TT&HĐ III - 32/u
“Đấu tố” chiến dịch diệt chủng trong Cải cách ruộng đất
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều
vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
-Albert Einstein
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy
cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu
Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng
để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
“Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!”
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Để phù hợp với “nguyện vọng” của Mỹ, Pháp đã vực dậy ông vua cuối cùng của triều Nguyễn và “đã chết” là Bảo Đại làm con bài. Sợ Bảo Đại, kẻ nhu nhược, bốc đồng và trác táng có thể quan hệ bí mật với chính phủ Hồ Chí Minh, Pháp đưa ra phương án giải tán “nước Nam Kỳ tự trị” để thành lập một chính quyền Việt Nam “tự trị” do Pháp đỡ đầu về quốc phòng và ngoại giao (thực chất thì cũng như chính sách bảo hộ hồi thế kỷ XIX). Vài “chính khách” Việt Nam do Pháp nặn ra, kéo đến Hồng Công thuyết phục Bảo Đại và ngày 7-12-1947, tại Vịnh Hạ Long, ký thỏa thuận với Pháp. Theo đó Pháp “cho” Việt Nam độc lập nhưng kiểm soát quân đội, tài chính và ngoại giao. Ngày 8-3-1949, Bảo Đại ký thỏa ước của thỏa thuận vịnh Hạ Long: Pháp “giữ hộ” Việt Nam vấn đề quốc phòng, tài chính, ngoại giao.
Năm 1946, ngày 25-5, Tại Sài Gòn, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ là luật sư Béziat gửi cho Cao Ủy Pháp
một bức thư chính thức xin thành lập
một chính phủ lâm thời của nước Cọng Hòa Nam Kỳ. Ngày 27-5, Cao ủy Pháp
trả lời tạm thời chấp thuận việc thành lập chính phủ đó. Tuy nhiên
cũng lưu ý rằng “Nam Kỳ là một mãnh đất thuộc di sản Quốc gia Pháp” cho nên cần phải được Quốc hội Pháp thông qua (Hsltr/Quốc gia Pháp).
*( Nam Kỳ là đất bị quân Pháp đánh chiếm
rồi bắt vua Tự Đức phải bán cho họ vào năm 1874 với giá do họ ấn định.
Từ đó nước Việt Nam có hai nước là nước An Nam của nhà Nguyễn và nước
Nam Kỳ của Pháp. Tháng 3 năm 1945 Nhật chiếm Nam Kỳ của Pháp rồi tháng 6
năm 1945 giao lại cho Bảo Đại, nhập trở lại nước Việt Nam. Giờ đây
Pháp thành lập nước Nam Kỳ tự trị để tách ra Nam Kỳ khỏi Việt Nam như
trước.
Năm 1950, sau khi đánh bật được tập đoàn cờ bạc Ma Cao, thế lực của Bảo Đại đã hoàn toàn độc chiếm trung tâm cờ bạc Đại Thế Giới ở Sài Gòn.
Năm
1950, Truman chủ trương không chỉ “giữ chân” cộng sản ở Châu Âu mà còn
phải tích cực ngăn chặn cộng sản ở Châu Á. Ngay lập tức, Dean Rush thông
báo: “Các tài nguyên của Mỹ phải được triển khai để ngăn Cộng sản chiếm
Đông Dương và Đông nam Á”. Đến đây, Mỹ đã tỏ ra quyết tâm giữ Đông
Dương hơn cả Pháp.
(Nhưng
tại sao đế quốc Mỹ nói riêng và cả thế giới tư bản nói chung lại căm
ghét, lo lắng và chống cộng điên cuồng như vậy? Nguyên nhân là, những
người theo chủ nghĩa Cộng sản cho rằng muốn xây dựng một xã hội tươi
đẹp, không còn cảnh người bóc lột người thì phải làm cuộc cách mạng vô
sản và mục tiêu của cuộc cách mạng ấy là đập tan chính quyền tư sản, xóa
bỏ triệt để chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Mục tiêu đó của cuộc
cách mạng vô sản rõ ràng là cực đoan, duy ý chí và mù quáng bởi vì chỉ
có thể cố gắng cải tạo mặt trái xấu xa của nhân tính, cái tàn dư tàn
bạo, độc ác của xã hội phong kiến, chứ không thể tiêu diệt được một
phương thức kinh tế - xã hội xuất hiện một cách tự nhiên theo trình độ
của tiến trình xã hội phù hợp với đạo lý. Hay có thể nói, trong thời đại
ngày nay, hành động xóa bỏ nền sản xuất tư bản là trái đạo lý tự nhiên. Loài
người tồn tại được là vừa nhờ có những con người độc lập, tự do, vừa chịu sự ràng buộc. Độc lập, tự
do tương đối là điều kiện cho con người tồn tại và phát triển. Dù là nô lệ đi chăng nữa thì
cũng không thể mất hết độc lập, tự do nếu còn tồn tại. Độc lập, tự do
làm xuất hiện ý chí sáng tạo ở mỗi con người và khi tư hữu (về tư liệu sản xuất)
vẫn còn là quyền lợi thì không thể xóa bỏ được ý chí tư hữu.
Tiếp theo, nguyên nhân để cách mạng vô sản đề ra cái mục tiêu ấy của nó chính là quan niệm thiếu biện chứng của học thuyết Mác về sự phân tầng xã hội dưới luận đề “Giai cấp và đấu tranh giai cấp”. Sự phân tầng xã hội là hiện tượng có thực và nó luôn vận động, chuyển hóa, biến đổi theo điều kiện, hoàn cảnh cũng luôn biến đổi trong từng thời gian, từng giai đoạn vận động xã hội. Chúng ta quan niệm rằng chỉ khi hai tầng lớp dân cư xã hội do có hiện tượng bóc lột mà phát sinh mâu thuẫn gay gắt, đối kháng nhau về mưu cầu sống còn thì lúc đó mới được gọi là phân tầng giai cấp và như thế trong xã hội, nếu xuất hiện giai cấp thì chỉ có thể là hai giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, mà biểu hiện phổ biến để phân biệt giữa hai giai cấp ấy là hữu sản - vô sản, là giàu - nghèo, tạm thời có quyền lực - không có quyền lực… Vậy thì bản thân những biểu hiện tương phản hữu sản - vô sản, giàu - nghèo chưa hẳn là thực sự phân tầng giai cấp.
Theo
Mác thì: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn
phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”. Đó là câu nói theo ý kiến
chúng ta là vừa đúng vừa không đúng và nếu bỏ “của sản xuất” đi thì đúng
hơn.
Theo
Lê Nin định nghĩa thì đấu tranh giai cấp là “Cuộc đấu tranh của quần
chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền,
đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những công nhân
làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp
tư sản”. Định nghĩa như vậy là chưa rõ ràng và dễ gây ngộ nhận. Cách
định nghĩa sau đây trong giáo trình “Triết học Mác - Lê Nin” (NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004) là đúng hơn:
“Thực
chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về
mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai
cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc
lột”.
Theo
chúng ta, cách mạng vô sản là cuộc đi đòi lại quyền lợi chính đáng của
quần chúng đã bị giai cấp thống trị chiếm đoạt một cách không chính
đáng, xóa bỏ chính quyền đã trở nên phản động, tàn bạo để xây dựng một
chính quyền mới do dân và vì dân.
Karl Marx, triết gia cho rằng đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà tiêu biểu là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bùng lên mạnh mẽ. Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân lao động chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
HẬU QUẢ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP:
Karl Marx, triết gia cho rằng đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà tiêu biểu là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bùng lên mạnh mẽ. Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân lao động chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
HẬU QUẢ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP:
Cuối
cùng, cách hiểu máy móc, thiếu biện chứng về sự phân tầng xã hội của
chủ nghĩa Mác dẫn đến mục tiêu có phần cực đoan, thái quá của cách mạng
vô sản, là có nguyên nhân từ thực tại xã hội đương thời đó, có thể là
phù hợp với thời đại hình thành hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa, khi mà tích lũy tư bản là một quá trình chất chồng tội ác, tràn
ngập máu và nước mắt, khi mà mặt trái tàn bạo của nhân tính nổi trội đến
mức gắn liền thành như bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Ngày
nay, loài người đã sáng tỏ được nhiều điều. Các chế độ xã hội, dù có
mang nhãn mác nào đi chăng nữa, dù hình thức có khác nhau thế nào chăng
nữa thì cũng không thể bài trừ nhau, do đó xử sự tốt nhất là thay cho
đối đầu, nên đối thoại và chung sống hòa bình, hướng sự xâu xé nhau
trong nội bộ giống loài ra “bên ngoài”: Đồng lòng đi cải biến tự nhiên
vì quyền lợi sống còn của chung loài người.
Đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi sự xâm lăng, ách
đô hộ của thực dân - đế quốc và đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị
chống lại giai cấp thống trị là hai cuộc đấu tranh khác nhau nhưng tương
tự nhau. Xét trên khía cạnh phụng sự Đức Huyền Diệu, đảm bảo sự tồn tại
của loài người thì hai cuộc đấu tranh đó có mục đích như nhau và không
phải là đi tiêu diệt tư hữu.)***
Cuối tháng 1-1950, khi thực dân Pháp hợp pháp hóa chính quyền Bảo Đại thì lập tức ngày 7-2-1950, Mỹ liền công nhận chính phủ bù nhìn đó để nhằm hợp thức hóa việc viện trợ quân sự cho bọn tay sai không qua tay Pháp. Ngày 7-9-1951, “Hội nghị hợp tác kinh tế” giữa Mỹ và chính quyền bù nhìn Việt Nam đã đi đến ký kết văn bản qui định việc Mỹ sẽ viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt gian. Từ đó viện trợ Mỹ không ngừng tăng: nếu như năm 1950 - 1951 Mỹ chi 13% cho tổng chi phí chiến tranh thì năm 1952 lên 38%, năm 1953 lên 45%; năm 1954 lên 80%. Viện trợ này thực chất cũng là cho Pháp. Ngay từ 29-6-1950, 8 chiếc C-47 đã bắt đầu chở hàng viện trợ đến Đông Dương và sau 4 năm, Mỹ đã viện trợ cho cuộc chiến tranh của Pháp và tay sai trên dưới 3 tỷ đô la.
Trước
nguy cơ Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ dẫn đến thua trận trong cuộc
chiến tranh Đông Dương, tổng thống Mỹ lúc đó là Aixenhao đã xin quốc hội
Mỹ cho toàn quyền hành động, trong đó có việc sử dụng từ 1 đến 6 quả
bom nguyên tử, theo kế hoạch của Đalét.
Sự
cay cú và hoảng sợ trước nỗi ám ảnh cộng sản bành trướng đã làm cho
chính phủ tư sản Mỹ định giở trò côn đồ, độc ác. Sự dự tính dùng bom
nguyên tử chống lại một dân tộc nhỏ bé đi đòi quyền tự quyết của mình và
chưa từng hiềm khích trực tiếp đã bộc lộ ra cái nhân tính tàn bạo, tiểu
nhân của những nhà lãnh đạo chóp bu cái cường quốc được cho là số 1 thế
giới và tự nhận là tự do dân chủ nhất thế giới. Về vấn đề “răn đe”
nguyên tử này, đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên tổng tư lệnh Quân đội
nhân dân Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn của nhà báo Cuba là
Angulo (đăng trên tạp chí Bôhêmia (Cuba) số tháng 1-6 năm 1984), đã thổ
lộ:
“Oasinhtơn
đề nghị cung cấp cho Pari bom nguyên tử chiến thuật để đánh vào quân
đội Việt Nam đang bao vây Điện Biên Phủ. Chúng tôi nhận được tin là hai
chính phủ đã bàn bạc khả năng dùng vũ khí nguyên tử chống lực lượng của
chúng tôi. Nhưng chúng tôi nhận thấy không có nhiều khả năng là loại vũ
khí đó được sử dụng. Một mặt, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ rơi
vào thế phòng thủ và chỉ củng cố được những vị trí sẵn có. Mặt khác,
Quân đội nhân dân Việt Nam không kiểm soát các thành phố lớn, mà rải rác
trong một hậu phương bao la và các đơn vị tác chiến ở Điện Biên Phủ
ngày một tiến sát quân thù.
Con
bài vũ khí nguyên tử không dễ dàng, nhưng mặc dù vậy chúng tôi vẫn chỉ
thị cho các đơn vị của chúng tôi sẵn sàng chống lại sự nhiễm xạ bằng mọi
biện pháp sẵn có. Cho dù có dùng vũ khí này, họ (tức là Mỹ - Pháp) cũng
sẽ không đạt được gì hết”.
Thực
tế cho thấy dù thực dân Pháp tán thành nhưng cho đến cuối tháng 4-1954,
kế hoạch sử dụng bom nguyên tử - còn gọi là kế hoạch Vơtua (Vantour),
đã không được thực hiện.
Là
một thành viên tham gia Hội nghị Giơnevơ nhưng đế quốc Mỹ đã không chịu
ký vào bản tuyên ngôn chung vì đang ôm ấp những mưu đồ chống cộng điên
cuồng ở Đông Dương. Mỹ đã ngang nhiên lập ra khối Đông - Nam Á (SEATO),
đặt miền Nam - Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này, ráo riết hất cẳng
Pháp để trực tiếp can thiệp vào Đông Dương.
Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Geneve, Quốc gia Việt Nam cùng Pháp tập kết về vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam.
Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Geneve, Quốc gia Việt Nam cùng Pháp tập kết về vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam.
Phi cơ - "siêu pháo đài" B-29 (ảnh: olive-drab.com) |
Ngày
10-8-1954, Mỹ điều đô đốc Xabin ra Hà Nội trực tiếp điều hành kế hoạch
tuyên truyền, cưỡng ép đồng bào di cư. Từ tháng 6-1954, Mỹ đã tổ chức
một cơ quan huấn luyện biệt kích, gián điệp núp dưới cái tên “Phái đoàn
quân sự Sài Gòn” (S.M.M), đóng trụ sở tại Hà Nội. Sự kiện nổ mìn phá sập
Chùa Một Cột ngày 10-9-1954 là có sự nhúng tay của tổ chức này.
Theo kế hoạch, quân Pháp sẽ rút dần sau hai năm và Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. Không thể chấp nhận việc Hồ Chí Minh sẽ thắng cử và lập chính phủ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra nhằm chia cắt Việt Nam vĩnh viễn thành 2 quốc gia. Hoa Kỳ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng dân chủ hay không.
Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do tướng Edward Lansdale (sĩ quan cao cấp của Tình báo Mỹ và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953) đã huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối". Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1/1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho Quốc gia Việt Nam.
Theo kế hoạch, quân Pháp sẽ rút dần sau hai năm và Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. Không thể chấp nhận việc Hồ Chí Minh sẽ thắng cử và lập chính phủ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra nhằm chia cắt Việt Nam vĩnh viễn thành 2 quốc gia. Hoa Kỳ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng dân chủ hay không.
Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do tướng Edward Lansdale (sĩ quan cao cấp của Tình báo Mỹ và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953) đã huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối". Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1/1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho Quốc gia Việt Nam.
Trong những năm 1954-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla giúp trang bị cho
các lực lượng thường trực Quốc gia Việt Nam, gồm 170.000 quân và lực
lượng cảnh sát 75.000 quân; 80% ngân sách quân sự của Quốc gia Việt Nam
là do Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ
khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ
này giúp Quốc gia Việt Nam đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội
khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam dần thay thế
chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.
Đến lúc này lại xảy ra mâu thuẫn giữa Thủ tướng Ngô Đình Diệm với Quốc trưởng Bảo Đại (nguyên là Hoàng đế nhà Nguyễn). Năm 1955, nhờ gian lận trong một cuộc trưng cầu dân ý (mà các tài liệu ngày nay của chính phủ Việt Nam thường gọi là "trò hề trưng cầu dân ý"), thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, ngày ban hành Hiến pháp 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ Nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam.
Đến lúc này lại xảy ra mâu thuẫn giữa Thủ tướng Ngô Đình Diệm với Quốc trưởng Bảo Đại (nguyên là Hoàng đế nhà Nguyễn). Năm 1955, nhờ gian lận trong một cuộc trưng cầu dân ý (mà các tài liệu ngày nay của chính phủ Việt Nam thường gọi là "trò hề trưng cầu dân ý"), thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, ngày ban hành Hiến pháp 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ Nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam.
Bằng
việc đưa Ngô Đình Diệm từ Mỹ về thay thế ông vua Bảo Đại khét tiếng ăn
chơi và hoàn toàn ngớ ngẩn về chính trị, Đế quốc Mỹ đã chính thức chấm
dứt sự dính líu của Pháp ở Đông Dương. Đó cũng chính là sự “bàn giao
lịch sử” giữa chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trên đất
nước Việt Nam.
Vậy Ngô Đình Diệm là ai?
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét