TT&HĐ III - 32/n
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
-Albert Einstein
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Trả lời nhà báo Mỹ Harold Issacs (tháng 3/1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn đối thoại sau:
"Hỏi:
Các báo chí Mỹ thường nói rằng: Việt Nam có thể trở nên một nước chư
hầu của Nga. Họ lại nói: Việt Nam là cộng sản hoặc là do cộng sản chi
phối. Theo ý Cụ thì thế nào?
Trả lời: Đó là tuyên truyền láo của thực dân.
Chính phủ Việt Nam gồm có đại biểu các đảng phái, như tôn giáo, dân
chủ, xã hội, mác xít. Có nhiều Bộ trưởng không vào đảng phái nào. Lại có
một vị hoàng tộc. Sao gọi được là cộng sản chi phối. Hỏi: Cụ có sợ Việt Nam trở thành một nước chư hầu của nước nào không? Trả lời: Không, tôi không sợ. Hỏi: Chính sách của Mỹ ở Á Châu là thế nào? Trả lời: Chỉ đứng về phía Việt Nam mà nói, thì chúng tôi tiếc rằng Mỹ đã tiếp tế khí giới cho Pháp giết hại người chúng tôi, phá phách xứ sở chúng tôi." |
Hình ảnh du kích quân trong tranh Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An
Đầu năm 1947, D'Argenlieu bị triệu hồi về nước do bị người Việt Nam và
các đảng phái cánh tả Pháp căm ghét. Trước áp lực của các đảng phái cánh
tả Pháp như Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xã hội Pháp, Thủ tướng Ramadier -
một đại biểu xã hội chủ nghĩa, thông báo rằng chính phủ của ông ủng hộ
nền độc lập và thống nhất cho Việt Nam: "Độc lập trong Liên hiệp Pháp [và] liên minh của ba nước An Nam, nếu người dân An Nam mong muốn nó"
và Pháp sẵn sàng đàm phán hòa giải "với những đại diện chân chính của
Việt Nam". Theo sử gia William Duiker,
đây là việc né tránh vấn đề điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh. Thực
chất mục đích của Pháp là tìm cách xây dựng một chính quyền bản xứ người
Việt để làm đối trọng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và để thuyết phục
Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự để Pháp có thể tiếp tục đứng chân tại
Đông Dương
Ngay sau đó, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp
quyết định sẽ ủng hộ Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt
Nam. Tháng 5/1947, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp cử phái đoàn
đến Hồng Kông gặp Bảo Đại để thuyết phục ông này thành lập một Chính phủ
Trung ương và đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam.
Ngày 7 tháng 12 năm 1947, Bảo Đại và Pháp ký Hiệp định vịnh Hạ Long,
trong đó Pháp cam kết mập mờ về nền độc lập dân tộc của Việt Nam. Những
chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp và Ngô Đình
Diệm đã chỉ trích hiệp định này là kém quá xa so với một nền độc lập
thực sự. Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại và Bollaert ký Hiệp định Vịnh
Hạ Long thứ hai, Pháp "long trọng công nhận độc lập" của Việt Nam. Tuy
nhiên, chính phủ Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát quan hệ ngoại giao và quốc
phòng, đồng thời trì hoãn việc chuyển các giao chức năng khác của chính
quyền sang những cuộc đàm phán trong tương lai.
-
- "Hồ Chí Minh đã có khả năng chống cự lại với sự can thiệp của Pháp lâu đến như thế, chính là vì nhà lãnh đạo Việt Minh đã biết tập hợp chung quanh mình một nhóm những người thực sự có năng lực… Ngược lại, Bảo Đại đã có một chính phủ gồm độ 20 đại biểu của toàn các đảng phái ma, trong số đó đảng mạnh nhất cũng khó mà đếm được 25 đảng viên".
Kỳ thực Pháp coi giải pháp Bảo Đại chỉ là do tình thế thúc ép, họ không tin tưởng và tôn trọng chính phủ này. Năm 1949, Tổng tham mưu trưởng lục quân Pháp, đại tướng Revers sau chuyến khảo sát tình hình Đông Dương đã có bản tường trình mật trong đó viết: "Vấn đề điều đình với Việt Nam thì tìm những người quốc gia chống cộng để điều đình. Giải pháp Bảo đại chỉ là một giải pháp thí nghiệm, nhưng chế độ Bảo Đại là một chế độ ung thối với sự tham nhũng, buôn lậu đồng bạc, buôn lậu giấy phép nhập cảng, những khu chứa cờ bạc đĩ điếm..." (Trung tâm du hí Đại thế Giới ở Chợ Lớn được chính phủ Bảo Đại cho phép công khai sòng bạc và chứa mại dâm để kiếm chác).
Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn chủ trương và kế hoạch
tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954, tháng 9/1953
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung đoàn trưởng Thái Dũng, Tiểu đoàn trưởng Dũng Mã đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch Biên giới. |
Tháng 10/1951, nghị sĩ John F. Kennedy - về sau trở thành Tổng thống Mỹ - đã đến Việt Nam để khảo sát. Lúc đó, Mỹ đã tài trợ một cách hào phóng cho chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương, nhưng Kennedy tự hỏi: tại sao viện trợ Mỹ vẫn không thể giúp Pháp chiến thắng? Ông đã hỏi tướng De Lattre, Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương rằng: “Tại sao ông có thể trông mong người Việt Nam (Quốc gia Việt Nam) chiến đấu (chống lại Việt Minh) để duy trì nước họ như một bộ phận của Pháp?". Về lại Mỹ, Kennedy phát biểu ngày 15/11/1951 trên đài phát thanh:
-
- “Các xứ Đông Dương là những chính phủ bù nhìn, những lãnh địa của các ông hoàng (chỉ cựu hoàng Bảo Đại và các quốc vương Lào và Campuchia) thuộc Pháp với tài nguyên to lớn nhưng là những ví dụ điển hình của đế quốc và thực dân mà người ta có thể thấy bất kỳ nơi đâu… Ở Đông Dương, chúng ta [Mỹ] đang liên kết với nỗ lực tuyệt vọng của một đế chế Pháp muốn bám lấy những mảnh còn lại của đế quốc”. Kết quả là (chúng ta) không có sự ủng hộ sâu rộng của nhân dân Việt Nam đối với chính phủ bản xứ (tức chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại)”
Khi trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo (Trung Hoa Dân Quốc) ngày 3/4/1949, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời câu hỏi về hiệp định Elysée như sau:
-
- "Đối với dân Việt Nam, đó chỉ là một tờ giấy lộn. Thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy chẳng lừa bịp được ai. Ngay nhân dân Pháp và dư luận thế giới cũng đã hiểu rõ và tố cáo điều đó. Lúc nào quân đội thực dân Pháp hoàn toàn rút khỏi đất nước Việt Nam, thì mới có thống nhất và độc lập... Vĩnh Thụy trở về với 10.000 viễn binh Pháp, để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thụy cam tâm bán nước, đó là sự thực... Pháp luật Việt Nam tuy khoan hồng với những người biết cải tà quy chính nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân. Quân và dân Việt Nam quyết tâm đánh tan tất cả âm mưu của thực dân, quyết kháng chiến để tranh cho kỳ được độc lập và thống nhất thật sự.".
Trong năm 1950, Kháng chiến chống Pháp có sự thay đổi quan trọng, chuyển sang một giai đoạn mới.
Về phía Pháp, chiến tranh đã vào thế sa lầy tuy họ đã dùng đến 40-45% ngân sách quân sự và 10% ngân sách quốc gia. Với sự nổ ra của Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950, Mỹ thay đổi thái độ về cuộc xâm lược của Pháp tại Đông Dương, coi Triều Tiên và Việt Nam là hai chiến trường phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc chiến của phương Tây chống lại chủ nghĩa cộng sản. Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tuyên bố sẽ viện trợ quân sự trực tiếp cho các nỗ lực của quân Pháp tại Đông Dương.
Trước năm 1950, Việt Minh vẫn giữ đường lối cân bằng trong quan hệ quốc tế. Năm 1948, Đảng Cộng sản Đông Dương lúc này đang hoạt động bí mật dưới danh nghĩa Việt Minh nhắc nhở các cấp uỷ không viết bài công kích Hoa Kỳ trong các tài liệu tuyên truyền và duy trì đường lối trung lập. Ngày 18/1/1950, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các lãnh đạo Trung Quốc đã thuyết phục Stalin công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xua tan nghi ngờ của Stalin về tính chất hai mặt của Hồ Chí Minh khi hợp tác với tình báo Mỹ và giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 30/1/1950, Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đồng ý viện trợ vũ khí cho họ chống Pháp.
Cùng ngày, Đảng ban hành một chỉ thị bí mật cho phép thể hiện xu hướng chống Mỹ trên các tài liệu tuyên truyền chính thức. Tháng 4 năm 1950, tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, Trường Chinh, khẳng định Việt Nam, cũng giống như Trung Quốc, đã lựa chọn phong trào cộng sản chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Stalin đồng thời loại bỏ tư tưởng trung lập theo kiểu Tito.
Ngày 20/7/1950, khi trả lời cuộc phỏng vấn với đại diện Đảng Cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh phát biểu công khai lên án chủ nghĩa đế quốc của Mỹ và sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề nội bộ Việt Nam. Hồ Chí Minh tuyên bố hành động viện trợ vũ khí cho Pháp mà Mỹ đang thực hiện là sự phản dân chủ và tương tự như một cuộc xâm lăng. Trong chuyến đi tới Moscow, Hồ Chí Minh hết lời ca ngợi Stalin và chủ nghĩa Stalin, thậm chí ông còn sáng tác một bài thơ ca ngợi Stalin.
Để lấy lại thế chủ động, Pháp thực hiện tăng cường hệ thống phòng ngự đường số 4, khoá biên giới Việt-Trung: cô lập căn cứ địa Việt Minh với bên ngoài, thiết lập hành lang Đông-Tây, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Bắc bộ, chuẩn bị lực lượng để tấn công Việt Bắc lần 2 để tiêu diệt đầu não Việt Minh.
Về phía Việt Minh, Bộ chỉ huy Việt Minh nhận định đúng ý đồ của Pháp nên nhanh chóng vạch kế hoạch chủ động tấn công để mở cửa biên giới, khai thông bàn đạp để nhận viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa. Theo chủ trương này, đầu tháng 7 năm 1950, Bộ Tổng tư lệnh Việt Minh quyết định chọn hướng chiến dịch là Cao Bằng – Lạng Sơn.
Chiến dịch Biên giới bắt đầu ngày 16 tháng 9 năm 1950, diễn ra trong ba đợt. Đợt 1, ngày 16 tháng 9, Việt Minh tiến hành đánh công kiên quy mô tương đối lớn, có hiệp đồng giữa các binh chủng tấn công cứ điểm Đông Khê nhằm cô lập Cao Bằng, và đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ dù quân Pháp đã huy động cả không quân yểm trợ. Sự kiện này làm mất một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ đường số 4 của Pháp. Sang đợt hai, quân Pháp quyết định rút khỏi Cao Bằng, đồng thời thực hiện cuộc "hành quân kép", gửi tiếp viện từ Lạng Sơn qua Thất Khê nhằm tái chiếm Đông Khê. Việt Minh đã bố trí thế trận phục kích, bao vây sau đó lần lượt tiêu diệt cả hai cánh quân Pháp từ Thất Khê lên lẫn từ Cao Bằng rút về. Qua đợt ba, Việt Minh tiến hành truy kích quân Pháp rút chạy đồng thời liên tục quấy rối, không cho họ chuyển quân tiếp viện cho mặt trận Cao-Bắc-Lạng.
Dưới sự uy hiếp của quân Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, đến ngày 22 tháng 10 năm 1950, quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Lập, Lạng Sơn... Đến ngày 17 tháng 10, sau khi đã đạt được toàn bộ các mục tiêu đề ra, Việt Minh chủ động kết thúc chiến dịch.
Cuối năm 1952, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở Chiến dịch tiến công Tây Bắc giải phóng thị xã và hầu hết Sơn La cùng các khu vực Nghĩa Lộ, Yên Bái (2 huyện), Lai Châu (4 huyện). Cuộc tấn công vào Phú Thọ để cứu vãn tình thế của Salan thất bại. Salan liền cho củng cố Nà Sản, xây dựng vị trí này như một "con nhím" xù lông để chặn bước tiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đại đoàn 304 truy kích địch trên đường số 6 trong Chiến dịch Hòa Bình, tháng 2/1952
Mùa xuân năm 1953, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức một lực lượng lớn tiến công quân Pháp ở Lào, với sự hỗ trợ của Quân đội Chính phủ Souphanouvong. Do hậu cần quá xa nên Quân đội Nhân dân Việt Nam không tiến công quân Pháp ở Cánh đồng Chum. Đây được coi là thành công lớn của Pháp.
Đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cõi, đến năm 1959 ông Hiếu trở về quê hương thì mẹ đã qua đời vì quá thương nhớ con vì nghĩ con không còn sống. Năm 1960, ông Hiếu cưới vợ là cô dân quân 20 tuổi Trịnh Thị Cống, người cùng xã và sinh được 5 người con. Đến năm 1966, ông tham gia sư đoàn 338, tiếp tục tham gia chống Mỹ ở chiến trường B cho đến tận năm 1974 mới ra quân, về làng với quân hàm trung úy, mang trong mình thương tật hạng 2/4 và 24 năm tuổi quân.
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét