Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

TT&HĐ III - 32/q

                                                          Hồ sơ mật Điện Biên Phủ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)


Trước trận đánh, về tương quan lực lượng:
Lực lượng QĐNDVN tham gia gồm 11 trung đoàn bộ binh thuộc các đại đoàn bộ binh (304, 308, 312, 316), 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu), 1 trung đoàn pháo binh 75 ly (24 khẩu) và súng cối 120 ly (16 khẩu), 1 trung đoàn cao xạ 24 khẩu 37 ly (367)(sau được tăng thêm một tiểu đoàn 12 khẩu) vốn là phối thuộc của đại đoàn công pháo 351 (công binh – pháo binh). Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh chiến dịch. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng chiến dịch. Thiếu tướng Đặng Kim Giang làm Chủ nhiệm cung cấp chiến dịch. Ông Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.
Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù), 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu - sau đợt 1 được tăng thêm 4 khẩu nguyên vẹn và cho đến ngày cuối cùng được thả xuống rất nhiều bộ phận thay thế khác), 1 đại đội pháo 155 ly (4 khẩu), 2 đại đội súng cối 120 ly (20 khẩu), 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc M24 Chaffee của Mỹ), 1 đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc (7 máy bay khu trục, 6 máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay lên thẳng). Lực lượng này gồm khoảng 16.200 quân.


Pháo binh là lực lượng không thể thiếu trong những trận đánh của chiến dịch.
Bao tang Chien thang Dien Bien Phu: Dau an tran danh lung lay 5 chau - Anh 6
Hình ảnh bộ đội hò kéo pháo được tái hiện vô cùng sinh động.
Bao tang Chien thang Dien Bien Phu: Dau an tran danh lung lay 5 chau - Anh 7
Đây là khẩu pháo cao xạ 37mm của Đại đội 815, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367, Đại đoàn công pháo 351, đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát Monra đầu tiên của Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ ngày 14/3/1954.
Bao tang Chien thang Dien Bien Phu: Dau an tran danh lung lay 5 chau - Anh 8
Hình ảnh “Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng” trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông Dương.
Bao tang Chien thang Dien Bien Phu: Dau an tran danh lung lay 5 chau - Anh 9
Các chiến sĩ sinh hoạt và chiến đấu trong hầm hào ở chiến trường Điện Biên Phủ 60 năm trước.

Tổng cộng tất cả là 10 trung tâm đề kháng được đặt theo tên phụ nữ Pháp: Gabrielle (Bắc), Béatrice, Dominique (Đông), Eliane, Isabelle (Nam), Junon, Claudine, Françoise (Tây), Huguette và Anne Marie. 10 trung tâm đề kháng lại chia ra thành 49 cứ điểm phòng thủ kiên cố liên hoàn trang bị hỏa lực mạnh yểm trợ lẫn nhau; có 2 sân bay: Mường Thanh và Hồng Cúm để lập cầu hàng không. Tổng công quân Pháp ban đầu có hơn 10.800 quân, cùng với đó là 2.150 lính phụ lực bản xứ và QGVN. Trong trận đánh có thêm hơn 4.300 lính (trong đó có 1.901 lính phụ lực bản xứ) được tiếp viện cho lòng chảo. Đại tá Christian de Castries (trong thời gian chiến dịch được thăng hàm Chuẩn tướng) là chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm.
Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: một ở Mường Thanh, một ở Hồng Cúm, có thể yểm trợ lẫn cho nhau, và cho tất cả các cứ điểm khác mới khi bị tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trung tâm đề kháng còn có hỏa lực riêng, bao gồm nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa, và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những cứ điểm chung quanh.
Hỗ trợ cho Điện Biên Phủ là lực lượng không quân Liên hiệp Pháp, và không quân dân sự Mỹ. Tổng cộng Pháp huy động 100 máy bay C-47 Dakota, cộng thêm 16 máy bay C-119 của Mỹ. Máy bay ném bom gồm 48 chiếc B-26 Invader, 8 oanh tạc cơ Privater. Máy bay cường kích gồm 227 chiếc F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsair. Điện Biên Phủ có hai sân bay. Sân bay chính ở Mường Thanh, và sân bay dự bị ở Hồng Cúm, nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiến máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 - 150 tấn.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau. Mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự độc lập. Nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành cụm cứ điểm, gọi là "trung tâm đề kháng theo kiểu phức hợp", có lực lượng cơ động, hỏa lực riêng, hệ thống công sự vững chắc, chung quanh là hào giao thông và hàng rào dây kẽm gai, khả năng phòng ngự khá mạnh. Mỗi một phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng kiên cố như vậy. Mỗi trung tâm đề kháng, cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm, đều có hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, chịu được đạn pháo 105mm. Hệ thống công sự phụ (hàng rào, bãi dây thép gai, bãi mìn) dày đặc, hệ thống hỏa lực rất mạnh. Pháp đã rải xuống hàng ngàn km dây kẽm gai, chôn hàng vạn các loại mìn: mìn phát sáng, mìn sát thương, mìn cóc nhảy, mìn chứa xăng khô napalm để thiêu cháy hàng loạt bộ binh... Phương tiện chống đạn khói, máy hồng ngoại tuyến bắn đêm, áo chống đạn, súng phóng lựu hiện đại nhất cũng được cung cấp.


Liên tiếp thất bại trước mục tiêu quay lại xâm lược Việt Nam, cuối năm 1953, Pháp chọn Điện Biên Phủ để làm đồn trú. Pháp cho tiến hành xây dựng và tập trung lực lượng cơ động lớn, mở rộng quân đội bản địa, càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở vùng Khu V., Navarre được nhà nước Pháp cấp thêm cho 9 tiểu đoàn tinh nhuệ. Viện trợ Mỹ tăng vọt, chiếm đại đa số chi phí chiến tranh. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công. Theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó. (Trong ảnh là Phó tổng thống Mỹ Ních-xơn kiểm tra tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tháng 1/1954).

Pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, một “Pháo đài không thể công phá”, nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây để tiêu diệt. Điện Biên Phủ trở thành khâu chính, là trung tâm của kế hoạch quân sự Na Va. (Trong ảnh là Trung tướng O Danien - Chủ tịch hội đồng cố vấn của Mỹ ở Đông Dương kiểm tra tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tháng 3/1954).

Điện Biên Phủ được Pháp xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, gồm các tiểu đoàn bộ binh và quân dù thiện chiến nhất của Pháp, có hỏa lực mạnh của pháo, xe tăng và không quân chi viện, kết hợp với hệ thống công sự và chiến hào vững chắc, với lưới thép gai và lưới mìn dày đặc.
Hầm súng 12,7mm của Pháp.
        Theo đánh giá thì khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng 2,5 km vuông đã có tới 12 khẩu 105mm, 4 khẩu 155mm, 24 khẩu cối 120 và 81mm và một số dự trữ đạn dược đồ sộ (tương đương từ 6 đến 9 cơ số đạn trước trận đánh, hơn 10 vạn viên) là quá mạnh. Navarre đã viết trong hồi ký: "Tất cả đều có những cảm tưởng thuận lợi trước sức mạnh phòng thủ của tập đoàn cứ điểm và tinh thần tốt của đạo quân đóng ở đây. Không một ai mảy may tỏ ý lo ngại... Chưa có một quan chức dân sự hoặc quân sự nào đến thăm (bộ trưởng Pháp và nước ngoài, những tham mưu trưởng của Pháp, những tướng lĩnh Mỹ) mà không kinh ngạc trước sự hùng mạnh của nó cũng như không bày tỏ với tôi tình cảm của họ".
Về phía QĐNDVN, tuy có quân số đông đảo hơn nhiều đối phương nhưng chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn. Theo lý thuyết quân sự "Ba tấn một thủ", bên tấn công phải mạnh hơn bên phòng thủ ít nhất là 3 lần cả về quân số lẫn hỏa lực thì mới là cân bằng lực lượng. Về quân số, QĐNDVN chỉ vừa đạt tỉ lệ này, nhưng về hỏa lực và trang bị thì lại kém hơn hẳn so với Pháp. Như các cuộc chiến tranh trước đó đã cho thấy, một nhóm nhỏ quân phòng thủ trong công sự kiên cố trên cao, sử dụng hỏa lực mạnh như đại liên có thể chặn đứng và gây thương vong nặng nề cho lực lượng tấn công đông hơn nhiều lần. Tiêu biểu như trận Iwo Jima, quân Mỹ dù áp đảo 5 lần về quân số và hàng chục lần về hỏa lực nhưng vẫn bị quân Nhật phòng thủ trong các lô cốt gây thương vong nặng nề.
Trong từng trận đánh cụ thể, việc tiếp cận đồn Pháp cũng không dễ dàng. Khi Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 11 năm 1953, một trong những công việc đầu tiên của họ là san phẳng mọi chướng ngại vật trong thung lũng, để tạo điều kiện tối đa cho tầm nhìn và tầm tác xạ của các loại hoả lực, tiếp đó là để lấy nguyên vật liệu nhằm xây dựng tập đoàn cứ điểm. Hàng nghìn dân vốn sống ở trung tâm Điện Biên Phủ được dồn vào khu vực bản Noong Nhai. Hơn nữa, các loại hỏa lực như xe tăng, lựu pháo, súng cối, súng phóng lựu, DKZ v...v... không bao giờ ngồi yên. Để có thể xung phong tiếp cận hàng rào, bộ đội Việt Nam phải chạy khoảng 200 m giữa địa hình trống trải dày đặc dây kẽm gai và bãi mìn, phơi mình trước hỏa lực Pháp mà không hề có xe thiết giáp và chướng ngại vật che chắn. Chỉ huy Pháp tự tin rằng, nếu QĐNDVN chỉ biết học theo Chiến thuật biển người mà Trung Quốc áp dụng ở Triều Tiên, thì quân tấn công dù đông đảo tới đâu cũng sẽ bị bom, pháo và đại liên Pháp tiêu diệt nhanh chóng.
Và đặc biệt khó khăn lớn nhất của QĐNDVN là khâu tiếp tế hậu cần. Phía Pháp cho rằng QĐNDVN không thể đưa pháo lớn (cỡ 105mm trở lên) vào Điện Biên Phủ, các khó khăn hậu cần của QĐNDVN là không thể khắc phục nổi nhất là khi mùa mưa đến. Navarre lý luận rằng Điện Biên Phủ ở xa hậu cứ Việt Minh 300–400 km, qua rừng rậm, núi cao, QĐNDVN không thể tiếp tế nổi lương thực, đạn dược cho 4 đại đoàn được, giỏi lắm chỉ một tuần lễ là QĐNDVN sẽ phải rút lui vì cạn tiếp tế. Trái lại quân Pháp sẽ được tiếp tế bằng máy bay, trừ khi sân bay bị phá hủy do đại bác của QĐNDVN. Navarre cho rằng trường hợp này khó có thể xảy ra vì sân bay ở quá tầm trọng pháo 105 ly của QĐNDVN, và dù QĐNDVN mang được pháo tới gần thì tức khắc sẽ bị máy bay và trọng pháo Pháp hủy diệt ngay.
Vì các lý do trên, khi thiết lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã đánh giá sai khả năng của đối phương và đều tự tin cho rằng Điện Biên Phủ là "pháo đài bất khả chiến bại", là "cái bẫy để nghiền nát chủ lực Việt Minh". Nếu QĐNDVN tấn công sẽ chỉ chuốc lấy thảm bại.

nhung buc anh bao chi quy gia ve dien bien phu hinh 2
Tháng 12/1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận chiến lược với quyết tâm: Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ. Ảnh: tư liệu TTXVN
nhung buc anh bao chi quy gia ve dien bien phu hinh 3
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa cuối cùng trước khi nổ súng. Ảnh: tư liệu TTXVN

 nhung buc anh bao chi quy gia ve dien bien phu hinh 5
 Phút nghỉ ngơi của các chiến sĩ giữa hai trận đánh. Ảnh: tư liệu TTXVN

Tướng Cogny đã trả lời phỏng vấn rằng: "Chúng ta đã có một hỏa lực mạnh đủ sức quét sạch đối phương đông gấp 4-6 lần… Tôi sẽ làm tất cả để bắt tướng Giáp phải "ăn bụi" và chừa cái thói muốn đóng vai một nhà chiến lược lớn". Tướng Navarre nhận xét: "Làm cho Việt Minh tiến xuống khu lòng chảo! Đó là mơ ước của đại tá Castries và toàn ban tham mưu. Họ mà xuống là chết với chúng ta... Và cuối cùng, chúng ta có được cái mà chúng ta đang cần: đó là mục tiêu, một mục tiêu tập trung mà chúng ta có thể " quất cho tơi bời". Charles Piroth, chỉ huy pháo binh thì tự đắc: "Trọng pháo thì ở đây tôi đã có đủ rồi… Nếu tôi được biết trước 30 phút, tôi sẽ phản pháo rất kết quả. Việt Minh không thể nào đưa được pháo đến tận đây; nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay... và ngay cả khi họ tìm được cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi!" Pierre Schoenderffer, phóng viên mặt trận của Pháp, nhớ rõ câu trả lời của Piroth: "Thưa tướng quân, không có khẩu đại bác nào của Việt Minh bắn được 3 phát mà không bị pháo binh của chúng ta tiêu diệt!".
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam làm việc với Tổng cục Cung cấp tính toán bước đầu, phải huy động cho chiến dịch 4.200 tấn gạo (chưa kể gạo cho dân công), 100 tấn rau, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường. Tất cả đều phải vận chuyển qua chặng đường dài 500 km phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay Pháp thường xuyên đánh phá. Theo kinh nghiệm vận tải đã tổng kết ở chiến dịch Tây Bắc (năm 1952), để có 1 kg gạo đến đích phải có 24 kg ăn dọc đường. Vậy nếu cũng vận chuyển hoàn toàn bằng dân công gánh bộ, muốn có số gạo trên phải huy động từ hậu phương hơn 60 vạn tấn, và phải huy động gần 2 triệu dân công để gánh. Cả hai con số này đều cao gấp nhiều lần so với kế hoạch dự kiến ban đầu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã đề ra những giải pháp quyết đoán. Một mặt động viên nhân dân Tây Bắc ra sức tiết kiệm để đóng góp tại chỗ, mặt khác đẩy mạnh làm đường, sửa đường, huy động tối đa các phương tiện vận chuyển thô sơ như ngựa thồ, xe đạp thồ, thuyền mảng... nhằm giảm đến mức tối đa lượng lương thực thực phẩm tiêu thụ dọc đường do phải đưa từ xa tới.

Henri Eugène Navarre (31/7/1898-26/9/1983) là một tướng quân đội Pháp từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới I, Chiến tranh thế giới II và là Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Báo chí nước ngoài từng ca ngợi Navarre như một danh tướng có thể “uốn nắn lại tình hình Đông Dương…”
Henri Navarre sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời làm Chưởng lý quan tòa và luật sư vùng Normandie, Pháp. Khi tham gia quân đội Pháp Navarre từng phục vụ ở Đội kỵ binh Saint Germain số 16, chỉ huy đội kỵ binh Maroc số 3. Trong Thế chiến lần thứ II, Navarre chỉ huy sư đoàn Constantine ở Algeria (Bắc Phi). Khi sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, Navarre là tướng 4 sao, Tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương (NATO). Báo chí nước ngoài từng ca ngợi Navarre như một danh tướng có thể “uốn nắn lại tình hình Đông Dương…”
Ngày 07/5/1953, Tướng Henri Navarre được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Trong lúc quân đội Pháp ngày càng lún sâu và bế tắc và thất bại ở Tây Bắc và Thượng Lào (1952, 1953), khi nhận chức, vị tướng quân đội Pháp đã tuyên bố đầy tự tin: “Bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy rõ chiến thắng (ở Việt Nam) giống như nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”.
Navarre quyết định chọn Điện Biên Phủ là căn cứ điểm phòng ngự chiến lược, mạnh nhất Đông Dương khi đó, với ý đồ chặn đường tiếp tế của Việt Minh đi qua Lào đồng thời thực hiện chiến lược tập trung dồn lực lượng theo kiểu “con nhím” khiến kẻ thù khi tấn công sẽ bị tiêu hao sinh lực và thất bại. Navarre tính toán rằng để chiếm lại tuyến đường tiếp tế này, Tướng Giáp sẽ phải tiến hành một cuộc tấn công qui mô lớn vào Điện Biên Phủ, tổ chức chiến tranh kiểu truyền thống và khi đó quân đội Pháp sẽ có lợi thế.

      Tổng cộng trong thời gian tiến hành chiến dịch, Việt Minh đã huy động được hơn 26 vạn dân công từ các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4…, 20.911 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng, đóng góp cho chiến dịch 25.000 tấn lương thực. Trừ số tiêu hao dọc đường, số tới được mặt trận để cung cấp cho quân đội là 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62 tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô. Ngoài ra, từ Thanh Hóa, Hòa Bình, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ… cũng đã huy động được hơn 7.000 xe cút kít, 1.800 xe trâu, 325 xe ngựa, hàng chục ngàn xe đạp thồ để phục vụ hậu cần chiến dịch.
Ngoài ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của QĐNDVN khi cho rằng đối phương vốn không có xe cơ giới nên không thể mang pháo lớn (lựu pháo 105 mm và pháo phòng không 37 mm) vào Điện Biên Phủ mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn pháo 75 mm trợ chiến mà thôi. Đối lại, những người lính QĐNDVN đã khôn khéo tháo rời các khẩu pháo rồi dùng sức người để kéo, sau khi đến đích thì ráp lại. Bằng cách đó họ đã đưa được lựu pháo 105 mm lên bố trí trong các hầm pháo có nắp khoét sâu vào các sườn núi, xây dựng thành các trận địa pháo rất nguy hiểm và lợi hại, từ trên cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an toàn trước pháo binh và máy bay đối phương. Với thế trận hỏa lực này, các khẩu pháo của QĐNDVN chỉ cách mục tiêu 5–7 km, chỉ bằng một nửa tầm bắn tối đa để bắn chính xác hơn, ít tốn đạn và sức công phá cao hơn, thực hiện được nguyên tắc "phân tán hỏa khí, tập trung hỏa lực", từ nhiều hướng bắn vào một trung tâm, ngược lại pháo binh Pháp lại bố trí ở trung tâm, phơi mình trên trận địa.
Mặc dù vậy, việc sử dụng đạn pháo 105mm của QĐNDVN trong chiến dịch rất tiết kiệm. Trước mỗi trận đánh có hiệp đồng binh chủng, số lượng đạn pháo đều phải được duyệt trước. Ngoài ra, các trung đoàn, đại đoàn muốn xin pháo chi viện thì cứ 3 viên phải được phép của Tham mưu trưởng chiến dịch, 5 viên trở lên phải được đích thân Tổng tư lệnh duyệt. Bởi với dự trữ chỉ có hơn 15.000 viên, nếu bắn cấp tập theo kiểu "không tiếc đạn" như Pháp thì các khẩu pháo sẽ hết đạn chỉ sau vài ngày.
Bên cạnh đó, các chỉ huy pháo binh QĐNDVN còn lập trận địa nghi binh – dùng gỗ thui đen thành khẩu pháo giả, nghếch nòng lên, khi trận địa thật phát hỏa thì chiến sĩ phụ trách nghi binh từ trong công sự, ném bộc phá, tung lên không trung, làm cho 80% bom đạn của Pháp dùng phản pháo đã dồn vào đánh trận địa giả, đồng thời bảo vệ được những trọng pháo quý giá của mình. Suốt chiến dịch, pháo binh QĐNDVN chỉ hỏng một pháo 105mm. Đây là một nguyên nhân làm cho pháo binh Pháp dù có các thiết bị phản pháo hiện đại vẫn bị thất bại. Tướng Võ Nguyên Giáp về sau nhận xét: "Thực tế kinh nghiệm này của chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành truyền thống chiến đấu dùng thô sơ đánh hiện đại của quân đội ta trong suốt chiều dài chống Mỹ cứu nước.". Còn tướng Paul Ély, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp khi diễn ra trận Điện Biên Phủ nhận định: "Một lần nữa, kỹ thuật lại bị thua bởi những con người có tâm hồn và một lòng tin."Ngày 14 tháng 1 năm 1954 tại hang Thẩm Púa, tướng Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án "đánh nhanh thắng nhanh" và ngày nổ súng dự định là 20 tháng 1. Nhiệm vụ thọc sâu giao cho Đại đoàn 308, đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ. Đại đoàn 308 sẽ đánh vào tập đoàn cứ điểm từ hướng tây, xuyên qua những vị trí nằm trên cánh đồng, thọc thẳng tới sở chỉ huy của de Castries. Các đại đoàn 312, 316 nhận nhiệm vụ, đột kích vào hướng Đông, nơi có những cao điểm trọng yếu. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu, đã được Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Quân ủy Trung ương cùng Bộ Tổng tham mưu phê duyệt với sự nhất trí của đoàn cố vấn quân sự trung ương Trung Quốc, bởi đánh sớm khi Pháp chưa tập trung đủ lực lượng và củng cố công sự thì có nhiều khả năng giành chiến thắng.

Tướng De Castries trong hầm ẩn nấp tại Điện Biên Phủ
Ngày 7/12/1953, Đại tá Christian de Castries được Cogny và Navarre chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương đầu với một cuộc tiến công. Có người hỏi Navarre vì sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá? Navarre trả lời: "Cả tôi lẫn Cogny đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định: Trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Castries".
Tuy nhiên, tài điều quân linh hoạt và sáng suốt của Tướng Giáp trong trận đánh Điện Biên Phủ đã khiến Tướng De Castries phải thốt lên rằng: “Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là không biết Tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường, học viện võ bị cao cấp nào”.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngay sát giờ nổ súng, Tướng Giáp đã hạ lệnh rút hết quân đội, pháo binh ra khỏi vị trí, lùi thời điểm tiến đánh, chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Đây chính là yếu buộc quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5/1954 sau 2 tháng chịu trận. Dù triển khai tới 16.000 binh sĩ nhưng quân đội Pháp vẫn không thể chống đỡ trước các cuộc tấn công dồn dập của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thậm chí, sau nhiều năm chiến đấu tại Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Mỹ, quân đội Pháp vẫn không thể tiếp tục ứng chiến sau thất bại Điện Biên Phủ.
“Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều”, Tướng De Castries nhận định.

Do một đơn vị trọng pháo QĐNDVN vào trận địa chậm nên ngày nổ súng được quyết định lùi lại thêm 5 ngày đến 17 giờ ngày 25 tháng 1. Sau đó, do tin về ngày nổ súng bị lộ, Pháp biết được, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn lại 24 giờ, chuyển sang 26 tháng 1.
Ngày và đêm 25 tháng 1, tướng Giáp suy nghĩ và quyết định phải cho lui quân do ba khó khăn rõ rệt:
  1. Bộ đội chủ lực cho đến thời điểm đó chưa thành công trong việc đánh các công sự nằm liên hoàn trong một cứ điểm. Ví dụ tại trận Nà Sản bộ đội đã không thành công, và bị thương vong nhiều.
  2. Trận này là một trận đánh hiệp đồng lớn, nhưng pháo binh và bộ binh chưa qua tập luyện, chưa qua diễn tập.
  3. QĐNDVN từ trước chỉ quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu, chưa có kinh nghiệm tấn công đồn ban ngày trên địa hình bằng phẳng, nhất là với một đối phương có ưu thế tập trung máy bay, pháo binh, xe tăng chi viện.
Tướng Giáp cho rằng phương án "Đánh nhanh thắng nhanh" mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên không thể đảm bảo chắc thắng. Ông kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án "Đánh chắc, tiến chắc", đánh dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần tập đoàn cứ điểm.
Cuộc họp Đảng ủy, Bộ chỉ huy QĐNDVN sáng 26 tháng 1 không đi đến được ý kiến thống nhất tuy không ai tin rằng trận này sẽ chắc thắng. Tuy nhiên, tướng Giáp quyết định hoãn cuộc tấn công chiều hôm đó. Ông kết luận: Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là "đánh chắc thắng", cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra.
Trong vòng gần 2 tháng sau đó, pháo được kéo ra, QĐNDVN tiếp tục đánh nghi binh, mở đường rộng hơn, dài hơn chung quanh núi rừng Điện Biên Phủ, rồi lại kéo pháo vào, xây dựng công sự kiên cố hơn, hào được đào sâu hơn, tiếp cận gần hơn căn cứ của quân Pháp, lương thảo, vũ khí từ hậu phương dồn lên cho mặt trận nhiều hơn. Tất cả chuẩn bị cho trận đánh dài ngày, có thể sang đến cả mùa mưa.
Về chiến thuật tác chiến bộ binh, từ những kinh nghiệm thu được ở Hòa Bình, Nà Sản, Bộ chỉ huy QĐNDVN chủ trương tiêu diệt dần từng trung tâm đề kháng, từng cứ điểm từ ngoài vào trong, thu hẹp phạm vi chiếm đóng cho tới lúc Pháp không còn sức kháng cự. Không sử dụng lối đánh xung phong trực diện mà dùng cách đánh vây lấn, đào hào áp sát cứ điểm địch. Cách đánh này cần một thời gian chuẩn bị và chiến đấu dài ngày, thường gọi là "Đánh chắc Tiến chắc", cũng còn được gọi là "đánh bóc vỏ". Bộ binh được đường hào che chắn và có được vị trí tiến công gần nhất có thể, sẽ hạn chế tối đa thương vong khi tấn công.Sau này, tướng Giáp cho rằng đây là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của mình. Việc điều chỉnh phương châm tác chiến này kéo theo việc phải chuẩn bị lại hậu cần cho chiến dịch, nhu cầu hậu cần sẽ tăng lên gấp nhiều lần, diễn ra trong mùa mưa và phải bố trí lại sơ đồ các trận địa pháo, phải kéo pháo ra khỏi các sườn núi rồi kéo lại vào các vị trí mới. QĐNDVN đã quyết tâm thực hiện và đã thực hiện được với một nỗ lực rất lớn.
      Sau này khi tổng kết về chiến thắng của QĐNDVN tại Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu của hai bên đều thống nhất được với nhau: một nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của QĐNDVN tại trận đánh này là đã huy động được rất lớn nguồn sức người để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch, một việc mà Pháp cho rằng không thể giải quyết được. Trong hồi ký Navarre cũng khẳng định: "Nếu tướng Giáp tiến công vào khoảng 25 tháng 1 như ý đồ ban đầu thì chắc chắn ông ta sẽ thất bại. Nhưng không may cho chúng ta, ông ta đã nhận ra điều đó và đây là một trong những lý do khiến ông ta tạm ngưng tiến công.".Phát hiện lực lượng lớn của QĐNDVN đang tiến về lòng chảo Điện Biên, de Castries liên tục tung lực lượng giải tỏa các ngọn đồi. Theo Benard Fall thì từ ngày 6 tháng 12 năm 1953 đến 13 tháng 3 năm 1954, de Castries đã huy động một nửa lực lượng của tập đoàn cứ điểm vào những cuộc hành binh giải tỏa: "Theo những bản kê mới nhất từ Điện Biên Phủ gửi về, thiệt hại của binh đoàn đồn trú từ 20 tháng 11 đến 15 tháng 2 đã lên tổng số 32 sĩ quan, 96 hạ sĩ quan và 836 binh lính, tương đương với 10% số sĩ quan và hạ sĩ quan và 8% binh lính ở thung lũng. Nói cách khác, số tổn thất của người Pháp tương đương với một tiểu đoàn bộ binh nhưng số sĩ quan là của hai tiểu đoàn. Trong tổng số này còn chưa tính đến số thiệt hại của các đơn vị trong cuộc hành binh Pollux".

Xuất thân là thầy giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành chính trị gia, tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng là biểu tượng của nhiều thế hệ người dân về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc.
Những câu nói "còn sống mãi" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Con đường đi tới thành công của đại tướng cũng gắn với những tuyên ngôn bất hủ không chỉ trong lúc điều binh, khiển tướng mà ngay cả khi ông đã về với đời thường, con người ông vẫn toát lên trách nhiệm của một người chỉ huy tài ba.
Cùng điểm lại một vài câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để hiểu hơn về lòng yêu nước, sự nhiệt huyết luôn cháy rực trong con người anh hùng này.
"... Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước..."

       Navarre đã viết trong cuốn hồi ký của mình: "Trong thời gian này, đại tá Castries thực hành những trận chiến đấu mạnh mẽ có tính thăm dò xung quanh Điện Biên Phủ. Ở khắp nơi, quân Pháp đều vấp phải những đơn vị bộ đội vững vàng và phòng ngự rất giỏi của địch. Chúng ta bị thiệt hại khá nặng nề. Rõ ràng là vòng vây chung quanh tập đoàn cứ điểm không hề bị rạn nứt" 
Ngày 11 tháng 3 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới các chiến sĩ: "Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang... Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới... Chúc các chú thắng to!"
       Cùng ngày, lệnh động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được gửi tới các đơn vị: "Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu! Đây là chiến dịch công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta... Đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch Nava, giáng một đòn chí tử vào âm mưu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch thắng lợi sẽ có ảnh hưởng vang dội trong nước và ngoài nước, sẽ là một cống hiến xứng đáng vào phong trào hòa bình thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt - Miên - Lào... Giờ ra trận đã đến! Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" của Hồ Chủ tịch".
Chiến dịch diễn ra trong 56 ngày đêm nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục, vì QĐNDVN có khó khăn trong hậu cần nên không thể tiến công liên tục mà chia thành các đợt tiến công. Sau mỗi đợt lại tổ chức lại quân số, bổ sung hậu cần.

(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét