TT&HĐ III - 32/l
Bàn cờ thế: Phá vây - Phần 1
Bàn cờ thế: Phá vây_Phần 2
Bàn cờ thế: Phá vây_Phần 3
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều
vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
-Albert Einstein
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy
cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu
Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng
để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
“Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!”
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Nhà số 38 Lý Thái Tổ (nay là số nhà 36), phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm – Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với thực dân Pháp bản Hiệp định Sơ bộ, ngày 6/3/1946
Muốn xâm lược Bắc Kỳ thì trước hết phải chiếm được Hà Nội. Cuộc xâm lăng trước, thực dân Pháp đã hành động như thế và lần này, chúng cũng chủ trương như thế. Ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3 được một tháng, tướng Valuy, chỉ huy quân Pháp đóng ở Hà Nội đã lệnh cho quân lính: “Trong mỗi trại, ngay khi mới đến, viên chỉ huy phải đặt ngay một kế hoạch an toàn chủ yếu. Kế hoạch này phải có phần phòng thủ vĩnh viễn những chỗ đóng quân và nhất là phải có phần hành động để chiếm lĩnh thành phố…”. Để chuẩn bị đánh Hà Nội, thực dân Pháp đã tăng cường về đây, tạo nên một lực lượng mạnh áp đảo đối phương gồm: 6.500 binh lính, 5.000 súng trường, 600 súng máy loại nhẹ, 180 súng máy loại nặng, 42 pháo hạng nặng, 22 xe tăng, 40 xe bọc thép, 4 máy bay thám thính Moran, 4 máy bay khu trục Spitphai, 6 máy bay khu trục ném bom.
Quân
dân Hà Nội cũng khẩn trương, tích cực đối phó trên nền tảng cả nước đã
mạnh lên rất nhiều về thế và lực do được quan tâm, chuẩn bị ngay từ
tháng 8-1945 và trong khoảng thời gian đủ dài của quá trình đấu tranh
ngoại giao khéo léo, dẻo dai của Hồ Chí Minh.
Ngay
từ ngày 19-10-1946, Hội nghị quân sự toàn quốc khẳng định: “Không sớm
thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”. Đến
đầu tháng 12-1946, quân dân Hà Nội đã trong tư thế sẵn sàng chiến đấu
nhưng vẫn giữ thái độ bình tĩnh chờ lệnh trước sự gây hấn ngày càng trầm
trọng của binh lính Pháp.
Chiến sỹ cảm tử quân sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Thủ đô - Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. (Nguồn: Tư liệu TTXVN) |
Như
một cố gắng cuối cùng để cứu vãn hòa bình, giữa tháng 12-1946, Hồ Chí
Minh đã nói với một phóng viên báo chí: “Chúng tôi muốn tránh chiến
tranh, tránh bằng mọi giá. Chúng tôi tha thiết mong ước độc lập trong
Liên hiệp Pháp: Chiến tranh không có lợi gì cả”.
Ngày 12 tháng 12, Léon Brum, thủ tướng mới của Pháp tuyên bố ý định giải quyết xung đột ở Đông Dương theo cách sẽ trao lại độc lập cho Việt Nam. Ba ngày sau, Hồ Chí Minh đưa Sainteny một bức thông điệp gửi Brum với các gợi ý cụ thể về cách giải quyết xung đột. Sainteny đánh điện bức thông điệp vào Sài Gòn, yêu cầu chuyển tiếp tới Paris.
Trong khi chính phủ Pháp đang do dự về yêu cầu của Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu về việc tăng quân và lập tức hành động quân sự chống lại người Việt, Valluy, người có chung quyết tâm với d'Argenlieu về việc giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương, đã quyết định rằng cần phải khiêu khích Hà Nội nhằm tạo xung đột và đưa Paris vào sự đã rồi. Ngày 16 tháng 12, ông lệnh cho tướng Morlière phá các chướng ngại vật mà Việt Minh dựng trong thành phố. Khi bức điện của Hồ Chí Minh gửi Brum vào đến Sài Gòn, Vallue viết thêm bình luận của mình, cảnh báo rằng sẽ nguy hiểm nếu trì hoãn các hành động quân sự cho đến năm sau. Đến ngày 19, bức điện mới đến Paris, khi đó đã quá muộn.
Di tích Pháo đài Láng ở phường Láng Thượng ngày nay
Đài tiếng nói Việt Nam tại hang núi chùa Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ - Nơi đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 20/12/1946
(Nguồn ảnh: trang quansuvn.net)
Ngày 12 tháng 12, Léon Brum, thủ tướng mới của Pháp tuyên bố ý định giải quyết xung đột ở Đông Dương theo cách sẽ trao lại độc lập cho Việt Nam. Ba ngày sau, Hồ Chí Minh đưa Sainteny một bức thông điệp gửi Brum với các gợi ý cụ thể về cách giải quyết xung đột. Sainteny đánh điện bức thông điệp vào Sài Gòn, yêu cầu chuyển tiếp tới Paris.
Trong khi chính phủ Pháp đang do dự về yêu cầu của Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu về việc tăng quân và lập tức hành động quân sự chống lại người Việt, Valluy, người có chung quyết tâm với d'Argenlieu về việc giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương, đã quyết định rằng cần phải khiêu khích Hà Nội nhằm tạo xung đột và đưa Paris vào sự đã rồi. Ngày 16 tháng 12, ông lệnh cho tướng Morlière phá các chướng ngại vật mà Việt Minh dựng trong thành phố. Khi bức điện của Hồ Chí Minh gửi Brum vào đến Sài Gòn, Vallue viết thêm bình luận của mình, cảnh báo rằng sẽ nguy hiểm nếu trì hoãn các hành động quân sự cho đến năm sau. Đến ngày 19, bức điện mới đến Paris, khi đó đã quá muộn.
Di tích Pháo đài Láng ở phường Láng Thượng ngày nay
Đài tiếng nói Việt Nam tại hang núi chùa Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ - Nơi đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 20/12/1946
TRUNG ĐOÀN THỦ ĐÔ RÚT LUI
(Nguồn ảnh: trang quansuvn.net)
Những
câu nói và hành động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này rất gần với
quan niệm xác đáng về chiến tranh của Lão Tử, nhà hiền triết vĩ đại của Trung Hoa cổ đại và có lẽ của cả thế giới, với những lời khuyên dạy chí lý:
“Ta
có ba vật báu mà ta ôm giữ cẩn thận: một là lòng từ ái (khoan dung),
hai là tính kiệm ước (tiết kiệm), ba là không dám đứng trước thiên hạ
(khiêm tốn). Vì từ ái mà sinh ra dũng cảm, vì kiệm ước mà hóa ra sung
mãn, quảng đại, vì không dám đứng trước thiên hạ nên mới được làm chủ
thiên hạ… Vì từ ái nên hễ chiến đấu là thắng, cố thủ là vững…
“Viên
tướng giỏi không tỏ ra vũ dũng, người giỏi tác chiến không tỏ ra hung
hăng, người khéo thắng địch không giao phong với địch, người khéo chỉ
huy thì tự đặt mình ở dưới người. Như vậy là có cái đức không tranh với
người, như vậy là biết dùng sức của người, như vậy là hoàn toàn hợp với
đạo”
“Thuật
dùng binh có câu: ta không dám làm chủ (tức khiêu chiến, xâm lấn) mà
chỉ muốn làm khách (tức ứng chiến, kháng chiến), không dám tiến một tấc,
thà chịu lùi một bước (nghĩa là nhượng bộ). Như vậy là dàn trận mà như
không thành hàng, xua đuổi mà không đưa cánh tay ra. Tuy có binh khí mà
như không dùng binh khí, tuy có địch mà như không chạm trán với địch. (Ở
đây, chúng ta thấy từ cái quan niệm rất đúng đắn về sự vận động của Tự
Nhiên cũng như của xã hội, về Đạo và Đức mà Lão Tử đi đến một quan niệm
hết sức sâu sắc về nghệ thuật chiến tranh, về sức mạnh vô địch của chiến
tranh nhân dân lấy lối đánh du kích đầy biến hóa làm nền tảng. Điều này
được minh chứng hùng hồn trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ cứu
nước của dân tộc Việt).
Họa
không gì lớn bằng khinh địch, khinh địch thì sẽ mất những vật báu của
ta. Cho nên khi hai bên cử binh giao chiến, bên nào từ ái thì bên đó
thắng lợi”.
“Dũng
cảm mà cương cường (hùng hổ) thì chết (bởi mù quáng), dũng cảm mà không
cương cường (tức là nhu nhuyễn, bình tĩnh) thì sống (linh hoạt)… Đạo
trời là không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp (giỏi ứng phó),
không kêu gọi mà (thời thế) tự tới, bình dị tự nhiên mà khéo đặt quyền
mưu…”.
Dân
tộc Việt Nam đã không còn một sự lựa chọn nào khác để sống còn trong
phẩm giá ngoài cách phải cầm vũ khí đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp và
sau này là đế quốc Mỹ ra khỏi bờ cõi. Trước đòi hỏi giải giáp lực lượng
vũ trang ở Hà Nội như một tối hậu thư của Thực dân Pháp, quân dân Hà Nội
đã buộc phải chiến đấu và thực tế đã chiến đấu vô cùng ngoan cường, mở
đầu cuộc toàn quốc kháng chiến.
Từ ngày 15 tháng 12 năm 1946, tình hình nóng lên từng giờ. Sáng 16 tháng 12, Valluy từ Sài Gòn ra Hải Phòng, triệu tập Morlière, Jean Sainteny, Đe-bơ phổ biến kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực phía bắc vĩ tuyến 16. Cùng ngày, lực lượng Công an xung phong đang giữ gìn trật tự trên đường phố bị quân Pháp bắn. Ngày 17 tháng 12, tự vệ lại bị tấn công, đồng thời hàng chục người dân phố Hàng Bún, Yên Ninh bị tàn sát. Quân Pháp với xe tăng yểm trợ vào các đường phố Hà Nội để phá các công sự mà Việt Minh dựng trong những ngày trước đó, rồi dàn quân ra chốt giữ từ cổng thành Hà Nội đến tận cầu Long Biên và bao vây gây sức ép đồn Công an quận 2 của Hà Nội. Người Việt không phản ứng. Hôm sau, Pháp ra một tối hậu thư đòi chấm dứt dựng chướng ngại vật trên phố. Chiều hôm đó, Pháp ra tối hậu thư thứ hai tuyên bố rằng từ ngày 20, quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội. Đáp lại, tối hôm đó, các lực lượng Việt Minh bắt đầu chặn mọi ngả đường từ ngoại ô vào thành phố. Sáng hôm sau (ngày 19 tháng 12), Pháp ra tối hậu thư thứ ba, đòi chính phủ Việt Nam đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của Tự vệ tại Hà Nội, và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố.
Ngày 18 tháng 12 năm 1946, thành phố Hà Nội có vẻ yên tĩnh, phố xá thưa thớt bóng người.Hai ngày trước, quân Pháp nổ súng khiêu khích, gây rối ở các phố Lò Đúc, Hàng Bột, Hàng Khoai, Đồng Xuân... nhưng quân và dân Hà Nội cảnh giác, không bị mắc mưu, tuân thủ kỷ luật, chờ lệnh Chính phủ không bắn trả. Hai bên đường, nhà cửa đóng kín, nhưng bên trong nhà, ban công, cửa sổ những mái nhà bằng đều trở thành vị trí chiến đấu. Tường trong nhà, ngoài sân, trên gác, đều đã được đục thành lỗ giao thông, mở đường đi từ buồng này sang buồng khác, nhà này sang nhà khác, đi suốt dãy phố dọc, luồn sang dãy phố ngang, tạo thành một trận địa chiến đấu liên hoàn. Đâu đâu cũng xuất hiện những dòng khẩu hiệu viết trên cửa, trên tường: "Sống chết với Thủ đô", "Thà chết không chịu trở lại làm nô lệ"... Lực lượng phía Việt Minh gồm 2.500 Vệ quốc quân, 8.000 tự vệ, được đông đảo nhân dân thủ đô ủng hộ, mặc dù vũ khí còn thô sơ, chỉ có 2.250 cây súng, hầu hết là súng trường, với nhiều súng khai hậu với rất ít đạn. Trung bình hai người mới có một quả lựu đạn. Quân Pháp gồm có một trung đoàn bộ binh, một trung đoàn xe tăng, thiết giáp, một tiểu đoàn pháo, một bộ phận biệt kích, một bộ phận dù, cùng với không quân và thủy quân, tổng cộng 6.500 lính chính quy cùng 7.000 kiều dân vũ trang Pháp. Vài ngàn lính Lê dương Pháp đóng tập trung trong khu vực thành Hà Nội và một số đóng rải rác ở các địa điểm khác như Nhà thương Đồn Thủy, dinh Toàn quyền cũ, nhà ga, nhà băng Đông Dương, cầu Long Biên và sân bay Gia Lâm ở bờ đông sông Hồng.
Các chiến sĩ Trung đội 2, Tiểu đoàn 102, Trung đoàn Thủ đô. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng |
Từ ngày 15 tháng 12 năm 1946, tình hình nóng lên từng giờ. Sáng 16 tháng 12, Valluy từ Sài Gòn ra Hải Phòng, triệu tập Morlière, Jean Sainteny, Đe-bơ phổ biến kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực phía bắc vĩ tuyến 16. Cùng ngày, lực lượng Công an xung phong đang giữ gìn trật tự trên đường phố bị quân Pháp bắn. Ngày 17 tháng 12, tự vệ lại bị tấn công, đồng thời hàng chục người dân phố Hàng Bún, Yên Ninh bị tàn sát. Quân Pháp với xe tăng yểm trợ vào các đường phố Hà Nội để phá các công sự mà Việt Minh dựng trong những ngày trước đó, rồi dàn quân ra chốt giữ từ cổng thành Hà Nội đến tận cầu Long Biên và bao vây gây sức ép đồn Công an quận 2 của Hà Nội. Người Việt không phản ứng. Hôm sau, Pháp ra một tối hậu thư đòi chấm dứt dựng chướng ngại vật trên phố. Chiều hôm đó, Pháp ra tối hậu thư thứ hai tuyên bố rằng từ ngày 20, quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội. Đáp lại, tối hôm đó, các lực lượng Việt Minh bắt đầu chặn mọi ngả đường từ ngoại ô vào thành phố. Sáng hôm sau (ngày 19 tháng 12), Pháp ra tối hậu thư thứ ba, đòi chính phủ Việt Nam đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của Tự vệ tại Hà Nội, và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố.
Ngày 18 tháng 12 năm 1946, thành phố Hà Nội có vẻ yên tĩnh, phố xá thưa thớt bóng người.Hai ngày trước, quân Pháp nổ súng khiêu khích, gây rối ở các phố Lò Đúc, Hàng Bột, Hàng Khoai, Đồng Xuân... nhưng quân và dân Hà Nội cảnh giác, không bị mắc mưu, tuân thủ kỷ luật, chờ lệnh Chính phủ không bắn trả. Hai bên đường, nhà cửa đóng kín, nhưng bên trong nhà, ban công, cửa sổ những mái nhà bằng đều trở thành vị trí chiến đấu. Tường trong nhà, ngoài sân, trên gác, đều đã được đục thành lỗ giao thông, mở đường đi từ buồng này sang buồng khác, nhà này sang nhà khác, đi suốt dãy phố dọc, luồn sang dãy phố ngang, tạo thành một trận địa chiến đấu liên hoàn. Đâu đâu cũng xuất hiện những dòng khẩu hiệu viết trên cửa, trên tường: "Sống chết với Thủ đô", "Thà chết không chịu trở lại làm nô lệ"... Lực lượng phía Việt Minh gồm 2.500 Vệ quốc quân, 8.000 tự vệ, được đông đảo nhân dân thủ đô ủng hộ, mặc dù vũ khí còn thô sơ, chỉ có 2.250 cây súng, hầu hết là súng trường, với nhiều súng khai hậu với rất ít đạn. Trung bình hai người mới có một quả lựu đạn. Quân Pháp gồm có một trung đoàn bộ binh, một trung đoàn xe tăng, thiết giáp, một tiểu đoàn pháo, một bộ phận biệt kích, một bộ phận dù, cùng với không quân và thủy quân, tổng cộng 6.500 lính chính quy cùng 7.000 kiều dân vũ trang Pháp. Vài ngàn lính Lê dương Pháp đóng tập trung trong khu vực thành Hà Nội và một số đóng rải rác ở các địa điểm khác như Nhà thương Đồn Thủy, dinh Toàn quyền cũ, nhà ga, nhà băng Đông Dương, cầu Long Biên và sân bay Gia Lâm ở bờ đông sông Hồng.
Bom
ba càng và các loại súng Trung đoàn Thủ đô đã sử dụng trong 60 ngày đêm
khói lửa 1946 - 1947. Hình ảnh Kiến Thức ghi lại tại trển lãm “Hà Nội -
Ký ức tháng Mười”, diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội từ ngày 4/10 đến hết
tháng 12/2014.
Súng lục của Trung đoàn Thủ đô sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 - 1947.
Vỏ đạn pháo 75 ly ở Pháo Đài Láng, nơi nổ phát súng đầu tiên vào thành Hà Nội ngày 19/12/1946.
Bộ quần áo của chiến sĩ Vệ quốc quân năm 1946.
Cờ của tự vệ thành Hoàng Diệu năm 1946 - 1947.
Mũ ca-lô của chiến sĩ Vệ quốc quân năm 1946.
Dao găm của tự vệ Thủ đô sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 - 1947.
Giáo và gươm tự vệ Thủ đô sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 - 1947.
Mũ sắt và súng các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đã sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 - 1947.
Súng của Trung đoàn Thủ đô sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 - 1947.
Chiều 18 tháng 12, Pháp gửi cho chính phủ Việt Minh tối
hậu thư đòi
làm nhiệm vụ trị an ở Hà Nội và đe dọa "Đến sáng 20-12 những điều đó
không được chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyển hướng sang hành động". Sáng
19 tháng 12, Pháp gửi tiếp cho phía Việt Minh một tối hậu thư, đòi tước
vũ khí của Vệ quốc đoàn ở Hà Nội, đòi Việt Minh phải đình chỉ mọi hoạt
động chuẩn bị kháng chiến.
Đối với người Việt, tình hình không khác với sự kiện Hải Phòng hồi tháng trước, khi Đại tá Dèbes cũng đã ra các lệnh tương tự trước khi bắn phá thành phố. Sáng ngày 18 tháng 12, Hồ Chủ tịch ra lệnh chuẩn bị cho các cuộc tấn công quân Pháp vào hôm sau. Đồng thời, sợ rằng bức điện gửi Thủ tướng Brum có thể chưa đến nơi, ông gửi một bức điện thẳng tới Paris. Sáng 19, để thể hiện thiện chí và cố gắng cứu vãn hòa bình, Hồ Chủ tịch viết một bức thư ngắn và cử cố vấn ngoại giao Hoàng Minh Giám tới gặp Sainteny để đàm phán "tìm giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại". Sau khi được tin Sainteny từ chối gặp Hoàng Minh Giám, Hồ Chủ tịch triệu tập Hội nghị Thường vụ Trung ương Ðảng mở rộng tại làng Vạn Phúc, Hà Nội, và tuyên bố rằng trong tình hình hiện tại, không thể nhân nhượng thêm được nữa. Hội nghị duyệt lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mà Hồ Chủ tịch đã viết, thông qua văn kiện "Toàn dân kháng chiến" do Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo.
Pháo đài Xuân Tảo là di tích lịch sử cách mạng quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Đây là một trong hai pháo đài đã nã những loạt pháo đầu tiên vào quân đội Pháp, mở màn 60 ngày đêm chiến đấu chống thực dân Pháp năm 1946.
Đối với người Việt, tình hình không khác với sự kiện Hải Phòng hồi tháng trước, khi Đại tá Dèbes cũng đã ra các lệnh tương tự trước khi bắn phá thành phố. Sáng ngày 18 tháng 12, Hồ Chủ tịch ra lệnh chuẩn bị cho các cuộc tấn công quân Pháp vào hôm sau. Đồng thời, sợ rằng bức điện gửi Thủ tướng Brum có thể chưa đến nơi, ông gửi một bức điện thẳng tới Paris. Sáng 19, để thể hiện thiện chí và cố gắng cứu vãn hòa bình, Hồ Chủ tịch viết một bức thư ngắn và cử cố vấn ngoại giao Hoàng Minh Giám tới gặp Sainteny để đàm phán "tìm giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại". Sau khi được tin Sainteny từ chối gặp Hoàng Minh Giám, Hồ Chủ tịch triệu tập Hội nghị Thường vụ Trung ương Ðảng mở rộng tại làng Vạn Phúc, Hà Nội, và tuyên bố rằng trong tình hình hiện tại, không thể nhân nhượng thêm được nữa. Hội nghị duyệt lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mà Hồ Chủ tịch đã viết, thông qua văn kiện "Toàn dân kháng chiến" do Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo.
Pháo đài Xuân Tảo là di tích lịch sử cách mạng quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Đây là một trong hai pháo đài đã nã những loạt pháo đầu tiên vào quân đội Pháp, mở màn 60 ngày đêm chiến đấu chống thực dân Pháp năm 1946.
Cuộc
chiến tranh vệ quốc thần thánh của nhân dân Việt Nam bắt đầu từ ngày
Nam Bộ kháng chiến và chính thức nổ ra từ ngày 19-12-1946 ngay tại khu
vực đã khai sinh ra đất nước Việt Nam: Cổ Loa - Thăng Long - Đông Đô -
Hà Nội.
Trưa ngày 19 tháng 12, Ban Thường vụ Trung ương của chính phủ Việt Nam điện cho các chiến khu và tỉnh ủy, thành ủy: "Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư và đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác bỏ tối hậu thư ấy. Như vậy, chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương: Tất cả hãy sẵn sàng".
Đúng 20 giờ 03 ngày 19 tháng 12 năm 1946, đèn điện toàn thành phố phụt tắt, pháo đài Láng (Hà Nội) nổ súng phát ra hiệu lệnh tổng tiến công, chính thức báo hiệu cuộc chiến tranh chống Pháp lần thứ hai bắt đầu. Tới 20 giờ 30, Chính phủ Việt Nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh chiến đấu:
Trưa ngày 19 tháng 12, Ban Thường vụ Trung ương của chính phủ Việt Nam điện cho các chiến khu và tỉnh ủy, thành ủy: "Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư và đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác bỏ tối hậu thư ấy. Như vậy, chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương: Tất cả hãy sẵn sàng".
Đúng 20 giờ 03 ngày 19 tháng 12 năm 1946, đèn điện toàn thành phố phụt tắt, pháo đài Láng (Hà Nội) nổ súng phát ra hiệu lệnh tổng tiến công, chính thức báo hiệu cuộc chiến tranh chống Pháp lần thứ hai bắt đầu. Tới 20 giờ 30, Chính phủ Việt Nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh chiến đấu:
- "Tổ quốc lâm nguy!
- Giờ chiến đấu đã đến!
- Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy, tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ Trung-Nam-Bắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước.
- Hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng!
- Tiêu diệt bọn thực dân Pháp!
- Quyết chiến!"
Ngày 20-12-1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh đã vang trên bầu trời Thủ Đô và khắp cả non sông:
"Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh "
Các chướng ngại vật, hầm hào được dựng nên trên các phố phường nội ô Hà Nội. Những đội cảm tử quân được thành lập, sẵn sàng dùng bom ba càng để kích nổ tiêu diệt xe tăng Pháp.
Ngã ba Lương Yên những ngày Toàn quốc kháng chiến
Thanh niên nam nữ của 36 phố phường tại thủ đô Hà Nội đã cùng Vệ quốc đoàn, Công an xung phong, Tự vệ chiến đấu... đứng lên đánh Pháp theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuộc chiến đấu không cân sức, bộ đội Việt Minh với vũ khí thô sơ và ít ỏi chống lại đội quân thiện chiến của Pháp với vũ khí hiện đại đã diễn ra ác liệt trong 60 ngày đêm. Lúc đó, toàn mặt trận Hà Nội, tính cả tự vệ thì Việt Minh có khoảng hơn 2000 cây súng với ít đạn. Mỗi tiểu đoàn Việt Minh chỉ có 2 đến 3 khẩu trung liên, từ 2 đến 3 khẩu tiểu liên và carbin, còn lại toàn là súng trường mà cũng không đủ, đạn thì thiếu và "thối" nhiều, lựu đạn cũng ít, bom thì một số không nổ. Mỗi tiểu đội chỉ có 3 đến 4 khẩu súng trường, còn hầu hết là mã tấu. Trong khi đó, quân Pháp đã chiếm nhiều vị trí quan trọng như nhà máy điện, nhà máy nước, nhà ga, cầu Long Biên... Trong chiến đấu, bộ đội Việt Minh đã sáng tạo, dùng chai xăng crếp để đánh xe tăng, dùng chai sỏi, chai vôi bột để đánh bộ binh, dùng pháo đùng, pháo tép để nghi binh.
Do nhận được thông tin tình báo chính xác, nên phía Pháp không bị bất ngờ khi cuộc tấn công nổ ra, sau đó quân Pháp đã phản công một cách quyết liệt. Quân Pháp đóng trong thành được tung ra để ứng cứu các vị trí bị đánh, bị chiếm. Pháp tấn công ga Hà Nội, cầu Long Biên, nhà Bưu điện, Bắc Bộ phủ... Tổng chỉ huy và doanh trại Vệ quốc đoàn ở Hàng Bài, Sở chỉ huy tự vệ ở nhà Đấu Xảo... nhưng ở đâu quân Pháp cũng gặp phải sức chống cự mãnh liệt của lực lượng Việt Minh. Tướng Valluy muốn dùng không quân tiêu diệt các ổ đề kháng, nhưng tướng Morlière chọn cách tiến quân chiếm lần lượt từng khu phố vì như vậy sẽ không phải tàn phá hoàn toàn thành phố.
Như đã thành quy luật, sáng sớm và ban ngày: quân Pháp đánh bộ đội, xẩm tối và đêm khuya: bộ đội Việt Minh đánh và quấy phá quân Pháp. Quân Pháp bị rơi vào thế bất lợi, khi Việt Minh ở Liên khu I nằm trong vòng vây đánh ra, còn Liên khu II và III tạo thành gọng kìm từ ngoài vòng vây đánh vào. Nhiều trận đánh lớn diễn ra rất ác liệt, như trận Bắc Bộ phủ của Tiểu đoàn 101 Vệ quốc đoàn, trận Hàng Đậu, Trường Ke, trận nhà Hoa Nam, trận Đồng Xuân của Tiểu đoàn 101 Đồng Xuân, trận Hàng Thiếc của Tiểu đoàn 102, trận nhà Xô-va của Tiểu đoàn 103. Tại nhiều đường phố, Việt Minh và quân Pháp giành nhau từng bờ tường góc phố, đóng xen kẽ chỉ cách nhau 5, 3 nhà, hoặc bộ đội ở dãy số lẻ, quân Pháp ở số chẵn như ở Hàng Giấy, Hàng Khoai...
Đêm 17 tháng 2 năm 1947, trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi Hà Nội. Được trung đoàn phân công, tiểu đoàn 101 Đồng Xuân đi đầu theo đường gầm cầu Long Biên, nếu gặp địch thì đánh mở đường máu để trung đoàn rút ra. Nhưng hôm đó mưa phùn, giá rét, đêm tối như mực, lính Pháp gác trên cầu co cụm lại, áo ca pốt trùm kín nên không hay biết cả một đoàn quân hơn 1.000 người đang hành quân dưới gầm cầu, dưới mũi súng của họ. Lực lượng của Trung đoàn Thủ đô chia thành từng đơn vị nhỏ cùng nhân dân Liên khu phố I lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, rẽ nước vượt sông Hồng, sông Đuống, bí mật vượt qua vòng vây an toàn.
Sáng hôm sau, ngày 18 tháng 2 năm 1947, lính Pháp phát hiện, đuổi theo, nhưng bộ đội đã vượt sông Hồng về làng Thượng Hội thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây. Riêng Đội tự vệ Hồng Hà gồm những người dân lao động ngoài bãi sông Hồng đã chiến đấu ròng rã 60 ngày đêm, bảo vệ và nối liền con đường tiếp tế cho dân quân Liên khu I đã có thương vong. Đó là đảng viên Nguyễn Ngọc Nại, Tiểu đội trưởng, và 7 đồng đội khác của anh. Sáng hôm đó, họ đã trụ vững ở bãi giữa, chiến đấu quyết liệt với lính Pháp để thu hút hỏa lực về phía mình, bảo vệ an toàn cho cuộc rút lui chiến lược của Trung đoàn Thủ đô và quân dân Hà Nội. Pháp trả thù kéo quân đánh vào xã Tứ Tổng (nay là hai phường Ngọc Thụy và Tứ Liên), là xã đã dùng thuyền đưa trung đoàn vượt sông Hồng, đốt cháy gần 30 nóc nhà, giết chết 27 thanh niên và chọc thủng gần 40 con thuyền. Hằng năm, người dân ở đây vẫn lấy ngày 29 tháng 1 âm lịch làm ngày giỗ trận.
"Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh "
Các chướng ngại vật, hầm hào được dựng nên trên các phố phường nội ô Hà Nội. Những đội cảm tử quân được thành lập, sẵn sàng dùng bom ba càng để kích nổ tiêu diệt xe tăng Pháp.
Tù binh Pháp tại ngã ba Lương Yên.
Đêm 17/2/1947, trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi Hà Nội. Được trung đoàn
phân công, tiểu đoàn 101 Đồng Xuân đi đầu theo đường gầm cầu Long Biên,
nếu gặp địch thì đánh mở đường máu để trung đoàn rút ra. Nhưng hôm đó
mưa phùn, giá rét, đêm tối như mực, lính Pháp gác trên cầu co cụm lại,
áo ca pốt trùm kín nên không hay biết cả một đoàn quân hơn 1.000 người
đang hành quân dưới gầm cầu, dưới mũi súng của họ.
Lực lượng của Trung đoàn Thủ đô chia thành từng đơn vị nhỏ cùng nhân dân
Liên khu phố I lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, rẽ nước vượt sông
Hồng, sông Đuống, bí mật vượt qua vòng vây an toàn.
Sáng hôm sau, ngày 18/2/1947, lính Pháp phát hiện, đuổi theo, nhưng bộ
đội đã vượt sông Hồng về làng Thượng Hội thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây.
Thanh niên nam nữ của 36 phố phường tại thủ đô Hà Nội đã cùng Vệ quốc đoàn, Công an xung phong, Tự vệ chiến đấu... đứng lên đánh Pháp theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuộc chiến đấu không cân sức, bộ đội Việt Minh với vũ khí thô sơ và ít ỏi chống lại đội quân thiện chiến của Pháp với vũ khí hiện đại đã diễn ra ác liệt trong 60 ngày đêm. Lúc đó, toàn mặt trận Hà Nội, tính cả tự vệ thì Việt Minh có khoảng hơn 2000 cây súng với ít đạn. Mỗi tiểu đoàn Việt Minh chỉ có 2 đến 3 khẩu trung liên, từ 2 đến 3 khẩu tiểu liên và carbin, còn lại toàn là súng trường mà cũng không đủ, đạn thì thiếu và "thối" nhiều, lựu đạn cũng ít, bom thì một số không nổ. Mỗi tiểu đội chỉ có 3 đến 4 khẩu súng trường, còn hầu hết là mã tấu. Trong khi đó, quân Pháp đã chiếm nhiều vị trí quan trọng như nhà máy điện, nhà máy nước, nhà ga, cầu Long Biên... Trong chiến đấu, bộ đội Việt Minh đã sáng tạo, dùng chai xăng crếp để đánh xe tăng, dùng chai sỏi, chai vôi bột để đánh bộ binh, dùng pháo đùng, pháo tép để nghi binh.
Do nhận được thông tin tình báo chính xác, nên phía Pháp không bị bất ngờ khi cuộc tấn công nổ ra, sau đó quân Pháp đã phản công một cách quyết liệt. Quân Pháp đóng trong thành được tung ra để ứng cứu các vị trí bị đánh, bị chiếm. Pháp tấn công ga Hà Nội, cầu Long Biên, nhà Bưu điện, Bắc Bộ phủ... Tổng chỉ huy và doanh trại Vệ quốc đoàn ở Hàng Bài, Sở chỉ huy tự vệ ở nhà Đấu Xảo... nhưng ở đâu quân Pháp cũng gặp phải sức chống cự mãnh liệt của lực lượng Việt Minh. Tướng Valluy muốn dùng không quân tiêu diệt các ổ đề kháng, nhưng tướng Morlière chọn cách tiến quân chiếm lần lượt từng khu phố vì như vậy sẽ không phải tàn phá hoàn toàn thành phố.
Như đã thành quy luật, sáng sớm và ban ngày: quân Pháp đánh bộ đội, xẩm tối và đêm khuya: bộ đội Việt Minh đánh và quấy phá quân Pháp. Quân Pháp bị rơi vào thế bất lợi, khi Việt Minh ở Liên khu I nằm trong vòng vây đánh ra, còn Liên khu II và III tạo thành gọng kìm từ ngoài vòng vây đánh vào. Nhiều trận đánh lớn diễn ra rất ác liệt, như trận Bắc Bộ phủ của Tiểu đoàn 101 Vệ quốc đoàn, trận Hàng Đậu, Trường Ke, trận nhà Hoa Nam, trận Đồng Xuân của Tiểu đoàn 101 Đồng Xuân, trận Hàng Thiếc của Tiểu đoàn 102, trận nhà Xô-va của Tiểu đoàn 103. Tại nhiều đường phố, Việt Minh và quân Pháp giành nhau từng bờ tường góc phố, đóng xen kẽ chỉ cách nhau 5, 3 nhà, hoặc bộ đội ở dãy số lẻ, quân Pháp ở số chẵn như ở Hàng Giấy, Hàng Khoai...
Đêm 17 tháng 2 năm 1947, trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi Hà Nội. Được trung đoàn phân công, tiểu đoàn 101 Đồng Xuân đi đầu theo đường gầm cầu Long Biên, nếu gặp địch thì đánh mở đường máu để trung đoàn rút ra. Nhưng hôm đó mưa phùn, giá rét, đêm tối như mực, lính Pháp gác trên cầu co cụm lại, áo ca pốt trùm kín nên không hay biết cả một đoàn quân hơn 1.000 người đang hành quân dưới gầm cầu, dưới mũi súng của họ. Lực lượng của Trung đoàn Thủ đô chia thành từng đơn vị nhỏ cùng nhân dân Liên khu phố I lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, rẽ nước vượt sông Hồng, sông Đuống, bí mật vượt qua vòng vây an toàn.
Sáng hôm sau, ngày 18 tháng 2 năm 1947, lính Pháp phát hiện, đuổi theo, nhưng bộ đội đã vượt sông Hồng về làng Thượng Hội thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây. Riêng Đội tự vệ Hồng Hà gồm những người dân lao động ngoài bãi sông Hồng đã chiến đấu ròng rã 60 ngày đêm, bảo vệ và nối liền con đường tiếp tế cho dân quân Liên khu I đã có thương vong. Đó là đảng viên Nguyễn Ngọc Nại, Tiểu đội trưởng, và 7 đồng đội khác của anh. Sáng hôm đó, họ đã trụ vững ở bãi giữa, chiến đấu quyết liệt với lính Pháp để thu hút hỏa lực về phía mình, bảo vệ an toàn cho cuộc rút lui chiến lược của Trung đoàn Thủ đô và quân dân Hà Nội. Pháp trả thù kéo quân đánh vào xã Tứ Tổng (nay là hai phường Ngọc Thụy và Tứ Liên), là xã đã dùng thuyền đưa trung đoàn vượt sông Hồng, đốt cháy gần 30 nóc nhà, giết chết 27 thanh niên và chọc thủng gần 40 con thuyền. Hằng năm, người dân ở đây vẫn lấy ngày 29 tháng 1 âm lịch làm ngày giỗ trận.
Trong đêm giao thừa đón tết Đinh Hợi, Hồ Chủ Tịch đã tới núi Trầm (thuộc ngoại thành Hà Nội) đọc bài thơ chúc mừng năm mới:
"Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió
Tiếng kèn kháng chiến rung động non sông
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng
Tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi
Thống nhất độc lập nhất định thành công".
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét