Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

TT&HĐ III - 32/b

                                                             
 
        Nạn đói khủng khiếp năm 1945

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)

 

      Chính phủ Trần Trọng Kim thực tế vẫn nằm dưới sự bảo hộ của quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương. Nhật Bản đưa ra chính sách Đại Đông Á, tuyên bố "giúp các dân tộc da vàng đánh đổ ách thống trị của thực dân da trắng để lập nên khu vực thịnh vượng chung", nhưng thực ra đó chỉ là một tên gọi cho ách chiếm đóng mới của quân phiệt Nhật. Vai trò của Nhật, theo kế hoạch của người Nhật, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, mà còn bảo vệ quân sự và dẫn dắt chính sách nội bộ của các nước trong khối, miền Nam Châu Á sẽ trở thành thị trường và nơi cung cấp nguyên liệu.
       Vì vậy nhiều người cho rằng đây chỉ là một chính phủ bù nhìn thân Nhật, không có thực quyền và không có được sự ủng hộ của dân chúng. Nó được xếp chung với các chính phủ bù nhìn do Nhật thành lập tại các nước bị họ chiếm đóng trong thế chiến thứ 2 như Mãn Châu quốc, Chính phủ Uông Tinh Vệ, Mông Cương, Đệ nhị Cộng hòa Philipine... Cùng với sự bại trận của Nhật Bản trong thế chiến, tất cả các chính phủ này đều tự sụp đổ hoặc bị Đồng Minh giải thể trong năm 1945, dù cho Cách mạng tháng Tám không nổ ra thì chính phủ này cũng sẽ bị giải thể khi quân Đồng Minh (Anh và Pháp) tới Việt Nam vào tháng 9/1945.


Nạn nhân của nạn đói năm 1945 ở Việt Nam, chính phủ Trần Trọng Kim đã bất lực trong việc cứu trợ

Nạn đói năm 1945 đã cướp đi hơn 2 triệu sinh mạng đồng bào

      Về hành chánh, Nhật đảo chính lật đổ Pháp ngày 09 tháng 03 năm 1945, nhưng không trao trả toàn bộ chủ quyền đất nước lại cho chính quyền Đế quốc Việt Nam, mà mãi đến tháng 7 năm 1945, sau các cuộc thương lượng của Trần Trọng Kim, toàn quyền Nhật là  Tsuchihashi mới trả lại cho chính phủ Đế quốc Việt Nam ba thành phố nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng và Ðà Nẵng kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1945. Về việc thu hồi Nam Kỳ thì cuộc thương thuyết với Toàn quyền Tsuchihashi có kết quả mặc dù lúc đầu Tsuchihashi còn do dự vì triều đình Cao Miên cũng đòi đất Nam Kỳ. Trần Trọng Kim phái Nguyễn Văn Sâm là khâm sai vào Sài Gòn tiếp thu. Ở ngoài Bắc thì Thống sứ Nishimura bàn giao với khâm sai Phan Kế Toại tại Hà Nội ngày 12 Tháng 8. Ngày 14 Tháng 8, chính phủ Trần Trọng Kim công bố chính thức tiếp thu Nam Kỳ. Chính phủ Trần Trọng Kim cũng thay chương trình học bằng tiếng Pháp bậc tiểu học và trung học sang chương trình học bằng tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn. Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ ngoại trừ lĩnh vực y tế và các văn thư liên lạc với Pháp hoặc các công ty của người Trung Hoa.
      Việc Nhật chiếm đóng vào thời điểm 1945 đã gây ra những hậu quả tai hại cho Việt Nam như nạn đói năm Ất Dậu. Vấn đề cấp thiết nhất khi đó là việc cứu đói, nhưng chính phủ Trần Trọng Kim đã không làm được điều mình hứa hẹn, chính phủ này không có phương tiện, nhân lực đều do quân Nhật nắm, giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển từ Nam ra Bắc thì bị quân Đồng minh cắt đứt nên không thể làm làm tình hình được cải thiện. Nạn đói năm Ất Dậu đã khiến gần 2 triệu người dân Việt Nam (chủ yếu ở miền Bắc) chết đói. Báo Ngày Nay xuất bản tháng 6/1945 nhận xét về sự bất lực hoàn toàn của chính phủ này, viết:
“Chúng tôi nhận thấy ai ai cũng thất vọng và chán nản, vì sau hai tháng hô hào và tốn bao giấy mực, dân đói miền Bắc cũng chưa thấy một bao gạo nào ở Nam đưa ra. Lời tuyên bố của thủ tướng còn vang vọng bên tai ta: “Cần nhất là phải tiếp tế cho dân đói miền Bắc” mà tới nay việc làm vẫn chưa đi theo lời nói; tuy rằng gạo miền Nam vẫn chất đầy trong các kho, các nhà máy, tuy rằng giấy bạc vẫn nằm từng xấp dày trong các két sắt của nhà tư sản Việt Nam, tuy rằng nội các vẫn có một bộ tiếp tế và một bộ tài chính"
Về vấn đề này, nhà sử học Trần Văn Giàu chỉ ra nguyên nhân của sự bất lực này là do tính chất bù nhìn của chính phủ Trần Trọng Kim:
Không những vậy, Đạo dụ của chính phủ Trần Trọng Kim ngày 13/6/1945 còn quy định: ai phạm việc phá hoại cầu cống, đường sá, cướp phá hoặc làm hư hại kho ngũ cốc, đồ ăn, gạo, đều bị kết án tử hình. Đạo dụ cũng cấm chỉ mọi cuộc tụ tập trên 10 người. Vì đạo dụ này, nhân dân không dám kéo đi phá kho thóc để chia cho người đói, hàng chục vạn người đã chết đói ngay bên ngoài cửa những kho thóc còn đầy ắp.

                                                       Hiệu kỳ của Quốc trưởng Bảo Đại.


Trong khi Bộ Tiếp tế chỉ làm được vài việc vặt, thì Bộ Tài chính của Đế quốc Việt Nam chỉ chuyên làm một việc là gom tiền thuế của dân giao cho Nhật. Chỉ riêng trong 5 tháng tồn tại, Chính phủ Trần Trọng Kim đã nộp cho Nhật Bản khoản tiền 720 triệu đồng Đông Dương (Piastre), ngang với số tiền 726 triệu do chính quyền thực dân Pháp nộp cho Nhật Bản trong 5 năm trước đó (từ 1940 tới 9/3/1945). Tổng cộng trong thời gian Thế chiến thứ hai, người Việt Nam đã phải nộp cho Nhật khoản tiền là 1 tỷ 446 triệu Piastre, tương đương 14 tỷ 460 triệu Franc lúc đó.
Khi quân Nhật thất trận sắp đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 thì sụp đổ.
       Con người, bất kể tốt xấu, khi tự do hành động đều vì mục đích danh lợi, và điều đó có tính nguyên tắc. Ngày nay nhìn lại, thật là kỳ quặc khi thấy một nước phát xít đi xâm lược lại nhủ lòng thương, trao trả độc lập thật sự cho nhân dân nước bị xâm lược. Chỉ có thể đó là hành động mỵ dân. Như vậy, chính phủ Trần Trọng Kim, không thể khác, phải là chính phủ bù nhìn và Trần Trọng Kim là một con người ngây thơ hoặc thiển cận về chính trị!
      Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội để tránh phải tham gia chiến tranh thế giới thứ II với tư cách đồng minh của Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ thanh niên Phan Anh đã thành lập đoàn Thanh niên Tiền tuyến, Thanh niên Xã hội để thực hiện công tác trị an, bảo vệ. Tuy nhiên khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, lực lượng Thanh niên Tiền tuyến đã rời bỏ hàng ngũ Đế quốc Việt Nam để quay sang ủng hộ lực lượng Việt Minh. Trường Thanh niên tiền tuyến đã đào tạo ra nhiều tướng lĩnh, sĩ quan của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau này.
Mới ra mắt được 4 tháng, ngày 5/8/1945, hàng loạt thành viên nội các Trần Trọng Kim xin từ chức: 3 bộ trưởng xin từ nhiệm, Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh qua đời vì trúng bom máy bay Mỹ. Các bộ trưởng khác tuyên bố bản thân họ cũng bất lực, bởi không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật đồng ý, trong khi vua Bảo Đại chỉ lo ăn chơi, săn bắn mà không quan tâm đến chính trị. Trần Trọng Kim cố gắng liên hệ nhưng các nhân vật cấp tiến đều khước từ cộng tác, đến đầu tháng 8 thì chính Trần Trọng Kim cũng nản lòng. Ông nói mình bị "tăng huyết áp" và không ra khỏi nhà.
      Trong hồi ký của mình, Trần Trọng Kim viết về giai đoạn làm chính trị dưới sự khống chế của Nhật Bản:

      Sau khi Việt Minh giành được chính quyền và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đối xử với trần Trọng Kim cực kỳ ưu đãi, hiếm thấy ở một cuộc cách mạng nào. Ông được sống yên ổn tự do ở nhà, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cấp tiền lương cho ông ăn. Chính ông đã viết trong hồi ký: “Bây giờ tôi không có tiền, may nhờ chính phủ Việt Minh ở Huế trả tôi 1.600 đồng tiền lương quá nửa tháng 8 tôi mới có tiền chi tiêu”. Món tiền 1.600 đồng lúc ấy là không hề nhỏ, có thể mua được hai tấn gạo.

Hình ảnh lưu lại- Năm 1945 - Nội các chính phủ Trần Trọng Kim trình diện Hoàng Đế Bảo Đại và ra mắt quốc dân.

     Tháng 6-1946, khi quân Quốc dân đảng Trung Quốc phải rút về nước, ông sang Trung Quốc tìm gặp cựu hoàng Bảo Đại đang ở Hồng Kông. Ông cùng Bảo Đại bàn mưu tính kế khôi phục lại ngôi báu nhà Nguyễn, có cả Cousseau, chỉ huy mật thám Pháp tham dự.
Sau nhiều năm tháng ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6 tháng 2 năm 1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà luật sư Trịnh Đình Thảo.
     Người Pháp thu xếp cho ông trở về Sài Gòn để vận động thành lập chính phủ mới. Về đến Sài Gòn, ông nhận ra rằng những lời hứa hẹn của người Pháp là giả dối nên ông quyết định không làm gì.
Năm 1948, ông qua Phnom Penh và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71 tuổi.
     Ngày nay vẫn nhiều người còn mơ hồ, bị hiểu xuyên tạc về giai đoạn lịch sử giành độc lập đầy tự hào và cũng có phần may mắn của dân tộc Việt, nên cần nói thêm cho rõ về âm mưu thâm độc phát xít Nhật và chính phủ danh nghĩa, bù nhìn Trấn Trọng Kim.
 Nạn đói ở Việt Nam vào năm 1945

                            Việt Nam chờ lời xin lỗi từ Nhật Bản vì 2 triệu người chết đói


     Khi chủ nghĩa phát xít đã thành tai họa của loài người thì các quốc gia thấy cần liên kết lại tiêu diệt nó. Cùng lúc ở mặt trận châu Âu và châu Phi, quân phát xít Đức, Ý bị đẩy lùi về tận hang ổ của chúng, Hoa Kỳ tham chiến cả trên Đại Tây Đương và Thái Bình Dương, nước Pháp được giải phóng, quân đội Nhật hoàng bị đánh tả tơi cả trên biển và trên lục địa. Đã đến lúc giới quân phiệt Nhật thấy vấn đề Đông Dương không thể tách khỏi những sự kiện đang xảy ra trong vùng Đông Nam Á. Vào những ngày đầu thảng 3/1945, quân Mỹ đã chiếm được đảo Palawan ở Thái Bình Dương, đối mặt với nam bán đảo Đông Dương. Đề phòng tái diễn sự kiện như ở bờ biển Normandie năm trước, lúc này lại có thêm quân Pháp làm hậu thuẫn, tất nhiên là quân Nhật ở Miến Điện, Thái Lan, Malaixia... sẽ hết đường về bảo vệ quốc đảo Phù tang. Phát xít quyết định hất cẳng thực dân. Ngày N, giờ G được xác định. 
     Yếu tồ bất ngờ được Nhật khai thác đến triệt để trong sự kiện ngày 9/3/1945. Cuộc chính biến xảy ra trên toàn cõi Đông Dương vào cùng một ngày, một giờ gần như thống nhất. Quan lính Pháp qua 5 năm sống yên phận chờ thời, dù thấy sự nghi ngờ cũng dễ bỏ qua, giờ vỡ ra thì không kịp trở tay. Mở đầu vào đêm 9/3 bằng những “bữa tiệc máu” và kết thúc lúc sáng hôm sau bằng những cuộc chém giết như thời trung cổ. Khi tiếng súng lệnh nổ thì những tên lính cải trang mà dân chúng ở các thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Sài  gòn... đã quen mặt, hàng ngày tỏ ra lịch thiệp, dễ dãi, bỗng khoác quân phục vào và trở thành những con quỷ dữ khát máu, giết người không gớm tay. Riêng đối với các binh sỹ người Việt Nam thì được đối xử tử tế vì là đồng thanh, đồng chủng, cùng trong Khối thịnh vượng chung. Chỉ trong một đêm, trên toàn cõi Đông dương đã có 2.650 binh sỹ và sỹ quan da trắng bị giết. Trong đó phải kể đến: 1 tướng, 9 đại tá, 20 thiếu tá, 60 đại úy, 91 trung úy, 9 bác sỹ và một thú y bác sỹ. (BS Ngô Văn Quỹ - sđd).

Japanese advance to Lang Son1940.jpg
Các binh sĩ Lục quân Đế quốc Nhật Bản tiến tới Lạng Sơn, vào tháng 9 năm 1940 tại Đông Dương thuộc Pháp.
Quân Nhật tiến vào Hải Phòng ngày 24/11/1940
 https://ichef.bbci.co.uk/news/640/cpsprodpb/33F7/production/_103230331_gettyimages-568884677.jpg
Các tướng lĩnh Pháp bị bắt trong ngày Nhật đảo chính Pháp, ngày 9/3/1945.
 
Kết cuộc là hệ thống cai trị thực dân hoàn toàn tan rã. Toàn bộ quan chức đầu não và tướng lĩnh Tư lệnh các cấp của Pháp đều bị bắt giam, kể cả Toàn quyền Decoux. Hàng trăm sỹ quan và hàng ngàn binh lính bị chết ngay tại trận hoặc trên các ngả đường trốn chạy. Cả sáu Tập đoàn quân trên toàn cõi Đông Dương như ong vỡ tổ, mạnh ai nấy chạy vào các cánh rừng, tìm lối thoát sang Thái Lan, Miến Điện. Số lớn chạy qua Trung Quốc thì lại bị người Mỹ, người Hoa coi như kẻ thù, bị tấn công, bị xua đuổi từ làng này sang làng khác, bị đói khát, bệnh tật... quân số thương vong thêm quá nửa!

Tại kinh đô Huế, cuộc chính biến nổ ra lúc 9giờ15phút đêm 9/3, đến 10giờ sáng hôm sau thì kết thúc. Một phần tư trong số hơn một ngàn sĩ quan binh lính Pháp tử trận. Số còn lại hoặc bị bắt hoặc tẩu tán sâu vào dãy Trường Sơn. Lúc 11 giờ, Khâm sứ Nhật Yokoyama vào gặp vua Bảo Đại giải thích tình hình, tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, đề nghị vua ra tuyên bố độc lập và chuẩn bị thành lập chính phủ mới trên cơ sở  hợp tác dưới sự bảo trợ của Nhật! Cùng lúc đó, qua đài phát thanh Sài Gòn, Nhật thanh minh cho cuộc tấn công đêm 9/3, đổ lỗi cho phía Pháp thiếu hẳn tinh thần cộng tác, đã tổ chức mạng gián điệp làm việc cho quân Đồng minh, đã tích trữ súng đạn được thả dù xuống, bố trí quân đội để tấn công quân Nhật. Đồng thời cũng tuyên bố từ nay chủ quyền của Pháp ở Đông Dương không còn nữa, các dân tộc ở đây được độc lập nhưng trước mắt vẫn duy trì toàn bộ hệ thống tổ chức chính trị và hành chính của Pháp để lại trên toàn cõi Đông Dương. Ngay hôm sau, 11/3/1945, triều đình Huế tuyên bố: “Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp (1884) được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia độc lập!” (Hồi ký Phạm Khắc Hòe).
       Nhật không dễ nhả ra miếng mồi Đông Dương béo bở. Trong khi vua tôi nhà Nguyễn đang loay hoay tìm người lập nội các mới thì ngày 30/3/1945, trong một cuộc họp với công chức Việt Nam ở Long Xuyên, Toàn quyền Minoda (từng học Saint Cyr) nói toạc ra bằng tiếng Pháp để không ai nhầm lẫn: “Il-y-a un grand malentendu au sujet de l’indépendance de l’Indochine. Celle ci tout entière est sous le contrôle militaire du Japon. L’indépendence de l’Empire d’Annam et cellce du Cambodge on été pro clameés. La Cochinchine, non seulement se trouve sous le contrôle militaire du Japon, mais encore sous l’aminis tration militaire japonaise. Donc, pas l’indépendance de la Cochinchine...” (Có một sự hiểu lầm lớn về sự độc lập ở Đông Dương. Sự độc lập này là hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát quân sự của Nhật Bản. Sự độc lập của đế chế Trung Kỳ và cũng như của Cao Miên đã được tuyên bố. Nam Kỳ chẳng những ở dưới sự kiểm soát quân sự mà còn dưới cả sự cai trị quân sự của Nhật Bản. Vậy thì không có sự độc lập của Nam Kỳ) (BS Ngô Văn Quỹ - sđd). Sự thực là gần đến những ngày tàn Nhật mới chịu giao lại ba tỉnh nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng (20/7), sau cùng là Nam Kỳ (14/8), đúng vào ngày Nhật ký hiệp ước đầu hàng không điều kiện Đồng minh chống phát xít.

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét