TT&HĐ III - 31/w
Tại sao Giuđa lại phản bội Đức Chúa GiêSu
CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC
“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon
"Lòng
yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là
sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không
chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó
và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt"
Napoleon Bonaparte.
"Luôn
nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào
suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý
do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs
(Tiếp theo)
Trong
kinh thánh có chuyện “Giuda phản Chúa”. Nhiều người tự hỏi: “Giuda có
phải là điệp viên của Rôma (gọi là đế quốc La Mã) không?" Trong cuốn sách
“Chúa Giêsu và thánh Gioan”, sử gia Robert Eisler táo bạo đưa ra giả
thuyết Giuda là một chỉ điểm của Rôma cài vào các tông đồ của Giêsu nhằm
giám sát hoạt động mà họ cho là quấy rối của ông này. Tuy nhiên chưa
thể khẳng định được giả thuyết này. Chỉ biết rằng khi sắp bước sang công
nguyên, mạng lưới gián điệp của Rôma đã trải khắp các tỉnh của đế quốc.
Có thể tin chắc rằng mạng lưới đó khá dày ở tỉnh “cứng đầu” nhất - tỉnh
Giuđê.
12 Tông Đồ được Chúa Giêsu chọn để sai đi rao giảng Phúc âm cho người Do Thái và các dân tộc khác.
12 Tông Đồ được Chúa Giêsu chọn để sai đi rao giảng Phúc âm cho người Do Thái và các dân tộc khác.
Vào
đầu thời Trung cổ, có chuyện trong nhiều thế kỷ, nhiều nước ven Địa
Trung Hải đã tung nhiều gián điệp đi dò la, cố đánh cắp bí mật “ngọn lửa
grêgoa” của người Bidăngxơ vì nó đã giúp cho dân tộc này tồn tại rất
lâu. “Ngọn lửa Grêgoa” là một chất cháy hỗn hợp gồm diêm tiêu, lưu huỳnh
và nhựa. Khi cháy nó gây ra tiếng nổ, khói đặc và lửa cháy văng tung
tóe ra bốn phía, không thể dùng nước dập tắt được mà phải dùng cát, nước
giải hoặc giấm (giống napan?). Thời đó, nó được cho là vũ khí siêu
nhiên. Để bảo mật thứ vũ khí này, vua chúa Rôma chỉ giao cho một gia
đình chế tạo nó. Mãi tới thế kỷ thứ II, bí mật của “ngọn lửa grêgoa” mới
bị người Ảrập chiếm được, nhưng trong hoàn cảnh nào thì đến nay vẫn
chưa ai biết. Họ cho thuốc nổ đó vào bình bằng sành, hoặc bằng thủy tinh
rồi dùng cơ cấu bắn đá, bắn vào quân Thập tự chinh. Trong trận quân
Ảrập vây hãm quân Thập tự chinh tại thành Thánh Jean d’Are, Joinville đã
tả thứ “đạn đại bác” này như sau: “Nó nổ to như tiếng sét đánh, lửa của
nó sáng chói trong đêm tối như rồng từ trên trời hạ xuống phun lửa
vậy”.
Sang
thế kỷ XIV, thuốc súng ra đời đã hạ bệ chất cháy Grêgoa. Dù thi thoảng
vẫn thấy người ta dùng đến, như năm 1453 quân Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng nó để
công thành Côngxtăngtinốp, nhưng dần dần nó đã đi vào quên lãng và còn
lại trong truyền thuyết mà thôi. Vào thế kỷ XVIII, một anh chàng Đuyprê
(Duypré) nào đó, có lẽ là do háo danh, đã khoe rằng mình đã tìm lại được
cách chế tạo “ngọn lửa Grêgoa” bất diệt và liền bị vua Lui XV nhốt luôn
vào ngục Baxti để “an nghỉ đời đời” cùng với ngọn lửa khủng khiếp của
anh ta.
Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 14/7/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Xuất thân từ một gia đình nông dân,
Joan xứ Arc (thường gọi là Joan d’Arc, hoặc Jeanne d’Arc – ND) đã lãnh
đạo quân đội Pháp trong thời kỳ nước này nằm dưới ách thống trị của
người Anh. Đức tin tín ngưỡng cùng với lòng can đảm trên chiến trường
của cô đã lên tinh thần cho quân đội Pháp và giành được những thắng lợi
quan trọng. Những trận thắng của cô cũng mở đường cho Charles VII lên
ngôi vua Pháp. Joan d’Arc không chỉ được tôn vinh bởi sự hy sinh cho đất
nước mình, mà cô còn là một biểu tượng của lòng dũng cảm và sự bền bỉ
cho bất cứ dân tộc nào đang bị tước mất tự do.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/07/15/joan-d-arc/#sthash.ZgYX4tjC.dpuf
Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 14/7/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Xuất thân từ một gia đình nông dân,
Joan xứ Arc (thường gọi là Joan d’Arc, hoặc Jeanne d’Arc – ND) đã lãnh
đạo quân đội Pháp trong thời kỳ nước này nằm dưới ách thống trị của
người Anh. Đức tin tín ngưỡng cùng với lòng can đảm trên chiến trường
của cô đã lên tinh thần cho quân đội Pháp và giành được những thắng lợi
quan trọng. Những trận thắng của cô cũng mở đường cho Charles VII lên
ngôi vua Pháp. Joan d’Arc không chỉ được tôn vinh bởi sự hy sinh cho đất
nước mình, mà cô còn là một biểu tượng của lòng dũng cảm và sự bền bỉ
cho bất cứ dân tộc nào đang bị tước mất tự do.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/07/15/joan-d-arc/#sthash.ZgYX4tjC.dpuf
Người Hồi giáo sử dụng chất nổ Grêgoa chống lại người Thiên Chúa Giáo, thì chẳng bao
lâu sau, người Thiên Chúa Giáo dùng đến một thứ vũ khí có khi còn khủng
khiếp hơn để chống lại, đó là: Tòa án dị giáo. Bộ máy giết chóc dị giáo
tàn bạo này được khởi động từ thế kỷ XII, khi Giáo hoàng Inôxăng III
sáng chế ra dòng tu Đaminh (Dominique). Tây Ban Nha là nơi đạo quân của
Giáo hoàng mặc áo chùng thâm, đeo thập giá trắng, phạm những tội ác tàn
bạo nhất. Cuồng tín đến độ trong tâm hồn chỉ còn lại phần xấu xa nhất
của nhân tính (hay thường gọi là mất hết tính người) khi họ vồ được
những tín đồ dị giáo hoặc bị vu khống là dị giáo, tra tấn bằng sắt, lửa,
bằng những cách còn man rợ hơn cả quân Hung nô, quân Thổ Nhĩ Kỳ. Tính
giả dối và độc địa của họ không thua kém chút nào so với thói thích giết
chóc thành như nghiện ngập. Bề trên của họ đã cho họ cuốn “Sổ tay gián
điệp” mà sau này được in tại Rôma vào năm 1585, trong đó có đoạn: “…Điệp
viên vờ làm bạn để moi được lời thú tội của bị cáo…”. Safoel Sabatini
đã viết trong cuốn “Cuộc đời của Torquemada”: “Tòa án dị giáo là sự
nghiệp cảnh sát lớn nhất trên thế gian này”.
Ở
Pháp có chuyện: Pháp bắt được hiệp sĩ người Anh là Thomas Tuberviller.
Philippe le Bel (vua Pháp, còn gọi là Phillip “đẹp trai”) hứa trả tự do
và cấp đất nếu ông này bằng lòng quay về Anh làm nội gián cho Pháp.
Tubeville chấp nhận và trở về Luân Đôn sau một màn kịch vượt ngục. Hiệp
sĩ này đã thâm nhập được vào Hội đồng nhà vua Anh và gửi nhiều tin tức
rất có giá trị cho Pháp. Cuối cùng ông bị lộ và bị xử tử vào năm 1314.
Đại quân Mông Cổ (trái) từng là nỗi khiếp sợ của nhiều quốc gia châu Âu vào đầu thế kỷ 13.
Ảnh minh họa: Tagmata
Ảnh minh họa: Tagmata
Khi
tướng Xubôtai của Thanh cát Tư Hãn tiến hành cuộc chinh phục Đông Âu
vào đầu thế kỷ XIII, ông chỉ có một lực lượng không quá 10 vạn quân. Dù
có tinh nhuệ đi chăng nữa thì với số lượng quá ít ỏi so với đối phương,
cũng khó lòng đứng vững chứ nói gì đến thắng lợi. Ấy vậy mà họ đã đánh
đâu được đó. Những trận đánh tiêu diệt các đạo quân của Henri nước
Xilêdi, của Bêla nước Hunggari là có tính điển hình về sự dụng binh tài
tình. Làm sao Xubôtai có được những chiến thắng to lớn ấy nếu ông không
biết trước được động tĩnh và ý đồ của quân đội đối phương? Chắc rằng
phải có tai mắt hoạt động rất tích cực của công tác tình báo - gián điệp
Mông Cổ.
Thật
vậy, từ lâu Thành cát Tư Hãn đã rất chú trọng đến công tác này và lập
ra hẳn một bộ phận chuyên biệt để dò la, thu thập mọi tin tức cần thiết
những nước mà ông có ý định chinh phục. Trong khi Châu Âu mù tịt về Mông
Cổ thì Mông Cổ lại hiểu rõ Châu Âu, không chỉ nắm vững về địa hình địa
vật lãnh thổ mà cả về quân sự, chính trị, kinh tế.
Hunggari
đã bắt và xử không ít điệp viên Mông Cổ trước khi bị nước này tiến
đánh. Qua đó cũng có thể hình dung được Xubôtai, hiểu rõ nước Hunggary
đến mức như thế nào. Thậm chí, ông này còn biết vua Bêla có họ với hai
công tước Ba Lan là Boleslav
Sanđomik và Conrad Masovie, cũng như có họ với công tước Đức là Henri
Silésie, để có kế hoạch đối phó với Ba Lan và Đức, hai nước láng giềng
của Hunggari, trong trường hợp hai nước này kéo quân đến cứu cho Bêla.
Tuy
không có tài liệu nói rõ cơ cấu của bộ phận hoạt động tình báo Mông Cổ
thời Thành Cát Tư Hãn, nhưng người ta cũng biết được một số biểu hiện
của nó. Điệp viên của Thành Cát Tư Hãn thường không phải người Mông Cổ:
nói chung thì điệp viên hoạt động ở Châu Âu là người Châu Âu, hoạt động ở
Trung Quốc là người Hán, trong đó không ít người là nhà buôn và cũng có
kẻ phiêu lưu. Một số điệp viên còn kiêm luôn chức vụ ngoài nhiệm vụ
tình báo, như một hiệp sĩ Anh hoạt động gián điệp cho Xubôtai, được ông
này trao cho chức chỉ huy một đạo quân sang đánh nước Áo… Tin tức thu
thập được về tình hình Châu Âu được chuyển ngay về Mông Cổ. Nhưng làm
thế nào để những tin tức về đến trung tâm của cái Đại đế quốc bao la ấy
mà vẫn “nóng hổi thời sự”, không bị lỗi thời? Họ đã giải quyết vấn đề
bằng “yam”, trạm ngựa đặt trên khắp các nẻo đường của Đại đế quốc. Giao
liên Mông Cổ rất dẻo dai, dây da quấn quanh mình và lưng, thay ngựa sau
mỗi 50 km, trong 10 ngày họ có thể vượt 2.000 km. Theo Marco Polo, nhà
phiêu lưu số một của Châu Âu trung cổ, có khoảng một vạn trạm ngựa nằm
dọc con đường thiên lý, có trạm chứa đến 400 con ngựa. Như vậy, chỉ
riêng những trạm giao liên này đã có đến 30 vạn con ngựa.
Trống đồng là vật truyền tin cổ xưa của người Việt trong nền văn hóa Đông Sơn
Lính chạy trạm, minh họa của A. de Neuville dựa trên một bức bưu ảnh, 1867. Hình trích từ sách Việt Nam trong quá khứ qua tranh khắc Pháp, NXB Văn hóa Dân tộc 1997.
Trống đồng là vật truyền tin cổ xưa của người Việt trong nền văn hóa Đông Sơn
Lính chạy trạm, minh họa của A. de Neuville dựa trên một bức bưu ảnh, 1867. Hình trích từ sách Việt Nam trong quá khứ qua tranh khắc Pháp, NXB Văn hóa Dân tộc 1997.
Phương
tiện giao liên chính của thời Cổ đại và Trung đại vẫn là ngựa. Ngoài ra
người ra còn dùng những phương tiện khác như dùng lửa, khói, chim câu…
Ngay
từ thế kỷ XVIII TCN, người ta đã dùng đến ngọn lửa làm tín hiệu truyền
tin. Tùy thuộc vào qui ước ngọn lửa lúc tỏ lúc bị che khuất mà các thành
phố, quân đội hoặc lính tuần tra sẽ đọc được thông tin cần thiết. nếu
qui ước đó được giấu kín, chỉ ít người “quan trọng” “đọc” được thôi thì
tín hiệu lửa cũng trở thành một thứ mật mã. Phải chăng dạng mật mã đầu
tiên là sự qui ước tín hiệu lửa? Điều thú vị là phương pháp thông tin
bằng tín hiệu lửa vẫn còn được quân đội Pháp dạy vào năm 1938 và trong
chiến tranh thế giới thứ hai, du kích Pháp vẫn thường sử dụng.
Một
phương pháp nữa là dùng chim đưa thư. Người ta biết rằng phương pháp
này đã được người phương Đông dùng thời Cổ Đại, rồi lan truyến đến Hy
Lạp. Có thể người Hy Lạp và Rôma đã dùng nó phổ biến.
Một
trong những đòi hỏi sống còn của hoạt động gián điệp là phải bảo mật
tuyệt đối nội dung thông tin trong quá trình chuyển giao. Trong cuốn
“Mưu mẹo chiến tranh”, Polyen kể rằng Histiacus ở đất Milét sửa soạn nổi
dậy chống ách đô hộ của Ba Tư, đã gửi cho đồng minh là Aristagoras một
thông tin có nội dung: “Hãy kích động xứ Iôni khởi nghĩa”, bằng cách cạo
trọc đầu một người nô lệ thân tín, viết lên đó, chờ cho tóc mọc che lấp
rồi phái anh này đi. Khi Aristagoras hỏi, người nô lệ trả lời: “Xin cạo
trọc đầu tôi…”.
Frontin
còn cho biết ngay ở những thời đó đã có nhiều cách giấu tài liệu như:
giấu trong đế giày, khuyên tai, bụng chim, hậu môn ngựa… và thậm chí là
cả trong tử cung phụ nữ.
Đó
chính là cảnh tượng người ta đốt lửa trên phong hỏa đài để cấp tốc loan
truyền tin giặc đến ngoài biên ải, tin đến triều đình rất nhanh, nhà
vua tức khắc ra lệnh xuất chinh.
Thời
Tam Quốc, Quan Vân Trường say chiến thắng đánh phá quân Tào Tháo rời xa
Kinh Châu, dặn phải đốt Phong hỏa đài khi phát giác quân Đông Ngô có
dấu hiệu động binh. Quân Ngô giả thuyền buôn phục kích các Phong hỏa đài
để chiếm Kinh Châu làm Quan Vân Trường phải sa cơ bị quân Đông Ngô bắt
và bêu đầu.
Khi
sự kiểm soát trở nên gắt gao thì “cách cất giấu” tài liệu như trên vẫn
không đảm bảo bí mật. Do đó, từ thời Cổ đại, người ta đã biết làm cho
ngay cả khi tài liệu bị phát giác, đối phương vẫn không biết được đó là
tài liệu hoặc dù biết là tài liệu thì cũng không đọc được. Có hai thủ
đoạn được dùng từ thời Cổ đại, phổ biến cho đến thời hiện đại, đó là
dùng “mực bí mật” và mã hóa thông tin.
Thủ
đoạn thứ nhất là khi viết nội dung thông tin bằng “mực bí mật”, các chữ
sẽ biến mất, muốn đọc phải dùng một chất nào đó (hoặc cách nào đó) làm
cho hiện lên lại: Pline và Ovide kể rằng có hai thứ “mực” được dùng là
sữa tươi và nhựa cây thầu dầu, thuốc hiện hình là bột than củi. Từ thế
kỷ II TCN, người ta dùng nước hãm quả ngũ bội tứ
để viết, muốn đọc thì dùng dung dịch sunfát đồng thấm vào miếng bông
xoa lên… (Hồi nhỏ, chúng ta dùng nước vo gạo viết lên giấy, sau đó hơ
lên ngọn đèn dầu, chữ cũng hiện ra).
Các
cách thức thuộc thủ đoạn thứ hai rất phong phú. Mã hóa thông tin phục
vụ cho công tác gián điệp cũng ra đời rất sớm, mà theo Plutarque thì
cách mã hóa đầu tiên người ta biết được là phương pháp Acytalt, xuất
hiện vào thế kỷ IX TCN. Scytale là một cái gậy được quấn vòng quanh thân
theo kiểu xoắn ốc bằng một dây da có bản rộng nhất định. Người ta viết
nội dung thông tin lên da thành những hàng song song với trục gậy. Khi
tháo dây da ra thì nội dung thông tin cũng bị “xé vụn” không thể đọc
được. Muốn đọc, lại phải cuốn đoạn dây da đó vào một cái cây có cùng
kích thước với cái cây ban đầu và theo cùng cách quấn trước đó. Phương
pháp này, vì là sự làm đảo lộn vị trí các từ, chữ nên cũng thuộc nhóm
phương pháp gọi là “chuyển vị”.
Nhóm
phương pháp thứ hai gọi là “thay thế”. Phương pháp thứ hai này, thời
xưa, được người Hêbrơ, Ấn Độ và sau này là Xêda sử dụng. Người ta cho
rằng cuốn sách mật mã đầu tiên trên thế giới là một tác phẩm do Aeneas
viết vào năm 400 TCN. Trong tác phẩm này, Aeneas cho biết: người Rôma đã
có cách mã hóa rất tinh vi là dùng một sợi dây cuộn trên một chiếc đĩa
có những cái khấc tương ứng với các chữ của bảng chữ cái: muốn đọc nội
dung , chỉ cần biết chữ đầu tiên và chỉ cần tách sợi dây ra khỏi chiếc
đĩa thì nội dung thông tin sẽ biến mất. Còn Suétene thì cho ta biết Xêda
mã hóa mệnh lệnh gửi cho các tướng bằng cách đơn giản là thay thế bảng
chữ cái thật bằng bảng chữ cái lùi ba nấc: A chuyển thành D, B chuyển
thành E…
Vào năm 350 trước Công Nguyên, một người Hy Lạp tên là Aeneas đã phát minh ra hệ thống điện báo thủy lực, đây là một phương tiện giao tiếp quan trọng thời bấy giờ. Thông tin được truyền tải khá rõ ràng và nhanh chóng .
Vào năm 350 trước Công Nguyên, một người Hy Lạp tên là Aeneas đã phát minh ra hệ thống điện báo thủy lực, đây là một phương tiện giao tiếp quan trọng thời bấy giờ. Thông tin được truyền tải khá rõ ràng và nhanh chóng .
Truyền thông bằng thủy lực của Aeneas Hy Lạp. (ẢNH: WIKIPEDIA)
Đến
thời Trung cổ, công việc nghiên cứu mã hóa hầu như biến mất. Suốt thời
đại này, đại bộ phận nhân dân mù chữ nên bản thân chữ viết đã là một
cách bảo mật. Ngoài ra, giáo hội còn cấm dùng mật mã, ai vi phạm là bị
phạt vạ tuyệt thông (lệnh này áp dụng ra cả ngoài Giáo hội, chỉ còn một
tu sĩ tên là Gerber, sau này trở thành Giáo hoàng Sylvestre II, sử dụng
phương pháp mật mã do chính ông sáng tác).
Trong
nghề tình báo, chẳng những phải bảo mật tin tức mà còn phải bảo vệ
nguồn tin, tức là điệp viên nữa. Các tác giả quân sự thời xưa là
Froutin, Polyen, Polybe kể rằng các tướng lĩnh Rôma đã có ý thức bảo vệ
nguồn tin: một khi chuẩn bị ra những mệnh lệnh có liên quan đến việc sử
dụng những tin tức tình báo vừa thu thập được, họ tập hợp binh lính, sĩ
quan, tổ chức lễ tế trời xin thần thánh phán dạy họ phải làm gì và với
cách đó mà giữ bí mật nguồn tin của mình. Sertorius cầm quân lâu ngày
tại Tây Ban Nha lại có một cách che giấu nguồn tin tình báo độc đáo: ông
nuôi một con hươu nhỏ, mỗi khi nhận được tin tức của điệp viên báo về,
ông lại vờ lấy cớ là thần Đian đã báo mộng cho.
Hiện nay, không một cơ quan mật vụ nào trên thế giới bí ẩn, gây sợ hãi và được khâm phục hơn Mossad, cơ quan tình báo hải ngoại của Do Thái, với những cấu trúc độc nhất vô nhị, cũng là một cơ quan gián điệp vấy máu nhiều nhất trong lịch sử tình báo thế giới.
Chủ trương của Mossad là ăn miếng trả miếng, nợ máu phải trả bằng máu, theo phương thức của sư thái chưởng môn phái Nga My là đuổi tận, diệt tuyệt.
Kẻ thù, khi đã bị đưa tên vào danh sách tìm diệt, thì dù cho có cao bay, xa chạy đến tận góc biển chân trời nào, ẩn trốn đến bao lâu, thì cũng bị thiên la địa vỏng của Mossad tìm đến, đưa về chầu diêm vương.
Thường người ta chỉ biết đến tổ chức tình báo CIA của Mỹ mà ít biết tới Mossad - tổ chức tình báo nguy hiểm và tàn bạo hàng đầu thế giới.
Mossad là gì?Hiện nay, không một cơ quan mật vụ nào trên thế giới bí ẩn, gây sợ hãi và được khâm phục hơn Mossad, cơ quan tình báo hải ngoại của Do Thái, với những cấu trúc độc nhất vô nhị, cũng là một cơ quan gián điệp vấy máu nhiều nhất trong lịch sử tình báo thế giới.
Chủ trương của Mossad là ăn miếng trả miếng, nợ máu phải trả bằng máu, theo phương thức của sư thái chưởng môn phái Nga My là đuổi tận, diệt tuyệt.
Kẻ thù, khi đã bị đưa tên vào danh sách tìm diệt, thì dù cho có cao bay, xa chạy đến tận góc biển chân trời nào, ẩn trốn đến bao lâu, thì cũng bị thiên la địa vỏng của Mossad tìm đến, đưa về chầu diêm vương.
Mossad là tổ chức tình báo nguy hiểm và tàn bạo nhất.
Sức
mạnh có được từ công tác tình báo - gián điệp là rất đáng nể vì tác hại
mà nó gây ra cho đối tượng là không thể lường được, đôi khi là rất nặng
nề, thậm chí là thua trận, mất nước. Chúng ta sẽ kể thêm vài ba mẩu
chuyện nữa.
Một
trong những ông vua đầu tiên của nước Anh là Alferd Đại đế đã đích thân
tiến hành một điệp vụ thuộc vào hàng táo bạo nhất trong lịch sử tình
báo. Cải trang thành kẻ hát rong cùng một số nhạc công, ông đã lọt được
vào doanh trại đồn trú của tướng Đan Mạch là Gutrum, trong khi quân đội
Anh lâm vào thế nguy ngập. Nhờ lần quan sát địch tình tận mắt đó và thêm
tài thao lược, Alferd Đại đế đã chặn đứng được quân Đan Mạch xâm lược
vào năm 878.
Vào
cuối thế kỷ XVII, Pháp có một điệp viên là Léon hoạt động tại Luân Đôn,
đế đô của Anh, trong vai một chức vụ quan trọng: bí thư của vua
Guillaume III. Điệp viên này đã cung cấp nhiều tin tức quí báu cho nước
Pháp, nhất là cho Thống chế Luxembourg, Tổng tư lệnh quân đội Pháp đóng
tại Hà Lan. Nhưng đến năm 1692, điệp viên này bị lộ. Trước khi bị hành
hình, điệp viên này bị bắt buộc phải viết một bức thư không đề ngày, gửi
cho viên Thống chế Pháp với nội dung trình bày rằng không phải lo lắng
về sự chuyển quân của Anh vì chúng chỉ đi cắt và chở cỏ cho ngựa. Trước
khi quân Anh tổ chức bao vây tấn công Pháp, bức thư được gửi cho Thống
chế Luxembourg theo con đường liên lạc điệp viên đã sử dụng. Thống chế
vì thế khi thấy quân Anh “rục rịch” vẫn không đề phòng gì. Tảng sáng,
quân Anh bất ngờ tràn vào lúc quân Pháp còn ngủ. Quân Pháp thất bại nặng
nề nhưng nhờ sự ứng phó bình tĩnh và can đảm của một số tướng lĩnh mà
không bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân Anh rút lui sau khi bị thiệt hại 7
ngàn quân.
Chuyện
sau đây thật kỳ lạ. Đại Công tước thái tử nước Nga, Pierre de Holstein
Gottorp, cháu Nữ hoàng Nga Elisabeth, là một ông hoàng ngớ ngẩn, suốt
ngày chơi với lũ lính nặn bằng sáp ong. Ông ta kính trọng Frédéric (vua
nước Phổ) như thần và hay lén mặc quần áo sĩ quan Phổ. Frédéric đã lợi
dụng tình cảm đó, dụ Thái tử chuyển cho Phổ tất cả những kế hoạch tác
chiến mà chính phủ Áo gửi cho Nữ hoàng Nga. Trong khi đó, vợ của Thái tử
tên là Sophie Anhalt Zerbst, con một Thống chế Phổ, lại cung cấp cho sứ
thần Anh tại Nga cũng những tài liệu như thế. Sau khi Nữ hoàng Nga băng
hà, Đại công tước lên ngôi Hoàng đế nước Nga vào năm 1762, hiệu là
Pierre III, và ngay lập tức cho ngừng chiến tranh chống nước Phổ đồng
thời ký với Phổ một hiệp ước liên minh tấn công. Chỉ một năm sau, bà
hoàng Sophie cho ám sát người chồng ngớ ngẩn để chiếm ngôi, lấy hiệu là
Catherine II. Vậy là trong vòng một năm, lần lượt một điệp viên Phổ rồi
đến một điệp viên Anh chễm chệ trên ngai vàng của nước Nga.
Cũng
như Tôn Tử cách đó hai mươi hai thế kỷ, Frédéric chia gián điệp làm bốn
loại, nhưng hơi khác: dân thường, gián điệp đôi, điệp viên quan trọng
và điệp viên bị bắt buộc. Về điệp viên bị bắt buộc, ông giải thích cách
tuyển dụng: “Khi không có điệp viên có giá trị trong một việc quan
trọng, ta đành phải dùng đến mưu mẹo cứng rắn và tàn bạo. Bắt một kẻ
giàu có, ghép vào gia đình này một người khéo léo đóng vai người hầu. Kẻ
giàu có buộc phải dùng người đó đánh xe ngựa chở đến doanh trại quân
thù với lý do kêu cứu rằng ông ta bị hành hạ thô bạo. Nếu ông này không
chịu nhận người của ta, ta sẽ dọa cắt cổ vợ, cướp và đốt nhà ông. Trong
trận Chotusitz, trẫm đã từng dùng mưu mẹo này và đã thành công”.
6 cơ quan tình báo được đánh giá là hoạt động hiệu quả nhất thế giới.
1. CIA - Cục Tình báo Trung ương Mỹ
Thành lập ngày 18/09/1947.
Số lượng điệp viên và ngân sách hoạt động của CIA là vô
cùng bí mật, bởi những con số mà truyền thông đưa ra rất “mờ mờ ảo ảo”
như chính bản chất của cơ quan này. Nhưng có một điều chắc chắn, CIA là
một trong những cơ quan tình báo nổi tiếng nhất thế giới, không chỉ trên
thực tế mà cả phim ảnh.
2. FSB - Cục An ninh Liên bang Nga
Được thành lập ngày 3/04/1995, tuyển mộ khoảng 200.000-300.000 yếu viên, trụ sở chính đặt tại quảng trường Lubyanka, Moscow.
3. Mossad - Israel
Tên đầy đủ của Mossad là Cục Tình báo và Sứ mệnh đặc biệt Israel, được chính thức thành lập năm 1951, có trụ sở tại Tel Aviv.
Quy mô của Mossad chỉ có thể coi là “cậu bé” so với
cộng đồng tình báo thế giới hiện nay với khoảng 900 nhân viên, nhưng lại
làm việc gọn gàng, hành động cẩn thận. Nhiệm vụ chính của Mossad là thu
thập thông tin tình báo và hoạt động bí mật, bao gồm cả việc ám sát mục
tiêu và hoạt động bán quân sự bên ngoài lãnh thổ Israel như đưa người
Hồi giáo về Israel từ các nước mà việc di cư của người Hồi giáo bị cấm
hay bảo vệ cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới.
4. MI-6 - Anh
Tổng cục An ninh Anh ban đầu được thành lập nhằm mục
đích chống lại tình báo Đức vào năm 1909 nhưng sau đó cơ quan này được
tách ra thành hai nhánh gọi là MI-5 và MI-6.
Công việc của MI-6 hoàn toàn giống với thế giới gián
điệp của James Bond, nhưng các chiến dịch của MI-6 hoàn toàn tuyệt mật.
Khác với các hoạt động tương đối công khai của MI-5, MI-6 thu thập thông
tin tình báo nước ngoài theo một phương thức hết sức bí mật.
5. BND - Đức
Được thành lập ngày 1/04/1956, có trụ sở tại Pullach
với khoảng 6.050 điệp viên. BND có khoảng 300 trụ sở hoạt động ở Đức và
các nước ngoài, chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng Thủ tướng. BND
hoạt động giống như một hệ thống cảnh báo sớm trước các nguy cơ đe dọa
lợi ích của Đức từ nước ngoài. BND thu thập và đánh giá các thông tin
trên nhiều lĩnh vực như: khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí giết người
hàng loạt, chuyển giao công nghệ trái phép và tổ chức tội phạm. Phạm vi
hoạt động của BND gồm cả tình báo quân sự và dân sự.
6. Bộ An ninh Quốc gia MSS - Trung Quốc
Có lẽ đây là cơ quan tình báo đối ngoại lớn nhất và
năng động nhất của Chính phủ Trung Quốc. Luật pháp Trung Quốc quy định
MSS có những đặc quyền bắt hoặc giữ người giống như cảnh sát đối với các
vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
MSS là thu thập thông tin tình báo nước ngoài từ rất nhiều quốc gia.
Một
viên tướng Pháp khá được lòng dân của Pháp, trong cuốn “Nhìn qua vài
chi tiết của chiến tranh”; cũng viết tương tự: “Khi cần có điệp viên để
lấy tin tức về kẻ thù, hoặc đến nơi quân thù chiếm đóng để lấy tin tức,
ta nên đưa theo vài phú nông trong vùng rồi trao nhiệm vụ cho họ và dọa
sẽ đốt nhà, bắt vợ con họ… Ta cũng dùng cách này để cho kẻ thù ăn tin
giả”.
Frédéric
cũng dùng gián điệp vào trò tung tin giả. Nhờ thủ đoạn tung tin giả
khéo léo mà vua Phổ đã đánh bại Charles de Lorraine, Tư lệnh quân Áo tại
Striegau vào tháng 6-1745. Cũng vì trò tung tin giả của đối phương mà
chính ông cũng suýt nữa bị đại bại. Năm 1758, Frédéric dùng một thiếu tá
trong quân Áo thuộc đơn vị của tướng Daun. Hai bên đang dàn quân nghênh
chiến. Viên sĩ quan phản nghịch này gửi tin tức cho quân Phổ về tất cả
kế hoạch tác chiến của quân Áo mà y thu thập được. Một hôm y giấu báo
cáo trong một quả trứng rồi đưa giao liên mang sang cho quân Phổ. Người
ta tình cờ lục soát kẻ giao liên, thấy trứng và trong khi thực phẩm đang
thiếu liền tịch thu hết, giao xuống cho nhà bếp. Khi đập trứng, nhà bếp
phát hiện ra tài liệu liền trình lên Daun và vị tướng này đã dễ dàng
bắt được thủ phạm. Ông dụ dỗ điệp viên kia, muốn sống thì phải viết một
báo cáo khác theo ý ông, và viên thiếu tá điệp viên kia bị khuất phục.
Nội dung bản báo cáo mới là: “Tướng Daun do dự nên phải hội ý với Hội
đồng chiến tranh để ra quyết định đánh ngay hay chưa đánh quân Phổ. Hội
đồng này cũng do dự nên phải xin chỉ thị của Nữ hoàng. Muốn nhận được
trả lời của Nữ hoàng, phải mất 8 ngày”. Báo cáo viết xong được gửi ngay
tới Frédéric bằng con đường quen thuộc.
Frédéric
cả mừng, mời tất cả các thủ trưởng đơn vị đến ăn tối. Khi bữa tiệc sắp
tàn, ông được tin có một lính Áo đào ngũ xin được yết kiến nhà vua.
Người lính Áo đó tâu rằng tướng Daun sắp tấn công. Nhưng tin vào bản báo
cáo của điệp viên nên Frédéric không nghe theo người này và còn nhận
định đây chỉ là thủ đoạn tung tin giả của quân Áo nhằm gây rối loạn, bất
an trong hàng ngũ quân ông. Thế là vua Phổ quyết định cứ để quân lính
nghỉ ngơi, đi ngủ một cách bình thường.
May
có một đại tá kỵ binh vẫn nghi ngại. Sau khi ăn tiệc về, ông này thuyết
phục hai đại tá nữa cho các trung đoàn của họ ở trong tình trạng báo
động.
Đúng
3 giờ sáng thì quân Áo ào ạt tấn công. Nhờ sự chiến đấu hy sinh của ba
trung đoàn bộ binh đó mà quân Phổ không bị tiêu diệt. Frédéric dẫn được
tàn quân rút về một căn cứ mạnh sau khi đã mất một vạn quân và 3 tướng
giỏi là thống chế Keith, Hoàng thân Brunswich và Hoàng thân Anhalt cùng
vô số quân cụ.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét