TT&HĐ III - 32/i

 


                                                           Dĩ bất biến, Ứng vạn biến

 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

 (Tiếp theo)

Do tình hình biến chuyển nhanh chóng theo hướng ngày một nguy hiểm hơn, Hồ Chí Minh, với mục tiêu kéo dài hòa hoãn để thoát ra khỏi cái thế tạm gọi là “lưỡng đầu thọ địch”, đã phải chọn cách duy nhất đúng là nhượng bộ Pháp, thỏa hiệp tạm thời với Pháp bằng một hiệp ước sơ bộ, tạo ra khoảng thời gian “chờ đợi” đến một cuộc thương thảo mới nhằm ký kết một hiệp ước chính thức. Ngày 6-3-1946, hiệp ước sơ bộ Việt - Pháp được ký kết giữa Hồ Chí Minh và Xanhtơni. Nội dung chủ yếu của bản Hiệp ước này là:
- Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quốc hội riêng, tài chính riêng, quân đội riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.
- Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào Bắc Bộ, đóng quân tại nhiều thành phố và thị xã, tại những vị trí và với số quân do Việt Nam ấn định.
- Vấn đề thống nhất Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ sẽ được quyết định bằng trưng cầu dân ý.
Sau khi bản hiệp ước sơ bộ được ký kết, Hồ Chí Minh có nói với Xanhtơni: “Nó không làm cho tôi vui mừng vì rốt cuộc, chính ông đã thắng. Ông thừa biết là tôi muốn được hơn thế nữa…”
  Lễ ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tại 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Từ trái qua phải: Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám, Sainteny, Pignon, Caput. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản. 
Lễ ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tại 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Từ trái qua phải: Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám, Sainteny, Pignon, Caput. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản.
Hồ Chí Minh đã nói rất thực vì rõ ràng từ đây, Pháp lại một lần nữa được tự do hành động ở Đông Dương. Cũng trong tháng 3-46, ông có nói đến việc phải chờ đợi độc lập từ 5 đến 10 năm và trong thời gian đó thực hiện các cải cách ôn hòa tạm thời dưới quyền một viên toàn quyền người Pháp.
Sau khi Sainteny ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt với chính phủ Hồ Chí Minh, tại Nam Kỳ Cédille liên hệ Nguyễn Bình đề nghị ký hiệp ước hòa bình giữa Pháp và lực lượng kháng chiến Nam Bộ. Ngày 20/3/1946, hai bên gặp nhau tại miếu Bà Cố cách Biên Hòa 10 km. Cédille đề nghị phía Việt Nam giải giáp dân quân, nạp khí giới cho Pháp. Pháp sẽ hợp tác với những người kháng chiến. Phái đoàn Việt Nam không đồng ý và trở về căn cứ kháng chiến.
Về phía người Pháp, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt giúp họ danh chính ngôn thuận khi đưa quân đội ra miền Bắc Việt Nam để chuẩn bị tái chiếm Đông Dương như họ đã làm ở Nam Việt Nam, đồng thời Hiệp ước Hoa-Pháp giúp họ tránh khỏi sự ngăn cản của các tướng lĩnh Trung Hoa Quốc dân đảng; đổi lại Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Đó là những điều kiện mà quân đội Pháp đồng ý để lấy lại một chỗ đứng tại Bắc Kỳ. 


                                               Nguyễn Bình (1906-1951) 
Khi thực dân Pháp đánh chiếm rộng ra toàn Nam Bộ, Nguyễn Bình được Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cử vào Nam lo việc chỉnh đốn phong trào kháng chiến và thống nhất các lực lượng vũ trang tại Nam Bộ. Tháng 12 năm 1945 ông được cử làm Khu trưởng Khu 7 Nam Bộ, lập tổng hành dinh ở Làng An (Biên Hòa), sau bị địch truy quét nên chuyển về xã An Phú (Gia Định) rồi xã An Thành, phía nam Bến Cát. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bình, tình trạng cát cứ dần giảm bớt, các quân phiệt cát cứ bị giải tán và hạn chế, các đơn vị bộ đội được phiên chế thống nhất thành các chi đội Vệ quốc đoàn. Ông còn lập các ban Công tác thành làm nhiệm vụ phá hoại sau lưng địch. Năm 1946 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 20 tháng 1 năm 1948, ông được Chính phủ phong quân hàm Trung tướng và cử làm tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ. Cùng đợt có Võ Nguyên Giáp được phong Đại tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng
Ngày 29 tháng 9 năm 1951, theo yêu cầu của Trung ương, ông lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. trên đường đi, ông bị quân Pháp phục kích và hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia. Người chỉ huy lực lượng bảo vệ ông khi ấy là cán bộ cấp tiểu đoàn Nguyễn Văn Sĩ, nay là Thiếu tướng nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Tổng tư lệnh thông báo tin ông hi sinh ngày 31 tháng 12 năm 1951 (theo bản tin ông sinh năm 1909 tại Bần Yên Nhân, Hưng Yên). Tháng 2 năm 1952, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 84/SL truy tặng ông Huân chương Quân công hạng nhất. Ông cũng là người đầu tiên trong quân đội được nhận Huân chương cao quý này.. 

Việc ký hiệp ước 6-3 đã là cái cớ cho phe phái việt gian phản động các cơ hội tuyên truyền kích động gây hoang mang trong xã hội. Sau khi ký Tạm ước Việt Pháp, Hồ Chí Minh bị Việt Quốc và Việt Cách chỉ trích phản bội và hợp tác với Pháp đồng thời yêu cầu ông từ chức. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phê chuẩn Tạm ước Việt Pháp, biểu quyết tín nhiệm Hồ Chí Minh và yêu cầu ông thành lập nội các mới. Tại miền Nam, ngày 28/10/1946, Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ theo chỉ thị của Chính phủ Trung ương ra tuyên bố sẵn sàng thành thực thi hành Tạm ước Việt Pháp và chống lại mọi hành động phá hoại Tạm ước đồng thời kêu gọi dân chúng giữ kỷ luật, thi hành đúng những mệnh lệnh của Chính phủ và tránh mọi hành động khiêu khích. Không ít người trong dân chúng và cả trong hàng ngũ cách mạng lo âu, thất vọng. Tại một cuộc míttinh đông đến khoảng 10 vạn người ở quảng trường Nhà hát lớn của thành phố Hà Nội, Võ Nguyên Giáp (tư lệnh lực lượng vũ trang cách mạng, sau này là đại tướng, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam) và Hồ Chí Minh đã lần lượt lên giải thích vì sao phải nhượng bộ Pháp. Trong cuộc míttinh đó, Hồ Chí Minh đã nói những lời giản dị mà đầy xúc động: “Tôi, Hồ Chí Minh, đã luôn hướng dẫn đồng bào trên con đường tự do. Tôi đã chiến đấu suốt đời vì độc lập của Tổ Quốc. Đồng bào đã biết rằng tôi thà chết còn hơn phản quốc. Tôi thề với đồng bào rằng tôi đã không phản bội đồng bào”.
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman, lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…). Từ giữa tháng 10/1945 đến tháng 3/1946, Hồ Chí Minh đã gửi nhiều điện tín cho Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và Liên Hiệp Quốc kêu gọi Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương và vì lý do nhân đạo nhưng không đến được tay những người có thẩm quyền do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được Mỹ công nhận nên không được hồi đáp. Hồ Chí Minh cũng viết thư cho Stalin thông báo về sự ra đời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đề nghị Liên Xô đưa vấn đề độc lập của Việt Nam vào chương trình nghị sự của Liên hiệp quốc nhưng cũng không được hồi đáp. Vào thời điểm này, Liên Xô quan tâm đến châu Âu hơn Đông Dương. Trong lúc đó, những người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc gia và những người Pháp theo chủ nghĩa thực dân qua những mối quan hệ với giới chính trị Trung Quốc và Pháp tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh là tay sai trung thành của Liên Xô. Ngày 5/12/1946, khi A.B. Moffat, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ ngoại giao Mỹ, đến thăm Đông Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Acheson có điện tín chỉ dẫn trong trường hợp gặp Hồ Chí Minh "phải luôn nhớ rằng ông Hồ đã được xác định là một tay sai của Quốc tế Cộng sản".
Ngày 8-3-1946, trong một phiên họp nội các, Hồ Chí Minh đã quyết định cử một phái đoàn đi Trùng Khánh để trình bày quan điểm của mình và tìm sự ủng hộ của Trung Quốc; một đoàn đại biểu sang Pari để tìm một sự thỏa hiệp dứt khoát.
Khoảng cuối tháng 3-1946, Hồ Chí Minh đã làm việc với các nhà chức trách quân sự của Trung Hoa Dân Quốc tại Hà Nội để tìm kiếm sự ủng hộ của họ cho những đề nghị sau đây của ông:
- Các nhà chức trách quân sự Trung Quốc gây sức ép mạnh mẽ với người Pháp để buộc sớm mở cuộc thương lượng và sớm đạt tới một thỏa hiệp chính thức với Việt Nam
- Quân đội Trung Quốc chỉ rời khỏi Việt Nam sau khi bản hiệp ước Pháp - Việt chính thức đã được ký kết.
- Trước khi ra đi, quân đội Trung Quốc trao lại cho Việt Nam toà nhà mà Bộ tư lệnh quân Tưởng đang đóng, tức Dinh Toàn quyền cũ, vì đây là tượng trưng quyền cai trị nước Việt Nam, nếu nó được trao lại cho Pháp thì sẽ có ảnh hưởng xấu lớn lao trong dân chúng.
- Quân đội đang chiếm đóng của Trung Quốc giúp đỡ chính phủ Việt Nam ngăn cản không cho Pháp tổ chức một cuộc duyệt binh.
Mười một ngày sau khi Lơcléc cho quân đổ bộ lên Hải Phòng, ngày 18-3, Lơcléc dẫn 1.076 quân Pháp kéo vào Hà Nội, đem theo nhiều xe vũ khí để tái vũ trang cho đám tù binh Pháp mới được thả ra và cho cả các kiều dân Pháp (quân Tưởng đã thỏa thuận để quân Pháp chiếm đóng Hải Phòng vào ngày 22-3, Nam Định và Đà Nẵng vào những ngày từ 24 đến 26-3…)
Theo nhận xét của nhiều nhà viết sử thì sau khi kéo quân vào Hà Nội, cũng trong ngày hôm đó, Lơcléc đã có cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh và qua cuộc gặp gỡ này, Lơcléc càng khẳng định ý kiến trước đó của mình, rằng nên đàm phán nghiêm chỉnh với chính phủ Việt Nam để cố đạt được một giải pháp hòa bình vững chắc.
Xanhtơni dù luôn vận động hết mình cho quyền lợi Pháp ở Đông Dương thì cũng cùng quan điểm với Lơcléc, nghĩa là nên thỏa hiệp trung thực với Hồ Chí Minh, người mà ông này cho rằng có “tầm cỡ phi thường, thông minh, hiểu rộng và hoàn toàn không ích kỷ”. Tuy nhiên, lực lượng cánh hữu, bảo thủ vẫn một mực chống lại mọi sự thương lượng nghiêm chỉnh nào với chính phủ Việt Nam mà họ coi là “những kẻ khủng bố”. Tiêu biểu và cuồng nhiệt nhất lực lượng này là Đácgiăngliơ, nhận vật có quyền lực cao cấp nhất của Pháp ở Đông Dương lúc đó. Chính Đờ Gôn đã quyết định Đácgiăngliơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, và ấn định rõ Đácgiăngliơ “đảm nhiệm toàn bộ các chức vụ cũ của toàn quyền Pháp ở Đông Dương trước kia, đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang toàn Đông Dương” trong khi “nhiệm vụ chủ yếu của đại tướng Lơcléc là trợ giúp đô đốc Đácgiăngliơ về mặt quân sự nhằm khôi phục chủ quyền Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương”. Như vậy là tại Đông Dương, Lơcléc trở thành cấp dưới của Đácgiăngliơ. Sự phân công đó của Đờ Gôn làm cho “vị đô đốc cao ủy và vị đại tướng tổng tư lệnh đã giẫm chân lên nhau”.
Đối với Đácgiăngliơ thì Hiệp định sơ bộ 6-3 bất quá chỉ là một đòn nghi binh ngoại giao, ngoài ra nó không hơn gì một mớ giấy lộn. Do đó ngay từ đầu, ông này đã hành xử hung hăng theo kiểu “kẻ mạnh” của thực dân ở thế kỷ XIX, phớt lờ như chưa hề có bản hiệp ước vừa ký còn chưa ráo mực đó. (Nhưng thưa ông, đã có biết bao nhiêu nước trôi qua cầu từ dạo ấy, đã có biết bao nhiêu đổi thay làm cho trò “ngoại giao pháo hạm” đến giữa thế kỷ XX đã trở nên vô hiệu và lố bịch, nhất là đối diện với ông không phải là một triều đình Huế bạc nhược mà là một chính quyền nhân dân sẵn sàng chiến đấu một mất một còn). Kể thêm: cũng như Lơcléc, Đácgiăngliơ thuộc một dòng dõi quý tộc lâu đời ở Pháp, bắt đầu binh nghiệp từ năm 1908, sau chiến tranh thế giới thứ nhất giải ngũ đi tu, từ vị trí một thầy dòng lên đến chức Tổng giám mục địa phận Pari, thì chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tái ngũ theo lệnh tổng động viên, bị phát xít Đức bắt làm tù binh, trốn thoát theo Đờ Gôn chiến đấu đến ngày Pháp được giải phóng, được phong đô đốc và làm tổng chỉ huy lực lượng hải quân Pháp, sau được Đờ Gôn cử sang Đông Dương làm Cao ủy, đầu năm 1947 bị thay thế, trở về Pháp và sau một thời gian thì quay lại nhà thờ (đạo Cơ đốc) tiếp tục… tu, cuối đời về sống ở viện dưỡng lão của một vùng quê hẻo lánh. Một cuộc đời đặc sắc và nghe cũng thú vị đấy chứ?!
p011yjv8
Ngoại giao pháo hạm (Gunboat diplomacy)
                                      ngoại giao pháo hạm
Thế nên dù Lơcléc có căn dặn (ghi rõ trong chỉ thị) binh lính khi kéo vào Bắc - Việt Nam phải “tôn trọng chủ quyền, quốc kỳ của Việt Nam” thì đội quân Pháp ấy cũng chẳng “ngoan” tí nào: vẫn ngông nghênh làm những điều phạm luật, gây hấn khiêu khích, phá phách, đặc biệt là lấn chiếm một cách có tổ chức và ngày càng nghiêm trọng. Đơn cử là ngày 27-3-1946 (tức chỉ sau 9 ngày kéo vào Hà Nội), quân Pháp đã vi phạm Hiệp định, ngang nhiên chiếm đóng Nhà tài chính Việt Nam (nay là Bộ Ngoại giao), treo cờ tam tài (cờ Pháp) lên…
Ngày 16-5-1946, Hồ Chí Minh nói chuyện với Tiêu Văn về “Ba nguyên tắc trong chính sách quốc gia” của ông. Ba nguyên tắc đó là:
1- Chọn một đường lối thân Trung Quốc
2- Không đầu hàng Pháp
3- Không thực hiện cương lĩnh cộng sản trong vòng 50 năm tới
Hồ Chí Minh giải thích với Tiêu Văn rằng ông tin ở thuyết Tam dân chủ nghĩa. rằng chủ nghĩa cộng sản không thích hợp với nước Việt Nam lạc hậu về công nghiệp, rằng chính phủ ông không phải là chính phủ cộng sản, và chính sách cơ bản của chính phủ ông giống chính sách của chính phủ Trung Quốc như Tưởng Tổng Tài (Tưởng Giới Thạch) đã tuyên bố; “Nhân dân trước hết, quốc gia trước hết”.
Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình để tranh thủ tình hữu nghị và sự ủng hộ của Trung Quốc trước khi ông đi Pháp tiến hành cuộc đàm phán.
Ngày 31-5-1946, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội tiễn đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam lên đường sang Pháp đàm phán (hội nghị được tiến hành tại Phongtenơblô). Trước khi đi, Hồ Chủ Tịch đã nói trước nhân dân mình một lời bất hủ: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

                          Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay Bourget, Paris (22-6-1946).

                                          Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thư ở Paris (7-1946).

                         Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm vùng chiến trường Normandy (17-7-1946).
Rất có thể khi nói ra như thế, nhất là trong bối cảnh cường độ chiến tranh đang gia tăng ở Nam Bộ, Hồ Chí Minh, trong thâm tâm đã thấy trước được sự thất bại của Hội nghị Phôngtenơblô (Hồ Chí Minh không trực tiếp tham gia đàm phán mà sang Pháp với tư cách là thượng khách do Chính phủ Pháp mời). Mục đích tối thượng của chính phủ Việt Nam là độc lập, thống nhất toàn vẹn cho đất nước. Khi tình thế đòi hỏi ở chừng mực nhất định có thể nhân nhượng, nhưng nhân nhượng đến mức đất nước bị chia cắt và mất luôn cả chủ quyền lãnh thổ thì không thể được. Làm cách mạng là vì một mục đích cao cả nào đó. Để mất mục đích thì coi như cách mạng đã thất bại. Điều dễ thấy là thực dân Pháp không bao giờ thành tâm muốn cho Việt Nam được độc lập, thống nhất. Hành động dựa vào quân Anh đánh chiếm Sài Gòn và ỷ vào sức mạnh quân sự vượt trội để hòng cướp lại Nam Kỳ đã lộ rõ cái dã tâm ấy của thực dân Pháp. Ngay cả Lơcléc và Xanhtơni, nếu không nhận thấy được sức mạnh tiềm tàng của Việt Nam thì cũng không nghĩ đến giải pháp hòa bình cho vấn đề Việt Nam. Ngay cả trong thực tế, dù rằng hai người này chủ trương thương lượng nghiêm túc và có quan tâm đến nền độc lập của Việt Nam thì cũng vì quyền lợi ích kỷ của chính phủ Pháp lúc bấy giở chứ chẳng hề có chút yêu thương, đồng cảm nào đối với dân Việt Nam (dù nước họ vừa mới trải qua sự xâm lược của phát xít Đức và họ đã từng phải chiến đấu để giải phóng nó).
Hai ý chí Việt và Pháp là tương phản nhau, tùy vào mối tương quan về thế và lực mà để tránh xung đột, có thể thỏa hiệp với nhau về một số quyền lợi. Tuy nhiên, điểm mấu chốt nhất, cốt lõi nhất và cũng hóc búa nhất là vấn đề Nam Bộ thì lại không giải quyết được do sự thiếu thiện chí và cản trở quyết liệt của một bên là những kẻ còn mang nặng bản chất thèm khát xâm lược, thực dân cổ hủ, mù quáng và một bên là những người quyết giữ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng vừa mới giành lại được của dân tộc.
Sau lễ ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/19146. Vây quanh Bác Hồ là các sĩ quan Pháp, sĩ quan quân đội Tưởng, cùng đại diện ngoại giao của Mỹ và Anh. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản.
Sau lễ ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/19146. Vây quanh Bác Hồ là các sĩ quan Pháp, sĩ quan quân đội Tưởng, cùng đại diện ngoại giao của Mỹ và Anh. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản.
Ông Hồ Chí Minh và thư ký riêng, ông Vũ Đình Huỳnh tại Paris, 1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư ký riêng Vũ Đình Huỳnh tại Paris năm 1946
bh-vb-bqllang.gov.vnl
Bác tại nhà sàn Việt Bắc
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp sau phiên họp Hội đồng Chính phủ tại chân đèo De, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương


(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)