TT&HĐ III - 31/u


 
9 Bài Học Quý Giá Từ Ông Trùm Dầu Mỏ John D.Rockefeller | Mua Bán Nhà Đất 0907166177

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs




 (Tiếp theo)


 
Abraham Lincoln
Abraham Lincoln head on shoulders photo portrait.jpg

Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ

Phong trào đấu tranh tự phát của quần chúng đã tác động mạnh mẽ đến cả hai phe. Đảng Dân Chủ bị phân hóa sâu sắc. Năm 1851, đảng Cộng Hòa được thành lập bao gồm những người của đảng Tự do ruộng đất (Free soil Party, thành lập cuối những năm 40 của thế kỷ XIX) và một bộ phận từ đảng Dân Chủ tách ra. Đảng này dù chưa hoàn toàn nhất trí với nhau đối với chế độ nô lệ (cánh hữu chủ trương hạn chế, cánh tả chủ trương xóa bỏ chế độ đó) nhưng đã trở thành tiếng nói của tiến bộ xã hội và được đông đảo quần chúng, nhất là những người nô lệ ủng hộ. Lãnh tụ đảng này là Abraham Lincôn (Abraham Lincoln, 1809 - 1865), xuất thân là một chủ trang trại nghèo ở Kentắcki. Gia đình ông do bị đám chủ nô ức hiếp đã phải chạy sang miền Tây sinh sống. Thuở nhỏ, ông phải lao động vất vả. Lớn lên, nhờ tài trí hơn người và lòng dũng cảm, ông trở thành lãnh tụ của xu hướng mới trong xã hội. Năm 1848, Lincôn được bầu vào Quốc hội. Năm 1860, ông được đại diện cho đảng Cộng Hòa ra tranh cử, thắng lợi và trở thành Tổng thống.

15 anh den trang ve noi chien My-Hinh-2
15 anh den trang ve noi chien My-Hinh-7

Tầng lớp chủ nô mất ưu thế trong chính quyền mới, lập tức chống đối. Ngày 20-12-1860, bang Carôlina Nam tuyên bố tách ra khỏi Liên bang. Tháng 2-1861, sáu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam cũng tuyên bố ly khai. Những bang này mở hội nghị ở Môngômêri (bang Alabama), quyết định thành lập chính phủ riêng và bầu đại tá Đêvít, chủ nô ở miền Nam, bang Mítxixipi làm tổng thống. Về sau, có thêm 4 bang nữa gia nhập Hiệp bang, thủ đô đặt tại Richmôn (Richmon) thuộc bang Viếcginia. Chính phủ Hiệp bang gấp rút thành lập một đạo quân 10 vạn người để chống lại chính phủ Trung ương.
Nước Mỹ bước vào nội chiến và được gọi là “Cuộc chiến tranh ly khai” (1861 - 1865).
Ngày 12-4-1861, chiến tranh nổ ra ở Carôlina Nam, rổi diễn ra ác liệt ở trên biển, dọc sông Mítxixipi, trên đất các tiểu bang miền Nam dọc Đại Tây Dương. Lúc đầu, lực lượng vũ trang của Hiệp bang miền Nam đã giành được ưu thế trước lực lượng vũ trang của Liên bang  miền Bắc. Ở mặt trận trên biển, phe Liên bang bị thiệt hại nặng, nhưng ở trận tuyến dọc sông Mítxixipi, nhờ tài chỉ huy của tướng Gran, lại giành được thắng lợi. Sau đó, quân Liên bang chiếm được Oócliân (1862) và thành phố Vichhớc (1863). Hai bang Tếchdát và Akandát bị cô lập. Nhờ chiếm được lưu vực sông Mítxixipi, quân Liên bang đã bao vây được quân chủ lực của Hiệp bang ở phía đông.
Đầu tháng 7-1863, phe Liên bang giành được thắng lợi quan trọng trong trận Gentibớc. Tình thế quân sự đã hoàn toàn có lợi cho phe này. Năm 1864, Lincôn tái đắc cử Tổng thống. Ông bổ nhiệm tướng Gran làm tổng tư lệnh quân đội Liên bang.

15 anh den trang ve noi chien My-Hinh-10
15 anh den trang ve noi chien My-Hinh-11
alt
Lincoln và tướng McClellan (1862)
Mùa xuân năm 1865, quân Liên bang tấn công thủ phủ Richmôn một cách quyết liệt. Tướng Sôman tấn công chiếm Gioócgia, đánh lên Xavanna phối hợp với cánh quân chủ lực của tướng Gran. Ngày 3-4-1865, quân đội Liên bang chiếm được Richmôn. Một tuần sau, tướng Li (Lee), Tổng chỉ huy quân đội Hiệp bang cùng với 280.000 quân, đầu hàng.
Cuộc nội chiến kết thúc với thiệt hại ở cả hai phe chừng 60 vạn quân (phe Liên bang thiệt mạng tới 36 vạn người).
Trong ngày lễ mừng chiến thắng (14-4-1865), Tổng thống Lincôn bị ám sát. Trước đó, ngày 1-1-1863, ông đã tuyên bố xóa bỏ vĩnh viễn chế độ nô lệ ở Mỹ.
Đến trung tuần tháng 12-1865, nghị viện Mỹ bỏ phiếu chấp thuận việc sửa đổi điều thứ 13 trong hiến pháp như sau: “Không một chế độ nô lệ nào, không một hình thức miễn cưỡng nào, trừ khi để trừng phạt một trọng tội mà hệ thống pháp lý đúng đắn công nhận bị can đã phạm, có thể tồn tại ở Mỹ, cũng như ở bất cứ nơi nào thuộc thẩm quyền của quốc gia này”.
Với cuộc nội chiến giải phóng nô lệ (và cấp đất tự do cho dân di cư đến miền Tây), nước Mỹ mới thực sự hoàn thành cách mạng dân chủ tư sản. Từ đây, nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa vận động theo đúng con đường phát triển tự nhiên của nó, tự do, không còn bị cản trở bởi những môi quan hệ sản xuất cũ, và do đó nhịp độ công nghiệp hóa cũng tiến triển rất nhanh chóng, làm cho nền kinh tế Mỹ vươn lên hàng đầu trong các nước tư bản. Cùng với việc hầu như không bị cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất tàn phá do ở xa trung tâm xung đột, lại còn kiếm được nhiều lợi nhuận từ “lái súng” và cho vay tài chính, nước Mỹ càng trở nên giàu sụ, sở hữu một cơ sở vật chất - kỹ thuật đồ sộ và tiên tiến bậc nhất. Điều đó đương nhiên đưa nước Mỹ tư bản vững vàng bước vào ngôi vị cường quốc - đế quốc số một của thế giới thời hiện đại.

alt
Tượng vị tướng Robert E Lee
alt
Phe bại trận có cờ hình gạch chéo
Có thể nói nước Mỹ dân chủ tư sản hình thành từ sự xâm chiếm thực dân, từ sự lan tỏa dân cư gồm đa số là nông dân nghèo khó, chịu phiêu lưu từ Cựu Lục địa (châu Âu), từ tàn sát người da đỏ bản địa, từ mua bán nô lệ da đen, từ sự đấu tranh giành độc lập và từ nội chiến. Sự mường tượng cho chúng ta cái cảm giác lịch sử nước Mỹ như là lịch sử vắn tắt của loài người, cũng đầy đau thương, bi tráng, cũng đầy mồ hôi, nước mắt và máu xương của Đại Chúng cần lao.
Cái lịch sử ấy đã làm cho mặt trái của nhân tính như: vô cảm trước sự giết chóc, coi thường sinh mạng đồng loại, thích thú súng đạn, phân biệt chủng tộc… ngấm sâu vào xã hội Mỹ mà chủ yếu là vào tầng lớp thống trị Mỹ. Phải chăng hiện tượng đó, cộng với niềm tự hào, sự kiêu hãnh thái quá đến độ mù quáng về một cường quốc vô định số một, về một dân tộc vĩ đại cũng đã là một nguyên nhân làm xuất hiện những nhân vật “kỳ lạ” trong chính quyền Mỹ, những người vô tình hay hữu ý đã mở đường cho sự tàn sát nhân dân Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai?
Ngày nay, chế độ dân chủ tư sản Mỹ đã có những điều chỉnh, cải thiện theo hướng công bằng hơn, nhân đạo hơn, tự do hơn dù vẫn còn những vấn nạn thuộc về bản chất của hình thái kinh tế xã hội Tư bản chủ nghĩa. Mô hình tổ chức cơ cấu kiến trúc thượng tầng của nó cũng có nhiều nét ưu việt cần phải học tập.
Nói riêng bản thân chúng ta rất thích xem phim Mỹ. Tài năng của các nhà làm phim và của đội ngũ diễn viên Hôllyút (Hollywood) là không thể phủ nhận. Phim Mỹ nói chung tràn lan cảnh bạo lực, giết chóc. Nhưng chính bản thân chúng ta đây, dù rất ghét chiến tranh và ghê sợ cảnh giết chóc, vẫn mê xem nhiều bộ phim như vậy. Thật là lạ lùng! Có lẽ con người hậu thế không bao giờ loại bỏ được những ấn tượng giết chóc lẫn nhau từ xa xưa tổ tiên, qua hết đời này đến đời khác truyền lại, lưu lại và đã khắc sâu trong tâm khảm, cho nên nó vẫn cứ muốn tò mò theo dõi một cách chăm chú và xúc động những câu chuyện, những cảnh chiếu về những sự kiện thảm khốc, gieo oán và báo thù, tội ác và trừng phạt, bắt cóc và giải thoát,…

Ngam anh mau gia tri ve Noi chien My
Tuy nhiên, thật lòng, chúng ta thích xem phim Mỹ không phải chủ yếu về mặt đó. Nếu bỏ qua sự thể hiện bạo lực một cách thái quá thì phim Mỹ nói chung là những bộ phim rất hay về nhân tình thế thái, có giá trị giáo dục rất cao về tình yêu thương, đầy tính nhân văn, đầy lòng nhân hậu. Một trong những nguyên nhân làm cho phim Mỹ trở nên sâu sắc là sự mô tả rất đời, rất thực, hồn nhiên như cuộc sống vốn dĩ thế, dù cũng chỉ là "diễn" nhưng ít gây cảm giác “kịch”. Nhiều bộ phim Mỹ xử lý tình huống thật tài tình, đưa ra những lý giải sâu sắc một cách độc đáo, không giáo điều, phô diễn, đã trở thành như những hùng biện tố cáo đanh thép cái đê hèn của mặt trái nhân tính, ca ngợi cái cao thượng của mặt phải nhân tính và là những khúc ca khải hoàn về sự lương thiện, về phẩm giá cao quí của con người. Dù Liên Xô (nước Nga trước đây) cũng có nhiều phim hay nhưng vẫn còn nhiều giáo điều, khiên cưỡng.

Ngam anh mau gia tri ve Noi chien My-Hinh-3
Tiet lo su that it biet ve Noi chien My trong lich su - Anh 4
Đa số lính Mỹ thiệt mạng trên chiến trường của Nội chiến Mỹ thường được đồng đội chôn cất ngay trên khu vực chiến đấu.
Tiet lo su that it biet ve Noi chien My trong lich su - Anh 5
Sau khi kết thúc cuộc nội chiến, hòa bình lập lại, nhiều phần mộ của các binh sĩ tử trận trong chiến tranh được đưa về nghĩa trang quốc gia. Tuy nhiên, hàng ngàn người khác vẫn yên nghỉ ở chiến trường năm xưa - nơi diễn ra những cuộc chiến đẫm máu hồi Nội chiến Mỹ.

(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)