Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

TT&HĐ III - 32/h


                                         Vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu (Hà Nội) năm 1946

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)



Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại. Các đảng này cho là "trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản", "chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được". Hai đảng đối lập trong Chính phủ là Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách) không tham gia bầu cử dù trước đó Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) và Vũ Hồng Khanh (lãnh tụ Việt Quốc) mời Việt Quốc và Việt Cách tham gia Tổng tuyển cử và đề nghị hai bên không công kích nhau bằng lời nói hoặc hành động cho đến ngày Quốc hội khai mạc.

Chỉ 4 tháng sau ngày đất nước giành được độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - năm 1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng đã quyết định tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước. Người đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam, tận tay tham gia bỏ phiếu bầu cử tại các kỳ Tổng tuyển cử trong cả nước.
bau cu a5
Bài viết “Tìm người tài đức” của Bác năm 1946 đăng trên Báo Cứu quốc số 411 ngày 20/11/1946.
bau cu a6
Giấy chứng minh Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chứng nhận cụ Hồ Chí Minh là đại biểu tỉnh Hà Nội tại Đại hội đại biểu toàn quốc năm 1946.
 bau cu
Nhân dân lao động Thủ đô Hà Nội cổ động cho ngày Tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 6/1/1946
 bau cu a8
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước năm 1946, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch nước.
 bau cu a9
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu Quốc hội đầu tiên của Hà Nội ra mắt cử tri tháng 2/1946

       Theo quan sát của sử gia Trần Trọng Kim thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh. Nhưng theo Việt Minh, cuộc bầu cử diễn ra công bằng.  Đa số đại biểu trúng cử không phải là thành viên Việt Minh Trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên", đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên tìm cách chỉ trích và không tham gia bầu cử.
      Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội (Việt Quốc 50 ghế, Việt Cách 20 ghế) cùng một số vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Hai mươi thành viên Việt Cách trở thành đại biểu quốc hội bằng một sắc lệnh hành pháp. Hồ Đắc Thành và Bồ Xuân Luật ứng cử và cũng trở thành đại biểu quốc hội. Ngày 2/3/1946, quốc hội họp phiên đầu tiên nhưng Nguyễn Hải Thần vắng mặt. Hồ Chí Minh đề cử Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch nước, Nguyễn Đình Tri của Việt Cách làm bộ trưởng xã hội. Theo David G. Marr, Hồ Chí Minh đồng ý để Nguyễn Hải Thần thay vì một lãnh đạo nào đó của Việt Quốc làm Phó Chủ tịch nước vì Thần từng là đồng chí của Phan Bội Châu, được các lãnh đạo Trung Hoa Dân quốc kính trọng và nhất là Thần không có khả năng tự gây dựng cơ sở quyền lực trong nước. Việc Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch nước cũng gây ra sự chia rẽ bên trong nội bộ Việt Cách có lợi cho Việt Minh.


     Trong thời gian hoạt động, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục... Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. 
      Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. 
       Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: "Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản".

Đội trinh sát đặc biệt, đơn vị chủ chốt trấn áp bọn phản động Quốc dân đảng ngày 12-7-1946.

Ngày 15/6/1946, người lính cuối cùng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc rời khỏi Việt Nam. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội mất chỗ dựa hậu thuẫn chính là quân đội Tưởng Giới Thạch và do bất đồng về việc ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt mùng 6 tháng 3 đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp. Lãnh tụ Việt Cách là Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ Việt Quốc Vũ Hồng Khanh trong chính phủ và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ. Mặc dù Hồ Chí Minh giữ độc quyền liên lạc với Pháp với sự trợ giúp của Hoàng Minh Giám nhưng Nguyễn Tường Tam vẫn thực hiện trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc. 
       Nguyễn Tường Tam với tư cách Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia Hội nghị trù bị tại Đà Lạt mặc dù trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phái đoàn. Theo đại tướng Võ Nguyên Giáp, do bất đồng Tam đã không tham gia hầu hết các phiên họp. Còn theo David G. Marr, Tam là người phát ngôn có năng lực và giúp giải quyết một số tranh cãi về chiến thuật đàm phán trong đoàn. Sau đó Tam cũng không tham gia Hội nghị Fontainebleau, cuối cùng rời bỏ chính phủ (tài liệu nhà nước nêu Nguyễn Tường Tam thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường bấp bênh, biển thủ công quỹ, tiền chi phí cho phái đoàn sang Pháp đàm phán, rồi đào nhiệm ra nước ngoài.

Sớm ngày 10.7.1946, Công an quận (CAQ) I (nay là quận Hoàn Kiếm) nhận được tin báo của có một xác chết nổi trên hồ Ha-le (nay là hồ Thiền Quang) trên phố Nguyễn Du. Theo chỉ đạo của ban chỉ huy CAQ, một tổ công tác gồm Lê Thiết Hùng, Nguyễn Văn Khâm và Nguyễn Văn Bảo trong lực lượng công an xung phong (CAXP) khẩn trương tới hiện trường.
Một số cán bộ thuộc thế hệ An ninh đầu tiên, tham gia phá vụ án ở phố Ôn Như Hầu - đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng do Quốc dân đảng câu kết với quân đội viễn chinh Pháp tiến hành (họp mặt tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự, tháng 7/1995). Ảnh sưu tầm: K.Hà
Một số cán bộ thuộc thế hệ An ninh đầu tiên, tham gia phá vụ án ở phố Ôn Như Hầu - đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng do Quốc dân đảng câu kết với quân đội viễn chinh Pháp tiến hành (họp mặt tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự, tháng 7/1995). Ảnh sưu tầm: K.Hà
Từ xác chết nghi vấn trên hồ Ha-le
Tới nơi, Bảo lội xuống hồ để vớt thi thể người chết – là nam giới chừng 28 tuổi. Còn Khâm ấn vào bụng nạn nhân, thấy không có nước, phán đoán nạn nhân chết trên cạn, sau đó mới bị quẳng xuống hồ. Sau khi đưa thi thể nạn nhân đến nhà thương Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt – Đức), kết quả khám nghiệm trùng khớp với nhận định của tổ công tác. Xác định là vụ án hình sự nghiêm trọng, CA Hà Nội đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ truy xét hung thủ.
Khoảng 21 giờ cùng ngày, một số trinh sát có mặt trong một quán bán thịt chó ở chợ Đuổi. Lúc này quán rất đông khách, nhưng câu chuyện của 4 vị khách ở bàn bên đã không thể lọt qua tai mắt các chiến sĩ công an. Khi nghe các vị khách xì xầm bàn tán: “Quân Tưởng đã rút, quân đội Pháp đã kéo vào Hà Nội, sẽ thuận lợi cho ta nhiều hơn cả quân Tưởng. Ông nào làm chuyện ở hồ Ha-le rất sơ hở…đã dọn đường cho công an Việt Minh theo dõi…”, các trinh sát đã bí mật lên xe xích-lô theo họ về phố Ôn Như Hầu. Trước đó, những người dân ở phố Ôn Như Hầu thấy một nhóm người đi cùng một phụ nữ vào nhà số 7 phố này. Sau đó mấy ngày, không thấy phụ nữ này quay ra (?).
Đến phá án vụ Ôn Như Hầu lừng lẫy
Sáng 12.7, các mũi công tác của lực lượng CAXP nhận được lệnh tập trung tại trụ sở CAQ I. Đồng chí Trần Dung – trưởng CAQ – khen ngợi lực lượng CAXP đã thu thập được nhiều thông tin có giá trị cho ban chuyên án, đồng thời quán triệt lệnh của Nha CA và Ty CA Hà Nội về cuộc tổng trấn áp bọn Quốc dân đảng để vạch trần âm mưu gây bạo loạn, cướp chính quyền của chúng.
Ngay đêm 12.7, anh em được trang bị súng tiểu liên, cạcbin, sắc phục CA tề chỉnh, đeo phù hiệu, phân hiệu CAXP Quận I cùng lực lượng trinh sát CA Hà Nội nhanh chóng áp sát cổng trụ sở Quốc dân đảng ở 132 phố Đuyvinhô (nay là phố Bùi Thị Xuân), khiến bọn phản động không kịp trở tay. CA đã bắt gọn 20 tên phản động, thu giữ nhiều tài liệu, chứng cứ, trong đó một hòm sắt đựng tài liệu mật là “Kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh”.
Tại số 7 phố Ôn Như Hầu, CA Hà Nội nhanh chóng bắt gọn toàn bộ bọn Quốc dân đảng, trong đó có tên đầu sỏ Phan Kích Nam. Khám xét toàn bộ ngôi nhà, ngoài việc thu được nhiều súng, 1 kiếm của Phan Kích Nam, nhiều tài liệu gây rối, một số dụng cụ tra tấn, làm bạc giả và thuốc mê, CA Hà Nội đã giải thoát một ông cụ ở phố Hàng Bông bị bọn chúng bắt cóc để tống tiền, đang bị trói, giam ở gầm cầu thang, đồng thời phát hiện thi thể một nam giới và một nữ giới bị bọn Phan Kích Nam hãm hại, chôn ở trong vườn. Cùng thời điểm trên, hệ thống trụ sở Quốc dân đảng ở 80 Quán Thánh, Nguyễn Du, chùa Ngũ Xã, phố Lò Đúc, chợ Đuổi cũng bị triệt phá. Ta bắt sống gần 300 tên, thu giữ nhiều vũ khí, máy in truyền đơn, loa phóng thanh, đài điện báo cùng nhiều tang vật nhằm gây bạo loạn, chống phá chính quyền cách mạng còn non trẻ của ta.
Với kết quả khám phá nhanh vụ Ôn Như Hầu, CA Hà Nội đã đập tan âm mưu đen tối lật đổ chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà của bọn Quốc dân đảng câu kết với bọn phản động bên ngoài, góp phần ổn định an ninh quốc gia đang ở thời điểm ngặt nghèo “thù trong, giặc ngoài”. Chiến công đó đã ghi vào lịch sử truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam.

Trụ sở chính của Việt Nam Quốc dân đảng ở số 7 phố Ôn Như Hầu.  
                   Trụ sở chính của Việt Nam Quốc dân đảng ở số 7 phố Ôn Như Hầu.


Vụ Ôn Như Hầu
Tài liệu được công bố của đảng cộng sản Việt Nam nói rằng tại số 7 Ôn Như Hầu, Hà Nội, có nhiều căn hầm dùng làm nơi giam giữ và tra tấn với nhiều dụng cụ còn dính máu. Khai quật trong vườn chuối có nhiều xác người mà Quốc dân đảng đã thủ tiêu.
Người cộng sản họ dựng nên vụ án, rồi nói rằng trong đó có vũ khí với tra tấn, làm sao mà một cái nhà giữa thành phố Hà Nội lại như vậy. Chuyện đó hoàn toàn không phải là sự thật.
- Ông Trần Tử Thanh
Trả lời về thông tin này, ông Trần Tử Thanh, hiện là Chủ tịch Hội đồng đại biểu Quốc dân đảng, hiện sống tại Virginia, Hoa Kỳ cho rằng:
“Lúc đó Việt Nam quốc dân đảng chúng tôi mới nhận trụ sở Ôn Như Hầu mới có vài tháng thôi. Người nhà thầu đến sửa sang trụ sở đó cho Quốc dân đảng làm việc, sau này có kể lại là khi ông ta vào làm việc thì thấy trong khu vười chuối có vài ngôi mộ, hỏi ra thì mới biết là mộ đó của những người Trung Hoa quốc gia họ sang đây bị bệnh chết, rồi chôn ở đó. Dựa vào đó người cộng sản họ dựng nên vụ án, rồi nói rằng trong đó có vũ khí với tra tấn, làm sao mà một cái nhà giữa thành phố Hà Nội lại như vậy. Chuyện đó hoàn toàn không phải là sự thật.”
Ông Thanh còn thuật một câu chuyện là đêm hôm trước công an Việt Minh có đến lấy một số tử thi ở nhà xác thành phố, và sau đó đem đến số 7 Ôn Như Hầu, nói là do Quốc dân đảng giết hại.
Cũng theo tài liệu chính thức của Việt Nam thì vụ tấn công trụ sở Quốc dân đảng ở số 7 Ôn Như Hầu, cũng như hàng loạt cơ sở khác là nhằm để đập tan một âm mưu đảo chính lật đổ chính phủ.
Ông Trần Tử Thanh không đồng ý:
“Vụ đảo chánh lật đổ chính phủ thì chính ngay ông Võ Nguyên Giáp cũng đã liên hệ với một sĩ quan của Pháp để chính thức xin yểm trợ cho ông ta một số vũ khí tối tân, cũng như một số sĩ quan Pháp, để ông ta tấn công vào các cơ sở của Việt Nam Quốc dân đảng. Thì như vậy làm sao nói Việt Nam Quốc dân đảng liên hệ với Pháp được, tài liệu của những người cộng sản sau này cũng có đề cập đến vấn đề đó.”
(Không trực tiếp chứng kiến mà nói, dù có tâm tốt chăng nữa, thì cũng chỉ là dựng chuyện, xuyên tạc, không đáng tin!)
6357514042773703491.JPG
Lệnh bắt những người ở số 7 phố Ôn Như Hầu, ngày 12 tháng 7 năm 1946. Courtesy of baotangcongan.hanoi.gov.vn
 
      Nhưng theo sử gia David G. Marr, việc này khó xảy ra vì Tam khó lòng được giao trách nhiệm giữ tiền của phái đoàn).
Việc các thành viên chủ chốt của Việt Quốc, Việt Cách như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh rời bỏ chính phủ, lưu vong sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái đối lập tại miền Bắc, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến là biểu tượng. Tấn kịch bi hài mà Hồ Chí Minh khôn khéo dàn dựng cho bè lũ cơ hội mùa may như những con rối đã hạ màn! 
Tình hình thực tế đã làm cho Pháp thấy không thể phớt lờ sức mạnh quân sự của một chính quyền được nhân dân ủng hộ nếu muốn tiến quân suông sẻ ra Bắc Bộ cho dù quân Tưởng đã “mở cửa”. Trong suốt năm 1946, mặc dù hai bên cùng chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cố gắng hết mức thương lượng với Pháp để cứu vãn hòa bình và đẩy lui thời điểm nổ ra cuộc chiến tranh. 
Tháng 2/1946, tại Lai Châu, lực lượng vũ trang của Việt Quốc và Vệ quốc quân lần lượt giao tranh nhỏ với Pháp. Việt Quốc rút về Lào Cai còn Vệ quốc quân rút về Sơn La. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946) cho phép Pháp đưa quân vào miền Bắc đổi lại Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Do đó cùng với quá trình thương lượng ký hiệp ước với Trung Quốc, Pháp cũng xúc tiến việc thương lượng với Chính phủ Việt Nam. Cuộc thương thuyết Pháp - Việt được thực hiện bởi đại diện của nước Pháp là viên trung tá tình báo, Ủy viên Cộng hòa Xanhtơni và đại diện của Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi hiệp ước Pháp - Trung được ký kết (mà không đếm xỉa gì đến ý kiến của chính phủ Việt Nam), và được công bố vào ngày 1-3-1946, thực dân Pháp đã chớp thời gian, ngay lập tức tổ chức lực lượng, dự định ngày 6-3 đổ bộ vào thành phố Hải Phòng (thực tế, ngày 7-3, 5.000 quân Pháp đã đổ bộ được vào đó), ngày 9-3 sẽ tiến vào Hà Nội.


Một góc phố tại Hải Phòng bị pháo hạm của Pháp bắn phá - Ảnh Internet.

 
Sáng 6 tháng 3 năm 1946, hạm đội Pháp do Leclerc chỉ huy tiến vào cảng Hải Phòng. 8h30, quân Pháp tiến đến cửa sông Cấm. Quân Trung Hoa Dân quốc đóng ở dọc sông nổ súng. 15 phút sau, quân Pháp bắn trả. Kho đạn của quân Trung Hoa ở cảng bị bốc cháy. Một số tàu Pháp bị bắn thủng. Quân Pháp chịu nhiều thương vong. Chiến sự kéo dài đến 11h trưa.
Tối hôm đó, Hiệp định sơ bộ được ký kết với sự thỏa thuận của hai bên Pháp-Việt. Theo đó, quân Pháp mới đủ điều kiện để vào bắc vĩ tuyến 16.
Ngày 30/10/1946 Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương ra mệnh lệnh số 938- PC cùng với toàn bộ kế hoạch chi tiết triển khai đánh chiếm Hải Phòng. Điều này buộc quân và dân Hải Phòng nổi dậy.
     Hải Phòng là cửa ngõ đường biển quan trọng có vị trí đặc biệt ở miền Bắc. Tại đây, Pháp bố trí một lực lượng mạnh, đặc biệt là pháo binh và thiết giáp, bao gồm: Trung đoàn pháo binh thuộc địa Ma-rốc 4; Trung đoàn chiến xa cơ động và một bộ phận thủy quân, không quân; tổng cộng khoảng 3000 quân. Về phía ta có Trung đoàn 41 Vệ quốc đoàn, 1 đại đội công an xung phong, 1 trung đội thủy quân cùng lực lượng tự vệ và nhân dân thành phố Hải Phòng.
      9 giờ sáng ngày 20/11/1946, quân Pháp gây ra xung đột trên bến Tam Kỳ, xả súng bắn vào chiến sĩ và dân thường. Sau đó, chúng liên tục thực hiện các vụ nổ súng tấn công vào các vị trí trọng yếu trong thành phố bất chấp những thỏa thuận ngừng bắn tạm thời đã ký kết trước đó. Trắng trợn hơn, chúng gửi tối hậu thư đến Ủy ban bảo vệ thành phố, đòi giải tán các lực lượng vũ trang của ta ra khỏi khu vực nội thành. Va-luy, Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương từ Sài Gòn yêu cầu Chỉ huy quân Pháp tại Hải Phòng Đép-bơ: “Phải lợi dụng vụ rắc rối ngày 20 để củng cố thêm vị trí Hải Phòng của chúng ta”.
     Sự kiềm chế của quân và dân Hải Phòng đã đến ranh giới tận cùng. Ngay khi các xung đội xảy ra, Ủy ban bảo vệ thành phố đã phát lệnh “chuẩn bị tác chiến”. Ngay lập tức, các hàng rào, chiến lũy được xây dựng tại các ngã tư quan trọng trong thành phố ngăn chặn các hướng tấn công của địch.


Báo Cứu quốc đưa tin quân Pháp gây xung đột ở Hải Phòng ngày 20/11/1946 - Ảnh Thư viện quốc gia Việt Nam.

 
     Ngày 21/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Moóclie, Chỉ huy quân sự miền Bắc Đông Dương. Trong thư, Người đề nghị hai bên cần thương lượng đề có giải pháp và trở về “Tình trạng trước ngày 20/11 nhằm ổn định tình hình ở Hải Phòng”.
     Phớt lờ đề nghị thương lượng, sáng 23/11/1946, quân Pháp tiến công khắp nơi trong thành phố. Máy bay địch oanh tạc liên tiếp, pháo hạm từ ngoài biển bắn dữ dội vào các vị trí của ta trong nội thành và khu vực lân cận, nhất là khu vực Nhà hát thành phố, nhà ga, bưu điện, nhà đốc lý,… hòng hủy diệt thành phố. Bất chấp sự tiến công ồ ạt của kẻ thù, quân và dân thành phố vẫn kiên cường bám trụ. Dựa vào từng ổ đề kháng, tường nhà, góc phố, các chiến sĩ chiến đấu anh dũng, hiệp đồng đánh cả mặt trước, sau lưng, bên sườn quân địch, không cho chúng tiến công, giữ vững trận địa.
   Trước tình hình đang diễn biến nghiêm trọng, trưa ngày 23/11/1946, Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng, Người kêu gọi “toàn thể đồng bào phải trấn tĩnh, các bộ đội và tự vệ phải sẵn sàng bảo vệ chính quyền của Tổ quốc, bảo vệ tính mệnh, tài sản của ngoại kiều”.
      Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chí Minh, quân và dân thành phố Hải Phòng đã thề “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quyết bảo vệ vị trí cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc. Quân ta tổ chức nhiều cuộc phản kích ở khu vực nhà ga, Ngã Sáu, Phố Khách, phố Ba Ti, Nhà hát Lớn, Nhà máy đèn, Nhà máy nước; tiến công sân bay Cát Bi, đánh địch ở khu vực Trại bảo an binh, Trại Cau... Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 160 địch, thu hơn 20 súng các loại.
        Ngày 26/11/1946, địch huy động lực lượng lớn tiến công, đánh phá các khu phố Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Cầu Đất nhằm đánh vào Sở Chỉ huy Trung đoàn 41. Cán bộ, chiến sĩ trung đoàn dựa vào công sự đẩy lui được nhiều đợt tiến công, buộc chúng phải co cụm.
       Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân tộc ta có thể trường kỳ kháng chiến, nhưng thực dân Pháp không thể trường kỳ xâm lược”. Bảy ngày đêm chiến đấu (từ ngày 20 đến ngày 26/11/1946) chống lại hàng nghìn quân tinh nhuệ của Pháp, được trang bị vũ khí hiện đại, có sự hỗ trợ của hải quân và không quân là một thử thách lớn trong những ngày đầu trước khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ.
     Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân thành phố Hải Phòng đã kiên cường bám trụ, chiến đấu anh dũng, khiến kẻ địch bị bất ngờ vì phải đương đầu với sức mạnh của toàn dân, một sức mạnh “cả thành phố một lòng, quân dân cùng chiến đấu”. Bảy ngày đêm giữ vững Hải Phòng tuy không dài nhưng để lại nhiều bài học lớn về tác chiến trong thành phố của quân và dân ta. Cuộc chiến đấu “có tác dụng của một cuộc tổng diễn tập thực sự chuẩn bị cho trận đánh nhiều ngày ở Thủ đô Hà Nội xảy ra sau đó một tháng” như lời đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau này.


Hình ảnh Nhà hát Hải Phòng thập niên 1950 (Ảnh tư liệu).


(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét