Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

PHÁT HIỆN KHẢO CỔ 14

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
8 phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất hành tinh | ZOO TUBE

 

Giới khảo cổ bất ngờ tìm thấy kho vàng bạc kinh ngạc ở Israel

Những chiếc vòng được tìm thấy trong kho vàng bạc ở Israel. Ảnh: Bộ Cổ vật Israel.
Những chiếc vòng được tìm thấy trong kho vàng bạc ở Israel. Ảnh: Bộ Cổ vật Israel.
% buffered 00:00
03:01

Các nhà khảo cổ khai quật được kho vàng bạc, trang sức và tiền xu cổ ở Israel.

Tờ Express đưa tin, các nhà khảo cổ học đã khai quật thị trấn Ramla của Israel và phát hiện một kho vàng và bạc quý hiếm từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 11 sau công nguyên. Các chuyên gia tin rằng, kho báu là minh chứng cho "sự giàu có và huy hoàng" của thời kỳ đầu Hồi giáo.

Các nhà khảo cổ học tình cờ phát hiện ra kho báu ở Ramla, miền trung Israel vào năm 2006. Cuộc khai quật của Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) phát hiện một bộ sưu tập tiền xu, đồ trang sức và các đồ tạo tác khác giữa đống đổ nát của những ngôi nhà và các cửa hàng. Trong một cửa hàng, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một hũ đựng tiền vàng từ thời Abbasid và Fatimid (thế kỷ thứ 8 đến thứ 11 sau công nguyên).

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra kho báu tương tự ở thành cổ Jerusalem khi họ tìm thấy những đồng tiền xu hơn 1.000 năm tuổi.

Các kho báu ở Ramla cũng bao gồm các quả cân bằng đồng và một chiếc cân được sử dụng trong cửa hàng, cũng như vàng và sáu chiếc vòng tay bằng bạc.

Ramla được thành lập vào thế kỷ thứ 8 sau công nguyên. Ảnh: Wiki/Getty
Ramla được thành lập vào thế kỷ thứ 8 sau công nguyên. Ảnh: Wiki/Getty

Cơ quan Cổ vật Israel cho biết trong một bài đăng trên Facebook tuần trước: "Đồ trang sức có từ thời kỳ Fatimid (thế kỷ 11 sau công nguyên) phản ánh sự giàu có và lộng lẫy đặc trưng cho đồ trang sức bằng bạc và vàng của thời kỳ đó. Những chiếc vòng tay khác nhau về hình dạng và kỹ thuật tạo ra chúng. Đáng chú ý nhất trong số đó là một chiếc vòng tay bằng vàng được trang trí ở hai đầu bằng hoa văn lộng lẫy và ở giữa chiếc vòng có dòng chữ Arab: Tôi cầu chúc cho bạn một phước lành trọn vẹn".

Một món đồ nổi bật khác là chiếc vòng bạc có gắn một hộp bùa hộ mệnh. Hộp được trang trí các họa tiết hoa văn và những câu từ kinh Koran ca ngợi Chúa.

Hai trong số những món đồ lớn nhất trong kho báu là những chiếc lắc chân bằng bạc nặng 170 gram mỗi chiếc.

Những chiếc vòng tay tương tự từng được tìm thấy trong quá khứ gần Núi Đền của Jerusalem - địa điểm linh thiêng nhất trong thế giới Do Thái cũng như là nơi thờ cúng quan trọng của người Hồi giáo.

Nhưng loại vòng tay vàng được tìm thấy ở Ramla cho đến nay chỉ được các nhà khảo cổ học Israel biết đến từ các bộ sưu tập của bảo tàng.

Vòng vàng cổ được tìm thấy ở Israel. Ảnh: Bộ Cổ vật Israel
Vòng vàng cổ được tìm thấy ở Israel. Ảnh: Bộ Cổ vật Israel

IAA cho biết: “Đây là lần đầu tiên những chiếc vòng tay làm bằng vàng được tìm thấy trong một cuộc khai quật khảo cổ học. Bạn có muốn tự mình nhìn thấy kho báu kỳ thú không? Những chiếc vòng được trưng bày trong Bảo tàng Israel hiện đã được mở cửa cho công chúng".

Đầu năm nay, IAA đã tiết lộ cách các thợ lặn ngoài khơi bờ biển Israel phát hiện ra một kho chứa tiền xu và tượng cổ.

Những kho báu quý hiếm được tìm thấy ở bến cảng Caesarea của La Mã, trên bờ biển Địa Trung Hải.

Cách đây vài năm, một cặp thợ lặn phát hiện ra một con tàu chở hàng của người La Mã 1.600 năm tuổi dưới đáy cảng. Con tàu đắm chứa rất nhiều đồ tạo tác thú vị, thúc đẩy một cuộc khám phá toàn diện về con tàu.

Jacob Sharvit - giám đốc đơn vị Khảo cổ học Biển của Cơ quan Cổ vật Israel - và phó giám đốc Dror Planer, cho biết: "Vị trí và sự phân bố của những phát hiện cổ đại dưới đáy biển cho thấy một tàu buôn lớn đang chở hàng tái chế bằng kim loại gặp bão ở lối vào bến cảng và trôi dạt cho đến khi nó đập vào tường chắn sóng và những tảng đá".

Một cuộc khai quật tại Công viên Quốc gia Cảng Caesarea cũng đã phát hiện ra một bức tượng cừu đực, được cho là đại diện của Chúa Jesus. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, bức tượng được phát hiện vào đêm Giáng sinh năm 2015.

Khánh Minh

3 "kho báu" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Đi trước phương Tây 2.000 năm

Chủ nhật, ngày 14/03/2021 18:32 PM (GMT+7)
Aa Aa+
3 "kho báu" được tìm thấy này có thể giải thích sức mạnh vượt trội của đội quân Tần Thủy Hoàng.
Bình luận 0

Năm 221 trước Công nguyên, vị vua thứ 36 của nước Tần (về sau xưng là Tần Thủy Hoàng) diệt nước cuối cùng trong sáu nước chư hầu là nước Tề, thống nhất sáu quốc gia, và thành lập một đế chế thống nhất trong lịch sử Trung Quốc - trở thành Hoàng đế đầu tiên đưa Trung Quốc về một mối.

Vậy làm cách nào để Tần Thủy Hoàng có thể tiêu diệt hết những nước địch thủ hùng mạnh trong Thất quốc tranh bá?

3 "kho báu" được tìm thấy trong số các chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng sẽ giải đáp câu hỏi trên. Điều này có thể giải thích tại sao nước Tần trở nên thịnh vượng và hùng mạnh.

"Kho báu" thứ nhất

Đầu tiên là thanh kiếm đồng mà ai cũng biết. Một lô kiếm đồng được khai quật cùng các chiến binh và ngựa đất nung của Tần Thủy Hoàng có chiều dài trung bình 80 cm.

Các chuyên gia phát hiện ra rằng những thanh kiếm đồng khai quật được có cấu trúc dày đặc, sáng và mịn. Những lưỡi kiếm được đánh bóng tinh xảo đến mức đáng kinh ngạc. Mặc dù những thanh kiếm bằng đồng này đã bị chôn vùi dưới lòng đất hơn 2.000 năm, chúng vẫn sáng như mới và cực kỳ sắc bén tại thời điểm khi chúng được khai quật.

3 "kho báu" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Đi trước phương Tây 2.000 năm - Ảnh 1.

Kiếm đồng sắc bén - một trong những vũ khí tạo nên sức mạnh cốt lõi của Tần Thủy Hoàng. Ảnh minh họa: Internet.

Sau đó, các chuyên gia phát hiện ra rằng có một lớp hợp chất muối Crom trên bề mặt của thân kiếm bằng đồng với độ dày 10 micron (1 micron bằng 0,001 mm). Phát hiện này đã gây chấn động thế giới lúc bấy giờ, bởi vì phương pháp xử lý "oxy hóa muối crom" này là công nghệ chỉ mới xuất hiện ở thời hiện đại.

Phát hiện hợp chất muối Crom đầu tiên ở Đức cũng vào năm 1937, nhưng điều đáng ngạc nhiên là thời Xuân Thu và Chiến Quốc, người Trung Quốc đã có nó và họ làm chủ công nghệ tiên tiến này thông qua bộ kiếm đồng dưới thời của Tần Thủy Hoàng.

"Kho báu" thứ 2

Thứ hai là nỏ. Chắc hẳn mọi người không còn xa lạ gì khi nhắc đến nỏ bởi chúng ta thường thấy nó trong các bộ phim cổ trang. Thực tế, dưới thời Tần Thủy Hoàng, thứ vũ khí này đã thông dụng.

Các chuyên gia đã nghiên cứu nỏ giữa các chiến binh đất nung và ngựa chiến và phát hiện ra rằng loại nỏ này không chỉ bắn xa hơn cung tên, sát thương hơn mà còn có tỷ lệ bắn trúng cao hơn. Đó là vì:

Nỏ Tần được làm bằng dâu tằm, tay của nỏ Tần thường dài 60-75 cm, rộng 4-5 cm. Vì toàn bộ thân nỏ được kết bởi dây da dày đặc, điều này không chỉ tăng cường sức mạnh cấu trúc của thân cây cung mà còn có độ dẻo dai và đàn hồi mạnh mẽ tuyệt vời.

3 "kho báu" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Đi trước phương Tây 2.000 năm - Ảnh 2.

Một chiếc nỏ Tần.

Thiết kế tinh vi này giúp cải thiện đáng kể độ tin cậy của mỗi lần bắn, giảm đáng kể tốc độ bắn nhầm và giảm độ rung khi phóng, giúp làm tăng đáng kể tỷ lệ bắn trúng. Nỏ Tần có tầm bắn lên tới 300 mét.

Điều đặc biệt là các vũ khí tương tự chỉ được thiết kế ở châu Âu vào cuối thế kỷ 19. Nói cách khác, nỏ nhà Tần ở Trung Quốc sớm hơn 2.000 năm so với châu Âu.

"Kho báu" thứ 3

Vũ khí thứ 3 không thể không nhắc đến là mũi tên. Một số lượng lớn mũi tên đã được khai quật cùng với các chiến binh và ngựa đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

3 "kho báu" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Đi trước phương Tây 2.000 năm - Ảnh 3.

Mũi tên tìm thấy bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: National Geographic

Các chuyên gia phát hiện ra rằng loại mũi tên này không chỉ có thể dễ dàng xuyên qua áo giáp của kẻ thù mà quá trình chế tạo cũng rất phức tạp, bởi vì ba vòng cung về cơ bản giống nhau, phạm vi sai số trong vòng 0,01 cm, loại quy trình sản xuất này đơn giản là ngoạn mục và quá xuất chúng đối với nước Tần hơn 2.000 năm trước.

Bí ẩn lăng mộ Tần vương:

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng (259 TCN-210 TCN) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN. Ông là một trong những hoàng đế có công xây dựng Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng.

Quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng được tình cờ phát hiện năm 1974 tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Bên trong lăng mộ chứa hơn 8000 tượng binh sĩ có kích thước người thật, với kiểu tóc, khuôn mặt, đôi tai, biểu cảm và thần thái khác nhau.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bắt đầu xây vào năm 246 TCN. Sau 38 năm cùng hơn 700.000 nhân công và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ khổng lồ này mới hoàn thành.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng gần giống như một kim tự tháp bằng đất cao 76 m và rộng gần 350 m².

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được chôn trong quan tài cùng với nhiều ngọc ngà châu báu và đặt trong dòng thủy ngân (vừa để biểu tượng cho dòng sông đang chảy vừa để diệt khuẩn và gây độc chết người về sau cho những kẻ muốn phá mộ).

Cho đến nay, khu lăng mộ được ví như di sản thế giới này đang được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự ăn mòn của thiên nhiên cũng như những tay trộm mộ.

Trang Ly (Theo Gia đình và Xã hội)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét