TT&HĐ III - 31/#

 
Mỹ Hé Lộ Bí Mật Cuộc Ám Sát Kịch Tính Đô đốc Nhật Bản Yamamoto - Lịch Sử Thế Giới                                       

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs




 (Tiếp theo)



Trong những năm tháng chiến tranh ấy, có một nhà tình báo Xô Viết nổi bật hẳn lên, tiêu biểu về tài năng cũng như đức độ và tinh thần bất khuất, tên ông ta là Rishớc Soócgiơ.

diep vien sieu hang quan trong nhat cua lien xo trong the chien 2 hinh 1  
Chân dung Tiến sĩ Sorge thời trẻ. Điệp viên này sinh ra ở Baku (thời còn thuộc Đế chế Nga) vào năm 1895. Ảnh: spymuseum.com.
 
Ngày nay ở Nhật Bản, trong nghĩa trang Tama, có một ngôi mộ bằng đá trên có tấm bia khắc bằng chữ Nhật và chữ Đức:
“RISHỚC SOÓCGIƠ
1895 - 1944
Nơi đây an nghỉ một người anh hùng đã hy sinh tính mạng của mình để chống chiến tranh và vì hòa bình thế giới. Sinh tại Bacu năm 1895. Đến Nhật Bản năm 1933. Bị bắt năm 1941. Bị giết hại ngày 7-11-1944”.

Tượng đài nhà tình báo vĩ đại Richard Sorge ở Moskva



Richard George sinh ra tại thành phố Bacu, thủ phủ của ngành công nghiệp dầu lửa vùng Caspien. Bacu khi đó đang nằm trong thành phần của Đế chế Nga. Bố của ông, Gustav Wilheim Richard George, một kỹ sư người Đức làm việc tại Bacu và mẹ của ông, Nina Koboleva, con gái một công nhân đường sắt Nga.
Năm Richard George tròn ba tuổi, gia đình ông trở về Đức sinh sống và ông đã ở lại Đức trong suốt 26 năm sau đó. Sau khi học xong phổ thông trung học, Richard George tình nguyện tham gia quân đội Đức chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất, leo lên tới chức hạ sĩ quan và giải ngũ vào tháng 1/1918. Ông bị thương và được nhận Huân chương Chữ thập sắt của Đức. Có lẽ đây là phần thưởng đầu tiên và cũng là cuối cùng mà nước Đức đã trao tặng cho ông. Nhưng cũng chính Thế chiến thứ nhất đã làm cho ông thay đổi lập trường, trở thành một người cách mạng chân chính.
Trong nhật ký của mình, Richard George nhiều lần nhắc đến Fridrick Aldolph George (anh ruột của ông nội ông và rất gần gũi với ông), một trong những người lãnh đạo Quốc tế cộng sản I và là thư ký của Karl Marx. Chính người ông này đã dẫn dắt ông đến với cách mạng. Năm 1924, Richard George sang Moskva và trở thành cộng tác viên của Quốc tế cộng sản III.
Là đảng viên cộng sản từ năm 1918, một trí thức uyên thâm, một nhà báo tài năng, Rishớc Soócgiơ được tuyển vào cơ quan An ninh Xôviết năm 1929.

10 điệp viên lừng danh thế giới - Ảnh 3
Richard Sorge là nhà tình báo vĩ đại nhất mọi thời đại và là một trong số ít người đã làm thay đổi cục diện Chiến tranh thế giới thứ II.  
Báo cáo đầu tiên về việc Đức bắt đầu chuẩn bị tấn công Liên Xô Richard Sorge gửi về Moskva ngày 28.12.1940, chỉ 10 ngày sau khi Hitler ký kế hoạch chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô. Nhưng lãnh đạo Liên Xô không tin vào tin tình báo này vì chỉ mới một tháng trước Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov còn đến Berlin hội đàm với phía Đức.

Richard Sorge - nha tinh bao vi dai nhat moi thoi dai (Ky1): Tuoi tre va niem dam me - Anh 2
Katya Maximova
Sau ba năm hoạt động gián điệp thành công ở Trung Quốc, Sorge trở lại Moscow năm 1933. Vốn là người có ma lực quyến rũ đàn bà, Sorge lao vào cuộc tình với một sinh viên đang theo học chuyên ngành sân khấu là Katya Maximova và họ nhanh chóng kết hôn trong năm đó.
 
Một năm sau, Richard George được cử tới Thượng Hải, Trung Quốc với tư cách là một cán bộ của Quốc tế cộng sản. Ông ham học hỏi và tỏ ra là một người có năng khiếu nghiên cứu về phương Đông. Sau ba năm công tác, Richard George đã thiết lập được các mối quan hệ cần thiết cho công tác tình báo, kết thân với một số nhân vật người Đức, Nhật có ảnh hưởng. Đây cũng chính là giai đoạn Hitler lên nắm quyền ở Đức và nước Nhật đang quân phiệt hóa, tham vọng thâu tóm toàn bộ vùng Viễn Đông với Học thuyết “Đại Đông Á”. Hiểm họa về một cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã hiện rõ.
Những người lãnh đạo Liên Xô đã dự báo trước được tình hình, về nguy cơ bị tấn công quân sự từ phía Tây và phía Đông của đất nước. Đã đến lúc tình báo Xô Viết cần phải có một trung tâm tình báo mạnh tại Nhật Bản để nắm tình hình và phát hiện những âm mưu, kế hoạch xâm lược của đế quốc “Mặt trời mọc”. Richard George (mang bí danh Ramsei) đã được lãnh đạo tình báo quân sự Liên Xô chọn giao nhiệm vụ chỉ huy Tổ tình báo bất hợp pháp tại Nhật Bản. Như vậy, sau 3 năm làm việc tại Thượng Hải, Richard George-Ramsei, được Trung ương tình báo quân sự Xô Viết quyết định điều chuyển sang Tokyo hoạt động.
Năm 1933, lần cuối cùng Richard George trở về nước Nga quê mẹ. Sau khi nhận mọi chỉ thị cần thiết từ lãnh đạo Cục Tình báo quân sự, Richard George được đưa sang Berlin để hợp pháp hóa vỏ bọc công tác, phóng viên của một tờ báo Đức được cử sang Tokyo tác nghiệp. Đối với ông, vỏ bọc này là hết sức phù hợp. Công việc của một phóng viên có nhiều điểm tương đồng với công tác tình báo. Ông đã thể hiện một cách xuất sắc về nghiệp vụ của cả lĩnh vực báo chí lẫn tình báo.

Báo cáo đầu tiên về việc Đức bắt đầu chuẩn bị tấn công Liên Xô Richard Sorge gửi về Moskva ngày 28.12.1940, chỉ 10 ngày sau khi Hitler ký kế hoạch chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô. Nhưng lãnh đạo Liên Xô không tin vào tin tình báo này vì chỉ mới một tháng trước Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov còn đến Berlin hội đàm với phía Đức.
     Ngày 2.5.1941, dựa trên trao đổi với đại sứ Đức tại Tokyo Eugen Ott, Sorge đã báo về Moskva: nguy cơ Đức tấn công đã trở thành hiện thực.

Cuối cùng, bằng 2 điện mã ngày 30.5 và 1.6.1941, Richard Sorge đã khám phá hoàn toàn kế hoạch tấn công Liên Xô của Đức. Trong bức điện đầu, ông báo cuộc tấn công sẽ diễn ra “vào nửa cuối tháng 6”, còn trong bức điện thứ hai, ông cảnh báo, “đòn đánh mạnh nhất sẽ do cánh trái quân đội Đức thực hiện” (tức là theo hướng Leningrad, sau đó vòng về Moskva) và bộ chỉ huy Đức đã quyết định lợi dụng “sai lầm trầm trọng nhất” của ban lãnh đạo Liên Xô khi đưa quân áp sát biên giới phía Tây, nhưng không bảo đảm chiều sâu cần thiết cho đội hình triển khai các lực lượng này. 
Sorge đã lấy được thông tin này từ 2 sĩ quan Đức mới từ Berlin đến Tokyo trong tháng 5.1941. Một là nhà tình báo Đức nổi tiếng, tướng Oskar Ritter von Niedermayer, sĩ quan đặc phái của Thống chế Wilhelm Keitel, Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Đức. Niedermayer được cử sang Nhật để tìm hiểu khả năng Nhật cùng với Đức tấn công Liên Xô. Người thứ hai là trung tá Friedrich von Schol, cựu tùy viên quân sự Đức ở Tokyo, vừa được bổ nhiệm làm tùy viên quân sự tại Bangkok.  
Tuy nhiên, 2 mật điện này lại được Cục Tình báo Hồng quân Liên Xô xem là thông tin giả của Đức nên không gửi cho ban lãnh đạo Liên Xô. Cục Tình báo Hồng quân đặc biệt tức giận với bức điện thứ hai, trong đó có nói về những sai lầm trong triển khai quân đội. Kết quả, bức điện thứ hai phải chịu phán quyết: “Đưa vào danh sách các báo cáo đáng ngờ và thông tin giả của Ramsay”.
Ban lãnh đạo tình báo quân sự Liên Xô có thái độ như thế đối với thông tin từ Sorge một phần không nhỏ là do Stalin biết người hoạt động ở Nhật với mật danh Ramsay chính là Sorge, người mà ông rất thù ghét.

Như vậy, Richard Sorge là một trong những nguồn tin tình báo đầu tiên cảnh báo lãnh đạo Liên Xô về việc nước Đức phát xít chuẩn bị cuộc xâm lược chống Liên Xô. Tuy ông không phải là người đã báo tin chính xác ngày giờ Đức tấn công Liên Xô như khẳng định ban đầu của các nhà nghiên cứu Liên Xô vào năm 1964, khi công bố tên tuổi, thành tích và truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho Sorge.

Trên thực tế, trong các điện mã của Sorge được giải mật không có tin đó. Mật điện của ông ngày 15.6.1941 cũng không có tin này, mặc dù một số nhà nghiên cứu đã dẫn nguồn này trước khi nó được công bố. Ngoài ra, cả Sorge và điện báo viên của tổ Ramsay là Max Gottfried Friedrich Clausen đều không nhắc đến việc này khi bị hỏi cung trong quá trình điều tra.
Richard Sorge cũng được khẳng định gần như là cứu tinh duy nhất của thủ đô Moskva vào mùa thu năm 1941. Thông tin của Sorge nói rằng, Nhật Bản từ bỏ kế hoạch tấn công Liên Xô trước mùa xuân năm 1942 là chính xác và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Tháng 9.1939, Liên Xô đã ký hiệp ước bất tương xâm với Đức và tháng 4.1941, ký hiệp ước trung lập với Nhật. Nhưng năm 1940, hai nước này cùng với Italia đã ký hiệp ước ba bên về phối hợp nỗ lực quân sự nhằm thiết lập “trật tự mới” ở châu Âu và Đông Á, khiến Liên Xô lâm vào nguy cơ “lưỡng đầu thọ địch”, bị tấn công cả từ hai hướng Tây và Đông. Sau khi Hitler tấn công Liên Xô, câu hỏi đặt ra là liệu Nhật Bản có thực hiện cam kết đồng minh của mình với Đức để mở “mặt trận thứ hai” chống Liên Xô ở Viễn Đông hay không? 
Vấn đề quân Nhật tiến về phía Nam được nêu cụ thể hơn tại một trong những bức điện mã cuối cùng của Sorge ngày 3.10.1941: “Trong trường hợp Mỹ không thực sự thỏa hiệp trước giữa tháng 10, Nhật Bản sẽ khai chiến trước hết chống Thái, sau đó là Singaporer, Malayu và Sumatra”. Bí mật của việc nước Nhật quân phiệt chuẩn bị tham gia Thế chiến II bên phía khối trục, nhưng không phải chống Liên Xô mà chống Anh và Mỹ, đã bị khám phá.
      Hoàn toàn an tâm là sau 15.9, “Liên Xô có thể hoàn toàn rảnh tay” do không phải lo Nhật khai chiến ở Viễn Đông cho đến “mùa xuân năm sau” thực tế đã tạo cơ hội cho bộ chỉ huy Liên Xô yên tâm thực hiện một hành động cơ động chiến lược cực kỳ quan trọng là tạm thời điều các binh đoàn từ Viễn Đông sang mặt trận phía Tây mà không phải lo Nhật tấn công. Các sư đoàn còn sung sức và được huấn luyện tốt này đã tạo bước ngoặt trong trận đánh bảo vệ Moskva thu-đông năm 1941, giữ vững thủ đô Moskva và giành thắng lợi quan trọng đầu tiên cả về chiến lược và quân sự-chính trị trước quân đội Đức.



Mạng lưới tình báo của R. George bị phản gián Nhật phát hiện mùa thu năm 1941. Trước khi bị bắt, ông đã kịp báo cáo tin về việc nước Nhật chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh chống Liên Xô vì Tokyo còn phải dồn toàn lực cho cuộc chiến chống Mỹ trong thời gian tới. Đây là thông tin hết sức qúy giá, tác động không nhỏ tới diễn biến cuộc chiến vào cuối năm 1941, thuyết phục Stalin điều chuyển những sư đoàn quân tinh nhuệ từ Siberie về ngoại ô Moskva để bắt đầu cuộc tổng phản công.
Trong suốt 3 năm điều tra, phản gián Nhật chỉ biết được rằng Richard George làm việc cho Quốc tế cộng sản. Richard George không hề khai ra sự thật ông là người của Tình báo quân sự Xô Viết. M. George chỉ khai nhận mình là người của Quốc tế cộng sản và làm công tác tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản ở Nhật Bản và những việc ông làm là nhằm ngăn chặn một chiến tranh giữa Nhật với nước Nga.
Lời khai của ông đã được chuẩn bị kỹ, tỏ ra hết sức hợp lý khiến cơ quan điều tra Nhật không có một chút nghi ngờ. Cho dù một thành viên trong tổ, nhân viên điện đài-mật mã Marc Klauzen, đã khai trong cuộc hỏi cung rằng M. George là người phụ trách công tác của tổ thì phía Nhật cũng không tìm được bằng chứng rằng M. George làm việc cho Tình báo quân sự Liên Xô. Cuối cùng, Tokyo đã quyết định treo cổ M. George cùng hai cộng sự của ông và người bạn cũ thuộc nhóm Thượng Hải, nhà báo Nhật Kosumi Odzaki với tội danh điệp viên của Quốc tế cộng sản.
    Trong suốt 20 năm kể từ ngày M. George hy sinh, ngay trên quê hương của ông, người dân Xô Viết cũng không hề biết gì về người tình báo vĩ đại này. Mãi tới năm 1964, để tưởng nhớ công lao của người tình báo vĩ đại, một bức tượng đồng M. George đã được dựng lên. Đi kèm sự kiện này thêm một câu chuyện huyền thoại đã được đồn thổi lên. 

Hình như cũng vào năm 1964, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô, Nikita Khơrútsốp, sau khi xem cuốn phim của đạo diễn người Pháp, Ive Champli “Ông là ai, tiến sĩ George?”, đã yêu cầu lãnh đạo tình báo Liên Xô báo cáo về vụ này và sau đó là bắt đầu thời kỳ “sùng bái Ramsei”. Rất khó xác định thực hư của câu chuyện Khơrútsốp, sau khi xem phim của đạo diễn người Pháp, yêu cầu lãnh đạo tình báo quân sự báo cáo lại vụ M. George. Nhưng năm 1964, đúng là Phòng lưu trữ hồ sơ của Tình báo quân sự Liên Xô nhận được lệnh tìm lại tất cả những thông tin, tài liệu về M. George. Công việc cũng kết thúc trong năm đó vì lượng hồ sơ lưu lại không nhiều.

diep vien sieu hang quan trong nhat cua lien xo trong the chien 2 hinh 2 
 Điệp viên người Nhật Ozaki trong lưới tình báo của Sorge. Ảnh: history.net
 
Ngày 5 tháng 11 năm 1964, tròn 20 năm sau khi hy sinh, Richarrd George mới được công nhận Anh hùng Liên Xô. Thế là cuối cùng, lịch sử và nhân dân cũng đã rửa oan cho ông, Richard George, người tình báo vĩ đại của nhân dân Xô Viết. Nhưng có lẽ còn rất nhiều chiến sĩ tình báo Xô Viết khác không có được cơ hội như vậy. Họ là những chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận thầm lặng, xa gia đình, xa tổ quốc, chịu đựng mọi khó khăn giữa vòng vây của địch và đôi khi cả những thị phi của nhân dân.
Không chỉ ở Liên Xô (hiện nay là nước Nga) mà tại một công viên lớn ở Nhật, Soócgiơ cũng được dựng đài tưởng niệm. Trong số các sách viết về ông ở một số nước như Anh, Pháp, Mỹ…, các tác giả đã tôn vinh ông bằng những danh xưng đẹp đẽ, như: người tình báo vĩ đại, nhà tình báo thượng thặng (super espion), vị thượng lưu trong bóng tối, người điệp viên bậc thầy (maitre sepion)…
Trên đất Nhật, nhờ tài năng và tư cách của mình, Soócgiơ trở thành người “tâm phúc” và cố vấn các vấn đề về nước Nhật của viên đại sứ Đức Quốc xã. Từ Nhật, ông đã báo cáo về cho Tổ quốc Xôviết của ông những tin tức vô cùng quan trọng và chính xác mà những điệp viên tài giỏi cũng khó ngờ tới. Dưới đây là một số thông tin tình báo tiêu biểu mà Soócgiơ đã gửi về Trung tâm:
Ngày 18-12-1942, Hitle ra “chỉ thị số 21” tuyệt mật về chiến dịch Barbarosa tấn công Liên Xô. Mười ngày sau, dù không biết về chỉ thị tuyệt mật đó, nhưng thông qua các tin tức khác nhau và qua cuộc trao đổi với các quân nhân Đức, Soócgiơ đã điện từ Nhật về Mátxcơva, lần đầu tiên thông qua nguy cơ Đức phát động chiến tranh chống Liên Xô:
“Hiện nay, quân Đức có 80 sư đoàn ở biên giới phía Đông của chúng, kể cả ở biên giới Rumani. Mục đích là nhanh chóng tấn công Liên Xô. Đám sĩ quan mới từ Đức đến Tôkiô nói rằng quân đội Đức có thể chiếm đóng lãnh thổ Xôviết tới tuyến Kháccốp - Mátxcơva - Lêningrát."
Bức điện ngày 11-3-1942:
“Các sĩ quan cao cấp và giới thân cận của Himle đều tỏ thái độ chống Liên Xô. Tùy viên quân sự Đức ở Tôkiô cho rằng khi kết thúc chiến tranh với nước Anh, nước Đức sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh quyết liệt với Liên Xô”.
“Khi trở về đến Nhật Bản, Mátxuôka (sau khi sang Đức hứa hẹn cùng chung sức đánh Liên Xô, rồi sang Liên Xô ký hiệp ước trung lập Xô - Nhật !) đã hứa với Ốt (đại sứ Đức) là trong trường hợp có chiến tranh Đức - Nga, Nhật sẽ hủy bỏ ngay hiệp ước trung lập với Nga…”.
“11-4-1941, Sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu Đức qua Tôkiô xác minh rằng cuộc chiến tranh chống Liên Xô sẽ bắt đầu ngay sau khi kết thúc chiến tranh châu Âu”.
Bức điện ngày 17-4-1941:
“Theo phái viên của Himle ở Tôkiô, chiến tranh Xô - Đức có thể bắt đầu khi Mátxuôka trở về Tôkiô. Bộ Tổng tham mưu Đức đã sẵn sàng.
Đại sứ quán Đức đã nhận được điện của Ripbentrốp (Bộ trưởng ngoại giao Đức) nói rằng cuộc chiến tranh sẽ ngắn ngày và kết thúc bằng sự thất bại hoàn toàn của Liên Xô”.
Bức điện ngày 2-5-1941:
“Hitle đã quyết định gây chiến tranh và tiêu diệt Liên Xô để tận dụng nguyên liệu và lương thực ở khu vực lãnh thổ thuộc châu Âu của Liên Xô. Thời điểm quyết định để gây chiến tranh có thể là:
-         Nam Tư hoàn toàn bại trận
-         Cuối mùa gặt
-         Kết thúc cuộc đàm phán Đức - Thổ Nhĩ Kỳ
Đến tháng 5, Hitle sẽ quyết định thời gian bắt đầu chiến tranh”.
Bức điện ngày 19-5:
“Nhiều đại diện của chính phủ Đức ở Tôkiô được lệnh trở về nước vào cuối tháng 5. Họ cho rằng chiến tranh với Liên Xô bắt đầu vào khoảng thời gian này. Theo sứ quán Đức cho biết, hiện nay Đức có 9 tập đoàn quân, 150 sư đoàn đã sẵn sàng để tấn công vào Liên Xô… Chúng sẽ vận dụng các kinh nghiệm cuộc chiến tranh với Ba Lan trong chiến tranh với Liên Xô”.
Bức điện ngày 21-5:
“Nếu nổ ra cuộc chiến tranh Xô - Đức, nước Nhật vẫn trung lập, ít nhất là trong những tuần lễ đầu. Nếu Liên Xô thua trận, Nhật sẽ tấn công Vlađivôxtốc…”.
Bức điện ngày 30-5:
“Béclin báo cho Ốt là Đức sẽ tấn công Liên Xô vào nửa cuối tháng 6. Cánh quân trái sẽ là hướng chủ yếu. Ốt tin chắc là chiến tranh sắp nổ ra nên đã chỉ thị cho tùy viên quân sự không gửi tài liệu qua đường Liên Xô nữa. Tất cả các chuyên viên kỹ thuật không quân Đức đã được lệnh trở về Đức”.
Bức điện ngày 1-6:
“Trung úy Shun, tùy viên quân sự ở Băngcốc vừa từ Béclin đến Tôkiô. Người này cho rằng chiến tranh giữa Đức với Liên Xô sẽ bắt đầu ngày 15-6 và hướng tiến công chủ yếu là cánh trái của quân Đức”.
Bức điện ngày 2-6:
“Đức đã tập trung từ 170 đến 190 sư đoàn xe tăng và cơ giới ở biên giới phía Đông. Cuộc tiến công sẽ tiến hành trên toàn chính diện và có những mũi tấn công lớn hướng vào Mátxcơva, Lêningrát và Ucraina. Sẽ không có tuyên bố chiến tranh…”.
Ngày 15-6-1941, có 3 bức điện liên tục gửi về Trung tâm:
Bức thứ nhất:
“9 tập đoàn quân Đức đã tập trung ở biên giới Xô - Đức. Theo các nguồn tin Mỹ, Đức đã dàn ra 90 vạn quân trên tuyến một ở biên giới Liên Xô và chuẩn bị một triệu quân dự bị”.
Vài giờ sau là bức điện thứ hai:
“Cuộc chiến tranh chống Liên Xô chắc chắn sẽ xảy ra vào cuối tháng 6”.
Sau đó là bức điện thứ ba:
“Chiến tranh sẽ nổ ra ngày 22-6. Cuộc tấn công sẽ bắt đầu trên một mặt trận rất rộng, vào rạng sáng ngày 22-6”.
Bức điện ngày 22-6:
“Chúng tôi xin gửi lời chào chiến đấu và nguyện sát cánh với các đồng chí trong những ngày khó khăn này. Chúng tôi xin tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ”.
Ngày 10-7 có hai bức điện gửi về Trung tâm, bức thứ nhất:
“Ripbentrốp đã ra lệnh cho đại sứ Đức thúc đẩy phía Nhật tham chiến càng sớm càng tốt…”.
Bức thứ hai:
“Ốt cho biết Nhật sẽ tham chiến nếu Đức tiến tới Svéclopok”.
Bức điện ngày 13-7:
“Đại sứ Đức vận động chính phủ Nhật tham gia chiến tranh nhưng trong lúc này, Nhật vẫn giữ thái độ trung lập. Nếu Hồng quân bị đánh bại, Nhật sẽ tham chiến…”.



Một số bức mật điện của Ramsay/Sorge
Vài ngày sau, một bức điện có nội dung rất quan trọng được gửi về Trung tâm:
“Nếu nước Nhật gây chiến tranh với Liên Xô thì cần có 2 tháng để chuyển 50 vạn quân bằng đường biển. Các tàu biển của Nhật sẽ bị tàu ngầm và máy bay Liên Xô gây trở ngại lớn. Ngoài ra còn phải cung cấp vũ khí, quân trang cho các lực lượng được động viên và nuôi dưỡng các lực lượng đó. Vấn đề nhiên liệu không thể giải quyết được một cách dễ dàng. Do đó, điều chắc chắn là nước Nhật chưa dám tấn công Liên Xô, trừ trường hợp nước Đức giành được thắng lợi quyết định ở mặt trận Xô - Đức”.
Bức điện ngày 12-8:
“Đức ngày càng thúc ép Nhật tham gia chiến tranh chống Liên Xô. Nhưng thất bại của Đức trước Mátxcơva hôm chủ nhật đã làm nguội lạnh nhiệt tình của Nhật Bản”.
Bức điện này được trình lên Xtalin.
Bức điện ngày 23-8:
“Dôihara và Tôgiô cho rằng chưa đến lúc Nhật gây chiến với Liên Xô. Đức rất bất mãn bởi thái độ đó của Nhật”.
Ngày 14-9 có 4 bức điện gửi về Trung tâm.
Bức điện lúc 11 giờ 30 phút:
“Chính phủ Nhật Bản đã quyết định không tiến công Liên Xô trong năm nay, nhưng vẫn để lực lượng ở Mãn Châu để sẵn sàng tiến công vào mùa xuân, nếu Liên Xô thất bại trong chiến tranh với Đức”.
Bức điện lúc 13 giờ thông báo về dự trữ nhiên liệu của hải quân và lục quân Nhật.
Bức điện lúc 13 giờ 50:
“Đại sứ Ốt đã hoàn toàn thất vọng về việc Nhật Bản không tiến hành chiến tranh với Liên Xô”.
Bức điện lúc 14 giờ:
“Theo đại sứ Ốt, một cuộc chiến tranh giữa Nhật và Liên Xô không còn đặt ra nữa”.
Bức điện ngày 3-10, vào lúc 23 giờ 25 phút:
“Khi chuẩn bị tấn công Liên Xô, Bộ tư lệnh đội quân Quan Đông đã ra lệnh động viên 3 ngàn nhân viên đường sắt để tổ chức việc vận chuyển quân sự trên tuyến đường sắt Tây Bá Lợi Á. Nay lệnh đó đã được bãi bỏ, một số đơn vị đã được chuyển về các đảo ở hướng nam. Điều đó chứng tỏ trong năm nay chưa thể có chiến tranh với Liên Xô. Lực lượng của Nhật còn lại vẫn tập trung ở khu vực Vladivốtxtốc và Vôrôsilốp”.
Đây là bức điện cuối cùng gửi Trung tâm trước khi nhóm tình báo chiến lược do Soócgiơ đứng đầu bị phản gián Nhật phá vỡ, và Soócgiơ cùng các đồng chí trung thành của ông (gồm người Nam Tư, người Nga, người Nhật) lần lượt bị bắt:
“Nhiệm vụ của chúng tôi ở Nhật Bản đã hoàn thành. Cuộc chiến tranh giữa Liên Xô và Nhật Bản đã không xảy ra. Đề nghị cho chúng tôi về Liên Xô hoặc phái chúng tôi sang Đức”.
Những thông tin tình báo xác định một cách chắc chắn và kịp thời của Soócgiơ về việc nội các Nhật quyết định hoãn cuộc tấn công miền Xibêri - Liên Xô để tập trung tấn công Mỹ vào cuối năm (trận Trân Châu Cảng) đã giúp Đại Bản doanh khẩn trương rút các đơn vị Hồng quân từ phòng tuyến Viễn Đông về, góp phần quan trọng bẻ gãy cuộc tấn công hòng chiếm Mátxcơva của phát xít Đức.

Đại sứ Đức phản ứng kịch liệt khi được tin Rishớc Soócgiơ, nhà báo nổi tiếng, người cộng sự không gì chê trách được, và hơn nữa, là người bạn gần gũi của chính Đại sứ, bị mật vụ Nhật bắt. Mâyxingiơ, tùy viên an ninh, đại diện cho Himle ở Tôkiô cũng không tin những lời buộc tội Soócgiơ của Nhật. Không thể tin nổi một đảng viên đảng Quốc Xã già dặn; một người được Ripbentrốp, Kâytin và cả Hitle tin dùng lại là một gián điệp Cộng sản! Chỉ mới chưa đầy một tháng trước khi bị bắt, Bộ Ngoại giao Đức đã chính thức tuyên bố Rishớc Soócgiơ là “nhà báo ưu tú nhất của Đức ở khu vực Đông Á”.
Thời gian đầu, khi bị hỏi cung, Soócgiơ giữ thái độ im lặng ngoài câu nói duy nhất trước viên chánh án Nhật là Matxukô Nakamura: “Tôi là công dân Xôviết”.
Sau một thời gian, cơ quan phản gián Nhật đã tìm cách dịch được các bức điện mật mã do hiệu thính viên của Soócgiơ tên là Clauden truyền đi. Chính bản thân Clauden cũng bất ngờ trước tổng số thông tin mà mình đã gửi đi trong 5 năm: hàng trăm ngàn nhóm điện. Đến đây, cơ quan phản gián Nhật đã biết được toàn bộ hoạt động của nhóm tình báo do Soócgiơ đứng đầu  


Cố vấn Thủ tướng Nhật Hotsumi Ozaki,
nguồn tin chính của tổ tình báo Sorge (Ảnh” SS) 
 
Trong một lần hỏi cung, nhân viên phản gián Nhật đã đưa cho Soócgiơxem các bản sao của tất cả các bức điện mà nhóm của ông đã gửi đi, kể cả luật mật mã của nhóm và tên đài nhận là Oêthađen. Từ đó, Soócgiơ quyết định nói với điều kiện không nói gì về những điều bí mật, về những kỹ thuật cũng như về phương pháp hoạt động của ông.
Khi Soócgiơ quyết định nói, viên biện lý Yôshikaoa hí hửng đọc một câu phương ngôn Nhật: “Một ngày sống trên thế gian này còn hơn một ngàn ngày ở thế giới bên kia”. Nghe vậy, Soócgiơ điềm tĩnh nói:
- Một người chiến sĩ không tránh được cái chết ở trận địa. Tôi không đặt chút hy vọng nào vào các cây tre năm nay, nhưng tôi hy vọng vào các măng non của tương lai.
Trong các biên bản hỏi cung còn sót lại sau chiến tranh, người ta đọc thấy những dòng này:
“Vấn: - Tiến sĩ Soócgiơ, tại sao ông thành người Cộng sản?
Đáp: - Tôi đã tham gia chiến tranh và tôi đã thấy rõ chiến tranh là điều khủng khiếp nhất đối với thế giới. Tôi đã nghiên cứu chính trị - kinh tế học, lịch sử, và tôi đã đi đến kết luận là chỉ có Chủ nghĩa cộng sản mới có thể xóa bỏ nghèo khổ và đói rách. Ông nội tôi, Friđric Annbe Soócgiơ, là thư ký của Mác, nhưng điều đó không phải là ảnh hưởng quyết định đối với tôi. Tôi bắt đầu đọc các tác phẩm của Mác khi phải nằm bệnh viện do bị thương. Sau đó, tôi đã thấy rõ sự sụp đổ của nước Đức quân chủ. Sau chiến tranh, tôi đã thấy sự khổ cực của hàng triệu con người. Tất cả điều đó đã củng cố lòng tin của tôi đối với Chủ nghĩa cộng sản.
Vấn: - Ông bắt đầu tin Chủ nghĩa cộng sản từ bao giờ?
Đáp: - Từ năm 1918. Cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của tôi. Chưa nói đến các lý do khác, chỉ riêng lòng căm thù của tôi đối với chiến tranh cũng đủ làm tôi trở thành người cộng sản.
Vấn: - Nhóm của ông là nhóm gián điệp, và ông là một kẻ gián điệp…
Đáp: - Cái nghĩa mà người ta thường gán cho từ “gián điệp” không có quan hệ gì với việc mà chúng tôi làm. Những người gọi là gián điệp thường tìm những chỗ yếu về chính trị, kinh tế của Nhật Bản để giáng những đòn mạnh mẽ vào đấy. Nhưng nhóm chúng tôi sưu tầm các tin tức của Nhật Bản là nhằm mục đích khác, với tinh thần khác. Năm 1935, Khi Clauden và tôi từ biệt thủ trưởng cục 4 của Hồng quân, ông đã nói với chúng tôi: “Tôi muốn rằng các hoạt động của các anh phải nhằm làm sao tránh được cuộc chiến tranh giữa Nhật và Liên Xô…”. Những người Xôviết từ nhiều năm nay đã tìm cách tránh những va chạm và những nguồn có thể gây xung đột với Nhật Bản. Đã có nhiều ví dụ để chứng minh. Khi xảy ra sự kiện Khanka, Liên Xô đã chấp nhận ngừng bắn, tuy phía Liên Xô đã giành được chiến thắng quân sự. Hơn nữa, Liên Xô đã nhượng cho Nhật tuyến đường sắt Mãn Châu để duy trì hòa bình giữa hai nước. Và còn nhiều ví dụ khác nữa… Khi Bộ trưởng ngoại giao Nhật là Mátxuôka sang thăm châu Âu, Liên Xô đã ký ngay hiệp ước trung lập sau khi nắm được tình hình do tôi báo cáo. Tất nhiên, tôi không nói rằng chỉ do các hoạt động của nhóm chúng tôi mà Liên Xô và Nhật Bản có quan hệ tốt với nhau, nhưng chúng tôi bao giờ cũng làm việc với tinh thần đó. Đó là điều khác biệt giữa chúng tôi với những người được gọi là gián điệp, và cũng là điều khác biệt giữa lập trường của chúng tôi với lập trường của họ. Và đó cũng chính là điều mà tôi viết trong bức điện cuối cùng gửi về Mátxcơva hôm trước khi tôi bị bắt, trong đó tôi nói rõ là nhiệm vụ của chúng tôi đã hoàn thành vì sẽ không có chiến tranh giữa Nhật và Liên Xô, và tôi xin trở về Mátxcơva hoặc sang Đức”.
Mùa hè năm 1944, phía Nhật báo cho sứ quán Đức là Soócgiơ muốn gặp một quan chức của sứ quán trước khi chết. Việc đó làm náo động sứ quán Đức. Người ta bàn tán, đoán già đoán non…
Hammel, phiên dịch của sứ quán Đức được cử đến nhà tù nơi Soócgiơ bị giam giữ chờ ngày hành quyết. Trước mắt viên phiên dịch là một con người xanh xao, rất gầy, kiệt lực, đôi mắt đỏ sọc sau cặp kính, nhưng rất bình thản. Người đó nói một cách nhẹ nhàng:
- Tôi mong rằng mẹ tôi, Nina Sêmiônôva Kôbêlêva Soócgiơ hiện ở Hămbuốc, không bị làm rầy rà. Mẹ tôi không hề biết gì về cuộc sống cũng như về các hoạt động của tôi. Đó là điều mong muốn cuối cùng của tôi.


   Trong đời thường, Richard Sorge nổi tiếng là người mê sách, phụ nữ, rượu và tốc độ, một tay chơi, thích phiêu lưu, người cực kỳ sành ăn, một nhà thông thái lớn về món ăn phương Đông. Là người ham mê phụ nữ và lão luyện tình trường, và theo các nhà nghiên cứu tiểu sử phương Tây, Richard Sorge “duy trì quan hệ lâu dài” với 52 phụ nữ, ông còn bạo gan “cắm sừng” cả đại sứ Đức tại Tokyo.Tuy nhiên, Số phận Sorge đầy những cay đắng, nghiệt ngã. Ông bị nhà lãnh đạo Liên Xô I. Stalin ngờ vực, thù ghét, tin tức do ông cung cấp bị cấp trên nghi ngờ, vợ ông bị truy bức ở Liên Xô trong khi ông hoạt động ở nước ngoài, bị bỏ rơi khi trong tù và bị lãng quên trong 20 năm sau khi hy sinh. Ông đã cả gan “kháng chỉ”, không chấp hành lệnh gọi về nước của Stalin và Trung ương tình báo vì ông biết nếu về nước, ông sẽ mất mạng hoặc ngồi tù bởi chiến dịch thanh trừng tình báo quân sự đang hồi khốc liệt.
 Mối tình cuối cùng và bất tử của ông là Ishii Hanako, người đã chăm nom phần mộ của ông cho đến khi bà qua đời ngày 4.7.2000 ở tuổi 89. 
 
Ngày hành quyết, theo luật định, viên giám đốc đọc bản án và báo cho Soócgiơ biết ông sẽ bị xử tử ngay trong ngày. Không nói gì, Soócgiơ thong thả ra khỏi phòng giam, qua sân nhà tù, bước vào một căn phòng nhỏ. Một nhà sư tiến tới hỏi: “Người có cần cầu nguyện không?”. Soócgiơ lắc đầu, quan sát thấy một vòng tròn chỉ chỗ đứng, ông bước vào chỗ đó. Đúng lúc đao phủ quàng sợi dây thòng lọng vào cổ, Soócgiơ hô:
- Đảng Cộng sản, Liên Bang Xôviết và Hồng quân muôn năm!
Soócgiơ chết vào buổi sáng ngày 7-11-1944. Đêm hôm đó, những tràng pháo hoa sáng rực bầu trời của các thành phố Xôviết: Liên Xô kỷ niệm lần thứ 27, ngày Cách Mạng Tháng Mười Nga thành công.
***
 

Điệp viên giá trị bằng cả tập đoàn quân

 
 (Hết chươngXXXI)
----------------------------------------------------------------------

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)