Cương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) 
Tục truyền, ông là người có sức vóc to khỏe, giỏi võ nghệ; và là anh em kết nghĩa với Tiền Bột (tên đầy đủ là Lê Văn Bột, còn được gọi là Bọt, không rõ thân thế).
Những năm trước khi cuộc nổi dậy bùng nổ (1833), với khẩu hiệu "lấy của nhà giàu, chia cho dân nghèo", Ba Nhàn và Tiền Bột đứng ra ngầm vận động giới dân nghèo cùng nổi dậy chống áp bức, được rất nhiều người nghe theo.

Diễn biến

Lập căn cứ Rừng Khâm

Buổi đầu, Ba Nhàn và Tiền Bột dẫn mấy ngàn người dân cùng chí hướng lên chân núi Tam Đảo vào Rừng Khâm, lập căn cứ huấn luyện quân và cất chứa lương thực. Thời nhà Nguyễn, Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam, ở địa giới hai huyện là Tam Dương của Sơn TâyĐại Từ của Thái Nguyên (nay nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái NguyênTuyên Quang). Còn Rừng Khâm, lúc bấy giờ là một khu rừng già rộng khoảng 7 hecta, nằm sâu trong thôn Bàn Long, thuộc xã Minh Quang (thời Nguyễn thuộc Thái Nguyên, nay thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Toàn bộ khu rừng nằm tựa vào chân núi Tam Đảo ở phía bắc và ngăn cách với bên ngoài bằng suối Rừng Khâm ở phía tây và khe Rừng Khâm ở phía đông.
Song ngoài lợi thế địa hình, Ba Nhàn và Tiền Bột còn cho xây dựng thêm những lũy đá để có chỗ phòng giữ căn cứ, như ở Dốc Chùa (phía tây bắc Rừng Khâm), Khe Trấn (phía đông bắc Rừng Khâm), Án Tiền (trên Rừng Hin), Án Hậu (trên núi Quần Ngựa)...Mặc dù cố giữ bí mật nơi trú đóng, nhưng cuối cùng các quan quân địa phương vẫn dò la được. Trích bản tâu của Án sát Sơn Tây Hồ Bảo Định viết vào tháng 3 năm Quý Tỵ (1833):
...Nghe tin tên phỉ Bột giấu quân ở trong rừng rậm,...ẩn nấp nơi thung lũng, không có nơi nào là không có, chuyện vào thổ dân... 
Nhà nghiên cứu Kiều Oánh Mậu, trong Bản triều bạn nghịch liệt truyện, cũng đã viết như sau:
...Ba Nhàn cùng đồng đảng lẻn vào địa phận huyện Tam Dương tống tiền, cướp bóc, thường ở trong Rừng Khâm, dưới chân núi Tam Đảo, xây cất nhà kho, tích trữ rất nhiều.. 

Khởi binh chống Nguyễn

Sau một thời gian chuẩn bị, khoảng tháng 3 (âm lịch) năm 1833, Ba Nhàn và Tiền Bột nhận lời hội quân với thủ lĩnh Lê Duy Lương (ở Ninh Bình) và Đinh Công Tiến (ở Thanh Hóa), để cùng đi vây đánh tỉnh thành Hưng Hóa. Mãi đến khi vua Minh Mạng phái tổng đốc An Tĩnh Tạ Quang Cự cùng các tướng lĩnh khác mang đại quân tới cứu, hai ông mới chịu thu quân về. Kể từ đó, từ căn cứ Rừng Khâm, Ba Nhàn và Tiền Bột lần lượt mang năm, sáu ngàn quân rầm rộ đi đánh phá các huyện lỵ, như: Bất Bạt, Tam Dương, Mỹ Lương, Yên Lạc, Yên Lãng (nay thuộc Đại Từ), Lập Thạch, Vĩnh Tường, phủ thành Quảng Oai, Lâm Thao,...
Hốt hoảng, Án sát Hồ Bảo Định gửi tấu sớ khẩn về triều, trong đó có câu:
Bọn giặc thì lan tràn, dân tình thì bất trắc. Thổ dân miền núi theo quan binh thì ít, theo giặc thì nhiều, cho nên đảng giặc ngày càng đông
Tuy đạt được một số thắng lợi, nhưng lực lượng nổi dậy cũng phải hao tổn nhiều, khi đông đảo quân triều từ các nơi kéo đến vây đánh. Sách Quốc triều sử toát yếu, chép:
Năm Giáp Ngọ thứ XV (1834), tháng 6 (âm lịch)...Tướng giặc tỉnh Sơn Tây Lê Văn Bột, Nguyễn Văn Nhờn theo lời nghịch (Nông Văn) Vân tụ đảng hơn 6,7 ngàn người, đặt ra các ngụy hiệu như: Tiền, Hậu, Tả, Hữu, Trung quân, Thống lãnh, Tham mưu, Chánh cơ; thường ra vào địa hạt phủ Vĩnh TườngQuốc Oai tiếp giáp lâm vận hai tỉnh Hà NộiBắc Ninh nhiễu hại dân gian. Tỉnh ấy phái Bộ biền Tôn Thất Bật cùng Quản phủ phủ Vĩnh Tường đánh giặc tại An Lãng. Rồi giặc tới đốt phá huyện nha Lập Thạch. Tỉnh thần đem việc phi tâu lên. Ngài (Minh Mạng) dụ quan Tổng đốc Hà Ninh là Đoàn Văn Trường, Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ, với Lê Văn Đức bốn mặt hội lại đánh giặc 

Lập căn cứ mới ở Vụ Quang

Mưu tính việc lâu dài, khoảng giữa năm 1834, Ba Nhàn và Tiền Bột bàn nhau mở vòng vây, di chuyển lực lượng lên Phù Ninh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), Sơn Dương (nay thuộc Tuyên Quang) và lập căn cứ mới ở Vụ Quang (nay thuộc huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc), để không bị cô lập vì lúc này lực lượng của Lê Duy Lương đã suy yếu (thủ lĩnh Lương đã bị bắt vào tháng 6 âm lịch năm 1883), và để tiện bề liên kết với cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân ở châu Bảo Lạc (lúc bấy giờ thuộc Tuyên Quang).
Ở Vụ Quang, quân nổi dậy trú đóng ở Gò Quan và Gò Mom Hội. Phía trên Gò Nom Hội là một hang động có nhiều ngõ ngách, có thể chứa vài trăm người, nhưng lối vào hang thì kín đáo và chỉ đi lọt một người. Vì hang có nhiều dơi nên gọi là Hang Dơi  . Từ đây, Ba Nhàn và Tiền Bột mang quân đi tấn công huyện đường Phù Ninh đánh một trận ác liệt với quân triều ở xã Bổng Châu, thuộc huyện miền núi Thanh Ba (nay thuộc tỉnh Phú Thọ).
Sách Bản triều bạn nghịch liệt truyện, chép:
...Từ đó, Nhàn đem đồng đảng trốn xa, lên những rừng núi Phù Ninh, Sơn Dương để làm sào huyệt...(làm) quan quân (lại) mệt nhọc về phòng ngự và tiễu trừ...
Trong một chỉ dụ gửi tướng Lê Văn Đức, vua Minh Mạng ra lệnh:
Giặc ở Sơn Tây bị quan quân Hà Nội, Sơn Tây đánh đuổi, thế tất phải đến Bảo Lạc nhập đảng. Ngươi nên nhân nước to, ngoài đồng không có gì ăn, giặc đang cùng khốn mà tìm cách đón đánh...
Sau đó, hai ông quyết định đưa quân lên Tuyên Quang để hiệp đồng với Nông Văn Vân, nhưng cả hai lần đều không thực hiện được. Sách Bắc Kỳ tiễu phỉ (Quyển 50) cho biết: Khoảng cuối tháng 5 (âm lịch) năm Giáp Ngọ (1834), Ba Nhàn và Tiền Bột dẫn hàng ngàn quân với đầy đủ súng điểu thương, khí giới, cờ trống đi qua các huyện Lập Thạch, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa...Đến ngày 8 tháng 6 năm ấy thì đến đồn Đại Đồng ở châu Thu (tức Thu Châu, nay là vùng đất thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Nhưng do một bất trắc nào đó, không thấy người của Nông Văn Vân đến đón như hẹn. Còn đang lúng túng, ngày 14 tháng 6, đông đảo quân triều hay tin kéo nhau đến vây đánh. Thua trận, Ba Nhàn và Tiền Bột phải cho quân tản vào rừng sâu và lùi dần về phía Sơn Tây. Nôn nóng, đích thân Tiền Bột lên Bảo Lạc gặp Nông Văn Vân, lập ra một kế hoạch mới. Trích bản tâu của tướng Nguyễn Công Trứ:
...Tên giặc Tiền Bột sau lần thua nặng, lui về Bình Tuyền  bèn tìm đường lên Bảo Lạc và gặp (Nông Văn) Vân... Từ Bảo Lạc, Tiền Bột gửi về một bài gỗ, trong đó viết rằng Vân dặn chuẩn bị lực lượng ở tỉnh Sơn, đợi đến trung tuần tháng 9 (âm lịch) thì Vân sẽ đánh vỡ tỉnh Tuyên và giặc ở tỉnh Sơn sẽ đồng thời hưởng ứng đánh chiếm tỉnh Sơn  .
Song một lần nữa việc liên kết lại thất bại, vì gần đến ngày hẹn thì đại quân nhà Nguyễn đang rầm rộ tiến lên vùng Việt Bắc, trong đó đội quân chủ lực sẽ đánh vào Vân Trung (Bảo Lạc), đại bản doanh của Nông Văn Vân.
Tháng 2 (âm lịch) năm Ất Mùi (1835), Nông Văn Vân bị quan quân truy đuổi (bị chết cháy trong rừng Thẩm Bát vào tháng sau), cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương do anh em họ Quách chỉ huy cũng đang dần tàn lụi, Ba Nhàn và Tiền Bột đành phải cho quân ẩn nấp ở vùng rừng núi Lâm ThaoĐoan Hùng.

Đoạn kết

Theo Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 1) thì đến năm 1843, Nguyễn Văn Nhàn bị bắt, Lê Văn Bột ra đầu thú  . Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép tương tự:
Thiệu Trị năm thứ 3 (1843), giặc thổ ở Sơn Tây là bọn Thạch, Nhàn (Nhờn), Bật (Bột) rủ nhau tụ họp ở địa phận Lâm Thao và Đoan Hùng...bèn lấy Đăng Giai, đổi đi làm thự tổng đốc Sơn Hưng Tuyên...Qua vài tháng, chém được tên Thạch ở trận  Lại bắt tên Nhàn bỏ cũi giải về Kinh. Đến mùa thu, tên Bật đến cửa quân xin quy phục, rồi chết"  

Nhận xét

Sau khi tra cứu sử liệu và đi đến nơi tìm hiểu, giáo sư Nguyễn Phan Quang đã cho biết quan điểm của mình như sau:
"Giặc ở Sơn Tây" không phải là một là một đám "giặc cỏ" tầm thường như vua quan nhà Nguyễn quen gọi, cũng không phải là một bộ phận nhỏ bé của cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương (hay "thuộc đảng Nông Văn Vân" như Quốc triều sử toát yếu đã ghi trên), mà là một cuộc khởi nghĩa có tầm cỡ trong những năm 30 của thế kỷ 19, mà bấy lâu nay chưa được nhiều người chú ý.
Việc triều đình Minh Mạng lấy câu "Dẹp yên bọn giặc ở Sơn Tây" làm đề thơ trong kỳ thi Hội năm Giáp Ngọ (1834) càng chứng tỏ điều đó  .

Các cuộc nổi dậy ở Hà Tiên (1840)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm Canh Tý (1840), hàng ngàn người dân bất mãn với chính sách cai trị của nhà Nguyễn đã tụ tập tại một số nơi trong tỉnh Hà Tiên (Việt Nam) làm thành nhiều cuộc nổi dậy lớn nhỏ, diễn ra dai dẳng, gây tổn thất nặng nề cả hai phía.
Theo sử liệu, thì mãi cho đến tháng Hai năm Đinh Mùi (1847), sau khi Nặc Ông Đôn làm vua Chân Lạp, quan quân Việt ở Trấn Tây thành (tức Phnom Penh ngày nay) rút hết về An Giang, thì chiến sự ở Nam Bộ (trong đó có tỉnh Hà Tiên) mới được yên 

Bất ổn ở Hà Tiên

Đời vua Thiệu Trị, trong nhiều cuộc nổi dậy đã xảy ra tại Hà Tiên, đáng kể nhất là cuộc nổi dậy ở hai huyện là Hà ÂmHà Dương, thuộc phủ Tịnh Biên (Tĩnh Biên), tỉnh Hà Tiên . Từ những căn cứ trong hai huyện này, quân nổi dậy tiến về phía Nam đánh phá nhiều nơi trong huyện Hà Châu (nay là thị xã Hà Tiên), uy hiếp tỉnh thành Hà Tiên rồi lan rộng sang cả huyện Kiên Giang, lập căn cứ ở vùng phụ cận thành phố Rạch Giá và thị trấn Rạch Sỏi hiện nay.
Cũng theo sử liệu, thì vào cuối đời vua Minh Mạng, vùng đất này đã có loạn lạc. Nhà văn Sơn Nam, kể:
Vùng biên giới này bắt đầu xáo trộn vào năm 1838, khi tên Gi (làm chức An phủ[ cấu kết với người Xiêm. Năm sau, viên Quản cơ người Miên (Khmer) ở An Giang là Hàn Biện cùng đồng bọn làm phản rồi bỏ đi...
GS. Nguyễn Phan Quang, cho biết thêm:
Ngay từ đầu năm 1838, ở Hà Tiên đã nổ ra cuộc nổi dậy do Đô Y làm thủ lĩnh, lôi kéo được các Quản cơ là Sô Mịch và An Tôn đi theo. Đô Y phối hợp với lực lượng của thủ lĩnh Di (giữ chức An Phủ ở phủ Khai Biên) được lính trong đồn hưởng ứng. Án sát Hà Tiên Phạm Ngọc Quang và Lãnh binh Nguyễn Tiến Phúc đem lực lượng đến đàn áp nhưng không kết quả. Sau, quân nổi dậy đánh chiếm thành Hải Đồng (?), binh lính trong đồn Cần Đa mang khí giới đi theo, triều đình cử tướng Trương Minh Giảng trực tiếp mang quân đến đánh, nghĩa quân mới tạm tan 

Nguyên nhân

Đến khi vua Thiệu Trị vừa lên nối ngôi, các quan quân nhà Nguyễn làm nhiệm vụ bảo hộ bên Trấn Tây thành đang bị người bản xứ chống đối mãnh mẽ (vì áp bức và quan liêu ), và trong nước thì loạn lạc xảy ra ở nhiều nơi; một số cư dân ở vùng Hà Âm-Hà Dương và vùng núi Thất Sơn, mà phần lớn thuộc tộc người Khmer, đã dựa vào sự hỗ trợ của quân Xiêm và quân Chân Lạp mà rầm rộ nổi dậy.
Đề cập đến nhiều cuộc nổi dậy ở Nam Bộ lúc bấy giờ (trong số đó có những cuộc nổi dậy ở Hà Tiên), nhà văn Sơn Nam đã chỉ ra một số nguyên nhân sau:
Vua Minh Mạng mất, để lại gánh nặng ở phía biên giới Việt-Miên. Loạn lạc đã phát khởi ngay từ khi cuộc chinh phạt của tướng Trương Minh Giảng đang diễn ra tại phía Biển Hồ, tuy rằng về hình thức là dẹp xong nhưng mầm mống còn đó. Người Miên cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam dường như sẵn sàng hưởng ứng, chống đối quan lại địa phương khi ở Cao Miên phong trào lên cao. Quân Xiêm lại khéo phao tin tuyên truyền. Người Cao Miên lúc bấy giờ ở Nam Kỳ lại bực dọc với chính sách "nhứt thị đồng nhơn" của vua Minh Mạng, bắt buộc họ phải lấy tên, lấy họ như người Việt để đồng hóa. Lại còn chủ trương cải cách tổ chức nông thôn cổ truyền của sóc Miên khiến họ mất quyền tự trị. 

Hà Âm nổi dậy


Vùng biên giới Hà Âm

Bản đồ vùng Hà Âm (kênh Vĩnh Tế, núi Thâm Đăng, Chân Sum)-Kiri Vong (biên giới Việt Nam-Campuchia) năm 1901.
Sau khi nhận được tin số người trên tự trang bị giáo mác, gậy gộc tụ về vùng núi Tà Liệt (thuộc huyện Hà Âm. Đại Nam thực lục chép là Liệt Điệt) nổi lên chống đối, vua Thiệu Trị liền lệnh cho Tổng đốc Long-Tường (có nguồn ghi là An-Hà) Dương Văn Phong và Thự tuần phủ Lê Quang Huyên tập trung quân lực lượng đi đánh dẹp.
Dù đông đến số ngàn, nhưng vì vũ khí hãy còn thô sơ nên quân nổi dậy tạm thời rút lui khỏi núi Tà Liệt. Kể lại lần đi tiễu trừ này, sách Đại Nam thực lục chép:
(Quân triều) đi đến đâu đốt các nhà cửa và các thứ tích trữ cháy gần hết sạch... 
Rời khỏi căn cứ, quân nổi dậy chia làm hai cánh. Một cánh vượt qua kênh Vĩnh Tế, vào đóng quân trong thành Cổ Man. Một cánh khác đến chiếm đóng ở vùng núi Chân Chiêm (hay Chân Sum 真森山, Treang hay Chang) và Thâm Đăng (hay Thâm Đưng (深簦山, Phnom Ba-yang)
Kiểm điểm lại lực lượng, Tổng đốc Dương Văn Phong không dám cho quân vây đánh thành Cổ Man  mà chỉ cho quân đến càn quét vùng núi Chân Chiêm và Thâm Đăng, đuổi quân nổi dậy chạy về phía Châu Đốc.
Mặc dù bỏ chạy, nhưng chỉ một vài tháng, quân nổi dậy từ các căn cứ trên kéo xuống phía Nam huyện Hà Châu, vây đồn Châu Nham (hay Chu Nham , rồi đến chiếm các cao điểm trên núi Tô Châu và núi Lộc Trĩ ở sát biển Hà Tiên.
Viên Phó quản cơ coi đồn Châu Nham là Dương Văn Thuận, vừa lẻn ra khỏi đồn để xin quân cứu viện, bị quân nổi dậy phát hiện đuổi theo đâm chết.
Vài hôm sau, Tổng đốc Dương Văn Phong mới hay liền sai Lãnh binh Hà Văn Củ mang 600 biền binh hiệp cùng quân của Thự tuần phủ Lê Quang Huyên cùng đi đánh giải vây. Gần đến nơi, hai ông cho quân vào trú ở đồn Chiêm Khê (thuộc thôn Thuận An, gần tỉnh lỵ Hà Tiên), rồi chia lực lượng ra làm nhiều mũi đi đánh đuổi. Trước sức mạnh của quân triều, quân nổi dậy rời khỏi đồn Châu Nham, núi Tô Châu và Lộc Trĩ. Đổi lại, Phó vệ úy Định Tường Nguyễn Văn Điệp, Cai đội thủy vệ An Giang Ngô Thiên Tường cùng hơn 70 biền binh đều chết tại trận, còn Lãnh Binh Củ thì bị trọng thương.

Hưởng ứng

Vào lúc quân nổi dậy đang đối đầu với quân triều ở những nơi trên, tháng 9 Canh Tý (1840), một thổ mục tên là Y La Việt Tốt ở huyện Hà Âm lại đứng lên hưởng ứng, Lãnh binh Nguyễn Đức Huấn phải mang 700 quân mới trấn áp được.
Đồng thời, ở huyện Kiên Giang, một Suất đội tên là Chân Triết, tập hợp được rất nhiều người bất mãn, đánh thẳng vào huyện lỵ, khiến viên Tri huyện phải bỏ chạy. Sau đó, Chân Triết cho quân đắp đồn lũy ở bờ sông Kiên Giang và đóng cọc ở lòng sông này, ngăn quân triều từ Xà Tón (Tri Tôn) qua cứu viện. Trong hàng ngũ đội quân này có đông đảo người Khmer, một số người Kinhngười Hoa.
Cũng khoảng thời gian này, một cánh quân nổi dậy khác do Suy và Sốc (cả hai đều không biết tên đầy đủ, trước được nhà Nguyễn cho làm chức An Phủ) làm thủ lĩnh, từ các căn cứ ở các vùng Láng Tượng Cây Trâm và Cù Là đi quấy phá chợ Rạch Giá

Lược kể lại những cuộc nổi dậy lớn nhỏ ở vùng này, nhà văn Sơn Nam viết:
...Năm 1840, tình hình thêm bi đát: Người Miên ở Tịnh Biên (An Giang) nổi dậy khiến quan Tri phủ bỏ trốn, loạn quân kéo về phía biên giới Hà Tiên đánh đồn Châu Nham (Đá Dựng), quan binh nhiều kẻ bị hại. Tháng 10 năm ấy, quân nổi dậy gồm 2.000 người kéo qua tận Kiên Giang, phá chợ Rạch Giá...(Ngoài ra) vùng Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) cũng bị khuấy động...

Kết cuộc

Được tin quân nổi dậy đã có mặt nhiều nơi ở Nam Bộ, chiến thuyền quân Xiêm đang có mặt ở bờ biển Hà Tiên. Vua Thiệu Trị bèn sai Tả quân chưởng phủ Phạm Văn Điển mang một đạo binh lớn từ kinh đô Huế kéo vào gắp để trấn áp và chống ngăn. Đến nơi, ông gửi báo cáo về, trong đó có câu:
Một dải Hà Âm, giặc liên kết 8 đồn, lại dựa vào lũy dài đắp gần các thành mưu đồ đánh phá..., thế giặc rất mạnh
Là một vị tướng dày dạn kinh nghiệm, Phạm Văn Điển không cho quân đánh vào một điểm, mà chia ra đánh vào nhiều điểm, nhằm chia sức đối phó của đối phương. Cách thức này rất có hiệu quả, quân nổi dậy liên tiếp thua to.
Thiệt hại nặng, quân nổi dậy không còn đủ sức tấn công mà chỉ có thể đi quấy phá một vài nơi, làm quân triều rất vất vả vì cứ phải đi truy quét mãi. Đến năm 1843, ở vùng biên giới này đã tạm lắng yên (quân Xiêm bị đánh đuổi, các cuộc nổi dậy bị tan rã gần hết) các quan sở tại bèn cho thành lập ấp, khuyến khích người dân địa phương trở lại canh tác bình thường, nhưng kết quả không mấy khả quan, vì quân Xiêm cứ cho người đến xúi giục.
Theo GS. Nguyễn Phan Quang, thì đến giữa năm 1846, sử triều Nguyễn vẫn còn chép: Bọn giặc hợp bè lũ quấy rối ở hai đồn là Giang Thành và Chiết Hạm .
Và như đã trích dẫn ở bên trên, mãi cho đến tháng 2 năm Đinh Mùi (1847), khi Nặc Ông Đôn làm vua Chân Lạp, quan quân nhà Nguyễn ở Trấn Tây thành rút hết về An Giang, thì chiến sự ở phía Nam mới được yên.

Tài liệu liên quan

  • Trong một bản tâu về triều (1840), Tuần phủ An Giang lúc bấy giờ là Nguyễn Công Trứ đã nhận xét hoạt động của quân nổi dậy ở vùng đất Nam Bộ như sau:
Tình trạng bọn thổ phỉ ở miền Nam so với sự thể tên Nông Văn Vân ở Bắc có khó khăn hơn. Tên Vân chỉ có châu Bảo Lạc...còn ở đây, bọn thổ phỉ chỗ nào cũng có...Từ tỉnh An Giang đến tỉnh Hà Tiên, quân giặc đóng đồn, quân ta vận tải lương thực và chuyển công văn bọn thổ phỉ thường chặn bắn.. 
Theo sự mô tả trong chính sử nhà Nguyễn kết hợp với những câu chuyện còn lưu truyền trong dân gian địa phương, thì cuộc tàn sát của quan quân triều Nguyễn ở Hà Âm-Hà Dương có thể sánh với cuộc tàn sát quân nổi dậy, sau khi thành Phiên An bị đánh hạ hơn mười năm trước. "Khác chăng là ở Phiên An, một đồng rộng trở thành đồng mả ngụy, còn ở Hà Âm thì thây chất thành đồi, máu chảy thành suối.
  • Sau vụ án Láng Thé ở Trà Vang (nay là Trà Vinh) năm 1848, Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) bị đày làm lính ở đồn Vĩnh Thông (làng Vĩnh Thông thuộc tổng Châu Phú (Châu Đốc) huyện Tây Xuyên khoảng 1836-1839  năm 1839 cắt sang huyện Hà Âm. Vị trí làng này ngày nay thuộc xã An Nông huyện Tịnh Biên tại phía bắc kênh Vĩnh Tế trên biên giới với xã Saom (tức Sóc Sum) huyện Kiri Vong tỉnh Takéo Campuchia). Khi đi qua Hà Âm, nhìn thấy cảnh tiêu điều do cuộc chiến đã gây ra, ông cảm xúc làm bài thơ sau:
Kinh qua Hà Âm
(Qua Hà Âm cảm tác)
Mịt mịt mây đen kéo tối sầm,
Đau lòng thuở nọ chốn Hà Âm.
Đống xương vô định sương phau trắng,
Vũng máu phi thường cỏ nhuộm thâm.
Gió trốt dật dờ nơi chiến lũy,
Đèn trời leo lét dặm u lâm.
Nghĩ thương con tạo sao dời đổi,
Dắng dỏi đêm trường tiếng dế ngâm.

Cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên (1841)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên năm 1841, là một cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn thời vua Thiệu Trị, xảy ra trên địa bàn phủ Ba Xuyên lúc bấy giờ (nay là tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam), do hai thủ lĩnh là Sơn TốtTrần Lâm cùng chỉ huy, khởi phát từ tháng 3 năm Tân Sửu (1841) đến khoảng đầu năm sau (1842) thì bị đánh tan.

Thông tin mở đầu

Địa bàn cuộc nổi dậy

Theo Đại Nam nhất thống chí, thì phủ Ba Xuyên, cách tỉnh thành An Giang 264 dặm về phía Đông Nam, nguyên là đất Ba Thắc, sau lập thành phủ An Biên. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), đổi tên là phủ Ba Xuyên. Trong di cảo của học giả Trương Vĩnh Ký còn cho biết rằng: Sóc Trăng tức Srock Khleang, phiên theo cách gọi Khmer, và có nghĩa là kho báu, kho bạc.
Sóc Trăng thời Minh Mạng được gọi là Nguyệt Giang, do ép chữ "Sóc" thành "sông", "trăng" thành "nguyệt"; nhưng sau đó lại đổi tên thành Ba Xuyên khi thành lập phủ vào năm 1835. Khi ấy, phủ Ba Xuyên gồm 3 tổng (sau đổi thành huyện): Vĩnh Định, Phong Nhiêu và Phong Thạnh. Năm 1889, Pháp nâng phủ thành tỉnh lấy tên cũ là Sóc Trăng

Thủ lĩnh cuộc nổi dậy

  • Sơn Tốt (? - 1841), người Khmer, nguyên là một thổ mục ở phủ Ba Xuyên thời Nguyễn, từng giữ chức Quản cơ trong quân đội triều đình. Theo Ban dân tộc ở hai tỉnh là Sóc TrăngKiên Giang, thì Sơn Tốt rất có thể là Sna-Tea (Sơn Nam phiên âm là Xa-ne Tia), một nhân vật được chép trong tài liệu của nhà chùa và được nhắc đến trong các truyền thuyết ở địa phương 
  • Trần Lâm (Srok Lim?, sinh:? - 1842), người Khmer, nguyên là Tri phủ Ba Xuyên 
Hiện nay chưa có thông tin chi tiết về hai ông.

Nguyên nhân

Bất bình với chính sách "đồn điền" của triều Nguyễn, vì nó đã tạo ra cơ hội cho quan lại cùng địa chủ đổ xô đến Ba Xuyên, Lạc Hóa...chiếm đoạt ruộng đất   Bên cạnh đó, chủ trương nhằm thay đổi phong tục tập quán cùng việc cải cách tổ chức nông thôn của tộc người KhmerNam Bộ, khiến họ mất quyền tự trị càng gây thêm căm phẫn. Đề cập đến vấn đề này, nhà văn Sơn Nam, viết:
Chánh sách của vua Minh Mạng đối với người Miên (luôn cả người Lào, người Mường...) là "nhứt thị đồng nhơn" (xem tất cả cùng là người), nghe qua thì như là dân chủ, nhưng thực chất là muốn bắt buộc các sắc dân phải theo luân lý, theo cách tổ chức thôn xóm, cúng tế của Việt Nam và Tàu, lại buộc họ phải lấy họ, như họ Sơn, Thạch, Kim, Kiên...
Bực dọc âm ỉ cho đến đầu năm 1841, thì tộc người Khmer ở nhiều nơi lần lượt nổi lên chống Nguyễn (trong số đó có cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên), bởi lúc bấy giờ vua Thiệu Trị vừa nối ngôi, loạn lạc trong nước chưa yên, còn ở Trấn Tây thành (Chân Lạp) thì quan quân nhà Nguyễn đang bị người bản xứ chống đối mãnh mẽ...

Diễn biến

Tháng 3 năm Tân Sửu (1841), Sơn Tốt đem lực lượng của mình đã chiêu tập được hiệp với lực lượng của thủ lĩnh Trần Lâm, bởi cả hai có chung một địa bàn (Ba Xuyên) và chung một mục đích chống Nguyễn. Ngoài ra, Sơn Tốt còn cho liên kết với cuộc nổi dậy của Lâm Sâm ở phủ Lạc Hóa (Trà Vinh) nhằm hỗ trợ và chia sức quân triều.

Trận phủ thành Ba Xuyên

Khởi đầu, Sơn Tốt và Trần Lâm chia lực lượng ra làm hai, một cánh bao vây phủ thành Ba Xuyên. , một cánh kéo lên phía Bắc đánh phá huyện thành Vĩnh Định (ở xã Tân An, thành phố Cần Thơ hiện nay).
Hốt hoảng, viên Tri huyện Vĩnh Định trốn chạy, đồng thời cấp báo lên cấp trên ở tỉnh Vĩnh Long. Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long & Định Tường) Dương Văn Phong thân đem quân đến cứu, chiếm lại được huyện lỵ Vĩnh Định, rồi tiến luôn đến Bãi Xàu, để giải vây cho phủ thành Ba Xuyên. Ở phía ngoài phủ thành Ba Xuyên, một trận đánh quyết liệt đã diễn ra, làm thủ lĩnh Sơn Tốt chết ngay tại trận.
Tuy giải phóng được phủ thành Ba Xuyên, nhưng lực lượng của Trần Lâm vẫn còn đóng giữ khu vực chợ Bãi Xàu. Để đánh bật đối phương ra khỏi nơi ấy, Tổng đốc Phong cho quân theo đường thủy và đường bộ đánh thẳng vào chợ Bãi Xàu, phá vỡ được thế chống cự của quân nổi dậy, thu hết các thứ tích trữ, đốt hết các đồn bảo, bắt được nhiều thuyền bè và khí giới.
Bị đánh thua, Trần Lâm cho phân tán quân ra rút khỏi chợ Bãi Xàu, rồi chia nhau đóng ở các xứ Mã Tộc, Sóc Trăng (tên khu vực trùng tên tỉnh) và Trà Tâm.
Nhận được tin đội quân của Trần Tâm và của Lâm Sâm vẫn đang khẩn trương đào hào đắp lũy, tính kế kháng cự lâu dài với quân triều đình, vua Thiệu Trị vội vàng cho triệu Tham tán thành Trấn Tây là Nguyễn Tiến Lâm (Sơn Nam ghi là Nguyễn Tấn Lâm) từ Nam Vang về nước, để nắm quyền tổng chỉ huy cuộc trấn áp. Ngoài ra, nhà vua còn điều thêm hai tướng nữa là Nguyễn Công Trứ (về nước cùng với Nguyễn Tiến Lâm), Nguyễn Tri Phương cùng tiếp tay. Đến khi tướng Trương Minh Giảng rút quân từ Chân Lạp về An Giang, lại có thêm 3.000 quân nữa cùng tham gia cuộc trấn áp 

Trận Mã Tộc

Khoảng cuối mùa xuân năm 1841, Trần Lâm vẫn còn trong tay hơn 6.000 quân. Ngán ngại trước sức mạnh này, Tổng đốc Phong viện cớ ốm (đau chân), để giao quyền chỉ huy lại cho Lãnh binh Nguyễn Duy Tráng.
Lãnh binh Tráng bèn dẫn ba đạo quân tiến đến xứ Mã Tộc. Sách Đại Nam thực lục kể lại đại để như sau:
Quân nổi dậy giả vờ tổ chức tiệc rượu, chờ cho quân triều tới nơi thì bỏ chạy tán loạn. Quân triều tưởng rằng đối phương bị đánh bất ngờ nên chạy trốn, bèn tranh nhau công vào tiệc rượu, ngả cờ, buông khí giới ngồi xuống ăn uống. Tức thì quân Trần Lâm quay trở lại đánh úp, làm tan rã đạo hậu quân. Hai đạo trung và tiền nghe tin, liền hốt hoảng vất cả khí giới mà chạy.
Thời may, cánh quân cứu viện do Phó lãnh binh Mai Văn Đổng đến kịp, đuổi được quân nổi dậy ra khỏi đồn, nhưng viên lãnh binh này không dám xua quân truy đuổi vì lý do "đường đi có quá nhiều sông ngòi chằng chịt, không tiện đuổi theo đến cùng". Sau trận này, phía quân triều chết hai Phó vệ úy, một Phó quản cơ và 5 Phó cơ (trong số đó có một Phó vệ úy Cẩm y vệ và một viên Phó cơ đều bị giết chết ngay tại bàn tiệc). Về vũ khí, quân triều mất 14 súng lớn cùng rất nhiều binh khí và đạn dược 

Trận Sóc Trăng và Nhu Gia

Tuy gây nhiều thiệt hại cho quân triều, nhưng quân nổi dậy phải bỏ căn cứ Mã Tộc mà chạy về Sóc Trăng và Nhu Gia, là hai nơi hiểm yếu, làm thêm rào chắn, đấp thêm lũy đất và cảng ngăn sông.
Nghe do thám báo về đường bộ và đường thủy dẫn đến hai căn cứ đều bị nghẽn, Tổng đốc Dương Văn Phong càng thêm lo, bèn lấy cớ chân chưa được khỏe, để sai các thuộc cấp của mình đem quân thủy bộ tiến đánh.
Không đợi quân triều tới nơi, ở Sóc Trăng, thủ lĩnh Trần Sâm cứ một toán quân nhỏ ra kiêu khích rồi giả vờ bỏ chạy. Sợ mắc mưu như ở trận Mã Tộc, quan quân lụt tục kéo về, nhưng đến nửa đường thì bị quân nổi dậy mai phục ở hai bên bờ sông xông ra đánh thọc sườn, phải tháo chạy hết về phủ thành Ba Xuyên.
Tương tự, ở Nhu Gia quân triều cũng bị phục binh mà tan tan cả. Quân nổi dậy đã lấy nhiều giáo nhọn phóng bừa ra làm cho Phó lãnh binh Mai Văn Đổng, hai Phó vệ úy và hai Phó cơ chết ngay tại trận, binh lính ngã xuống sông chết đuối cũng nhiều, lại bị mất khẩu súng quá sơn lớn bằng đồng và khí giới các hạng 

Trận Trà Tâm

Cũng thời gian này, một cánh quân do Hòe Ất (vốn là thuộc cấp của Sơn Tốt) chỉ huy từ vùng sông Ô Môn (nay là quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) kéo về đóng ở Trà Tâm 
Hy vọng không đánh mà có thể thắng được, tướng Nguyễn Tri Phương bèn cho người đi chiêu hàng. Nhưng chờ mãi không thấy quân nổi dậy buông khí giới, mà chỉ thấy đối phương tiếp tục bố trí trận địa phòng ngự, tướng Phương bèn chia quân ra làm ba mũi cùng tiến về Trà Tâm.
Trước lực lượng đông đảo và hùng hổ này, Hòa Ất không cho quân ra đối mặt, mà chỉ cho mai phục, rồi đánh tạt ngang sườn đạo hậu quân, giết chết tại trận một viên Phó vệ úy, một viên Phó cơ. Còn súng lớn súng nhỏ, khí giới và nghi trượng bị bỏ mất khá nhiều 

Kết thúc

Khoảng cuối tháng 9 âm lịch năm Tân Sửu (1841), thủ lĩnh Trần Sâm lại tập hợp được ngót 5.000 quân. Cùng thời gian này, tình hình trên đất Chân Lạp rất tồi tệ, buộc vua Thiệu Trị phải ra lệnh cho tướng Trương Minh Giảng lặng lẽ rút quân về nước. Nhưng khi đến nơi thì viên tướng này mất vì bệnh (nhưng lý do chính là vì buồn giận triều đình. [lời của Sơn Nam]). Không bỏ lỡ cơ hội, quân Xiêm mở ngay cuộc xâm lăng vào lãnh thổ nước Việt.
Vừa lo thù trong, giặc ngoài, vừa nóng lòng vì không phá tan được quân nổi dậy, tướng tổng chỉ huy cuộc đàn áp là Tham tán Nguyễn Tiến Lâm, gấp rút dốc hết lực lượng, chia làm ba mũi, tiến đến giồng Cổ Lũy (có lẽ ở Mã Tộc) rồi cùng đánh khép lại.
Tháng 10, quân triều đánh tan được lực lượng của Lâm Sâm ở Rum-Đuôn, làm cho lực lượng của Trần Lâm bị cô lập, bị đàn áp dữ dội, và rồi suy yếu nhanh chóng. Sang đầu năm 1842, trong một trận đánh ở gần Sóc trăng, thủ lĩnh Trần Lâm bị giết tại mặt trận. Từ lúc đó, cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên kể như kết thúc.
Nhìn chung, giống như các nổi dậy ở Lạc Hóa (Trà Vinh), Hà Tiên và vùng Thất Sơn (An Giang), cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên năm 1841 vẫn có một kết cục thảm hại, vì quân đội lúc này hãy còn mạnh và vì đây cũng chỉ là một cuộc nổi dậy mang đậm tính địa phương riêng rẽ, giá trị thu hút của nó cũng không lớn. Nhưng điểm đáng chú ý ở đây là, người đứng đầu cuộc nổi dậy vốn là quan chức ở địa phương, và thuộc tộc người Khmer.

Cuộc nổi dậy ở Thất Sơn (1841)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc nổi dậy ở Thất Sơn (1841) là một cuộc khởi binh (không rõ ai là thủ lĩnh) chống lại nhà Nguyễn thời vua Thiệu Trị, xảy ra trên địa bàn vùng Thất Sơn (nay thuộc An Giang, Việt Nam), khởi phát từ khoảng tháng 10 (âm lịch) năm Tân Sửu (1841) đến khoảng tháng 5 (âm lịch) năm sau (1842) thì bị đánh tan.

Bất ổn ở Nam Bộ (1841-1842)

Nguyên từ cuối đời vua Minh Mạng, đất Nam Bộ và đất Chân Lạp (nay là vương quốc Campuchia) đã có loạn lạc, các tướng nhà NguyễnTrương Minh Giảng, Nguyễn Tiến Lâm, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ,...cứ phải đem quân đi tiễu trừ mãi, đánh được chỗ này thì chỗ kia nổi lên.
Tháng 3 năm 1841, Lâm Sâm cùng với nhiều sư sãi nổi dậy ở Lạc Phú (Trà Vinh), Sơn Tốt và Trần Lâm nổi dậy ở Ba Xuyên (Sóc Trăng); ở Chân Lạp thì những người bản xứ cùng với quân Xiêm La kéo đến đánh phá quan quân người Việt đang đồn trú ở đó. Quân Việt chống không nổi, triều đình Huế lấy việc ấy làm lo phiền.
Thiệu Trị nguyên niên (1841), đại thần Tạ Quang Cự tâu xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang. Nhà vua nghe theo lời ấy, xuống chiếu truyền cho tướng Trương Minh Giảng rút quân về nước, nhưng mới ông này mới về tới An Giang thì mất  

Địa bàn nổi dậy

Thất Sơn (tức Bảy Núi), giáp biên giới với vương quốc Campuchia, gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Vùng này khi xưa thuộc Chân Lạp, rồi trong một cuộc tranh giành quyền lực, Nặc Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại ngôi vua. Để tạ ơn, Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi, vào năm 1757
Lúc bấy giờ, theo nhà văn Sơn Nam, thì:
Vùng biên giới này bắt đầu xáo trộn khi vào năm 1838, tên Gi (làm chức An phủ cho triều Nguyễn) cấu kết với người Xiêm. Năm sau, viên Quản cơ người Miên (Khmer) ở An Giang là Hàn Biện cùng đồng bọn làm phản rồi bỏ đi...Năm 1840, tình hình thêm bi đát: Người Miên ở Tịnh Biên (An Giang) nổi dậy khiến quan Tri phủ bỏ trốn, loạn quân kéo về phía biên giới Hà Tiên đánh đồn Châu Nham (Đá Dựng), quan binh nhiều kẻ bị hại. Tháng 10 năm ấy, quân nổi dậy gồm 2.000 người kéo qua tận Kiên Giang, phá chợ Rạch Giá...(Ngoài ra) vùng Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) cũng bị khuấy động...

Nguyên nhân nổi dậy

Nhân dịp vua Thiệu Trị vừa nối ngôi, các quan quân nhà Nguyễn làm nhiệm vụ bảo hộ bên Trấn Tây thành (Chân Lạp) đang bị người bản xứ chống đối mãnh mẽ (vì áp bức và quan liêu  ), và trong nước thì loạn lạc xảy ra ở nhiều nơi; một số cư dân ở vùng núi Thất Sơn, mà phần lớn thuộc tộc người Khmer, đã dựa vào sự hỗ trợ của quân Xiêm và quân Chân Lạp để hình thành một cuộc nổi dậy.
Đề cập đến nhiều cuộc nổi dậy ở Nam Bộ lúc bấy giờ (trong đó có cuộc nổi dậy ở Thất Sơn), nhà văn Sơn Nam đã chỉ ra một số nguyên nhân sau:
Vua Minh Mạng mất, để lại gánh nặng ở phía biên giới Việt-Miên. Loạn lạc đã phát khởi ngay từ khi cuộc chinh phạt của tướng Trương Minh Giảng đang diễn ra tại phía Biển Hồ, tuy rằng về hình thức là dẹp xong nhưng mầm mống còn đó. Người Miên cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam dường như sẵn sàng hưởng ứng, chống đối quan lại địa phương khi ở Cao Miên phong trào lên cao. Quân Xiêm lại khéo phao tin tuyên truyền. Người Cao Miên lúc bấy giờ ở Nam Kỳ lại bực dọc với chính sách "nhứt thị đồng nhơn" của vua Minh Mạng, bắt buộc họ phải lấy tên, lấy họ như người Việt để đồng hóa. Lại còn chủ trương cải cách tổ chức nông thôn cổ truyền của sóc Miên khiến họ mất quyền tự trị. 

Diễn biến

Khởi đầu

Khoảng tháng 10 (âm lịch) năm Tân Sửu (1841), trong lúc quan quân nhà Nguyễn đang dốc sức đàn áp cuộc nổi dậy ở Lạc Hóa (Trà Vinh ngày nay), ở Ba Xuyên, thì cuộc nổi dậy ở Thất Sơn liền nổ ra.
Khởi đầu, quân nổi dậy không chỉ hoạt động trong vùng rừng núi Thất Sơn, mà còn phân tán thành nhiều toán nhỏ đi quấy rối suốt dọc kênh đào Vĩnh Tế đến tận Tân Châu (bên bờ sông Tiền, nay thuộc An Giang), buộc quân triều đình phải chia ra đối phó. Ngoài ra, lực lượng nổi dậy còn phối hợp chặt chẽ với quân nổi dậy ở Hà Âm của Hà Tiên 
Tuần phủ An Giang lúc bấy giờ là Nguyễn Công Trứ nhận được tin, liền cấp báo cho triều đình Huế. Trong sách Đại Nam thực lục có chép lại lời tâu viên quan này như sau, trích:
Một dải kênh Vĩnh Tế, bên hữu ngạn từ Vĩnh Thông [thuộc Hà Âm] đến Tiên Nông [thuộc Hà Châu Hà Tiên], bên tả ngạn từ Vĩnh Lạc đến Tịnh Biên, bọn thổ phỉ kết đồn trại liên tiếp...mà liệu số quân ta có ít, phòng giữ không đủ...Nếu Thất Sơn chưa dẹp yên được thì vẫn làm ngăn trở cho phía sau kênh Vĩnh Tế, vậy nên một phen hết sức tiễu trừ để tuyệt hết mối lo về sau...

Trận Tượng Sơn

Được tin, vua Thiệu Trị liền sai tướng Lê Văn Đức vào hiệp cùng quyền Tổng đốc An Hà Phạm Văn Điển đem quân đi trấn áp. Sau khi thăm dò khả năng của đối phương, tướng Lê Văn Đức đã yêu cầu tướng Nguyễn Văn Chương mang quân đến trợ giúp. Nhận lời, tướng Tri Phương (lúc này vẫn còn mang tên là Nguyễn Văn Chương) cử ngay Nguyễn Lương Nhàn đem quân đi đường bộ, còn tự mình dẫn một cánh quân khác theo dòng kênh Vĩnh Tế vào thẳng căn cứ chính của quân nổi dậy ở Tượng Sơn (tức núi Tượng, một trong Bảy Núi).
Trong khoảng thời gian này (tháng Giêng năm Nhâm Dần [1842]), 75 chiến thuyền quân Xiêm đến đánh vào đảo Phú Quốc, một cánh quân Xiêm khác lại đến giúp quân Miên (Khmer) quấy rối bờ biển Hà Tiên. Khoảng tháng 2 năm ấy, quân Xiêm tràn vào Hà Tiên rồi tiến đến chiếm trọn vùng kênh Vĩnh Tế và vùng núi Cô Tô. Trước nguy cơ "thù trong giặc ngoài", vua Thiệu Trị cho quân chủ lực từ Huế cùng với lính thú từ Quảng Ngãi, Quảng Nam kéo vào tăng cường.
Đầu mùa hạ năm 1842, sợ quân nổi dậy ở Thất Sơn càng gắn kết với quân ngoại xâm thì tình hình càng thêm bất lợi, các viên tướng có nhiệm vụ bèn bàn nhau chia quân ra làm nhiều mũi cùng đánh ập các đồn trại của quân nổi dậy ở Tượng Sơn. Không chống đỡ nổi, quân nổi dậy chạy hết về núi Tà Béc, núi Cô Tô…rồi dựa vào chỗ hiểm để cố thủ.
Trên đường truy đuổi, tháng 4 (âm lịch) tướng Phạm Văn Điển mất vì bệnh, các đạo quân triều liền được lệnh tạm rời khỏi khu vực Thất Sơn và Vĩnh Tế để chuẩn bị cho một kế hoạch mới.

Trận Xà Tón

Tháng 5 (âm lịch) năm 1842, tướng Lê Văn Đức mở cuộc tấn công lần thứ hai. Lần này, ngoài lực lượng mà mình đã có, tướng Đức còn yêu cầu các cánh quân ở Hà Tiên kéo lên phối hợp, hòng tiêu diệt đối phương bằng một trận chớp nhoáng. Cả thảy gồm khoảng 5.000 quân, được chia thành 5 đạo, cùng tiến vào Xà Tón (tức Tri Tôn) bằng nhiều hướng.
Gần đến nơi, thì cánh tiền quân do tướng Tôn Thất Thường chỉ huy lọt vào trận mai phục. Từ các chỗ ẩn nấp, quân nổi dậy đồng loạt xông ra đáng giáp lá cà, vừa đánh vừa dụ quân triều về phía đầm lầy...Trước nguy cơ vỡ đội hình, tướng Thường đành liều mạng thúc quân xông tới, liền bị đối phương đâm trọng thương. Còn binh lính thì bị tấn công tới tấp, khiến xô cả vào trong đầm.
Kết cuộc, khoảng 600 biền binh đều tan tác. Số quan quân bị thương và chết hơn 40 người (trong số đó có một viên Suất đội bị chém chết tại trận), bỏ mất 8 cỗ súng quá sơn và súng tay cùng nhiều đạn dược. Các đạo quân đi sau, gặp quân lính đang tháo chạy về, cũng hoảng loạn theo...

Kết thúc

Tuy bị thiệt hại, nhưng lực lượng quân triều vẫn còn đủ sức dẹp yên. Đợt tấn công đầu tiên của quân Xiêm đã bị chận lại ở khắp các mặt trận...Sách Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (biên soạn năm 1901), có chép lại sự kiện này như sau:
Phi Nhã Chất Tri đem quân Xiêm đến dựng đồn lũy ở bờ kênh Vĩnh Tế. Quan quân ta bèn chia ra nhiều cánh, đi tiễu trừ, giết và làm bị thương rất đông...Bọn giặc (do gián điệp Xiêm tổ chức) ở núi Tượngnúi Cấm nghe tin, bèn chạy trốn...
Sách Việt Nam sử lược, kể chi tiết:
Khi quân của Nguyễn Tiến LâmNguyễn Công Trứ dẹp xong bọn Lâm Sâm ở Nam Kỳ, thì quân Xiêm La lại đem binh thuyền sang cùng với quân giặc (chỉ quân nổi dậy ở Thất Sơn) để đánh phá. Vua Thiệu Trị bèn sai Lê Văn Đức làm Tổng thống đem binh tướng đi tiễu trừ. Sai Nguyễn Tri PhươngNguyễn Công Nhân giữ mặt Vĩnh Tế, Phạm Văn Điển và Nguyễn Văn Nhân giữ mặt Hậu Giang. Ba mặt cùng tiến binh lên đánh, quân Xiêm và quân giặc thua to, phải rút về giữ Trấn Tây thành (Chân Lạp). Quan quân đuổi được quân Xiêm La ra ngoài bờ cõi rồi, đặt quân giữ các nơi hiểm yếu để đợi ngày tiến tiễu.. 
Riêng ở mặt trận Xà Tón, tuy cánh tiền quân đã bị đẩy lui như đã kể trên, nhưng sau khi chấn chỉnh lại đội ngũ, lực lượng quân triều cũng đã đánh tan được quân Xiêm cùng quân nổi dậy ở địa phương, tái chiếm lại được vùng đất Cô Tô, Tà Béc vào khoảng tháng 6 năm 1842. Quốc Triều Chính Biên chép:
Tổng thống Lê Văn Đức kéo quân đến Xà Tón...đem súng lớn bắn phá đồn lũy giặc, giặc chạy tan. Rồi Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Tri Phương cũng tới quân thứ cùng nhau tấn binh tới núi Cô Tô, giặc sợ trốn. Một số ra đầu thú gồm người Tàu và người Xiêm có tới số ngàn... 
Liền sau đó, Nguyễn Công Trứ lãnh trách nhiệm thành lập ấp, khuyến khích dân địa phương trở lại canh tác bình thường, nhưng kết quả không khả quan. Quân Xiêm cứ âm mưu trở lại. Theo sử gia Trần Trọng Kim, thì mãi cho đến tháng Hai năm Đinh Mùi (1847), khi triều đình phong cho Nặc Ông Đôn làm vua Chân Lạp, lại xuống chiếu truyền cho quân thứ ở Trấn Tây rút về An Giang. Từ đó việc ở phía Nam mới được yên [12].

Cuộc nổi dậy Lâm Sâm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc nổi dậy của Lâm Sâm là một cuộc khởi binh chống lại nhà Nguyễn thời vua Thiệu Trị xảy ra ở phủ Lạc Hóa (Việt Nam) do Lâm Sâm (hay Sa Sâm, không rõ năm sinh năm mất) làm thủ lĩnh, khởi phát từ tháng 3 nhuận (âm lịch) năm Tân Sửu (1841) đến tháng 10 (âm lịch) cùng năm thì bị đánh tan  

Nguyên nhân xa và gần

Từ lâu, các vua chúa Việt Nam luôn lo lắng về các vùng có tộc người Khmer định cư tập trung và lâu đời ở Nam Bộ. Bởi đây là vùng đất mới đối với người Việt, cho nên khi chúa Nguyễn Phúc Ánh còn ở đất Gia Định, đã cho phép người Khmer ở địa phương lập đồn điền, và mỗi năm chỉ phải nạp lúa thuế mà thôi. Đến khi nối ngôi vua, năm 1835, vua Minh Mạng cũng đã cho tộc người này hưởng chế độ tự trị rộng rãi, với quan phủ và các quan lại khác coi việc nội an đều là người Khmer. Tuy nhiên, trong sâu xa các nhà cầm quyền vẫn muốn người Khmer trên đất Nam Bộ qui thuận theo mình, vì lẽ đó, lệnh trên ban ra có khi thiếu nhất quán và không phù hợp, mà chính sách "nhứt thị đồng nhơn" là một ví dụ.
Hậu quả là, nhân cơ hội quan quân nhà Nguyễn ở Chân Lạp đang vấp phải sự chống đối mãnh mẽ của người bản xứ (vì đã đem nước họ sáp nhập vào Đại Nam), mà tộc người Khmer ở Nam Bộ cũng đã lần lượt đứng lên (trong số đó có cuộc nổi dậy của Lâm Sâm), gây nhiều tang thương mất mát.
Nhìn lại vấn đề này, nhà văn Sơn Nam đã chỉ ra mấy nguyên nhân chủ yếu như sau:
Vua Minh Mạng mất, để lại gánh nặng ở phía biên giới Việt-Miên. Loạn lạc đã phát khởi ngay từ khi cuộc chinh phạt của tướng Trương Minh Giảng đang diễn ra tại phía Biển Hồ, tuy rằng về hình thức là dẹp xong nhưng mầm mống còn đó. Người Miên cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam dường như sẵn sàng hưởng ứng, chống đối quan lại địa phương khi ở Cao Miên phong trào lên cao. Quân Xiêm lại khéo phao tin tuyên truyền. Người Cao Miên lúc bấy giờ ở Nam Kỳ lại bực dọc với chính sách "nhứt thị đồng nhơn" của vua Minh Mạng, bắt buộc họ phải lấy tên, lấy họ như người Việt để đồng hóa. Lại còn chủ trương cải cách tổ chức nông thôn cổ truyền của sóc Miên khiến họ mất quyền tự trị. 
Còn Nguyễn Phan Quang, thì nhấn mạnh đến tệ tham lam của quan lại và địa chủ, giáo sư viết:
Do bất bình với chính sách "đồn điền" của triều Nguyễn, vì nó đã tạo ra cơ hội cho quan lại cùng địa chủ đổ xô đến Lạc Hóa, Ba Xuyên...chiếm đoạt ruộng đất. Bên cạnh đó, việc thay đổi phong tục tập quán địa phương và âm mưu gây chia rẽ giữa các thành phần dân tộc cũng đã góp phần làm nên nhiều cuộc nổi dậy.

Diễn biến

Trước ngày 1 tháng 8 năm 1932, phủ Lạc Hóa gồm 2 huyện là Tuân Nghĩa và huyện Trà Vinh, trực thuộc trấn Vĩnh Long. Sau ngày này, vua Minh Mạng bỏ trấn và chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh trực thuộc triều đình Huế, và hai huyện trên vẫn thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long như cũ (cho đến khi thực dân Pháp chiếm lấy toàn cõi Nam Kỳ).
Theo Đại Nam nhất thống chí , thì lúc bấy giờ trên hai bờ rạch Trà Vinh, người Kinh người Thổ ở lẫn lộn, thuyền buôn tụ họp, cũng là một nơi đô hội ở vùng biển .
Rồi chính những nguyên nhân trên, mà nơi đô hội ấy không còn, bởi người dân Khmer (cùng một số người Việtngười Hoa ) ở phủ Lạc Hóa đã tin theo lời của Lâm Sâm để cầm vũ khí chống Nguyễn.
Theo Sơn Nam, thì thủ đoạn xách động (của Lâm Sâm) là dùng bùa ngãi, do các tên thầy bùa đưa ra rồi loan tin thất thiệt: "Ai không theo chúng sẽ bị Trời Phật hại, ai theo thì được cứu thoát, nên có lúc loạn quân lên đến bảy, tám ngàn. Ngoài Lâm Sâm, còn có tên tổng Cộng (chắc là cai tổng tên Cộng) và một tên tự xưng là phò mã Đội. Còn võ khí là đao mác, chà gạc, phãng kéo cổ thẳng (sau trở thành cây mã tấu)...

Đánh phá phủ Lạc Hóa, chiếm giữ huyện Trà Vinh

Đầu tháng 3 nhuận (âm lịch, 1841), Lâm Sâm khởi binh. Đầu tiên, ông cầm quân tiến đánh phủ lỵ Lạc Hóa, binh lính chống đỡ không nổi, viên Tri phủ bỏ chạy, cấp báo về tỉnh Vĩnh Long. Bố chính Trần Tuyên (hay Trần Trung Tiên) liền trực tiếp cầm quân ứng cứu. Từ Vĩnh Long, ông kéo quân đến đồn Nguyệt Lãng vừa tiến vừa thăm dò, ngót 20 ngày mới tới sóc Lò Ngò  liền bị hơn ngàn quân nổi dậy kéo ra ngăn lại.
Bố Chính Trần Tuyên bí mật thu quân về sóc Ô Đùng , thì bị nổi dậy phục kích ở vùng Trà Tử (nay gọi là Hiếu Tử), giết chết ông cùng viên Tri huyện Trà Vinh là Huỳnh Hữu Quang 
Nhân đà thắng lợi, Lâm Sâm thúc quân đến vây đánh tấn  Định An, chém chết viên Thủ ngự rồi nhanh chóng rút lui.
Tháng 4 âm lịch (1841), tức một tháng sau ngày khởi binh, Lâm Sum lại dẫn hơn 300 quân đến vây đánh đồn Nguyệt Lãng và nhiều đồn trại của quân triều đình trên bờ sông Trà Vinh. Đồng thời, cử người chỉ huy 2000 quân kéo lên chiếm giữ Giồng Sang , ngăn đường tiến của quân triều đình theo sông Cổ Chiên vào cứu viện. Kể từ đó, lực lượng nổi dậy kể như hoàn toàn làm chủ huyện lỵ Trà Vinh.
Nhận được tin cấp báo, vua Thiệu Trị liền triệu Tham tán thành Trấn Tây là Nguyễn Tiến Lâm từ Nam Vang về nước, để nắm quyền tổng chỉ huy cuộc trấn áp. Ngoài ra, nhà vua còn điều thêm hai tướng là Nguyễn Công Trứ (về nước cùng với Nguyễn Tiến Lâm), Nguyễn Tri Phương và Tổng đốc Bùi Công Huyên cùng tiếp tay. Khi tướng Trương Minh Giảng rút quân từ Chân Lạp về An Giang, lại có thêm 3.000 quân nữa  vậy mà theo Bản Triều Bạn Nghịch, thì: tuy phá tan được luôn, nhưng chỗ này tan rã thì chỗ kia qui tụ lại, cứ đánh phía Đông, giữ phía Tây không thể nào diệt hết được.. 
Để đối phó lại đạo quân triều hùng mạnh ấy, Lâm Sâm cử thuộc cấp là Trần Hồng mang vài ngàn quân đến đánh phá vùng sóc Kỷ La  để bày thế trận nhằm phối hợp và chi viện lẫn nhau.
Sau trận này, liệu thế khó chống giữ, hai ông nhanh chóng rút hết quân về củng cố các căn cứ ở vùng Trà Cú, Xoài Xiêm thuộc huyện Tuân Nghĩa, sau khi chiếm giữ huyện lỵ Trà Vinh suốt trong 4 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1841).

Trận Xoài Xiêm và Rum-Đuôn

Cuối tháng 6 năm 1841, quân nổi dậy tựa vào chỗ hiểm để chống giữ, rồi lừa cho đại quân lọt vào trận địa phục kích, gây tổn thất nặng cho quân triều.
Đến tháng 8, Lâm Sâm cho di chuyển quân về lập căn cứ ở Chrui-Ton-Xa thuộc Ba Xao , gần sông lớn để có thể tiến thoái, lại có thể phối hợp với hai cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên (Sóc Trăng) do thủ lĩnh Sơn Tốt và thủ lĩnh Trần Lâm đứng đầu.
Lại thấy khó có thể cầm cự lâu dài ở Ba Xao, Lâm Sâm lại quyết định rút lực lượng về Rum-Đuôn (tức Sâm Đô chép trong Đại Nam thực lục ) cố giữ lũy dàn quân chống lại. Mấy đạo quân triều ồ ạt kéo vào vây chặt khu vực. Lâm Sâm bố trí trận mai phục bên hồ nước Trơpăn-Krôpư (bầu cá sấu), gây thêm một số tổn thất cho quân triều, giết chết một viên Phó quản cơ và một cai đội. Nhưng khi mấy đạo quân triều chia đánh mấy mặt thì lực lượng nổi dậy mất dần sức và nhanh chóng tan rã, căn cứ bị phá hủy. Lúc ấy là vào tháng 10 âm lịch năm Tân Sửu (1841).
Sách Quốc triều sử toát yếu kể:
Tháng 10 (âm lịch) năm Tân Sửu (1841)…Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Công Trứ phá tan giặc Lâm Sum (Sâm) tại xứ Sâm Đô, (khiến) phủ lạc Hóa đều yên. Tướng giặc là Kiên Hồng, Trần Hồng, Thạch Đột tới trước cửa quân xin hàng; bỏ củi giải về Kinh (rồi làm tội cực hình)... 

Kết thúc

Theo một nguồn tư liệu của địa phương, sau khi thất trận ở Rum-Đuôn, thủ lĩnh Lâm Sâm chạy sang cù lao Cồn Cộc ẩn náu một thời gian. Khi quân triều rút đi, ông trở về Trà Cú thì bị bắt cùng với người con trai tên là Lâm Tham khoảng đầu năm 1842  rồi bị xử theo "chánh pháp" 
Rút lại, ở nửa đầu thế kỷ 19, cuộc nổi dậy ở Lạc Hóa là một trong vài cuộc nổi dậy lớn, tuy ngắn ngủi nhưng nó có tính chất điển hình. Và mặc dù quyết liệt, nhưng nó vẫn thất bại, vì đây cũng chỉ là một cuộc nổi dậy mang đậm tính địa phương riêng rẽ, giá trị thu hút của nó không lớn. Về phía nhà Nguyễn, nhờ có lực lượng quân sự đông đảo nên cuối cùng cũng đàn áp được, nhưng xét ra cách làm này vẫn không thể làm dịu bớt những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội.
Cuộc nổi dậy ở Lạc Hóa, thực sự là lời cảnh báo của một bộ phận cư dân không nhỏ ở Nam Bộ đối với nền thống trị của triều Nguyễn, trong đó có chính sách đối với người dân tộc

Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Việt – Xiêm (1841-1845)
Một phần của Xiêm La xâm lược Đại NamXiêm-Việt cạnh tranh ảnh hưởng ở Cao Miên
VietXiem1845.jpg
.
Thời gian 1841-1845
Địa điểm Nam Kỳ của Đại Nam và Cao Miên
Kết quả Việt-Xiêm ký hòa ước và cùng rút quân, Cao Miên phải thần phục cả hai. Nam Kỳ chính thức được Xiêm La và Cao Miên công nhận thuộc Đại Nam (Việt Nam).
Tham chiến
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Đại Nam (Nhà Nguyễn) Flag of Thailand (1817).svg Xiêm La (nhà Chakri)
Chỉ huy
Chỉ huy chính: Early Nguyen Dynasty Flag.svg Trương Minh Giảng
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Lê Văn Đức
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Nguyễn Tiến Lâm
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Nguyễn Công Nhàn
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Phạm Văn Điển
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Nguyễn Công Trứ
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Võ Văn Giải
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Nguyễn Tri Phương
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Doãn Uẩn
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Nguyễn Văn Hoàng
Early Nguyen Dynasty Flag.svg Tôn Thất Nghị
Ancient flag of Cambodia.png Ang Mey (Mỹ Lâm quận chúa)
Chỉ huy chính: Flag of Thailand (1817).svg Chao Phraya Bodin (Chất Tri)
Flag of Thailand (1817).svg Ô Thiệt vương (nước Xiêm)
Flag of Thailand (1817).svg Prayurawongse (Cao La Hâm, Tish Bunnag , Phi Nhã Phật Lăng)
Ancient flag of Cambodia.png Ang Duong (hoàng tử Cao Miên)
Ancient flag of Cambodia.png Ang Em (hoàng tử Cao Miên)


Lực lượng
Không rõ Không rõ
Tổn thất
Số quân thương vong và thiệt hại khác không rõ. Số quân thương vong và thiệt hại khác không rõ.
.
Chiến tranh Việt- Xiêm (1841-1845) là cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama IIIĐại Nam thời Thiệu Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam Kỳ (Nam Bộ Việt Nam). Cuộc chiến được chia làm 2 phần chính diễn ra chủ yếu vào các năm 1842 và 1845.
Phần đầu cuộc chiến xảy ra năm Nhâm Dần (1842) bao gồm nhiều trận lớn nhỏ, phần lớn đã xảy ra ở Kiên GiangAn Giang thuộc miền Nam Việt Nam. Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện thì đây là cuộc chiến tranh giữ nước quan trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những tướng giỏi chỉ huy.

Nguyên nhân

Theo sử gia Phạm Văn Sơn thì:
Sau chiến thắng năm Giáp Ngọ (1834), uy danh của chính quyền Việt Nam được nổi hơn bao giờ hết, các nước chư hầu càng thêm kính phục. Quốc vương Xiêm La phải cử một sứ bộ qua Huế xin giảng hòa... Mọi việc đáng lẽ tốt đẹp và êm ả, thì trái lại đám quan lại [4] Việt Nam sang Trấn Tây thành (Nam Vang) đã có nhiều hành động lạm quyền, lạm thế và những nhiễu dân. Chẳng bao lâu, họ bắt cả Ngọc Vân công chúa về Gia Định, đem Trà Long (Chakrey Long) và La Kiên đày ra Bắc Việt. Miệt thị hoàng gia, loại trừ cấp lãnh đạo bản địa, trong lúc kẻ thù (Xiêm La) đang rình cạnh nách. Việc này quá tàn bạo, thất nhân tâm, lại lỗi lầm về phương tiện chiến lược và đã đưa đến một hậu quả vô cùng tai hại: Dân Chân Lạp không chịu được sự sĩ nhục liền vùng vậy chống lại chính sách Việt hóa Chân Lạp mà bấy lâu họ đã căm giận. Em Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn phất cờ khởi nghĩa, người Xiêm tất nhiên chỉ chờ cơ hội này để lợi dụng tình thế. Quan quân của ta phải đánh dẹp liên miên...
Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu kể chi tiết:
Vào năm Minh Mạng thứ 16 (1836), nhà vua đã nghe chuẩn tấu của Trương Minh Giảng, lập đất Cao Miên thành quận huyện của Đại Nam, đặt tên là thành Trấn Tây.
Năm Minh Mạng 19 (1839) Nặc Ong Yêm (Ang Im hoặc Ang Em, em của Ang Chan IIAng Duong) đem 9000 dân khmer cùng 70 chiếc thuyền từ Battambang (vùng Thái Lan chiếm đóng) về Trấn Tây (vùng Việt Nam cai quản), định xin triều đình nhà Nguyễn cho được làm vua kế vị Ang Chan II, đã mất mà không có con trai nối ngôi. Trương Minh Giảng muốn giết đi, nhưng Minh Mạng chỉ cho phép bắt Ang Im về Gia Định xét hỏi rồi đưa ra Huế giam.
Đến năm Minh Mạng thứ 21 (1841), Trà Long (Chakrey Long), Nhân Vu (Yumreach Hu) và La Kiên đến Huế mừng thọ, thì Minh Mạng lại kể tội và đày ra Hà Nội. Rồi tham tán Trấn Tây là Dưỡng Văn Phong khép cho Ngọc Biện, em gái Ngọc Vân, tội mưu phản trốn sang Xiêm phải xử tử. Trương Minh Giảng đưa Ngọc Vân, Ngọc Thu và Ngọc Nguyên, các con gái Ang Chan II về Gia Định an trí. Nên người Cao Miên thất vọng oán ghét quân Nam.

Trước khi giao chiến


Bản đồ BasseCochinchine (Nam Kỳ Lục tỉnh) và Cambodia (Campuchia) (Địa bàn diễn ra cuộc chiến) trong giai đoạn 1841-1889 (giai đoạn trong và sau cuộc chiến). Cho đến khi Pháp chiếm xong và bảo hộ cả hai xứ Nam Kỳ và Cao Miên, tiến hành hoạch định lại biên giới giữa hai xứ thuộc địa này năm 1889.
Năm 1840, mấy vạn quân Xiêm kéo vào đóng ở U Đông (Oudong) , vua Minh Mạng sai tướng Phạm văn Điển và Nguyễn Tiến Lâm mang quân sang đối phó nhưng không kết quả.
Năm 1841, vua Minh Mạng mất, Thiệu Trị vừa lên thay. Thấy tình hình Chân Lạp bất ổn mãi, nên nhân có lời tâu của Tạ Quang Cự xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang; vua Thiệu Trị liền nghe, truyền cho Trương Minh Giảng rút quân về, nhưng đến An Giang thì viên tướng này mất. Sách Việt Nam sử lược giải thích: Bởi vì việc kinh lý đất Chân Lạp là ở tay ông cả, nay vì có biến loạn, quan quân phải bỏ thành Trấn Tây mà về, ông nghĩ xấu hổ và buồn bực đến nỗi thành bệnh mà chết. 
Biết tướng Trương Minh Giảng rút quân về nước, quân Xiêm đưa Nặc Ông Đôn về Nam Vang lên ngôi vua và không bỏ lỡ cơ hội, Phi Nhã Chất Tri (còn gọi là tướng Bodin) dẫn quân sang đánh phục thù.

Diễn biến trận 1842 trên đất Việt Nam

Sách Việt Nam sử lược chép:
Khi quân của Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Công Trứ dẹp xong giặc Lâm Sâm ở Nam Kỳ, thì quân Tiêm La (Xiêm La) lại đem binh thuyền sang cùng với quân giặc để đánh phá. Vua bèn sai Lê Văn Đức làm tổng đốc đem binh tướng đi tiễu trừ. Sai Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Nhân giữ mặt Vĩnh Tế, Phạm Văn Điển và Nguyễn Văn Nhân giữ mặt Hậu Giang. Ba mặt cùng tiến binh lên đánh, quân Tiêm và quân giặc thua to, phải rút về giữ Trấn Tây (Nam Vang). Quan quân đuổi được quân Tiêm La ra ngoài bờ cõi rồi, đặt quân giữ các nơi hiểm yếu để đợi ngày tiến tiễu...
Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu soạn năm 1901, thì diễn biến của cuộc chiến năm 1842 đại để như sau:
Tướng Phi Nhã Chất Tri đem quân Xiêm đến dựng đồn lũy ở bờ kênh Vĩnh Tế, rồi qua lại gây sự với những đồn bảo của quân Việt. Quan binh ra bèn chia ra nhiều cánh, đi tiểu trừ, giết và làm bị thương rất đông, chiếm lấy được một loạt bảy đồn ở bờ kênh Vĩnh Tế. Những gián điệp do Xiêm tổ chức ở núi Tượngnúi Cấm nghe tin, bèn chạy trốn. Quân Xiêm toan mở cuộc tấn công khác, nhưng trong nước Xiêm xảy ra việc bất ổn, nên tạm ngưng kế hoạch.
Năm sau (1842), quân Xiêm đổ bộ lên Hà Tiên, ta chặn giặc tại đồn Vĩnh Thông. Tình thế trở nên căng thẳng, quân Xiêm có thêm cánh quân theo sông Tiền, sông Hậu đổ xuống. Tướng Nguyễn Tri Phương lại tâu về triều đình, nhận định rằng mất sông Tiền là mất An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, nên ta cần đem binh giữ và phòng bị cẩn mật những đồn Thông Bình (Tuyên Bình), Hùng Ngự (Hồng Ngự), Tân Châu, An Lạc. Chiến thuyền từ Huế, quân sĩ từ Quảng Nam, Quảng Ngãi được đưa gấp vào chiến trường chính.
Tổng đốc Lê Văn Đức đưa quân đến Bảy Núi (An Giang), hợp đồng với quân của quyền Tổng đốc An Hà là Phạm Văn Điển. Ông Điển đóng đồn phòng thủ ở hậu cứ núi Cấm, trong khi Lê Văn Đức và Lê Văn Phú kéo quân đến núi Tượng, thì quân Xiêm hoảng chạy.
Lê Văn Đức lại kéo quân đến Xà Tón (Tri Tôn, An Giang), vừa gặp Tán lý Tôn Thất Tường tới, liền chia ra 5 đạo, mỗi đạo một ngàn quân, đem súng lớn phá tan đồn lũy quân Xiêm. Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Tri Phương cùng nhau cũng tấn binh đến núi Cô Tô, đuổi được quân đối phương. Sau đó, Nguyễn Công Trứ lãnh trách nhiệm xây dựng, khuyến khích dân địa phương trở lại canh tác bình thường, nhưng kết quả không khả quan. Quân Xiêm cứ âm mưu trở lại, mặc dầu đã bị đánh đuổi ra khỏi biên giới.. 
Tháng 2 âm năm Nhâm Dần (1842), quân Xiêm-Lạp chia nhau lập 18 đồn trại từ núi Lộc Giác đến quãng đường bộ ở Chu Nham, một mặt chặn Kim Dữ một mặt giữ Lô Khê, ngày đêm vây hãm tỉnh Hà Tiên. Quân Việt chia nhau phòng bị Hà Tiên: đề đốc Vĩnh Long Đoàn Văn Sách cùng án sát Hà Tiên Đinh Văn Huy đóng giữ pháo đài ở cửa biển Kim Dữ, còn các quan tỉnh Hà Tiên là tuần phủ Lương Văn Liễu, bố chính Trần Văn Thông, lãnh binh Mai Văn Tích, nguyên án sát Hoàng Mẫn Đạt chia nhau đánh giữ tỉnh thành Hà Tiên, đồn Chu Nham và các nơi xung yếu. Quân Xiêm-Lạp vỡ trận, thuyền tan từng mảng trên cửa biển Kim Dữ, tháo chạy về đêm tới vùng biển Quảng Biên. Quân Việt đuổi theo truy kích, thu được nhiều súng lớn, rồi thu quân về giữ các đảo ven bờ vịnh Thái Lan ở Hà Châu, Hà Tiên. Sau đó, Đoàn Văn Sách, Lương Văn Liễu báo tin thắng trận tới vua Thiệu Trị đang ở Hà Nội tuần thú Bắc Kỳ. 
Sau đó cũng trong tháng 2, ở mặt tỉnh An Giang, tuần phủ Nguyễn Công Trứ, đề đốc Nguyễn Công Nhàn tâu rằng: Tại dải sông Vĩnh Tế, bên hữu ngạn từ Vĩnh Thông đến Tiên Nông, bên tả ngạn từ Vĩnh Lạc đến Tĩnh Biên, hơn 20000 quân Xiêm Lạp đóng đồn trại liên tiếp, thừa dịp thì kéo sang phía Hậu Giang tiến đánh Đa Phúc, Cần Thăng, thậm chí tiến tới vây bức Tân Châu, An Lạc ở Tiền Giang. Quân Việt ở đây không đủ phòng giữ, liền xin triều đình thêm viện từ cánh quân Đoàn Văn Sách ở Hà Tiên. Vua không cho, thay vì thế cử Tôn Thất Nghị đem quân tiếp viện cho An Giang. Đến tháng 3 âm lịch, sau khi đánh dẹp xong mặt sông Hậu Giang, tổng đốc Phạm Văn Điển đem binh thuyền đến quân thứ Hà Âm (sông Vĩnh Tế) hội quân với Nguyễn Công Nhàn, Nguyễn Lương Nhàn ở mặt này. Lãnh binh Lương Nhàn vốn cùng Tôn Thất Nghị ở mặt Ba Xuyên tạm ổn đem quân về tăng viện cho Vĩnh Tế. Điển thấy một dải Hà Âm dọc kênh Vĩnh Tế từ suốt dọc trường lũy Vĩnh Điền đến Tiên Nông, đối phương lập 8 đồn gần các đồn Vĩnh Thông, Tiên Nông, Thôn Nhân (Thân Nhân), Vĩnh Lạc của quân nhà Nguyễn (quân Việt chỉ có 5000 quân chống giữ). Điển liền bố trí Đoàn Văn Mật (1000 quân) được Tôn Thất Nghị (500 quân) tiếp ứng đánh các đồn bên tả của địch. Nguyễn Lương Nhàn (600 quân) đánh phía hữu đối phương. Nguyễn Công Nhàn (1300 quân) đánh 3 đồn giữa, theo sau tiếp ứng là bản thân Điển (với 1600 quân). Với 5 sở (8 đồn), mỗi đồn quân Xiêm-Lạp có khoảng 2000 quân. Phía Mật và Nghị đánh tan quân Xiêm Lạp trước liền tiến tới hợp cùng đạo binh của Công Nhàn. Quân Xiêm-Lạp ở 13 trại trong rừng kéo ra tiếp viện. Điển sai Dương Hựu, Phạm Phúc Minh chặn đánh. Lương Nhàn kéo quân đánh úp phía sau. Quân Xiêm-Lạp thua chạy vào rừng (13 trại trong núi không đánh mà vỡ), quân đồn trú trong 8 đồn thì bị vây giáp. Điển và Công Nhàn phá tan quân Xiêm-Lạp ở Hà Âm và Hà Dương ven kênh Vĩnh Tế trong tháng 3 âm năm 1842. Tuy vậy, quân Xiêm Lạp vẫn còn chiếm giữ vùng Thất Sơn, Xà Tôn thuộc Hà Dương. Nhưng một loạt tướng sĩ quân nhà Nguyễn như Nguyễn Công Trứ, Phạm Văn Điển, Đinh Văn Huy sau đợt này đều ốm bệnh, riêng Điển và Huy mắc bệnh rồi mất vào tháng 4 âm lịch. Công Nhàn thay Điển làm tổng đốc An Hà, Lương Nhàn làm đề đốc An Giang, Tôn Thất Nghị làm lãnh binh An Giang.
Theo Lịch sử khẩn hoang miền Nam của nhà văn Sơn Nam:

Bản đồ Nam Kỳ với các địa danh giữa thế kỷ 19.
Tháng Giêng năm 1842, chiến thuyền Xiêm đến vùng đảo Phú Quốc, tấn công để dò xét. Nguyễn Công Trứ, thử trổ tài, nhưng bị "sóng gió ngăn trở". Bọn Hoàng Tôn (tự xưng là con của Hoàng tử Cảnh, lấy hiệu là Hoàng Tôn) đưa 5000 người đến Sách Sô , là vị trí quan trọng ở giữa sông Tiền và sông Hậu. Tướng Nguyễn Tri Phương liền đem binh thuyền bố trí sẵn.
Tháng 2 năm 1942, quân Xiêm lại tăng cường hải quân, đến gần Cần Vọt (Quảng Biên, Kampot), rồi kéo tới Bạch Mã (Kép) với ý định chiếm Lư Khê (Rạch Vược, phía Nam Hà Tiên) và chiếm Tô Môn (cửa Đông Hồ, bên cạnh núi Tô Châu) để bao vây Hà Tiên. Xiêm kéo mấy vạn binh tràn vùng kênh Vĩnh Tế, quân Việt chống đỡ không kịp. Cánh quân chánh của Xiêm đánh từ bờ biển vịnh Xiêm La qua theo đường Hà Tiên, chớ không từ Nam Vang mà thọc xuống theo sông Tiền như mấy lần trước.
Trước nguy cơ ấy, vua Thiệu Trị cho quân lực từ Huế kéo vào tăng cường, cùng với lính thú từ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đợt tấn công đầu tiên của quân Xiêm bị chận lại, ở khắp các mặt trận Vĩnh Tế, sông Tiền và sông Hậu. Nhưng quân Xiêm chưa rút lui, cho củng cố thành lũy, chiếm trọn vùng núi Cô Tô.
Tháng 5 năm ấy, quân Việt kéo vào chiếm lại khu Cô Tô. Đoàn binh gồm năm đạo, mỗi đạo 1000 quân, đem súng lớn đặt tại Tri Tôn (Xà Tón) mà bắn phá đồn lũy đối phương. Nguyễn Tri Phương đem đại binh đến núi Cô Tô, quân Xiêm tan, một số đông ra đầu thú, trong số đó có cả người Tàu và người Miên có đến số ngàn. Vua Thiệu Trị sai Nguyễn Công Trứ điều động việc lập ấp, khuyến khích khẩn ruộng. Nhưng việc làm này không đi tới đâu cả...

Chiến dịch phản công của quân nhà Nguyễn trên đất Cao Miên năm 1845

Sau đó, cũng theo Việt Nam sử lược, thì ở Chân Lạp, quân Xiêm La lại giở trò tàn bạo, khiến người Chân Lạp không phục, lại nổi lên và cử người sang cầu cứu quân đội Việt. Vua Thiệu Trị bèn sai Võ Văn Giải sang kinh lý việc Chân Lạp. Tháng 6 năm Ất Tỵ (1845), Võ Văn Giải vào đến Gia Định, cùng với Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn, Tôn Thất Nghị, tiến binh sang đánh Chân Lạp, phá được đồn Dây Sắt, lấy lại thành Nam Vang, người Chân Lạp và Xiêm về hàng kể hơn 23.000 người. Tiếp theo, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem binh truy đuổi liên quân Xiêm La - Chân Lạp, vây vua Nặc Ông Đôn và tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri (Chao Phraya Bodin) ở Ô Đông (Oudon).

Kế hoạch

Tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ (1845), (Tháng 6-9 âm lịch ở hạ lưu sông Mê Kông vùng thuộc Campuchia và Việt Nam thường đang vào mùa nước nổi (lũ)), kế hoạch ban đầu của vua Thiệu Trị:
  • Cử Võ Văn Giải (hậu quân đô thống kiêm Tổng đốc Định Biên), Tôn Thất Bạch (Thượng thư Bộ Binh) làm Khâm sai đại thần kinh lý Nam Kỳ trù tính việc Trấn Tây.
  • Lấy các đạo binh thuộc quân thứ An Giang, Định Tường (Đồng Tháp, Long An), Gia Định (Long An, Tây Ninh) chia làm 3 đường tiến sang đất Cao Miên từ các đồn: Tân Châu (thuộc An Giang), Thông Bình (thuộc Định Tường), và Tây Ninh (thuộc Gia Định). Tướng lĩnh đứng đầu 3 đạo binh là các quan hàng tỉnh của An Giang, Định Tường và Gia Định.
  • Đạo binh Tân Châu ban đầu định do Tổng đốc An Hà Nguyễn Văn Chương (Tri Phương) chỉ huy, nhưng sau thay đổi kế hoạch do Nguyễn Văn Hoàng (đề đốc An Giang) nắm, theo đường thủy lớn sông Tiền Giang (tức Tonlé Bassac Thượng) tiến tới đánh đồn Ba Nam (đồn trọng yếu trên sông Me Kong (Tiền Giang), nay là Phumi Ba Nam thuộc thị trấn Neak Loeang huyện Peam Ro tỉnh Prey Veng). Đồn Ba Nam nằm kẹp giữa sông Tiền (Bassac Thượng) và sông Ba Nam (Prek Banam), một phân lưu của Bassac Thượng chảy từ ngã ba Ba My (tức Trà Mạt) song song với sông Bassac Thượng về tới sông Sở Thượng trên biên giới Việt-Miên.
  • Đạo binh Thông Bình do Doãn Uẩn (tuần phủ An Giang) chỉ huy, theo đường sông nhánh (sông Prek Trabeak, nhà Nguyễn gọi là sông Tam Ly với đoạn cuối theo hướng bắc-nam từ điểm nối với sông Vàm Dừa (tức rạch Cái Cỏ, hay Prek Kompong Snay) đến điểm gặp sông Sở Hạ (Prek Krom, hay rạch Lợi Ban), làm thành đoạn biên phía tây của Thông Bình với Campuchia vào thời nhà Nguyễn được tính là đoạn đầu của sông Vàm Dừa (Cái Cỏ) chảy dọc biên giới Việt Miên. Sông Prek Trabeak là nhánh của sông Tiền chảy qua phủ lỵ Ba Nam (Ba Phnum) và đồn Thông Bình) tiến vào suốt trong lòng phủ Nam Ninh (tức là phủ Ba Nam (mới đổi trước đó), xem bài Hành chính Việt Nam thời Nguyễn), rồi hợp quân với đạo Tiền Giang (tức đạo binh Tân Châu).
  • Đạo binh thứ 3, dự kiến tiến sang Cao Miên từ phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định, do các quan tỉnh này là Nguyễn Công NhànCao Hữu Dực chỉ huy. Tuy nhiên đạo này không tiến binh ngay, mà phải tới tháng 8 âm lịch (1845), khi 2 đạo trên đã bình định xong phủ Nam Ninh, thì đạo này (do Công Nhàn lĩnh, Hữu Dực ở lại Tây Ninh) mới tiến sang Cao Miên hợp quân đánh đồn Thiết Thằng.

Diễn biến


Các địa danh Nam Kỳ và Cao Miên (Trấn Tây) gọi theo cách gọi của người Việt: Thông Bình (Thong bigne F), Phù Nam (Phou-Nam), Nam Ninh (Nam-nigne), Lô An (Lou-an), La Kiết (La-Kiet), Tầm Vu (Tam-vou), Nam Vang (Nora-Vang), Kỳ Tô (Ki-to).
Tháng 6 âm, Doãn Uẩn cùng lãnh binh Định Tường là Nguyễn Sáng đem quân từ đồn Thông Bình (nay thuộc xã Thông Bình huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp) tiến sang Cao Miên qua ngả huyện Nam Thịnh (tức phủ Ba Nam cũ) thuộc phủ Nam Ninh (theo đường sông nhánh của sông Tiền Giang và dọc quốc lộ 1 (Campuchia) ngày nay), hạ ngay được hai đồn Thị Đam (nay khoảng xã Cheang Daek huyện Kampong Trabaek), Vịnh Bích (khoảng thị trấn Kampong Trabaek huyện Kampong Trabaek tỉnh Prey Veng). Sau đó, Doãn Uẩn tiến tới đóng ở Gò Bắc (nay khoảng các xã Kansoam Ak, Kou Khchak huyện Kampong Trabaek hay làng (phum) Beng Pasré huyện Ba Phnum), phía trước là xứ Kha Đốc (khoảng làng Beng Pasré hay xã Sdau Kaong huyện Ba Phnum) có đồn Kha Đốc do các tướng của liên quân Xiêm-Lạp tên là Bang và Mạt trấn giữ. Quân Xiêm-Lạp từ đồn Kha Đốc phía thượng lưu (sông nhánh) theo dọc sông tiến xuống bắn bị thương viên vệ úy Trần Tri. Uẩn và Sáng thúc quân đánh phản công, quân Xiêm-Lạp bỏ đồn Kha Đốc rút chạy, quân nhà Nguyễn chiếm được đồn Kha Đốc.
Đồng thời với Doãn Uẩn, Nguyễn Văn Hoàng cũng từ đồn Tân Châu (nay thuộc Tân Châu An Giang) tiến đến Tầm Bôn (thuộc huyện Phù Nam phủ Nam Ninh Trấn Tây, nay là khoảng xã Preaek Sambuor thuộc huyện Peam Chor tỉnh Prey Veng), quân Xiêm Lạp xuôi theo sông Tiền bắn ra, Hoàng cùng Hồ Đức Tú (lãnh binh An Giang) và Lê Đình Lý (phó lãnh binh Vĩnh Long), tiến đánh thu được Tàm Bôn và ngược dòng sông Tiền tiến về đồn Ba Nam (phumi Ba Nam). Nguyễn Văn Hoàng tiến quân hạ được đồn Ba Nam (Phumi Ba Nam, ở Neak Loeang trên ngã tư giao cắt giữa Quốc lộ số 1 (Campuchia) với sông Tiền Giang), Nguyễn Văn Hoàng liền chiêu an vỗ về dân chúng Cao Miên, và thám sát biết được rằng: quân Xiêm-Lạp do các tướng Cao La Hâm (tiếng Thái: สมุห กลาโหม, S̄muh̄ klāh̄om, Samuha Kalahom, Bộ trưởng bộ Quốc Phòng ), Mộc Xá Na Lăng nắm, đã xây dựng ở phía thượng lưu sông Tiền Giang một phòng tuyến quanh đồn Thiết Thằng  (dọc bờ sông và chặn ngang sông tại đồn Thiết Thằng) án ngữ trên bờ sông Tiền chặn đường tiến tới Nam Vang. Hoàng sai Hồ Đức Tú đánh hạ được đồn ngoài rìa (phía hạ lưu Thiết Thằng) của phòng tuyến trên sông này. (Phòng tuyến Thiết Thằng (tiếng Khmer:បន្ទាយ ដែក, Banteay Daek) nằm khoảng 2 bờ sông Tiền Giang (Mê Kông) nay thuộc khoảng 2 huyện Kien Svay hay Lvea Aem tỉnh Kandal).
Ngày 14 tháng 6 âm năm Ất Tỵ (tức 18 tháng 7 năm 1845 ), Doãn Uẩn tiến đánh đồn Sách Sô (nay là Phumi Khsach Sa thuộc khoảng các xã Roung Damrei, Reaks Chey huyện Ba Phnum) ở chi lưu sông Sách Sô (sông Preaek Say Sos, nối với sông Preaek Banam ở xã Banlich Prasat). Quân Cao Miên ở chi lưu sông Sách Sô (vùng Sách Sô thuộc huyện Nam Thịnh phủ Nam Ninh Trấn Tây ) kết bè mảng trên sông, đào hầm hố dựng lũy để chống quân nhà Nguyễn. Cánh quân của Doãn Uẩn đang đánh đồn Sách Sô, liền đến đóng đồn ở Bang Chích (khoảng xã Banlich Prasat huyện Peam Ro tỉnh Prey Veng ngày nay), rồi sai các phó cơ Nguyễn Khoa, Nguyễn Hữu Mỹ đem 400 quân hội với đạo quân ở sông Tiền Giang của Nguyễn Văn Hoàng  Theo Ngoại Lãng tướng công niên biểu của Doãn Uẩn: "Ngày 14 tháng 6, công phá đầm lũy giặc ở Sách Sô...(Sách Sô tức là thượng du của phủ Nam Ninh, phía trước có đầm lớn, đảng giặc đã đắp lũy từ trước ở ven đầm, hai lớp trong ngoài dài hơn ngàn trượng. Tất chúng tử thủ. Ta chia binh làm hai đạo: lãnh binh binh Hồ Đức Tú và phó lãnh binh Lê Đình Lý cầm một ngàn binh từ phủ Tẩu Đà tiến vào, ta cùng lãnh binh Nguyễn Sáng dẫn hơn ngàn quân từ Ích Đà tiến vào. Bọn giặc dựa vào lũy đông như kiến, bắn ra. Ta thân đốc hai đạo quan binh oanh kích bằng pháo lớn. Ai nấy dũng cảm hăng hái,lên trước bạt lũy, đâm chết nhiều tên. Đảng giặc tan vỡ, vào rừng chống giữ. Quan binh liền đóng đồn trấn giữ ở Sách Sô."
Trong lúc đó, quân Xiêm La-Cao Miên lại vòng xuống quấy rối các đồn Vịnh Bích, Kha Đốc. Doãn Uẩn sai Trần Tri và Trương Lý đem quân chống giữ, rồi gửi thư xin viện binh cho Nguyễn Tri Phương. Đồng thời Uẩn tiến quân tới ngã ba sông Trà Mạt (còn gọi là ngã ba Ba Mi[ , nay khoảng phía nam xã Peam Mean Chey huyện Peam Ro), để hội quân với Nguyễn Văn Hoàng. Hoàng điều Hồ Đức Tú, Lê Đình Lý cùng 1000 quân theo Doãn Uẩn, còn mình lại về đánh mặt đồn Ba Nam. Hôm sau, Doãn Uẩn chia quân làm hai đạo tiến đánh Sách Sô: Doãn Uẩn, Nguyễn Sáng đánh mặt phải, mặt trái là Hồ Đức Tú và Lê Đình Lý. Hồ Đức Tú thúc quân lên bờ đánh thành, Doãn Uẩn kéo quân lội qua sông, ra mặt trước thành, bắn giết được một tướng Xiêm và hơn trăm quân đối phương. Lê Đình Lý bắn chết một tướng Xiêm. Cánh hữu, Nguyễn Sáng bắn trúng 10 quân Cao Miên và 20 quân Xiêm La. Hạ được đồn Sách Sô, Doãn Uẩn cho Hồ Đức Tú về đồn Ba Nam, và định rút quân ở 5 đồn Thị Đam (Cheang Daek), Vịnh Bích (Kampong Trabaek), Gò Bắc (Kansoam Ak), Kha Đốc (Sdau Kaong), và Bang Chích (Banlich Prasat) về tập trung đồn Sách Sô (Phumi Khsach Sa) để binh lực thêm hùng hậu, nên gửi thư về cho Nguyễn Tri Phương. Tri Phương không nhất trí, đưa thư đáp rằng nên tạm để quân tại các đồn đó để canh phòng.
Ở Nam Kỳ, Võ Văn Giải (hậu quân đô thống) và Tôn Thất Bạch (binh bộ thượng thư) đến An Giang, phân cho Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Nghị đem thuyền chở quân đến quân thứ Ba Nam, tăng cường cho Doãn Uẩn và Nguyễn Văn Hoàng. Khi Tri Phương chưa tới, ngày 26 tháng 6 âm, 5000 quân Xiêm Lạp đến vây đạo quân của Doãn Uẩn ở đồn Sách Sô. Doãn Uẩn sai Lê Viên (quản cơ), Hồ Đức Tú, Nguyễn Sáng, đem binh chống giữ, bắn giết được tướng Xiêm, làm quân Xiêm Lạp tan vỡ.
Được tin thắng trận, vua Thiệu Trị khen ngợi các tướng sĩ hai đạo binh Doãn Uẩn, Nguyễn Văn Hoàng, đồng thời dụ Vũ Văn Giải, Tôn Thất Bạch rằng: cần đốc thúc 2 đao quân tiến nhanh tới hạ thành Nam Vang, và yêu cầu đạo binh thứ 3 theo kế hoạch ban đầu ở Tây Ninh dưới quyền Nguyễn Công Nhàn và Cao Hữu Dực, lúc đó vẫn chưa tiến sang Cao Miên, phải tiến sang Ba Nam hội quân.
Tháng 7 âm, Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Nghị cùng viện binh đến được Ba Nam. Nguyễn Tri Phương sai quân chiêu dụ dân chúng Cao Miên, nhưng dân bị quân của Ang Duong kiềm tỏa không chịu theo ra. Thượng lưu dọc sông Tiền thuộc Ba Nam, quân Xiêm lập đồn lũy chạy ngang đến Thiết Thằng (quân Xiêm dùng xích sắt chắn ngang sông), bảo vệ Nam Vang. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn và Nguyễn Văn Hoàng muốn nhanh chia đường tiến đánh Thiết Thằng, nhưng Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch cho rằng chưa nên đánh vì quân chưa hội đủ, dân Miên theo về chưa nhiều. Quan quân tâu về triều, vua dụ rằng cần phải tốc chiến tốc thắng (chỉ dụ của vua đến quân thứ ngày 22 tháng 7 âm). Trong khi đó, quân Xiêm lại quấy nhiễu đồn Sách Sô, Nguyễn Văn Chương (Tri Phương) và Doãn Uẩn dẫn 1000 quân ra đánh dẹp, quân Xiêm thua chạy.
Ngày 6 tháng 8 âm  (7 tháng 9 năm 1845), tại quân thứ Ba Nam, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn chia đường tiến đánh Thiết Thằng (đồn sắt, បន្ទាយ ដែក, Banteay Daek): Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Nghị dẫn 3000 quân, Doãn Uẩn và Nguyễn Văn Hoàng đem 2000 quân, 2 đạo đều tiến theo đường thủy sông Tiền Giang (Mê Kông) và có thổ dân Cao Miên dẫn đường. Quân Xiêm-Lạp hai bên bờ bắn ra đánh chặn, 2 đạo quân nhà Nguyễn hợp lại đồng loạt tấn công. Các tướng lĩnh Hồ Đức Tú, Lê Đình Lý, Hồ Hậu, Nguyễn Công Nhàn đều hăng hái lập công. Quân Việt tiêu diệt được 1 đại tướng của Xiêm cùng 600 quân Xiêm-Lạp (gồm cả người Xiêm, người Miên, người Lào, người Hoa), và thu được rất nhiều thuyền bè súng ống. Quân Việt chết một tướng là Trương Lý. Quân Xiêm của Chất Tri thua chạy bỏ đồn lũy rút về Nam Vang. Nhân đà thắng, quân Việt tiến thẳng đến Nam Vang, mất phòng tuyến Thiết Thằng (ngày 12 tháng 8 âm tức 11 tháng 9 năm 1845), đại quân Xiêm-Lạp của Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) và Nặc Ông Đôn (tức Ông Giun, Ang Duong) rút lui khỏi Nam Vang vào ban đêm, chạy về phía Oudong cố thủ. Doãn Uẩn nói về đồn Thiết Thằng như sau: "Năm Thiệu Trị thứ nhất,... Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) và Nặc Ông Đôn (tức Ông Giun, Ang Duong) chiếm Trấn Tây đã phá thành cũ, xây thành mới bằng gạch ở thượng lưu dài hơn trăn trượng. Lại đặt đồn lũy ở hai bên sông hạ lưu Sa An của Hậu Giang và Hách Chử của Tiền Giang, mà đồn Tiền Giang là kiên cố nhất, tả hữu đắp liền ba đồn, rào lũy dày đặc, đắp núi đất cao lên, bố trí nhiều hồng y đại pháo,lại làm khóa sắt ngang sông, tự coi là thế hiểm kiếm các, kiên cố không thể phá vỡ, cho nên gọi là Thiết Lũy, còn gọi là đồn Thiết Thằng."
Thu được thành Nam Vang (Phnom Penh), vua Thiệu Trị khen thưởng và thăng chức cho tướng sĩ quân Việt đánh Xiêm-Lạp, Nguyễn Văn Chương được thăng Hiệp biện đại học sĩ, Doãn Uẩn được thăng quyền thượng thư bộ Binh, các tướng bên dưới đều được thăng cấp và khen thưởng. Vua dụ Nguyễn Văn Chương (Tri Phương) và Doãn Uẩn đem quân tiến gấp tới bến Vĩnh Long (Kampong Luong, trên bờ sông Tonlé Sap, nay là xã Kampong Luong huyện Ponhea Leu tỉnh Kandal) truy kích quân Xiêm-Lạp. Vua sai Vũ Văn Giải, Tôn Thất Bạch, Nguyễn Văn Hoàng đi chiêu an dân chúng, ổn định đất Trấn Tây mới lấy lại. Vua điều binh từ Nam Kỳ tăng cường cho Trấn Tây, lấy quân từ các tỉnh Trung Kỳ kể từ kinh đô Huế trở vào bổ sung cho Nam Kỳ. Vũ Văn Giải (cuối tháng 8 đến được Trấn Tây) tâu xin tạm lập Nặc Ong Bướm (tức Ang Bhim, con của Ong Yêm (tức Ang Im, hay Ang Em)) lên ngôi vương, nhưng Thiệu Trị chưa thuận , vì đang cân nhắc giữa Bướm và Ngọc Vân (Ang Mey) con gái của vua Ông Chân (Ang Chan II). Dân Cao Miên về theo nhà Nguyễn khoảng 23000 người, các tướng người Cao Miên là Ốc Nha Sô Phì và Lịch Bồn Nha Trắc cũng kéo quân Miên ra hàng.
Tháng 9 âm năm 1845, Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch báo cáo cho Thiệu Trị về tình hình Trấn Tây rằng: hoàng thân Cao Miên là Ông Giun (Ang Duong) và tướng Xiêm là Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) lúc đó đang tụ tập tại vùng Vĩnh Long (Kampong Luong) và đô thành Oudong. Quân nhà Nguyễn do Nguyễn Văn Chương (Tri Phương), Doãn Uẩn, Tôn Thất Nghị đang ngược theo đường sông Tonlé Sap tiến về phía bến Vĩnh Long truy kích quân Xiêm-Lạp. Còn Giải cùng Bạch và Hoàng ở lại Nam Vang ổn định tình hình. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn tiến đánh đến bến Vĩnh Long, quân Xiêm hai bên bờ sông bắn ra ác liệt, quân Việt không thể tiến lên bờ được. Thiệu Trị liền lệnh cho Võ Văn Giải mang quân từ Nam Vang lên tăng cường đánh Oudong (để Bạch và Hoàng ở lại Nam Vang).
Vũ Văn Giải chưa tới nơi, thì Tri Phương đã cùng Hồ Đức Tú, Nguyễn Công Nhàn bỏ thuyền lên bộ, còn để lại Doãn Uẩn giữ thủy trại và đánh yểm hộ. Quân Xiêm bi vỡ trận, thua chạy rút về giữ thành Ô Đông (tức Oudong), ở phía Tây Nam bến Vĩnh Long. Thiệu Trị dụ quân tướng Việt ở Trấn Tây rằng cần phải bao vây quân Xiêm-Lạp tại Oudong (Oudong Meanchey), không cho quân Xiêm của Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) rút về Bắc Tầm Bôn (tức Battambang), để rồi tiêu diệt (Kampong Luong nằm ở vùng đất chắn giữa Oudong và Battambang). Thiệu Trị thăng chức cho các tướng nhà Nguyễn ở Trấn Tây: Võ Văn Giải làm Tiền quân Đô Thống kiêm Phủ biên tướng quân quản hạt Trấn Tây (chức của Trương Minh Giảng trước đó), Nguyễn Tri Phương làm Hiệp biện Đại học sĩ kiêm Khâm sai đại thần, Tôn Thất Bạch làm Tổng đốc An Giang, Doãn Uẩn làm Thượng thư Bộ Binh kiêm Tham tán đại thần Trấn Tây. Thiệu Trị sai Nguyễn Lương Nhàn (tuần phủ Hà Tiên) đem 1000 quân cùng nhiều súng thần công lớn, đến huyện Khai Biên phủ Quảng Biên (tức Kampot ngày nay) chiêu an dân chúng và tuyển mộ người Cao Miên dẫn quân tiến đến phủ Hải Tây (nay là tỉnh Pursat), phía Tây Bắc của Ô Đông (Oudong Meanchey) để kép chặt vòng vây.
Bị vây chặt trong thành Oudong, cuối tháng 9, Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) gửi thư sang phía quân Việt xin cầu hòa 2, 3 lần. Vũ Văn Giải, Nguyễn Văn Chương (Tri Phương), Doãn Uẩn tạm đình chiến, giữ nguyên vòng vây không tiến đánh, đồng thời báo cáo về triều đình Huế, và cho quân Xiêm một hẹn ước hòa đàm.
Tháng 10 âm lịch, đến thời hạn hẹn ước hòa đàm, quân Xiêm sai hẹn không đến mà vẫn cố thủ giữ thành Oudong, quân Việt từ ngoại thành liền tiến đánh Oudong. Nguyễn Tri Phương từ mặt sông Tầm Nạp (nay khoảng bờ sông xã Samraong huyện Ponhea Leu, phía hạ lưu sông Tonlé Sap, tức phía Đông Nam Oudong) tiến vào, Doãn Uẩn từ mặt sông Vĩnh Long (Kampong Luong, phía thượng lưu sông Tonlé Sáp, tức mặt Đông Bắc Oudong) tiến đánh Oudong. Theo Ngoại Lãng tướng công niên biểu của Doãn Uẩn: "Sau đó (tức là sau khi đưa thư xin hòa), Chất Tri và Sá Ông Đôn (Ang Duong) trì hồi quá hạn. Ngày 28 tháng 9 (âm, tức 28-10-1845), [quân Việt] lại chia binh tiến công ở Vĩnh Long (Kampong Luong). Binh đạo Khâm sai (tức Nguyễn Văn Chương) đánh đường hữu lộ của chúng. Binh đạo Tham tán (tức Doãn Uẩn) đánh đường tả lộ của chúng." "... Hơn hai tuần (khoảng hơn 20 ngày), quân ta tiến đánh lũy giặc, chỉ hơn 20 trận. Ngày 20 tháng mười (âm tức 19-11-1845), đảng giặc ở trên lũy (thành Ô Đông) xin quan quân ngừng đánh đồn phóng pháo, để Chất Tri phái người đến quân thứ xin hòa. Vài ngày sau đó, [Nguyễn Văn Chương và Doãn Uẩn] mới tiếp tục phát gửi tờ tâu đệ tiền kỳ. Trong bản tâu có châu phê (lời vua): Giặc Xiêm thế cùng lực kiệt, vẫy đuôi xin tha, khẩu thỉnh cầu hòa, chẳng phải là không có kế hoãn binh. Mà xem thế chúng, ta đánh thì tất thắng, giữ thì khó, nên sắp xếp thế nào để được thể? Nội trị được vĩnh ninh, biên cương ngoại yên, nhiếp phục được ngoại di. Giao cho các đại thần mau chóng bàn bạc tâu lên. Khâm thử!" "Các đại thần văn võ họp bàn, thấy rằng đương lúc này binh uy vang động. Ta đã chiếm thế thượng phong. Hãy tạm hòa với chúng. Cho quân dân được tạm nghỉ sức, thì cũng chẳng đến nỗi không là thượng sách."
Theo Đại Nam thực lục: Tháng 11 (ngày 1-11 âm lịch là ngày 29-11-1845), mùa đông, năm Thiệu Trị thứ 5, Ất Tỵ (1845), Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn cùng bàn tính, cho rằng Ô Đông tuy là cái cô thành, nhưng địa thế rất hiểm, lũy sách còn nhiều, Chất Tri và tên Giun dựa lẫn nhau, tất không chịu bỏ, thì đánh không biết đến bao giờ xong việc! Mà đánh để lấy thành, không bằng đánh bằng cách thu phục lòng người, xong việc quân cũng là xong việc nước. Chi bằng tạm cho xin hòa, để có thể thư sức dân quân.

Hậu quả


Lãnh thổ Nam Kỳ lục tỉnh sau cuộc chiến chính thức thuộc về nhà Nguyễn cho đến năm 1862, cùng vương quốc Cao Miên trước năm 1863.
Tháng 9 âm lịch năm 1845, Chất Tri sai người sang xin hòa. Qua tháng 11 âm lịch năm Ất Mùi (tức cuối tháng 11 đầu tháng 12 dương lịch năm 1845) thì Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn cùng Chất Tri (Bodindecha) và Ang Duong ký tờ hòa ước ở nhà hội quán, hai nước đều giải binh. Nguyễn Tri Phương rút quân về đóng ở Trấn Tây (Nam Vang), đợi quân Xiêm thi hành những điều ước đã định. Doãn Uẩn viết trong Ngoại Lãng tướng công niên biểu: "Ngày mồng 3 tháng mười một, Chất tri dẫn bộ lạc đến quân thứ và dẫn Man tù Sá Ông Đon đến quân thứ thú tội. Sá Ông Đôn tiếp đó lại có thư thỉnh tội, xin giúp đề đạt. Trước đây, Chất tri đã ủy lệnh cho đại đầu mục Xiêm là Phiya Ta-sơ-tê-côn là quan nhất phẩm của Xiêm, Sá na lăng là quan tam phẩm của Xiêm, đến trước quân [Việt] nói rằng sẽ phái người thông thuyết, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng, thông dịch không thể đạt ý, này Chất Tri xin dẫn hết bộ lạc tự mình đến thuyết hòa, mới được rõ ràng, lại xin dẫn Sá Ông Đon và các thổ mục đương diện tạ tội. Ta cùng Khâm sai bàn nhau: Binh pháp nói rằng "bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện; bất chiến nhi khuất nhân binh, viễn vi thiện chi thiện" (trăm đánh trăm thắng không phải là hay nhất trong mọi cái hay; không đánh mà khuất phục được quân của người, mới là hay nhất trong mọi cái hay). Nay dẫu có thể đuổi dài lên bắc, chúng tất thua, nhưng mai kia vị tất chúng chẳng có mưu đồ rửa nhục, chi bằng hẵng cho chúng hòa, để được yên việc, bèn sức cho làm một sớ hội xá, hai bên gặp nhau."[26] Đại Nam thực lục chép: "Ngày Tân Dậu.[27],..., Quan ở quân thứ Vĩnh Long là Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn cùng đầu mục nước Xiêm là Chất Tri ước hòa ở hội quán. Bọn Phương bèn..., đem việc ấy tâu lên. Vua xem tờ tấu,..., Sau đó Chất Tri lại cho người đến ước hội. Đến giờ Tỵ ngày hôm ấy, Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn chỉnh đốn nghi vệ quân đội ra đi. Khi sắp đến hội quán, (người Xiêm đã làm nhà lợp tranh trước ở giữa đường), đã thấy Chất Tri xuống voi, đi chân không, bỏ hết nhạc Man. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn từ cửa tả vào, vái chào, rồi lên ngồi nhà chính. Chất Tri ngồi bên hữu, quân tướng đều im lặng nghiêm trang. Khi an tọa, Tri Phương trước hết hỏi đến cái cớ sao không nhận được thư đáp. Chất Tri nói: Vì ngôn ngữ bất đồng, sợ dịch sai, nên chưa giám viết. Nhân đó Chất Tri đưa thư ra, đại ý thư viết: họ đến họp để xin gây lại tình hòa hiếu cũ, và cho Ong Giun được làm bề tôi hai nước. Rồi ông ta trỏ tay vào người quỳ bên và nói: "Đây là Nặc Ong Giun, xin ủy thác cho làm việc ở nước ngài, nhờ ngài thương cho"... Tri Phương, Doãn Uẩn lại hỏi Chất Tri: "Nay việc nghị hòa đã xong, Chau Phi Nhã bao giờ thì lui về Bắc Tầm Bôn?". Chất Tri nói: "Hắn đã thua ở Thiết Thằng, bỏ Nam Vang lui về Ô Đông, tự mang cái tội thua trận, không thể chối được: nếu vội bỏ Ô Đông mà về, thì không khỏi mang tội với nước Xiêm, xin tạm cho ở đây, đợi thư của nước Xiêm đến, rồi sẽ lui quân.. ,...". Ngày Tân Dậu (4 tháng 11 âm), là ngày 2 tháng 12 năm 1845  (Sự chậm một ngày có lẽ là thời gian liên lạc ngựa trạm công văn trình tấu và châu phê giữa chiến trường và triều đình Huế).
Tháng chạp năm Bính Ngọ (1846), Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và sai sứ đem đồ phẩm vật sang triều cống, nhìn nhận sự bảo hộ song phương của Xiêm và Việt Nam. Tháng 2 âm lịch năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị phong cho Ang Duong làm Cao Miên quốc vương (ý trao cho làm chủ toàn cõi Cao Miên gồm cả Nam Vang lẫn Oudong) và phong cho Ang Mey làm Cao Miên quận chúa (ý trao cho làm chủ vùng Trấn Tây (Nam Vang) nhà Nguyễn kiểm soát). Thiệu Trị lệnh cho quân nhà Nguyễn ở Trấn Tây (vùng Nam Vang đến biên giới với Nam Kỳ của Đại Nam) rút về An Giang.  Quân đội Xiêm La do Chất Tri chỉ huy cũng rút về Battambang (vùng đất Thái Lan chiếm đóng của Campuchia trong suốt thế kỷ 19), Campuchia được độc lập trong vùng lãnh thổ nguyên là đất Trấn Tây giai đoạn (1836-1840), bao gồm cả Nam Vang và Oudong. Biên giới Nam Kỳ Lục tỉnh-Cao Miên, tuy chưa theo phong cách phương Tây hoạch định bằng văn bản hiệp định, nhưng về cơ bản trở về với đường ranh giới vào khoảng đầu năm 1841, khi Trương Minh Giảng rút quân Trấn Tây về An Giang, và trước khi quân Xiêm-Lạp xâm phạm Hà Tiên, An Giang đầu cuộc chiến. Biên giới này tồn tại cho đến sau khi Pháp xâm chiếm và ổn định xong Nam Kỳ, chiếm đóng và bảo hộ Cao Miên, thì được thay thế bởi ranh giới hành chính (nội bộ trong Liên bang Đông Dương) giữa Cao Miên và Nam Kỳ thuộc Pháp được hoạch định bởi hiệp định giữa Pháp và triều đình Cao Miên.

Xứ Cao Miên Campuchia và xứ Nam Kỳ (Cochinchina) thuộc Pháp năm 1876. (Ranh giới Cao Miên-Nam Kỳ trong bản đồ là biên giới trước hiệp định phân định ranh giới Pháp-Cao Miên)
Hòa ước quốc tế giữa ba quốc gia (mà đại diện cho Đại Nam (Việt Nam) là Nguyễn Tri PhươngDoãn Uẩn, đại diện cho Cao Miên (Campuchia) là vua Ang Duong, đại diện cho Xiêm La (Thái Lan) là Chao Phraya Bodin Decha) quy định phần lãnh thổ Nam Kỳ Lục tỉnh chính thức thuộc chủ quyền Việt Nam , và Campuchia chịu sự bảo hộ song phương của cả Việt Nam lẫn Thái Lan . Sự bảo hộ song phương Việt Nam và Thái Lan lên Campuchia chấm dứt, đối với Việt Nam khi Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam từ các tỉnh Nam Kỳ năm 1862-1867 (và chính thức trong Hòa ước Giáp Tuất (1874)), đối với Thái Lan khi Pháp ký hiệp ước bảo bộ đối với Campuchia năm 1863.

Cuộc nổi dậy Cao Bá Quát

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc nổi dậy Cao Bá Quát (sử cũ gọi là Giặc Châu Chấu ) là tên gọi một cuộc nổi dậy do Lê Duy Cự làm minh chủ, Cao Bá Quát (1808-1855) làm quốc sư, đã nổ ra tại Mỹ Lương thuộc Hà Tây cũ (nay thuộc xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, Việt Nam).
Theo GS. Nguyễn Phan Quang, tuy cuộc khởi nghĩa chỉ tồn tại trong khoảng hai năm (1854-1856), nhưng chứng tỏ rằng cho đến giữa thế kỷ 19, phong trào chống triều Nguyễn không hề lắng dịu và sẽ còn tiếp tục trong những năm sau đó với khởi nghĩa Cai Tổng Vàng, khởi nghĩa Chày Vôi... 

Bối cảnh

Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Việt Nam hết sức suy đốn trì trệ. Thêm vào đó, các nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ, sự tham nhũng của nhiều quan lại, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt; nạn bão lụt, hạn hán, ôn dịch và vỡ đê xảy ra liên miên. Tất cả đã đẩy người dân lao động xuống tận đáy khốn cùng. Một bài vè lưu hành ở thời vua Tự Đức có đoạn mô tả cảnh đói khổ, lưu vong của dân chúng như sau (trích):
Cơm thì chẳng có
Rau cháu cũng không
Đất trắng ngoài đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày
Ngồi xó chợ lùm cây
Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét
Dân nghèo cùng kiệt
Kẻ lưu lạc tha phương
Người chết chợ chết đường...
...Là cái thời Tự Đức.
Do vậy chỉ tính riêng khoảng thời gian từ 1847 đến 1862, tức trước khi vua Tự ĐứcHòa ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, đã có hơn 40 cuộc nổi dậy chống nghèo đói và áp bức, trong đó có cuộc nổi dậy Cao Bá Quát (1854-1856) ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) là tiêu biểu nhất 

Nguyên nhân trực tiếp

Năm 1850 , không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây). Một lần nữa, ông lại trở về quê để sống cùng với các tầng lớp dân nghèo, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình và thêm quyết tâm đứng lên đánh đổ triều đình. Không lâu sau, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học.
Vào tháng 6, tháng 7 năm 1854 tại Bắc Kỳ, xảy ra nạn dịch châu chấu, mùa màng bị phá sạch, nạn đói hoành hành, mọi người đều ca thán. Theo một số nhà nghiên cứu thì nhân lúc ấy, Cao Bá Quát đã đứng lên tập hợp các tầng lớp sĩ phu, các thổ hào thổ mục và nhân dân (hoặc tham gia lãnh đạo) bí mật chuẩn bị một cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn tại Hà Nội. Đề cập đến vấn đề này, GS. Nguyễn Phan Quang viết:
Thực ra, cũng như bao sĩ phu khác, Cao Bá Quát vào đời bằng con đường khoa cử và muốn giúp đời bằng con đường làm quan, nhưng càng ngày ông càng cảm thấy bế tắc. Hàng ngày, ông nhìn thấy bao cảnh đói khổ của nông dân và bất công của xã hội. Tuy có lúc ông tỏ ra bi quan chán nản, nhưng vốn tính kiên cường, ông không thể tìm lối thoát nào khác ngoài con đường vùng dậy đấu tranh. Và cuộc khởi nghĩa do chính ông vận động và tổ chức là một hệ quả tất yếu 

Diễn biến

Chuẩn bị

Phần thì phẫn chí, phần thì thương dân như vừa nêu sơ lược ở phần trên, Cao Bá Quát bí mật liên hệ với những thổ mục người dân tộc ở Tây Bắc là Vũ Kim Thanh, Đinh Công Mỹ, Bạch Công Trân... Rồi dựa vào lòng người còn tưởng nhớ tới nhà Lê, ông suy tôn một người thuộc dòng dõi ấy làm minh chủ đó là Lê Duy Cự, còn tự mình lãnh chức quốc sư.
Để nêu rõ ý nghĩa của cuộc nổi dậy, ông cho thêu hai dòng chữ lớn trên lá cờ, đó là:
Bình Dương, Đồ Bản vô Nghiêu Thuấn;
Mục Dã, Minh điều hữu Võ Thang.
Tạm dịch:
Ở Bình Dương và Đồ Bản không có những ông vua tốt như vua Nghiêu, vua Thuấn;
Thì ở Mục Dã, Minh Điều phải có những người như Võ Vương, Thành Thang nổi dậy.
Chẳng bao lâu sau, ông tập hợp được một lực lượng đông đảo, chủ yếu là những nông dân nghèo khổ ở miền xuôi và trung du. Ngoài ra, còn có mặt của giới trí thức, giới võ quan và lang đạo Mường, như: Đinh Nhật Thận (tiến sĩ, người Nghệ An, nguyên là Hàn lâm biên tu), Vũ Văn Đổng, Vũ Văn Ức (cả hai đều là người Hưng Yên, học trò của Cao Bá Quát), Nguyễn Kim Thanh (hào mục), Đinh Công Mỹ (lang đạo Mường), Nguyễn Hữu Vân (suất đội thủy vệ Hà Nội), Bạch Công Trân (suất đội cơ Sơn Dũng tỉnh Sơn Tây)...

Đối đầu

Công cuộc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thì bị người tố giác. Vua Tự Đức liền lệnh cho Tổng đốc Hà Ninh Lâm Duy Hiệp, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Nguyễn Bá Nghi, hiệp cùng Tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Quốc Hoan đi truy bắt "đảng nghịch".
Để nhanh chóng đánh dẹp, nhà vua còn phái Vệ úy Hoàng thành Huế đem ngay một vệ lính tuyển phong, 15 võ sinh cùng 20 súng thần cơ ra ngay Hà Nội để hỗ trợ việc tiễu phạt.
Trước cục diện này, Cao Bá Quát đang ở Bắc Ninh vội trở về Sơn Tây bàn ngày khởi sự. Do lực lượng ở các tỉnh chưa được chuẩn bị chu đáo, nên khi lệnh khởi nghĩa được phát ra thì chỉ có nghĩa quân ở Mỹ Lương (huyện Mỹ Lương tỉnh Sơn Tây, nay là phần đất phía Tây huyện Chương Mỹ Hà Nội và đất huyện Kim Bôi Hòa Bình) do Cao Bá Quát và Đinh Công Mỹ trực tiếp chỉ huy là kịp nổi lên.
Trận mở đầu xảy ra vào tháng 11 âm lịch (1854) tại Ứng Hòa. Sau khi đánh chiếm được phủ thành này, Cao Bá Quát cho quân tiến lên hướng Bắc đánh chiếm luôn huyện lỵ Thanh Oai (cả hai đều thuộc Hà Nội). Nhưng chiếm giữ hai lỵ sở trên chỉ trong mấy ngày, sau đó ông cho chuyển hướng tấn công nơi khác.
Tháng 12 âm lịch (1854), cánh trung quân do Đô thống Nguyễn Văn Tuân chỉ huy từ Thanh Oai tiến đến Hà Nội, thì gặp quân triều đón đánh ở khu vực xã Đồng Dương và Thạch Bích (cả hai đều thuộc huyện Thanh Oai thời nhà Nguyễn, nay là Đồng Mai Hà Đông và Bích Hòa Thanh Oai). Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân của đôi bên đều bị chết nhiều. Nhưng vì yếu kém hơn về người và vũ khí, nên sau đó cả đoàn nghĩa quân bị đánh tan, các thủ lĩnh là Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Huấn, Hoàng Đình Nho, Lê Văn Trường...đều lần lượt bị bắt.
Cũng khoảng thời gian này, một cánh nghĩa quân khác đang trên đường tiến đánh huyện lỵ Kim Bảng (nay thuộc tỉnh Hà Nam), thì bị đoàn quân của Lãnh binh Lê Tố đón đánh tan ở chân núi Quyển Sơn bên bờ sông Đáy, cách huyện lỵ trên khoảng 4 km.
Còn Cao Bá Quát sau khi cho quân rút khỏi Ứng Hòa và Thanh Oai, liền tiến đánh huyện Yên Sơn (Yên Sơn thời nhà Nguyễn) và vây phủ thành Quốc Oai. Đốt phá phủ thành xong, nghĩa quân đón đánh quân triều do Tổng đốc Nguyễn Bá Nghi chỉ huy. Cuộc giao tranh nổ ra ác liệt tại làng Sài Sơn, cách phủ thành 4 km. Rồi cũng vì không cân sức, quân khởi nghĩa buộc phải rút lui về huyện Phúc Thọ thuộc phủ Quảng Oai. Bị truy đuổi, Cao Bá Quát lại cho quân vượt sông Hồng sang phủ Vĩnh Tường (thời nhà Nguyễn thuộc tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Vĩnh Phúc).
Tiếp theo, sau một lần tấn công đốt phá phủ thành Tam Dương ở địa phận xã Tích Sơn (ngoại vi thị xã Vĩnh Yên ngày nay), cánh quân chủ lực do họ Cao chỉ huy đã giảm sút nhiều, nên phải quay về Mỹ Lương hội quân với thủ lĩnh Bạch Công Trân, rồi cùng lo chấn chỉnh đội ngũ, lấy nghĩa binh miền núi bổ sung lực lượng.
Trong khi đó, nhà vua điều thêm 500 lính từ Thanh Hóa đến Sơn Tây hỗ trợ, lại cử thêm Đô đốc Nguyễn Trọng Thao đang làm nhiệm vụ phòng giữ kinh thành Huế, ra Hà Nội trực tiếp chỉ huy cuộc đàn áp, và còn xuống dụ treo thưởng rằng: Không kể quan, quân, dân, dõng hoặc người theo bọn giặc; người nào bắt sống được Cao Bá Quát đem giải quan thì thưởng cho 500 lạng bạc, giết chết thì thưởng 300 lạng, lại còn thưởng thụ chức hàm để khuyến khích 

Tàn cuộc

Sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mườngngười Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương), vào tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng Chạp năm này rơi vào năm dương lịch 1855[8]), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai. Phó lãnh binh Sơn Tây Lê Thuận Đại đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn, thì Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh (ngụy Thượng thư) và Nguyễn Văn Trực (ngụy Phó vệ) cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau, cả hai đều bị chém chết). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm nghĩa quân bị chém chết và khoảng 80 nghĩa quân khác bị bắt. Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông 
Mặc dù mất Quốc sư và nhiều thủ lĩnh, nhưng nghĩa quân vẫn cố gắng hoạt động. Tháng 2 (âm lịch) năm Ất Mão (1855), Vũ Văn Ức và Vũ Văn Đổng (đều là học trò Cao Bá Quát) dẫn quân đi đánh phá huyện Phù Cừ. Bị trấn áp, hai ông đều bị bắt giết. Cũng trong tháng này, đầu mục Bạch Công Trân ra đầu thú. Đến tháng 4 (âm lịch), Lê Duy Cự bị lý trưởng xã Trung Lập là Nguyễn Huy Chung dụ bắt được. Sau đó, Lê Duy Cự bị giết, còn viên lý trưởng được thưởng làm Chánh cửu phẩm bách hộ  
Sau lần tiến đánh không thành công ở huyện lỵ Phù Cừ (thuộc Hưng Yên), đội ngũ nghĩa quân gần như tan rã hẳn.
Nhìn lại, cuộc khởi nghĩa chỉ mạnh mẽ ở cuối năm 1854 đến đầu năm 1855  Sau những thắng lợi ban đầu ở Ứng Hòa, Thanh Oai, thì nghĩa quân bị đàn áp và khủng bố dữ dội, nên liên tiếp chịu nhiều thiệt hại. Sau trận thua ở Yên Sơn, Cao Bá Quát bị giết chết, sức chiến đấu của nghĩa quân kể như không còn gì. Trận Phù Cừ chỉ phản ánh những cố gắng cuối cùng của nghĩa quân mà thôi.

Lý do thất bại

Ở nửa đầu thế kỷ 19, cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, là một trong vài cuộc nổi dậy lớn, tuy ngắn ngủi nhưng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Tuy nhiên, như nhiều cuộc nổi dậy trước và sau nó, mặc dù quyết liệt, nhưng vẫn đi đến thất bại.
Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, thì đây cũng chỉ là một cuộc nổi dậy mang đậm tính địa phương riêng rẽ, tổ chức chưa được chu đáo, chiêu bài phò Lê đã mất tính chất hấp dẫn, thiếu một phương thức chiến đấu, thế lực hào mục yếu ớt, vũ khí hãy còn thô sơ. Vì lẽ ấy, cuộc khởi nghĩa sớm bị đập tan bởi sự trấn áp mạnh mẽ bằng quân sự của triều Nguyễn  

Vài vấn đề liên quan

Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương và cái chết của Cao Bá Quát cũng đã gây được một tiếng vang lớn, và đã làm xúc động nhiều người. Vì vậy, có nhiều giả thuyết và giai thoại liên quan đến cuộc đời ông.

Về vai trò & động cơ

Về vai trò Cao Bá Quát trong cuộc khởi nghĩa Minh Lương, hiện tồn tại hai ý kiến:
  • Một, ông chính là người khởi xướng. Theo ý này có Vũ Khiêu, Nguyễn Phan Quang,...
  • Hai, ông chỉ là người đi theo (hoặc được mời) rồi cùng tham gia lãnh đạo. Theo ý này có Trần Trọng Kim, Nguyễn Lộc, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Phạm Thế Ngũ  Nguyễn Anh,...
Một vấn đề nữa, đó là:
Có người cho rằng Cao Bá Quát nổi dậy không phải vì thương dân mà chỉ vì bất mãn cá nhân, trong số này có sử gia Trần Trọng Kim. Ông viết:
Cao Bá Quát có tiếng là người văn học giỏi ở Bắc Kỳ, mà cứ bị quan trên đè nén, cho nên bức chí, bỏ quan về đi dạy học, rồi theo bọn ấy (Lê Duy Cự) xưng là quốc sư để dấy loạn ở vùng Sơn TâyHà Nội 
Có người lại cho rằng ông làm loạn là do bất mãn vì địa vị (quan điểm của sử gia nhà Nguyễn), là do ông có tính tình ngỗ ngược, hay chửi đời, bị nhiều người ghét (quan điểm của Cao Bá Nhạ trong Trần tình văn)  của nhà văn Trúc Khê (trong Cao Bá Quát danh nhân truyện ký), là do ông bị ám ảnh "cái mộng đế vương" (không rõ tác giả, tập san Bách Khoa số 142, ra ngày 15 tháng 12 1962 tại Sài Gòn).
Có người lại cho rằng Cao Bá Quát không có ý "làm phản", mà chỉ là người bị Tổng Đốc Nguyễn Bá Nghi vu cáo, vì hiềm riêng. Trong số này có Kiều Oánh Mậu, Phạm Văn Sơn 
Quan điểm của GS. Vũ Khiêu:
Chỉ có thể hiểu Cao Bá Quát và đánh giá đúng tư tưởng và hành động của ông trên cơ sở phân tích nguồn gốc xã hội và diễn biến trong cuộc đời ông. Cao bá Quát là một trí thức xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo. Những cảnh đói rét khổ cực ở khắp nơi hàng ngày day dứt ông làm cho ông phải luôn suy nghĩ mong tìm ra cách giải quyết. Chế độ phong kiến hà khắc, vua quan ngày một tỏ ra bất tài và nguy cơ mất nước cho phương Tây đã khiến ông căm ghét triều đình nhà Nguyễn. Từ chỗ phê phán và phản kháng nó (điều này rất dễ thấy trong thơ văn ông), ông đã tiến tới nổi dậy đánh đổ nó...
Đây cũng phải là sự "nổi loạn", mà chính là sự phản kháng bắt nguồn từ phẩm chất của ông.
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm,
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Có nghĩa:
Mười năm bàn đạo giao du, khó như tìm gươm cổ,
Một đời ta chỉ cúi đầu sùng bái hoa mai.
Hai câu đối rất được truyền tụng này của Cao Bá Quát đã phản ánh đầy đủ tinh thần phản kháng của ông. Chúng vừa nói lên khí phách anh hùng, quyết tâm đứng lên trừ bạo cứu dân, vừa bộc lộ một tâm hồn trong sạch thanh cao, đẹp như hoa mai trắng.

Về một số giai thoại

Có người vì mến phục chí khí Cao Bá Quát, mà phao lên rằng trong nhà ngục, ông có làm cặp đối: Một chiếc cùm lim chân có đế/ Ba vòng xích sắt bước còn vương. Hoặc trước khi thụ án, họ Cao còn ngâm: Ba hồi trống giục mồ cha kiếp/ Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
Cũng có người phao lên rằng khi họ Cao bị giải về Hà Nội, vì muốn cứu ông, mà ai đó đã đem một người tù phạm có nét mặt giống ông để thay vào, rồi đưa ông lên Lạng Sơn, giả làm nhà sư để lánh nạn.
Lại có người cho rằng ông không bị hành hình ở khu vực Hàng Hành (Hà Nội) ngày nay, mà là ông bị chém chết ở làng Phú Thị với hai con (Bá Phùng, Bá Thông) và nhiều quyến thuộc  
Trước khi soạn quyển Thơ văn Cao Bá Quát (xuất bản năm 1984), nhóm tác giả (trong đó có GS. Vũ Khiêu), đã về làng Phú Thị, đến phủ Quốc Oai và vùng đất Mỹ Lương. Mặc dù, sau cuộc khởi nghĩa, cả dòng họ ông bị quan quân săn đuổi, Văn thơ ông bị thiêu hủy và cấm tàng trữ...nhưng qua những gì còn sót cũng đủ để GS. Vũ Khiêu kết luận rằng:
Những câu chuyện trên đây đều không có căn cứ, vì đã được dựng lên do những tình cảm khác nhau của người ta đối với ông mà thôi.
Cao Bá Quát tử trận là điều có thật, đúng như sử nhà Nguyễn đã chép. Và không phải ngẫu nhiên mà triều đình nhà Nguyễn đã khen thưởng và thăng chức cai đội cho Đinh Thế Phong, người đã bắn chết ông 

Cuộc nổi dậy Tạ Văn Phụng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc nổi dậy Tạ Văn Phụng, hay còn gọi là Cuộc bạo loạn ven biển hoặc Nạn giặc biển; là tên gọi của cuộc nổi dậy do Tạ Văn Phụng lãnh đạo chống lại triều đình nhà Nguyễn ở vùng ven biển Bắc Kỳ từ 1861 cho tới 1865.
Lê Duy Phụng tên thật là Tạ Văn Phụng, trước đã từng tham gia trong lực lượng Pháp tiến đánh Nam Kỳ. Đầu năm 1862, ông mạo xưng là Lê Duy Minh, con cháu nhà Lê để nổi dậy chống lại triều đình, nổi lên cướp phá ở vùng ven biển gây thêm khó khăn cho triều Nguyễn. Theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh thì Lê Duy Phụng hẳn là hành động theo lệnh Pháp vì khi đó Pháp đang xâm chiếm Nam Kỳ. Cuộc nổi dậy đã được các nhóm nổi dậy khác ở khắp Bắc Kỳ như Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ Anhải tặc ngoài biển ủng hộ.
Ông Phụng đã liên kết với một đạo trưởng tên Trường nổi lên ở miền Quảng Yên vào tháng Chạp năm Tân Dậu (1861). Tháng 8 năm 1862 quân của Phụng vây đánh tỉnh thành Hải Dương. Triều đình phải sai Binh bộ Thượng thư Trương Quốc Dụng đem quân Kinh và quân Thanh-Nghệ ra công tiễu, giải vây Hải Dương cuối tháng 9.
Để tăng thêm thanh thế, Phụng liên kết với Nguyễn Văn Thịnh, tức Cai tổng Vàng, đánh phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng và Bắc Ninh nhiều phen rất nguy ngập. Đă có lần Lê Duy Phụng cho người vào Nam Kỳ điều đình với Thiếu tướng Bonnard đem quân ra giúp, hứa nếu thành công thì ông sẽ để cho Pháp bảo hộ nhưng không thành vì lúc này Pháp còn lo củng cố xứ Nam Kỳ và đang cần tạm thời có sự hòa hảo với triều đình Huế. Sau quân của Phụng chiếm miền duyên hải để tiện việc tiến thoái.
Tình hình nguy ngập nên tháng 6 năm 1863, triều đình lại phải phái Nguyễn Tri Phương thay Trương Quốc Dụng. Cuối năm 1863, Lê Duy Phụng tập hợp hơn 500 chiến thuyền ở Cát Bà và núi Đồ Sơn để đem quân đi đánh kinh đô Huế nhưng gặp bão bị đắm rất nhiều.
Tháng 7 năm 1864 quân khởi nghĩa Lê Duy Phụng giành được một thắng lợi lớn ở La Khê thuộc Quảng Yên. Hiệp thống Trương Quốc Dụng cùng các thuộc hạ như Tán lý Văn Đức Khuê, Tán tương Trần Huy Sách và Chưởng vệ Hồ Thiện đều bị hạ sát. Tháng 5 năm 1865 quân của Phụng với hơn 300 chiến thuyền lại từ hải đảo vào cướp phá miền duyên hải nhưng bị Nguyễn Tri Phương sai Nguyễn Văn Vỹ hợp cùng hải quân nhà Thanh đón đánh, quân của Phụng thảm bại. Từ đó về sau quân khởi nghĩa liên tiếp bại trận. Tháng 8 năm 1865, Đốc binh Ông Ích Khiêm cùng với quân Thanh ở Khâm Châu tiến công, lấy lại thành Hải Ninh bị chiếm đã lâu, bộ hạ của Phụng bị bắt rất nhiều. Lê Duy Phụng cũng phải bỏ chạy vào Trung Kỳ nhưng bị bắt và bị giải về kinh đô Huế xử tử.

Cai Vàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cai Vàng (? - ?) tên thật là Nguyễn Văn Thịnh (hay Nguyễn Thịnh), tục danh là Vàng, vì có thời làm cai tổng nên được gọi là Cai Vàng hay Cai Tổng Vàng. Năm 1862, lấy danh nghĩa "phù ", ông khởi binh chống lại triều đình Tự Đức ở vùng Bắc Ninh thuộc Việt Nam.

Thân thế & sự nghiệp

Cai Vàng sinh trưởng tại xã Vân Sơn, huyện Phượng Nhỡn, Bắc Ninh (nay thuộc xóm Kẻn, thôn Vân Sơn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang); trong nhà một hào mục giàu có.
Ông theo học văn và võ ngay từ thuở nhỏ. Lớn lên, vì bất mãn đường lối cai trị của nhà Nguyễn, ông lấy danh nghĩa "phù ", chiêu tập được một số người dân đồng chí hướng cùng làm cuộc nổi dậy.

Khởi binh chống Nguyễn

Sau khi lực lượng đủ lớn mạnh, và sau khi hiệp đồng được với Tạ Văn Phụng và Tuần Nhỡn (một trong những chỉ huy của cuộc nổi dậy Cao Bá Quát), để ứng cứu cho nhau. Thủ lĩnh Cai Vàng lần lượt dẫn quân đi đánh phá.
Sách Việt Nam sử lược chép:
Tháng ba năm Nhâm Tuất (1862), ở Bắc Ninh có tên cai tổng Nguyễn Văn Thịnh (tục gọi là Cai tổng Vàng) xưng làm nguyên súy, lập tên Uẩn (Lê Duy Uẩn hoặc Huân), mạo xưng là con cháu nhà Lê, lên làm minh chủ, rồi nhập đảng với tên (Tạ Văn) Phụng, đem binh đi đánh phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng, và vây thành Bắc Ninh 
Lập tức, Bố chính ở Hà Nội là Nguyễn Khắc Thuật, Bố chính tỉnh Sơn Tây là Lê Dụ và Phó lãnh binh tỉnh Hưng Yên là Vũ Tảo (hay Võ Tảo) đem quân ba tỉnh về đánh giải vây cho tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, quân nhà Nguyễn và quân Cai Vàng giao tranh hơn 10 trận.
Sách Quốc triều sử toát yếu chép:
Vũ Tảo đánh liên tiếp hơn mười trận đều thắng cả. Tảo liền kéo quân lướt tới, quân trong thành ra giáp đánh, Thạnh (tức Nguyễn Thịnh) thua chạy, giải vây được thành Bắc Ninh. Tờ báo tiệp tâu lên, Ngài (vua Tự Đức) cho Võ Tảo tới trước đáng công đầu, thưởng thọ Lãnh binh, gia thưởng bài vàng, tiền vàng, nhưng lãnh chức cũ; lại truyền chỉ cho Tổng đốc quân vụ Đại thần Tôn Thất Hân thống quản biền binh lập tức đuổi theo.. 

Bị trúng đạn chết

Mặc dù quân Cai Vàng bị đánh thua ở mặt trận Bắc Ninh, nhưng về phía Hải Dương, quân Tạ Văn Phụng vẫn còn đang bao vây và uy hiếp tỉnh thành này. Nhận được tin báo nguy, triều đình Huế liền cử nhiều tướng lĩnh, trong số đó có Trương Quốc Dụng, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Bá Nghi,...cùng đem quân ra trợ lực cho ba tỉnh là Bắc Ninh, Thái NguyênTuyên Quang.
Sử sách không cho biết Cai Vàng chết lúc nào, nhưng căn cứ bài thơ của Vân Hồ làm năm Tự Đức thứ 16 (1863), thì ông đã chết vì trúng phải một viên đạn đại bác "vô tình"  khi đang đóng quân ở tại đình làng Nhồi (tức làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), để chuẩn bị tiến đánh thành Hà Nội. Hôm ấy là ngày 30 tháng 8 năm 1862.
Tuy nhiên, có nguồn cho rằng vào ngày 30 tháng 8 năm Quý Hợi (1863), trong một lần đi tuần trên sông Thương, Cai Vàng bị quân của Vũ Tảo bắn trọng thương. Thuộc hạ cố sức phá vòng vây đưa ông về đến doanh trại thì mất
Mặc dù Cai Vàng mất, nhưng với tài chỉ huy của người vợ thứ là Bà Ba Cai Vàng, cuộc nổi dậy do ông khởi xướng vẫn tồn tại cho đến tháng 3 năm 1864 mới chấm dứt.
Theo sử liệu thì:
Tháng 3 năm Quý Hợi (1863) Vũ Tảo đánh lấy lại thành Tuyên Quang và bắt được tên Uẩn đóng củi giải về trị tội  . Đầu năm sau (1864), trong trận ở Nãi Sơn (thuộc Hải Dương), Vũ Tảo bị quân Cai Vàng giết chết  . Trước cuộc chiến không cân sức, Bà Ba Cai Vàng cho bãi binh rồi đi tu  

Vè Cai Vàng

Bài Vè Cai Vàng, không rõ tác giả. Trích một đoạn:
Cai Vàng tỉnh Bắc gan thay
Mộ quân bảy ngày được một vạn ba...
...Trong thì Cai Vàng xông pha
Ngoài thì vợ bé thứ ba đánh vào
Quân trào (triều) tán lạc binh đao,
Bốn bề súng bắn xôn xao đì đùng.
Đánh nhau đã ba giờ ròng,
Súng bắn đì đùng như thể pháo ran.
Đạn bắn như các rải đàng
Các quan vội vàng về tỉnh Bắc Ninh...
Ngoài bài vè này, lúc bấy giờ ở Bắc Ninh còn có câu:
Trên giời có ông sao dài,
Sinh ra tỉnh Bắc có cai tổng Vàng.

Bài thơ của Vân Hồ

Theo bài thơ của Vân Hồ, làm năm Tự Đức thứ 16 1863 kể về việc Cai Vàng khởi binh, thì vị thủ lĩnh này đã chết vì trúng phải một viên đạn đại bác vô tình. Đoạn thơ đó như sau:
Cơn biến cố đất bằng dậy sóng,
Cai Tổng Vàng hò hổng một phương.
Quan quân tiểu phủ hết đường,
Văn mưu, võ dõng ra đường bó tay.
Bỗng tin báo ta nay thắng trận,
Giữa đình Nhồi đánh chặn địch quân.
Bắn ra một phát súng thần,
Vô tình trúng đạn xong thân Cai Vàng...
Khẩu đại bác trên có tên tục là "Ông Ầm", còn người bắn phát súng đó là Đội Hến. Nhưng cái công lớn này, đã bị người khác giành lấy. Tiếc cho ông, trong bài thơ trên cũng có mấy câu:
...Não lòng Hến kêu giời trách phận,
Buồn, Ông Ầm nằm trấn cửa Đông
Dìm người mạo nhận lấy công,
Trò đời vẫn thế não lòng lắm thay!
Chán ngán, Đội Hến xin thôi việc về quê, còn "Ông Ầm" kia cũng đã bị đào thải sau mấy cuộc tang thương  

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét