Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

TT&HĐ III - 32/p


                                                                ĐIỆN BIÊN PHỦ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

 

(Tiếp theo)



Để thực hiện kế hoạch này, người Pháp cho tiến hành xây dựng và tập trung lực lượng cơ động lớn, mở rộng lực lượng phụ lực quân (Forces suppletives) bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam, càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở vùng Khu V, Navarre được chính phủ Pháp cấp thêm cho 9 tiểu đoàn tinh nhuệ. Điều quan trọng hơn, Kế hoạch Navarre được Mỹ tán thành. Viện trợ của Mỹ tăng vọt, chiếm đại đa số chi phí chiến tranh của Pháp.
Kế hoạch Navarre chỉ gặp trở ngại khi bộ trưởng tài chính Edgar Faure nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ Franc. Ở Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng Mỹ, người ta bàn nên bớt cho Navarre nhiệm vụ bảo vệ nước Lào đề ra trong kế hoạch, để giảm bớt chi tiêu, nhưng Pháp không muốn bỏ Lào. Thống chế Alphonse Juin, người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị chiếm. Tướng Navarre xác nhận nếu QĐNDVN đánh Thượng Lào thì ông không thể đương đầu được, Navarre yêu cầu chính phủ ra chỉ thị rõ rệt nếu trường hợp đó xảy ra. Điều đó liên quan mật thiết đến việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau này.

                      dân công hỏa tuyến Đoàn xe thồ đi vào huyền thoại (ảnh tư liệu)


Trước mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, Pháp đã vượt lên khá xa. Tổng quân số của Pháp là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi (33%) và 299.000 quân Việt (67%). Tổng quân số của QĐNDVN là 252.000 người. Như vậy, quân Pháp đông hơn 193.000 người. Chỉ riêng lực lượng phụ lực quân bản xứ do các sĩ quan Pháp chỉ huy cũng đã đông hơn 47.000 người.
Lực lượng cụ thể 2 bên lúc này như sau:
- Về bộ binh, Pháp có 267 tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn; quân phụ lực bản xứ có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội; quân phụ lực bản xứ có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; quân phụ lực bản xứ có 25 máy bay thám thính và liên lạc. Về hải quân, Pháp có 391 tàu; quân phụ lực bản xứ có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng QĐNDVN vẫn đơn thuần là bộ binh, gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, QĐNDVN có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không, QĐNDVN có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
- Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, QĐNDVN có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của Pháp. Biên chế tiểu đoàn của QĐNDVN là 635 người; biên chế tiểu đoàn Pháp từ 800 - 1.000 người.
Về viện trợ, từ tháng 6 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954, Việt Minh nhận được từ Liên Xô, Trung Quốc tổng cộng 21.517 tấn các loại, trị giá 34 triệu đôla. Giá trị này chỉ bằng 0,85% lượng viện trợ mà Mỹ cấp cho Pháp.
Pháp tuy có ưu thế vượt trội về binh lực, nhưng thế trận chiến tranh nhân dân của QĐNDVN đã làm cho Pháp phải phân tán trên khắp các chiến trường. Không những Pháp không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực QĐNDVN trên miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Già nửa lực lượng cơ động Pháp, 44 tiểu đoàn, phải tập trung trên miền Bắc để đối phó với chủ lực QĐNDVN. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng QĐNDVN mới bằng 2/3 lực lượng Pháp (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng QĐNDVN đã vượt hơn về số tiểu đoàn (56/44).


Quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20/11/1953.

B-26 Invader, pháo đài bay mạnh nhất của Pháp tại Điện Biên Phủ
Máy bay ném bom B-26 Invader do Mỹ viện trợ là loại máy bay ném bom chính của Pháp tại Điện Biên Phủ.
Khám phá “mãnh thú” M24 Chaffe của Mỹ đại bại ở Việt Nam | Vũ khí |
Xe tăng M24 Chaffee  của Pháp do Mỹ viện trợ
 
       Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn."
Theo đó QĐNDVN sẽ mở một loạt chiến dịch tại nhiều vùng để phân tán binh lực địch, không cho quân Pháp co cụm tạo thành một lực lượng cơ động đủ mạnh để xoay chuyển tình thế.
  • Trên chiến trường Bắc Bộ, sẽ mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, tiêu diệt quân Pháp còn chiếm đóng Lai Châu, uy hiếp quân Pháp ở Thượng Lào.
  • Hướng thứ hai, là Trung Lào.
  • Hướng thứ ba, là Hạ Lào, đề nghị quân Pathet Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam mở cuộc tiến công vào hai hướng này, nhằm tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai.
  • Hướng thứ tư, là bắc Tây Nguyên.
  • Vùng tự do ba tỉnh Liên khu 5 sẽ là mục tiêu chính những cuộc tiến công đánh chiếm của Pháp trong mùa khô này, cần chuẩn bị sẵn sàng đón đánh.
Hội chứng Thượng Lào, trong đó có kinh đô Luông Phabăng, luôn luôn ám ảnh Navarre. Nếu cả miền cực Bắc Đông Dương rơi vào quyền kiểm soát của Việt Minh sẽ là một nguy cơ lớn cho cuộc chiến tranh. Nó sẽ mang lại những ảnh hưởng chính trị tai hại, vì nước Pháp bất lực trong việc bảo vệ các quốc gia liên kết. Tướng René Cogny, Tư lệnh Bắc Bộ, nhiệt liệt tán đồng ý kiến này.
Điện Biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu ở Tây Bắc Việt Nam. Dài 15 km, rộng 5 km, giữa thung lũng có sông Nậm Rốm chảy qua cánh đồng do người Thái cầy cấy. Một sân bay bỏ phế từ lâu, có từ thời Nhật, nằm dọc theo sông Nậm Rốm về phía bắc lòng chảo. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 300 km về phía tây, cách Lai Châu 80 km về phía nam. Xung quanh là núi đồi trập trùng bao quanh tứ phía, rừng già khắp nơi làm chỗ ẩn náu dễ dàng cho quân du kích. Cũng như Lai Châu và Nà Sản, Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược bảo vệ tây bắc Lào và thủ đô Vạn Tượng (Luang Prabang). Tướng Cogny nhấn mạnh: Điện Biên Phủ là một căn cứ bộ binh - không quân (base aéroterrestre) lý tưởng, là "chiếc chìa khoá" của Thượng Lào.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công và, theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó.
Ngày 2 tháng 11 năm 1953, Navarre đã chỉ thị cho Cogny từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, chậm nhất là ngày 1 tháng 12, phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ cho Thượng Lào. Cuộc hành binh đánh chiếm Điện Biên Phủ có bí danh là "Hải Ly" (Cuộc hành quân Castor), chỉ huy là tướng Jean Gilles.
Ngày 20 tháng 11, lúc 11 giờ sáng, 63 chuyến máy bay C-47 Dakota thả 3.000 lính dù và chiến cụ xuống Điện Biên Phủ. Thiếu tá Marcel Bigeard và Tiểu đoàn 6 Dù thuộc địa (6e BPC) nhảy xuống điểm DZ (dropping zone) Tây Bắc, Thiếu tá Jean Bréchignac và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Dù nhẹ số 1 (II/1er RCP) nhảy xuống điểm DZ phía nam. Tiểu đoàn của Bigeard nhảy trúng khu vực có 1 tiểu đoàn QĐNDVN đang tập dượt nên bị chống cự mãnh liệt. Máy bay Pháp phải yểm trợ đến 4 giờ chiều QĐNDVN mới rút lui với tổn thất vài chục người. Pháp thiệt hại 16 người chết, 47 bị thương.

Có tổng cộng 34.931 dân công phục vụ trực tiếp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
(28.619 dân công đi bộ, 6.312 dân công đi cùng với xe đạp thồ)
(Ảnh: Tư liệu Bảo tàng Lịch sự Quân sự Việt Nam)



Dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại
 
Hai ngày sau, ngày 21 và 22 tháng 11, liên tiếp 3 tiểu đoàn Dù nữa được thả xuống cùng với một đại đội pháo binh. Ngày 24 tháng 11, phi đạo được sửa chữa xong, phi cơ lại đáp xuống được. Vậy là từ ngày 20 tới ngày 22 tháng 11 năm 1953, Pháp đã ném xuống cánh đồng Mường Thanh 6 tiểu đoàn dù, khoảng 4.500 quân.
Ngày 3 tháng 12 năm 1953, Navarre đã quyết định "chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ". Phương Tây coi đây là một sự chuyển hướng có tính chiến lược của Navarre, vì Điện Biên Phủ không nằm trong kế hoạch mùa khô 1953 - 1954. Ngày 7 tháng 12, Đại tá Christian de Castries được Cogny và Navarre chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương đầu với một cuộc tiến công. Có người hỏi Navarre vì sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá? Navarre trả lời: "Cả tôi lẫn Cogny đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định: trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Castries".
Ngày 15 tháng 12, lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tiếp tục tăng lên 11 tiểu đoàn. Ngày 24 tháng 12, Navarre tới Điện Biên Phủ dự lễ Giáng sinh với quân đồn trú. Tại Điện Biên Phủ, một tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện, chạy suốt chiều dài cánh đồng Mường Thanh, hai bên bờ sông Nậm Rốm.
Sau này có những ý kiến chỉ trích các tướng lĩnh Pháp đã "mắc một lỗi sơ đẳng" khi thiết lập một căn cứ ở nơi quá xa xôi hẻo lánh, dễ bị bao vây cô lập để rồi bại trận. Nhưng ở vào thời điểm đó, với những yêu cầu chiến lược và chính trị của Pháp trong cuộc chiến (phải giữ bằng được Lào), thì việc thiết lập này là yêu cầu tất yếu và không thể khác được, như Navarre đã viết: "Có cần bảo vệ Lào hay không? Tôi thì chỉ còn một cách chấp nhận phương án chiến đấu ở Điện Biên Phủ."Hơn nữa, các chỉ huy Pháp tin rằng lợi thế công nghệ vượt trội và sự trợ giúp của Mỹ sẽ giúp họ đánh bại được QĐNDVN vốn có trang bị thô sơ hơn nhiều. Jean Pouget sĩ quan tùy tùng của Tổng chỉ huy Navarre, viết: "...có thể khẳng định là không một ai trong số hơn 50 chính khách, các tướng lĩnh đã tới thăm Điện Biên Phủ, phát hiện được cái thế thua đã phơi bày sẵn...". Tướng Navarre viết: "Theo ông de Chevigné vừa ở đó về 2-3 "thật là bất khả xâm phạm. Vả lại, họ không dám tiến công đâu.". Tướng Cogny thì tin tưởng: "Chúng ta đến đây là buộc Việt Minh phải giao chiến, không nên làm gì thêm để họ phải sợ mà lảng đi".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: "Tới lúc này, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ vẫn có thể mở một con đường rút lui. Vì sao Navarre không làm điều đó khi thấy nguy cơ một trận đánh sẽ xảy ra? Theo tôi, Navarre vẫn muốn Điện Biên Phủ sẽ làm vai trò "chiếc nhọt tụ độc" trên miền Bắc.". Theo đó, Điện Biên Phủ ra đời nhằm thu hút chủ lực QĐNDVN, tại đó Pháp sẽ dùng ưu thế hỏa lực vượt trội để tiêu diệt. Nhưng thực ra, Navarre đã bị cuốn theo các hoạt động trong Chiến cục đông-xuân 1953-1954 của QĐNDVN mà ông không hề biết. Trận đánh xảy ra không bất ngờ mà nó đã nằm trong dự tính của QĐNDVN về một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.


Pháo cao xạ 37 ly của quân ta lần đầu tiên xuất trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho quân Pháp hết sức bất ngờ, bối rối và bị thiệt hại đáng kể (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)

Sự kiện ảnh, Tư liệu, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, Điện Biên Phủ, Lịch sử, Văn hóa

Hội nghị Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch tại Mường Phăng (Sở chỉ huy cuối cùng) hạ quyết tâm tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 22/4/1954....

Sự kiện ảnh, Tư liệu, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, Điện Biên Phủ, Lịch sử, Văn hóa

Bộ đội kéo pháo vào lần 2 chuẩn bị tác chiến theo phương án "đánh chắc, tiến chắc"... 

Sự kiện ảnh, Tư liệu, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, Điện Biên Phủ, Lịch sử, Văn hóa

Mệnh lệnh Tổng công kích....



Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo

“Đêm tối, đường dốc, dây kéo pháo đứt, pháo lao nhanh xuống dốc. Trước cảnh hiểm nghèo đó, anh hô anh em: “thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo”, và buông tay lái xông lên trước, lấy thân mình lao vào chèn bánh xe pháo. Pháo bị vướng nghiêng tựa vào bờ, nhờ đó đơn vị giữ được pháo không rơi xuống vực.”

Về phía Việt Nam, kể từ sau năm 1950 do nối thông biên giới với Trung Quốc, lại được sự viện trợ quân sự to lớn của Trung Quốc và Liên Xô, QĐNDVN đã lớn mạnh rất nhiều, với các sư đoàn (đại đoàn) bộ binh và các trung đoàn pháo binh, công binh đã có kinh nghiệm đánh tiêu diệt cấp tiểu đoàn của quân Pháp trong phòng ngự kiên cố.
Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược của QĐNDVN. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã hạ quyết tâm: "Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương."
Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợt:
  • Đợt 1: Đại đoàn 316 tiến hành đánh Lai Châu và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn chỉnh một thời gian khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh Điện Biên Phủ.
  • Đợt 2: Tiến công Điện Biên Phủ. Thời gian đánh Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày. Nếu Pháp không tăng cường thêm nhiều quân, có thể rút ngắn hơn. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4 năm 1954. Phần lớn lực lượng sau đó sẽ rút, một bộ phận ở lại tiếp tục phát triển sang Lào cùng với bộ đội Lào uy hiếp Luông Pha Bang.
 (Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét