TT&HĐ III - 32/t
Bàn cờ thế: Giữa làn ranh sinh tử_Phần 1
Bàn cờ thế: Giữa lằn ranh sinh tử - Tập 2
Bàn cờ thế: Giữa lằn ranh sinh tử - Tập 3
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều
vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
-Albert Einstein
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy
cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu
Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng
để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
“Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!”
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
***
Mỹ
nhòm ngó Đông Dương từ lúc nào? Không thể biết đích xác được! Vì sao?
Vì lịch sử là quan niệm có chứng thực của nhà khảo cổ trước di tích; là
sự lược thuật tóm tắt theo quan niệm của người chép sử đương thời; là
quan niệm lại, là suy tư lại của các nhà viết sử hậu thế trước lịch sử
đã qua cùng với những phát hiện mới. Nói gọn lại, lịch sử là biên niên,
lược thuật, đánh giá theo quan niệm của nhà sử học về một hiện thực đã
lùi vào quá khứ. Chính vì phụ thuộc vào quan niệm của con người chép sử
mà một hiện thực đã qua có nhiều lịch sử về nó và những lịch sử đó
thường là không đầy đủ sự kiện, phiến diện và kém xác thực. Tuy nhiên
một lịch sử được viết nên từ quan sát, từ suy tư trên quan niệm của Đức
Huyền Diệu, nghĩa là lấy tình yêu thương đồng loại, yêu thương cuộc sống
làm nền tảng lý luận thì bao giờ cũng có độ tin cậy cao nhất.
Một cố vấn Mỹ và binh lính Việt Nam Cộng hòa
Lính Mỹ quan sát một ấp Chiến lược được xây dựng cho dân tản cư.
Một cố vấn Mỹ và binh lính Việt Nam Cộng hòa
Đặc nhiệm Mỹ và binh lính Sài Gòn trong một cuộc càn quét ở Tây Nguyên,
miền Nam Việt Nam năm 1964. Hình ảnh do phóng viên chiến trường nổi
tiếng Larry Burrows thực hiện, được đăng tải trên tạp chí Life.
Buôn B'Riêng nhìn từ trực thăng Mỹ
Đây là một buôn làng xây dựng theo mô hình ấp Chiến lược, được bảo vệ
bởi các lực lượng vũ trang của chính quyền Sài Gòn dưới sự cố vấn của Mỹ
Đội trưởng Vernon Gillespie và những người dân ở buôn B'Riêng
Người đàn ông dân tộc hút thuốc tại một buôn làng
Trẻ em trong buôn thích thú khi được đi chơi bằng xe jeep của Mỹ
Cuộc tuần tra trong rừng rậm Tây Nguyên
Sĩ quan Mỹ nhìn phụ nữ Tây Nguyên giã gạo
Đại tá John Freund nói chuyện với binh lính Sài Gòn
Cuộc hành quân về buôn Dung
Trực thăng Mỹ quần thảo trên bầu trời Tây Nguyên
Đặc nhiệm Mỹ và lính Sài Gòn vượt suối trên một cây cầu thô sơ
Chân dung đại đội trưởng Vernon Gillespie tại đại bản doanh
Theo
biên niên sử thì ngay từ năm 1819, tức là chỉ 36 năm sau khi nước Mỹ
giành được độc lập, người ta đã thấy những chiến thuyền Mỹ tới Việt Nam,
dò theo sông Đồng Nai lên Sài Gòn. Năm 1832, thuyền buôn Mỹ xuất hiện ở
vùng biển Trung Bộ và bỏ neo ở Vũng Lâm, Phú Yên. Năm 1836, chiến
thuyền Mỹ xuất hiện và bỏ neo ở Vịnh Sơn Trà, Đà Nẵng. Dù có mon men đến
bờ Tây - Thái Bình Dương như thế thì một nước Mỹ tư bản non trẻ cũng
không thể chen chân vào được trước những nước tư bản “gạo cội” như Anh,
Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha… (đã chiếm những vùng béo bở nhất). Nước Mỹ
chỉ còn cách xây dựng thế lực của mình và chờ đợi.
Chiến
tranh lần thứ nhất kết thúc đã tạo ra cơ hội bành trướng thế lực cho
Mỹ. Sau chiến tranh, các nước tư bản nói chung “nghèo đi” bởi bị tàn phá
thì Mỹ lại giàu lên và nhanh chóng trở thành cường quốc tư bản số một.
Tại hội nghị “chia phần” của các nước tư bản thắng trận họp ở Pari, tổng
thống Mỹ lúc đó là Uynsơn đã tung ra chương trình “14 điểm” nhằm khẳng
định vị thế của Mỹ trong các cường quốc tư bản thế giới.
Tại Hội nghị ở Oasinhtơn năm 1921, đế quốc Mỹ bắt đầu lớn tiếng mặc cả thị trường đối với các cường quốc tư bản khác, đòi quyền lợi ở vùng Viễn Đông và Tây - Thái Bình Dương. Cũng năm 1921, tại Nữu Ước (Mỹ), đã thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa Pháp - Mỹ nhằm tìm cách đầu tư tư bản Mỹ vào các thuộc địa của Pháp. Tại buổi chiêu đãi do Ban này tổ chức, Anbe Xarô, Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Quyền trưởng phái đoàn Pháp tại Hội nghị Oasinhtơn đã đọc diễn văn ngỏ ý mời các công ty tư bản Mỹ đầu tư vào Đông Dương. Do có sự phản ứng mạnh của giới kinh doanh Pháp có nhiều quyền lợi ở hải ngoại mà tư bản Mỹ chưa giám đầu tư vốn nhiều vào Đông Dương mà chỉ đứng lại ở quan hệ buôn bán. Nếu như trong những năm 1925 - 1929, hàng nhập khẩu từ Đông Dương chỉ chiếm 2,6% tổng số hàng nhập khẩu vào Mỹ thì đến những năm 1935 - 1939 đã tăng lên đến 6,6% (riêng cao su là 94% , thiếc là 3% trong tổng giá trị hàng mà Mỹ mua của Đông Dương).
Bức điện Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ nhưng không được trả lời
Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, người mở đầu sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam qua việc viện trợ chiến phí cho Pháp
Tại Hội nghị ở Oasinhtơn năm 1921, đế quốc Mỹ bắt đầu lớn tiếng mặc cả thị trường đối với các cường quốc tư bản khác, đòi quyền lợi ở vùng Viễn Đông và Tây - Thái Bình Dương. Cũng năm 1921, tại Nữu Ước (Mỹ), đã thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa Pháp - Mỹ nhằm tìm cách đầu tư tư bản Mỹ vào các thuộc địa của Pháp. Tại buổi chiêu đãi do Ban này tổ chức, Anbe Xarô, Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Quyền trưởng phái đoàn Pháp tại Hội nghị Oasinhtơn đã đọc diễn văn ngỏ ý mời các công ty tư bản Mỹ đầu tư vào Đông Dương. Do có sự phản ứng mạnh của giới kinh doanh Pháp có nhiều quyền lợi ở hải ngoại mà tư bản Mỹ chưa giám đầu tư vốn nhiều vào Đông Dương mà chỉ đứng lại ở quan hệ buôn bán. Nếu như trong những năm 1925 - 1929, hàng nhập khẩu từ Đông Dương chỉ chiếm 2,6% tổng số hàng nhập khẩu vào Mỹ thì đến những năm 1935 - 1939 đã tăng lên đến 6,6% (riêng cao su là 94% , thiếc là 3% trong tổng giá trị hàng mà Mỹ mua của Đông Dương).
Bức điện Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ nhưng không được trả lời
Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, người mở đầu sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam qua việc viện trợ chiến phí cho Pháp
Bộ đôi Eisenhower-Nixon năm 1952. Phó tổng thống Nixon từng trực tiếp sang Đông Dương và thị sát việc Pháp xây dựng cụm cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ lại tạo ra cơ hội mới đầy thuận lợi cho
Mỹ dấn sâu vào Đông Dương. Tại Hội nghị Cairô (Ai Cập) năm 1943, tổng
thống Mỹ là F. Rudơven đã đề ra ba giải pháp cho Đông Dương khi chiến
tranh kết thúc:
1- Trả lại cho Pháp
2- Trao cho Tưởng Giới Thạch như là một món chiến lợi phẩm
3- Cho Đông Dương độc lập nhưng trước đó phải đặt dưới sự công quản quốc tế một thời gian.
Đến
tháng 1-1944, Rudơven gạt hai giải pháp đầu, chọn giải pháp thứ ba và
xác định rõ Mỹ phải có chân trong ban quản trị quốc tế ấy. Ngày
24-1-1944, trong một ghi chép, Rudơven có viết: “Nước Pháp đã chiếm một
nước 30 triệu dân, trong gần 100 năm và nhân dân trở nên tồi tệ hơn lúc
họ mới đến… Nước Pháp đã vắt kiệt họ trong 100 năm. Nhân dân Đông Dương
có quyền được hưởng những gì tốt đẹp hơn thế”. Tại cuộc họp báo trên tàu
Quiney Adamn của Mỹ ngày 23-2-1945, Rudơven tiết lộ rằng Đông Dương sẽ
được lãnh đạo bởi một ban quản trị gồm “1 người Pháp, 1 hoặc 2 người
Đông Dương, 1 người Trung Quốc, 1 người Nga và vì họ ở trên bờ biển nên
cũng có 1 người Mỹ và có thể có 1 người Philippin”.
Rudơven
có thể là một nhà lãnh đạo lỗi lạc của nước Mỹ, nhưng trong việc đề ra
giải pháp giải quyết vấn đề Đông Dương thì vẫn bị cái bản chất kẻ cả,
ích kỷ của thực dân - đế quốc làm cho mù quáng, thiển cận. Tại sao không
để cho nhân dân Đông Dương tự quyết vận mạng của mình? Tại sao nhân dân
Đông Dương lại không được cái quyền cơ bản như nhân dân Mỹ, đã ghi
trong hiến pháp Mỹ là “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền
tự do và mưu cầu hạnh phúc”? Rudơven “chê” thực dân Pháp là vì “thương”
nhân dân Đông Dương thực sự như đã nói hay là vì mục đích nào khác? Muốn
trả lời những câu hỏi ấy, phải nhìn vào hành động thực tế của Mỹ ở Đông
Dương.
Tướng Edward Lansdale, chỉ huy cố vấn Mỹ ở Việt Nam
Người biểu tình phản chiến Mỹ với sự châm biếm "Con rối Sài Gòn"
Tướng Edward Lansdale, chỉ huy cố vấn Mỹ ở Việt Nam
Người biểu tình phản chiến Mỹ với sự châm biếm "Con rối Sài Gòn"
Cuối
năm 1944, một máy bay Mỹ bay trên bầu trời Cao Bằng bị hỏng máy. Phi
công phải nhảy dù vùng núi gần tỉnh lỵ Cao Bằng. Quân Nhật lùng sục
nhưng không bắt được viên phi công vì người này đã được Việt Minh cứu,
đưa về cơ sở cách mạng. Sô (Shaw), tên người phi công Mỹ, được Việt Minh
tổ chức đưa về Côn Minh (Trung Quốc), nơi đóng của một lực lượng không
quân Mỹ. Đến biên giới Việt - Trung, Sô được gặp Hồ Chí Minh. Trong cuộc
nói chuyện, Sô đã đề nghị Hồ Chí Minh cùng đến Côn Minh. Nhân tiện,
cũng cần gặp một số cán bộ Việt Minh ở đó nên Hồ Chí Minh đã nhận lời.
Những người Mỹ ở Côn Minh (đang giúp Tưởng chống Nhật) đã cảm ơn Hồ Chí
Minh sự giúp đỡ cho Sô và tặng Việt Minh một số tiền và thuốc men. Hồ
Chí Minh chỉ nhận thuốc men, không nhận tiền. Khi Tổng tư lệnh không
quân Mỹ ở Trung Quốc, tướng Sênôn (Chenault) hỏi Hồ Chí Minh rằng Việt
Minh có vui lòng giúp đỡ, tổ chức cứu những phi công Đồng Minh bị rơi ở
Đông Dương không, thì ông đáp rằng bổn phận của những người cách mạng
Việt Nam là giúp đỡ Đồng Minh để cùng nhau chống phát xít.
Đây
là một cơ hội tốt để Mỹ thực hiện ý đồ của Rudơven về Đông Dương. Vì
vậy, ngày 16-7-1945, một nhóm sĩ quan tình báo Mỹ (OSS) đã nhảy dù xuống
căn cứ địa Việt Bắc trên danh nghĩa tổ chức cứu giúp phi công Đồng Minh
và giúp đỡ Việt Minh (chia làm 2 toán, nhảy dù làm 2 đợt).
Hồ
Chí Minh đã chỉ thị chọn người trong các đơn vị Giải phóng quân để cùng
với những người Mỹ này tổ chức thành một đơn vị gọi là “Bộ đội Việt -
Mỹ” với quân số gần 200 người do Đàm Quang Trung chỉ huy và thiếu tá Mỹ
là Tômát đóng vai trò là tham mưu trưởng đại đội. Trong gần một tháng ở
chiến khu Việt Bắc, đơn vị này tập trung vào việc huấn luyện quân sự, về
chiến thuật du kích, sử dụng vũ khí mới… Máy bay Mỹ có thả dù tiếp tế
cho Bộ đội Việt - Mỹ một số vũ khí.
Ngày
16-8-1945, một đơn vị chủ lực của Việt Nam Giải phóng quân, xuất phát
từ Tân Trào (Tuyên Quang) tiến đánh quân Nhật và tay sai ở thị xã Thái
Nguyên. Đại đội Việt - Mỹ cũng được lệnh hành quân tham gia trong cuộc
tiến công này.
Ngày
20-8-1945, 400 binh lính bảo an do quản Khiêm chỉ huy đã đầu hàng quân
cách mạng. Với số vũ khí mới thu được gồm 600 súng trường và một số súng
máy, Quân giải phóng tổ chức thêm hai chi đội vũ trang mới. Đại đội
Việt - Mỹ được bổ sung quân số để trở thành chi đội 4 do Đàm Quang Trung
làm chi đội trưởng và thiếu tá Tômát vẫn đóng vai trò tham mưu trưởng
chi đội.
Chi
đội 4 vừa thành lập xong thì được lệnh đưa một trung đội quay lại Tân
Trào đón Hồ Chí Minh cùng 2 đại đội cấp tốc hành quân về Hà Nội, một đại
đội ở lại tiếp tục đánh Nhật ở Thái Nguyên. Trong bộ phận về Hà Nội có
những người Mỹ. Ngày 9-9-1945, Thiếu tá Tômát cùng nhóm quân nhân, tình
báo người Mỹ này chấm dứt nhiệm vụ và trở về nước.
Sự
kiện chớp thời cơ, nhanh chóng thành công của Cách mạng Tháng Tám và
nhanh chóng tuyên bố Việt Nam độc lập của chính phủ lâm thời do Hồ Chí
Minh đứng đầu, ngoài mọi tiên liệu của các lực lượng Đồng Minh đã làm
cho kế hoạch của Rudơven về Đông Dương phá sản.
Những lính thuỷ quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng ngày 8.3.1965, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành tại Việt Nam - Ảnh bìa tạp chí Life
Bên cạnh nỗi lo về khẩu súng M16, ám ảnh lớn nhất của quân Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam là bị phục kích khi đổ bộ từ trực thăng xuống - Ảnh: Quân đội Mỹ
Theo chính phủ Mỹ, một mặt Mỹ ủng hộ khái niệm quyền dân tộc tự quyết, mặt khác nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu Âu của mình, những nước đã có những tuyên bố đế quốc đối với những thuộc địa cũ của họ. Chiến tranh Lạnh chỉ làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, việc Mỹ ủng hộ quá trình phi thực dân hóa gặp xung đột với mối quan tâm của Mỹ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại châu Âu. Một số đồng minh NATO khẳng định rằng thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan rã. Gần như tất cả các đồng minh châu Âu của Mỹ đều tin rằng thuộc địa sẽ cung cấp sự kết hợp giữa nguyên liệu và thị trường được bảo vệ đối với hàng hóa thành phẩm, từ đó sẽ gắn kết các thuộc địa với châu Âu..
Hoa Kỳ cần có quan hệ đồng minh với Pháp để thiết lập sự cân bằng với sức mạnh của Xô Viết ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Từ tháng 9 năm 1945, Washington đã có một số hành động ở Đông Nam Á. Hồ Chí Minh nhận thấy Hoa Kỳ đang muốn đóng vai trò lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương, ông đã làm tất cả để thiếp lập mối quan hệ với Hoa Kỳ thông qua việc giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản. Đổi lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.
Những lính thuỷ quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng ngày 8.3.1965, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành tại Việt Nam - Ảnh bìa tạp chí Life
Bên cạnh nỗi lo về khẩu súng M16, ám ảnh lớn nhất của quân Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam là bị phục kích khi đổ bộ từ trực thăng xuống - Ảnh: Quân đội Mỹ
Theo chính phủ Mỹ, một mặt Mỹ ủng hộ khái niệm quyền dân tộc tự quyết, mặt khác nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu Âu của mình, những nước đã có những tuyên bố đế quốc đối với những thuộc địa cũ của họ. Chiến tranh Lạnh chỉ làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, việc Mỹ ủng hộ quá trình phi thực dân hóa gặp xung đột với mối quan tâm của Mỹ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại châu Âu. Một số đồng minh NATO khẳng định rằng thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan rã. Gần như tất cả các đồng minh châu Âu của Mỹ đều tin rằng thuộc địa sẽ cung cấp sự kết hợp giữa nguyên liệu và thị trường được bảo vệ đối với hàng hóa thành phẩm, từ đó sẽ gắn kết các thuộc địa với châu Âu..
Hoa Kỳ cần có quan hệ đồng minh với Pháp để thiết lập sự cân bằng với sức mạnh của Xô Viết ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Từ tháng 9 năm 1945, Washington đã có một số hành động ở Đông Nam Á. Hồ Chí Minh nhận thấy Hoa Kỳ đang muốn đóng vai trò lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương, ông đã làm tất cả để thiếp lập mối quan hệ với Hoa Kỳ thông qua việc giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản. Đổi lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.
Công
thức Pôtxđam chia Đông Dương thành hai khu vực giải giáp của Đồng Minh
qua vĩ tuyến 16 đã tạo ra khả năng Pháp được quân Anh ủng hộ và sự “thỏa
hiệp” của Tưởng, độc chiếm Đông Dương lần thứ hai.
Ngày
16-9-1945, tức 12 ngày sau khi Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”
tại quảng trường Ba Đình, tướng Mỹ là Galêgiơ (Gallaghet) đã bay đến Hà
Nội để tìm hiểu xu hướng chính trị của chính phủ Việt Minh và đề nghị
để Mỹ đảm nhiệm khôi phục hệ thống giao thông, đường sắt và sân bay. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dứt khoát khước từ. Ngày 20-9-1945, Galêgiơ báo cáo
về Mỹ: “Đảng Việt Nam, Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo, rõ ràng đang
ngồi trên lưng ngựa. Hồ Chí Minh này là một nhà hoạt động cách mạng lão
thành và là tù nhân chính trị nhiều năm, là sản phẩm của Mátxcơva, một
người cộng sản… Bây giờ họ đã tuyên bố nền độc lập của họ…”
Từ năm 1949, sau khi Nội chiến Trung Quốc kết thúc, tiếp đó là chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, khuynh hướng thân Liên Xô tại nhiều nước Ả Rập, giới chính khách Mỹ cảm thấy lo sợ về làn sóng đi theo chủ nghĩa Cộng sản tại các nước thế giới thứ ba. Trong điện tín số 831 ngày 3/2/1947 gửi cho Đại sứ quán Mỹ tại Paris, bộ trưởng Ngoại giao Mỹ George Marshall nhận định "chúng ta không thấy có lợi ích gì trong việc nền cai trị đế quốc thực dân lại được thay thế bởi nền triết lý và các tổ chức chính trị bắt nguồn từ Kremlin và do Kremlin kiểm soát". Chính phủ Mỹ đưa ra Thuyết domino, theo đó Mỹ tin rằng nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ bị đe dọa. Bởi vậy, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh (chỉ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), một tổ chức/chính quyền họ cho là có liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Tháng 5-1949, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson, dù chẳng có chứng cớ nào về các mối liên lạc giữa Hồ Chí Minh với Kremlin, đã chỉ thị cho đại diện Mỹ tại Hà Nội cảnh báo những người quốc gia Việt Nam có ý định liên minh với Việt Minh, bằng những lời lẽ sau đây: "Qua hiểu biết về quá trình đào tạo của ông Hồ, không thể có nhận định nào khác hơn ông Hồ là một tên Cộng sản quốc tế thực thụ vì rõ ràng ông Hồ đã không thể chối cãi được các mối liên hệ với Moscow và chủ nghĩa cộng sản quốc tế và là một người châu Á được đề cao trong báo chí quốc tế cộng sản và được họ ủng hộ. Hơn nữa Mỹ đã không hề bị xúc động bởi tính chất dân tộc chủ nghĩa của lá cờ đỏ với ngôi sao vàng."
Mỹ tuyên bố "ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á" trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện "lãnh đạo của những nhà nước mới không phải là người cộng sản", họ đặc biệt ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ các đồng minh tại Đông Nam Á để chống lại các phong trào mà họ cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị châu Á dưới chiêu bài dân tộc". Mỹ thúc giục Pháp nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, nhưng mặt khác họ không thể cắt viện trợ cho Pháp vì sẽ mất đi đồng minh trước những mối đe dọa lo lớn hơn tại châu Âu. Tóm lại, chính sách của Mỹ gồm 2 mặt không tương thích: một mặt hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh - tốt nhất là dưới sự chỉ đạo của Mỹ, mặt khác Mỹ dự kiến, người Pháp sau khi chiến thắng sẽ - "một cách cao cả" - rút khỏi Đông Dương.
Vỏ bom Mỹ tại Bảo tàng bom mìn ở tỉnh Quảng Trị - Ảnh: Reuters
Máy bay Mỹ phun chất khai quang diệt lá cây trên rừng núi Trường Sơn trong chiến tranh tại Việt Nam - Ảnh: Không lực Mỹ
Trung uý George W. Bush khi còn ở trong Vệ binh Quốc gia, tránh được tham chiến tại Việt Nam - Ảnh: Không lực Mỹ
Từ năm 1949, sau khi Nội chiến Trung Quốc kết thúc, tiếp đó là chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, khuynh hướng thân Liên Xô tại nhiều nước Ả Rập, giới chính khách Mỹ cảm thấy lo sợ về làn sóng đi theo chủ nghĩa Cộng sản tại các nước thế giới thứ ba. Trong điện tín số 831 ngày 3/2/1947 gửi cho Đại sứ quán Mỹ tại Paris, bộ trưởng Ngoại giao Mỹ George Marshall nhận định "chúng ta không thấy có lợi ích gì trong việc nền cai trị đế quốc thực dân lại được thay thế bởi nền triết lý và các tổ chức chính trị bắt nguồn từ Kremlin và do Kremlin kiểm soát". Chính phủ Mỹ đưa ra Thuyết domino, theo đó Mỹ tin rằng nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ bị đe dọa. Bởi vậy, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh (chỉ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), một tổ chức/chính quyền họ cho là có liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Tháng 5-1949, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson, dù chẳng có chứng cớ nào về các mối liên lạc giữa Hồ Chí Minh với Kremlin, đã chỉ thị cho đại diện Mỹ tại Hà Nội cảnh báo những người quốc gia Việt Nam có ý định liên minh với Việt Minh, bằng những lời lẽ sau đây: "Qua hiểu biết về quá trình đào tạo của ông Hồ, không thể có nhận định nào khác hơn ông Hồ là một tên Cộng sản quốc tế thực thụ vì rõ ràng ông Hồ đã không thể chối cãi được các mối liên hệ với Moscow và chủ nghĩa cộng sản quốc tế và là một người châu Á được đề cao trong báo chí quốc tế cộng sản và được họ ủng hộ. Hơn nữa Mỹ đã không hề bị xúc động bởi tính chất dân tộc chủ nghĩa của lá cờ đỏ với ngôi sao vàng."
Mỹ tuyên bố "ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á" trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện "lãnh đạo của những nhà nước mới không phải là người cộng sản", họ đặc biệt ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ các đồng minh tại Đông Nam Á để chống lại các phong trào mà họ cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị châu Á dưới chiêu bài dân tộc". Mỹ thúc giục Pháp nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, nhưng mặt khác họ không thể cắt viện trợ cho Pháp vì sẽ mất đi đồng minh trước những mối đe dọa lo lớn hơn tại châu Âu. Tóm lại, chính sách của Mỹ gồm 2 mặt không tương thích: một mặt hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh - tốt nhất là dưới sự chỉ đạo của Mỹ, mặt khác Mỹ dự kiến, người Pháp sau khi chiến thắng sẽ - "một cách cao cả" - rút khỏi Đông Dương.
Vỏ bom Mỹ tại Bảo tàng bom mìn ở tỉnh Quảng Trị - Ảnh: Reuters
Máy bay Mỹ phun chất khai quang diệt lá cây trên rừng núi Trường Sơn trong chiến tranh tại Việt Nam - Ảnh: Không lực Mỹ
Trung uý George W. Bush khi còn ở trong Vệ binh Quốc gia, tránh được tham chiến tại Việt Nam - Ảnh: Không lực Mỹ
Bắt
đầu từ đó, đế quốc Mỹ tích cực hoạt động theo hướng tạo ra một chính
phủ đối lập với chính phủ Hồ Chí Minh. Những chuyến đi công cán ngoại
giao của Uyliam Bulít, cựu Đại sứ Mỹ tại Pháp, cố vấn tối cao của tổng
thống Mỹ khi đó là Truman, đã chứng minh cho nhận định trên.
Theo Félix Green, mục tiêu của Mỹ không phải chỉ có Việt Nam và Đông Dương, mà là toàn bộ vùng Đông Nam Á. Vì đây là "một trong những khu vực giàu có nhất thế giới, đã mở ra cho kẻ nào thắng trận ở Đông Dương. Đó là lý do giải thích vì sao Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề Việt Nam... Đối với Mỹ đó là một khu vực phải nắm lấy bằng bất kỳ giá nào". Một số khác cho rằng mục tiêu cơ bản và lâu dài của Mỹ là muốn bảo vệ sự tồn tại của các chính phủ thân Mỹ tại Đông Nam Á, không chỉ nhằm làm "tiền đồn chống Chủ nghĩa Cộng sản", mà qua đó còn duy trì ảnh hưởng lâu dài của "Quyền lực tư bản" Mỹ lên thị trường vùng Đông Nam Á.
Theo Félix Green, mục tiêu của Mỹ không phải chỉ có Việt Nam và Đông Dương, mà là toàn bộ vùng Đông Nam Á. Vì đây là "một trong những khu vực giàu có nhất thế giới, đã mở ra cho kẻ nào thắng trận ở Đông Dương. Đó là lý do giải thích vì sao Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề Việt Nam... Đối với Mỹ đó là một khu vực phải nắm lấy bằng bất kỳ giá nào". Một số khác cho rằng mục tiêu cơ bản và lâu dài của Mỹ là muốn bảo vệ sự tồn tại của các chính phủ thân Mỹ tại Đông Nam Á, không chỉ nhằm làm "tiền đồn chống Chủ nghĩa Cộng sản", mà qua đó còn duy trì ảnh hưởng lâu dài của "Quyền lực tư bản" Mỹ lên thị trường vùng Đông Nam Á.
Trước hết, Mỹ muốn Đông Dương là một vùng tự trị, không chịu ảnh hưởng cộng sản mà liên kết với phương Tây, trước hết là Pháp.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét